2015/11/01

NGƯỜI HÀ NỘI PHẢI TIÊU BIỂU CHO VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC

"Người Hà Nội phải tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc"

Hà Nội ngàn năm văn hiến là bộ mặt, là niềm tự hào của quốc gia. Người Hà Nội phải thực sự tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc. Đó là lối sống nhân ái, nghĩa tình, thủy chung, trong sáng, tôn trọng pháp luật. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cả vật thể và phi vật thể, sáng tạo các giá trị văn hóa mới, Hà Nội phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội. Ảnh: VGP/Mai Anh

Chỉ đạo Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, bên cạnh việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống..., Hà Nội phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. 

Sáng 1/11, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, khai mạc trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô.

Đến dự và thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những kết quả, thành tích mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước. 

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ bên cạnh những thành quả và tiến bộ, Hà Nội còn những hạn chế, tồn tại. Đó là kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định, bền vững; chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh chưa cao; chuyển dịch cơ cấu còn chậm. 

Quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường một số mặt còn yếu. Phát triển văn hóa - xã hội chưa thực sự xứng tầm với vai trò, tiềm năng, vị thế của Thủ đô. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đạt kết quả mong muốn. Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị có mặt chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đòi hỏi thực tiễn... 

Tổng Bí thư tán thành phương hướng, nhiệm vụ được xác định trong các văn kiện Đại hội, nhất trí với mục tiêu tổng quát, 5 nhiệm vụ chủ yếu, 3 khâu đột phá và 16 chỉ tiêu của Đảng bộ Hà Nội, đồng thời nhấn mạnh 7 nội dung Đảng bộ Hà Nội cần tập trung làm tốt trong nhiệm kỳ tới. 

Trước hết, Đảng bộ Hà Nội cần phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, vai trò, vị thế của Thủ đô, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chủ động phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh, những thành tựu và kinh nghiệm từ tổng kết thực tiễn, nêu cao hơn nữa tinh thần năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, điều hành, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ hơn trên các lĩnh vực công tác trọng tâm; xây dựng, phát triển Hà Nội xứng đáng với vai trò, vị thế Thủ đô, là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. 

Hà Nội cần tiếp tục thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện đồng bộ ba đột phá chiến lược, đi đầu trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của kinh tế. 

Trong quá trình phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, Hà Nội cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; làm tốt hơn nữa công tác quản lý đô thị, đặc biệt là quản lý trật tự xây dựng, an toàn giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị; hạ tầng thông tin - truyền thông; tập trung giải quyết kịp thời những vấn đề dân sinh bức xúc, trước hết là nhà ở đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, quản lý dân cư... 

Tổng Bí thư lưu ý Hà Nội cần tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não, các hoạt động của Đảng và Nhà nước, các hoạt động đối ngoại quốc gia, các sự kiện chính trị lớn diễn ra trên địa bàn thành phố; xây dựng thế trận lòng dân, kiên quyết đấu tranh làm thất bại các hoạt động chống phá của các thế lực xấu, thù địch, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chủ động có các phương án phòng ngừa và kịp thời xử lý có hiệu quả các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ. 

Hà Nội ngàn năm văn hiến là bộ mặt, là niềm tự hào của quốc gia. Người Hà Nội phải thực sự tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc. Đó là lối sống nhân ái, nghĩa tình, thủy chung, trong sáng, tôn trọng pháp luật. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cả vật thể và phi vật thể, sáng tạo các giá trị văn hóa mới, Hà Nội phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. 

Tổng Bí thư nhấn mạnh Hà Nội phải đặc biệt chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh; tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, trọng tâm là thực hiện nghiêm túc 3 nhóm nội dung và 4 nhóm giải pháp, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ và tổ chức đảng; phát huy vai trò, hiệu lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đổi mới phương pháp công tác, lề lối làm việc, thực hiện phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, kỷ cương, gần dân, trọng dân, lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời kiến nghị của nhân dân; bám sát thực tiễn cơ sở, nói đi đôi với làm. 

Tổng Bí thư chỉ rõ xây dựng và phát triển Thủ đô là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội, đồng thời cũng là trách nhiệm của Trung ương và cả nước. 

Thành phố cần chủ động hơn nữa trong việc tranh thủ sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương; đồng thời các ban, bộ, ngành Trung ương cũng cần phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình, quan tâm phối hợp chặt chẽ với Thành phố, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, các nguồn lực đầu tư, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô. 

Cán bộ, công chức, viên chức, những người lao động, học sinh, sinh viên... các cơ quan Trung ương sống và làm việc trên địa bàn Thủ đô cũng phải gương mẫu chấp hành nghiêm túc luật pháp, các quy định của Thành phố, tham gia vận động quần chúng, hưởng ứng các phong trào thi đua, đóng góp thiết thực cho Thành phố. 

Hà Nội đã từng được ngợi ca, vinh danh với những tình cảm tốt đẹp: Hà Nội linh thiêng và hào hoa; Hà Nội văn hiến và anh hùng; Hà Nội niềm tin và hy vọng; Hà Nội là bộ mặt của quốc gia, là trái tim của cả nước; Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; Thành phố vì hòa bình... 

Sinh thời, Bác Hồ cũng thường căn dặn: "Đảng bộ Hà Nội phải làm gương mẫu cho các đảng bộ khác". Tổng Bí thư mong rằng, với lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống cách mạng vẻ vang, với tinh thần đổi mới, dân chủ, kỷ cương, đoàn kết, trách nhiệm, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội sẽ tranh thủ được thời cơ, vượt qua thử thách, chung sức, đồng lòng, ra sức phấn đấu xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện xuất sắc lời căn dặn của Bác Hồ, xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Theo Mai Anh / VGP News

XE CÔNG LÀM NGHÈO ĐẤT NƯỚC

Chính sách xe công hiện nay gây ra quá nhiều hệ lụy. Đã đến lúc phải hiện thực hóa việc khoán xe công.

Mỗi năm, ngân sách phải chi gần 13.000 tỉ đồng thuê lái xe, bảo dưỡng, sửa chữa, xăng dầu... cho 40.000 xe công trên cả nước. Số liệu này do Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính công bố tuần trước khiến cả xã hội giật mình. Không giật mình sao được khi hiện ngân khố quốc gia đang eo hẹp.

Nhập nhèm công - tư

Khi tiến hành công cuộc đổi mới, chúng ta từ tư duy kế hoạch tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường có định hướng. Thế nhưng, tư duy bao cấp chế độ cho quan chức về xe, nhà, điện thoại… rất chậm thay đổi.

Từ khi đổi mới đến nay, Việt Nam có không dưới 4 lần cải cách chế độ tiền lương. Trước những lần đó, rất nhiều ý kiến góp ý cần phải tiền tệ hóa các chế độ của công chức vào lương. Dù góp ý nhiều với đầy đủ tâm huyết, luận cứ khoa học, tính khả thi… nhưng hầu như không được tiếp thu.

Thường khi nói về tiêu chuẩn cho cán bộ, ta thường quen miệng nói ông A, bà B có “tiêu chuẩn xe riêng”, dần dần nó trở thành thói quen trong cách hiểu và suy nghĩ không chỉ của cán bộ mà cả người dân. Nhưng cái gọi là tiêu chuẩn cho cán bộ được đặt ra dựa trên cơ sở khoa học nào, có căn cứ trên thực tiễn của trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, căn cứ trên đạo lý quan chức là công bộc của dân hay không?

Nhiều xe công đi lễ Đền Trần (Nam Định) vào tháng giêng năm Ất Mùi (2015) Ảnh: TUẤN MINH

Ở một số quốc gia giàu có hơn ta rất nhiều nhưng họ quy định chỉ một số chức danh chính trị chủ chốt mới được cấp xe công vụ. Số này không quá vài chục người. Thậm chí, nhiều nước còn nghiêm ngặt hơn khi quy định cả thủ tướng cũng chỉ dùng xe công khi hoạt động có tính chất công vụ. Còn Việt Nam, tuy nghèo nhưng quá rộng rãi, hào phóng với cán bộ khi số người được tiêu chuẩn xe công có thể lên đến vài ba ngàn.

Tiếng là xe công nhưng ở Việt Nam thực tế nó là xe riêng. Riêng ở đây có nghĩa gần như là thuộc quyền sở hữu của cán bộ đó, chỉ là không được bảo vệ bằng Bộ Luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản cá nhân. Chính sự nhập nhằng công - tư như vậy mà trong một kỳ họp Quốc hội, có đại biểu thẳng thắn gọi việc sử dụng xe công không đúng tiêu chuẩn, mục đích là “tội tham nhũng và phải xử theo luật”. Chưa xem xét hết các khía cạnh của quy kết này nhưng nghe qua cũng có lý bởi chỉ cần có tiêu chuẩn xe công là không ít cán bộ mặc sức “tư nhân hóa” nó theo mọi cách. Từng có chuyện một vị cán bộ đi

ô tô công trị giá đến 5 tỉ đồng, bị dư luận mỉa mai là đang cưỡi 3.000 con trâu. Dân mình có câu “con trâu là đầu cơ nghiệp” - 3.000 cơ nghiệp của người nông dân một nắng hai sương chỉ để phục vụ đi lại cho 1 người, xót lắm!

Vào những năm 1980, sinh thời, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng quy định chỉ có bộ trưởng mới có xe đưa đón từ nhà đến cơ quan, còn cấp thứ trưởng trở xuống dùng xe đưa rước chung. Nhưng rồi theo thời gian, quyết định trên bị phớt lờ và dư luận nhận xét một cách mai mỉa rằng vì nó “không hợp lòng... quan”! Mãi đến năm 1999, Thủ tướng mới có Quyết định 122/QĐ-TTg quy định rành mạch việc sử dụng xe trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp. Vấn đề xe công cấp riêng để phục vụ mục đích công vụ có thể tạm cho là ổn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là do nhập nhằng công - tư, xe công không chỉ để phục vụ cho cán bộ mà còn cho cả vợ, con, họ hàng của vị đó. Lúc này, tài xế như người làm công trong gia đình, tất nhiên anh ta lại lãnh lương từ kinh phí của nhà nước dưới hình thức tiền làm ngoài giờ.

Khoán xe công, tại sao không?

Có thể nói, chính sách xe công xuất phát từ việc bảo đảm và tạo điều kiện cho cán bộ phục vụ sự nghiệp chung tốt hơn. Tuy nhiên, lâu ngày nó chuyển hóa thành đặc quyền đặc lợi, tạo cho các bộ thói “ăn trên ngồi tróc” và dần phai nhạt lý tưởng phụng sự cho dân, cho nước. Vì thế, không ai mặn mà với chủ trương tiền tệ hóa các chế độ vào lương. Bởi nếu tiền tệ hóa sẽ gặp mâu thuẫn giữa cái hữu hạn là lương và vô hạn là nhu cầu cá nhân.

Năm 2007, để thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, việc sử dụng xe công được quy định cụ thể trong Quyết định 59/2007/QĐ-TTg. Khi đó, nhiều đơn vị, địa phương đã mạnh dạn đề xuất hình thức khoán xe công.

Lúc đó, ông Vũ Văn Ninh đang là Bộ trưởng Bộ Tài chính (nay là Phó Thủ tướng). Phát biểu trước Quốc hội, ông cho biết nếu khoán xe công, mỗi năm cả nước tiết kiệm khoảng 1.000 tỉ đồng. Nếu thực hiện, mỗi tháng những cán bộ có tiêu chuẩn xe công sẽ được chuyển vào lương thêm 5 triệu đồng. Tuy nhiên, dù cái lợi cho dân, cho nước và cho bản thân đã quá rõ nhưng các công bộc cao cấp lại không mặn mà.

Đi tìm câu trả lời cho “nghịch lý” trên, có thể thấy: Thứ nhất, vì có xe công dùng riêng để giải quyết khâu oai và có thể từ cái sự oai ấy sẽ tạo ra nguồn thu. Bởi không ít cán bộ có những nguồn thu khác ngoài lương lớn nên họ không cần đến số tiền vài triệu đồng do việc khoán xe công mang lại. Thứ hai, do thói quen “xài chùa” không chỉ đối với quan chức mà cả vợ, con của họ.

Tôi từng nghe một vị phát biểu “nếu khoán xe, thêm 5 triệu vào lương tôi sẵn sàng đi xe đạp đến chỗ làm”. Phát biểu này chứng minh rằng lập luận “không có xe riêng đi làm việc sẽ ảnh hưởng đến công việc” chỉ là ngụy biện.

Trong bối cảnh ngân sách đang căng như dây đàn, một lần nữa vấn đề khoán xe công cần phải bàn lại và đưa ra thực hiện quyết liệt. Bên cạnh đó, phải quy định rạch ròi cán bộ cấp nào mới xứng đáng hưởng tiêu chuẩn xe công. Không thể để tình trạng ăn theo bao cấp, thậm thụt đề ra tiêu chuẩn bất thành văn để cùng chia nhau hưởng lợi từ ngân sách nhà nước trong việc sử dụng xe công bởi tình trạng này không chỉ gây lãng phí mà còn kéo theo tệ nạn chạy chức, chạy quyền, phe cánh, đấu đá nội bộ...

Góc nhìn: Các nước giàu rất hiếm xe công, nhà công vụ

Ở những nước Bắc Âu hoàn toàn không có chế độ xe đưa đón tại nhà; tất cả tính vào tiền lương của cán bộ, họ tự lái xe hay đi phương tiện công cộng. Đến cơ quan, đi công tác, cán bộ có xe công đưa đi. Thậm chí cấp bộ trưởng ở Thụy Điển ăn trưa ở căng-tin, tự trả tiền.

Ở Thụy Sĩ, kể cả tổng thống đi công tác đều phải ở nhà của bưu điện với tiện nghi tối thiểu và không được thanh toán tiền khách sạn. Cơ quan có cán bộ đi công tác phải thanh toán tiền phòng cho bưu điện.

Ở Nhật Bản, văn phòng chính phủ thuê xe của 1 công ty tư nhân phục vụ cán bộ. Mỗi chuyến đi đều được ghi nhận cụ thể giờ giấc, đoạn đường đi. Thủ tướng và bộ trưởng có xe đưa đón nhưng không có tài xế riêng; xe được sử dụng tối đa, không có tình trạng xe chờ người.

Các cơ quan quốc tế như Ngân hàng Thế giới cũng theo mô hình này, vừa giảm chi phí, gọn nhẹ biên chế vừa tránh quan hệ riêng tư, sử dụng xe vào mục đích cá nhân.

Lê Đăng Doanh

Theo Diệp Văn Sơn (Người lao động)

SỐC - KHÔNG THỂ TIN NỔI

Ngọc Trinh: 7 năm nay em chỉ yêu 1 người.

Khắc Tiệp: "em nên tập trung việc học cho tốt và hãy thực hiện ước mơ thi vào trường sân khấu điện ảnh".

Mỹ Linh: Mì khoai tây Omachi rất ngon mà không sợ nóng

Minh Quân: Hàn Quốc mời tôi đóng phim

Vượng Râu: "Ở đất Bắc này, tên Vượng Râu không đứng thứ nhất, hẳn nhiên phải là thứ 2".

Angela Phương Trinh: "Có đại gia sẵn sàng bỏ 20 ngàn đô để được gặp tôi".

Phan Huyền Thư: Cái này tôi viết từ năm 1996 rồi gửi xuất bản ở Mỹ.

Anh Quảng hay tin ôm đầu mếu máo bảo đến cả tao mà cũng không thể tin được.

Nguồn: Lọc



VIỆT NAM "MÌNH" THUA CAMPUCHIA




Việt Nam “mình” thua Cam Pu Chia

Mấy hôm nay thấy thiên hạ người ta kháo nhau, Việt nam mình thua Cam Pu Chia (CPC). Ha ha chuyện lạ khó tin, tức thật VN “mà nị” thua Cam Pu chia, họ đang nói ngược, tưởng họ nói sai hóa ra họ nói đúng, VN mình đang thua Cam Pu Chia thật.

Chẳng là tin mới nhất hôm 30/10/2015 trên VTV Trung ương cho biết. Quốc hội Hoàng gia Cam Pu Chia đã cách chức Kem Xô Kha Phó Chủ Tịch thứ nhất Quốc hội nước này, vì tội kích động chiến tranh với nước láng giềng, chia rẽ dân tộc và chống đối chính phủ. Có thể đây là bước đệm tiếp theo, để chính phủ CPC khởi tố, đưa ông ta “Lên thớt” để mổ xẻ tội trạng của Ông Nghị hiếu chiến này.

Tin thêm được các báo loan tải Ngày 26/10/2015 hai Nghị sĩ trong đó có ông Kem sô Kha vừa ra khỏi Tòa nhà Quốc hội đã bị đám đông dân chúng biểu tình, lôi ra khỏi xe cho một trận nhừ tử đến bất tỉnh.


Xem ra chính quyền Cam pu chia đã cứng rắn với những kẻ đi ngược lại lợi ích dân tộc, chống phá chính quyền bằng luật pháp, Nhân dân CPC còn mạnh tay, quyết liệt hơn, thay trời hành đạo, dùng cả luật rừng, để xử lý cả đến quan chức là các Nghị sĩ Quốc hội, ông Kem Xô Kha Phó Chủ Tịch thứ nhất Quốc hội Hoàng Gia là một ví dụ. Đành rằng dùng bạo lực là vi phạm pháp luật, một hành vi cần lên án. Người CPC thể hiện chính kiến của mình bằng bạo lực. He he cũng có cái lý của họ….. Bởi trước đó một Nghị sỹ Quốc hội khác “Trình độ” dân trí thấp, có cái tên Hong Sok HouR thuộc đảng Cứu nguy dân tộc dám khoe cái “tài ngu” của mình bằng cách đưa lên FaceBooK tài liệu, chứng cứ giả về Bản đồ cắm mốc giữa VN và Cam Pu Chia. Thủ Tướng Hun Sen đã ra lệnh bắt Ông này ngay lập tức, cáo buộc với tội danh phản quốc “Làm giả tài liệu, tuyên truyền sai lệch về thỏa thuận cắm mốc biên giới VN – CPC” 

Huy Đức - Tác giả bài "Thua cả Campuchia"

He he còn ở VN ta thì sao? Người Việt ta sống nhân văn, thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên xét về nhiều góc cạnh ở tầm chiến lược, uy tín của quốc gia, nên vẫn còn những nhân nhượng vì thế chính quyền vẫn chưa ra tay xử lý những kẻ bất lương như: TS ăn cháo đá bát Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A, tội đồ dòng họ Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Thắng, Chí phèo cào mặt ăn vạ Tuyến Râu xồm, Thảo khấu giang hồ Trương Văn Dũng, con Chiên phản Chúa JB Nguyễn Hữu Vinh, gái đĩ già mồm Bùi Thị Nga…vẫn chưa bị pháp luật sờ gáy. Dân ta độ lượng, Sống vi tha, nhân văn, quân tử và ít tiểu nhân, nếu “bắt chước” CPC chắc chắn bọn chúng cũng bị nhừ đòn, vì những hành vi, chống đối chính quyền, xúc phạm lãnh tụ… xảy ra gần đây. Vì thế hội chứng nhờn pháp luật, coi thường việc chấp pháp nay đang gia tăng, dấy lên nỗi lo lắng của người dân trước vận mệnh của nước nhà là điều có thật.

Trở lại Cam Pu Chia (CPC), người dân Việt nam thừa biết Đảng đối lập có cái tên quái gở “Đảng Cứu nguy dân tộc”(CNRP) do ông Sam Rainsy làm thủ lĩnh, một chính trị gia cực đoan khét tiếng chuyên chống phá VN. Về đối ngoại Sam Rainsy một con người cực đoan, tráo trở, vô ơn bạc nghĩa với bạn bè, khi nhẫn tâm phủ nhận công lao của Nhân dân VN giúp Nhân dân CPC thoát khỏi nạn diệt chủng. Đối nội Ông ta luôn có chủ trương chống phá Chính phủ do ông Hun Sen làm Thủ tướng, nhiều lần vi phạm pháp luật CPC đã từng bị truy nã, bị truy tố, rồi ngồi tù vì đi ngược lợi ích của dân tộc. Chống VN là cương lĩnh hàng đầu của đảng này do ông ta soạn thảo. Vừa qua lợi dụng cái gọi “Tinh thần dân tộc” theo kiểu chủ nghĩa cực đoan, thổi phồng cái gọi “VN cướp đất của CPC”, vu cáo Chính phủ CPC sử dụng Bản đồ giả của VN để cắm mốc phân định biên giới, gây mất đất của CPC cho VN. Đê tiện hơn nữa Thủ lĩnh đảng Cứu nguy dân tộc vu cáo Chính phủ CPC là tay sai của VN.

He he thật là lạ, chuyện lạ có thật, cái Ông Sam Rainsy này ở tận CPC có cái đầu bệnh hoạn, hoang tưởng và cực đoan, sao lại giống hệt não trạng của các nhà dân chủ ở VN đến như vậy, bởi các hành vi ngông cuồng, chống đối Chính phủ, vô ơn bạc nghĩa, quay lưng lại với dân tộc, chống lại Nhân Dân.

Người ta được biết, với những vu cáo, bịa đặt trắng trợn của phe đối lập, cực chẳng đã Chính phủ của Ông Hun Sen đã phải cầu viện đến LHQ, Hoa Kỳ và cả Pháp đề nghị cho mượn Bản đồ gốc để minh bạch hóa. LHQ và Chính phủ Pháp đã đáp ứng yêu cầu này, cho Cam Pu Chia mượn một số bản đồ biên giới Việt-Miên, do Pháp phân định biên giới trước 1953. Sau khi đã xác minh, kết luận của Trưởng ban Biên giới Campuchia là các bản đồ này không khác các Bản đồ phân định Biên giới giữa Việt Nam – Cam pu Chia. Ông này tuyên bố sự việc đã kết thúc.Thế nhưng có nhà dân chủ ở VN lại hồ đồ suy diễn “Hộ” cho người CPC chống đối, đại ý cho rằng “Vấn đề không phải là các bản đồ có giống nhau hay không. Điều mà người dân Kampuchia muốn biết là đường biên giới theo cắm mốc hiện tại có giống, có đúng với vị trí của bản đồ gốc đã được chính phủ bảo hộ thực dân phân định năm 1953 có trùng hợp với đường biên giới hiện tại hay không” ? Rõ là đồ khỉ, đã nói là giống nhau giữa Bản đồ gốc và Bản đồ cắm mốc hiện tại, thì việc cắm mốc cũng sẽ đúng và cũng sẽ giống nhau, tại sao lại có những kẻ ở VN lại ngu xuẩn suy diễn theo kiểu “Chó chạy trước Cầy” cãi hộ phe đối lập CPC như vậy?

Rõ ràng Chính phủ HunSen đã minh bạch hóa, đã làm thỏa mãn, giải tỏa những nghi ngờ của người dân CPC. Một khi đã được minh bạch, những nỗi nghi ngờ đã được giải tỏa thì không còn lý do gì để chống đối chính quyền, thì việc bắt bớ những kẻ vẫn cố tình chống đối, vi phạm pháp luật, một việc cần phải làm ngay để đảm an ninh quốc gia, sự ổn định của đất nước là lẽ đương nhiên của bất cứ quốc gia nào, CPC không phải là trường hợp ngoại lệ, thì những kẻ chống đối ở CPC và VN lại trở giọng nói “Bắt những kẻ chống đối”, vi phạm an ninh quốc gia vì “Lý do chính trị”?

Trở lại tình hình VN, lại có chuyện nói ngược“Campuchia đã bắt chước VN trong vụ trấn áp dư luận và bắt bớ những người chống đối về biên giới”. Ha ha chúng lại nói bậy. Sự thật đâu phải như vậy, Người dân Việt nam đang thắc mắc tại sao vì cái gọi“Tự do dân chủ” mà VN đã thua CPC về việc không bắt giữ những kẻ vi phạm pháp luật, xử lý không quyết liệt những kẻ lợi dụng tự do dân chủ, để hiện nay dẫn đến tình trạng “Dân chủ quá trớn, tự do quá đà” hội chứng nhờn luật, của những kẻ đội lốt dân chủ, khoác áo dân oan đang làm đảo lộn cuộc sống yên bình của Nhân dân, chúng đang bán rẻ lương tâm, đi ngược lợi ích của dân tộc, chống lại tổ quốc?. Người ta có quyền được hỏi nếu VN bắt chước CPC (bắt bớ những kẻ chống đối) Liệu những kẻ thóa mạ lịch sử, dày xéo lên Lá Cờ thiêng liêng của tổ quốc, xúc phạm lãnh tụ của dân tộc, âm mưu lật đổ chính quyền mà vẫn không bị bắt như thế liệu VN có thua Cam Pu Chia? 

Hình như đang thấy có sự trùng lặp ngẫu nhiên, khi Thủ tướng Hun Sen “Thấm nhuần” câu nói mang tính chiến đấu cao của Chủ tịch Cu Ba Phiđencstro khi ông nói về chuyên chính với kẻ thù, đại ý “Bạn càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới, bạn lùi một bước chúng tiến một bước, bạn lùi 2 bước chúng tiến lên 3 bước, cuối cùng bạn không còn đường lùi, chúng tiến tới cắt cổ bạn, thế nên phải cắt cổ chúng, trước khi chúng cắt cổ bạn”. Một câu nói bất hủ rất đúng, rất phù hợp với tình hình Cam pu chia và VN không phải là trường hợp ngoại lệ.

Tôn trọng tự do, dân chủ không có nghĩa “Dân chủ quá trớn, Tự do quá đà”, để cho những kẻ núp danh dân chủ, nhân quyền, hay dân quyền……chống phá đất nước. Đã đến lúc “VN nên bắt chước CPC”(Chứ không phải CPC bắt chước VN) đừng để thua Cam pu Chia về cách xử lý quyết liệt, triệt để, thẳng tay trừng trị những kẻ bất lương, ngông cuồng,“Coi Trời bằng Vung” bất chấp luật pháp, chống phá đất nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc và Nhân dân. VN nên quan tâm đến lời nói của Chủ Tịch Cu Ba Phiđencstro một câu nói nghiêm túc, không thừa đối với VN lúc này.

Ngày 1 tháng 11 năm 2015

KHOẢN ĐẦU TƯ NUÔI BỌN 'CÁCH MẠNG ĐƯỜNG PHỐ" NO-U KHÔNG HỂ NHẸ

Tiền ở đâu mà No-U ăn uống linh đình?

Loa Phường
Sau khi No-U FC tổ chức sinh nhật lần thứ 4 tại nhà hàng 96 Thái Thịnh tối ngày 30/10/2015, trên khắp các trang mạng đều có hàng loạt thắc mắc tiền ở đâu ra mà No-U tổ chức tiệc tùng linh đình, ăn chơi phè phỡn đến thế.
Xem một số link:

 Xem video clip
  
Một bữa tiệc kỷ niệm 4 năm sinh nhật, cho thấy No-U tổ chức như một tiệc cưới ở địa điểm sang trọng và mời hầu hết các hội nhóm zận chủ khác như zân oan Dương Nội, Hội 
Anh em dân chủ, Cứu lấy dân oan, Cơm dân oan, …cùng bạn bè, gia đình của họ, số lượng lên đến hàng trăm người. Những người đến dự còn được chế bà Tuyết Ajethwa tặng quà lưu niệm. Bữa tiệc như vậy, xoàng xoàng chục mâm cũng cỡ gần 30 triệu VNĐ. Tiền ở đâu?
Trước đó, chiều Chủ nhật ngày 25/10, No-U tổ chức đặt tiệc 12 mâm tại một nhà hàng với giá 1 triệu/mâm (chưa kể đồ uống) nhằm “nháp” cho buổi kỷ niệm 4 năm này (xem hóa đơn). Bữa ăn “bình dân” này kể cả đồ uống kiểu tẹt ga thế này cũng phải cỡ 15-17 triệu/lần. Chưa kể hàng tuần, No-U đều duy trì đá bóng (tiền thuê sân không hề rẻ) sau đó là màn nhậu nhẹt tưng bừng.

 
Giải mã điều này thực ra rất dễ. Ngay bữa tiệc sinh nhật kia, hay những bữa nhâu những người tham dự đều “tưng bừng” hát bài “Trả lại đây” với nội dung đòi trả lại “quyền con người”, “quyền phúc quyết của toàn dân”…khiến đám rận hải ngoại mãn nguyện, tự hào, tràn trề hy vọng. Chưa hết, mỗi lần ra sân bóng, trước khi vào trận đấu, tất cả người có mặt trên sân bóng từ già trẻ lớn bé đều phải giương khẩu hiệu “nhân quyền”, đòi trả tự do rận nào đó hoặc yêu cầu phải thế này thế khác thành “tục lệ”, nội dung thường gắn với “sự kiện” mà phong trào zận chủ nội ngoại đang khởi xướng. Ngay bữa tiệc kỷ niệm 4 năm kia, họ cũng giương giương các khẩu hiệu in màu công phu phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Còn Nguyễn Quang A hô hào “ai chống phá No-U là chống người yêu nước, là tay sai Tàu” (?). Đây gần như phải là “món ăn đi kèm” với thực đơn tụ tập bù khú, trác táng của những kẻ núp danh “thể thao”, “phản đối đường lưỡi bò”?
Một thành viên lâu đời của No-U, không nghề nghiệp là Nguyễn Lân Thắng luôn công khai tài khoản ngân hàng, chứng minh thư nhân dân cùng số điện thoại trên khắp các trang mạng như mời gọi các khoản tiền gửi về. Nhóm học sinh hack được tài khoản của Nguyễn Lân Thắng chia sẻ, mới nhìn thấy khoản tiền gửi từ nước ngoài thông báo đã chuyển về cho Nguyễn Lân Thắng 620 triệu khiến các bạn này “sốc”, không ngờ hành nghề rận chủ đem lại nhiều cơ hội “làm giàu” như vậy!!!
Mới đây, Nguyễn Lân Thắng bị ông Hiền Para tố ăn chặn 100 Euros ông này gửi về cho nhóm Cơm dân oan. 
Với tiếng tăm nổi bật trong làng rận, đi kèm với cơ hội trở thành trung tâm tiếp nhận tài chính từ bên ngoài phân phát vào trong nước đã biến Nguyễn Lân Thắng trở thành kẻ bệnh hoạn, thậm chí hắn không ngại huyênh hoang vì nhờ phỉ báng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhờ phá hoại đất nước nên hắn được vô khối kẻ “tặng” tiền. Thật không thuốc nào chưa nổi!
Sự bệnh hoạn này cho thấy, những kẻ cầm đầu No-U hiện nay đang nuôi dưỡng “tinh thần NO-U” của chúng bằng việc lôi kéo đám người vô công rỗi nghề ăn chơi đàn đúm, quậy phá, diễn trò câu tiền từ hải ngoại gửi về. Mỗi khi bị công an ngăn chặn, dân chúng phản đối thì chúng lại giở bài vu cho “thế lực thân tàu”, “bán nước” đàn áp, khủng bố chúng. Sự vô liêm sỉ đúng là không còn giới hạn ở những kẻ này.
LOA PHƯỜNG

BỊ DẪM LÊN ĐUÔI, NGUYỄN LÂN THẮNG CÙNG ĐỒNG BỌN QUAY SANG CẮN CÀN

Thời gian vừa qua, câu chuyện về "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng đã có những lời lẽ xúc phạm, thóa mạ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau đó đã bị cộng đồng mạng tới "cảnh cáo". Sau khi chạy tới đồn công an để cầu cứu, "lánh nạn" đám đông này, Nguyễn Lân Thắng trở về tuy không dám đụng tới Bác Hồ nhưng y lại quay sang tạo ra các bằng chứng giả nhằm vu khống cho đội ngũ "tin tặc", "côn đồ mạng" đã hack các tài khoản cá nhân của y và vợ y. Xem thêm: http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/10/an-tien-va-ngam-mau-phun-nguoi.html)

Nguyễn Lân Thắng co rúm, "gan thỏ đế" chạy ngay đến đồn công an để cầu cứu, "lánh nạn" (Nguồn: Internet)


Sự việc sau đó bị vỡ lở vì các âm mưu, kịch bản của Nguyễn Lân Thắng và đồng bọn bị cộng đồng mạng bóc trần bản chất. Ngay sau đó, Nguyễn Lân Thắng cùng đồng bọn lại quay sang đổ lỗi cho ông Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhật Lệ và nhóm Viet Vision là những người đang tổ chức khủng bố y và đồng bọn. Thâm cay hơn khi em trai của cô sinh viên Hoàng Thị Nhật Lệ, bọn chúng cũng không tha. Chúng vào tài khoản cá nhân facebook của Hoàng Thị Nhật Lệ, tìm các bức ảnh mà cô sinh viên này đăng tải và tìm ra những bức ảnh có cậu em trai để đưa về nhà (fb), bêu rếu với những lời lẽ tục tĩu, đầy thù hận. Cậu em trai Hoàng Đức Chung, Hoàng Thị Nhật Lệ, ông Trần Nhật Quang và nhóm Viet vision trở thành những đối tượng mà Nguyễn Lân Thắng cùng đồng bọn nay đang tìm cách trả thù hèn hạ. Đặc biệt, qua vụ việc chúng la liếm, dụ dỗ ông Trần Nhật Quang khi vụ việc em Đỗ Quang Dư không thành công, chúng bức xúc quay sang chờ cơ hội tìm cách thóa mạ, hằn học ông Quang để "thỏa mãn". 

Đê tiện và hèn hạ hơn, chúng phân công nhau vào khủng bố facebook em trai của Hoàng Thị Nhật Lệ. Chúng thi nhau share (chia sẻ), dùng những lời lẽ tục tĩu nhất để xúc phạm, chửi rủa Hoàng Đức Chung - em trai của cô sinh viên Hoàng Thị Nhật Lệ:
"Đây là con chó Hoàng Đức Chung anh em với con mặt LỒN TRÂU Hoàng Thị Nhật Lệ. Nó hiện là thằng lính quèn trong lực lượng CSCĐ mà hàng tối vẫn đi khủng bố và vòi tiền người dân. Mọi người hãy nhớ kỹ mặt NGU ĐẦN của thằng chó này, sau này nếu có dịp sẽ cho nó chết không kịp ngáp. Loại nhìn mặt đã thấy ngu này thì việc hành xử kiểu vô học không có gì là lạ".
Nguyễn Lân Thắng còn đăng tải các bức ảnh có mặt của Hoàng Đức Chung sau khi đã bị y chỉnh sửa, tô vẽ để phục vụ mục đích trả thù, kèm status (trạng thái): "Hi hi... Hoàng Đức Chung, tên em sẽ tiếp tục vào danh sách..." Dù dấu ba chấm bỏ ngỏ sau từ "danh sách" nhưng ai đọc cũng thừa hiểu được Nguyễn Lân Thắng đang ám chỉ từ "trả thù" đối với em Hoàng Đức Chung. Một công dân chân chính, không dính líu gì các hoạt động bẩn thỉu của Nguyễn Lân Thắng và đồng bọn nhưng khi chúng đang điên loạn vì bị người dân lên tiếng, "cảnh cáo" thì đã quay sang "cắn càn". Đối tượng chúng chọn thật là khéo, chụp mũ ngôn từ "dư luận viên", chúng tìm những người còn trẻ, không tổ chức, hội đoàn để vu khống, để "trả thù". 

Nguyên nhân khiến Nguyễn Lân Thắng cùng đồng bọn quay sang "cắn càn" như vậy có lẽ xuất phát từ khi Hoàng Thị Nhật Lê đăng tải "Đơn Tố cáo" trên facebook. Trong đơn, những người đồng ký tên trong đơn tố cáo này bao gồm "những người dân yêu nước ở khắp mọi miền tổ quốc" kêu gọi chính quyền, công an xử lý nghiêm khắc các hoạt động của Nguyễn Lân Thắng và đồng bọn. Nếu không xử lý nghiêm khắc, bọn chúng sẽ còn tiếp tục lợi dụng các quyền tự do ngôn luận để lộng ngôn, lộng hành, khiêu khích, "xúc phạm các giá trị thiêng liêng, cao quý của dân tộc""xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước". Trong đơn tố cáo cũng cảnh giác những kẻ như Nguyễn Lân Thắng nếu không bị xử lý kịp thời, nghiêm khắc thì sẽ dẫn đến "nhiều kẻ chống phá khác, được các thế lực thù địch nuôi dưỡng học theo và làm rối ren xã hội nhằm phục vụ cho những mưu đồ chính trị đen tối".

Ngoài ra, đơn tố cáo còn vạch rõ các hoạt động ngông cuồng, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc. Ngoài sự việc gần đây nhất là việc Nguyễn Lân Thắng đã xúc phạm, phỉ báng và bôi nhọ, vu khống hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì y còn có những hoạt động khác như:
"Từ nhiều năm qua đã liên tục đăng tải các bình luận, bài viết kêu gọi biểu tình trái pháp luật, tấn công công an và những người bất đồng chính kiến với ông ta, xúc phạm nhân dân, dân tộc Việt Nam, chống phá Hiến pháp, đòi giải tán Quốc Hội, vận động người dân không nộp thuế cho Nhà nước, chửi bới chính quyền vô văn hóa".
Có lẽ rằng, nội dung trong đơn tố cáo mà Hoàng Thị Nhật Lệ đăng tải ngoài việc vạch ra các hoạt động chống phá của Nguyễn Lân Thắng thì còn kêu gọi chính quyền, lực lượng công an hãy mạnh tay xử lý nghiêm khắc những kẻ như Nguyễn Lân Thắng để không để xảy ra tình trạng những kẻ khác theo đuôi, làm rối ren xã hội, phục vụ mưu đồ chính trị xã hội đen tối. Bản chất, sự thật bị phơi bày, bởi thế Nguyễn Lân Thắng cùng đồng bọn dường như tức điên, cố tìm mọi cách trả đũa lại. Và chiêu trò bẩn, đê tiện, hèn hạ của chúng là việc soi mói, tìm vào các thông tin cá nhân không chỉ những nhân vật như Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhật Lệ, nhóm Viet vision...mà còn xâm phạm nghiêm nghiêm trọng tới các thông tin cá nhân của anh em, gia đình của họ. 

Dù Nguyễn Lân Thắng và đồng bọn có ngụy biện, lấp liếm các hành động của mình như thế nào nữa thì cũng chỉ là hành động của những kẻ "cắn càn" mà thôi".


An Chiến

SAU KHI UBND TP HỒ CHÍ MINH CÓ CÔNG VĂN TRẢ LỜI: VIỆC THÁO DỠ TRỤ SỞ UBND PHƯỜNG THỦ THIÊM SẼ ĐƯỢC TIẾP TỤC

Chiềng Chạ

Trụ sở Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm (Quận 2, TP Hồ Chí Minh) - Nguồn: Internet. 

Như đã đề cập ở bài viết trước, đến thời điểm hiện tại việc UBND Quận 2 đã đồng ý dừng tháo dỡ công trình tại trụ sở UBND Phường Thủ Thiêm như kiến nghị của Hội dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm trước đó. Và việc tháo dỡ lại được tiếp tục khi UBND Thành phố (nơi mà Hội dòng đã có đơn kiến nghị xin được hỗ trợ và bồi thường với lí do trước đây khu vực mà nay là trụ sở UBND Phường Thủ Thiêm đã từng là một cơ sở giáo dục của Hội dòng có tên Trường Nữ thánh Anna) chính thức có công văn trả lời. 


Ở đây dù cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh có đồng ý hỗ trợ và đền bù hay không thì việc tháo dỡ để phục vụ cho việc xây dựng đường vào khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn được tiếp tục. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết muốn chỉ ra những lí do để chứng minh rằng việc UBND Thành phố đồng ý hỗ trợ (hoặc bồi thường) cho Hội dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm là rất ít có khả năng xảy ra. 


Về lí do thứ nhất, như đoạn nói về "Tính pháp lý của quyền sở hữu đất" trong thư hồi đáp của người đại diện các vấn đề pháp lý của Hội dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm - Nữ tu Nguyễn Thị Hoa (Sinh năm 1954) gửi tới UBND Quận 2 thì: "Đất tại 76 đường Nhà thờ, khu phố 1, Phường Thủ Thiêm, Quận 2 xưa là Trường nữ Thánh Anna thuộc Hội dòng mến thánh giá Thủ thiêm. Sau năm 1975 Hội dòng đã hiến cho cơ sở giáo dục quản lý "với mục đích giáo dục". Nhưng kể từ ngày 05/9/2011 cho đến nay cả 3 trường nói trên đều không hoạt động giáo dục nữa. Ngày 22/10/2011, UBND, Công an, dân quân và các đoàn thể Phường Thủ Thiêm đã dọn đặt trụ sở tại Trường tiểu học Thủ Thiêm là một trong các cơ sở giáo dục của Hội dòng". Nhà nước mà cụ thể ở đây là UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không việc gì phải bồi thường cho một khu đất mà đã hơn 35 năm không thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức đó? Hơn nữa, hơn 35 năm qua Hội dòng mến thánh giá Thủ Thiêm đâu có thực hiện trách nhiệm đóng thuế theo quy định hiện hành của luật đất đai. 


Quyền lợi luôn đi liền với nghĩa vụ và một khi không thực hiện hết nghĩa vụ, trách nhiệm thì đừng có bao giờ hỏi đến quyền lợi bởi như thế là hết sức vô lý. Và nếu vì một lí do nào đó mà UBND TP Hồ Chí Minh nhân nhượng và tiến hành hỗ trợ (hoặc "đền bù") thì chính họ đã làm sai luật và không loại trừ người đứng đầu ra quyết định sẽ bị truy cứu trách nhiệm vì để thất thoát ngân sách. 


Về lí do thứ hai, mặc dù UBND Quận 2, TP Hồ Chí Minh có chuyển quyền sử dụng đất (từ sử dụng với mục đích giáo dục sang mục đích khác giáo dục), tuy nhiên, nên lưu ý rằng, việc tháo dỡ, giải toả đó là phục vụ việc làm đường vào khu đô thị mới Thủ Thiêm và vì lợi ích của người dân chứ không phải là thuộc một cá thể nào đó hay nhà nước? Sẽ là quá trớn và khó chấp nhận khi việc chuyển đổi làm lợi cho một tập thể hoặc một cá thể nhưng nó sẽ hoàn toàn được chấp nhận khi nó vẫn vì cái chung. 


Và như ở bài viết trước, tác giả đã đề cập trong khi nhu cầu về cơ sở để đáp ứng nhu cầu giáo dục đã bão hoà và không cần thiết thì việc chuyển đổi hoặc đưa diện tích đất đã từng là trường học sang sử dụng với mục đích khác là hết sức cần thiết. Đương nhiên, khi những nhu cầu đó xuất hiện trở lại thì chính quyền chứ không phải ai khác sẽ phải đứng ra để bố trí, sắp xếp. 


Nói tóm lại, UBND Quận 2, TP Hồ Chí Minh đã hoàn toàn đúng khi tiến hành tháo dỡ trụ sở UBND Phường để phục vụ một dự án cần thiết hơn. UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì thế cũng không có trách nhiệm hỗ trợ (hay đền bù) cho hội dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm. Và xin nhắc lại là sau khi có Công văn trả lời của UBND Thành phố thì việc tháo dỡ sẽ được tiếp tục và tôi tin rằng trước khi thực hiện thì UBND Quận 2 đã nhận được sự đồng thuận của UBND Thành phố. 


Xin được trở lại nội dung khi có diễn biến mới. 

An Chiến

Trương Duy Nhất với lối tư duy ngục tù

Kính Chiếu Yêu



Mới ra tù, "Một góc nhìn khác" lại trở lại đúng cách"một góc nhìn lác" mà cư dân mạng đã đặt cho Trương Duy Nhất. Tự vỗ ngực, tự hoắng lên như mình mới là khổng lồ, mới là trí tuệ, sắc sảo, Nhất như một kẻ điên khi càng viết càng thể hiện lối tư duy ngục tù của mình.

Con người Nhất là một mớ hỗn độn của mâu thuẫn ngớ ngẩn. Hắn ra rả chửi chế độ cộng sản nhưng lại sống ở một thành phố "đáng sống nhất" do công sản xây dựng và ngợi ca một ông cộng sản gộc Nguyễn Bá Thanh. Hắn thần tượng Tây lông, lá liếm những giá trị dân chủ, nhân quyền đến mức không còn biết đúng sai nhưng lại giãy nảy lên khi ai đó chê bai, lên án hắn.

Có lẽ vì thế mà Trương Duy Nhất đã bỏ tù cả bộ óc quả nho của mình và điều ấy càng chứng tỏ vừa qua hắn bị bỏ tù cũng xứng đáng. Sau một số bài tung lên"Một góc nhìn khác" với lối viết hằn học đến lú lẫn, mới hôm qua Nhất lại tung chưởng lên mạng với bài: "SÀI GÒN, MỘT THOÁNG"

"... có những điều gần nửa thế kỷ rồi, nghe mãi vẫn ngường ngượng. Ấy là cái tên gọi Hồ Chí Minh áp cho Sài Gòn.

Hơn 40 năm, cái tên Hồ Chí Minh với tôi vẫn gì đó nghe rất khiên cưỡng. Thành phố Sài Gòn “hòn ngọc Viễn Đông” đã như một giá trị văn hóa đầy tự hào cao ngạo, không chỉ với Việt Nam, mà với cả vùng Viễn Đông và thế giới.

Kính trọng Hồ Chí Minh. Nhưng không phải cứ đem tên cụ đặt cho thành phố mới là sự kính trọng. Thậm chí nhiều khi, trong nhiều trường hợp, ngữ cảnh, việc dụng tên lãnh tụ như thế vô tình thành xem thường, phỉ báng. Ví như khi nhận xét Sài Gòn ồn ào nhộn nhạo xô bồ nhếch nhác quá, Sài Gòn ăn chơi quá, Sài Gòn nhậu khiếp quá, Sài Gòn bất an quá, Sài Gòn bẩn quá, Sài Gòn hôi quá... nghe chẳng sao, nhưng bảo Hồ Chí Minh ồn ào nhộn nhạo xô bồ nhếch nhác quá, Hồ Chí Minh ăn chơi quá, Hồ Chí Minh nhậu khiếp quá, Hồ Chí Minh bất an quá, Hồ Chí Minh chật chội quá, Hồ Chí Minh bẩn quá, Hồ Chí Minh hôi quá... thì quả là bất nhã, báng bổ. Thậm chí ngay cả khi khen Hồ Chí Minh sạch quá, con gái Hồ Chí Minh đẹp quá, sexy quá nghe cũng chả ra làm sao.

Rất nhiều trường hợp nhiều ngữ cảnh, tên gọi TP Hồ Chí Minh nghe cứ như một sự áp đặt khó ăn nhập. Hơn 40 năm, nhiều người nhiều chỗ nhiều nơi nhiều trường hợp, cái tên Sài Gòn vẫn được dùng như một thói quen và giá trị không thể thay đổi. Thậm chí ngay cả tên gọi tờ báo đảng của thành phố suốt mấy chục năm qua vẫn được giữ nguyên là Sài Gòn Giải Phóng (chứ không đổi thành báo Hồ Chí Minh). Rồi báo Sài Gòn Tiếp Thị chứ không phải báo Hồ Chí Minh Tiếp Thị, Thời báo Kinh tế Sài Gòn chứ không phải Thời báo kinh tế Hồ Chí Minh, báo Doanh Nhân Sài Gòn chứ không phải báo Doanh nhân Hồ Chí Minh...

Cũng may là chợ Bến Thành, một biểu trưng văn hóa của Sài Gòn còn giữ được tên gọi xưa. Chứ nếu cũng đổi thành chợ Hồ Chí Minh thì... khốn khổ!

Vì thế, ý tưởng cho việc thay trả lại tên gọi Sài Gòn cũ cũng đừng nên nặng nề quá, đừng qui chụp là chống phá phản động. Nên nghĩ và xem đó là một thái độ văn hóa, là sự trả lại một giá trị văn hóa, một danh xưng đầy tự hào và kiêu ngạo của vùng đất phương Nam xưa.

Không chỉ giản đơn là tên gọi một cái chợ, một thành phố, một địa danh. Đấy là thái độ văn hóa dám đoạn tuyệt, vứt bỏ những khuôn mẫu không phù hợp, khó ăn nhập với thực tiễn cuộc sống."

Đấy, trích gần như nguyên văn cho khỏi nói là cắt xén, lắp ghép theo ý đồ tuyên giáo. 

Theo Nhất, nên "hạ bệ" cái tên TP Hồ Chí Minh đi và "trả lại tên" Sài Gòn cho em bởi mấy lý do: Thứ nhất, nghe nó khiên cưỡng, mãi mà không quen. Thứ hai, nhỡ đôi khi "phạm húy" vì gắn nó với những thứ tồn tại, bất cập, ô uế. 

Ngay lập tức, "ý tưởng" này của Nhất được đám Huy Đức, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập... tung hô như một phát minh vĩ đại!

Đấy, chả trách khi người ta nói Nhất "ngu mà tỏ ra nguy hiểm". Quen hay không quen, khiên cưỡng hay không khiên cưỡng chẳng phải vì một danh từ riêng chỉ địa danh. Gọi tên cho đúng thì là "Thành phố Hồ Chí Minh" chứ không phải chỉ là"Hồ Chí Minh" như cách tư duy của Nhất. Mỗi khi tên một địa danh được gọi gắn liền với tên riêng của một người thì nó phải có thêm tiền tố (hoặc hậu tố) để tạo nên một từ mới giúp phân biệt. Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Nin gờ rát, Washington city hay phố Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo thì ai cũng hiểu nhưng không thể hiểu nếu chỉ nói Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo khi muốn đến đó. Chẳng phải một "nhà báo" nhớn như Nhất không hiểu biết về ngữ pháp mà thực chất đấy chỉ là trò "đá đểu", cạnh khóe mà thôi.

Hơn 300 năm qua cái tên Sài Gòn có lịch sử dài nhất trong những tên gọi của thành phố ấy nên người ta chưa dễ quên ngay mà thôi, có gì mà không quen, khiên cưỡng. Người già quen miệng gọi Sài Gòn, còn lớp trẻ bây giờ ít dùng đến. Có thích dùng Sài Gòn hay không có chăng đấy là một cách hoài cổ hoặc bệnh lười của mấy cô cậu đánh máy không muốn dài dòng kí tự muốn ngoắng cái SG cho nhanh; Gọi tờ báo là Sài Gòn Giải Phóng, Sài Gòn Tiếp Thị, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Doanh Nhân Sài Gòn... là tên riêng của tờ báo chứ đâu có phải là định nghĩa một tổ chức hay biểu thị sự yêu - ghét. Báo Đảng vẫn gọi là Nhân Dân, báo Thanh niên vẫn gọi là Tuổi Trẻ, báo Đoàn vẫn gọi là Tiền Phong... đấy thôi. Chẳng phải Nhất không hiểu những điều ấy mà thực chất là sự đểu cáng.

Nhất và các bạn Nhất rất "cuồng Mỹ", sùng bái phương Tây, dễ động lòng trắc ẩn khi tên riêng đáng kính của một ai đó dễ bị "uế tạp" khi gắn với những đánh giá, nhận xét mặt trái, yếu kém, xấu xa... dễ trở thành "xem thường, phỉ báng" khi người ta nói: "Hồ Chí Minh ồn ào nhộn nhạo xô bồ nhếch nhác quá, Hồ Chí Minh ăn chơi quá, Hồ Chí Minh nhậu khiếp quá, Hồ Chí Minh bất an quá, Hồ Chí Minh chật chội quá, Hồ Chí Minh bẩn quá, Hồ Chí Minh hôi quá...". Chỉ có Nhất với bạn Nhất mới xỏ lá ba que, đểu cáng khi dùng tên riêng Bác Hồ để gắn với những tính từ đó mà không dùng tên địa danh. 

Này Nhất, nước Mỹ cũng đang dùng tên riêng Washington để đặt tên cho cả một bang phía tây, thậm chí còn đặt tên cho Thủ đô của mình nữa. Nhất nên kiến nghị Quốc Hội Mỹ đổi tên nó đi kẻo vô tình "phỉ báng" anh hùng dân tộc!

Cái lối tư duy ngục tù ấy không tô vẽ bộ mặt nhân quyền của Nhất sáng sủa hơn được đâu mà chỉ làm cho người ta càng thấy Nhất là một thứ cặn bã.

Kim Quốc Hoa: Bị bỏ rơi đôi khi cũng là điều hay

Mẹ Đốp

Có một dạo sau khi nguyên tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa bị khởi tố bị can (12/05/2015) về hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ Luật Hình sự thì rất nhiều diễn đàn đã bàn tán về chuyện này. (1) Một điều rất dễ nhận thấy là người tiếc cho ông Hoa, cho một người làm báo cả cuộc đời nhưng vẫn không thể tránh hạn vận ở cái độ tuổi mà lẽ ra đã vui thú điền viên cùng con cháu. (2) Cũng có một bộ phận người lại cho rằng ông Hoa là nạn nhân của một xã hội mà cái tốt, cái thiện nhiều khi bị đối xử một cách bất công, thậm chí bị trù dập.... Tuy nhiên, bẵng đi một thời gian dài nhóm người thứ (2)không hiểu vì sao lại bỏ rơi ông Kim Quốc Hoa lúc nào không hay bởi một sự im lặng có tính bất chợt. 
Ông Kim Quốc Hoa trả lời phỏng vấn (Nguồn: Internet). 

Và càng lạ lùng hơn khi hôm nay trên các mặt báo ra rả thông tin "Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can Kim Quốc Hoa, nguyên tổng biên tập báo Người Cao Tuổi, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ luật hình sự" (Theo Tuổi trẻ) thì lẽ ra đó là cơ hội để đám người này khuấy động hay hâm nóng dư luận thì tình trạng (sự quan tâm) về nguyên Tổng biên tập Báo Người cao tuổi cũng không khá hơn là mấy. Đó cũng là nguyên nhân lí giải tại sao phản ánh về hình thức pháp lý cao hơn của ông Hoa trong vụ án cũng chỉ là mấy trang mà người ta vẫn quen gọi là "Lề phải", lá "báo Đảng". 
Vậy tại sao lại có hiện tượng ban đầu thì rất quan tâm, thể hiện thái độ ủng hộ, kêu gọi trả tự do cho ông Hoa nhưng càng về sau thì dường như nhóm người mà tạm gọi là "các nhà dân chủ" lại dường như cố quên, không đả động gì tới vụ án? Phải chăng những diễn biến mới của vụ án ngày càng bất lợi cho ông Hoa nên chúng không dại gì dính vào bởi vừa mất công, mất thời gian mà cũng không đi đâu về đâu? 

Khác với những vụ án tương tự trước đó (các vụ án với tội danh được quy định tại điều 258 - BLHS), vụ án Kim Quốc Hoa có diễn biến tương đối nhanh và trước khi bị bắt, có quyết định khởi tố bị can và mới đây nhất là đề nghị truy tố thì Bộ chủ quản được giao quyền quản lý Nhà nước trên lĩnh vực báo chí là Bộ Thông tin & truyền thông đã có một cuộc thanh tra toàn diện báo Người cao tuổi; căn cứ kết quả thanh tra thì Thanh tra bộ này cũng đã đề nghị Hội người cao tuổi Việt Nam - Cơ quan chủ quan, trực tiếp quản lý báo Người cao tuổi cách chức tổng biên tập đối với ông Kim Quốc Hoa, đồng thời chuyển hồ sơ tài liệu vụ việc sang Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 

Sự chặt chẽ trong từng bước đi tiến tới xử lý ông Hoa (người đã thu hút sự chú ý của công luận khi cùng với báo Người cao tuổi tiên phong trên mặt trận chống tham nhũng cho nên mọi sự thiếu thận trọng, cân nhắc đều có thể gây nên những phản ứng trái chiều, thậm chí là phản tác dụng) vì thế đã không tạo ra bất cứ một lỗ hổng nào về mặt pháp lý để đám luật như "Nhân quyền" như Trần Thu Nam, Trần Vũ Hải... vào cuộc khai thác và biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật của ông Hoa. Và đương nhiên, chính sự thoái lui tương đối nhanh chóng của giới luật gia cũng đã khiến những đám "dân chủ" cũng suy xét lại vấn đề. Ở đây, xin được so sánh sự vào cuộc của đám người này giống như một cuộc đi buôn bán đường xa vậy? Trước khi quyết định đi hay không đi, họ đã phải đặt ra những phép tính về lẽ thiệt hơn trong sự vụ mà họ sẽ dấn thân đó? Họ sẽ khước từ chuyến đi đó nếu cả cảm quan và những phép tính họ đặt ra cho họ những con số không có lợi. 

Thông thường, khi tiếp cận những vụ án hình sự kiểu này thì điều đám người này hướng tới đôi khi không phải là một hình thức pháp lý có lợi cho chính con người đó. Được tha bổng và tại ngoại chẳng hạn. Mà ở đây, căn cứ vào nhân thân, nghề nghiệp và cả những dấu ấn có tính cá nhân để khai thác, ví dụ đối với trường hợp ông Kim Quốc Hoa thì cái thành tích góp phần vào sự nghiệp chống tham nhũng sẽ được triệt để sử dụng và mục đích thì đương nhiên ai cũng rất dễ nhận thấy: họ sẽ cho rằng nhà nước xử lý một con người có nhiệt tâm với sự nghiệp chống tham nhũng thì suy cho cùng nhà nước cũng đâu có coi trọng cái sự nghiệp đó?... Tuy nhiên, thật trớ trêu khi những chi tiết trong vụ án đã thi nhau tố cáo ông Hoa và không còn sự nhập nhằng, trộn lẫn trong chu diên của vấn đề: Vì chống tham nhũng, lên án cái xấu nên Báo Người cao tuổi, cá nhân ông Kim Quốc Hoa đã vô tình xâm phạm vào quyền, lợi ích của chủ thể khác được pháp luật bảo hộ. 

Sự rõ ràng về mặt ý thức, chủ ý trong các bài viết vi phạm có tính điển hình của ông Hoa như Sự thật về “công tử” Hà thành ra Trường Sa” với nội dung sai sự thật như “có tin cho rằng những năm gần đây, ở quần đảo Trường Sa vẫn tồn tại hiện tượng một số quân nhân nghiện ma túy nhưng vì gia đình có quan hệ nên vẫn được ra Trường Sa, lợi dụng danh nghĩa công tác để cai nghiện, rèn luyện” hay trong bài báo “Bàn về thị trường sao và vạch” với nội dung cho rằng: "trưởng công an các phường ở TP lớn hầu hết là đại tá...” đã không cho ông Hoa và những người trợ giúp pháp lý của mình một cơ hội biện minh, lấp liếm, dù nhỏ nhất. Và ai cũng hiểu rằng nếu chống tham nhũng, lên án để bài trừ cái xấu, cái ác thì không đến nỗi ông Hoa và cộng sự lại lấn sân sang một địa hạt mà xét về bản chất hay hình thức đều không liên quan. 

Họ đã bỏ rơi ông Hoa khi biết vụ án ông Hoa sẽ chỉ đi về một cái hậu kết buồn và không giúp ích gì cho sứ vụ họ đang theo đuổi. Có thể với rất nhiều người đó là điều tín hiệu buồn đối với ông Hoa khi "bị người đời bỏ rơi" nhưng về phía người viết thì đó là điều may mắn bởi rồi đây ông Hoa sẽ đối diện với bản án của Toà án nhưng ông sẽ không bao giờ bị mang tiếng là "kẻ dám làm không dám nhận".