2017/01/03
CHIÊU BÀI CHỐNG PHÁ TRÊN LĨNH VỰC DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Bất kỳ một nhà nước nào, một thể chế chính trị xã hội nào, để điều hành đất nước, xây dựng môi trường xã hội ổn định, an ninh, an toàn và đặc biệt để ngăn chặn những hành vi tuyên truyền, chống phá nhà nước cũng phải xây dựng những điều luật hình sự nhằm điều chỉnh và xử lý những hành vi đó.
Ngay như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, một quốc gia luôn tự cho mình là dân chủ nhất. Trong Bộ Hình luật của mình cũng đã từng có điều 2385 về tội danh “Vận động lật đổ chính quyền”, quy định: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hoặc phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng", hay “Đạo luật Phản loạn” năm 1798 của Hoa Kỳ quy định: "Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến mọi văn bản sai sự thật, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội", là những luật có nội dung tương tự những đạo luật Việt Nam mà Hoa Kỳ đang phản đối.
Người đàn bà Cấn Thị Thêu - lợi dụng dân chủ, nhân quyền
gây rối hiện đang chấp hành án tù giam 20 tháng
Không ngoài quy luật trên, để bảo vệ nhà nước XHCN, Việt Nam cũng phải xây dựng và từng bước hoàn thiện Bộ luật hình sự, trong đó Điều 88 quy định về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cụ thể: Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Trong thời gian vừa qua, lực lượng phản động trong nước được sự hỗ trợ của bọn phản động ở nước ngoài tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng triệt để khai thác các trang mạng xã hội như face book, zalo, internet để viết bài xuyên tạc, vu cáo về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nguy hiểm hơn chúng kích động những người nhẹ dạ, cả tin tiến hành biểu tình gây bất ổn về tình hình an ninh chính trị trên một số địa bàn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó nổi lên tổ chức Đảng Việt Tân; Khối 8406; Hội “Anh em dân chủ”…. Các cá nhân như: Trần Anh Kim; Nguyễn Văn Đài; Lê Thị Công Nhân; Nguyễn Hữu Quốc Duy; Nguyễn Hữu Thiên An; Lê Thu Hà và lực lượng phản động đội lốt tôn giáo.
Căn cứ vào Điều 88 Bộ Luật hình sự, các cơ quan chức năng của ta đã bắt và xử tù các đối tượng trên nhưng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc ra “thông báo” có nội dung xuyên tạc, vu cáo các cơ quan chức năng của Việt Nam “giam giữ trái phép”, đồng thời kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các đối tượng trên. Hay trong Báo cáo Nhân quyền năm 2015 của Mỹ cho rằng “ Chính phủ Việt Nam hạn chế nghiêm trọng các quyền chính trị của công dân; giới hạn các quyền tự do, kể cả tự do lập hội, hội họp và biểu đạt; hạn chế tự do ngôn luận và đàn áp sự bất đồng chính kiến; hạn chế tự do internet và tự do tôn giáo”. Phải chăng đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền nhằm cổ xúy cho các tổ chức, các nhân phản động tiến hành chống phá; mở đường cho các tổ chức “xã hội dân sự” thành lập, phát triển tạo thành lực lượng đối lập với Đảng và Nhà nước ta.
Trước thủ đoạn trên của địch, chúng ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, không bị giao động trước các luận điệu xuyên tác của địch, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng. Đồng thời, phải tích cực đấu tranh chống lại vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của địch góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Thấy gì từ công văn của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam?
Mẹ Đốp
Từ Fb Lăng Khắc Trọng đăng tải công văn số 455/CV-LH ngày 29/12/2016 của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam do tổng thư ký Đoàn Thanh Nô ký gửi tới các Hội Văn học nghệ thuật trực thuộc.
Ngoài nội dung thông báo về về việc Phòng cảnh sát PC & CC số 3 sẽ kiểm tra công tác Phòng cháy chữa cháy đối với Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, số 66, Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội vào lúc 09h ngày 04/1/2017 và yêu cầu các Hội trực thuộc cử đại diện tham gia Tổ công tác với đoàn kiểm tra. Công văn còn đề nghị: "Nhân dịp đầu năm 2017, đề nghị quý hội cón chút quà chúc mừng năm mới cho đoàn kiểm tra".
Điều đáng nói, công văn này được ban hành ra sau phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương ngày 28/12 về tinh thần cấp dưới không chúc Tết cấp trên, các tỉnh, thành không ra Trung ương chúc Tết và Thành ủy Hà Nội đã có văn bản ngày 28/12/2016 về tổ chức Tết 2017, "trong đó nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà cấp trên dưới mọi hình thức. Đồng thời không sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động cá nhân trong dịp Tết".
Về mặt khách quan mà nói thì do là một tổ chức đoàn thể nên Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các tổ chức trực thuộc nói chung không liên quan quá nhiều về 2 động thái mới đây nhất của Thủ tướng Chính phủ và Thành ủy Hà Nội. Việc lên án, thậm chí là nặng lời khi nói về công văn của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam vì thế sẽ không phù hợp. Song, có thể xem đây là một sự biến tướng của việc chúc quà tết mà Chính phủ và nhiều ban ngành đang muốn làm nghiêm để chấn chỉnh sự biến tướng của hình thức biếu xén, hối lộ.
Sẽ không quá khó để nhận diện động cơ của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong công văn này và sau đó là gì! Vậy nên, thiết nghĩ để không xảy ra tình trạng thiếu thống nhất trong thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và để công cuộc phòng chống tham nhũng thực sự đi vào chiều sâu, thực chất. Đã đến lúc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với tư cách là tổ chức tập hợp các tổ chức đoàn thể, các giai tầng trong xã hội cũng nên có những hình thức nói không với chúc quà tết ngay từ bây giờ!
CHẤP THUẬN CHO LINH MỤC DÂNG LỄ TẠI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG TRONG DỊP NOEL, CHÍNH QUYỀN TỈNH NGHỆ AN ĐANG HƯỚNG ĐẾN ĐIỀU GÌ?
Như đã nói ở bài viết VÌ SAO UBND TỈNH NGHỆ AN TỪ CHỐI VIỆC DÂNG LỄ NGOÀI CƠ SỞ TÔN GIÁO TẠI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (NGHỆ AN)?, với lí do "lo sợ các phản ứng của đồng bào dân tộc thiểu số với các tín ngưỡng bản địa, dân gian sẽ xung đột, mâu thuẫn với các nghi lễ của đạo Công giáo nên UBND tỉnh đã có văn bản không đồng ý và đề nghị phía giáo hội nên chờ một thời gian để chính quyền địa phương làm công tác tư tưởng cho người dân nơi đây trước khi thực hiện". Ngày 13/09/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có công văn số 7085/UBND-NC trả lời gửi tới Linh mục Phạm Trọng Phương về việc chưa chấp thuận đề xung quanh đề nghị xin dâng lễ ngoài cơ sở tôn giáo tại địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An) của Linh mục này.
Linh mục Phạm Trọng Phương, Quản nhiệm Giáo họ Con Cuông (huyện Con Cuông, Nghệ An) lúc đó đã có một số phản ánh theo ghi nhận là thiếu tích cực. Cụ thể Linh mục này đã viết trên FB cá nhân (Phương Phạm) như sau:
"Xin mọi người cho biết ý kiến về thư của UBND tỉnh Nghệ an số 7085/UBND-NC gửi cho tôi liên quan đến việc xin dâng lễ ngoài cơ sở tôn giáo!
Liệu thư trả lời này ( nhất là nơi điểm số 2) có đúng không khi tổ chức sinh hoạt tôn giáo? Liệu có ngược với câu nói rất đúng của Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ Tịch MTTQ tại Đại hội lần 13 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 4/10/2016: "ở đâu có đồng bào công giáo thì ở đó có cuộc sống bình yên, ở đâu có đồng bào công giáo thì ở đó có kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển."; và ông cũng nói tiếp "Công giáo luôn gắn liền với bình an, đoàn kết và phát triển."
Nếu vậy, Bác Thiện Nhân ơi hãy điện thoại với các chú "lãnh đạo" của Tỉnh Nghệ An để nói cho họ biết "công giáo là gì? Và nhắc nhủ để họ đừng nghĩ rằng sinh hoạt công giáo là " không phù hợp, là ảnh hưởng đến phong tục tập quán tín ngưỡng, văn hoá của đồng bào,...????" ( lược trích số 2 trong thư trả lời Số: 7085/UBND-NC về việc đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo tại huyện Tương Dương). Nếu không các chú " lãnh đạo" cấp dưới đang đi ngược lại với "pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo" và chồng chéo trong cách làm việc của "tổ chức" nhà nước?!".
Về nội dung này, blog Việt Nam mới đã có một bài cắt nghĩa những băn khoăn, hiểu lầm của Linh mục Phạm Trọng Phương tại đây.
Ở bài viết mới này, không có ý nói thêm hay bàn thêm về những điều đã diễn ra. Chỉ xin được thông tin thêm về một động thái mà có thể xem đó là thiện chí của chính quyền tỉnh Nghệ An với Giáo hội Công giáo Giáo phận Vinh nói chung, bà con giáo dân trên địa bàn huyện Tương Dương nói riêng.
Theo đó, mặc dù có văn bản trả lời chưa chấp thuận đề nghị xin dâng lễ ngoài cơ sở tôn giáo tại địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An). Song mới đây nhất, thể theo nguyện vọng của Linh mục Phạm Trọng Phương, cũng như đại diện các hộ dân tại đây, trước thềm Noel năm 2016, UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Tương Dương đã chấp thuận để Linh mục Phương được lên dâng lễ cho bà con trong dịp lễ Noel.
Một số hình ảnh về thánh lễ vừa qua tại thị trấn Hòa Bình, huyện Con Cuông:
Hi vọng rằng, sau chuyện này, Linh mục Phương và bà con giáo dân trên địa bàn huyện Tương Dương sẽ không còn suy nghĩ chính quyền làm khó hay cấm cản sinh hoạt tôn giáo.
An Chiến
BẾ TẮC CÂU VIEW, SBTN NGHĨ RA TRÒ DỰA HƠI BÙI THANH HIẾU
Về Saigon Broadcasting Television Network thì có lẽ không cần nói thêm bất cứ điều gì bởi với tư cách là tổ chức ngoại vi của tổ chức Việt Tân (tổ chức vừa bị Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố) thì việc chung mục đích, động cơ chính trị giữa SBTN với Việt Tân là điều dễ hiểu. Đó cũng là lí do tại sao, cũng như những trang tin độc hại khác, SBTN đã bị Bộ Thông tin & truyền thông Việt Nam đưa vào danh sách hạn chế truy cập.
Lâu nay, để giúp cho những độc giả của mình có thể tiếp cận những thông tin do mình tạo nên, SBTN đã khuyến cáo và hướng dẫn như sau: "Nếu bị chặn vào website SBTN, xin quý vị hãy cài đặt phần mềm Ultrasurf để có thể cập nhật tin tức của chúng tôi: http://ultrasurf.us/". RFA, RFI, VOA và nhiều nhà đài có xu hướng chống Việt Nam khác cũng áp dụng cách thức này để đưa tin.
Ấy vậy nhưng, có một thực tế dễ thấy là dường như với cách thức này không chỉ những trang tin này không thu hút được các lượt người tiếp cận. Thậm chí, nó vô tình biến thành một dấu hiệu để những người thạo tin nhận diện đó là những trang tin có nội dung chống đối và khiến cho lượt truy cập trở nên sụt giảm. Để khắc phục điều này, mới đây nhất SBTN đã có một sáng kiến và xin được gọi sáng kiến đó là "độc nhất vô nhị". Xin lược trích toàn bộ sáng kiến của SBTN trước khi nói đôi điều như sau:
"Trên trang Facebook của Thanh Hieu Bui đã cho phổ biến một video của Truyền Thông Thái Hà, có bài chia sẻ của Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong C.Ss.R, trong Thánh lễ cầu cho Công lý và Hòa bình tại nhà thờ Thái Hà, Giáo hạt chính tòa, Tổng Giáo phận Hà Nội. Buổi giảng diễn ra vào lúc 20g00 Chúa nhật ngày 01.01.2017- ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Hòa Bình- đã gây chấn động lương tâm của những người Việt Nam yêu nước. Mời quý độc giả lắng nghe toàn bộ bài giảng của Cha Phong trong bài viết sau đây".
Bài của Truyền thông Thái Hà và SBTN trên trang Fb của Bùi Thanh Hiếu (Nguồn: FB).
Theo đó, để truyền tải các thông tin trên trang của mình, SBTN đã giới thiệu cho độc giả của mình tiếp cận thông qua một trang trung gian là Fb cá nhân của Bùi Thanh Hiếu. Và theo cách diễn đạt của SBTN thì nhà đài này đã đạt được thỏa thuận với Hiếu trước khi phổ biến các tin bài của mình trên trang của Hiếu: "Trên trang Facebook của Thanh Hieu Bui đã cho phổ biến một video của Truyền Thông Thái Hà...".
Với những sự ưu việt hơn của mình thì Fb đang có những lợi thế đặc biệt trong quá trình truyền tải thông tin, nhất là những luồng thông tin có tính đa chiều, chưa được kiểm duyệt. Việc các trang tin thành lập thêm các trang Fb hoặc Fanpage để quảng cáo cho trang của mình là hệ quả tất yếu của sự ưu việt mà FB đang nắm giữ này! Tuy vậy, việc công khai nương nhờ vào một FB để câu view, kiếm khách cũng có lẽ là lần đầu tiên thấy. Nó không chỉ cho thấy sự thiếu thu hút của SBTN trên phương diện thông tin mà xem chừng nó cho thấy sự hạ mình đến hèn hạ của nhà đài này trước những khó khăn trước mắt.
An Chiến
TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN VINH NĂM 2016: ĐIỀU GÌ ĐƯỢC BÀN ĐẾN NHIỀU NHẤT?
Thông báo từ Website chính thức của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh (Gpvinh.com) cho biết: "Tạm gác lại những lo toan bộn bề của công tác mục vụ, chiều ngày 26.12.2016, quý Đức Giám mục và hơn 260 linh mục trong toàn giáo phận đã tề tựu về tại Đại Chủng viện Vinh Thanh để tham dự tuần Tĩnh Tâm Năm. Đây là quãng thời gian quý giá, quan trọng và cũng rất thích hợp với những ngày cuối năm, để các linh mục tìm gặp Chúa nơi sâu thẳm con tim mình, để được Người sưởi ấm, làm mới lại và đổ đầy sức sống thiêng liêng cho hành trình tận hiến. Đây cũng là dịp để các ngài nhìn lại bản thân trong hành trình ơn gọi, kín múc nguồn thần lực cho đời sống sứ vụ, đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian mà anh em linh mục sống tình huynh đệ mật thiết.
Đó cũng là tâm tình mà vị giảng phòng, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, gợi lên trong bài bài giảng khai mạc lúc 19 giờ 45.
Với chủ đề “Đồng Cảm Với Đức Thánh Cha Phanxicô”, vị Giảng phòng mời gọi các tham dự viên cùng cảm nghiệm và suy gẫm những ưu tư của ĐTC Phanxicô về thiên chức linh mục, trong đó nổi bật lên 10 trực giác như thể những lời mời gọi khẩn thiết của vị Giáo hoàng của mục vụ đối với người linh mục trong bối cảnh hiện nay: (1) Tương quan mật thiết với Đức Kitô, (2) Gần gũi với đoàn chiên, (3) Sống thanh đạm và ưu tiên phục vụ, (4) Nhìn nhận giới hạn của bản thân, (5) Tỏa chiếu niềm vui của Tin mừng, (6) Giảng dạy có chất lượng, (7) Ý thức cạm bẫy của quyền lực, (8) Quan tâm đến lòng đạo đức bình dân, (9) Chạnh lòng thương xót với những thành phần bên lề xã hội, và (10) Truyền giáo trong mọi sự".
Có thể trong cách hiểu của nhiều người đó là toàn bộ nội dung của Tuần tĩnh tâm hay còn gọi là thường huấn Linh mục hàng năm mà bất cứ Giáo phận Công giáo nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, xin được khẳng định luôn, chừng đó chưa phải là tất cả nội dung của Tĩnh tâm Linh mục ở Giáo phận Vinh vừa diễn ra từ ngày 26/12/2016 - 30/12/2016 vừa qua tại trường Đại Chủng viện Vinh - Thanh (Nghi Lộc, Nghệ An). Bởi sau khi kết thúc đợt giảng phòng, Linh mục đoàn Giáo phận Vinh sẽ có một phiên họp nội bộ để bàn về một số vấn đề quan trọng sẽ diễn ra trong thời gian tiếp theo.
Theo đó, như blog Mõ Làng đã được đề cập ở bài viết: "* Giáo phận Vinh: Những trăn trở trước thềm thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục", vấn đề thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục sẽ là một trong những nội dung sẽ được đưa ra bàn tại cuộc họp nội bộ này. Nhưng câu hỏi đặt ra, ngoài nội dung này Linh mục đoàn Giáo phận Vinh sẽ quan tâm đến nội dung gì nhất hoặc thêm nội dung gì nữa?
Sự cố ô nhiễm do công ty Formosa gây ra chăng?
Gợi ý về điều này, Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (nguyên Trưởng ban Truyền thông Dòng chúa cứu thế TP Hồ Chí Minh) viết: "Hôm qua, giáo phận Vinh kết thúc tuần tĩnh tâm năm dành cho các linh mục, do Đức tổng giám mục Yuse Nguyễn Chí Linh giảng thuyết.
Tối hôm qua, trang nhà cha Pham Quang Long treo hình bìa là con thuyền trùm khăn trắng bên bờ biển Miền Trung ô nhiễm".
Và liên hệ Fb của Linh mục Phạm Quang Long, Quản xứ Kẻ Tùng, Giáo phận Vinh (Pham Quang Long) thì đúng là có chuyện này.
Là địa phận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra, trách nhiệm của Giáo phận Vinh nói chung mà đầu tiên là các Linh mục là cùng với giáo dân của mình, chính quyền các cấp chung tay cùng xã hội khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, đó lại không phải là điều mà một bộ phận chức sắc và giáo dân tại đây hướng đến. Và thay vì làm những điều có lợi cho giáo dân, một số chức sắc đã tiên phong trong việc tổ chức cho giáo dân xuống đường tuần hành, biểu tình. Một số Linh mục thuộc Giáo phận Vinh ở Nghệ An đã sẵn sàng tổ chức cho giáo dân vượt hàng trăm Km để đến tại Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để nộp đơn khiếu kiện công ty Formosa trong khi pháp luật cho phép thực hiện nghĩa vụ này theo cơ chế cử người đại diện??? Một số Linh mục khác lại nghĩ ra trò sang tận nơi xuất xứ của Formosa để yêu cầu chính giới nước đó lên tiếng, ủng hộ mình trong khởi kiện công ty Formosa theo cái cách mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từng nhận xét về con đường cứu nước của chí sỹ Cách mạng Phan Chu Trinh: "Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương"...
Những sự kiện đó làm cho hình ảnh, uy tín của Giáo phận Vinh trở nên xấu đi trong mắt chính quyền và những người không theo đạo. Đó nhất định không phải là cách ứng xử của một tôn giáo đúng nghĩa và hoạt động tôn giáo thuần túy. Cho nên, điều mà dư luận mong đợi hơn cả là nếu nội dung này được đưa ra bàn bạc trong đợt Tĩnh tâm thì nên chăng các Giám mục, Linh mục tham gia nên nghĩ đến những hệ lụy từ những hành động đã quá. Và tất nhiên, kèm theo đó là sự điều chỉnh về mặt cách thức để nó không làm tới hình ảnh của Giáo hội và mối quan hệ với chính quyền!
An Chiến
Ngô Quang Kiệt: Không xứng đáng nói ra những "trăn trở"
Chiềng Chạ
Giám mục Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã phát biểu như thế trước Truyền Thông Thái Hà nhân dịp năm mới 2017.
Hết sức đồng ý với nhiều người và nhất là những người theo đạo Công giáo rằng những lời băn khoăn của ông Kiệt là rất đỗi hiện sinh và đúng đắn. Ông đã nói thay không ít người về những trăn trở mà để tốt hơn chúng ta cần chung tay để thực hiện trong năm mới 2017.
Vậy nhưng, tôi đã bất ngờ khi Giám mục Kiệt có đặt ra 2 câu hỏi trong bài phát biểu của mình. Rằng: "Bao giờ cho hết cảnh dân lầm than?" và"Bao giờ cho quê hương, đất nước thoát cảnh nghèo nàn?".
Vẫn biết rằng, "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người quay lại" nhưng tôi thực sự dị ứng với 2 câu hỏi trên của Giám mục Kiệt khi nhìn về chính quá khứ mà cụ thể hơn là những phát biểu trong quá khứ của ông: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ!”.
Lâu nay khi nhắc đến câu nói bất hủ của Giám mục Kiệt vào ngày 20/9/2008, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, không ít người đã quen với suy nghĩ là Chính quyền Hà Nội và cơ quan tuyên giáo của địa phương này đã dùng thủ thuật cắt đi những thông tin tích cực, chỉ giữ lại những thông tin bất lợi hòng hạ bệ Giám mục Kiệt. Đây cũng là nguyên nhân được xem là có tính căn bản buộc Tòa thánh Vatican phải cho ông Kiệt nghỉ hưu sớm để nhường cương vị Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội cho Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Giám mục Giáo phận Đà Lạt.
Không ít người đã cố gắng trích nguyên văn đoạn nói để minh oan cho ông Kiệt, cụ thể: “Tôi phải công nhận là Việt Nam mình qua các nước Đông Nam Á hay bị kiểm tra thêm, họ nhìn Quốc tịch Việt Nam cái là kêu “Việt Nam à, chúng mày theo tao”, phỏng vấn rồi xem giấy tờ xong rồi mới cho đi”… Họ quát tháo vào mặt chúng tôi. Có nhân viên còn cầm tấm bảng viết 700$ và nói bằng câu tiếng việt lơ lớ: “Không có thì về Hà Nội luôn!”… “Ngay cả nước bạn Lào, nhân viên xuất nhập cảnh vừa mới cười nói vui vẻ với các khách du lịch khác, khi biết tôi là người Việt thì gương mặt của anh ta bỗng nhiên trở nên lạnh lùng khó chịu…”.
"Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng…”.
Vậy nhưng, cái sự đặc biệt và khó hiểu là chưa ai trong chúng ta thử soi xét xem nếu đặt câu nói bất hủ của Giám mục Kiệt trong bối cảnh bài phát biểu thì liệu nó có đáng và nên được chấp nhận không? Từ mấu chốt này chúng ta cũng sẽ hiểu được có hay không Chính quyền đã dùng thủ thuật cắt ghép để hạ bệ Giám mục Kiệt như thông tin vẫn đồn đoán bấy lâu nay.
Dưới góc nhìn của một cá nhân thì cho dù ông Kiệt có nói thêm bất cứ điều tốt đẹp gì nữa hay ông đang nói đến câu chuyện của ai đi chăng nữa cùng với câu nói: "“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ!" thì cũng đều không chấp nhận được.
Đồng ý rằng việc công dân Việt Nam đi qua nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị kiểm duyệt khá gắt gao và có tình trạng kiểm tra thêm so với công dân các nước khác... và có cả thái độ khó chịu của công dân nước khác dành cho công dân nước mình.... Nhưng, xin thưa rằng, việc đấy đâu phải do Nhà nước (cơ quan cấp hộ chiếu) gây nên mà đó là hệ quả trực tiếp của chính thái độ ứng xử, hành động của từng cá nhân đã gây nên.
Chúng ta không thể đòi hỏi bạn bè các nước trên thế giới c oi trọng mình, thân thiện với mình chỉ bằng nỗ lực của Nhà nước mà tự thân mỗi người khi giao lưu, gặp gỡ cần có những động thái làm gia tăng giá trị cho chính mình!
Hay nói cách khác, cho dù trích nguyên toàn bộ bài phát biểu thì cũng không có bất cứ chi tiết nào có thể thanh minh và làm cho lời nói của ông Kiệt trở nên dễ chấp nhận dù ở một khía cạnh nhỏ nhất đi nữa! Chính vì vậy, hãy đừng bấu víu vào việc Chính quyền dùng thủ thuật trong bài phát biểu của Kiệt để thanh minh cho ông ta bởi điều đó là không thể! Và với một con người đang mang trên mình tội lỗi đầy mình (xỉ nhục quê hương, dân tộc và Tổ quốc) thì hôm nay (cho dù đã 08 năm trôi qua) thì vẫn rất phản cảm và khó coi.
Đó là chưa nói đến phát biểu hôm nay (ở trên) còn được gắn với những mưu đồ chính trị mà dù sa cơ lỡ vận nhưng ông Kiệt vẫn chưa bao giờ từ bỏ.
THÉP CÀ NÁ
Chung Nguyen
Vài chục năm về trước, khi đoàn nhà văn nước Poland anh em sang công du Hanoi, được dẫn đi thăm tất cả những danh thắng nổi tiếng nhất của thủ đô anh hùng, khi đến Chùa Một Cột, phía Việt Nam giới thiệu đây là ngôi chùa lịch sử lâu đời mang đậm chất kiến trúc cổ và là niềm tự hào của đất nước. Các nhà văn nước bạn ngắm nghía trầm trồ hồi lâu, thật lâu, rồi hồn nhiên hỏi rằng: "Thưa các đồng chí, mô hình ngôi chùa này thật tinh xảo, không biết ngôi chùa THẬT hiện nay đang ở đâu"? Đó, có lẽ là lần đầu tiên, người Việt Nam í thức được sự nhỏ bé, nghèo nàn về tầm vóc văn hoá, tư duy và vị thế của dân tộc trên thế giới, nỗi xấu hổ đó đã để lại một vết thương nhức nhối luôn nhắc nhở các tinh hoa chính trị và kinh tài, phải xây dựng một đất nước to đẹp đàng hoàng để cái cảm giác xấu hổ ấy, sẽ không còn đeo bám theo tương lai con cháu.
Dù kỳ họp cuốc hội từ thời nhà Lý đã thống nhất tên nước là Đại Việt với hơn 90% phiếu thuận, nhưng thử hỏi hơn từ nghìn năm nay, chúng ta đã xây được thứ gì thực sự vĩ mô?
Việt Nam vẫn là vùng trũng về công nghiệp của thế giới. Đến ái cuốc như tôi đây, mà ngày ngày vẫn đang phải viết những bài khai sáng dân trí trên chiếc laptop 13 inches có logo táo khuyết, được sản xuất trong các công xưởng khổng lồ của nước láng giềng ở bên kia biên giới.
Không thể phát triển mà không có công nghiệp nặng làm nền tảng. Quốc đảo Singapore nhỏ bé nước ngọt không đủ uống, nhưng xăng dầu thì luôn thừa xuất khẩu, họ san vịnh, lấn biển, xây nên những tổ hợp lọc hoá dầu khổng lồ để đảm bảo sự thịnh vượng lâu bền và ổn định, đó chính là tầm nhìn chiến lược của cố thủ tướng Lý Quang Diệu, người đã không mạo hiểm đặt cược toàn bộ tương lai kinh tế vào ngành dịch vụ trung chuyển thương mại vốn rất dễ bị tổn thương.
Một đất nước thiếu công nghiệp nặng, không chỉ khó phát triển, mà còn bị lệ thuộc.
Từ khi thông tin về dự án thép Cà Ná lần đầu được đưa ra công luận, gần như tất cả mọi người đều hào hứng bênh hoặc đánh hội đồng, riêng tôi im lặng. Nhiều người giục lên tiếng, tôi vẫn im lặng. Nhưng giờ thấy các bạn đang đi hơi xa, nên tự thấy không thể khép loa.
Tôi không bênh dự án thép Cà Ná, vì chưa có gì để bênh, hiện mới chỉ có đánh giá tiền khả thi, với nội dung mang tính thông tin duy nhất là dự án sẽ xây ở Cà Ná, hết. Đéo hiểu các bạn phản đối dự án lấy đâu ra lắm dữ liệu để chửi thế không biết? Thậm chí các bạn còn chửi lây sang bộ Công thương, thì quả là cực kỳ vô duyên.
Quy hoạch của ngành thép bao gồm dự án thép Cà Ná không phải từ bộ công thương. Thực ra thép là ngành được nêu tên đầu tiên trong Đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020. Bộ Công thương thay mặt trình chính phủ, sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý để quy hoạch không bị phá vỡ.
Thậm chí bộ Công thương vốn không có trách nhiệm quản lý về môi trường đối với các dự án này, đó là việc của bộ tài môi, nhưng bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh vẫn nhận về như trách nhiệm của bộ mình khi trả lời chất vấn, thế là tôi ưng.
Trước đây, từng có chất vấn nếu dự án thép Cà Ná xảy ra hậu quả nghiêm trọng, liệu bộ trưởng Tuấn Anh có từ chức không, tôi nhớ nhân dân sôi sục đòi anh hứa từ chức nếu việc này xảy ra. Giờ anh hứa sẽ từ chức nếu xảy ra hậu quả thật, đéo hiểu sao các bạn vẫn chửi?
Chính sách chung vẫn là khuyến khích sản xuất thép, vì sản lượng thép của Việt Nam hiện chỉ bằng của nước Anh cách đây 100 năm (dân số Anh thời đó bằng 1/3 Việt Nam hiện tại), đất nước còn rất thiếu thép, đó là thực tế. Các công ty tư nhân nội địa sẽ được iu tiên, vì một ngành công nghiệp nền tảng thế này tốt nhất không nên để người nước ngoài kiểm soát.
Với điều kiện sản xuất bằng công nghệ dập cốc khô thay vì dập ướt như truyền thống, thì môi trường sẽ được đảm bảo, vì luyện cốc là khâu ô nhiễm duy nhất trong sản xuất thép. Như sau khi Formosa bị phạt 500 triệu đô vụ vừa rồi, đã phải chuyển đổi sang công nghệ này, hoàn toàn iên tâm, nếu cá còn chết cứ vớt nấu lên tôi ăn hết cho đéo việc gì phải lo.
Đừng đánh tráo khái niệm bằng từ "Công nghệ Trung Quốc", không có công nghệ nào của Trung Quốc hết, 100% các công nghệ sản xuất sắt thép, xi măng, hoá chất... đều là của Anh, Đức hoặc Mỹ. Như trước đây công nghệ xi măng lò đứng vốn bị gán là "Công nghệ Trung Quốc", nhưng xuất xứ thực sự của nó là từ nước Đức, thời trước khi có lò quay cả thế giới người ta đều sản xuất xi măng như thế. Ngu thì đừng nói liều. Không có công nghệ Trung Quốc, chỉ có công nghệ Âu-Mỹ, vấn đề là nó có hiện đại hay không, nếu là công nghệ cũ, thì đừng dùng.
Cũng không có công nghệ nào sạch 100%, tác động tới môi trường theo ngưỡng cho phép trong tiêu chuẩn là được. Vì kể cả không xây nhà máy, để đất không cho nhân dân cấy lúa, thì sự ô nhiễm còn khủng khiếp gấp nhiều lần, do hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học...ngấm vào đất và nguồn nước trong quá trình canh tác, gần như không có cách nào xử lý triệt để. Người ta có thể quản lý nghiêm ngặt một nhà máy, nhưng không thể nếu là 1000 hộ nông dân.
Hoa Sen có phá hoại môi trường để trục lợi hay không thì chưa biết, nhưng cơ hội phát triển của cả một dân tộc đang bị đe doạ tước đi nhân danh những điều cao cả, thì đang bày ngay trước mặt đây rồi.
BA BẢN HỢP ĐỒNG ĐẮT GIÁ NHẤT MÙA ĐÔNG CỦA “JUVENTUS”
Nhiều anh em dân chủ nổi đình nổi đám, điên cuồng cắn phá đang nối đuôi nhau đầu quân cho “JUVENTUS”. Những tên rận chủ được giới rận đánh giá là có tiềm năng lần lượt kí hợp đồng với JUVENTUS trong kì chuyển nhượng mùa đông này. Đây được xem là những bản hợp đồng đắt giá nhất trong thời gian vừa qua.
1. Nguyễn Hữu Quốc Duy (Việt Tân FC sang JUVENTUS FC với mức 3 năm)
26/12/2016, Khánh Hoà league đã cho Nguyễn Hữu Quốc Duy trú tại số 02 Phan Bội Châu, TP. Nha Trang về kỹ năng“Tuyên truyền chống phá Nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự chuyển sang thi đấu cho “JUVENTUS” với bản giá trị hợp đồng 3 năm tù giam đối với Nguyễn Hữu Quốc Duy.
02 siêu tiền đạo Duy và An đi ký hợp đồng
2. Nguyễn Hữu Thiên An (Việt Tân FC sang JUVENTUS FCvới mức 2 năm)
Theo tin từ giới chuyên môi giới cầu thủ thì từ ngày 23/8/2016 Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An từng bị Khánh Hòa League mở phiên tòa xét xử lần lượt với giá trị hợp đồng là 3 năm tù giam và 2 năm tù giam về kỹ năng “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
3. Nguyễn Danh Dũng (cầu thủ tự do sang đội trẻ của“JUVENTUS FC” với mức 3 tháng tạm giam)
16/12/2016, Thanh Hóa League đã ra quyết định kích hoạt bom tấn Nguyễn Danh Dũng và khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt, tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Danh Dũng về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Bộ luật Hình sự để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này./.
Hậu vệ Dũng chuẩn bị họp báo tham gia Juventus
Rau má
CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC MUỐN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO "ĐỘC LẬP" VỚI VATICAN
Roma
LTS: Đây là nguyên văn bản tin do báo congiao.info đăng. Các ý kiến như "gây cản trở những nỗ lực của Vatican nhằm tăng cường việc xích lại gần nhau" cho thấy Vatican hết sức tham lam và vô lý. Người ta đã cho phép tôn giáo đó tồn tại, trong xứ người ta đã là một đặc quyền rồi. Thế mà còn đòi quyền kiểm soát và điều động nhân sự trong quốc gia người ta nữa, thì việc "nỗ lực xích lại gần nhau" như thế có nghĩa là "để leo lên ngồi trên đầu người ta" chứ không phải là bình đẳng. Có quốc gia nào giao hảo với quốc gia khác bằng cách tự nguyện ngồi xuống cho người ta leo lên đầu hay không? (trừ các con chiên đã bị nhồi sọ từ bé) -SH
Từ 27 đến 29 tháng Mười Hai vừa qua, hơn 350 đại biểu đã quy tụ tại Bắc Kinh, tham dự Đại hội toàn quốc của Giáo hội được chính quyền công nhận, dưới sự chỉ đạo của các quan chức chính quyền.
Nội dung Đại hội tại Bắc Kinh
“Đại hội toàn quốc lần IX các đại biểu Công giáo” diễn ra từ ngày 27 đến 29 tháng Mười Hai, trong đó có 59 giám mục, theo yêu cầu của “Mặt trận thống nhất”, cơ quan thuộc chính quyền có nhiệm vụ giám sát các tôn giáo được công nhận tại Trung Quốc. Các đại biểu có nhiệm vụ chỉ định những người đứng đầu Hội Công giáo Yêu nước và hàng giám mục “chính thức”, quy tụ thành “Hội đồng Giám mục Trung Quốc” vốn không được Vatican thừa nhận.
Đại hội này rõ ràng là “một tổ chức được chính quyền Trung Quốc lập ra và điều khiển theo ý muốn của mình”, theo phân tích của Églises d’Asie, cơ quan thông tấn của Hội Thừa sai Paris. Trong số tám giám mục được tấn phong không được Roma chấp thuận, có sáu người tham gia ban lãnh đạo Hội đồng Giám mục và Hội Công giáo Yêu nước.
Qua Đại hội, Bắc Kinh muốn nhắn nhủ gì?
Người Công giáo phải “hoà nhập hơn nữa vào xã hội”, phải “kết hợp tinh thần ái quốc với lòng nhiệt thành đối với Giáo hội”, và “đoàn kết nhằm góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng Trung Quốc”, là những nội dung được ông Du Chính Thanh, một quan chức cao cấp trong chế độ cộng sản, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, nêu lên trong Đại hội này, và được cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc dẫn lại. Giáo hội Trung Quốc “phải tuân thủ nguyên tắc tự quản, tự mình lo liệu các việc đạo một cách độc lập và thúc đẩy các tín hữu hưởng ứng tiến trình ‘Trung Quốc hoá’ tôn giáo”, quan chức này nói thêm.
“Đằng sau hai ý niệm độc lập và Trung Quốc hoá này, chính là chính sách tôn giáo xuyên suốt của Đảng Cộng sản: các tôn giáo tại Trung Quốc chỉ được thừa nhận nếu không có bất kỳ mối liên hệ nào với mọi thế lực bên ngoài”, Églises d’Asie giải thích. Trung Quốc “hy vọng Vatican sẽ có cách tiếp cận mềm dẻo và thực tế hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện các quan hệ với chúng tôi, qua những hành động cụ thể”, ông Vương Tác An, Tổng cục trưởng Tổng cục Tôn giáo quốc gia, nhấn mạnh trong tuần này, và kêu gọi “một cuộc đối thoại xây dựng” với Roma.
Phản ứng của Vatican
Hôm Chúa nhật 01-01-2017, Vatican đã không có những phản ứng chính thức trước những tuyên bố này. Nhưng trong một tuyên bố được đưa ra 10 ngày trước đó về tình trạng Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, Toà Thánh nhấn mạnh rằng: “tất cả tín hữu Công giáo tại Trung Quốc đang nôn nóng chờ đợi các dấu hiệu tích cực”.
Ông Greg Burke, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, cho biết Toà Thánh còn chờ những tuyên bố của Đại hội Công giáo toàn quốc lần IX của Trung Quốc, và như thế Toà Thánh đang chứng tỏ thiện chí của mình. “Toà Thánh chờ đợi xem xét những gì đã được chứng minh trong thực tế”, ông nhấn mạnh.
Bang giao giữa Bắc Kinh và Vatican đang đi về đâu?
Những tuyên bố mới đây của Bắc Kinh rõ ràng gây cản trở những nỗ lực của Vatican nhằm tăng cường việc xích lại gần nhau trong những tháng gần đây.
Vatican và Bắc Kinh chính thức không còn quan hệ ngoại giao với nhau từ năm 1951. Từ lúc được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có nhiều động thái đối với Trung Hoa, coi đây là một trong những mối quan hệ ngoại giao được ưu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Từ tháng Giêng 2016, các phái viên của Bắc Kinh và Vatican đã gặp nhau ít nhất bốn lần nhằm tìm sự đồng thuận về vấn đề gai góc là việc bổ nhiệm giám mục. Theo tờ Wall Street Journal, một bản dự thảo hiệp định đã từng được đệ trình Đức Thánh Cha vào đầu tháng Mười Một, khi ngài từ Thụy Điển trở về, dự kiến Roma chấp nhận tám giám mục của Giáo hội chính thức vốn đến nay chưa được Roma thừa nhận.
Đầu tháng Mười Hai, lại xuất hiện những căng thẳng sau khi giám mục Lôi Thế Ngân, do chế độ cộng sản đặt lên, tham dự lễ tấn phong của hai giám mục được Toà Thánh bổ nhiệm. Được biết, Lôi Thế Ngân là giám mục thuộc Giáo hội “chính thức” (của nhà nước), năm 2011 đã được truyền chức bất hợp pháp, không nhận được sự cho phép của Đức giáo hoàng, và vì thế đương nhiên bị vạ tuyệt thông. 
(Thành Thi chuyển ngữ, WHĐ 03.01.2017/ La Croix)
Conggiao.info
Nguồn http://conggiao.info/trung-quoc-nha-cam-quyen-muon-giao-hoi-cong-giao-%E2%80%9Cdoc-lap%E2%80%9D-voi-roma-d-39692
Subscribe to:
Posts (Atom)