2016/04/03

Những Nhà Truyền Đạo Ca-tô Giáo và Nhà Nước Thuộc Địa- Bộ Mặt Thật Của Bọn Truyền Đạo Ca-Tô Giáo

Charles Keith/ Đinh Cường dịch
 
“Những Nhà Truyền Đạo Ca-tô Giáo và Nhà Nước Thuộc Địa (ở Đông Dương)” 

[Religious Missionaries and the Colonial State (Indochina)] của tác giả Charles Keith. 

[Lời Người Dịch: Chúng tôi sẽ tiếp tục dịch những bài viết khách quan có giá trị lịch sử của các tác giả tây phương để độc giả đồng hương có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử khổ đau của Việt Nam trong giai đoạn cận đại, trước và sau khi trở thành thuộc địa của Pháp. Qua bài này ta thấy rõ vai trò quan trọng và tội ác không thể chối cãi của các cố đạo thuộc Hội Truyền Giáo (hay Thừa Sai) Hải Ngoại ở Paris [La Société des Missions Etrangères de Paris (SMEP – Sờ-Mép)] trong việc giúp đẩy nhanh việc Pháp đô hộ Việt Nam ở thế kỷ 19. Bọn con chiens Mít xưng tụng đám này là “cha cố” bởi vì chúng có gốc từ GH của Mẫu quốc Pháp, chứ không xuất thân thấp hèn ở xứ thuộc đia. Trụ sở của Hội này vẫn còn tồn tại ở số 128 Rue du Bac, 75007 Paris, France]

 

1. Giới thiệu
Ở Pháp, Đệ Nhất Thế Chiến đã giúp làm vơi những căng thẳng giữa Giáo hội Ca-tô và Chính Quyền vốn đã định hình nền chính trị và xã hội Pháp trong các thế hệ trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh rất khác nhau của thuộc địa thực dân Pháp đã ngăn chặn một sự hòa giải tương tự ở hải ngoại. Bài viết này cho thấy làm thế nào ở Đông Dương thuộc Pháp, sự khởi đầu của cuộc chiến tranh làm trầm trọng hơn sự khan hiếm các nguồn lực và bất ổn chính trị đe dọa cả các doanh nghiệp thuộc địa và truyền giáo, và đã gây nên các cuộc xung đột mới giữa hai bên. Sự hòa giải của hai bên sau chiến tranh chỉ xảy ra trong việc các quan chức thực dân và các nhà truyền giáo cùng chống đối các chiến dịch của giáo dân Ca-tô Việt Nam đòi được thành lập một Giáo Hội độc lập, hơn là chống Đệ Nhất Thế Chiến.
Khi Thế Chiến nổ ra vào tháng 8 năm 1914 đã có khoảng 400 nhà truyền giáo Pháp hoạt động ở thuộc địa Đông Dương của Pháp. Hầu như tất cả trong số họ thuộc về Hội Truyền Giáo (hay Thừa Sai) Hải Ngoại ở Paris [La Société des Missions des Etrangères de Paris (SMEP)], một dòng truyền đạo hoạt động tại Châu Á từ thế kỷ 17. [1] Trong các thế hệ trước khi Thế Chiến, nền Đệ Tam Cộng Hoà thế tục của Pháp (Third Republic) thành hình từ đống tro tàn của nền Đệ Nhị Đế Quốc Pháp của đế Hoàng đế Napoleon III (1808-1873). Đó là một chế độ đã đặt hai mục tiêu tâm điểm của chương trình để đổi mới đất nước Pháp của mình. Sự tục hoá của đời sống công cộng thông qua việc chính thức tách rời Giáo Hội và Nhà Nước và việc bành trướng của đế quốc thực dân Pháp [2] Đến năm 1914, một bộ máy quan liêu thực dân Pháp mạnh mẽ ở Đông Dương đã kiểm soát mọi mặt của đời sống chính trị và kinh tế trong khu vực châu Á, nơi mà các SMEP đã hoạt động tích cực đã hàng trăm năm trước.
Những năm đầu của chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương là một thời gian căng thẳng nghiêm trọng giữa các nhà truyền giáo và chính quyền thuộc địa. Các nhà Truyền giáo và các quan chức Hải quân (một bộ phận nổi tiếng là bảo thủ, ủng hộ Ca-tô giáo của xã hội Pháp) đã làm việc với nhau khá hiệu quả trong cuộc chinh phục của Pháp tại Nam Kỳ (Cochinchina) trong những năm 1860 và 1870, một giai đoạn khi các nhà truyền giáo và các tổ chức của họ đóng một vai trò quan trọng trong việc quản trị thuộc địa. Nhưng bắt đầu từ những năm 1880, sự nổi lên của một chính quyền (xã hội) Pháp công khai chống Ca-tô giáo ở Đông Dương đã dẫn tới một loạt các nỗ lực chính thức để giảm bớt ảnh hưởng của đám truyền giáo trong xã hội Đông Dương.[3] [LND: Có lẽ bọn cầm quyền thuộc địa nhận ra rằng các nổ lực cải đạo của đám truyền giáo đã bị dân chúng chống đối quyết liệt, làm lung lay sự cai trị của chúng]. Ngay cả trong những năm 1910, sự cai trị của Pháp ở Đông Dương và những nỗ lực cải đạo là những cuộc kinh doanh mong manh, bị đe dọa bởi sự đề kháng rộng rãi khắp Việt Nam chống lại sự cai trị của ngoại bang và tôn giáo nước ngoài. Điều này đã dẫn đến một loại thoả hiệp chung sống (modus vivendi), trong đó các quan chức thực dân và các nhà truyền giáo - vẫn thường xuyên mâu thuẫn với nhau – cố tìm cách cùng tồn tại. Làm thế nào mà sự bùng nổ của Thế chiến thứ Nhất ảnh hưởng đến cuộc hoà hoãn khó khăn này giữa (hai lực lượng) tôn giáo và thế tục trong thuộc địa Pháp ở Đông Dương?
Người Việt làm ở đường xe lửa tại Saint-Raphaël, France, năm 1916
Người Việt làm ở đường xe lửa tại Saint-Raphaël, France, năm 1916 Ảnh encyclopedia 
 
2. Đồng thuận và căng thẳng do sự bùng nổ của Thế chiến thứ Nhất
Trong những ngày đầu của cuộc Thế Chiến, hình như cái gọi là "Liên Minh Thánh" (Sacred Union) - là sự đồng thuận rộng rãi trong giới chính trị và Hội truyền giáo Pháp để gạt các cuộc xung đột sang một bên để đối mặt với chiến tranh - cũng đã có thể mở rộng trong toàn đế quốc Pháp. Giới truyền giáo Pháp đã bị cuốn theo trong sự nhiệt tình của những ngày đầu của cuộc chiến tranh và những ấn phẩm của các Hội truyền giáo như SMEP tràn đầy những lời tâm huyết của các giáo sĩ sẵn sàng gát lại những công tác truyền giáo của họ để tham gia vào trận tuyến. Sự nhiệt tình này còn tiếp tục ngay cả khi các nhà truyền giáo bắt đầu chết trong các chiến hào.

Trong nhiều trường hợp, những câu chuyện của các vị liệt sĩ chết cho tổ quốc cốt khẳng định lòng yêu nước của Ca-tô giáo (Pháp) sau một thế hệ trong đó vị trí của Giáo Hội trong xã hội Pháp vốn đã bị giám sát gay gắt. [4] [LND: à thì ra, tu sĩ sống trong quốc gia phải chịu sự chi phối bởi mọi luật lệ của đất nước mình. Vậy thì khi GH Ca-tô Mít và con chiens tự cho mình chỉ nghe lời Chúa, lời của Vatican chúng có phải là những kẻ … phản bội, thất học hay không? Cùng một giá trị nhưng có 2 lý giải: tây và ta khác nhau. Ô hô!]

Tuy nhiên những sự thật ở thực địa Đông Dương, lại trái với sự khẳng định rằng mối quan hệ của Giáo hội và Nhà Nước trong thời gian chiến tranh đều giống nhau trong và ngoài mẫu quốc Pháp. Thật vậy, nhiều nhà truyền giáo ở Đông Dương đón nhận sự bùng nổ của cuộc chiến tranh với các mối quan ngại nhiều hơn sự nhiệt tình. Những lo ngại này được bắt nguồn từ nhiều yếu tố: trước hết, rất nhiều các nhà truyền giáo đã có mặt tại Đông Dương trong một thời gian dài, một số trường hợp kể từ những năm 1880. Do đó, họ đã không có mặt để chứng kiến, và bị ảnh hưởng bởi, sự gia tăng mãnh liệt của chủ nghĩa dân tộc vốn đã phát triển trong những tháng trước chiến tranh.

 
Trong thực tế, những kỷ niệm cuối cùng về Pháp mà nhiều người trong những nhà truyền giáo từng có là chủ nghĩa chống giáo quyền mãnh liệt đã đi theo sự lớn mạnh của nền Đệ Tam Cộng Hoà vào những năm 1880, thể hiện trong Luật Ferry về giáo dục và đỉnh điểm là sự tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà Nước ở Pháp vào năm 1905. Những kẻ này đã có một trải nghiệm rất khác nhau về Thế chiến lan đến Pháp và ít có khả năng nhiệt tình về cuộc xung đột. [LND: Thử hỏi, ở Mẫu quốc vài tên thất nghiệp được chiêu dụ, cho học vài khoá ngắn hạn truyền đạo trở thành cố đạo trong Hội Sờ-Mép (SMEP), rồi được phái sang các xứ thuộc địa, trong đó có Đông Dương, vừa làm mật thám vừa làm cha thiên hạ ở vài khu đạo, xứ đạo … hưởng đủ loại thú vui vật chất trên đời, có nằm mơ hay lên thiên đàng cùng Chúa cũng không thể có được; thì dại gì trở về cố quốc để làm cu li hay chết ngoài mặt trận.]

Một mối quan tâm hàng đầu hơn, tuy nhiên, là việc động viên (nhập ngũ cho Thế Chiến) sẽ tàn phá các mối xâm nhập đã từng tranh đấu khó khăn và mong manh mà những nhà truyền giáo đã đạt được trong việc thực hiện các vụ cải đạo và xây dựng một cơ sở hạ tầng (ở xứ thuộc địa). Các nhiệm vụ truyền đạo Ca-tô ở Đông Dương đã chịu nhiều cuộc đàn áp khốc liệt từ các phán quyết của triều Nhà Nguyễn trong thời đại Pháp đi chinh phục. Bắt đầu với sắc lệnh chống Ca-tô giáo (đạo Gia tô, được gọi lúc bấy giờ) của Vua Minh Mạng (1791-1841) vào cuối những năm 1830, các nhà truyền giáo đã bị hạn chế nghiêm ngặt về kỳ vọng của họ để cải đạo quần chúng hoặc xây dựng những cơ sở như trường học và các chủng viện. Trong những giai đoạn tồi tệ nhất của sự căng thẳng giữa người Ca-tô giáo và triều Nguyễn - đặc biệt là sau cuộc chiếm đóng phần phù sa Cochinchina (Nam Việt Nam) của Pháp vào năm 1862, một cuộc xâm lược Bắc Bộ (Bắc Việt Nam) bất thành trong năm 1873-1874 và cuộc chiến tranh Trung-Pháp 1882- 1885 đã dẫn tới sự bảo hộ Việt Nam của Pháp - bạo lực phe phái lan rộng đã dẫn đến cái chết của hàng chục nhà truyền giáo và hằng 100 ngàn giáo dân Ca-tô Việt. [5] [LND: Phong trào Văn Thân nổi lên vào năm 1864]. Đối với các nhà truyền giáo, các cuộc chinh phục của Pháp đã mang đến một mức độ tự do mà các nhà truyền giáo ở Đông Dương chưa hề được hưởng trong nhiều thập kỷ. Các điều kiện chính trị tương đối ổn định dẫn đến việc tiền được đổ ào ạt vào Đông Dương, nhờ đó các nhà truyền giáo đã phát triển các cơ sở Giáo Hội, cũng như các đầu tư nông nghiệp của các cơ sở truyền đạo. Nhưng ngay cả trong lĩnh vực này tự do hơn về hoạt động, sự chống đối các hoạt động truyền đạo vẫn còn khốc liệt. Thật vậy, nhiều bộ phận nhân dân có ác cảm chung với Ca-tô giáo, với một niềm tin chắc chắn rằng có sự liên kết giữa Ca-tô giáo và chính quyền Pháp, tiếp tục làm cho việc mở rộng truyền đạo khó khăn thêm. Khi Đại chiến nổ ra, các nhà truyền giáo tin rằng bất cứ sự thu rút đáng kể nhân lực của họ sẽ đe dọa toàn bộ doanh nghiệp của Ca-tô giáo ở Đông Dương.

3. Thế Chiến I và cuộc xung đột giữa Giáo hội (Ca-tô Giáo) và Nhà Nước ở Đông Dương
Việc chống lại động viên nhập ngũ đã xảy ra giữa các nhà truyền giáo ngay từ đầu của cuộc chiến. Ví dụ, vào tháng Tám năm 1914, một nhóm mười hai nhà truyền giáo trên đường về Pháp bằng tàu thuỷ đã trốn lại Hồng Kông để yêu cầu không bị nhập ngũ vì lý do sức khoẻ. [6] Vài người đã bạo dạn như thế, nhưng có nhiều người đã tìm mọi cách trì hoãn mong sẽ được phép ở lại Đông Dương. Nhiều người cho rằng họ có thể phục vụ tốt nhất cho nước Pháp bằng cách ở lại Đông Dương và cố gắng mở rộng ảnh hưởng của Pháp qua cải đạo. Tuy nhiên, các quan chức thuộc địa, người phải giải quyết các yêu cầu hoãn dịch của các nhà truyền giáo, không nhìn thấy nó theo cách này. Vào năm 1914, các quan chức Pháp ở Đông Dương đã bị lôi kéo vào một cuộc giằng co lâu dài với các nhà truyền đạo khi họ tìm cách đến những vùng tại Đông Dương mà nhà nước thuộc địa đang cố gắng mở rộng. Đối với quan chức cai trị thì sự kháng cự động viên nhập ngũ của giới truyền đạo không chỉ là phản quốc nói chung mà đó còn là một hình thức trực tiếp đề kháng với sự mở rộng hơn của chính quyền thế tục của Pháp ở Đông Dương. [7]

Sự khởi đầu của Đệ Nhất Thế Chiến không chỉ tiếp tục cuộc chiến cũ giữa Giáo Hội và Nhà Nước ở Đông Dương, nó còn mang lại một sự thách thức mới cho những căng thẳng từ lâu. Ví dụ, cuộc chiến này trùng hợp với một loạt các trận lụt khủng khiếp, dịch bệnh ở nông thôn Việt Nam. Giới truyền đạo đã chứng kiến ​​tận mắt và kêu gọi Nhà nước thuộc địa giúp đỡ; Tuy nhiên, các hạn chế tài chính do các nỗ lực chiến tranh làm giảm sự hỗ trợ của Nhà nước thậm chí còn kém hơn bình thường. 

Giới truyền giáo bực mình cay đắng, đặc biệt ở thời điểm khi Nhà Nước thực dân đang tích cực vận động, có lẽ thậm chí cưỡng bức, sự tham gia của Việt Nam trong nỗ lực chiến tranh. [8] Các quan chức thuộc đia báo cáo có một số trường hợp các nhà truyền đạo cố gắng làm suy yếu những nỗ lực tuyển mộ của Nhà nước trong các xóm đạo, mà các quan chức thuộc đia tin chắc là do sự chống đối của giới truyền đạo cho chiến tranh. [9] Quốc tịch của giới truyền đạo cũng là một mối quan tâm. Không phải tất cả các nhà truyền đạo SMEP đều là người Pháp và các quan chức Pháp và thuộc địa đã rất lo lắng về một số nhỏ trong số họ là công dân Đức nhập tịch mà họ thực tập với những người truyền giáo cho đến khi chiến tranh kết thúc. [10]
Một nguồn cơ mới và đặc biệt mãnh liệt của sự căng thẳng giữa các nhà truyền giáo và quan chức thuộc địa là đã có hàng chục ngàn người Việt Nam được tuyển mộ vào làm việc hay chiến đấu ở Pháp. [11] Không rõ có bao nhiêu giáo dân nằm trong số những người Việt đi sang Pháp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là một số lớn của tân binh đến từ khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam (hang ổ Ca-tô Giáo ở Đông Dương) và hình như họ đã tình nguyện, rất có thể khoảng 8-10 ngàn giáo dân Việt Nam đã đi đến Pháp trong suốt quá trình chiến tranh. Nhiều nhà truyền đạo một phần vui mừng rằng giáo dân Việt Nam sẽ có cơ hội đến thăm đầu não của đạo Ca-tô giáo trên thế giới (chỉ Vatican) và có lẽ ghé thăm các đất thánh như Lourdes. [12] Tuy nhiên, họ cũng lo âu không kém. Nhiều người truyền đạo sợ rằng giáo dân của họ có thể bị mất mạng hay sự vắng mặt của họ sẽ có những hậu quả khủng khiếp cho gia đình vốn phụ thuộc vào sự lao động của họ. Nhiều nhà truyền đạo còn sợ rằng giáo dân Việt Nam, nếu thoát khỏi sự giám sát của giới truyền giáo, sẽ lạc lối tâm linh và nghiêng về cám dỗ. Hoạt động chính trị thiên tả, được tự do ở Pháp hơn là ở Đông Dương, là một mối quan tâm hàng đầu và các nhà truyền giáo đặc biệt bất mãn thấy nền giáo dục thế tục đã tiếp cận dễ dàng với những người lính và công nhân giáo dân Việt Nam, trong khi đó các nhà truyền giáo lại bị cấm lai vãng vào các căn cứ quân sự. Lại nữa, các nhà truyền giáo, đặc biệt bực bội cho rằng các quan chức Pháp tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo Việt Nam phi-Ca-tô giáo ở những nơi này. Thật vậy, nhà cầm quyền Pháp đã xây dựng nhiều ngôi chùa cho Phật tử Việt thờ phượng. Những gì các quan chức thực dân nhìn chỉ là một hành động đơn giản và rõ ràng cho phù hợp với tôn giáo lớn của Việt Nam, các nhà truyền giáo lại nhìn như một nỗ lực tích cực để đẩy người Công giáo Việt Nam ra khỏi Giáo Hội. [13] 

4. Kết luận
Lịch sử quan hệ giữa Giáo hội Ca-tô và Nhà Nước trong thời gian Đệ Nhất Thế Chiến cho thấy sự năng động của cái gọi là "Liên Minh Thánh," chỉ là cục bộ và căng thẳng lúc bấy giờ ở mẫu quốc Pháp, không phải là một loại phân tích hữu ích để hiểu quan hệ ấy trong đế quốc thuộc địa Pháp. Không giống như ở mẫu quốc Pháp, Ca-tô giáo là một tôn giáo thiểu số ở tất cả các phần đất của đế quốc; trong một vài xứ của đế quốc, người dân địa phương rất bất mãn với nó. Đối với các nhà truyền giáo, việc động viên nhập ngũ gây ra một mối đe dọa đối với tương lai của Giáo Hội không giống như tư duy của các giáo phẩm của Giáo Hội tại mẫu quốc Pháp. Đối với nhà cầm quyền thuộc địa, sự đối kháng của giới truyền giáo là một thách thức trực tiếp trong một cuộc tranh giành ảnh hưởng cơ chế giữa Giáo Hội và Nhà nước ở Việt Nam rằng ở Pháp, phần lớn đã kết thúc với việc củng cố Đệ Tam Cộng Hòa trong những năm cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, những căng thẳng trong quan hệ giữa Giáo hội Ca-tô và Nhà Nước ở Đông Dương thuộc Pháp vẫn còn duy trì trong suốt Đệ Nhất Thế Chiến, và sự  kết thúc của cuộc chiến tranh cũng chấm dứt phần lớn những căng thẳng đó. Trong những năm giữa hai Thế chiến, Vatican dấy lên một chiến dịch cốt tạo ra các giáo hội bản xứ độc lập trên khắp châu Á và châu Phi, một quá trình đã đẩy mạnh chủ nghĩa tôn giáo dân tộc trong hàng ngũ giáo dân, bởi bấy giờ họ cũng bất mãn mạnh mẽ về chế độ thực dân, tạo ra điểm chung cho chính quyền thế tục và tôn giáo Pháp khiến cả hai đều quan tâm đến việc cố bảo tồn uy quyền tây phương vào thời điểm mà uy tín của châu Âu đã bị thổi bay bởi cuộc đại chiến, và đã đưa uy quyền này vào hồi hấp hối. [14]
Charles Keith, Đại học bang Michigan
Người Dịch: Đinh Cương
__________________________
a) Ghi chú
1. ↑  Đối với một lịch sử (thiện cảm) gần đây của MEP, xem Van Grasdorff, Gilles: La belle histoire des nhiệm vụ étrangères, 1658-2008, Paris năm 2007. Đối với một lịch sử chung của đạo Công giáo ở Việt Nam, xem Sinh, Bùi Đức: Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam [The Catholic Church in Vietnam], Calgary 1998.
2. ↑ Về cuộc xung đột giữa Giáo Hội và Nhà Nước ở mẫu quốc Pháp trước cuộc đại chiến, xem Lalouette, Jacqueline: La République anticléricale, Paris 2002.
3. ↑ Về quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước ở Đông Dương trước 1914, xem Daughton, James P .: Một Đế Quốc Chia Rẽ: Tôn giáo, Chủ nghĩa Cộng hoà và Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân Pháp, New York năm 2006.
4. ↑ Tạp chí Missions Catholiques xuất bản một số về vấn đề này. Hai ví dụ từ phần đầu của chiến tranh là "La croix et l'épéé" (11 Tháng 9 1914), online: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k105654n/f437.image (truy cập: ngày 27 Tháng 1 năm 2015) và "La guerre et les missionnaires" (ngày 12 tháng 2 năm 1915), online: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k1056551/f74.image (lấy: 27 tháng 1 năm 2015).
5. ↑ Về quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước ở Việt Nam trước khi sự cai trị của Pháp trên khắp đất nước được củng cố, xem Ramsay, Jacob: Việt Nam: Quan lại và Tử đạo: Giáo Hội và triều Nguyễn ở đầu thế kỷ mười chín, Đại học Stanford năm 2008.
6. ↑ Tài liệu về giai đoạn này lấy từ "Guerre 1914-1918: Động Viên Nhập Ngũ," Fonds du Gouvernement de la Cochinchine (sau đây ghi là GOUCOCH), II B. 55/026, Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II, Thành phố Hồ Chí Minh, sau đây ghi là TTLT II).
7. ↑ Công Sứ tại Phú Thọ gởi Thống Sứ Bắc Kỳ, ngày 22 tháng 2 năm 1917, trong Fonds de la Résidence Supérieure au Tonkin (sau đây ghi là RST) 21.376-06, Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia I (National Archives of Việt Nam Trung tâm I, Hà Nội, sau đây ghi là TTLT I).
8. ↑ Eugène Allys gởi "bien cher Directeur", ngày 06 tháng năm 1915, thư trao đổi của Eugène Allys, Lưu trữ của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris (sau đây ghi là AMEP).
9. ↑ Tài liệu về một giai đoạn như thế lấy từ "Những can dự của các tu sĩ Tây Ban Nha Velasco, Mestro và Montes trong những hoạt động tuyển mộ khinh binh ở Phúc Yên, năm 1915," RST 56.751, TTLT I.
10. ↑ Tài liệu về trường hợp của Basil Lanter, một nhà truyền giáo, lấy từ "A.s. du père LANTER, cáo buộc có sự gian dối về quốc tịch, 1915-1919, "RST 20.872, TTLT I.
11. ↑ Về người lính Việt Nam tại Pháp, xem Hill, Kimloan: Cu-li tham gia vào phiến quân: Tác động của chiến tranh thế giới về Đông Dương của Pháp, Paris 2012.
12. ↑ Raynaud, Emile: Những người An Nam tại Lourdes. Trong: Annales de la Société des Missions Etrangères de Paris, July-August (1916).
13. ↑ Raynaud, Emile: Những người An Nam tại Pháp trong thời gian chiến tranh. Trong: Annales de la Société des Missions Etrangères de Paris, July-August (1921).
14. ↑ Về việc chuyển đổi từ đạo Ca-tô truyền giáo sang đạo Ca-tô bản xứ tại Việt Nam, xem Keith, Charles: Ca-tô giáo Việt Nam: Một Giáo Hội từ Đế quốc đến Bản xứ, Berkeley năm 2012.
b) Tài liệu tham khảo được lựa chọn
- Daughton, James P .: Một đế quốc chia rẽ: tôn giáo, chủ nghĩa cộng hòa, và việc hình thành chủ nghĩa thực dân Pháp, 1880-1914, Oxford; New York 2006: Oxford University Press.
- Grasdorff, Gilles van: Câu chuyện đẹp của Truyền giáo Hải ngoại: 1658-2008, Paris 2007: Perrin.
- Keith, Charles: Ca-tô giáo Việt Nam: một giao hội từ đế quốc dến bản xứ, Berkeley năm 2012: Đại học California.
- Lalouette, Jacqueline: Nền Cộng Hoà chống giới tăng lữ: 19.-20. siècles, Paris 2002: Ed. du Seuil.
- Ramsay, Jacob: Quan lại và Tử đạo: nhà thờ và nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX Việt Nam, Đại học Stanford năm 2008: Stanford University Press.
- Tuck, Patrick J. N .: Giới truyền giáo Ca-tô Pháp và nền chính trị của chủ nghĩa đế quốc ở Việt Nam, 1857-1914: một cuộc khảo sát tài liệu, Liverpool 1987: Liverpool University Press.
- Vũ-Hill, Kimloan: Cu-li gia nhập phiến quân: ảnh hưởng của Đệ Nhất Thế Chiến trên thuộc địa Đông Dương của Pháp, Paris 2011: Những thổ dân uyên bác.
c) Bài được sửa đổi lần cuối: ngày 9 tháng 11 năm 2015
d) Trích dẫn
Keith, Charles: Giới Truyền đạo và Nhà Nước thuộc địa (Đông Dương), từ: 1914-1918-online. Bách khoa toàn thư Quốc tế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, ed. bởi Ute Daniel, Peter Gatrell, Oliver Janz, Heather Jones, Jennifer Keene, Alan Kramer, và Bill Nasson, do Freie Universität Berlin, Berlin 2015/02/20. DOI: http://dx.doi.org/10.15463/ie1418.10559.
e) Giấy phép
© 2014 Văn bản này được cấp phép theo: CC by-NC-ND 3.0 Đức.

Tin vui đây: ĐÃ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC 3 ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH NHÀ BÁO ĐỖ DOÃN HOÀNG

Qua sàng lọc, trích xuất các hình ảnh từ camera khu vực gần hiện trường vụ việc, Công an đã xác định được ba đối tượng đánh nhà báo Đỗ Doãn Hoàng vào ngày 23.3.


Link nguồn: http://laodong.com.vn/phap-luat/xac-dinh-duoc-ba-doi-tuong-danh-nha-bao-do-doan-hoang-536509.bld

Ngày 3.4, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 – Công an Hà Nội) đã cung cấp thông tin điều tra ban đầu cho báo Lao Động liên quan đến vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung.

Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, qua điều tra, sàng lọc, trích xuất các hình ảnh từ camera khu vực gần hiện trường vụ việc. Bước đầu, Công an đã xác định được ba đối tượng đánh nhà báo Đỗ Doãn Hoàng.

Cả ba ngồi trên chiếc xe máy Yamaha Jupiter MX màu đỏ. Ảnh cắt từ video.

Theo đó, trong ba đối tượng đánh nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thì có một nam thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, tóc cắt ngắn, mặt hơi nhọn, mặc áo phông dài tay không cổ màu xanh nước biển, quần bò sáng mầu, cao khoảng 1,70m, nặng khoảng 60 kg. Nam thanh niên ngồi giữa đội mũ bảo hiểm dạng thời trang lưỡi trai màu đen có sọc hoa văn từ trước ra sau màu trắng, mặc áo khoác tối màu, quần sáng màu, cao khoảng 1,60m nặng khoảng 55kg.

Thanh niên còn lại ngồi sau cùng đội mũ bảo hiểm dạng thời trang lưỡi trai màu đen có sọc hoa văn từ trước ra sau màu trắng, mặt to, mặc áo khoác tối màu, hai bên tay áo có 3 khoanh màu đỏ - xanh – trắng sắp xếp theo thứ tự từ trên vai xuống cánh tay ở vị trí bắp tay, mặc quần tối màu, nặng khoảng 70kg, cao khoảng 1,70m.

Cả ba đối tượng ngồi trên chiếc xe máy nhãn hiệu Yamaha Jupiter MX màu đỏ đen, vành đúc màu đen, loại xe đời 2006.

Những hình ảnh trích xuất từ camera mà cơ quan công an thu thập được rất trùng khớp với lời khai của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tại cơ quan điều tra.

Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Hà Nội đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân nào biết thông tin về đối tượng thì liên hệ với Đội cảnh sát hình sự Đặc Nhiệm – Phòng CSHS – Công an Hà Nội (địa chỉ số 7 Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Hoặc đồng chí Dương Minh Tùng – Đội trưởng đội Cảnh sát hình sự Đặc Nhiệm theo số điện thoại 0982223333 hay đồng chí Lý Hoài Nam số điện thoại 0989192980. Phòng cảnh sát hình sự - Công an Hà Nội sẽ có trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối bí mật và có hình thức khen thưởng, động viên xứng đáng đối với người cung cấp thông tin.

Trước đó, như báo Lao Động đã đưa tin, vào khoảng 7h45 phút sáng 23.3 tại khu vực chung cư Kim Lũ (phía sau Đại học Thăng Long, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội), Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã bị 3 đối tượng đánh đập dã man.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng kể lại: “Sáng 23.3, tôi có chở con đi học sau đó đi thực hiện nhiệm vụ do cơ quan giao, khi đến khu vực phía sau chung cư Kim Lũ (nơi đang có công trình xây dựng) thì thấy 3 người đàn ông cao to cầm hai chiếc gậy chặn đường. Lúc này, tôi nghĩ rằng là người của chính quyền đang bảo vệ hiện trường xây dựng khu vực gần đó nên tôi cũng chấp hành và dừng rồi quay đầu xe. Tuy nhiên, khi tôi đang quay lại thì có nghe một tiếng “đánh thôi” và bất ngờ 3 người cao to, cầm gậy, xông đến đánh tới tấp”. Thấy vậy, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã hô là đánh nhầm người rồi, nhưng 3 đối tượng này nói “không nhầm, cứ đánh đi”.

Lúc đó, anh Hoàng không thể chống cự được mà nằm co người xuống đất để thủ thế chống đỡ lại các trận đòn dữ dội. Ba đối tượng đã dùng gậy, tay và chân đánh liên tiếp. Thậm chí, các đối tượng còn dùng chân đạp vào đầu anh Hoàng. Do vẫn đội mũ bảo hiểm nên phần đầu không bị ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên, ngón tay trỏ của bàn tay phải đã bị đánh vỡ xương, nhiều vết trên người bị sưng to, trầy xước, bầm tím…

Cho đến khi anh Hoàng nằm bất động thì các đối tượng mới chịu bỏ đi. “Khi các đối tượng bỏ đi, tôi đã gọi một nam thanh niên ở gần chở ra đường Vành Đai 3 cho đi nhờ ra đường lớn, sau đó tôi tự bắt taxi đi vào bệnh viện chụp chiếu, điều trị…”, Nhà báo Hoàng chưa hết hoảng sợ kể lại.

Sau khi chụp chiếu xong, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã đến Công an phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội trình báo sự việc. Ngay sau đó, cơ quan Công an Thành phố, Quận và Phường có mặt tại hiện trường, lấy lời khai nhân chứng để điều tra truy tìm các đối tượng gây án.

Theo Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, anh không hề có mâu thuẫn hay gây phiền phức gì với ai và cũng không hề biết 3 đối tượng trên. Nhiều người tình nghi, có thể vì nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã và đang liên tiếp đưa ra các bài phóng sự điều tra gây hiệu ứng xã hội lớn, điều đó đã khiến các đối thượng theo dõi, phục kích và trả thù. Trong máy ghi âm và tin nhắn mà Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng còn lưu giữ, có nhiều nội dung liên quan đến trả thù, tức tối, thuê “đầu gấu” trả thù... Lời khai của anh Hoàng trước cơ quan Công an cho biết như vậy.

KHÔNG NÊN CỔ SÚY CÁCH PHẠT "LẠ" CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG

LâmTrực@


Cái lý và cái tình mà lẫn lộn sẽ tạo nên tiền lệ xấu và là nguyên nhân dẫn đên hỗn loạn trong tương lai. Một xã hội văn minh, trước tiên phải để hiện ở việc thượng tôn luật pháp.

Báo chí đăng bài "Đi ngược chiều, cô gái nhận cách phạt 'lạ' từ CSGT Đà Nẵng", nội dung mô tả một cô gái vì đi xe vào đường ngược chiều, thay vì bị phạt theo luật, cô được CSGT Đà Nẵng phạt bằng cách cho chép lại 50 lần dòng chữ: "Tôi hứa từ nay sẽ không đi ngược chiều nữa".

Đọc bài viết, có vẻ như cả phóng viên và Tòa soạn đều hả hê khoái trí vì có hình phạt này. Họ coi đó là hành động nhân văn của CSGT Đà Nẵng và khuyến khích các địa phương khác học tập.

Người viết cho rằng, đó là cách làm sai của CSGT Đà Nẵng và cách "thực thi nhiệm vụ" của báo chí trong một nỗ lực tuyên truyền, phổ biến luật pháp như vậy cũng sai, luật pháp cần được nhận thức và thực thi nghiêm túc chứ không thể lấy "cái tình" để thay thế.

Trước hết, hành vi của 2 cô gái mà báo nêu là vi phạm luật giao thông đường bộ. Căn cứ vào Điểm i, Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
"i. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Luật pháp đã quy định rõ, CSGT không xử phạt là sai, kể cả có sự chỉ đạo của Bí thư Thành ủy hay Chủ tịch UBND Thành phố cũng sai. Hành vi này của CSGT Đà Nẵng lẽ ra phải bị lên án chứ không nên khuyến khích như góc nhìn của báo chí.

Thứ hai, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ, về trách nhiệm pháp lý. Có nghĩa là, bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, Ở đây hành vi vi phạm pháp luật của cô gai cần bị xử phạt theo quy định của pháp luật chứ không phải xử phạt theo ý thích của CSGT hay ai đó ở Đà Nẵng. Hãy tưởng tượng rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu như một cô gái đi vào đường ngược chiều ở ở Hà Nội thì bị phạt 200 000, trong khi cô gái ở Đà Nẵng lại chỉ phải chép lại một lời hứa?

Còn nữa, sự bình đẳng trước pháp luật còn được thể hiện ở trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, mà ở đây là đảm bảo sự công bằng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật cũng như không được tước đi nghĩa vụ của họ. Nếu làm như CSGT Đà Nẵng thì đồng nghĩa với việc tước đi nghãi cu chấp hành pháp luật của công dân. Dĩ nhiên, hành vi này của CSGT là đáng lên án thay vì ngợi ca cổ súy.

Người viết cũng nhớ lại câu chuyện hồi năm ngoái, có vị khách du lịch từ địa phương khác vào Đà Nẵng và lái xe vào đường ngược chiều. Hành vi này bị CSGT phát hiện, nhưng thay vì phạt, họ hướng dẫn khách du lịch quay lại đi đúng đường rất tận tình. Tờ báo đưa câu chuyện viết rằng, CSGT làm như vậy là rất đáng khen, như thế là lịch sự, và như thế là nhân văn đạm chất Đà Nẵng. Tờ này còn dẫn thêm rằng, sở dĩ CSGT làm như vậy vì có sự chỉ đạo của một vị lãnh đạo trẻ của Thành phố. Xin nói thẳng, cách làm đó không có gì hay ho mà là vi phạm luật pháp. Sự chỉ đạo của vị lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng nếu có cũng là chà đạp lên luật pháp để vuốt ve người dân thiếu hiểu biết, và để đánh bóng hình ảnh Đà Nẵng.

Bài báo "Đi ngược chiều, cô gái nhận cách phạt 'lạ' từ CSGT Đà Nẵng" thể hiện cách nhìn thiển cận của cả phóng viên và Ban biên tập và vô tình hay hữu ý đã cổ súy cho việc làm vi phạm pháp luật của cả CSGT lẫn những người tham gia giao thông.

LẠI LÀ NHÀ BÁO TỐNG TIỀN DOANH NGHIỆP

Khoai@


Chuyện nhà báo lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp để làm tiền doanh nghiệp và người dân đã là chuyện không lạ. Đã có rất nhiều nhà báo bị bắt, khởi tố và phải trả giá cho hành vi của mình. Nếu thêm cho họ cái quyền được cầm súng đi điều tra như đòi hỏi của mấy anh phóng viên bị dân đánh nữa thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Mới đây, báo chí đưa tin vụ 2 phóng viên (nhà báo xịn) tống tiền một doanh nghiệp ở Nghệ An bị bắt, nhưng một loạt báo không hiểu vì lý do gì (chắc là xấu hổ) nên chọn cách giật tít và viết bài lẩn tránh, có ý rằng đó không phải là phóng viên. Đại để như: "đối tượng tự xưng là phóng viên", "đối tượng tự nhận là phóng viên"...thậm chí có báo còn mạnh mồm viết "đối tượng giả làm phóng viên"...

Báo Lao Động có bài: "Bắt hai đối tượng xưng CTV của báo tống tiền doanh nghiệp" viết rằng: "Vào lúc 0h30 ngày 2.4, qua nguồn tin báo của quần chúng, Công an huyện Yên Thành – Nghệ An đã bắt quả tang hai đối tượng xưng là CTV một tờ báo, đang có hành vi nhận tiền của doanh nghiệp. Thu giữ trong xe ô tô của hai đối tượng trên, số tiền là 20 triệu đồng. Trước đó hai đối tượng này đã gọi điện cho anh H. (giám đốc một doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An) giới thiệu là CTV của báo Bảo vệ Pháp luật và yêu cầu anh H. phải đưa 50 triệu, nếu không sẽ cho đăng bài về những sai phạm của doanh nghiệp".

Không có gì là khó khăn để biết 2 đối tượng là 2 phóng viên của báo Bảo vệ Pháp luật. Chúng là Nguyễn Gia Thỏa (SN 1989) trú tại xã Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội và Phan Văn Quân (SN 1974) trú tại xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An.

Tại cơ quan công an, 2 đối tượng đã thừa nhận hành vi  tống tiền doanh nghiệp của mình. 

Công an Yên Thành còn phát hiện, trong túi xách của Thỏa còn có thêm hai phong bì bên trong đựng số tiền 24 triệu đồng và một giấy giới thiệu cho phóng viên liên hệ quảng cáo cũng do báo Bảo vệ Pháp luật cấp".

Thật ra, đó là 2 phóng viên chính hiệu chứ không có chuyện giả phóng viên hay tự xưng là phóng viên. Nhìn vào giấy giới thiệu là biết, họ là "đại diện của bảo Bảo vệ Pháp luật". Xem hình:


Báo thế này, dân không sợ mới lạ.

P/s: Ảnh: Thỏa, Quân và Giấy giới thiệu của báo.

CHẾT VÌ ĐỒNG NGHIỆP

Cuteo@


Nhân chuyện báo chí nói về "chính người Việt đang đầu độc người Việt" trong chương trình "Tuyên chiến với thực phẩm bẩn" do anh Lợi khởi xướng. Bài này dù không liên quan đến thực phẩm theo nghĩa đen, nhưng lại liên quan đến món ăn tinh thần của cần lao, nó phản ánh mặt tối của làng báo chí, đại loại như làm tiền doanh nghiệp, quảng cáo, đá đểu, nịnh thối, nói láo, biến đúng thành sai, cổ súy cho cái ác, đề cao cá nhân và trả thù nhau đê tiện. Chép 1 stt của một anh báo tử tể về cho mọi người thẩm thấu.

Chết Vì đồng Nghiệp..

Chẳng có cái nghề nào mà chúng ghen ghét, đạp nhau rủa nhau như nghề báo. Hai từ đồng nghiệp như gai trước mũi bàn chân.

Khi 1 thằng bị bắt thì 1 bầy chu mỏ lên loa loa rằng: tau chưa bị bắt, tau trong sạch... Làm báo phải như tau... Rồi đưa tin chồng chất, chia sẻ rầm rộ chỉ để chứng minh mình đẹp!

Khi một vài "Đồng Nghiệp" bị bắt, chưa bao giờ hay chưa khi nào tôi nhìn thấy một bài viết hay 1 stt nào của các "Đồng Nghiệp" bênh vực hay bảo vệ nhau. Chắc chắn 1 điều họ sợ ....bị thơm lây.

Trong cuộc đời những nhà báo, họ phải bắt đầu từ 1 thằng CTV rồi mới đến phóng Viên sau đó may ra mới có thẻ nhà báo. Thời buổi bây giờ, áp lực quảng cáo nhiều. Không có những người như thế, toà soạn bốc cứt mà ăn... Hay lại lôi tiền thuế của nhân dân ra trả lương rồi hét lên: báo tau đéo cần quảng cáo???

Ừ thì nghĩ lại ai sai người đó chịu, nhưng nghĩ cách mà bọn chúng bắt đầu xâu xé nhau. Rêu rau nhau, đạp thằng kia xuống để kiếm đồng nhuận bút và hơn nữa để chứng minh mình trong sạch. Tôi thấy nó bẩn thỉu và hôi thiu. Có lẽ ... Nên đổi từ Đồng Nghiệp thành Bầy Sói thì hơn.!!!

Nguồn: FB Nguyễn Đức Thanh

ĐIỀU LUẬT 258 VÀ "ARTICLE 2.7. UN CHARTER"

Điều 258 Và Điều 2.7


Mỗi khi Việt Nam có vụ tuyên bố cáo trạng hay tuyên án xử một công dân về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ Luật Hình Sự Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thì y như đồng loạt các tổ chức như Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền (International Federation for Human Rights), Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders), Bảo Vệ Nhà Báo (Committee to Protect Journalists), cùng một số cơ quan ngoại giao như các đại sứ quán cùng Cao Ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations Human Rights Office of the High Commissioner) đều lên tiếng nói bản án vi phạm không những Hiến Pháp Việt Nam với các quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí đã được minh định, mà còn các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights), từ đó đòi Việt Nam chấm dứt các bản án theo Điều 258 do truy bức các cá nhân sử dụng quyền tự do phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đường đường chính chính áp dụng Điều luật 258 vào cuộc sống, mà không một nhà báo hay cá nhân công dân nào tìm đến phỏng vấn trực tiếp các luật sư nghị sĩ Quốc hội Việt Nam về những khúc mắc của họ đối với Điều luật 258 ấy; trong khi đó, các biện luận cao cấp như trên Báo Nhân Dân số ra ngày 29-3-2016 thì không có được đa số độc giả để giúp tỏa lan những cơ sở hiến định và luật định của Việt Nam đối với Điều luật 258. Vậy Điều 258 vì sao trở thành thứ trái tai gai mắt với nước ngoài cũng như những người Việt chống Việt trong khi lại được áp dụng danh chính ngôn thuận tại Việt Nam?

Trước hết, cần tham khảo Điều 2.7 Chương I Hiến Chương Liên Hợp Quốc (Article 2.7, UN Charter) đã xác quyết rằng “Hiến Chương này hoàn toàn không cho phép Liên Hợp Quốc được can thiệp vào các công việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào, cũng như không đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đưa những công việc ấy ra giải quyết theo quy định của Hiến Chương này; song nguyên tắc này sẽ không ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp chế tài theo Chương VII” (Nothing contained in the present Charter shall authorize the United Nations to intervene in matters which are essentially within the domestic jurisdiction of any state or shall require the Members to submit such matters to settlement under the present Charter; but this principle shall not prejudice the application of enforcement measures under Chapter VII). Nội dung này cho thấy mức độ quan trọng ưu tiên trên hết của “công việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ” của mỗi quốc gia, và chỉ khi những nội dung nghiêm trọng như tội diệt chủng dưới sự điều chỉnh của Công Ước Về Diệt Chủng 1948 (1948 Genocide Convention) mới khiến “việc” diệt chủng không còn là “công việc nội bộ” nên nhất thiết phải có các biện pháp can thiệp chế tài từ quốc tế. Cũng dưới góc độ này, việc thế giới làm ngơ trước nạn diệt chủng ở Campuchia là vi phạm Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc, còn việc Việt Nam tấn công vào chính phủ diệt chủng Campuchia không bị xem như can thiệp vào công việc “cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ” của Campuchia. Như vậy, Việt Nam – cũng như Mỹ và nhiều quốc gia khác – đã tuân thủ các điều đã được minh định trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc để có những quy định làm luật lệ đối nội mà không bất kỳ quốc gia nào khác có thể can thiệp.

Việc các tổ chức và cơ quan ngoại giao hay lên tiếng chỉ trích Việt Nam thực thi Điều luật 258 có thể do hai nguyên nhân tế nhị sau:

1) Họ đã nhầm lẫn, quên rằng Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc (UN Charter) hoàn toàn khác với Điều 15.8 của Hiến Chương Hội Quốc Liên (Covenant of League of Nations), vì chỉ có Hội Quốc Liên mới tuyên rằng: “Nếu sự tranh chấp giữa các nước thành viên do một trong số họ nêu lên, và nếu Hội Đồng nhận thấy vấn đề phát sinh mà theo luật pháp quốc tế hoàn toàn thuộc thẩm quyền đối nội của nước ấy thì Hội Đồng sẽ ghi nhận và cho biết ý kiến cách giải quyết vụ việc” (If the dispute between the parties is claimed by one of them, and is found by the Council, to arise out of a matter which by international law is solely within the domestic jurisdiction of that party, the Council shall so report, and shall make recommendation as to its settlement), nghĩa là ngay cả khi đó là “việc riêng” theo luật quốc tế thì Hội Đồng vẫn có quyền can thiệp theo “ý riêng” vào nội tình quốc gia thành viên.

2) Giữ thể diện là thái độ thâm căn cố đế của toàn bộ loài người, nên những quốc gia gọi là cường quốc kinh tế tiên phong (như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, v.v.) hoặc đã từng là cường quốc kinh tế thực dân đế quốc (như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, v.v.) một khi đã tạo ra những hào quang về tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền cho chính mình, họ sẽ không bao giờ cam tâm chấp nhận tình trạng suy đồi suy vi hỗn loạn trong nước của họ vì những hào quang tự tạo đang gây tác dụng ngược chõi lại họ, trong khi các nước thoát thai từ Thế Giới Thứ Ba nhược tiểu mà đa số từng là thuộc địa của họ lại ổn định cao về chính trị và phát triển con người, kể cả phát triển vượt bậc về nhân quyền – qua thành tích xóa đói, giảm nghèo, tôn trọng nữ quyền, bảo vệ trẻ em, tôn trọng người già, vinh danh bình đẳng giới, xóa nạn mù chữ, tăng cao quyền lợi bảo hiểm y tế toàn dân, thông thoáng kinh doanh, phát triển giáo dục, và cuốn hút đầu tư, v.v. Cách duy nhất để giữ thể diện là luôn chỉ trích chê bai về tình hình nhân quyền và dân quyền tại các quốc gia ổn định ấy, như một thứ tồi tệ duy nhất có thể tạo ra để gán ghép cho những thể chế chính trị “phi truyền thống” ổn định, nhằm tạo nên sự “ổn định” trong tư duy của dân chúng đất nước đang giữ thể diện rằng chẳng đáng có gì để mơ tưởng từ những môi trường sống thường xuyên vi phạm nhân quyền, có miệng mà không được phép phát ngôn.

Các vụ “việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ” của Mỹ theo luật Mỹ mà Việt Nam tuân thủ Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc không bao giờ lên tiếng cáo buộc Mỹ vi phạm nhân quyền:


1) Ngày 09-11-2012, báo Huffington Post của Mỹ đăng tin nữ công dân 22 tuổi Denise Helms của California, Hoa Kỳ, đã bị sa thải đuổi việc khỏi Công ty Turlock Cold Stone Creamery do đã dám đăng trên Facebook gọi Tổng thống Obama là “mọi đen” (Nigger), thậm chí còn cho rằng trong vòng 4 năm thế nào Obama cũng sẽ bị ám sát. Cơ Quan Mật Vụ Mỹ đã vào cuộc điều tra các “phát ngôn” của cô gái này và cô đã viết tiếp trên Facebook rằng cô không phân biệt chủng tộc, không điên, mà chỉ đơn giản nêu ý kiến của mình. Tài khoản Facebook của cô sau đó bị xóa. Cơ Quan Mật Vụ Sacramento và Mật Vụ Thủ Đô Washington cho biết nếu có cơ sở để buộc tội các lời viêt của cô, Helms có thể bị bắt giam theo Điều luật 871 của Mỹ theo đó nghiêm cấm các xúc xiểm, đe dọa tổng thống, phó tổng thống hay các quan chức khác có thể kế nhiệm tổng thống theo luật định. Đối với các tải đăng trên facebook của Helms, cơ quan chức năng tìm đến nhà trường có các học sinh đã phát tán truyền đi các lời viết của Helms, và các học sinh này sau đó hầu hết phải xóa các tài khoản Twitter của mình. Đó là tự do ngôn luận tại Mỹ, theo công việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ của Mỹ mà tất cả các quốc gia khác không có quyền can thiệp, như đã minh định tại Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc

2) Trang Politico ngày 22-10-2013 đưa tin Jofi Joseph, quan chức cấp cao Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ và là thành viên đoàn Phủ Tổng Thống thương thuyết về chương trình vũ khí hạt nhân Iran, đã bị sa thải khỏi chức vụ và khỏi cơ quan quyền lực này chỉ vì đã đăng trên Twitter những chỉ trích đối với Ngoại Trưởng Hillary Clinton và các quan chức Hội Đông An Ninh Quốc Gia như Ben Rhodes, và về những thông tin như lạm dụng tình dục hay dịch vụ nữ hộ tống cùng những thâm cung bí sử Bộ Ngoại Giao. Các luật sư Phủ Tổng Thống đã ra lệnh cho Joseph phải rời khỏi khu vực Phủ ngay, và mất luôn vị trí sắp được luân chuyển đến làm quan chức tại Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng Mỹ). Nếu như Helms là cô nhân viên tầm thường trẻ tuổi, thì Joseph là một cái tên quen thuộc của thế giới chính sách đối ngoại, có vợ là Carolyne Leddy, một nhân viên cấp cao của Đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ. Tất cả đều không được tự tiện tùy tiện “phát biểu” trên Facebook và Twitter. Mỹ không cho phép, và đó làcông việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ của Mỹ mà tất cả các quốc gia khác không có quyền can thiệp, như đã minh định tại Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc.

3) Barrett Brown là một nhà báo Mỹ sinh năm 1981 tại Dallas, Bang Texas. Ông đồng thời là nhà viết tiểu luận và châm biếm, tác giả của nhiều tác phẩm, viết bài cho những tờ báo tên tuổi như The Guardian, Huffington Post, và Vanity Fair, v.v. . Ông lập ra Dự Án PM nhằm tạo nên một mạng chuyên về các đe dọa đối với nhân quyền, đời tư cá nhân, và tình hình sức khỏe của các định chế dân chủ, v.v., với mục đích cung cấp các thông tin để các blogger, các phóng viên, và các nhà báo công dân sử dụng làm nội dung viết lách. Ngày 12-9-2012, Barrett bị bắt giam, không được phép tại ngoại với lý do “nguy hiểm cho sự an toàn của cộng đồng”. Nhiều đoạn đăng tải cũng như lời bình luận của Barrett lên YouTube và Twitter được sưu tầm để làm bằng chứng chống lại ông với gần 20 tội danh cấp liên bang. Tháng 1 năm 2015, sau thời gian dài đối mặt với bản án có thể lên đến 105 năm rồi giảm xuống 45 năm tù giam, Barrett cuối cùng bị kết án 63 tháng tù tại nhà tù liên bang với tội danh phạm trọng tội, cản trở luật pháp, đe dọa một nhân viên liên bang, phát tán các thông tin của tin tặc Anonymous, và phải đền 890.250 USD cho Công ty Stratfor vì đã chia sẻ đường link dẫn đến những dữ liệu bị rò rỉ của Stratfor. Mẹ của ông bị kết án 6 tháng tù treo và bị phạt 1.000USD vì đã cản trở thi hành công vụ khám xét nhà. Mỹ không cho phép thứ tự do tự tung tự tác mang tên tự do ngôn luận (freedom of speech) trên không gian mạng, và đó là công việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ của Mỹ mà tất cả các quốc gia khác không có quyền can thiệp, như đã minh định tại Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc.

Kết luận

Từ những tình tiết trên, có thể thấy rằng:

1) Các nước Âu Mỹ nhất thiết phải giải tán Liên Hợp Quốc (như đã giải tán Hội Quốc Liên) và thành lập một tổ chức quốc tế khác, nếu mơ tưởng đến việc viết bản Tân Hiến Chương phục vụ cho giấc mộng hão huyền có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, buộc Việt Nam phải xóa bỏ Điều 258 trong Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam.

2) Công dân Mỹ phải tuân thủ luật pháp Mỹ. Không ai có quyền nói động đến nhân quyền tại Mỹ – trừ Tàu là cường quốc duy nhất hàng năm phát hành The Human Rights Record of the USA tức Ghi Nhận Tình Hình Nhân Quyền Tại Mỹ dành toàn bộ công trình đánh giá mức độ vi phạm nhân quyền tại Mỹ.

3) Công dân Việt Nam phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Không ai có quyền nói động đến nhân quyền tại Việt Nam – trừ Mỹ là cường quốc duy nhất hàng năm phát hành Country Reports on Human Right Practices tức Báo Cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ Về Thực Thi Nhân Quyền Tại Các Quốc Gia trong toàn bộ công trình đó có dành ra đôi ba trang đánh giá mức độ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

4) Người Việt Nam nhất cử nhất động nhất thiết phải cẩn trọng khi sang Mỹ du học, tham quan, thăm thân, cư trú, vì những thông thoáng quá mức về tự do ngôn luận và dân chủ ở Việt Nam rất dễ hình thành thói quen hoàn toàn không thích hợp với sự hà khắc của luật pháp Hoa Kỳ, dẫn đến các cáo buộc và tội danh nghiêm trọng có khi đến hàng trăm năm tù dành cho ngay cả việc mà nếu nói theo ngôn phong luật pháp Việt Nam là lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Mỹ, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân Mỹ, chứ không phải trọng án nhiều trăm năm tù chỉ liên quan đến giết người hàng loạt hay khủng bố kinh hoàng.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Nóng: BẮT TÀU TRUNG QUỐC XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN BIỂN VIỆT NAM

Nóng: Bắt tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam

Đêm 1/4, sau hơn 1 ngày áp tải, Biên đội 1 thuộc Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Hải Phòng đã đưa 1 tàu Trung Quốc cùng các thuyền viên vi phạm chủ quyền biên giới biển Việt Nam từ khu vực đảo Bạch Long Vỹ về nội địa để tiến hành xử lý.

Trước đó, hồi 15h30' ngày 31/3, trong khi làm nhiệm vụ tại tọa độ 190 44’N 1070 20’ E, cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ, Biên đội 1 – Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ tàu Quỳnh Dương Phổ.

Đây là tàu Trung Quốc có số hiệu 13056, công suất máy 221 kw, trên tàu có 3 thuyền viên quốc tịch Trung Quốc do Đàm Thủy Dương, sinh năm 1978 ở Đông Bản, Liêm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc làm thuyền trưởng. Tàu này đã xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Qua kiểm tra, bộ đội biên phòng còn phát hiện tàu vận chuyển khoảng 100 ngàn lít dầu DO không có giấy tờ, thuyền viên không có chứng chỉ chuyên môn. Thuyền trưởng Đàm Thủy Dương khai nhận đã xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, số dầu trên chở để cung cấp cho các tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam.

Sau hơn một ngày dẫn giải, đến tối ngày 1/4, Biên đội 1 - Hải đội 2 đã đưa người, phương tiện, tang vật về neo đậu tại cửa sông Bạch Đằng, bàn giao cho Phòng Phòng chống Ma túy - Tội phạm, Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng tiếp tục điều tra làm rõ.












2016/04/02

NHỤC NHÃ: ỨNG VIÊN ĐBQH NGUYỄN TRANG NHUNG ĐƯỢC 1/63 PHIẾU TÍN NHIỆM

Cuteo@


Cuối cùng thì nhân dân cũng là người chiến thắng.

Sâu mọt dù ngụy trang tinh vi đến mấy cũng không qua được mắt nhân dân. 

Lũ du thủ du thực chống phá đất nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc, dù có ngụy trang dưới vỏ bọc yêu nước, công lý hay đao to búa lớn như dân chủ hay nhân quyền cuối cùng cũng bị chính nhân dân bóc mẽ.

Một trong các tiêu chuẩn quan trọng của ứng viên đại biểu Quốc hội là có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Nhưng cô Nguyễn Trang Nhung, người tự ứng cử ĐBQH khóa 14 đã không được người dân tín nhiệm bởi người dân không thấy cô có tư cách gì đại diện cho họ.

Hội nghị Hiệp thương lần 3 lấy ý kiến tại nơi cư trú của cô Nguyễn Trang Nhung tổ chức tại trường tiểu học Đông Ba, phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM, cô Nguyễn Trang Nhung chỉ có duy nhất 1 phiếu tín nhiệm trong tổng số 63 phiếu. Phiếu tín nhiệm duy nhất đó, tôi đoán, đó là lá phiếu của chính cô tự tín nhiệm cho chính mình.

Trước đó, cô Nhung cũng giống như bao nhà dân chủ giả cầy khác, luôn tự tưởng tượng rằng, họ có uy tín lắm trong cộng đồng, và rằng, nhân dân không biết gì về họ. Nhưng họ đã nhầm, và họ đang tự ảo tưởng về chính mình. 

Tại buổi hiệp thương, người dân đã thể hiện tinh thần dân chủ đúng như mong mỏi của cô, bằng cách mở miệng nói ra những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của chính mình và quan điểm của họ đối với cô. Oái oăm thay, cô Trang Nhung lại coi đó là màn "đấu tố" của người dân nơi cô cư trú đối với cô. Có lẽ cô quan niệm, dân chủ có nghĩa là chỉ mình cô được nói còn người khác thì phải im lặng?

Sau thất bại nhục nhã vì bị người dân tại nơi cô cư trú phế truất, cô đã phải phát biểu: "Tôi đã khá tự tin trước khi hội nghị diễn ra nhưng tôi đã đánh giá 1 cách sai lầm. Tôi nghĩ ít nhất mình cũng có vài phiếu chứ, vì trong số những người đến hội nghị cũng có những người hiểu biết không hiểu sao chỉ có 1 phiếu thôi". Nguy hiểm hơn, cô phát biểu thù hận với nhân dân: "Nếu ngay cả việc ủng hộ cho tôi mà không đến những người hiểu biết thì có lẽ là dân ở khu phố này không sẵn sàng để làm chủ 1 đất nước".

Ảnh: Cô Nhung đã khóc khi cử tri không tín nhiệm

Hóa ra, lúc cần người dân thì cô vuốt ve họ, khi không được nhân dân ủng hộ thì cô quay ngoắt lại và miệt thị nhân dân?

Thật ra, người dân không tín nhiệm cô vì những lý do rất nhỏ nhặt và đời thường, nhưng cô cũng không làm nổi. Đó là, (1). cô ứng cử đại biểu Quốc hội nhưng lại vi phạm luật bầu cử vì đã tuyên truyền vận động người dân ở khu phố mình, bằng cách phát tờ rơi (làm đại biểu mà không hiểu luật thì làm sao được đại biểu); (2). mặc dù cư trú ở tổ dân phố nhưng cô đã vô trách nhiệm tới mức không hề tham gia các hoạt động của cộng đồng và như thế là không có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, vô trách nhiệm với nhân dân và coi thường nhân dân; và (3). cô đã không thể hiện được các tố chất của một đại biểu Quốc hội, không thể hiện là người tôn trọng pháp luật, mà ngược lại, cô có nhiều hoạt động câu kết với phản động Việt Tân ở nước ngoài để chống phá đất nước. Đặc biệt, cô nhiều lần có những xuyên tạc về chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật của đảng và nhà nước. 

Trên dòng quảng cáo về mình, cố nói: "Tiếp cận, lắng nghe và phục vụ". Vậy sao người dân đang thực hành dân chủ, nói lên tiếng nói của mình thì cô lại vu cho họ là "đấu tố"? Sự "lắng nghe" của cô đâu rồi? và cô có tinh thần "phục vụ" ở chỗ nào?

Ảo tưởng về mình, vô trách nhiệm với nhân dân và coi thường nhân dân thì chắc chắn sẽ bị nhân dân gạch bỏ. Việc cô được 1/63 phiếu tín nhiệm đã nói lên sự tinh tường, tỉnh táo và bản lĩnh của nhân dân trước âm mưu đưa sâu mọt vào Quốc hội.

Cô Nguyễn Trang Nhung dù có tô vẽ mình đến mấy thì rốt cuộc cô cũng bị nhân dân cho nốc ao. 

Nếu còn liêm sỉ, hãy chấp nhận sự thật đi cô!