2021/04/13

Quay đầu là bờ!


Với bổn phận của mình, một vị linh mục khi về hoạt động mục vụ tại một giáo xứ, giáo họ có trách nhiệm giáo dục đức tin, hướng dẫn bà con thực hành đức tin theo giáo lý, giáo luật; hướng con chiên của mình sống “tốt đời, đẹp đạo”, “phúc âm trong lòng dân tộc”.

Thế nhưng linh mục Nguyễn Hùng Hải (quản nhiệm giáo họ Bồng Lai, xã Hưng Trạch) thì khác.

Ảnh: Linh mục Nguyễn Hùng Hải, quản nhiệm giáo họ Bồng Lai


Được bổ nhiệm về hoạt động mục vụ tại giáo họ Bồng Lai từ tháng 3 năm 2019, càng ngày vị linh mục này đã dần đánh mất hình ảnh của mình khi liên tiếp có những hoạt động vi phạm pháp luật, đi ngược lại sự tin yêu của bà con giáo dân, sự quan tâm của các cấp chính quyền, tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Đầu tiên là việc chỉ đạo giáo dân lấn chiếm đất trái phép. Giáo họ Bồng Lai (thuộc giáo xứ Hà Lời) xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch có 165 hộ, 595 khẩu với diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 3.756m2. Thể theo nguyện vọng của linh mục và bà con giáo dân cũng như tình hình thực tế về điều kiện cơ sở vật chất nơi đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã quan tâm, tạo điều kiện giao thêm 4.961,6m2 đất cho giáo họ Bồng Lai để mở rộng khuôn viên, phục vụ sinh hoạt tôn giáo.

Thế nhưng với ý đồ tiếp tục mở rộng khuôn viên, linh mục Nguyễn Hùng Hải đã chỉ đạo giáo dân san lấp đất nông nghiệp (đất ruộng) thuộc quyền sử dụng của 02 hộ gia đình giáo dân với diện tích gần 800m2; chiếm đất phi nông nghiệp (đất giao thông) để xây dựng tường rào bao quanh diện tích đất nông nghiệp đã lấn chiếm. Những việc làm này của linh mục Hải đã vi phạm Luật Đất đai năm 2013. Với hành vi này, ngày 14/9/2020, UBND huyện Bố Trạch đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với linh mục Nguyễn Hùng Hải.

Tưởng rằng sau vụ việc này, linh mục Hùng Hải đã “chùn bước”; trở về với vai trò, vị trí của một công dân tốt; tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, “nói một đằng làm một nẻo”, linh mục Nguyễn Hùng Hải một mặt tỏ ra ôn hòa, hợp tác (nộp phạt vi phạm hành chính, cởi mở trong tiếp xúc với chính quyền..) nhưng mặt khác tiếp tục chỉ đạo giáo dân tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật và mức độ vi phạm ngày càng diễn biến phức tạp. 

Trong lúc chính quyền địa phương đang tích cực giải quyết nhanh việc cấp phép xây dựng nhà dạy giáo lý cho giáo họ Bồng Lai để con em giáo dân thuận lợi trong việc học tập giáo lý, sinh hoạt tôn giáo. Đây là việc làm thể hiện thiện chí, sự quan tâm của chính quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân.Thế nhưng, linh mục Hải lại phản bội thiện chí tốt đẹp đó và thể hiện sự nóng vội, ngày 06/3/2021, linh mục đã chỉ đạo giáo dân khởi công xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng; xây dựng trên phần đất lấn chiếm do xã quản lý nhằm chiếm dụng đất đai trái phép. Khi phát hiện hành vi vi phạm, UBND xã Hưng Trạch đến giải thích, vận động, lập biên bản, đình chỉ thi công công trình thì linh mục Hải đã huy động giáo dân tập trung đông người, gây áp lực với chính quyền (đây là lần thứ 2 linh mục kích động giáo dân gây phức tạp tình hình). 

 Sai phạm nối tiếp sai phạm, biết rằng tài nguyên rừng là danh mục cần được bảo vệ và phát triển, pháp luật nghiêm cấm việc khai thác trái phép với bất kỳ lý do nào; lấy lý do xây dựng nhà dạy giáo lý cho con em giáo dân, ngày 04/3/2021, linh mục đã huy động giáo dân vào khu vực rừng thuộc địa bàn xã Hưng Trạch khai thác gỗ trái phép; tuy nhiên, vụ việc đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Việc làm này không những vi phạm pháp luật mà còn đi ngược lại lời căn dặn của Giám mục Nguyễn Thái Hợp đối với việc phối hợp cùng chính quyền địa phương giữ gìn và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của tỉnh.

Có thể thấy, những vụ việc xảy ra tại giáo họ Bồng Lai trong thời gian vừa qua đều có sự chỉ đạo của linh mục Hùng Hải. Thế nhưng khi chính quyền địa phương làm rõ trách nhiệm, vị linh mục này lại lợi dụng giáo dân để thoái thác không ký vào biên bản sai phạm, đổ lỗi cho dân tự ý làm, luôn tạo vỏ bọc với lý do “vì quyền lợi các con chiên”!

Những hành động sai trái của linh mục Hải cần phải lên án mạnh mẽ. Quay đầu là bờ! linh mục Hải cần phải biết rằng, tinh thần thượng tôn pháp luật luôn được đồng tình, ủng hộ; ngược lại, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật bất kể đó là ai./.  

 

Nguồn: Facebook Lão Nông Tri Điền

Quyền lực thực sự của nhân dân thông qua bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

 



Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -  2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ra sau 35 năm thực hiện đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố gây bất ổn đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Trước tình hình đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải ra sức phấn đấu, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đặt ra.


Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được tiến hành rất khẩn trương. Tuy nhiên, trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đã và đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá cuộc bầu cử với tính chất hết sức quyết liệt, manh động. Thông qua việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những luận điệu sai trái, thiếu trung thực, phiến diện, quy chụp với mục đích hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, gieo rắc nhận thức lệch lạc, sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử ở nước ta. Trong đó, có quan điểm cho rằng: bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ là nghĩa vụ chứ không phải quyền lợi, dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự. Đây là một quan điểm sai trái, xuyên tạc, thiếu chính xác của các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đối với công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của chúng.


 1. Cơ sở lý luận


Bầu cử là việc đưa ra quyết định của công dân hoặc của thành viên một tổ chức để chọn ra các cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền, thuộc ban lãnh đạo của một tổ chức, cơ quan đơn vị nào đó. Đây là cơ chế phổ biến được các nền dân chủ hiện áp dụng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, đôi khi cả ở bộ máy hành pháp, tư pháp và ở chính quyền địa phương. Bầu cử là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước. Bên cạnh đó, thông qua bầu cử giúp người dân có điều kiện thể hiện quyền  "làm chủ" của mình, nhất là trong việc lựa chọn ra những người đại diện cho tiếng nói, cho lợi ích của mình. Trong bất kỳ một thể chế chính trị nào, để Nhà nước có quyền hợp pháp, thực sự là Nhà nước "của dân, do dân, vì dân" thì phải có được sự đồng thuận của người dân.


Ở Việt Nam, quyền bầu cử và ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân và được quy định cụ thể tại Điều 18 Hiến pháp năm 1946: "Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử", và tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp năm 1959 (Điều 23), Hiến pháp năm 1980 (Điều 57), Hiến pháp năm 1992 (Điều 54). Hiến pháp năm 2013 và quyền của công dân luôn gắn liền với nghĩa vụ của công dân. Trong đó, Điều 15, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân", Điều 21 cũng quy định: "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân...". Theo Điều 2Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 quy định: "Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này". Đồng thời, Khoản 5, Điều 4Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 quy định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp". Thông báo Kết luận số 174-TB/TW ngày 08/6/2020 của Bộ Chính trị về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 nêu rõ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải là những người trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngoài tiêu chuẩn chung, Hướng dẫn số 36-HD/BCHTW, ngày 20/01/2021 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ  2021 - 2026 đã quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách. Bên cạnh đó, tiếp thu tinh thần chỉ đạo của  Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hướng dẫn số 36-HD/BCHTW ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn thiện thêm nội dung về quy trình nhân sự theo hướng việc giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015; quy trình thủ tục, hồ sơ cụ thể thực hiện theo quy định của Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy có thể thấy, trong quy trình lựa chọn, sự tín nhiệm của cử tri là thước đo rất quan trọng về tiểu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó, tại  Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ lần này, trong quá trình lựa chọn, sàng lọc, đặc biệt quan tâm đến yếu tố tín nhiệm. Nếu ở địa bàn, ở nơi công tác nếu cá nhân đó không được tín nhiệm thì bước đầu tiên sẽ không đưa vào giới thiệu nhân sự bầu cử. Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác cũng quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân, cũng như tiêu chuẩn về nhân sự bầu của đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.


Trên cơ sở đó, có thể khẳng định cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cuộc bầu cử được tiến hành dựa trên hệ thống thiết chế pháp luật rất vững chắc như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức quốc hội năm 2014, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015… Điều này có nghĩa là các quyền, nghĩa vụ của công dân, của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các quy trình tổ chức đều được xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân cũng như phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.


Như vậy, Việt Nam không hạn chế quyền ứng cử tự do của công dân, nếu họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định và được quần chúng nhân dân tín nhiệm. Bên cạnh đó, việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân; bản thân mỗi cử tri có vai trò quyết định trong việc lựa chọn cho mình những người đại diện xứng đáng nhất để thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, dân tộc. 


 2. Cơ sở thực tiễn


Trong quá trình lịch sử, các cuộc bầu cử dân chủ luôn là hoạt động tiêu biểu, quan trọng nhất trong các hoạt động dân chủ trực tiếp của người dân. Thông qua các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền công dân, quyền "làm chủ" của dân được thể hiện đúng với bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nói cách khác, tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chính là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước nói chung và cơ quan đại  diện - cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương tới địa phương ở nước ta nói riêng. Tham gia bầu cử chính là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng là quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


Trong lịch sử đất nước ta, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945), cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 06/01/1946 được tổ chức thành công là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam trong điều kiện đất nước vô cùng khó khăn của "thù trong, giặc ngoài", tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hết sức khó khăn. Do đó, cuộc Tổng tuyển cử này không chỉ là một cuộc vận động chính trị thông thường mà thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp vô cùng gay go, phức tạp. Tuy nhiên, đại đa số người dân tham gia bầu cử luôn xúc động và tự hào vì "... ngày mai mà một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ra bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình..."[1]. Trong quá trình vận động và phát triển, tính dân chủ trong bầu cử và ứng cử ngày càng được mở rộng và quy trình bầu cử cũng như lựa chọn nhân sự ngày càng chặt chẽ và khoa học. Mặc dù, vẫn còn một số ít những tồn tại, hạn chế nhưng phải khẳng định một điều rằng chất lượng cácđại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dânngày càng được nâng cao. Điều này được minh chứng trên diễn đàn của Quốc hội, của Hội đồng nhân dâncác cấp ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tiếng nói đại diện cho quyền lực nhân dân trong hoạt động kiểm tra giám sát của các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, trong các phát biểu, kiến nghị, góp ý và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, trong giải quyết những vấn đề mà cử tri, nhân dân cả nước quan tâm. Để đạt được những thành tựu trên, một trong những yếu tố quyết định và không thể không nói đến đó là tinh thần, trách nhiệm của mỗi người dân ngày càng được nâng cao thông qua việc lựa chọn những người đại diện xứng đáng nhất để thay mặt quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, dân tộc. 


Trải qua nhiều kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, người dân đã ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình nên đã tích cực thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, tích cực tham gia vào cuộc bầu cử từ giai đoạn giới thiệu người ứng cử, tham gia các Hội nghị cử tri để đóng góp ý kiến, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đến giai đoạn bỏ phiếu bầu để ngày bầu cử đã thực sự trở thành ngày hội, một dịp sinh hoạt chính trị của đồng bào, nhân dân cả nước. Những vấn đề chưa phù hợp trong quy chế, quy định bầu cử đã tiếp tục được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền lực của người dân được thực hiện tốt hơn trên thực tế.


Bên cạnh đó, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình bầu cử là một tất yếu nhằm lựa chọn được những người tiêu biểu, xứng đáng nhất, có đủ các tiêu chuẩn theo quy định, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có năng lực, có điều kiện thực thi nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đồng thời bảo đảm cơ cấu và chất lượng, không vì cơ cấu mà giảm chất lượng. Đó là là cơ sở pháp lý giúp cho việc hình thành các cơ quan nhà nước trong nhiệm kỳ mới, bảo đảm tính liên thông, thống nhất với kết quả đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.


Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá công tác bầu cử, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đã xuyên tạc bản chất vấn đề, đưa ra những luận điệu sai trái, khi cho rằng bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự. Những luận điệu xuyên tạc này của chúng nhằm hướng lái dư luận, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc để hiện thực hóa mục đích "cài cắm mầm mống dân chủ" vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp với mưu đồ biến nghị trường thành diễn đàn để các đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và thực hiện "chiến lược diễn biến hòa bình" làm nước ta tự suy yếu từ bên trong. Trong lịch sử, có thể thấy chiêu bài "đòi ghế" trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị không phải là vấn đề mới. Từ năm 1946, trong lần Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, sau khi không phá hoại được Tổng tuyển cử, Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội đã đòi 70 ghế trong Quốc hội.


Mặc dù, một trong năm phương thức lãnh đạo của Đảng là thông qua công tác cán bộ và vai trò tiên phong gương mẫu của người đảng viên. Đối với những cơ quan dân cử, các cấp ủy đảng cần trực tiếp xem xét, tập thể quyết định việc lựa chọn, đánh giá, giới thiệu những cán bộ giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội. Trên thực tế, sau khi chỉ thị của Bộ Chính trị được ban hành, hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử được tổ chức để kịp thời quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bầu cử. Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử từ Trung ương đến địa phương. Các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cũng tiến hành khẩn trương, nghiêm túc các công việc chuẩn bị bầu cử và lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử ở các cấp. Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập theo đúng quy trình và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định. Việc chuẩn bị nhân sự ứng cử đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và tổ chức các hội nghị hiệp thương, hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.


Như vậy có thể khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thông qua công tác cán bộ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Đảng sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự. Bởi vì, Đảng chỉ định hướng cơ cấu, số lượng nhân sự và xây dựng bộ tiêu chuẩn đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định trong việc lựa chọn người đại diện cho tiếng nói của mình thuộc về nhân dân, ngay từ khâu chuẩn bị nhân sự thông qua việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú và trực tiếp thông qua những lá phiếu cử tri trong quá trình bầu cử.


  Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, có chức năng lập pháp, quyết định những chủ trương, chính sách quan trọng của đất nước về đối nội, đối ngoại và giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước; Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Do đó, thực hiện thành công cuộc bầu cử sẽ thiết thực góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Những luận điệu của các thế lực thù địch, phản động cho rằng: "Việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ là nghĩa vụ chứ không phải là quyền lợi, dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự"... là hoàn toàn xuyên tạc, sai sự thật, nhằm xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam trước thềm bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026./.


 Thượng tá, PGS.TS Lê Trọng Hanh, Trưởng khoa Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị Công an nhân dân;

Thượng úy, ThS Nguyễn Mạnh Hùng, Giảng viên, khoa Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị Công an nhân dân

 


[1]Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, ngày 05/01/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2021/04/12

Freedom Now phỏng vấn “tù nhân” để lấy bằng cớ vu cáo Việt Nam dùng luật đàn áp XHDS!

 


Gần đây, đài báo Việt tân, RFA liên tục đưa tin quảng bá về tổ chức Freedom Now đưa ra các báo cáo nhân quyền tố Việt Nam đàn áp “tù nhân lương tâm”, “giam giữ tùy tiện” với Nguyễn văn Hóa, Phan Kim Khánh và Hồ Văn Hải – đều là những đối tượng bị xử lý về tội hoạt động lật đổ chính quyền và tuyên truyền chống Nhà nước. Họ xem những cáo buộc của tổ chức NGO có trụ sở ở Mỹ này như là cơ sở khẳng định tính đúng đắn việc việc đấu tranh đòi tự do cho số bị bắt, xử lý về tội chống Nhà nước. Tuy nhiên khi xem đến căn cứ để tổ chức trên đưa ra các cáo buộc sốc về chính phủ Việt Nam dùng luật để đàn áp XHDS.

Thứ nhất, báo cáo này của Freedom Now mang danh hợp tác với Trường luật Washington thuộc Đại học Hoa Kỳ phối hợp thực hiện, nhưng được Anna Nguyễn, Giám đốc chương trình của Voice khoe, đây là sản phẩm hợp tác của VOICE, BPSOS với Freedom Now. Ai cũng biết, VOICE là tổ chức ngoại vi của Việt tân, đội lốt NGO, tổ chức XHDS chuyên xin tiền NED và các NGO nhân quyền quốc tế để huấn luyện, đào tạo lực lượng lật đổ thể chế Việt Nam hiện nay. BPSOS cũng tương tự, là tổ chức có bề dày chống Việt Nam hàng chục năm qua.



Cụ thể, Anna Nguyễn tiết lộ: “Voice với Freedom Now làm việc từ năm 2015. Lúc đó Freedom Now có liên lạc với Voice và muốn có thông tin những người hoạt động từ Việt Nam và muốn viết báo cáo cho Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện. Đầu năm nay, Freedom Now liên lạc với Voice một lần nữa và cho biết họ muốn viết một bản báo cáo cùng với trường Luật ở DC. Freedom Now muốn nhờ Voice giúp liên lạc phỏng vấn một số người tị nạn ở Thái Lan.”

Thứ hai, cơ sở cho Freedom Now công bố báo cáo về tình trạng chính quyền Việt Nam sử dụng luật như một vũ khí để khống chế, đàn áp Xã hội Dân sự ngày 16/11/2018 dựa trên việc phỏng vấn “25 người Việt tị nạn vùng Đông Nam Á cùng một số trường hợp khác và qua đó nêu lên một bức tranh ảm đạm về nhân quyền Việt Nam với những vụ quấy rối, đàn áp, hăm dọa, thậm chí bắt giữ và bỏ tù những nhà hoạt động xã hội”, tức là toàn thành phần chống phá Nhà nước Việt Nam trốn ra nước ngoài hoặc đã từng bị xử lý hình sự về hoạt động chống Nhà nước. Dựa trên kết quả phỏng vấn này, Giám đốc Freedom Now có được kết quả là “Freedom Now cho biết họ thực hiện những cuộc điều tra và phỏng vấn chi tiết hàng chục cá nhân đã bị chính quyền bắt giữ hoặc đang bị quản chế tại Việt Nam hiện nay. Qua đó, 88% những người được phỏng vấn khẳng định đã bị giam giữ trong một thời gian dài mà không qua xét xử, không được tiếp xúc với luật sư hoặc nếu có thì cũng chỉ được xét xử ở một phiên tòa bí mật với những mức án đã được định trước. 68% số người được phỏng vấn cũng cho biết họ đã từng bị tra tấn hoặc bị nhục hình trong quá trình giam giữ”.



Cách thu thập dữ liệu theo cách “chọn lọc” của Freedom Now dựa trên những cá nhân được VOICE chọn lựa thì các bạn có thể thấy rõ, nó “khách quan” như thế nào!?!

Thứ ba, buổi công bố báo cáo của Freedom Now “tổ chức tại Washington DC với sự tham gia của các diễn giả đại diện cho Freedom Now; tổ chức Boat People SOS; tổ chức Voice, Văn phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ”. Vậy là báo cáo này được tung hứng và nhằm phục vụ đối tượng tiếp nhận của Freedom Now cũng rất “đặc thù”, nó không hướng đến công luận hay dân chúng Việt Nam (bởi dễ hiểu nếu nó công bố cho dân chúng Việt nghe thì sẽ nhận đủ gạch đá ra sao).

Dựa trên những dữ liệu này, báo cáo trên của Freedom Now đưa ra danh sách “hiện nay Việt Nam có hơn 150 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam. Một số được Freedom Now nhắc đến như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Hữu Quốc Duy, Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Phan Kim Khánh, bác sĩ Hồ Hải, đặc biệt là trường hợp Nguyễn Văn Hóa”, rặt toàn thành viên tổ chức Việt tân hay phản động lưu vong, bị kết án với chứng cứ rõ ràng!!!

Qua đó có thể thấy rõ động cơ, thủ đoạn, cách thức chống Nhà nước Việt Nam của Freedom Now rất bẩn thỉu, trắng trợn ra sao. Nó không khác gì một tổ chức đội lốt “xã hội dân sự” để kích động chống lại đất nước có pháp luật, chủ quyền nhằm mưu đồ đen tối.

ANH ĐOÀN NGỌC HẢI ĐÒI TIỀN TỪ THIỆN - NÊN HAY KHÔNG?



Viễn

Từ hôm qua tới giờ, chuyện của anh Đoàn Ngọc Hải đòi lại tiền từ thiện đã trở thành chủ đề hot trên mạng. Nhiều tờ báo cũng viết về câu chuyện của anh.

Anh đóng góp cho Châu Đốc, An Giang và Bắc Trà My, Quảng Nam mỗi huyện hơn 100 triệu đồng và anh nêu yêu cầu ngay triển khai xây dựng nhà tình thương cho người nghèo. Sau 1 tháng 8 ngày, thấy hai huyện chưa triển khai xong, anh qua mạng xã hội yêu cầu chủ tịch 2 tỉnh “chỉ đạo ngay” và đòi lại số tiền 106 triệu đã ủng hộ.

Chuyện của anh cũng đã dẫn tới hai trường phái dư luận trên mạng, một là phê phán cách làm của anh, hai là ủng hộ cách làm của anh và đương nhiên không thể thiếu một luồng dư luận nữa là chửi chánh quyền hai huyện không ra gì, thậm chí còn cho rằng hai chuyện định “ỉm” tiền tài trợ của ông Hải.

Tôi thì nghĩ thế này.

Chuyện ông Hải làm từ thiện, đóng góp tiền cho hai chuyện là chuyện rất quý , rất tốt theo tinh thần tương thân tương ái của dân tộc.

Tuy nhiên, tôi không đồng tình với cách làm và cách ứng xử của anh.

Anh tài trợ cho huyện, thì cũng phải để huyện có thời gian rà soát, chọn đúng hộ ngheò để hỗ trợ. Sau đó còn phải triển khai dự án, phải xây dựng mới đáp ứng được hết yêu cầu của ông Hải.

Mà chính quyền huyện thì đương nhiên không phải chỉ có mỗi chuyện cứu trợ, còn rất nhiều việc khác cùng phải giải quyết nên họ chưa thể làm kịp trong vòng 1 tháng cũng là điều dễ thông cảm.

Anh Hải có thể quyết liệt, đó là tính cách của anh, nhưng anh cũng nên đặt mình vào vị trí của mấy anh chính quyền, giống như hồi xưa anh đã từng ở trong chính quyền để có cách nhìn và cách ứng xử phù hợp hơn.

Đằng này chưa gì anh đã trách móc, rồi lại lên tiếng đòi lại tiền.

Anh làm thế là động vào lòng tự trọng của biết bao con người.

Người đời bảo, của cho không bằng cách cho.

Hành động của anh còn khiến cho một số người không hiểu đúng bản chất sự việc lại quay ra nghĩ chính quyền hai huyện ăn chặn tiền từ thiện của anh.

Giá như anh bình tĩnh hơn, ứng xử hợp lý, hợp tình hơn.

Hôm nay anh lại lên tiếng đòi phải trả tiền ngay.

Tôi thấy cách làm của anh thiếu một chữ “tĩnh”.

Anh cứ làm thế này, người ta sẽ nhìn anh bằng con mắt khác và đến lúc chẳng ai dám nhận tiền tài trợ của anh nữa.

Mong anh hãy đi học một khóa thiền định.

Nguồn: danquyenvn.net 

Vì sao Việt Tân duy trì 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để chống phá bầu cử ?



Âm mưu của chúng là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.


Âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng

Ngày 23/5/2021 tới đây, toàn dân sẽ chính thức tham gia vào bầu cử Quốc hội khóa XV, Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 để chọn ra những người tài đức, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Các bước chuẩn bị đang được gấp rút hoàn thiện, trong đó dự kiến khu vực miền núi, hải đảo sẽ được tổ chức bầu cử sớm.

Càng gần đến thời điểm bầu cử, các thế lực thù địch càng tăng cường chống phá, tuyên truyền sai lệch với chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, nhằm mục đích gây hoang mang cho cử tri. Thời gian qua, tổ chức phản động Việt Tân đã cho lập mới 300 tài khoản, duy trì 1.000 tài khoản trên các mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, phá hoại tư tưởng.

Âm mưu của chúng là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, chúng sử dụng thư điện tử phát tán các tài liệu phản động với tiêu đề: “Hiến pháp Việt Nam năm 2021”, “Giải trình Hiến pháp Việt Nam năm 2021”…, kích động số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong nước thành lập các hội, nhóm, lôi kéo người dân tham gia chống phá bầu cử, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự.

Trao đổi với phóng viên VOV, Trung tá Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng phòng An ninh báo chí xuất bản  - Cục An ninh Chính trị Nội bộ (Bộ Công an) cho biết: “Thủ đoạn của các đối tượng là đăng tải, chia sẻ trên không gian mạng hàng ngàn bài viết xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng với công tác bầu cử. Chúng xuyên tạc rằng bầu cử chỉ là màn kịch dân chủ do Đảng đạo diễn, Đảng Cộng sản đang độc diễn bầu cử, không có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử này...”


Cũng theo Trung tá Nguyễn Ngọc Phương, các đối tượng chống phá còn đưa ra những yêu sách, kiến nghị vô căn cứ, cho rằng, quyền lực trong Quốc hội đã được thỏa hiệp, phân chia, việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội chỉ là hình thức.

Những lập luận của thế lực thù địch là vô căn cứ

Thực tế cho thấy, công tác bầu cử Quốc hội trong những nhiệm kỳ qua là dân chủ, tôn trọng đa số phiếu mà nhân dân bầu ra. Có rất nhiều người không phải Đảng viên nhưng cũng vẫn trúng cử Đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu chọn, điển hình như nhà sử học Dương Trung Quốc, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, khối người dân tộc thiểu số như các đại biểu Ka’H’Hoa (dân tộc Mạ, giáo viên ở Đắk Nông), Triệu Thị Huyền (dân tộc Dao, nông dân ở Yên Bái)...

Ở Quốc hội khóa XIV cũng có đến 15 đại biểu do Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử. Những điều này chứng minh việc bầu cử Quốc hội là tôn trọng ý kiến của đa số cử tri, chứ không phải “sắp xếp ghế” như các đối tượng chống phá xuyên tạc.

Theo đại diện của Cục An ninh Chính trị Nội bộ  (Bộ Công an), các thế lực phản động còn sử dụng chiêu trò “tự ứng cử”, đó là hô hào các nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô ủng hộ, kích động các nhà dân chủ, một số đối tượng có hoạt động “tự ứng cử” để gây rối, phá hoại bầu cử.


Khi bị loại ở vòng hiệp thương do không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì chúng lại rêu rao xuyên tạc, chỉ có những người theo phe Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử hay Đảng Cộng sản cố tình cản trở người ngoài Đảng ứng cử.

Thực tế cho thấy, những đối tượng tự ứng cử theo kiểu gây rối phần nhiều còn có hành vi phạm pháp. Do đó, tư cách của một công dân bình thường còn chưa đáp ứng được thì bị loại ở vòng hiệp thương là điều dễ hiểu. Điển hình như trường hợp của Lê Trọng Hùng (chủ facebook Hùng Gàn Lê) vừa bị cơ quan chức năng bắt về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo Trung tá Nguyễn Ngọc Phương, người dân cần tỉnh táo, không sa vào các “cạm bẫy lập luận” mà đối tượng giăng trên mạng: “Chúng tôi xin khuyến cáo người dân: Không tiếp tay cho những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về cuộc bầu cử, cũng như không chia sẻ, phát tán thông tin xấu độc, sai sự thật, kêu gọi hay ủng hộ tẩy chay bầu cử...”

Trung tá Phương nhấn mạnh, người dân nên cùng chính quyền đấu tranh, vạch mặt những cá nhân có hoạt động chống phá bầu cử, gây mất an ninh trật tự. Đồng thời, chia sẻ những thông tin chính thống, có dẫn chứng rõ ràng về cuộc bầu cử cũng là một cách để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân với cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.

Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, công tác chuẩn bị nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành thận trọng, bảo đảm đúng quy trình lựa chọn, giới thiệu người ứng cử. Đến nay, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương đã hoàn thành việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.

Theo thống kê sơ bộ, tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 1.084 người, trong đó có 205 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu, 803 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu, 76 người tự ứng cử, đạt tỷ lệ bình quân 2,17 lần so với tổng số đại biểu Quốc hội được bầu. Hội đồng Bầu cử quốc gia đang phối hợp với các cơ quan tập trung chỉ đạo tổ chức tốt việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng pháp luật./.


Trọng Nam /VOV.VN

2021/04/11

LINH MỤC NGUYỄN VĨNH TÂM VƯỢT GẦN 100 KM VỀ HÀ TĨNH LÀM CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

 Hoa Nam

Trái ngược hoàn toàn với những kẻ lợi dụng vị trí, tiếng nói của mình để chống đối, kêu gọi người dân không đi làm căn cước công dân (CCCD) có gắn chip, thì Giáo sư, Linh mục Nguyễn Vĩnh Tâm, dù công việc bận rộn tại giáo phận Vinh ông vẫn dành thời gian về xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) để làm CCCD theo chủ trương của Quốc hội và Bộ Công an, Công an tỉnh Hà Tĩnh.

Giáo sư, linh mục Nguyễn Vĩnh Tâm là người con ở vùng quê nghèo, rốn lũ của huyện miền núi Hương Khê. Sau khi tham gia quân ngũ tại Quân khu 4, ông đã đăng ký vào Đại chủng biện theo ơn gọi của Thiên Chúa và trở thành linh mục của giáo phận Vinh. Hiện nay, linh mục Nguyễn Vĩnh Tâm đang phụ trách giảng dạy tại Đại chủng viện Vinh, thuộc giáo phận Vinh (Nghệ An).

Hình ảnh vị linh mục cùng giáo dân phối hợp với cơ quan chức năng làm CCCD là một hình ảnh đẹp về nhân cách của Người mục tử. 

Với sự hưởng ứng nhiệt tình của các linh mục và quần chúng nhân dân, sự hướng dẫn tận tình, tinh thần trách nhiệm của, các cán bộ, chiến sỹ, trong ngày 6/4 Công an xã Điền Mỹ đã khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục làm CCCD có gắn chíp cho các linh mục và người dân, đảm bảo quyền lợi cho chức sắc tôn giáo và toàn thể quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Các linh mục trên địa bàn xã Điền Mỹ, đặc biệt là Linh mục Nguyễn Vĩnh Tâm là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức của người Mục tử, như lời  Giáo hoàng Francesco và Tòa thành Va-ti-căng khi khuyến khích cộng đồng Công giáo ở Việt Nam "sống phúc âm giữa lòng dân tộc", "người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt", tích cực đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước.

BỨC THƯ CỦA ÔNG ĐẠI SỨ MỸ TỐ CÁO GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP


Như tin trước đó từ trang website của Giáo phận Hà Tĩnh cho biết: "Hôm nay, ngày 19 tháng 03 năm 2021, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức thánh cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P. từ nhiệm sứ vụ Giám mục Chính toà Giáo phận Hà Tĩnh; đồng thời, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục hiệu tòa Catrum và đang là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh “trống tòa và theo ý Toà Thánh” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis)". 


Ông Đại sứ Mỹ, Giám mục Nguyễn Thái Hợp và bức thư chúc mừng, cảm ơn được nói đến (Nguồn: FB). 

Và chỉ cần đúng 6 ngày sau đó, ông Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Daniel J. Kritenbrink đã có thư chúc mừng gửi tới Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Toàn văn bức thư như sau: "Kính thưa Giám mục Hợp:

Thay mặt Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến ngài nhân dịp ngài về hưu.

Nhiều năm qua, ngài đã tiếp đón tôi và nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ đến giáo phận Hà Tĩnh và Vinh trong tinh thần hợp tác gần gũi và chia sẻ quan điểm cởi mở, thẳng thắn. Tôi trân trọng tình bạn với ngài và những cuộc thảo luận hiệu quả mà chúng ta đã có với nhau trong nhiều năm qua. Thành quả phụng sự và lãnh đạo mục vụ của ngài, cùng sự hỗ trợ kiên quyết cho tự do tôn giáo và nhân quyền của ngài đã lay động cuộc sống của nhiều người.

Giờ đây ngài nghỉ ngơi sau một sự nghiệp phụng sự lâu dài, tôi xin chúc ngài hưởng thời gian hưu trí an lành và hạnh phúc.

Trân trọng,
Daniel J. Kritenbrink". 

Và cũng đáng nói, đáng lưu tâm khi những dòng tái bút cuối cùng, vị đại sứ này còn viết thêm: "Tái bút (viết tay): Xin chúc mừng ông bạn của tôi! Tôi sẽ nhớ về ông!".

Chân dung Giám mục Nguyễn Thái Hợp (Nguồn: fb). 

Theo dõi bức thư nhiều người sẽ dễ dàng nhận ra thứ tình cảm đặc biệt của ông Đại sứ Mỹ dành cho vị Giám mục sinh năm 1945 gốc Nghệ An mới nghỉ hưu này. Những dòng viết thêm phần "tái bút" cho thấy rõ hơn phần nào tình cảm và mối quan hệ đặc biệt đó. 

Và từ những cảm nhận ban đầu đó, lục lọi vào quá khứ và theo dõi kỹ hơn những diễn biến xảy ra khi một Đức Giám mục tại VN nghỉ hưu, chúng ta mới thấy, không nhiều Giám mục có được cái vinh dự như Giám mục Nguyễn Thái Hợp. 

Vinh dự vì đây là lần đầu tiên một Giám mục (sau 1975) nghỉ hưu mà được ông Đại sứ của một cường quốc như nước Mỹ có thư chúc mừng và cảm ơn. 

Nước Mỹ là một cường quốc lớn của thế giới và bản tính thực dụng dạy cho họ nên làm cái gì, không nên làm cái gì và làm trong bối cảnh nào. Hiểu được điều đó để thấy, không phải ngẫu nhiên, họ (Đại sứ quán Mỹ) lại có bức thư trên, dù họ biết rằng, khi được công khai nó sẽ ít nhiều gây ra những hiệu ứng ngược. Nhưng họ vẫn làm... và vì thế chắc chắn giữa họ (nói chung là nước Mỹ) với Giám mục Nguyễn Thái Hợp có một mối thâm tình, một mối quan hệ mà không phải một người VN, thậm chí công dân của một nước khác mới có được! 

Chính điều đó khiến không ít người trong chúng ta phải tò mò và cố gắng đi tìm những đáp án với tư cách là lí do có sự thâm tình, bền chắc đến độ đó giữa ĐSQ Mỹ với Giám mục Nguyễn Thái Hợp. 

Và trong bối cảnh bức thư không đề cập đến, ông Đại sứ và Giám mục Nguyễn Thái Hợp không chia sẻ thì lí do này xem chừng khó mà giải mã cho được. Nhưng rồi, trong vô vàn những thông tin có được về mối quan hệ này, chúng ta sẽ phải xem xét lại những điều được nói ra, cứ liệu trong bài viết ra đời khá sớm, ngay những thời điểm đầu khi Tòa thánh bổ nhiệm ông (Nguyễn Thái Hợp) làm Giám mục Giáo phận Vinh: "Từ năm 1989 đến năm 1994, ông ta kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas tại Lima, Péru. Trong thời gian này, ông ta còn tham gia giảng dạy và tham dự Hội nghị Thiên chúa giáo tại nhiều nước châu Mỹ Latinh như Brazil, Colombia, Costa Rica, Venezuela, Bolivia, Cộng hòa Dominicana… Năm 1994, ông ta được phong Tiến sĩ danh dự về Thần học luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời ở São Paulo, Brazil.Năm 1995 ghi một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Thái Hợp. Từ Brazil, ông ta được đưa sang Mỹ qua ngả Canada để dự một khóa học ngắn hạn về “đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” và phương thức tiến hành “cách mạng sắc màu” do Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (National Endowment for Democracy- NED) và Quỹ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Quỹ này đảm nhận phần hoạt động hợp pháp bên ngoài của các chiến dịch bí mật của CIA. Bắt đầu từ đây, Nguyễn Thái Hợp được sử dụng như một con bài chính trị trong mưu toan thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam mà CIA thực hiện như một phần tiếp theo của kế hoạch hậu chiến sau khi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh thất bại và buộc phải chuyển đổi thành Việt Nam Canh tân cách mạng đảng (tức Việt Tân).

Tuy nhiên, CIA không vội đưa Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam. Để che giấu tung tích về thời gian 1 năm được huấn luyện tại Mỹ, trong 8 năm từ 1996 đến 2000, Nguyễn Thái Hợp được bố trí giảng dạy tại Phân khoa Xã hội học thuộc Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô, Roma, một phân khoa bổ trợ bình thường ít được chú ý như các phân khoa triết học và thần học.

Năm 2000, Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam nhưng không giữ chức sắc nào trong giới Thiên Chúa giáo Việt Nam. Ông ta giấu mình trong một vỏ bọc khi giữ chức Giám đốc học vụ của Trường dòng Đa Minh Việt Nam và là thành viên của Ủy ban Giáo lý đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Nguyễn Thái Hợp đã tham gia nhiều hoạt động xã hội nhằm gây lòng tin trong dư luận người dân theo Thiên chúa giáo. Ông ta thành lập và hướng đạo Nhóm Đức tin và Văn hóa, một tổ chức hoạt động bất hợp pháp. Ông ta cũng mở lớp “Thần học giáo dân” trái phép vào năm 2000. cả hai tổ chức này đều nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của Giáo hội Việt Nam, không được Nhà nước cấp phép. Ông ta cũng tổ chức Lễ Hội Giáng Sinh của các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; lập Phòng khám từ thiện Mai Khôi để chăm sóc và chữa trị những người có HIV/AIDS; thường xuyên tổ chức các chuyến khám bệnh cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao" (Xem thêm: http://thuongdan.com/tieu-su-nguyen-thai-hop-giam-muc-giao-phan-vinh.html). 

Và trong khi chưa có thêm bất cứ cứ liệu nào xác đáng, thuyết phục hơn thì đó có thể xem là lời lí giải xác đáng hơn cả. Nó cũng phù hợp với những sự bất thường và khó hiểu trong quan hệ giữa Đại sứ quán Mỹ với một vị Giám mục mới nghỉ hưu, người mà lẽ ra theo lẽ thường, họ (người Mỹ) có thể "bỏ rơi" hoặc im lặng mãi mãi. 

Bức thư vì thế có thể xem là một sự tri ân của người Mỹ dành cho vị Giám mục "cộng rắn cắn gà nhà" này! 

An Chiến

"VỀ LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ PHẢI THẬT SỰ ĐOÀN KẾT, NHẤT TRÍ, PHẢI ĐI SÂU ĐI SÁT, PHẢI LÃNH ĐẠO THIẾT THỰC VÀ TOÀN DIỆN”



Lời huấn thị trên được trích trong thông báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nội dung đợt chỉnh huấn cho toàn Đảng, toàn dân, do Trung ương phát động, khi Người về thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ tỉnh Bắc Giang ngày 6-4-1961.



Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu đội ngũ cán bộ phải đề cao và thực hành đoàn kết, nhất trí, giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí như giữ gìn con ngươi của mắt mình, phải rèn luyện phong cách lãnh đạo sâu sát, tỉ mỉ, gắn bó với cơ sở, gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phải thiết thực và toàn diện, tránh phô trương, hình thức. Theo Bác, sau khi nghị quyết được ban hành, phải tổ chức tốt việc thực hiện nghị quyết, để nghị quyết đi vào cuộc sống. Muốn vậy, đòi hỏi người cán bộ phải sâu sát, tỉ mỉ, phải “đi tận nơi, xem tận chỗ”.


Thực hiện lời Bác dạy, hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của việc xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, xem đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ sống còn của Đảng, của dân tộc. Đặc biệt, trong thời kỳ mới, Đảng luôn quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất; kiên quyết chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã thu được kết quả rất quan trọng, tiếp tục nâng cao vị thế, khẳng định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng đã luôn giữ gìn sự đoàn kết nhất trí, phấn đấu hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng…


Để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, kiên quyết đấu tranh, khắc phục những hạn chế, yếu kém, mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng nói chung, trong Đảng bộ Quân đội nói riêng, luôn gương mẫu đi đầu thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Cán bộ, đảng viên phải có tác phong dân chủ, quần chúng, sâu sát, gần gũi, chân thành lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và thành tâm tiếp thu sự phê bình của quần chúng, luôn đề cao tự phê bình và phê bình.


QĐND

2021/04/09

“Té nước theo mưa”


Những ngày gần đây, cả đất nước Myanmar sục sôi như chảo lửa vì các cuộc biểu tình của một bộ phận nhân dân quá khích, bị kích động, dẫn dắt của các thế lực thù địch. Ngoài ra còn có cả những hành động đàn áp biểu tình của chính quyền quân sự bằng vũ lực. Ở đây, không bàn đến chuyện ai đúng ai sai, thế lực nào đứng sau biên kịch, đạo diễn, dàn dựng và “hà hơi” tiếp sức cho các cuộc biểu tình, bạo loạn ở Myanmar hiện nay, song qua các sự việc đáng tiếc đã và đang diễn ra trên đất nước bạn, chúng ta cần cảnh giác với những thủ đoạn mới, thâm hiểm của các thế lực thù địch, phản động, có ác cảm với Việt Nam.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống các đài phát thanh hải ngoại chống cộng, chống chế độ, chống Việt Nam đang ngày đêm hướng cánh sóng vào Việt Nam và internet, mạng xã hội; các thế lực thù địch, phản động đã và đang thực hiện các thủ đoạn vô cùng tinh vi, xảo quyệt, nham hiểm nhằm vào một bộ phận nhân dân trong nước thiếu thông tin, nhẹ dạ cả tin hay bất mãn, chống đối chế độ. Các thủ đoạn đó tuy không mới, song lại được thực hiện bằng những phương thức, cách thức mới.

Trước hết, bọn chúng lợi dụng các cuộc biểu tình, gây rối, bạo loạn ở Myanmar để kích động, lôi kéo người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ: “Hãy đứng lên đấu tranh, noi gương giới trẻ Myanmar”. Trên các đài phát thanh hải ngoại chống cộng có tiếng như VOA, RFA, RFI, BBC tiếng Việt, trên các mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter..., những hình ảnh, thông tin, bài viết được cắt ghép rất giật gân, đề cao sự “hy sinh cao cả” cho lý tưởng của thanh niên Myanmar như: “Tự hào khi có những con người và gia đình quả cảm”, hay “Lịch sử Myanmar sẽ ghi ơn những người đã hy sinh cho đất nước”, “Anh hùng tử, khí hùng bất tử”, hoặc “Ngưỡng mộ hoa hậu xứ người, người đẹp, nhân cách đẹp”… Trong đó, bọn chúng thổi phồng, thêu dệt nên những cái chết lãng xẹt, những hành động mù quáng, những phát ngôn nông cạn của người biểu tình Myanmar bằng những mỹ từ, những lời tâng bốc có cánh, kiểu như “Trước khi trút hơi thở cuối cùng vì những vết thương chí mạng do làn đạn của độc tài quân phiệt, người thanh niên Miến Điện này đã cố gắng hết sức mình lần chót, đưa ba ngón tay ra, biểu tượng của cuộc đấu tranh của dân tộc Miến Điện. Họ là những anh hùng, khí hùng bất tử”… “Đất nước Miến Điện có quyền tự hào khi có những con người bất khuất và gia đình quả cảm”. “Bất khuất” hay “quả cảm”, “đất nước biết ơn hay không” thì chưa thấy, song bỏ mạng là có thật. 

Người biểu tình Myanmar đang tự đánh mất “niêu cơm” của mình, tự mình đánh mất kế sinh nhai, việc làm của mình khi đốt phá thành quả của nền kinh tế, trong đó tập trung vào các công ty nước ngoài. Rồi đây, khi mọi chuyện qua đi, dù chính quyền nào - dân sự hay quân sự - lên nắm quyền thì đất nước Myanmar phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để tái thiết lại đất nước, để xây dựng lại mối đoàn kết nhân dân; cũng phải có trách nhiệm bồi hoàn tài sản mà công dân họ đã đập phá ngày hôm nay. Tiền đó cũng chính là tiền thuế của nhân dân đóng góp mà thôi. Thật là thiệt đơn, thiệt kép.

Rồi chúng cố tình lợi dụng hiện tượng ở Myanmar, khẳng định Myanmar đang được lãnh đạo bởi chính quyền quân sự, một chính quyền độc tài quân phiệt nên người dân biểu tình, bạo loạn. Chúng không hiểu hay cố tình không hiểu gốc rễ của vấn đề là những mâu thuẫn đã âm ỷ từ lâu trong nội bộ Myanmar do sự xúi giục, giật dây, lôi kéo của các thế lực thù địch. Cả 2 thế lực dân sự hay quân sự của Myanmar vốn từ lâu đã cơm không lành, canh chẳng ngọt, lại được sự hậu thuẫn ngấm ngầm của các thế lực ngầm nên sự việc giới quân đội đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự, bắt giam bà Aung San Suu Kyi chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi. Chúng cho rằng, Việt Nam được lãnh đạo bởi một đảng duy nhất, như vậy sẽ tạo nên sự độc tài, độc đoán chuyên quyền, toàn trị, là không có dân chủ, nhân quyền(?). 

Vì vậy, chúng kêu gọi người dân Việt Nam hãy học tập nhân dân Myanmar, xuống đường biểu tình, thậm chí bạo loạn, hãy vùng dậy để đòi cho mình quyền sống, quyền tự do, dân chủ theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”, “không thành công thì cũng thành nhân”. Đây là một thủ đoạn rất thâm hiểm.

Từ vấn đề biểu tình chống chính quyền quân sự ở Myanmar, chúng dẫn dắt, xuyên tạc rồi quy chụp về chính trị, đổ lỗi cho mọi vấn đề rối ren tại Myanmar hiện nay là do Trung Quốc. Từ đó, chúng kêu gọi, kích động nhân dân Việt Nam hãy chống Trung Quốc, đập phá các cơ sở kinh tế của Trung Quốc như người Myanmar đã và đang làm. Với một cái tít rất giật gân “Tiền không thể mua được tinh thần yêu nước của người dân Myanmar”, trong đó bọn chúng trích dẫn lời phát biểu (đúng hay không chỉ bọn chúng mới biết) của một doanh nhân Trung Quốc ở Myanmar: “Tôi cho bao nhiêu tiền họ cũng không lấy, họ chỉ muốn đuổi người Trung Quốc đi”. Đối với vấn đề này, chúng ta là những người thấu hiểu hơn ai hết, vì những sự việc đáng tiếc đã xảy ra tại Bình Dương, Đồng Nai năm 2014, bọn chúng cũng lợi dụng vấn đề Formosa để kích động người dân Việt Nam đập phá các doanh nghiệp nước ngoài, phần lớn là của Trung Quốc và Đài Loan - mà hậu quả thế nào thì chúng ta cũng đã biết.

Mặc dù thủ đoạn không mới, song cách thức thực hiện lại rất nguy hiểm ở chỗ sử dụng ưu điểm vượt trội của internet và mạng xã hội để kích động, xúi giục, lôi kéo người dân Việt Nam biểu tình, gây rối, bạo loạn, các thế lực thù địch, phản động đã và đang đẩy mạnh các hoạt động chống phá Việt Nam, nhất là khi chúng ta chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Mọi người dân cần phải hết sức tỉnh táo, tiếp cận thông tin đúng cách, phân biệt rõ đúng - sai, nhận biết rõ âm mưu cấu kết, chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch để không tự biến mình thành những con thiêu thân mù quáng trước âm mưu thâm độc của chúng.

H.L/Báo Bình Phước.

Nguyễn Văn Hóa có thuộc về một phong trào biểu tình bất bạo động không?

 

Loa Phường

Lâu nay, giới chống Cộng vẫn thường tô vẽ một số gương mặt trẻ trong đội ngũ của họ thành “tượng đài”để giới trẻ Việt Nam noi theo. Khi làm việc này, họ đã thực hành đúng bài vở trong các sách hướng dẫn làm cách mạng đường phố do người Mỹ soạn – vốn từng được áp dụng để xây dựng hình ảnh cho Joshua Wong ở Hong Kong và Wael Ghonim ở Ai Cập. Nguyễn Văn Hóa - người từng lĩnh án 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” vào năm 2017 – chính là một trong những nhà chống Cộng trẻ đang được tô vẽ thành “tượng đài” như vậy. 



Tuy nhiên, giới trẻ Việt Nam có nên noi theo Hóa không, đó lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Theo mô tả của giới chống Cộng, thì Nguyễn Văn Hóa đã bị bắt do quay phim và đưa tin về “phong trào biểu tình bất bạo động” vào năm 2016 và 2017, do ngư dân tự tiến hành để phản đối vụ xả thải gây ô nhiễm biển của nhà máy thép Formosa. Tuy nhiên, trong thực tế, phong trào biểu tình này được đạo diễn bởi đảng Việt Tân cùng những linh mục Công giáo cực đoan ở các tình miền Trung, nhằm tạo ra một cuộc cách mạng đường phố để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Và nó cũng không bất bạo động. 

Tính chất bạo động đã hiện diện rải rác suốt đợt biểu tình. Ngay từ cuộc biểu tình đầu tiên (hôm 07/07/2016), người biểu tình đã dùng gậy gộc và gạch đá tấn công cảnh sát, trong khi cảnh sát đánh bằng dùi cui khiến một số người bị thương. Tối 02/04/2017, sau một vụ xô xát giữa công an và nhóm cầm đầu biểu tình, một trong số này là Hoàng Đức Bình (đảng viên Việt Tân) đã  “bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng, làm 1 đồng chí công an bị thương; bao vây, đập phá tài sản nhà trưởng công an xã Thạch Bằng”. Ngày hôm sau, các linh mục và nhóm đảng viên Việt Tân đã kéo đoàn biểu tình đến chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà và đập phá tài sản. Trước đó, đoàn biểu tình cũng chặn Quốc lộ 1A và dùng gạch đá tấn công những xe định vượt qua điểm chặn, khiến giao thông ách tắc trong nhiều giờ. Có thể nói chính những biến cố “nóng” này, cùng việc đảng Việt Tân đưa biểu tượng chiếc ô của “cách mạng dù vàng Hong Kong” vào đoàn biểu tình, đã khiến nguy cơ về một cuộc cách mạng đường phố trở nên quá rõ ràng, và góp phần khiến Nguyễn Văn Hóa bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” chỉ 3 ngày sau đó (sau khi bị bắt tạm giam vì tham gia đảng Việt Tân từ tháng 01/2017).

Sau 10 năm bùng phát, các cuộc cách mạng đường phố ở Bắc Phi và Trung Đông đã chỉ khiến vùng đất này chìm vào nội chiến, hỗn loạn, suy thoái, ngoại thuộc. Có nên tôn vinh Nguyễn Văn Hóa không, khi phong trào biểu tình mà Hóa đại diện vừa không làm tròn lời hứa “bất bạo động” của mình, vừa nằm trong kế hoạch tạo ra một cuộc cách mạng đường phố như thế?

2021/04/08

Xôn xao clip chủ tịch huyện khuyên doanh nghiệp 'đi làm phải có phong bì'


Trên mạng xã hội vừa xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh một lãnh đạo huyện đang trao đổi với nhiều người trong quán cà phê; vị lãnh đạo nói: "Đi làm mà không có phong bì thì không trôi được".

Ngày 7/4, ông Đặng Thanh Nam, Chủ tịch UBND huyện Kon Plong, Kon Tum cho biết, video clip có nội dung "khuyên doanh nghiệp đi làm phải có phong bì" là sản phẩm cắt dán chứ không phải sự thật. Ông Nam khẳng định đang phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra rõ sự việc này.

Trước đó, ngày 27/3/2021, trên mạng xã hội Youtube xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh ông Đặng Thanh Nam - Chủ tịch UBND huyện Kon Plong - cầm micro để trao một vấn đề với nhiều người. Âm thanh phát ra từ micro có nội dung: "Đi làm việc phải có phong bì, phong bao. Không phong bì, phong bao thì không trôi được".

Hình ảnh cuộc nói chuyện lan truyền trên mạng (Ảnh cắt từ clip)

Địa điểm ông Nam phát biểu trong đoạn video nêu trên được cho là tại quán cà phê Bạch Dương, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong.

Khi đoạn video trên lan tràn trên mạng xã hội, đã có nhiều ý kiến bức xúc trước nội dung của câu nói của vị chủ tịch huyện.

Ông Nam giải thích, nội dung trong đoạn video đã bị cắt dán. Ngoài ra, ông Nam cho biết đang làm văn bản phản hồi, xử lý trước thông tin trên.

Phạm Hoàng (dantri.com.vn)