Vừa qua ngày 19-6-2017, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) vừa đưa ra bản “Phúc trình thường niên” về tình hình nhân quyền ở gần 200 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (dài 65 trang). Bản "Phúc trình thường niên" đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai sự thật và thiếu thiện chí về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là vấn đề tự do ngôn luận, tự do Internet, cụ thể như: HRW xuyên tạc rằng "các blogger và các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam bị đe dọa và đánh đập"; liệt kê "36 vụ hành hung khác nhau từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2017"; hay "các nhà vận động dân chủ, blogger hoạt động vì nhân quyền” bị bắt bớ, bỏ tù, bị côn đồ đánh đập “chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của mình”; Việt Nam “kiểm duyệt báo chí, internet gắt gao”, bắt nhiều người “bất đồng chính kiến”, các cựu “tù nhân lương tâm”, blogger, trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) ở Nha Trang, Khánh Hòa, tháng 10/2016. Hoặc bắt Hoàng Đức Bình - người đấu tranh bảo vệ môi trường, đòi Formosa bồi thường cho người dân ở Diễn Châu, Nghệ An, tháng 5-2017....
Đây không phải lần đầu tiên HRW đưa ra "Phúc trình" xuyên tạc về tình hình "dân chủ", "nhân quyền", "tự do Internet" ở Việt Nam. Nếu chú ý danh sách những quốc gia mà HRW tập trung nói về những vi phạm về "dân chủ", "dân quyền" thì có thể nhận ra chủ yếu là các quốc gia không thuộc đồng mình, thân cận của Mỹ và phương Tây.
Những thông tin trong bản "Phúc trình" này hoàn toàn dựa vào những thông tin không chính thống, trên mạng Internet, từ những đài, báo "lề trái" nước ngoà (BBC, VOA, RFA, SBTN, Dân làm báo, Dân luận, Tin mừng cho người nghèo...) và các blog cá nhân. Bản “Phúc trình” hoàn toàn không dựa trên vào một nguồn chính thức nào của Nhà nước Việt Nam và thậm chỉ không theo bất cứ nguồn thông tin nào của các tổ chức uy tín quốc tế (UNESCO, Liên hợp quốc, IMF, Hội đồng nhân quyền, UNDP...). Từ đó có thể thấy rằng, những thông tin này không hề đáng tin và không có căn cứ.
Phải chăng HRW đang cố ý mập mờ "đánh tráo khái niệm" giữa những người viết blog chân chính, lành mạnh với những đối tượng dùng blog và các trang mạng xã hội làm phương tiện để tuyên truyền chống phá Đảng, chống Nhà nước, xâm hại đến quyền lợi của nhân dân Việt Nam? Xin thưa rằng, Việt Nam không hề đàn áp người bất đồng chính kiến hay người đấu tranh cho dân chủ. Pháp luật Việt Nam chỉ xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do, dân chủ để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, gây rối trật tự công cộng, lừa bịp người dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình là những ví dụ điển hình cho số đó).
Bên cạnh đó, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người là quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam thời gian qua đã chứng tỏ rằng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam được bảo đảm không chỉ trong luật mà còn trong thực tế (luật báo chí có hiệu lực từ 1/1/2017). Công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được quan tâm cao, kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người dân tại các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển,...
Tóm lại, có thể thấy rằng bản “Phúc trình” của HRW vừa công bố hoàn toàn không có giá trị vì nó không dựa trên cơ sở dữ liệu đúng đắn, khách quan. Mọi người cần phải cảnh giác trước những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc./.
Cowboy
No comments:
Post a Comment