2015/10/16

ÔNG NGUYỄN XUÂN ANH LÀM BÍ THƯ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG


TTO - Sáng 16-10, Đại hội XXI Đảng bộ TP Đà Nẵng đã công bố kết quả bầu Ban chấp hành khóa XXI, danh sách Ban Thường trực Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 cùng các Bí thư, phó Bí thư.

Tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (giữa) tại Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXI diễn ra từ ngày 15-17/10

Hội nghị lần thứ nhất BCH Đảng bộ TP Đà Nẵng khóa XXI đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Thành ủy đương nhiệm) giữ chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng. 

Hai ông Võ Công Trí (phó bí thư Thành ủy đương nhiệm) và Huỳnh Đức Thơ (phó bí thư kiêm chủ tịch UBND TP) được bầu làm phó Bí thư Thành ủy.

Ông Nguyễn Xuân Anh (sinh ngày 1-1-1976) có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, hiện là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Trước đó vào tháng 1-2011 tại Đại hội Đảng khóa XI, ông Nguyễn Xuân Anh được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

Trước khi giữ chức Phó Bí thư Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh đã kinh qua các chức vụ phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng, rồi phó chủ tịch Thường trực UBND quận Liên Chiểu, sau đó là phó Bí thư Quận ủy Liên Chiểu rồi Bí thư Quận ủy Liên Chiểu.

Ngày 20-6-2011, ông được HĐND TP Đà Nẵng bầu giữ chức phó chủ tịch UBND thành phố.

Ngày 2-4-2014, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015.

Trước đó vào sáng cùng ngày, Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 cũng đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXI.

Theo đó, Đại hội đã biểu quyết thông qua danh sách 58 đồng chí ứng cử để Đại hội bầu 52 người vào Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXI. 

Tuổi Trẻ xin gửi đến bạn đọc danh sách BCH Đảng bộ thành phố khoá XXI (theo thứ tự A, B, C...)

Danh sách BCH Đảng bộ TP Đà Nẵng khóa XXI

1. Nguyễn Xuân Anh
2. Nguyễn Phú Ban
3. Đào Tấn Bằng
4. Nguyễn Bá Cảnh
5. Võ Công Chánh
6. Lê Trung Chinh
7. Đặng Việt Dũng
8. Võ Ngọc Đồng
9. Nguyễn Thị Thu Hà
10. Lê Thanh Hải
11. Lê Thị Mỹ Hạnh
12. Nguyễn Thanh Hoàng
13. Trần Đình Hồng
14. Huỳnh Văn Hùng
15. Vũ Quang Hùng
16. Nguyễn Thị Thanh Hưng
17. Phan Văn Kha
18. Trương Chí Lăng
19. Đặng Thị Kim Liên
20. Vũ Ngọc Liên
21. Trần Văn Miên
22. Hồ Kỳ Minh
23. Lê Quang Nam
24. Trần Văn Nam
25. Phạm Nhật Phi
26. Lê Văn Phúc
27. Nguyễn Văn Phụng
28. Nguyễn Thanh Quang
29. Phạm Quý
30. Trần Đình Quỳnh
31. Nguyễn Bá Sơn
32. Trần Văn Sơn
33. Lê Văn Tam
34. Huỳnh Thị Tam Thanh
35. Nguyễn Thành
36. Cao Xuân Thắng
37. Ngô Xuân Thắng
38. Huỳnh Đức Thơ
39. Lương Nguyệt Thu
40. Võ Văn Thương
41. Võ Công Trí
42. Lương Nguyễn Minh Triết
43. Lê Minh Trung
44. Lê Văn Trung
45. Nguyễn Nho Trung
46. Trần Văn Trường
47. Nguyễn Ngọc Tuấn
48. Trần Thanh Vân
49. Phùng Tấn Viết
50. Ngô Quang Vinh
51. Nguyễn Đình Vĩnh
52. Ngô Thị Kim Yến

Danh sách ban thường vụ Đà Nẵng khóa XXI
(Xếp theo thứ tự số lượng phiếu bầu)

1. Trương Chí Lăng
2. Nguyễn Thanh Quang
3. Lê Văn Tam
4. Huỳnh Đức Thơ
5. Lương Nguyệt Thu
6. Võ Công Trí
7. Nguyễn Xuân Anh
8. Trần Đình Hồng
9. Phạm Quý
10. Đặng Việt Dũng
11. Trần Thanh Vân
12. Nguyễn Nho Trung
13. Võ Văn Thương
14. Đặng Thị Kim Liên
15. Hồ Kỳ Minh

ĐĂNG NAM

THÊM GIÁM ĐỐC SỞ 30 TUỔI LÀ CON TRAI NGUYÊN BÍ THƯ TỈNH ỦY HẬU GIANG


Cuteo@: Các bạn Vietnamnet có chút hơi quá: SN 1982 thì không nên gọi là Giám đốc sở 30 tuổi, kể cả có bổ nhiệm năm 2014.

Thêm giám đốc Sở 30 tuổi con nguyên Bí thư lên chức

(Tin tức thời sự) - Con trai nguyên Bí thư Hậu Giang, 30 tuổi, Giám đốc Sở Công thương được bầu vào BCH Đảng bộ tỉnh Hậu Giang.

Chiều 15/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa 13 nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tiến hành bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Theo đó đã bầu 52/59 người vào Ban chấp hành.

Trong danh sách được bầu có Giám đốc Sở Công thương Huỳnh Thanh Phong với 226/320 phiếu, đạt 70,36%, xếp thứ 49/52 ứng viên được bầu.

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang là con trai của ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, người làm đơn xin nghỉ trước tuổi hồi tháng 7 và được Bộ Chính trị chấp thuận hồi tháng 10. Hiện ông là trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang.

Ông Huỳnh Thanh Phong (SN 1982), vào Đảng ngày 22/2/2012 và chuyển Đảng chính thức 22/2/2013; tốt nghiệp Đại học Tài chính, tín dụng. Trước khi làm GĐ Sở Công thương, ông Phong từng giữ chức vụ Trưởng phòng Tín dụng, Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh và được bầu làm Phó giám đốc quỹ này hồi tháng 5/2014.

Trước đó, hôm 13/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam cũng đã bầu Giám đốc Sở Kế Hoạch - Đầu tư Lê Phước Hoài Bảo (30 tuổi) vào Ban chấp hành khóa 21.

Ông Lê Phước Hoài Bảo cùng 55 thành viên khác đã được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa mới với số phiếu bầu đạt 65,9%.

Hồ Vũ

Nguyễn Lân Thắng xúc phạm Bác Hồ khiến dân mạng sôi sục

Loa Phường


Sau vụ án Đỗ Đăng Dư bị bạn tù đánh thương tích gây chết người chỉ vì rửa bát bẩn, Nguyễn Lân Thắng với bộ mặt khả ố đã tự chụp bức hình cầm ảnh Bác Hồ kèm lời bình vô cùng mất dạy “Ngày xưa ông ấy rửa bát bẩn trên tàu thì Việt Nam đâu đến nỗi…:v :v”. 




Sự mất dạy, vô liêm sỉ, xúc phạm lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam khiến giới trẻ trên mạng sục sôi, đòi truy lùng và xử lý Nguyễn Lân Thắng cho đỡ tức (như bức hình dưới đây)



Sự bức xúc của dân mạng xuất phát từ lời bình xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ lâu với lời lẽ mất dạy không kém hơn vụ này là mấy mà chính quyền bất lực không kết tội hay xử lý được Nguyễn Lân Thắng chỉ vì hắn ta sử dụng tài khoản ảo trên facebook (xem ảnh). Có bạn trẻ cho rằng “Một kẻ trộm chó còn bị dân ta đánh chết, chứ nói gì là với một con bò công khai ngày ngày chửi rủa xúc phạm Bác ngay trên đất nước chúng ta hả các bạn. Sẽ phải dằn mặt nó

Một số facebooker lo lắng, trước bức xúc của giới trẻ kiểu “thay trời hành đạo”, “thay pháp luật trị kẻ vô luân” sẽ khiến đám zận chủ lợi dụng vu cáo người dân yêu nước là chính quyền “Đàn áp bất đồng chính kiến”, hay lại giở bài vu cáo “công an đánh người”, và người tấn công sẽ bị pháp luật xử lý nếu gây thương tích cho Nguyễn Lân Thắng, an ủi nhau phải “dùng đầu óc” nghĩ cách trị Nguyễn Lân Thắng, nhưng rốt cục họ chưa nghĩ ra được cách nào trị kẻ này bằng pháp luật. Một bạn cho rằng:
“Xưa nay, phàm khi xử lý việc gì thì thường ưu tiên dùng đầu óc để làm việc trước, thì hiệu quả hơn mà đỡ mệt người. Nhưng xử lý lũ quái thai thì có nói chúng cũng như nước đổ đầu vịt ( không thấm được). Vì thế ưu tiên dùng tay chân. Có ưu điểm: 1 xả được bực tức trong lòng. 2 giúp người yêu nước hả hê. 3 đánh để nó biết còn láo thì còn bị đòn, đánh để lũ rận nó biết còn người yêu nước sẵn sàng trừng trị chúng. Chúng thích " tự do " xuyên tạc, xúc phạm thì được tự do ăn đòn”

Với sự sôi sục, bức xúc này từ cộng đồng mạng có lẽ Nguyễn Lân Thắng nên chủ động tìm đến công an nhờ bảo vệ mình dần đi là vừa. Đồng thời, tránh bức xúc của giới trẻ gây ra những vụ việc đáng tiếc, cần xem xét trách nhiệm của cơ quan công an, cơ quan quản lý truyền thông, tại sao không vào cuộc điều tra, xử lý những kẻ “lộng ngôn”, xúc phạm, phỉ báng lãnh tụ kính yêu của dân tộc, biểu tượng thiêng liêng, tôn kính của nhân dân như Nguyễn Lân Thắng, để hắn ngang nhiên xúc phạm các giá trị xã hội, lòng tự tôn dân tộc, nhất là lãnh tụ của đất nước đến vậy.

Trương Duy Nhất gia nhập làng "Nhà báo tự do"?

Chiềng Chạ

Chân dung Trương Duy Nhất (Nguồn: Internet). 

Trương Duy Nhất từng là một nhà báo nhưng nếu ai chịu khó theo dõi cách làm báo của người đã từng lĩnh án 02 năm với hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự thì thấy nó vừa thiếu chuyên nghiệp lại kém bền vững. 

Sau khi tốt nghiệp khoa văn của trường Đại học Tổng hợp Huế niên khóa 1983 - 1987, Trương Duy Nhất về đầu quân cho Báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời gian 08 năm mà không để lại bất cứ một dấu ấn nào. Từ năm 1995 đến 2011, ông là phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung song ở giai đoạn này cũng không khác là mấy so với thời kỳ ông này công tác ở báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Có chăng, điều mà Nhất để lại ấn tượng trong đồng nghiệp ở hai cơ quan báo chí đóng chân tại TP Đà Nẵng là cái tên gọi và một cá tính thích làm chuyện ngược đời, chưa ai từng làm và cũng chính bởi cái cá tính khác người, dị biệt này đã rất nhiều lần Nhất làm khổ chính đồng nghiệp và Ban Biên tập Tòa soạn. 

Nghiệp báo của Nhất chính thức kết thúc vào năm 2010 nhưng đến tận năm 2011 Nhất mới chính thức thôi việc theo một quyết định của báo Đại Đoàn kết trụ sở Đà Nẵng. Sau khi thôi việc tại Báo Đại Đoàn kết Nhất đã "toàn tâm, toàn ý" viết blog, sắm cho mình cái danh phận Blogger và blog "Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác" cũng được ra đời trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, cái gì đến đã đến, 03 năm sau khi không hành nghề báo chí, "ngày 26/05/2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất. Chiều cùng ngày ông Nhất bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự". 

Nói như thế để thấy rằng, dù cho nghiệp báo không đem đến cho Trương Duy Nhất sự nổi tiếng, tiền bạc nhưng ít nhất nó cũng đã cho Nhất làm một con người chân chính và quan trọng hơn cả, nó còn cho Nhất sự thanh thản của một con người không bị ám ảnh bởi tội lỗi do chính mình gây nên. 

Trương Duy Nhất hiện tại đã ra tù và với một người gần bước qua tuổi 51 thì cơ hội làm lại sự nghiệp từ đầu không phải là đã quá hết. Nhưng, ở đây chỉ xin khẳng định rằng Nhất chỉ có thể lập nghiệp, làm lại từ đầu bằng một nghề nghiệp chứ không phải là nghiệp báo như Nhất vẫn từng làm và được đánh giá là điểm nổi trội nhất ở con người này. Về lí do thì xin được nói luôn: Trong phần lí giải "nguyên nhân khiến một vị LS có thể xem là tài năng như ông Đôn vẫn nghèo lại hoàn nghèo?" blogger Người con đất mẹ có đoạn viết: 

"Nổi đình, nổi đám và nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng luật sư từ vụ bào chữa cho bị hại trong vụ Ngô Thanh Kiều và như nhận định của nhiều người thì đó là "vốn" lớn đối với LS Đôn" không chỉ trong việc cải thiện thu nhập mà cả đường tiến thân. Rất nhiều luật sư đã ngỏ lời đề nghị LS Đôn cộng tác hoặc nếu không cộng tác họ sẽ giới thiệu để giúp luật sư Đôn và gia đình đảm bảo được cuộc sống. Vậy nhưng, khi mà tất cả đang tiến triển theo chiều hướng thuận lợi, LS Đôn cũng đã bước đầu nhận được những thành ý đầu tiên từ giới luật sư thì không hiểu vì lí do gì mà "khi đưa ra nhận định về nghề luật sư và giới luật sư Việt Nam, LS Đôn đã hoàn toàn phủ nhận nghề luật sư và đạo đức nghề nghiệp của các luật sư đồng nghiệp" (theo facebook Nhan Thanh)".
 
Cái sai lầm lớn nhất của Võ An Đôn dẫn tới việc bị đồng nghiệp tẩy chay, xa lánh không vì những lí do kiểu trời ơi như năng lực kém hoặc kém thu hút....vân vân và vân vân. Đôn không chỉ một lần đưa ra nhận định có ý nghĩa tấn công và phủ nhận cái gọi là "đạo đức nghề nghiệp của các luật sư đồng nghiệp", bài viết mới đây nhất của Đôn đăng trên FB cá nhân "TẠI SAO TÔI KHÔNG CHẠY ÁN ĐỂ LÀM GIÀU?" một lần nữa cho thấy dù mang danh là Luật sư nhưng đáng buồn nhất là việc Đôn đã không thuộc về cái cộng đồng đó. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà lịch sử loài người lại tôn thờ và cổ súy cho chủ nghĩa cộng đồng bởi cộng đồng có thể nâng cao giá trị, thúc đẩy giá trị của cá nhân đó nhưng cũng có thể chính nó sẽ biến một con người dù giỏi đến thế nào, kiệt xuất như thế nào trở nên vô thừa nhận! 

Xin trở lại với Trương Duy Nhất. Trong một bài trả lời phỏng vấn BBC hôm 14/10 liên quan vụ thiếu niên Đỗ Đăng Dư tử vong trong khi bị tạm giam, Nhất nói: 
“Tôi thấy lạ là các báo trong nước đưa tin về vụ Đỗ Đăng Dư mà không có điều tra riêng của họ.
"Gần như tờ báo nào cũng đưa tin giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Theo tôi hiểu, đó là cách đưa tin theo văn bản do cơ quan điều tra cung cấp”.
Ông Nhất nói thêm: “Làm báo mà không điều tra riêng mà chỉ đưa tin theo công an thì chẳng ra làm sao cả. Lỡ cơ quan điều tra sai thì sao? Làm báo theo lối đó là kém tự trọng và thiếu liêm sỉ".

Tin chắc rằng khi đọc xong mấy lời Nhất nói thì có người đã không cần quá nhiều thời gian ngẫm nghĩ để đi đến tán dương Nhất. Mọi sự bị động, quá trông chờ vào một cái gì đó luôn là cơ chế sản sinh ra những hệ lụy xấu. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng trách nhiệm của đội ngũ báo chí không chỉ là phản ánh lại nguyên xi những điều người ta nói, cung cấp, với chức năng định hướng dư luận, làm cầu nối để độc giả công chúng hiểu rõ, hiểu đúng bản chất vấn đề thì việc tự điều tra, xác minh sự việc một cách độc lập là điều mà xã hội cần ở báo chí. Và có như vậy thì báo chí mới thoát khỏi chính cái bóng của mình và thể hiện rõ vai trò của mình trong xã hội bùng nổ thông tin này.

Vậy nhưng, ở đây người viết xin được lật lại vấn đề để thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà sau sự việc đáng tiếc và đau lòng liên quan em Đỗ Đăng Dư, đồng loạt các cơ quan báo chí trong nước "đưa tin theo văn bản do cơ quan điều tra cung cấp”. Nếu ai theo dõi câu chuyện từ đầu hẳn đều biết, sự việc diễn ra với em Đỗ Đăng Dư là quá nhanh và đương nhiên nó đã khiến cho đội ngũ nhà báo trở tay không kịp. Đáng nói hơn, trong khi báo chí chính thống đang trong quá trình tìm hiểu, đăng tải sự việc một cách công khai, chuẩn xác nhất thì lại xuất hiện một đám người mà mục đích và cách họ xuất hiện để thông tin về sự việc không vì sự thật, không vì bản chất của vấn đề. Rất nhiều thông tin về vụ việc đã được đăng tải trên phông nền của sự luận suy mang ý nghĩa cảm tính và chủ quan.

Chủ thể phát ngôn, cung cấp thông tin về vụ việc duy nhất có thể tin tưởng được không ngoài cơ quan điều tra. Và cũng xin lưu ý rằng, trước sự việc có liên quan Công an nên việc giám định pháp y để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của em Đỗ Đăng Dư đã được thực hiện ở Viện pháp y Quân đội thay vì thực hiện tại Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an. Vậy nên, trong khái niệm cơ quan Điều tra ở đây không phải chỉ có mỗi cơ quan điều tra trong Công an nhân dân. Tính khách quan ở đây vì thế càng trở nên vững chắc hơn. Chính vì vậy, để tránh hỗn loạn thông tin thì việc lấy thông tin từ một chủ thể để đăng tải thông tin là một việc làm hết sức bình thường nếu không nói là đáng làm ngay.

Chưa hết, không phải báo chí cứ thông tin về một vụ việc thì cứ y như rằng bản chất vụ việc đó sẽ đóng đinh tại đó, nghĩa là không có sự bất biến, đổi thay nào. Xin thưa rằng, dù đã đăng tải sự việc hôm nay như thế này nhưng nếu ngày mai hoặc ngày kia xuất hiện những tình tiết có ý nghĩa đảo ngược bản chất sự việc thì hoàn toàn có thể đính chính và thay đổi thông tin. Tính tương đối trong thông tin báo chí được nói đến là vì thế.
........................................................
Như thế, có thể đây là một tín hiệu chứng tỏ rằng Nhất sẽ quay lại nghiệp báo thay vì quay lại nghiệp "blogger" đầy may rủi và khổ đau kia. Vậy nhưng, với việc phát biểu "Làm báo theo lối đó là kém tự trọng và thiếu liêm sỉ" nhằm vào cả làng báo Việt thì thử hỏi rằng sẽ có ai dám chơi cùng Nhất, dám giúp đỡ Nhất? Sự tự trọng và liêm sỷ thì bất cứ nghề nào, ai cũng cần song khi Nhất đã tước bỏ bởi hai từ "kém" và "thiếu" thì có vẻ như Nhất đã không còn cơ hội để quay lại nghề cũ. Có chăng, Nhất chỉ có thể làm báo theo cái cách mà Huỳnh Ngọc Chênh hay Phạm Chí Dũng đang thực hiện: "Nhà báo tự do". 

Bồi thường xong 7,2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn

Tại buổi họp báo công tác tư pháp quý III năm 2015 sáng ngày 16/10, Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước, Bộ Tư pháp cho biết, Tòa án Cấp cao đã giải quyết bồi thường hơn 7,2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn.


Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước thông tin với báo chí về công tác bồi thường nhà nước. Ảnh: Thảo Nguyên

Gây ra thiệt hại rồi lại giải quyết bồi thường nên chậm

Lý giải nguyên nhân vì sao số vụ việc đã giải quyết xong thấp hơn nhiều so với năm 2014, ông Nguyễn Văn Bốn cho biết, do nhận thức của một số bộ phận cán bộ chưa đánh giá đúng tầm quan trọng ý nghĩa của công tác bồi thường nhà nước. Khi có vụ việc xảy ra, lãnh đạo một số cơ quan chưa quan tâm tâm đúng mức để xử lý. 

Đội ngũ tham mưu giải quyết bồi thường nhà nước đều là kiêm nhiệm nên công tác này có hạn chế nhất định. Hơn nữa, các vụ việc liên quan đến bồi thường nhà nước thường rất phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan, nhất là các cơ quan tố tụng. Số tiền bồi thường người thiệt hại đưa ra thường rất lớn, nên mất rất nhiều thời gian thương lượng, xác minh, xem xét nên ảnh hưởng đến quá trình giải quyết. 

Theo ông Bốn, nguyên nhân đặc biệt là do những bất cập từ quy định của Luật bồi thường nhà nước hiện này. Cơ quan gây ra thiệt hại lại là cơ quan trực tiếp giải quyết bồi thường. Trình tự, thủ tục còn nhiều bất cập.

Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý không trái Luật

Trả lời báo chí liên quan đến thông tin cho rằng, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 do Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành có một số quy định không phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, Bộ đã thành lập Tổ để rà soát lại tất cả các quy định. Bộ khẳng định rằng, không có quy định nào trong đề án trái với Luật Trợ giúp pháp lý.

Điểm mới của Đề án là đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý, thu hút luật dư tham gia. Mới đây, Chính phủ đã ban hành nghị định, trong đó đã quy định, phí luật sư trợ giúp pháp lý tăng rất lớn, một buổi 500 nghìn, 1 ngày là 1 triệu để nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý. 

Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý Nguyễn Thị Minh cho biết thêm, trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước để bảo vệ những người yếu thế. Đề án này có tác động rất lớn và là bước đột phá đối với công tác trợ giúp pháp lý. 

“Đề án lấy người trợ giúp pháp lý làm trung tâm và bảo vệ tối đa quyền lợi của người trợ giúp pháp lý”, bà Minh nhấn mạnh, những người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu tập trung vào vụ việc, nhất là các vụ tố tụng. 

7/8 vấn đề Nhân dân cùng quan điểm với Chính phủ

Tính đến ngày 5/10/2015, Bộ Tư pháp đã nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) ở tất cả các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương, 63 tỉnh, TP và 26 cơ quan, tổ chức khác. 

Bên cạnh đó, có khoảng 7 triệu lượt ý kiến của Nhân dân đã tham gia góp ý kiến độc tập thông qua Cổng thông tin điện tử, báo chí, tọa đàm, hội thảo.

Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. 7/8 vấn đề trọng tâm đưa ra lấy ý kiến, đa số cùng quan điểm với Chính phủ. 

Riêng vấn đề hình phạt trục xuất, đa số ý kiến Nhân dân ủng hộ phương án giữ như quy định hiện hành. Theo đó, trục xuất có thể được tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. 

“Cũng có ý kiến ủng hộ phương án 2 trong dự thảo, trục xuất chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung. Chính phủ đề nghị tiếp thu loại ý kiến khác của Nhân dân về việc ủng hộ phương án 2”, Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết. 

Phát hiện 19 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung

Trong quý III, Bộ Tư pháp đã kiểm tra 452 văn bản của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có 12 văn bản thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, pháp lệnh. Bước đầu phát hiện 19 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.

Bộ cũng tham gia, đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 88/103 thủ tục hành chính (TTHC) tại 26 dự thảo văn bản (chiếm 85%); trong 23 dự thảo văn bản thẩm định có TTHC, đã đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 63/67 TTHC (chiếm 94%). 

Về công tác thi hành án dân sự năm 2015 (từ ngày 1/10/2014 đến ngày 30/9/2015), số giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết là 533.985 việc, đạt tỷ lệ 89,08%, vượt hơn 1% chỉ tiêu được Quốc hội giao. Về tiền đã giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết hơn 42.819 tỷ đồng, đạt 76% (tăng hơn 3.837,6 tỷ đồng).

Thảo Nguyên (báo Thanh Tra). 

2015/10/15

ĐẶNG HỮU NAM LÀ LINH MỤC HAY QUỶ SỨ?

ĐẶNG HỮU NAM LÀ LINH MỤC HAY QUỶ SỨ?



Vào chiều ngày 10 tháng 10 năm 2015, hơn 1,000 giáo dân trong giáo hạt Nhân Hòa đã đến tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ giáo họ Yên Lạc, giáo xứ Xuân Kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An để cầu nguyện cho “công lý – hòa bình – sự thật”.Tham dự có các linh mục Anton Nguyễn Đình Thăng, Jb Nguyễn Đình Thục, Anton Đặng Hữu Nam, Anton Lê Công Lượng, cùng các cha trong giáo hạt Nhân Hòa.

Trong phần Giảng Lễ, Linh mục Đặng Hữu Nam rao giảng, tuyên tuyền rằng: “Nhà cầm quyền Nghệ An đã dùng đến cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, an ninh, dân phòng, những tay sai cộng sản cùng hệ thống truyền thông, truyền hình, báo chí nhà nước để vu khống, cáo gian Cha Xứ, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ, giáo họ". 

Khi một linh mục ngoa ngôn, coi thường tín đồ đến mức ấy thì còn gì "công lý", "sự thật" để mà cầu nguyện. Sự thật ở giáo xứ Xuân Kiều được ghi lại qua hình ảnh là tường rào của nhà trẻ bị đập đổ, đất sân trường bị xâm chiếm, cây vườn trường bị chặt phá để mở một con đường mới vào nhà thờ, trong lúc con đường cũ rộng rãi như vậy vẫn còn đó. Những tín đồ bị cha xứ kích động, lừa bịp tham gia phá trường, xây tường, mở đường vẫn còn đó. Hồ sơ pháp lý đất đai còn đó và nó khẳng định đất ấy là của trường học, không phải là đường đi của nhà thờ. Tòa giám mục đã nhận lỗi với chính quyền về sai phạm của giáo xứ. Vậy thì linh mục Đặng Hữu Nam lấy gì để mà sống sượng rao giảng đức tin về "sự thật" và"công lý". Lời nói của cha xứ há phải coi thường hiểu biết của giáo dân sao.

Đứng trước tín đồ của giáo xứ, lĩnh trọng trách rao giảng đức tin về "sự thật" mà đức cha dám bịa đặt chuyện đông tây để lừa bịp dân chúng về Cộng sản rằng: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev từng nói: "Cả đời tôi theo cộng sản nhưng thực ra cộng sản chỉ tuyên truyền giả dối mà thôi". Và ông Putin – tổng thống nước Nga cũng từng nói: "Những ai tin cộng sản thì không có cái đầu, và ai làm theo lời cộng sản thì không có trái tim”! Ở cái thời internet phủ sóng đến tận gầm giường, đến tận bục giảng của cha, chỉ cần một cú clik chuột là biết sự thật ông Gorbachev nói gì, ông Putin đã nói gì, nói ở đâu, lúc nào mà cha vẫn trơ trẻn trích mấy câu bịa đặt trong trang "Lịch sử truyền thống", một trang mạng của đám cờ vàng lưu vong, chống cộng cự đoan để bịp tín đồ của mình là sao?

Này cha Nam, để thấy sự dối trá của cha thì ai cũng có thể tìm hiểu và biết rằng, trong phát biểu vào ngày 30/12/1999 với tiêu đề: “Nước Nga buổi giao thời thiên niên kỷ” ông Putin đã đánh giá rằng: “Trong thế kỷ sắp trôi qua này, nước Nga đã có 3/4 thời gian sống với những mục tiêu và lý tưởng cộng sản. Nếu có ai đó phủ nhận thành quả của chủ nghĩa Cộng sản thì quả là sai lầm nghiêm trọng... Nếu chúng ta không nhận thức chính xác về vị trí của người dân và xã hội thì chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt, lúc này sai lầm sẽ càng trầm trọng hơn”.

Còn nửa, trong buổi họp báo tại Moskva khi mới được giao quyền Tổng thống Liên bang Nga, các nhà báo của tờ Đoàn Thanh niên Cộng sản (Komsomon) và báo Chân lý đã đề cập tới một số vấn đề nhạy cảm của nước Nga như vấn đề sự đổ vỡ của Nhà nước Liên Xô, có nhà báo đã hỏi: “Ngài đánh giá thế nào về sự đổ vỡ của Liên Xô?”. Tổng thống Putin đã nói một câu rất nổi tiếng: "Ai không tiếc vì sự đổ vỡ của Liên bang Xô Viết, người ấy không có trái tim; còn ai muốn tái lập lại nó giống y như cũ, người ấy không có khối óc". Câu nói ấy vẫn còn lưu lại trên tờ Báo Văn học, (xuất bản ở Mátxcơva, số 7, ra trong tuần từ 16 tới 22/2/2000).

Vậy mà cha đã bóp méo thành "Những ai tin cộng sản thì không có cái đầu, và ai làm theo lời cộng sản thì không có trái tim” thì chả là bịp bợm sao?

Một linh mục, đứng trên bục giảng đạo mà nói rằng “đi theo Đảng là đang theo đĩ” thì quả là Giáo hội công giáo Việt Nam vô phúc khi đã để con cái ma quỷ trà trộn vào hàng giáo sĩ, chúng đã leo cao, luồn sâu vào hàng giáo phẩm của giáo hội. Giáo dân Việt Nam vô phúc khi gặp phải những đứa con của ma quỷ đội lốt chủ chăn. Thay vì hướng dẫn để các tín hữu nâng tâm hồn lên, sống lời Chúa thì chúng lại tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan trong quan điểm chính trị của chúng hòng chia rẽ giữa giáo dân với giáo dân và giữa giáo dân với giáo hội, chia rẽ giáo hội với cộng đồng xã hội khi đi ngược tuyên ngôn "tốt đời, đẹp đạo". Chúng lợi dụng chức thánh để đè đầu, cưỡi cổ giáo dân, biến giáo dân thành công cụ cho mục đích ma quỷ của chúng. Vì chúng mà Giáo hội trong con mắt xã hội không còn là một tôn giáo mà là một tổ chức chính trị thế tục. Chúng thực hiện theo sứ mệnh satan - luciphe là xóa bỏ giáo hội "thánh thiện" trong mắt loài người. Vì chúng mà danh Thánh Chúa bị xúc phạm, hành động của chúng làm cho xã hội không những nguyền rủa chúng mà còn xúc phạm đến Chúa.

Đáng tiếc là, đôi khi ma quỷ ẩn mình kín đáo bằng lớp mặt nạ hoa mỹ mà bằng lòng tin - cậy - mến tuyệt đối con chiên của Chúa không nhận ra. Hãy vạch mặt bọn ma quỷ ấy cho giáo dân được đến với Chúa thật chứ không phải là đến với satan - Luciphe - ma quỷ. Mọi tín hữu hãy đọc kinh cầu nguyện xin ơn khôn ngoan, sự sáng soi của Chúa Thánh Thần để nhìn thấu ma quỷ ẩn náu trong giáo hội, ẩn náu trong chức thánh của giáo hội.

Cộng đồng xã hội hãy chỉ tên, vạch mặt kẻ dối trá, đạo đức giả ẩn danh là nhà tu hành, đội lốt linh mục, giám mục và hàng giáo phẩm của Giáo Hội Công Giáo! Vừa giúp Giáo hội Công giáo thanh trừng ma quỷ, vừa giúp xã hội được trong lành, yên lành, an toàn.

Những lời trên không nhằm vào Thiên chúa mà nhằm vào sự thật lời rao giảng của cha Nam còn lưu lại ở đây: Video full:https://www.youtube.com/watch?v=1XhgwuqStEo

THÔNG TIN MỚI VỤ ĐỖ ĐĂNG DƯ BỊ BẠN CÙNG BUỒNG GIAM ĐÁNH ĐẾN TỬ VONG


Tin mới vụ bị đánh trong trại tạm giam dẫn đến tử vong

Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Vũ Văn Bình về tội danh "Cố ý gây thương tích".

Ngày 14/10, theo tin từ Văn phòng Bộ Công an, liên quan vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại Trại tạm giam số 3 (Công an TP Hà Nội), Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có chỉ đạo, yêu cầu Giám đốc Công an TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương tiến hành điều tra, kết luận để xử lý nghiêm. Bộ trưởng Bộ Công an cũng yêu cầu Giám đốc Công an Hà Nội làm rõ toàn bộ quá trình công tác quản lý tạm giam của cán bộ, chiến sỹ có liên quan đến vụ việc, nếu có sai phạm phải xử lý theo quy định pháp luật.

Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin theo cơ quan CSĐT, ngày 5/8, Đỗ Đăng Dư (SN 1998), trú tại thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị Công an huyện Chương Mỹ bắt quả tang về hành vi “Trộm cắp tài sản”. Cơ quan CSĐT Công an huyện Chương Mỹ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Dư và tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện.

Ngày 13/8, Công an huyện Chương Mỹ điều chuyển bị can Dư đến Trại tạm giam số 3, Công an TP Hà Nội để tiếp tục quản lý, giam giữ. Khi vào Trại tạm giam, Dư được bố trí giam tại buồng C15 (dành cho người chưa thành niên), khu C, cùng buồng với ba bị can, trong đó có Vũ Văn Bình (SN 1998).

Khoảng 8h30 ngày 4/10, Dư bị Bình hành hung, sau đó, Dư đi ra khỏi khu vệ sinh thì ngã xuống sàn. Cán bộ quản giáo phát hiện sự việc đã báo cáo chỉ huy đơn vị, Ban Giám thị Trại tạm giam số 3 đưa Dư đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, đồng thời báo cáo Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội và thông báo tình hình sức khỏe cho gia đình bị can Dư.

Đến 24h cùng ngày, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã chuyển Dư đến Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi và điều trị, song đến khoảng 18h ngày 10/10, Dư đã tử vong.

Quá trình điều tra, ngày 8/10, cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Vũ Văn Bình về tội danh "Cố ý gây thương tích". 

VỀ VỤ CƯỚP ĐẤT GIỮA BAN NGÀY Ở NGHI KIỀU


LâmTrực@

Quả là kinh khủng thật, giữa ban ngày ban mặt mà cả một lũ một lĩ dân gian thảo khấu lên tới 500 người, dám ngang nhiên xông vào một trường học, đập phá hàng rào, chặt phá cây xanh, đập phá tài sản, uy hiếp đến tính mạng và sức khỏe của các thầy cô giáo và các cháu nhỏ để cướp đi 700m vuông đất, để làm một con đường dẫn đến Thánh đường giáo họ Yên Lạc.

Cũng kinh khủng thật, khi chỉ với một cú điện thoại, một dòng tin nhắn chỉ đạo của một kẻ bất nhân đôi lốt chân tu nào đó mà cả hàng trăm con cừu ngu ngốc khoác cái vỏ giáo dân công giáo, cùng hàng trăm trang mạng công giáo phối hợp với những trang mạng chống phá đất nước hùng hổ xông lên cổ súy cho hành vi cướp bóc giữa ban ngày, bất chấp đạo đức tối thiểu và pháp luật hiện hành. 

Ngược lại, trước những thông tin về vụ cướp được thực hiện bởi những kẻ cuồng tín, và bởi sự chỉ đạo của những kẻ giấu mặt núp lùm sau chiếc áo choàng tôn giáo, những vị chủ chăn, chức sắc tôn giáo đều cúi gằm mặt im lặng làm ngơ như một sự "khích lệ" cho tội ác. Chính họ, những kẻ cầm đầu vụ cướp thực sự, với bộ mặt "nhân từ" làm vỏ bọc che giấu dã tâm thâm độc, như thường thấy lại làm ra vẻ như họ không hề biết, không hề nghe đến một vụ cướp bóc rùng rợn, không hề biết đến sự hoảng loạn của các cô giáo mầm non và không hề để ý đế sự sợ hãi còn hằn trên những khuôn mặt của các cháu bé ở độ tuổi "búp trên cành" kia. Cũng chính họ lại bịt tai, nhắm mắt để không nhìn, không nghe thấy các cô giáo với tiếng kêu xé lòng, những cháu nhỏ khóc lặng đi vì sợ hãi trước sự hung hãn của lũ côn đồ. Tất nhiên, học cũng im lặng trước những câu hỏi đang đặt ra ngay trong ánh mắt của những người có lương tâm chứng kiến vụ việc. 

Trong lúc vụ cướp đang diễn ra trước sự bất lực của những người có lương tâm, cơ quan hữu trách đã có mặt khuyên bảo và tìm cách liên lạc, phối hợp với những vị chủ chăn kia cùng giải quyết vấn đề. Nhưng đáng tiếc, họ không chỉ im lặng, hèn nhát không dám nghe máy mà còn trốn chui trốn lủi với lý do "đi vắng". Tất nhiên, những người tỉnh táo luôn hiểu rằng, sự thật là họ vẫn đang giấu mặt sai khiến lũ cừu cướp phá và đang cùng nhau phân tích tình hình, hả hê với những gì cướp được, đồng thời tính toán để hợp pháp hóa những gì chúng đang nắm trong tay bằng sức mạnh của lũ ăn cướp.

Xâu chuỗi các sự kiện gần đây có liên quan đến tôn giáo này, người ta thấy một "Cộng đồng nhỏ" tại đất nước này thật đáng sợ và đáng ghê tởm vì những bầy cừu đã được định hướng bởi lũ mặt người dạ quỷ. Chỉ vì miếng ăn hay hơn một chút là vì cái "lợi ích của riêng cộng đồng đó" mà chúng sẵn sàng bán cả lương tâm, thậm chí là cả đức tin.

Tôi không dám tin vào những gì mà người dân nhận định bởi nó quá khủng khiếp và hoàn toàn trái ngược với đức tin tôn giáo. Nhiều người đã cho rằng, chủ mưu của những vụ cướp bóc đất đai của nhà nước và công dân với những lý do "lịch sử" kiểu "Tàu khựa" có liên quan đến tôn giáo này hoàn toàn không phải vì mục đích cộng đồng, mà nó là một âm mưu kích động chia rẽ lương - giáo, phá hoại an ninh trật tự, gây mất ổn định chính trị của đất nước, tạo cớ cho các thế lực thù địch bịa đặt, vu cáo, bôi xấu chế độ nhằm từng bước thực hiện âm mưu thế tục hóa. Hành động cướp đất ở Nghi Kiều, gây rối, tấn công bắt giữ các cán bộ công an ở Hà Tĩnh và những vụ việc tương tự gần đây đã được thúc đẩy xuất hiện với tần xuất nhanh dần cho thấy xu hướng này của giáo hội tôn giáo này. 

Tất nhiên, riêng vụ cướp ở Nghi Kiều, ngoài mục đích cướp đất để lấy lòng giáo dân, nó còn có mục đích gây mất ổn định mọi mặt tại địa phương, đồng thời thăm dò dư luận cũng như phản ứng của chính quyền, qua đó sẽ tính toán các bước tiếp theo. 

Sự ôn hòa của chính quyền Nghệ An cho thấy sự tôn trọng của đảng và nhà nước đối với tôn giáo này, nhưng nếu còn nhân nhượng mời các chức sắc tham gia giải quyết vụ việc theo cách "họ cũng là một bên phán xử" thì đó là một sai lầm, bởi vụ việc cần được xem xét dưới góc độ pháp luật mà không cần thiết phải xem xét dưới góc độ tôn giáo.

Hôm nay, 700m vuông đất đã bị cướp đi để phục vụ cho mưu đồ đen tối, nếu dư luận vẫn im lặng và pháp luật tỏ ra yếu mềm thì sẽ còn nhiều vụ cướp được thực hiện bởi tôn giáo này. Các nạn nhân khi đó không chỉ dừng lại là các cô giáo mầm non, các cháu nhi đồng Nghi Kiều mà có thể sẽ là chính các bạn và hậu quả của nó sẽ không là 700m vuông mà có thể sẽ là sự vẹn toàn của lãnh thổ.

2015/10/14

THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CÔNG LÝ HÒA BÌNH HAY TUYÊN TRUYỀN NÓI XẤU CHẾ ĐỘ?


Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong trong ngày 26/7/2015 đã có buổi nói chuyện về nhân quyền, các quyền tự do, nhân danh một bài giảng trong buổi Thánh lễ cầu nguyện Công lý hòa bình. Mang tiếng là bài giảng trong thánh lễ, nhưng bài giảng không khác gì lời tuyên truyền chính trị. Ngồi hàng ghế đầu trong buổi thánh lễ cầu nguyện gồm toàn ban bệ trong NoU, những người không liên quan gì đến Công giáo. Trong khi những con chiên, tín đồ của Công giáo thì bị xếp ngồi phía dưới.

Xem link

Mở đầu bài nói chuyện, linh mục đặt ra một câu hỏi: "Sau 40 năm, chúng ta có được hưởng một nền hòa bình và tự do đích thực hay không?". Đây là một cách hỏi để ông ta từ từ dẫn dụ các giáo dân đến câu trả lời là "Không". Đương nhiên những điều ông ta nói đề không phải là để cho các cốt cán của NoU nghe, vì những lời rao giảng này các thành viên NoU đã nghe ra rả từ năm 2011 đến giờ rồi. Những lập luận này chủ yếu hướng tới các giáo dân và thể hiện sự liên minh mật thiết với những kẻ chống phá đất nước.

Linh mục lập luận rằng, Việt Nam không có hòa bình và tự do đích thực, bởi vì mặc dù chiến tranh đã chấm dứt nhưng quyền căn bản của con người không được tôn trọng. Sau đó, ông trích lời của giáo hoàng John Paul đệ nhị rằng: Một khi không có sự tôn trọng nhân quyền thì không có công lý và hòa bình đích thực. Ông đổ mọi lỗi lầm gây ra các bất ổn xã hội lên chính quyền và cho rằng nguyên nhân chính là do chính quyền không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do biểu hiện, tự do tôn giáo. Điều lạ là ông Nam Phong không nhắc tới lời chúa hay tinh thần của Đức Mẹ, mà lại chỉ trích dẫn lời của một giáo hoàng. Giáo hoàng Jean Paul đệ Nhị là người thực hiện nhiều hoạt động nhân quyền ở Ba Lan, tạo ra hỗn loạn và thay đổi thể chế ở nước này. Ngoài ra, ông là giáo hoàng đầu tiên đến thăm nước Mỹ và sau đó giương cao lá cờ “nhân quyền, công lý và hòa bình”.

Công giáo đã từng giương nhiều lá cờ để thực hiện thánh chiến. Thế kỷ 11, 12, Công giáo giương cao lá cờ của chúa Jesus để xâm lược. Những cuộc thánh chiến này nhiều lần bị lên án vì mức độ dã man của chúng. Sau đó, vào thời Phục Hưng, Công giáo lấy danh nghĩa bảo vệ ngôi nhà của Chúa để đàn áp những nghệ sĩ và nhà khoa học. Sớm thất bại trước xu hướng mới của thời đại, Công giáo chịu lép vế trong suốt thế kỷ 19, 20. Công giáo bị mô tả như một thế lực thần quyền lạc hậu và lỗi thời. Thế nhưng, sau cuộc viếng thăm của giáo hoàng Jean Paul Đệ nhị với nước Mỹ, tình thế đã thay đổi. Công giáo tìm được lá cờ mới "công lý và hòa bình". Với lá cờ này, và bắt tay chặt chẽ với Mỹ, Công giáo đang từ từ chiếm lại vị trí chính trị. Cũng bằng lá cờ này, Công giáo tiếp tục củng cố quyền lực ở những nước thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây. Mỹ cũng lợi dụng Công giáo để tuyên truyền cho các lý thuyết dân chủ nhân quyền vào các nước ở Châu Á, Đông Âu, Trung Đông, Mỹ Latin...

Dòng chúa cứu thế, công cụ đắc lực của Công giáo và Mỹ ở các nước đang phát triển và kém phát triển, chính là cơ sở để xây dựng lực lượng chống chính quyền. Ở Việt Nam, Nhà thờ Thái Hà đến giờ vẫn là một hang ổ tạo dựng lực lượng chống đối chính quyền kịch liệt. Linh mục Nam Phong đề cập đến việc chính quyền không tôn trọng tự do tôn giáo, nhưng tôn giáo không phải thứ để làm công cụ cho những cuộc bành trướng thế lực. Chính quyền Việt Nam không chống Công giáo hay bất cứ tôn giáo nào, mà chỉ chống lại những đức cha kém đạo đức và trình độ, trở thành công cụ cho các âm mưu chính trị. Phẫn nộ với những linh mục này, nhiều người dân không kiềm chế nổi, có hành vi bạo lực. Nhưng với danh nghĩa là sứ giả của chúa, các linh mục này không vị tha và khuyên giải mà còn gọi người dân là côn đồ và đổ cho chính quyền lợi dụng côn đồ. 

Công lý và hòa bình đích thực rốt cuộc là gì? Ở Vatican có công lý và hòa bình hay không? Hãy xem thử sự kiện giáo dân Thiên chúa lấn chiếm trường mầm non ở Nghi Lộc, đập phá tường của trường mầm non (Xem tại đây https://www.youtube.com/watch?v=3yKesnaFYUw ) hay tấn công luôn cả lực lượng công an đến giải quyết mâu thuẫn, đánh nhau giữa các giáo dân ở giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Hành vi này gọi là hòa bình hay bạo lực? Hành vi này có thể đại diện cho công lý? Xin hỏi, ông linh mục Nam Phong sẽ nói sao về chuyện này.

TỔNG HỢP VỤ CU LÂM BẮT VỢ NGOẠI TÌNH

Chuyện hài ra nước mắt. Bắt sống vợ ngoại tình, nhưng lại tố cáo nhầm kẻ đã ngủ với vợ mình là thế nào? Cô vợ trơ tráo đáng trách, nhưng anh chồng hành xử cũng chả ra cái nhồn gì sất. Mình chép bài này từLăng Khắc Trọng về cho anh em đọc và coi nó là số kết về câu chuyện này.

Hình không liên quan nhưng mà có thật

Vũ Trọng Lâm, Trưởng ban Khai thác mặt bằng của Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy tố cáo một Vụ trưởng tên Minh của Bộ GTVT ngoại tình với vợ anh ta. Nhờ mọi người tung video này lên mạng:


Đến chiều nay 13/10 Lâm lại tung một video và trở mặt với lý do là nhầm cùng tên Minh

20h52p tối nay báo portal.vnmedia.vn/ đăng bài này :


Ông Vũ Anh Minh có nhập viện?

20:52, Thứ Ba, 13/10/2015 (GMT+7)

(VnMedia) - Liên quan tới thông tin trong clip được phát tán trên mạng tối 12/10, người đàn ông tự xưng tên là Lâm trưởng ban khai thác mặt bằng công ty tài chính công nghiệp Tàu Thủy trực thuộc bộ giao thông ngồi cạnh một chiếc xe ô tô tố cáo ông Vũ Anh Minh, vụ trưởng vụ quản lý doanh nghiệp bộ Giao Thông ngoại tình với vợ mình.

Trả lời báo Giao Thông hôm nay 13/10, ông Trần Văn Lâm, vụ trưởng vụ tổ chức bộ Giao Thông bộ GTVT cho biết đã làm việc với các bên liên quan và vụ việc tố cáo ông Vũ Anh Minh là hoàn toàn nhầm lẫn. Cũng trong bài báo, ông Vũ Anh Minh có trao đổi với phóng viên báo Giao Thông là ông hết sức bất ngờ với nội dung clip, bởi tối hôm qua ông Minh đi cấp cứu tại bệnh viện Giao Thông và được bạn đưa về.

Clip người đàn ông tự xưng là Lâm tố cáo vợ ngoại tình và nhờ mọi người chia sẻ trên facebook

Chiều ngày 13/10, nhân tiện đi thăm người nhà nằm viện tại Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương tại địa chỉ ngõ 84 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. PV báo VnMedia đã đến Khoa Hồi sức Cấp cứu của bệnh viện vào hồi 16h30, tại Khoa Cấp cứu. Không xưng tên và giới thiệu mình là phóng viên, khi được hỏi về bệnh nhân Vũ Anh Minh (sinh năm 1973), một nhân viên y tế sau khi xem tập tài liệu hồ sơ trên bàn đã cho biết, từ tối qua tại Khoa không có bệnh nhân nào tên Minh.

Tuy nhiên, chưa hết băn khoăn, liệu bệnh nhân đã xuất viện hay hiện đang nằm ở khoa phòng điều trị nào đó? PV VnMedia quyết định quay lại Khoa Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện Giao thông Vận tải.

Tại đây, vào hồi 17h30, bà Bùi Thanh Tâm - Cán bộ tổ chức của Bệnh viện xác nhận: “Anh Vũ Anh Minh là một cán bộ của Bộ Giao thông Vận tải. Tối qua, Anh Vũ Anh Minh có vào viện. Hiện anh đã xuất viện”.

Khi được hỏi về lý do tại sao anh Minh phải nhập viện thì bà Bùi Thanh Tâm từ chối không trả lời và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Bà Tâm giải thích thêm, vì đây là một cán bộ của ngành nên có quyền không thông tin nếu không phải là người nhà của bệnh nhân.

Bà Tâm khẳng định thêm: “Tôi không thể cung cấp thông tin gì thêm cho chị được”.

Vào hồi 5 giờ chiều nay, trên mạng cũng xuất hiện một clip của ông Lâm, được cho là người đàn ông tối qua ngỏ lời xin lỗi tới ông Vũ Anh Minh.

Nguồn bài: portal.vnmedia

HỌ ĐÂU CÓ ĐẤU TRANH VÌ DÂN CHỦ!


“Phong trào dân chủ chết vì tiền?” - đó là nhan đề status (trạng thái) mới đăng trên facebook của một “nhà dân chủ”, trong đó chỉ rõ bản chất, mục đích hành động của một số người đang nhân danh dân chủ để gây rối loạn xã hội, cản trở sự phát triển đất nước. Qua một số nội dung trích dẫn từ status này, bạn đọc có thể nhận rõ bản chất vấn đề.

Vài năm gần đây, việc một số người Việt Nam tự nhận hoặc gọi nhau là “nhà dân chủ” tập hợp trong một vài nhóm chủ yếu hoạt động theo phương thức la lối và khoa trương đã trở thành một hiện tượng bất thường ở một số trang mạng, diễn đàn, blog,… tồn tại trên internet (in-tơ-nét). Trên thực tế, họ chỉ có một số người, song lại ghi danh ở nhiều nhóm khác nhau để lừa bịp về số lượng, mà bằng chứng cụ thể là mỗi khi đưa lên internet một “tuyên bố” thường là mất tích ngay sau khi công bố, hoặc một “thư ngỏ” gửi một tổ chức quốc tế hay cơ quan ngoại giao nước ngoài nào đó ở Việt Nam thì vẫn chỉ có từng ấy người ký tên. Văn bản nào có danh sách ký tên dài hơn thì la liệt các tên tuổi, địa chỉ phiếm chỉ, đại loại như “công nhân Hoa Kỳ”, “kỹ sư Thụy Sĩ”, “lao động Ba Lan”, “đầu bếp Sài Gòn”, “kế toán Thái Bình”, “hưu trí Bình Dương”! Lợi dụng thái độ ôn hòa, sự khoan dung của các cơ quan bảo vệ luật pháp, thi thoảng mấy người này kéo nhau ra đường hò hét làm gây mất trật tự nơi công cộng, hoặc thi thoảng lên internet để rùm beng “tuyệt thực” dù đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy họ thật sự tuyệt thực, vì thế dư luận không thể không hồ nghi đó chỉ là trò bịp bợm để kêu gọi “lòng thương” và sự cổ vũ của một số tổ chức vốn thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam?

Dư luận còn hồ nghi hơn về nguồn sống của số người tự nhận hoặc gọi nhau là “nhà dân chủ”, vì họ thường không có công ăn việc làm, nhưng lại có tiền bạc chi phí vào nam ra bắc bằng máy bay, đôi khi cả nhóm kéo nhau sang tận Thụy Sĩ, Hoa Kỳ,… để bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc… đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cơ sở của sự hồ nghi này là những cuộc cãi vã công khai về tiền bạc của mấy “nhà dân chủ” trên internet. Lúc thì người này tố người kia biển lận, ăn chặn, lúc thì người nọ khoe khoang được một số cơ quan truyền thông nước ngoài trả bao nhiêu tiền cho mỗi bài viết… Tình trạng bát nháo đến mức dư luận gọi họ là “nhà dân chủ cuội”, và trên facebook có tên là Những nhà dân chủ độc tài mới xuất hiện gần đây, một “nhà dân chủ” đã đăng một số status chỉ rõ bản chất, lý do tồn tại, đặc biệt là “nguồn sống” của một số người mang danh “nhà dân chủ”. Cho dù lý do “nhà dân chủ” lập trang facebook Những nhà dân chủ độc tài nhằm “đề nghị cắt bỏ những khối ung thư đang làm mục nát tiến trình dân chủ hóa, để giới hoạt động Việt Nam gỡ được tiếng nhục trong các sinh hoạt quốc tế, và dân tộc có được một tương lai khá khẩm hơn” thì như người xưa đã nói: “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”, một số nội dung trích dẫn từ status “Phong trào dân chủ chết vì tiền?” cũng giúp tìm hiểu, lý giải thực chất vấn đề, đó là:

“Theo tôi, đồng tiền là một trong những lý do quan trọng khiến phong trào dân chủ Việt Nam không ngừng bê bết. Sự bê bết này bắt nguồn từ quá khứ. Không thể phủ nhận rằng phong trào dân chủ Việt Nam đã thừa hưởng nhiều di sản nhân sự, tổ chức, tập quán của chế độ Việt Nam CH và cộng đồng người Việt lưu vong. Những di sản đó bao gồm cả thói quen ỷ lại vào tiền viện trợ nước ngoài và nạn tham nhũng - vốn rất quen thuộc với các tướng lĩnh, quan chức Việt Nam CH. Các dị tật di truyền này đã định sẵn cho phong trào ngày nay một số phận bất hạnh.

Tác nhân khởi đầu số phận này là những nhà đấu tranh gạo cội trong cộng đồng hải ngoại. Là những nạn nhân đầy hận thù của chế độ cộng sản, và là những người có đầy đủ điều kiện để làm việc với các dòng tiền ngoại quốc, lớp cha chú này có thừa hai thứ quan trọng: nhiệt huyết và tiền nong. Tuy nhiên, họ lại thiếu một thứ quan trọng khác là khả năng trực tiếp hiện diện ở quốc nội để phất cờ. Vì vậy, sau nhiều nỗ lực vô vọng, với sự đánh đổi khổng lồ về tài chính, thời gian và nhân lực trong quá khứ, họ đành bằng lòng với một phương án khác, là thông qua những nhà hoạt động trong nước để tác động gián tiếp vào chính trường Việt Nam. Từ chỗ này, một vấn đề mới phát sinh. Những người chống cộng hải ngoại có mục đích, tôn chỉ và cách thức đấu tranh khác hoàn toàn với đa số đồng bào trong nước. Trong khi họ đặt mục tiêu trả thù, phục quốc và đấu tranh để thay đổi kết cục đại bại của mình trong một cuộc chiến tranh quá khứ, thì đa số người trong nước chỉ tự hỏi mình có thể làm gì để có một tương lai hòa bình, thịnh vượng và êm ấm hơn. Trong khi họ muốn áp dụng các kỹ thuật sách động quần chúng để lật đổ và tiêu diệt toàn bộ thể chế hiện tại, thì đa số người trong nước chỉ muốn giải quyết những vấn đề dân sinh cụ thể, hoàn thiện pháp luật và việc thực thi pháp luật, để dần nới rộng tự do và công bằng... Mọi mâu thuẫn giữa quốc nội và hải ngoại chủ yếu sinh ra từ những khác biệt đó.

Đây là thứ mâu thuẫn không thể hòa giải. Nó chỉ được giải quyết khi một bên nắm quyền kiểm soát bên còn lại. Và nó đã được giải quyết khi tiền của cộng đồng hải ngoại kiểm soát phong trào dân chủ Việt Nam. Nói gì thì nói, tiền tươi thóc thật có nặng với người bình thường thế nào thì trong mắt những nhà hoạt động đang bị chính quyền cắt cơm, nó còn nặng gấp mười hơn thế. Còn tương lai dân tộc thì chẳng có tý sức nặng nào với những vị đã ở tuổi không có tương lai, đã có nửa cuộc đời sống ngoài dân tộc. Thế là sau chót, giữa viễn kiến xa và tiền gần, cuộc cách mạng dân chủ bất hạnh đã chọn phương án hai. Chính quyền Mỹ thích điều này. Giờ thì Mỹ, nguồn viện trợ truyền thống của chế độ Việt Nam CH, đã tìm ra cách biến những nhà hoạt động Việt Nam thành con rối phục vụ mục đích chính trị của họ. Tất nhiên, họ chỉ coi đám con rối này là công cụ để phục vụ những mục tiêu ngắn hạn và thực dụng,... Và từ điểm khởi phát này, sự lệ thuộc tài chính vào nước ngoài bắt đầu giết dần, giết mòn phong trào dân chủ.

Đồng tiền tài trợ đã phá hoại phong trào dân chủ Việt Nam như thế nào? Trước tiên, cần nhắc lại rằng, vì những nhà tài trợ - bao gồm cộng đồng hải ngoại và các chính quyền phương Tây - chỉ muốn tận dụng các nhà hoạt động Việt Nam cho những mục tiêu nhất thời, đồng tiền mà họ bỏ ra sẽ chỉ chảy vào những hoạt động ngắn hạn, ồn ào, tập hợp được đám đông, hứa hẹn gây tiếng vang trên truyền thông quốc tế. Chúng bao gồm các hình thức ký tên chung, biểu tình, đòi người, khiếu kiện tập thể... Trong khi đó, dòng tiền tài trợ gần như chẳng bao giờ tìm đến những chương trình có tính chất dài hơi và bền vững, nhằm chuẩn bị một nền tảng lý luận, nhân sự và tập quán vững chắc cho nền dân chủ tương lai. Vấn đề nằm ở chỗ những chương trình có tính chiến lược của người trong nước chắc chắn sẽ đụng chạm đến chiến lược hoàn toàn khác biệt của các nhà tài trợ ở nước ngoài. Vậy nên chẳng bao lâu, bằng khả năng chi phối nồi cơm của mình, phía hải ngoại dễ dàng lũng đoạn chiến lược của phong trào dân chủ Việt Nam, còn người trong nước chỉ được góp mặt trong những hoạt động rời rạc mang tính chiến thuật.

Muốn được tiền tài trợ, bạn phải có hoạt động bề nổi được đăng báo. Mà cách nhanh nhất để một hoạt động được đăng báo là... bị công an đàn áp trong, hoặc thậm chí từ trước lúc diễn ra. Vậy nên dần dần, nhờ tài bơm thổi và cường điệu hóa của cánh truyền thông mạng, công chúng bắt đầu ngưỡng mộ và dành mọi sự quan tâm cho những hoạt động thất bại từ trong trứng nước vì bị đàn áp, cùng những nhà hoạt động chẳng làm được gì khác ngoài ăn đòn và đi tù. Thất bại trên thực địa trở thành tiêu chuẩn đầu tiên để thành công, và để được phong anh hùng trên báo chí. Mà chỉ khi thành công trên báo chí, các nhà hoạt động mới có tiền tài trợ. Vòng luẩn quẩn này dần triệt tiêu mọi tầm nhìn và ý chí quyết thắng của phong trào dân chủ Việt Nam. Nó tạo ra một môi trường độc hại, nơi hạng tiểu nhân hám lợi, hám danh, không viễn kiến, nhưng giỏi khua môi múa mép và diễn trò ăn vạ dễ dàng ngóc dậy và chi phối phong trào. Tới mức hiện nay, có nhiều cá nhân và hội nhóm trong làng dân chủ đã nổi lên chỉ nhờ bị đàn áp, và không biết làm gì ngoài lặp đi, lặp lại việc bị đàn áp. Nhóm No-U ở Hà Nội, Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng, cùng đông đảo “đảng viên Việt tân” từ bắc vô nam đều là các hiện tượng như vậy.

Quá trình thối rữa về mặt nhân sự của phong trào dân chủ Việt Nam đã hình thành trong nước ta một giai cấp mới. Tôi tạm gọi họ là giai cấp “ăn mày chính trị”. Gọi như vậy, bởi họ có các đặc điểm sau: - Thất nghiệp; - Chủ yếu hành nghề nơi vỉa hè ngoài đời hoặc trên internet; - Tranh nhau đăng ảnh và viết status về chính trị, hoặc phát biểu về chính trị ở các buổi tiếp xúc quốc tế, nhưng không nêu được nhận định hoặc khuyến nghị gì mới, mà chỉ loay hoay lên án chế độ với tư cách một nạn nhân; - Tiêu chí đầu tiên đặt ra khi viết dự án là phải lựa sao cho xin được tiền; - Chỉ làm việc ngắn hạn trước mắt, theo làn sóng lên xuống của các dòng dư luận và dòng fund (quỹ), chứ không hề có tầm nhìn hay dự định dài hạn; - Thường xuyên gõ cửa các sứ quán phương Tây chỉ để kể lể rằng mình là những nạn nhân tội nghiệp đang bị chính quyền cộng sản bắt nạt; - Hầu như tuần nào cũng bị đánh, và hễ bị đánh là kêu ca ầm ĩ để tìm xin xỏ lòng thương. Giai cấp tồi tàn về mặt nhân cách và tư thế này, khi kế thừa truyền thống tham nhũng và tranh chấp tiền viện trợ của những tàn tích Việt Nam cộng hòa đang đóng vai trò môi giới xin fund, đã biến phong trào dân chủ thành một môi trường tài chính bẩn thỉu… Giờ đây, những vụ tham nhũng, lừa đảo và tranh vốn trong làng chống cộng Việt Nam cũng đã thành ra một chuyện quen tai, nhàm chán!

Với bản chất, cách thức tồn tại như vậy, thử hỏi mấy “nhà dân chủ” vẫn khua môi múa mép trên internet đã “đấu tranh vì dân chủ” hay chỉ “đấu tranh vì tiền”?

Vũ Hợp Lân
(Nhân dân)