Hôm qua, 4/6/2021, Uỷ ban Nhân dân Huyện Hương Sơn đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2700/QĐ-XPVPHC đối với ông Bùi Khiêm Cường - hành nghề Linh mục tại giáo xứ Kẻ Đọng, xã Hương Tiến - về hành vi vi phạm hành chính: Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại khoản 2, điều 14, Nghị định 117/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phạt đối tượng vi phạm 7.500.000 đồng.
Trước đó, sau sự việc tổ chức hành lễ đông người vào tối 31/5, linh mục Bùi Khiêm Cường - quản xứ Kẻ Đọng, Hương Sơn, Hà Tĩnh tiếp tục bất chấp quy định phòng dịch Covid-19 khi tổ chức hoạt động đông người vào tối 1/6 không một ai đeo khẩu trang hay có bất cứ biện pháp phòng dịch nào được áp dụng. Đây chính là mối họa lớn trong thời điểm dịch bệnh lây lan khó lường như hiện nay.
Với sự việc này, cụ thể là xử phạt vi phạm hành chính đối với một “linh mục” của Giáo hội Công giáo, là giáo dân, tôi xin nêu mấy ý kiến:
Thứ nhất, linh mục Bùi Khiêm Cường đã không thực hiện đúng bổn phận “chăn chiên” mà Giáo hội (Thiên Chúa) giao phó.
Đạo Công giáo nói riêng và các đạo Thờ Chúa nói chung tại vùng Trung Đông đều có chung một hình tượng tín ngưỡng là “chủ chăn” để chỉ các giáo sĩ - đại diện Thiên Chúa ở trần gian và “con chiên” để chỉ tín đồ - giáo dân của giáo hội. Mục đích chăn chiên có thể chia làm hai ý nghĩa:
1- Chăn chiên là để dẫn dắt đàn chiên - giáo dân sống và thực hành theo “Lời Chúa” nhằm đẹp lòng Chúa.
2- Đó là việc hướng dẫn “con chiên” hay “giáo dân” có đời sống xã hội tốt lành nhằm làm rạng danh Chúa và qua đó mang “Lời Chúa” đến “khắp muôn dân”.
Trong việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế lần này, linh mục Bùi Khiêm Cường đã chẳng những không thực hiện được cả 2 mục đích trên mà còn đẩy “đàn chiên” vào chỗ nguy hiểm. Vừa bất tuân theo các quy tắc xã hội gây nguy hiểm cho chẳng những “đàn chiên” mình “chăn” mà còn gây nguy hiểm cho cả xã hội, hành vi này chẳng những gây căm phẫn, ghét bỏ của xã hội đối với giáo xứ nơi linh mục Cường quản xứ mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín của Giáo hội địa phương trong việc không quản nổi “Đức Vâng lời” của linh mục với “Đấng Bản quyền” của Giáo phận Hà Tĩnh.
“Chăn chiên” mà dẫn “đàn chiên” vào nơi nguy hiểm thì đó chỉ có thể là Satan (ma quỷ - cách gọi của người Công giáo).
Hai là, từ đầu Đại dịch COVID-19, hầu hết các Giáo phận Công giáo trên khắp thế giới đã chuyển sang cơ chế “Thánh lễ trực tuyến” qua truyền hình - Internet để thực hiện giãn cách xã hội, phòng và chống dịch bệnh. Cụ thể là tại Tổng giáo phận Sài Gòn, Giáo phận Mỹ Tho và nhiều Giáo phận khác đã có thông báo thực hiện giãn cách xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, chuyển từ Thánh lễ tập trung sang “Thánh lễ trực tuyến”. Đức Giám mục Nguyễn Năng đã nói:
“Thánh lễ là cuộc cử hành hy tế của Chúa Giêsu, nhờ đó Giáo hội cầu xin Thiên Chúa ban bình an và ơn cứu độ cho toàn thế giới. Vì thế, quí cha vẫn cần cử hành thánh lễ mỗi ngày, nhưng chỉ dâng lễ âm thầm một mình, không có giáo dân tham dự.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù đã có thông báo từ các vị hữu trách trong xã hội và trong Giáo hội, một vài nơi vẫn tập trung đông người. Giả sử tình trạng lây nhiễm virus đã phát sinh từ các cộng đoàn này, - một điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở đâu, ngoài tầm kiểm soát của chúng ta-, thì trách nhiệm của quí cha, của giáo xứ, dòng tu, và của Tổng giáo phận sẽ lớn lao như thế nào. Đó là chưa nói đến sự hiệp thông và vâng phục trong Giáo hội, và cả uy tín của tập thể Giáo hội Công giáo nữa. Việc ngưng thánh lễ cộng đồng trong thời gian đại dịch phát xuất từ lương tâm và ý thức trách nhiệm đối với sự sống của cộng đồng, và từ đòi hỏi của đức bác ái Kitô giáo.”
Ngài cũng hướng dẫn các linh mục: “Thánh lễ là nguồn mạch, là trung tâm và đỉnh cao của đời sống Giáo hội, chứ không phải là hoạt động duy nhất. Linh mục có rất nhiều hoạt động mục vụ phải làm chứ không phải chỉ có thánh lễ. Quí cha hãy tập cho các tín hữu sống đức tin trong mọi hoàn cảnh: cầu nguyện với Lời Chúa, chầu Thánh Thể cá nhân, lần hạt Mân Côi, lần hạt Lòng Chúa Thương Xót,… Đôi khi ngưng thánh lễ trong thời gian ngắn cũng tốt, vì nhờ đó các tín hữu khao khát Thánh Thể hơn, để sau này khi được dự lễ, sẽ tham dự cách ý thức hơn.”
Có thể thấy vị chủ chăn cao trọng của Giáo hội Công giáo đã nhận thức đầy đủ về Đại dịch COVID-19 và trách nhiệm xã hội của giáo hội với xã hội. Ngài nói thêm: “Là mục tử, chúng ta cần có sự bén nhạy trước tình hình thực tế để tìm ra các phương thế trợ giúp hữu hiệu trong hoàn cảnh và khả năng của mình. Hơn ai hết, trái tim của mục tử phải “biết đoàn chiên”, rung cảm và thấu hiểu hoàn cảnh của người dân, có óc sáng tạo để tìm ra phương cách nâng đỡ họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu chắc hẳn đã và sẽ còn nhiều sáng kiến mục vụ để thực thi tình liên đới một cách hiệu quả. Quí cha là những người đầu tàu, những thuyền trưởng, hãy đứng lên huy động và nối kết những trái tim và các bàn tay.”
Từ những nhận định rất trách nhiệm của các Giáo phận, chúng ta thấy rằng vụ việc linh mục Bùi Khiêm Cường là sự việc cá biệt xuất phát từ tâm thức vị linh mục có tiền sử chống đối chính quyền này. Hẳn, đương nhiên, người ta không thể không hoài nghi việc linh mục Cường “lấy sinh mạng giáo dân và an toàn của cả xã hội” ra để thực hiện cái ích kỷ cá nhân của ông ta: chống chính quyền - chống chế độ?!
Cuối cùng, qua những gì chúng ta đã nhận định, có thể thấy rằng từ phía Giáo hội Công giáo Roma tại Việt Nam đã rất ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ, vụ việc của linh mục Bùi Khiêm Cường là xuất phát từ cái cá nhân của ông ta, linh mục này đã bất tuân mọi giáo huấn từ Toà Giám mục của ông ta. Đây là ủng nhọt của Giáo hội Công giáo và chúng ta cùng chung tay cùng với Giáo hội cắt bỏ đi cái u nhọt của họ, của chính “giáo dân”, của đồng bào ta và của xã hội ta.
Cin kết thúc bằng lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám mục Nguyễn Năng - Tổng Giáo phận Sài Gòn:
“Trong những ngày qua, các cơ quan ngôn luận đang hướng về các thành viên của Hội Thánh Truyền giáo Phục Hưng như là người chịu trách nhiệm trong việc lây lan virus cho người dân thành phố. Thật ra các anh chị em tín hữu này cũng chỉ là nạn nhân của virus thôi.
Trong cơn đại dịch, tất cả chúng ta đều liên đới và đồng trách nhiệm. Khi việc lây lan virus được qui trách nhiệm cho một sinh hoạt tôn giáo, chúng ta đừng quên rằng phạm trù tôn giáo bao hàm cả chúng ta.
Vì thế, xin quí cha và anh chị em tín hữu Công giáo luôn sống tinh thần công bằng và bác ái, không dùng ngôn từ hoặc có thái độ kết án, trái lại, hãy cảm thông chia sẻ và cùng cầu nguyện, và hãy kiểm điểm lại các sinh hoạt của chính mình.”
P/s: Phạt 7,5 Triệu là quá nhẹ!
No comments:
Post a Comment