2015/10/13

Hóng: BẮT QUẢ TANG VỢ NGOẠI TÌNH VỚI VỤ TRƯỞNG BỘ GTVT



[Hot ] Bắt quả tang vợ ngoại tình với Vụ Trưởng Bộ GTVT

Vợ nói dối chồng là đi công tác, chồng ở nhà đi làm rồi chăm sóc con cái. Một hôm anh chồng nghi ngờ dùng định vị GPS thì thấy vợ mình đang ở hồ tây. Khi đến nơi thì thấy 1 chiếc xe ôto đỗ ở đó, a chồng gọi điện thoại cho vợ thì vợ vẫn kêu đang đi công tác xa nhà, nhìn vào trong oto thấy có điện thoại sáng. Gõ cửa xe ôto mở cửa ra thì thật bất ngờ khi vợ mình đang ôm hôn thắm thiết người tình trong xe. Suy sụp tinh thần, a chồng khóc nấc lên thật to.

Thông tin về nhân vật trong video:


- Anh chồng đáng thương: Vũ Trọng Lâm.

Trưởng ban khai thác mặt bằng Cty tài chính công nghiệp tàu thuỷ. Đ/c: số 33 ngách 34/187 Vĩnh tuy.

- Cô vợ: người Bắc giang là phó ban tài chính Tổng công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ.

-Người tình: V.A.Minh - mới được bổ nhiệm lên làm Vụ trưởng vụ quản lý doanh nghiệp.

‪#‎Hóng‬ xem sự việc như nào.

Đắk Lắk: ĐỂ LẠI THƯ TUYỆT MỆNH TỐ CÔNG AN ÉP CUNG RỒI TỰ TỬ


Đắk Lắk: Để lại thư tuyệt mệnh tố công an ép cung rồi tự tử

(Thanh tra) - Sau khi bị Công an TP Buôn Ma Thuột mời lên làm việc, anh Huỳnh Ngọc Lợi (SN 1984, trú tại thôn 12 xã Hòa Khánh, TP Buôn Ma Thuột) đã uống thuốc cỏ tự tử và để lại thư tuyệt mệnh tố bị công an ép cung và dọa nạt.

Vợ con anh Lợi đau lòng trước cái chết của chồng. Ảnh: Quỳnh Anh

Theo ông Dương Thông (SN 1970, cậu của anh Lợi), ngày 17/5/2014, anh Lợi xảy ra ẩu đả với một người tên Việt khiến anh Lợi bị gãy sống mũi. Trong lúc đánh nhau, anh Nguyễn Công Cảnh vào can thì bị anh Lợi chém trúng cổ. Sau khi xảy ra vụ việc, gia đình anh Lợi đã bồi thường đầy đủ cho anh Cảnh.

Ngày 6/10/2015, anh Lợi nhận được điện thoại của Công an TP Buôn Ma Thuột gọi lên lấy lời khai về vụ việc. 

Sau khi từ Cơ quan Công an trở về nhà, chiều cùng ngày, gia đình phát hiện anh Lợi đã uống thuốc cỏ tự tử và để lại thư tuyệt mệnh. 

Gia đình đã tức tốc đưa anh Lợi lên cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk nhưng do quá trễ, Bệnh viện đã trả về. 

Trong chiều 6/10, gia đình tiếp tục đưa anh Lợi qua huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) điều trị thuốc Nam nhưng đến chiều 12/10, anh Lợi đã tử vong.

Ông Thông, cậu của anh Lợi cho biết về cái chết của anh Lợi. Ảnh: Quỳnh Anh

Cũng theo ông Thông, vụ đánh nhau của anh Lợi bị Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ yêu cầu Công an làm rõ để tránh bỏ lọt đối tượng tham gia. Tuy nhiên, khi anh Lợi lên Công an TP Buôn Ma Thuột, phía Công an ép cung không cho anh Lợi khai thêm tên người tham gia đánh nhau khiến anh Lợi phải tự tử. “Cháu tôi chết thật sự oan ức nên gia đình đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm sáng tỏ vụ việc”, ông Thông nói.

Nội dung thư tuyệt mệnh, anh Lợi viết: “Vào ngày 17/5/2014, tôi đã gây cho anh Nguyễn Công Cảnh. Nhưng tôi đã ăn năn hối cải và những lời khai tại Viện Kiểm sát đó là sự thật… Lời cuối cùng tôi mong chính quyền đừng bắt vợ tôi, gia đình tôi sống thật lòng lắm, bây giờ đang không có tiền cho con ăn học mà lại dính một số nợ hàng trăm triệu đồng, mà lại không có nhà ở nữa, thuê nhà ở không có chỗ đậu xe làm, và tôi chân thành van xin đừng bắt vợ tôi để vợ tôi nuôi con nhỏ”.


Nội dung thư tuyệt mệnh của anh Lợi. Ảnh: Quỳnh Anh

Ngoài ra, anh Lợi thỉnh cầu ngành Công an đừng ép cung giống như trường hợp của anh. Cụ thể, anh Lợi viết: “Đừng như anh Công an Nguyễn Việt Anh, dùng sổ tay đánh vào đầu tôi hăm dọa: Mày muốn tao đánh vào mặt mày không, mày không được rêu rao tao đánh mày. Mày tin tao lấy xe máy mày không, bắt vợ mày đi tù. Tôi quá tuyệt vọng”.

Được biết, anh Lợi và vợ là chị Ngô Thị Yến Nữ (SN 1989) có với nhau cháu Huỳnh Ngọc Gia Thịnh (SN 2011). Gia đình anh Lợi rất khó khăn, phải thuê nhà mở tiệm sửa xe máy, vợ làm thuê. Cháu Thịnh bị bệnh tim bẩm sinh.

Quỳnh Anh
Nguồn: Thanhtra

2015/10/12

NHỤC NHÃ CHO NHỮNG KẺ KHÓC MƯỚN GÀO THUÊ


KhanhKim@

Nhục nhã cho những khóc mướn, gào thuê

Đã từ lâu, nghề khóc mướn ở Việt Nam gần như biến mất bởi sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, và nhiều người đã tin rằng, không ai còn phải đi làm cái nghề bất đắc dĩ này nữa. Ấy vậy thời gian gần đây tệ khóc mướn lại đang có xu hướng tái phát ở các đám đám tang. Giả thích cho hiện tượng này, có người bảo kinh tế ngày nay phát triển “Phú quý sinh lễ nghĩa” nên tang chủ thuê người khóc mướn. Thế nhưng thực tế lại có những đám tang, mặc dù chủ nhân không mời, nhưng vẫn có những kẻ nhảy vào gào khóc, chửi bới loạn xạ - đó là những kẻ giả danh dân chủ, nhân quyền, mượn xác chết để "bày tỏ chính kiến" và chống chính quyền.

Mới nhất, bị can Đỗ Đăng Dư ở Huyện Chương Mỹ Hà Nội, bốn lần trộm cắp, bị bắt để xử lý theo pháp luật. Không may trong lúc bị tạm giam Dư bị tụi “đại bàng” cùng phòng đánh, dẫn đến chấn thương nặng cấp cứu ở Bệnh viện Bạch mai. Nhưng Do chấn thương quá nặng, xấu số thiệt phận nên Dư đã qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ. 

Đây là câu chuyện đau lòng, và xin được chia buồn cùng gia quyến. Những kẻ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết cho Đỗ Đăng Dư sẽ phải đối mặt với anh sáng của công lý và sẽ phải chịu sự phán xét của "tòa án lương tâm" suốt đời. Nhưng đau lòng hơn là đã có những kẻ khóc muốn gào thuê mang danh luật sư (thầy cãi) lại hàm hồ, hằn học, vô trách nhiệm khi tung ra những bài viết không đúng sự thật, những lời kêu gọi vô trách nhiệm để vu cáo công an thiếu nhân văn trong việc bắt giữ, điều tra về Đỗ Đăng Dư.

Điều đáng nói nữa, việc ra đi của cháu Dư, là điều sơ ý, không phải cố tình và ngoài ý muốn của cơ quan chức năng. Trong lúc tang gia đang bối rối, thì người ta lại thấy nhẵn mặt một lũ mặt chuột, tai dơi chuyên “chửi thuê, lũ khóc mướn” đến quấy dầy tang lễ.


Liếc qua một lượt và không mất thời gian, người ta có thể thấy chúng là những kẻ không máu mủ ruột già, không thân quen hàng xóm và tất nhiên đều không được mời mà cũng đến. Có thể chỉ ra vài gương mặt như thảo khấu giang hồ Trương văn Dũng, “Chuyên gia chửi bậy, nhuốm máu Chí Phèo” Trần Thị Nga, "chuyên gia đóng giai" Kim Chi…Chúng đột ngột xuất hiện, không vòng hoa chia buồn, không hương khói kính viếng hương hồn người đã khuất, nhưng thay vào đó chúng thể hiện sự thương tiếc người đã khuất bằng những băng rôn, khẩu hiệu kích động, vu cáo, bịa đặt, chống đối chính quyền, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. 

Sẽ là không quá khi nói rằng, chúng là lũ lưu manh vô cảm, vô lương tâm và đạo đức giả. Những gì chúng đang đang thể hiện đã chứng tỏ bản tính hoang dã của lũ kền kền chuyên ăn xác thối, và mục đích cuối cùng của chúng là vu cáo chính quyền nhằm kiếm ăn từ những kẻ chống lại đất nước từ hải ngoại. Nếu thực tâm có lẽ hành động của chúng đã khác mà không phải lợi dụng một đám tang hoặc phải giả danh dân chủ nhân quyền để nhỏ những giọt "nước mắt cá sấu" bên nỗi đau của người khác. Kiếm ăn như thế, làm "dân chủ" như thế không có gì khác hơn là "Nhục".

Trở lại vụ bị can Đỗ Đăng Dư bị chết, khi những thông tin còn chưa được kiểm chứng và bạch hóa, lũ khóc mướn gào thuê, trong đó có cả những luật sư, phóng viên báo chí, và những kẻ đội lốt dân oan chống nhà nước đã vội vã tung tin thất thiệt trên mạng để tạo ra sự hiểu lầm về bản chất vấn đề. 

Nhưng không may cho chúng, khi sự thật được phơi bày, bị can Đỗ Đăng Dư bị chính những kẻ giam cùng buồng đánh tới chấn thương nặng và dẫn đến tử vong, và rằng, bị can này trước đó đã trộm cắp tài sản tới 4 lần chứ không phải là lần đầu như chúng rêu rao, tru tréo.

Liệu chúng có thấy nhục vì phát ngôn không đúng sự thật, và có thấy nhục khi làm nghề khóc mướn gào thuê như thế này?


TÔI YÊU LÍNH CỨU HỎA HÀ NỘI


Cuteo@

Tin nóng nhất từ tối qua đến nay là vụ cháy khu đô thị Xa La của đại gia "Điếu Cày" với những khuôn mặt sợ hãi, nhốn nháo, và lo âu.

Chiến sỹ Đỗ Hải Nam bị ngạt khí sau khi nhường mặt nạ dưỡng khí cho một cháu bé.

Điều đặc biệt trong sự nhốn nháo, đôi khi như hỗn loạn ấy, người ta thấy những gương mặt quả cảm, chịu đựng và cả sự hi sinh của những người lính cứu hỏa Hà Nội.

Theo những thông tin từ báo chí, khi sự cố xảy ra, đã có khoảng 600 cán bộ chiến sỹ thuộc các lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cảnh sát, quân đội, y tế… đã được huy động để tham gia dập lửa và cứu hộ trong đám cháy lớn tại chung cư Xa La Hà Nội tối 11/10.

Đây là vụ cháy khá nghiêm trọng, xuất phát từ tầng hầm nhà CT4A và lan theo hệ thống ống kỹ thuật lên các tầng cao và lan sang CT4B. Cháy tầng hầm là rất phức tạp vì là nơi chứa nhiều chất cháy mạnh, tạo nhiều khói và chính lượng khói này chỉ có thể thoát ra từ các cửa hầm và đó lại là nơi duy nhất có thể tiếp cận chữa cháy. 

Tại hiện trường, người dân đã chứng kiến lực lượng cứu hỏa khẩn trương dập cháy với lối vào tầng hầm như vào cửa tử và liên tục tác nghiệp trên những chiếc thang cứu hộ 52m để giải cứu người dân.


Với cường độ lao động cao trong môi trường nguy hiểm, đã có nhiều chiến sĩ bị thương, ngạt khói phải nhập viện cấp cứu. 


Hình ảnh làm xúc động lòng người chính là hình ảnh chiến sĩ Đỗ Hải Nam đã nhường mặt nạ dưỡng khí để cứu cháu bé đang khóc trong sợ hãi trên tầng 18 và ngay sau đó chính anh đã bị ngạt khí, và được đồng đội đưa đi cấp cứu. 


Cùng lúc đó, một chiến sĩ khác cũng đã bị chấn thương nặng ở phần đầu do bị ngã thang và nhiễm khí độc trong quá trình cứu hộ ở tầng cao.


Một trong những hình ảnh đẹp khoảnh khắc ấn tượng là khuôn mặt cháy đen và nụ cười mãn nguyện của chàng cảnh sát Phạm Đức Anh. Đức Anh cho biết: "Khi mình và đồng đội vào tiếp ứng, còn rất nhiều người mắc kẹt bên trong. Họ hoảng loạn, mất tinh thần lắm. Ngoài công tác cứu người thật nhanh, anh em phải tranh thủ động viên, hướng dẫn họ thoát ra ngoài an toàn". Sau khi hỗ trợ người dân ở tầng 4, 5, 6 tiếp đất thành công, Đức Anh và đồng đội lại tiếp tục dập lửa tại tầng hầm.

"Một bức ảnh, vạn lời nói". Có lẽ đây là những hình ảnh đẹp nhất của người cảnh sát. Nụ cười trên khuôn mặt lọ lem khói độc là nụ cười rạng ngời hạnh phúc khi hàng trăm người được cứu thoát giữa biển lửa. 


Tôi yêu những người lính cứu hỏa Hà Nội.

2015/10/11

TOÀN VĂN THÔNG BÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ 12 BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI


TTXVN trân trọng giới thiệu Toàn văn Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự bế mạc Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng –TTXVN

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 5 đến ngày 11/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 12 để thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề: Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; về việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.

I- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và kết luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 với các nội dung chủ yếu sau:

1- Về bối cảnh và tình hình năm 2015

Năm 2015 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông ngày càng gay gắt. 

Kinh tế thế giới phục hồi chậm; giá dầu thô giảm mạnh, giá nhiều loại hàng hoá cơ bản tiếp tục giảm; việc giảm giá đồng nhân dân tệ, suy giảm tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh... đã tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, chủ động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát khoảng 2%, thấp nhất trong 15 năm qua. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5%, vượt kế hoạch đề ra. Các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt một số kết quả tích cực bước đầu. 

Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; thực hiện tốt chính sách người có công. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đạt một số kết quả bước đầu. Cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh có bước tiến mới. 

Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm chỉ đạo. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền quốc gia được giữ vững; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả, nâng cao vị thế của Đảng ta, đất nước ta trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, kinh tế nước ta, nhất là khu vực kinh tế trong nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ xấu còn lớn và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn; doanh nghiệp trong nước và khu vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản đang rất khó khăn; nhập siêu tăng trở lại. 

Thể chế kinh tế thị trường chậm được hoàn thiện, còn nhiều hạn chế, các loại thị trường vận hành chưa thông suốt. Giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp; kết quả ứng dụng khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế. Tái cơ cấu trong các ngành, lĩnh vực còn chậm, tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, chưa đạt tiến độ đề ra. 

Xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, nhất là về nguồn lực. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, một số nơi còn mang tính phong trào, chưa huy động được sự tham gia trực tiếp của người dân và nguồn lực xã hội hóa; tỉ lệ hộ nghèo và tái nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn và trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. 

Một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều mặt hạn chế, yếu kém về văn hóa, xã hội khắc phục còn chậm; đạo đức xã hội ở một bộ phận không nhỏ xuống cấp; tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên còn thấp; ô nhiễm, suy thoái môi trường còn xảy ra ở nhiều nơi. 

Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Sự chuẩn bị để hội nhập sâu hơn sau khi ký các hiệp định thương mại (FTA, TPP…) của ta còn nhiều bất cập.

2- Về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2016

Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Hòa bình và hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ gia tăng và quyết liệt. Xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới tiếp tục và có thể gia tăng. 

Khu vực đồng Euro kinh tế phục hồi chậm; khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc theo nhiều dự báo tăng trưởng chậm lại. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn biến gay gắt, phức tạp. Trong nước có nhiều thuận lợi từ thành tựu đạt được nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. 

Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ mở ra cơ hội và không gian phát triển rộng lớn hơn, nhưng thách thức cũng lớn hơn, nhất là cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngay cả trên thị trường trong nước.

2.1- Mục tiêu tổng quát: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015 đi liền với cải thiện chất lượng nền kinh tế và khắc phục các yếu kém. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. 

Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng kỷ cương, kỷ luật hành chính và xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo sự chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

2.2- Các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỉ lệ nhập siêu dưới 5%; tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP phấn đấu dưới 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP; chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 5%. Thực hiện các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

2.3- Nhiệm vụ, giải pháp

- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chủ động điều hành linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. 

Điều hành lãi suất, tỉ giá, tăng trưởng tín dụng phù hợp. Tăng cường huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu; quản lý tốt nhập khẩu; phát triển mạnh thị trường trong nước. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

- Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan tâm sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đầy đủ các luật, pháp lệnh triển khai Hiến pháp năm 2013. 

Xây dựng, hoàn thiện thể chế công tác quản lý quy hoạch theo hướng tổng thể, đồng bộ, tích hợp, chú trọng cơ chế điều phối vùng để khai thác tối đa nguồn lực sẵn có. Đa dạng hóa, phát triển đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động các loại thị trường, bảo đảm vận hành thông suốt và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. 

Thực hiện cơ chế thị trường, nghiên cứu tách dịch vụ công ra khỏi quản lý nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa đối với cung cấp dịch vụ công, đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường thực thi pháp luật đi đôi với cải cách tư pháp. Triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết Trung ương khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học - công nghệ.

Đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tổ chức lại mô hình sản xuất nông nghiệp theo từng vùng, miền, sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. 

Rà soát, bổ sung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và khởi sự doanh nghiệp. Hiện đại hóa, phát triển nhanh các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các công ty nông, lâm nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn quan trọng; bán phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường. 

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hoạt động thực chất, an toàn, hiệu quả theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý đúng pháp luật các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

- Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. Tăng cường quản lý, chống thất thu, nợ đọng thuế. Cơ cấu lại thu ngân sách, tăng mức huy động vào ngân sách từ GDP, hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới làm giảm thu và chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn kinh phí bảo đảm. 

Quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán và chi chuyển nguồn. Tăng cường kỷ luật tài chính, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát cả trong chi thường xuyên và chi đầu tư; tiết kiệm và giảm tối đa kinh phí hội nghị, hội thảo, lễ hội, đi công tác nước ngoài. Tích cực cơ cấu lại chi ngân sách, bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ, theo hướng chi đầu tư tăng nhanh hơn. 

Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý nợ công; tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các khoản vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ; tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay theo hướng tăng tỉ trọng vay trung và dài hạn với lãi suất phù hợp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng quan trọng, thiết yếu của đất nước; bảo đảm dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định.

- Năm 2016 tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chất lượng các chương trình, dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang; ưu tiên vốn đối ứng cho các dự án ODA quan trọng, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước; phần còn lại mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới. 

Dành một phần thu từ bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho đầu tư phát triển. Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng gắn với đẩy mạnh phân cấp và xã hội hóa. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng. Tăng cường kiểm toán, giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu tư.

- Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về chính sách xã hội. Làm tốt chính sách ưu đãi người có công. Triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo mới. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm. 

Chủ động phòng, chống dịch bệnh; tập trung giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội. Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. 

Phát triển dân số bền vững; quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; làm tốt công tác gia đình, bà mẹ, trẻ em, thanh niên, bình đẳng giới, và công tác dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.

- Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, hệ thống thông tin đất đai đồng bộ, hiện đại và bản đồ, hồ sơ địa chính hiện đại; tiếp tục điều tra cơ bản về tài nguyên, nhất là tài nguyên biển. 

Xây dựng, triển khai hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các chương trình mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công và một số con sông khác có lưu vực ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, chấp hành luật pháp gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. 

Chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập hệ thống cổng thông tin, mạng hành chính điện tử 4 cấp, khẩn trương xây dựng Chính phủ điện tử. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xử lý kiên quyết không để hình thành các tổ chức hoạt động trái pháp luật. Bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. 

Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Kết hợp hiệu quả giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại đa phương, ngoại giao nhân dân. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo. Tăng cường và nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại; làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những người có công. 

Hoàn thiện pháp luật, chủ động có giải pháp cụ thể thực hiện và chuẩn bị thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chương trình hành động triển khai 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc vừa mới thông qua.

- Tăng cường quản lý nhà nước về thông tin truyền thông; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân theo quy định pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, pháp luật, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm và cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ sự lãnh đạo và quản lý điều hành của Đảng, Nhà nước. 

Tập trung tuyên truyền về Đại hội XII của Đảng. Đấu tranh, phản bác kịp thời, có tính thuyết phục cao đối với những thông tin sai trái. Tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo hoàn chỉnh, ban hành Kết luận.

Trên cơ sở Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn thiện các báo cáo trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trong quá trình Quốc hội thảo luận, nếu có vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị.

II- Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua một số chủ trương về việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 về Hội đồng bầu cử quốc gia, thời gian bầu cử, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu đại biểu.

Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh: Để bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội kh óa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 ; bảo đảm giới thiệu, lựa chọn bầu ra những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; cần phát huy cao độ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; sự hưởng ứng, tích cực tham gia, phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân của cử tri cả nước.

Trong chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội kh óa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu; đồng thời phải quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; gắn kết quả nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội hoàn chỉnh Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 để tổ chức thực hiện; lãnh đạo công tác chuẩn bị và tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

III- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, tán thành Tờ trình của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Báo cáo của Bộ Chính trị về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt từ Đại hội VI đến trước Đại hội XII và đề xuất một số vấn đề trong việc chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII từ nay đến Hội nghị Trung ương 14 khóa XI.

Ban Chấp hành Trung ương biểu quyết thông qua danh sách giới thiệu lần đầu các đồng chí ứng cử viên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (chính thức và dự khuyết) khóa XII.

Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự Đại hội XII, căn cứ ý kiến của Trung ương, báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, để tiếp tục xem xét, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã được Ban Chấp hành Trung ương thông qua và Quy trình công tác nhân sự để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định tại các hội nghị Trung ương khóa XI tiếp theo.

IV- Bộ Chính trị đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ Hội nghị lần thứ 11 đến Hội nghị lần thứ 12 và một số vấn đề quan trọng khác. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng chí Trung ương để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

V- Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; tổ chức thành công đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

TTXVN/Tin Tức

2015/07/16

HÃY DÂNG 2 QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA CHO TRUNG QUỐC: LUẬN ĐIỆU BÁN NƯỚC CỦA KẺ MANG DANH "BÁC XÍ" HUỲNH PHƯỚC SANG

“Chúng ta nên giao Hoàng Sa, Trường Sa đứt cho Trung Quốc hay chí ít cũng là Hoàng Sa”, đây là đoạn mở đầu trong bài viết của tên Hán nô mang danh nghĩa “bác sĩ” Huỳnh Phước Sang trên facebook. Những lời trên chắc chắn không bao giờ được nói ra bởi một con người mang dòng máu, da vàng Việt Nam chân chính nhưng nó lại được thốt lên bơi một tên bán nước núp bóng dưới màu áo blue “bác sĩ” để làm “một con sâu làm đục nồi canh”, vấy bẩn đi cái nghề cứu người đầy cao quý này. 
Chân dung "bác xí" Huỳnh Phước Sang (Nguồn: Internet)

Kinh tởm hơn, vâng, tác giả phải dùng từ này mới có thể lột tả được hết cách nói, cách viết của kẻ mang danh, đội lốt “bác sĩ” nhưng đem một phần máu thịt của đất nước để sẵn sàng hiến dâng cho láng giềng!!! Mặt y còn dày hơn khi sử dụng lý lẽ bắt trợn để quy kết dân tộc Việt Nam “bội ước” và việc dâng 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho TQ là điều hết sức “bình thường” và “phải phép”. Bán nước là đây, chứ ở đâu nữa! Mang danh có ăn, có học như phát ngôn như thằng vô học!

Thứ nhất, theo luận điệu đầy đê tiện, không có não của Huỳnh Phước Sang:
“Không xét lại lịch sử đúng hay sai, chỉ biết rằng thế giới đều biết một sự thật là Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh và giành chiến thắng! Chưa kể đến những công hàm xác nhận thì việc VN phải đền đáp TQ cho việc mình nhờ cậy là bình thường và phải phép”.
Với luận điệu nực cười này của Huỳnh Phước Sang, xin thưa rằng:

Không biết ngài “bác sĩ” này có ăn, có học, được đầu tư đến nơi đến chốn nhưng phát biểu ngu không bằng mấy em “chân dài mà não ngắn” như Ngọc Trinh! Rõ ràng, thông tin minh bạch từ trước tới này, Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh trường kỳ kháng chiến là chống Thực dân Pháp (1858-1945 và 1945-1954) và Đế Quốc Mỹ (1954-1975) với bao hy sinh, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần, không có gì đong đếm được. Ngày 2/9/1945 trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ruộng đất cày về tay nông dân, xóa nhòa khoảng cách giữa các tầng lớp, giai cấp, không còn tồn tại sự áp bức, bóc lột trong nền thể chế tiến lên Chủ nghĩa Xã hội mà cả dân tộc VN đã chọn lựa. 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới hình thành 2 cực đối đầu nhau: Chủ nghĩa Xã hội (Liên Xô đứng đầu) và Tư bản chủ nghĩa (Mỹ đứng đầu). Mặc dù không được công khai nhưng cả hai cực đều ra sức củng cố lực lượng của mình, sản xuất các vũ khí hiện đại…sau này, người ta gọi đó là thời kỳ chiến tranh lạnh giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới, đứng đầu 2 cực XHCN và TBCN. 

Trung Quốc và VN đều là những nước theo con đường phát triển lên CNXH. Năm 1949, với sự độc lập hoàn toàn, khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu một sự phát triển, mở rộng phạm vi của cực XHCN trên toàn cầu. Việc các nước lớn, đàn anh như Liên Xô, các nước Đông Âu hay như Trung Quốc…quay trở lại giúp đất nước nhỏ bé nhưng luôn luôn có ngoại xâm về mặt vật chất cũng như tinh thần là lẽ đương nhiên. Há chẳng phải, đó là sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của các nước đồng minh hay sao?

Đặc biệt, Trung Quốc là làng giềng của TQ, hầu hết các nguồn tiếp tế, viện trợ của các nước XHCN như Liên Xô, CuBa, các nước Đông Âu đều phải qua con đường đi qua TQ rồi mới vận chuyển vào Việt Nam. Cũng không phủ nhận công lao to lớn của TQ trong việc giúp đỡ VN về tiền bạc, thuốc men, thực phẩm và kể cả quân đội trong chiến tranh. Sau chiến tranh, VN cũng đã trả một số tiền tương đương với nguồn tiếp tế hồi chiến tranh mà TQ viện trợ. 

Nhưng, điều đáng nói ở đây là âm mưu của TQ khi cứ yêu cầu bên VN cho người của TQ sang đánh ngoại xâm giúp VN và đã bị phía lãnh đạo VN từ chối khéo léo ở con số có thể kiểm soát được. Nếu không, bây giờ, những loại người như Huỳnh Phước Sang không còn được nói tiếng của Mẹ đẻ nữa mà giờ đang sủa gâu gâu tiếng nước ngoài để cho “bình thường” và “phải phép”!

Chưa kể đến chuyện, TQ cũng là một trong những kẻ đứng đằng sau xúi giục các phần tử Pôn-Pôt sang xâm chiếm khu vực Tây Nam của Việt Nam rồi sau đó lợi dụng VN vừa mới vực dậy sau các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, TQ đã gây hấn, gây nên chiến tranh Biên giới 1979… Rồi thảm sát các chiến sĩ quân đội nhân dân VN tại đảo Gạc Ma 1988…

Không biết sự “bình thường” và “phải phép” của Huỳnh Phước Sang được trả bao nhiêu tiền mà cũng tự tin để sủa như vậy?

Thứ hai, về luận điệu của một kẻ “não phẳng”, “ngu còn tỏ ran guy hiểm” mang tên Huỳnh Phước Sang:
“Vậy tại sao chúng ta không hy sinh đi một tài sản trước mắt để bù lại có được sự nể trọng của toàn thế giới này, có được hình ảnh một dân tộc trọng chữ Tín, điều đó tôi cho là lợi ích to lớn nghìn năm, lớn hơn nhiều so với mấy cái bãi san hô lìu tìu đó”.
Về luận điệu hết sức ngớ ngẩn của tên “Hán nô” Huỳnh Phước Sang, xin thưa rằng:

Theo Huỳnh Phước Sang, sự “nể trọng” của toàn thế giới này dành cho VN là VN phải “hy sinh đi một tài sản trước mắt” để vừa có được sự “nể trọng” và có được “chữ tín” – những thứ to, hoành tráng hơn nhiều so với “cái bãi san hô lìu tìu”. Đọc đến đây, xin lỗi độc giả, tác giả phải đi súc miệng bằng nước muối rồi mới có thể gõ tiếp những dòng sau để lôi cái kẻ chuyên đi phô trương nhưng não nó làm bằng con chip điện tử, khi cần thì sủa và đôi khi mạch chập cheng, nó sủa loạn. 

Bãi san hô “lìu tìu” hay không có bãi san hô hoặc không có một chút giá trị vật chất gì đi chăng nữa thì đó cũng là một phần máu thịt của Tổ Quốc. Còn với “bác xí” Huỳnh Phước Sang muốn được sự “nể trọng” hay giữ chữ “tín” thì hãy đi dâng mạng sống đáng già vài ngàn bạc lẻ của y ra biển Đông để nếm mùi vị của sự “nể trọng” toàn thế giới. Nói như kẻ não ngắn Huỳnh Phước Sang thì y hãy vì sự “nể trọng” và chữ “tín”, hãy cắt một số bộ phận cơ thể của mình như tay, chân…cho người khác để được sự “nể trọng”? 

Tóm lại, theo luận điệu não phẳng của “bác xí” Huỳnh Phước Sang rằng thì là mà thằng hàng xóm bảo Huỳnh Phước Sang rằng: Tao thích con vợ mày, mày hãy dâng vợ mình cho tao vì hồi xưa tao cho mày tiền, cho đồ đạc để xây nhà. Vậy thì kẻ điên khùng như Huỳnh Phước Sang cũng vì lẽ “bình thường” và “phải phép”, đặc biệt là được sự “nể trọng”, giữ chữ “tín” trên “toàn thế giới” sẽ dâng vợ mình, hoàn toàn thuộc quyền sở hữu thằng hàng xóm? 

Rồi một mai, thằng hàng xóm chán vợ Huỳnh Phước Sang, sang nhà y này để đòi những thứ khác thì với lối suy nghĩ quái đản như Huỳnh Phước Sang vẫn cứ tiếp tục dâng hiến mọi thứ cho thằng hàng xóm vì đó là “điều bình thường” và “phải phép”? Đến một khi mà ngay cả thân xác Huỳnh Phước Sang cũng dâng không luôn cho thằng hàng xóm để nhận được sự “nể trọng” của “toàn thế giới” ấy chứ? 

Bài viết não phẳng này đăng lên facebook được vài tiếng đồng hồ đã bị cộng đồng mạng "ném đá" tơi bời, chửi rủa kẻ bán nước Huỳnh Phước Sang không thiếu lý lẽ gì. Bài viết chỉ tồn tại mấy tiếng đồng hồ rồi bị chính chủ nhân điên khùng xóa bài viết nhưng nó đã được cư dân mạng nhanh chóng share lại để chỉ rõ đích danh, bộ mặt của kẻ bán nước mang tên Huỳnh Phước Sang! Bị cộng đồng "ném đá" mạnh quá đến nỗi y cũng phải đóng cửa facebook của chính y.

Rõ là kẻ điên khùng, não ngắn được ngụy trang khéo léo dưới lớp son phấn của nghề nghiệp “bác xí” mang tên Huỳnh Phước Sang!
An Chiến

HÃY DÂNG 2 QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA CHO TRUNG QUỐC: LUẬN ĐIỆU BÁN NƯỚC CỦA KẺ MANG DANH "BÁC XÍ" HUỲNH PHƯỚC SANG

“Chúng ta nên giao Hoàng Sa, Trường Sa đứt cho Trung Quốc hay chí ít cũng là Hoàng Sa”, đây là đoạn mở đầu trong bài viết của tên Hán nô mang danh nghĩa “bác sĩ” Huỳnh Phước Sang trên facebook. Những lời trên chắc chắn không bao giờ được nói ra bởi một con người mang dòng máu, da vàng Việt Nam chân chính nhưng nó lại được thốt lên bơi một tên bán nước núp bóng dưới màu áo blue “bác sĩ” để làm “một con sâu làm đục nồi canh”, vấy bẩn đi cái nghề cứu người đầy cao quý này. 
Chân dung "bác xí" Huỳnh Phước Sang (Nguồn: Internet)

Kinh tởm hơn, vâng, tác giả phải dùng từ này mới có thể lột tả được hết cách nói, cách viết của kẻ mang danh, đội lốt “bác sĩ” nhưng đem một phần máu thịt của đất nước để sẵn sàng hiến dâng cho láng giềng!!! Mặt y còn dày hơn khi sử dụng lý lẽ bắt trợn để quy kết dân tộc Việt Nam “bội ước” và việc dâng 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho TQ là điều hết sức “bình thường” và “phải phép”. Bán nước là đây, chứ ở đâu nữa! Mang danh có ăn, có học như phát ngôn như thằng vô học!

Thứ nhất, theo luận điệu đầy đê tiện, không có não của Huỳnh Phước Sang:
“Không xét lại lịch sử đúng hay sai, chỉ biết rằng thế giới đều biết một sự thật là Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh và giành chiến thắng! Chưa kể đến những công hàm xác nhận thì việc VN phải đền đáp TQ cho việc mình nhờ cậy là bình thường và phải phép”.
Với luận điệu nực cười này của Huỳnh Phước Sang, xin thưa rằng:

Không biết ngài “bác sĩ” này có ăn, có học, được đầu tư đến nơi đến chốn nhưng phát biểu ngu không bằng mấy em “chân dài mà não ngắn” như Ngọc Trinh! Rõ ràng, thông tin minh bạch từ trước tới này, Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh trường kỳ kháng chiến là chống Thực dân Pháp (1858-1945 và 1945-1954) và Đế Quốc Mỹ (1954-1975) với bao hy sinh, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần, không có gì đong đếm được. Ngày 2/9/1945 trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ruộng đất cày về tay nông dân, xóa nhòa khoảng cách giữa các tầng lớp, giai cấp, không còn tồn tại sự áp bức, bóc lột trong nền thể chế tiến lên Chủ nghĩa Xã hội mà cả dân tộc VN đã chọn lựa. 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới hình thành 2 cực đối đầu nhau: Chủ nghĩa Xã hội (Liên Xô đứng đầu) và Tư bản chủ nghĩa (Mỹ đứng đầu). Mặc dù không được công khai nhưng cả hai cực đều ra sức củng cố lực lượng của mình, sản xuất các vũ khí hiện đại…sau này, người ta gọi đó là thời kỳ chiến tranh lạnh giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới, đứng đầu 2 cực XHCN và TBCN. 

Trung Quốc và VN đều là những nước theo con đường phát triển lên CNXH. Năm 1949, với sự độc lập hoàn toàn, khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu một sự phát triển, mở rộng phạm vi của cực XHCN trên toàn cầu. Việc các nước lớn, đàn anh như Liên Xô, các nước Đông Âu hay như Trung Quốc…quay trở lại giúp đất nước nhỏ bé nhưng luôn luôn có ngoại xâm về mặt vật chất cũng như tinh thần là lẽ đương nhiên. Há chẳng phải, đó là sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của các nước đồng minh hay sao?

Đặc biệt, Trung Quốc là làng giềng của TQ, hầu hết các nguồn tiếp tế, viện trợ của các nước XHCN như Liên Xô, CuBa, các nước Đông Âu đều phải qua con đường đi qua TQ rồi mới vận chuyển vào Việt Nam. Cũng không phủ nhận công lao to lớn của TQ trong việc giúp đỡ VN về tiền bạc, thuốc men, thực phẩm và kể cả quân đội trong chiến tranh. Sau chiến tranh, VN cũng đã trả một số tiền tương đương với nguồn tiếp tế hồi chiến tranh mà TQ viện trợ. 

Nhưng, điều đáng nói ở đây là âm mưu của TQ khi cứ yêu cầu bên VN cho người của TQ sang đánh ngoại xâm giúp VN và đã bị phía lãnh đạo VN từ chối khéo léo ở con số có thể kiểm soát được. Nếu không, bây giờ, những loại người như Huỳnh Phước Sang không còn được nói tiếng của Mẹ đẻ nữa mà giờ đang sủa gâu gâu tiếng nước ngoài để cho “bình thường” và “phải phép”!

Chưa kể đến chuyện, TQ cũng là một trong những kẻ đứng đằng sau xúi giục các phần tử Pôn-Pôt sang xâm chiếm khu vực Tây Nam của Việt Nam rồi sau đó lợi dụng VN vừa mới vực dậy sau các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, TQ đã gây hấn, gây nên chiến tranh Biên giới 1979… Rồi thảm sát các chiến sĩ quân đội nhân dân VN tại đảo Gạc Ma 1988…

Không biết sự “bình thường” và “phải phép” của Huỳnh Phước Sang được trả bao nhiêu tiền mà cũng tự tin để sủa như vậy?

Thứ hai, về luận điệu của một kẻ “não phẳng”, “ngu còn tỏ ran guy hiểm” mang tên Huỳnh Phước Sang:
“Vậy tại sao chúng ta không hy sinh đi một tài sản trước mắt để bù lại có được sự nể trọng của toàn thế giới này, có được hình ảnh một dân tộc trọng chữ Tín, điều đó tôi cho là lợi ích to lớn nghìn năm, lớn hơn nhiều so với mấy cái bãi san hô lìu tìu đó”.
Về luận điệu hết sức ngớ ngẩn của tên “Hán nô” Huỳnh Phước Sang, xin thưa rằng:

Theo Huỳnh Phước Sang, sự “nể trọng” của toàn thế giới này dành cho VN là VN phải “hy sinh đi một tài sản trước mắt” để vừa có được sự “nể trọng” và có được “chữ tín” – những thứ to, hoành tráng hơn nhiều so với “cái bãi san hô lìu tìu”. Đọc đến đây, xin lỗi độc giả, tác giả phải đi súc miệng bằng nước muối rồi mới có thể gõ tiếp những dòng sau để lôi cái kẻ chuyên đi phô trương nhưng não nó làm bằng con chip điện tử, khi cần thì sủa và đôi khi mạch chập cheng, nó sủa loạn. 

Bãi san hô “lìu tìu” hay không có bãi san hô hoặc không có một chút giá trị vật chất gì đi chăng nữa thì đó cũng là một phần máu thịt của Tổ Quốc. Còn với “bác xí” Huỳnh Phước Sang muốn được sự “nể trọng” hay giữ chữ “tín” thì hãy đi dâng mạng sống đáng già vài ngàn bạc lẻ của y ra biển Đông để nếm mùi vị của sự “nể trọng” toàn thế giới. Nói như kẻ não ngắn Huỳnh Phước Sang thì y hãy vì sự “nể trọng” và chữ “tín”, hãy cắt một số bộ phận cơ thể của mình như tay, chân…cho người khác để được sự “nể trọng”? 

Tóm lại, theo luận điệu não phẳng của “bác xí” Huỳnh Phước Sang rằng thì là mà thằng hàng xóm bảo Huỳnh Phước Sang rằng: Tao thích con vợ mày, mày hãy dâng vợ mình cho tao vì hồi xưa tao cho mày tiền, cho đồ đạc để xây nhà. Vậy thì kẻ điên khùng như Huỳnh Phước Sang cũng vì lẽ “bình thường” và “phải phép”, đặc biệt là được sự “nể trọng”, giữ chữ “tín” trên “toàn thế giới” sẽ dâng vợ mình, hoàn toàn thuộc quyền sở hữu thằng hàng xóm? 

Rồi một mai, thằng hàng xóm chán vợ Huỳnh Phước Sang, sang nhà y này để đòi những thứ khác thì với lối suy nghĩ quái đản như Huỳnh Phước Sang vẫn cứ tiếp tục dâng hiến mọi thứ cho thằng hàng xóm vì đó là “điều bình thường” và “phải phép”? Đến một khi mà ngay cả thân xác Huỳnh Phước Sang cũng dâng không luôn cho thằng hàng xóm để nhận được sự “nể trọng” của “toàn thế giới” ấy chứ? 

Bài viết não phẳng này đăng lên facebook được vài tiếng đồng hồ đã bị cộng đồng mạng "ném đá" tơi bời, chửi rủa kẻ bán nước Huỳnh Phước Sang không thiếu lý lẽ gì. Bài viết chỉ tồn tại mấy tiếng đồng hồ rồi bị chính chủ nhân điên khùng xóa bài viết nhưng nó đã được cư dân mạng nhanh chóng share lại để chỉ rõ đích danh, bộ mặt của kẻ bán nước mang tên Huỳnh Phước Sang! Bị cộng đồng "ném đá" mạnh quá đến nỗi y cũng phải đóng cửa facebook của chính y.

Rõ là kẻ điên khùng, não ngắn được ngụy trang khéo léo dưới lớp son phấn của nghề nghiệp “bác xí” mang tên Huỳnh Phước Sang!
An Chiến