Hôm 12/5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo 2020 về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, trong đó có nhiều nội dung không đúng sự thật về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, phản ánh sai lệch về vấn đề tôn giáo ở nước ta, phần nhiều thông tin sai lệch này xuất phát từ Phúc trình 2021 về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) được công bố trước đó.
Đầu tiên là nhận định về một số đối tượng lợi dụng quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cho rằng “Một số nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm không yêu cầu được công nhận hoặc không được chính thức công nhận cho biết họ bị các hình thức quấy rối khác nhau của chính quyền - bao gồm cả tấn công thể chất, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại và thu giữ tài sản”. Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo và hoạt động theo pháp luật là quy định ở tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, chẳng có thứ tôn giáo nào lại hoạt động ngoài vòng pháp luật cả. Chính vì vậy, những kẻ được Bộ Ngọa giao Hoa Kỳ gọi là chức sắc tôn giáo này chỉ là hư danh, chưa đăng ký tôn giáo hoặc có hoạt động vi phạm pháp luật nên bị hạn chế một số quyền cũng như có thể bị bắt giữ và xử lý. Gắn cái mác tôn giáo không có nghĩa là được coi thường pháp luật Việt Nam.
Nhận định về vấn đề tự do đi lại của những đối tượng mà báo cáo hướng đến, chẳng hạn như chức sắc của một số tôn giáo hoặc những kẻ mạo danh tôn giáo bị hạn chế quyền tự do đi lại: “một số nhà chức sắc tôn giáo phải đối mặt với các hạn chế đi lại ra bên ngoài, và các nhà lãnh đạo và tín đồ của một số nhóm tôn giáo cũng gặp phải những hạn chế đi lại từ phía chính quyền”. Việc hạn chế quyền tự do đi lại của một số cá nhân được pháp luật Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia quy định khá rõ ràng, chẳng hạn như Hiến pháp Việt Nam có quy định rõ ràng “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Tựu chung là về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam thì đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra nhận định không chính xác như: “Chúng tôi vẫn lo ngại về những hạn chế phổ biến về tự do tôn giáo và sự phân biệt đối xử, cũng như sự sách nhiễu”. Nhận định này tất nhiên là chủ quan, phiến diện, áp đặt suy diễn của một vài cá nhân có tư tưởng bất mãn với Việt Nam. Các đối tượng mà Việt Nam hạn chế cũng như xử lý đều là những kẻ lợi dụng quyền tự do tôn giáo để thực hiện những âm mưu cá nhân hoặc dựa vào tôn giáo mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, chính vì vậy việc xử lý theo pháp luật là điều đương nhiên.
Có thể thấy, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang dựa và những thông tin thất thiệt, không có nguồn kiểm chứng, nhiều nhận định xuất phát từ thông tin sai sự thật hay từ lời lẽ xảo quyệt của chính những kẻ chống đối, phá hoại ở Việt Nam. Nếu thực sự khảo sát ở Việt Nam thì sự thật phơi bày sẽ khác hẳn, hiện nay ở nước tư thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật, phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra nhiều nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác. Từ đó cho thấy, việc quy kết Việt Nam không có tự do tôn giáo là không tôn trọng sự thật, Việc Mỹ sử dụng bản báo cáo này để áp dụng các biện pháp trừng phạt hay đưa Việt Nam vào danh sách “Quốc Gia Cần Đặc biệt Quan Tâm về Tự Do Tôn Giáo” do Hoa ỳ đặt ra sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng đến việc duy trì sự tự do tôn giáo như hiện nay ở VIệt Nam.
Công Lý
No comments:
Post a Comment