2018/09/27

Lễ truy điệu, Lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Hôm nay, 27-9, Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt đồng chí Trần Đại Quang.



Đúng 7 giờ 30 phút, Lễ Truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt đầu: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn.
Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang kết thúc. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tang quyến Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi vòng quanh linh cữu Chủ tịch nước lần cuối.
Video: Đưa linh cữu Chủ tịch Nước Trần Đại Quang qua các tuyến phố Hà Nội




Ngay sau đó, lễ di quan Chủ tịch nước Trần Đại Quang được tiến hành.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn biệt đồng chí Trần Đại Quang.



Theo lịch trình, sau lễ truy điệu, khoảng 8 giờ 30 sáng 27-9, đoàn xe đưa linh cữu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang rời Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông ra cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ về qua cầu Non Nước vào địa phận thành phố Ninh Bình.
Từ thành phố Ninh Bình, đoàn sẽ đi qua đường Lương Văn Thăng-Trần Hưng Đạo-cầu Lim-Quốc lộ 10-Kim Sơn. Sau đó, đoàn sẽ di chuyển qua cầu Quang Thiện về đường làng Lưu Quang, xã Quang Thiện.




Đoàn xe tang chở linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi qua phố Tràng Tiền.

Lúc 14 giờ 30 phút, Đoàn xe tang đã tập kết tại khu vực an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Hàng nghìn người dân đã tập trung quanh khu vực này.

Đội tiêu binh rước di ảnh và chuyển linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại nơi an táng - xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. (Nguồn: TTXVN)

ắt đầu lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình điều hành buổi lễ.

Lễ hạ huyệt.


Các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thả những nắm đất đầu tiên xuống mộ Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban tổ chức lễ tang đọc lời cảm ơn, kết thúc Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Video: Lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Ninh Bình



Video: Nghi thức an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Ninh Bình


Ảnh: DUY LINH; TTXVN; VTV

Thông điệp từ Toà thánh và Hội đồng Giám mục VN

Mõ Làng


Tin chính thức từ Hội đồng Giám mục Việt Nam cho hay: "Trưa ngày 26/9/2018, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, và đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến viếng thi hài cố Chủ tịch Trần Đại Quang tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Vì đang tổ chức Hội nghị thường niên kỳ II-2018 nên Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề cử Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội và Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đi cùng Đức Tổng giám mục Đại diện Toà Thánh đến tham dự lễ tang. 

Ngỏ lời chia buồn, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski đã viết trong sổ tang: Thay mặt Toà Thánh (Vatican), tôi gửi lời chia buồn sâu sắc và chân thành trước sự ra đi của Chủ tịch Trần Đại Quang. Xin Thiên Chúa ban cho ngài an giấc ngàn thu, an ủi gia đình ngài và dân tộc Việt Nam.
Tại lễ tang, ông Trương Hòa Bình - ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực - và ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, đã gặp và cảm ơn Đức Tổng giám mục Marek Zalewski cùng đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam". 

Động thái này được báo trước qua nội dung phát biểu của TGM Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội đồng Giám mục VN ngay sau khi các Giám mục, Hồng y, Tổng Giám mục có mặt tại Trung tâm mục vụ Giáo phận Mỹ Tho (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) dự khai mạc Hội nghị Thường niên HĐGMVN kỳ II-2018.
Trước đó, Toà thánh đã có điện văn chia buồn, Hội đồng Giám mục VN có thư phân ưu gửi tới bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, quyền chủ tịch nước sau khi nghe tin chủ tịch Trần Đại Quang qua đời. 
Với những gì đã thể hiện, Mõ hoàn toàn đồng tình với đánh giá của một blog khi viết rằng: "Việc thay đổi tân sứ thần vì thế được cho là sẽ gia tăng sức sống cho bộ phận trung gian trong thúc đẩy quan hệ giữa hai bên (Nhà nước VN và Toà thánh). Với cách tiếp cận không mấy vồ vập, thong thả, điềm đạm và mang đầy tính xây dựng, nhiệm kỳ tới đây của tân sứ thần Toà thánh sẽ có nhiều điểm đổi mới. 


Và riêng trong câu chuyện xung quanh điện văn chia buồn của toà thánh thì không phải được công bố qua văn phòng báo chí của Toà thánh mà như "Thư phân ưu" của Hội đồng Giám mục VN đã nêu, thư phân ưu được chuyển qua Tân sứ thần. Sự cầu thị như thế là có thừa và đương nhiên đằng sau đó là cả một thông điệp về sự thiện chí! 

Một câu chuyện khác cũng cần được đề cập tới. Không có ý so sánh giữa các tôn giáo, bởi điều đó là khập khiễng. Nhưng dễ thường, sự lên tiếng của Hội đồng Giám mục VN qua thư phân ưu là động thái cân bằng tiếng nói của các tôn giáo trước sự ra đi của chủ tịch Trần Đại Quang. Rằng, trong khi Phật giáo tỏ ra khá sốt sắng, họ từ cấp TƯ giáo hội, Tỉnh hội, thậm chí huyện Hội đã tổ chức các thánh lễ cầu siêu, tưởng nhớ tới Chủ tịch Trần Đại Quang. Họ (Phật Giáo) cũng đang rất đỗi tích cực trong việc tham gia vào các khâu quan trọng trong lễ Quốc tang của cố Chủ tịch nước... 

Giáo hội công giáo không thực hiện điều đó vì nhiều lí do cả về khách quan, chủ quan, xưa và nay, nhưng với bức thư phân ưu họ đang cho thấy, họ không đứng ngoài cuộc. Càng không muốn bị mang tiếng "thiếu đồng hành" gì đó với đất nước. Sự lên tiếng của họ vì thế nói lên nhiều thứ. Và dù chưa chính thức nhưng với những gì được chỉ ra, hi vọng đó là một điểm sáng để Giáo hội công giáo tiếp tục phát huy và kế thừa những hệ giá trị được chỉ ra đó!" (theo blog Việt Nam mới). 

Và rồi đây, với những triển vọng đó thì chắc chắc mối quan hệ giữa nhà nước Vn và Toà thánh sẽ có nhiều sự thăng tiến. Thay vì có những nét bất đồng thì hai bên sẽ thúc đẩy và gia tăng sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau. Đương nhiên trong bối cảnh đó sẽ không hề có chỗ đứng cho những kẻ buôn thần bán thánh, những kẻ đội lốt thầy tu mà suốt ngày ra rả chống đối hoặc kích động chống đối. 

Đó cũng là kỷ nguyên chấm hết cho những chủ chăn cuồng ngôn bất chấp đạo lý - những kẻ đang cố tình biến "linh mục" thành một cái nghề để kiếm sống hơn là thực hành đức tin, gia tăng ân sủng... 

Càng mừng hơn, khi cùng với tân đại diện Toà thánh thì Hội đồng Giám mục Vn - cơ quan lãnh đạo của Giáo hội công giáo Vn đang thực sự đồng vọng, có cùng tiếng nói. Đó là lí do chúng ta kỳ vọng những thanh âm trong trẻo trong mối quan hệ hai bên, xoá bỏ những bản nhạc xô bồ đã có trong quá khứ. 

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG

Biển Xanh 

Sự việc chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần hồi 10h5 ngày 21/9/2018 tại bệnh viện Quân y 108 đã được đám zận chủ quan tâm để ý ngay từ khi thông tin chưa được kiểm chứng. Sự ra đi của Chủ tịch nước để lại niềm thương tiếc vô hạn của người dân Việt Nam. Trái ngược với điều đó, các zận chủ đầu tiên là thể hiện thái độ hả hê, vui mừng, đăng nhiều status với giọng diễu cợt, mỉa mai người đã mất, thậm chí nhiều dận chủ còn lấy hình một cuộc nhậu, liên hoan đăng lên facebook kèm theo lời bình “ ngày quốc tang” tổ chức ăn mừng vì sự ra đi của người đứng đầu nhà nước, còn  có kẻ giả bộ nghiêm túc tung tin thất thiệt, tạo sự hoài nghi trong dư luận xã hội về nguyên nhân cái chết của Chủ tịch nước là do “ đầu độc”, sự ra đi của ông là do “ đấu đá” nội bộ, tranh giành quyền lực… trong chính quyền, đó là cái chết oan uổng của một chính trị gia Cộng sản và rỏ nước mắt cá sấu.. tiếc thương nhằm kích động nhân dân. Thật là không bút nào tả xiết nhân cách, đạo đức của đám dận chủ, thối nát đến độ cợt nhả, vui sướng trước sự ra đi của một con người, lợi dụng sự ra đi đó để thể hiện dã tâm thâm độc,đê hèn và đấy ác ý như thế.
Chưa dừng ở đấy, đám zận chủ bắt đầu soi mói, đào bới những gì có thể nhất về cuộc đời của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang để tiếp tục xuyên tạc. Đầu tiên là năm sinh, quá trình và thời gian học tập, quá trình công tác nhất là thời gian Chủ tịch nước công tác trong lĩnh vực an ninh của Bộ công an. Láo nhất là Nguyễn Lân Thắng xuyên tạc bóp méo về chiến tích của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đập tan âm mưu chính trị của thế lực nước ngoài tài trợ nhằm biến Tây nguyên thành quốc gia Tin lành ly khai khỏi Việt Nam, dẹp loạn cuộc bạo loạn Tây Nguyên 2004 không tốn một viên đạn giúp vùng đất này ổn định cuộc sống. Trên face book cá nhân, Nguyễn Lân Thắng đăng : “ Tội ác của con virus Trần Đại Quang” và phía dưới là video về người dân tộc Tây Nguyên…
Nghĩa tử là nghĩa tận, mang đậm nét nhân văn, truyền thống văn hóa Việt, đó là đạo lý tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta. Thế nhưng lại có một số kẻ táng tận lương tâm, chúng dùng những từ ngữ xấu xa để xúc phạm người đã khuất, người thường đã không thể chấp nhận được đây lại là một Nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch nước…. Một hành vi vô lương đến tột cùng, cần lên án mạnh mẽ.

VIẾT TIẾP VỀ KÌNH ĐỒNG TÂM

Khoai@

Dân Đồng Tâm không ai lạ gì Kình - một lão già mất nết.

Kình là ai?

Kình mà đám ruồi nhặng nâng bi kèn sáo chính là nguồn cơn gây ra khủng hoảng Đồng Tâm. Nói về trình lừa lọc, gian sảo, lật lọng và trơ trẽn thì Kình là số 2. Kình là số 2 thì đương nhiên ở Đồng Tâm không có ai là số 1. Nói thế cho nhanh..

Kình từng là chủ tịch UBND xã Đồng Tâm. Trên cương vị vĩ đại ấy, Kình là người đầu tiên ký giấy cấp đất cho 1 trong 14 hộ dân sinh sống tại phần đất thuộc Bộ Quốc phòng và tạo ra một tiền lệ vô pháp cho đám quan lại hầu hết là con cháu họ Lê Đình thi nhau xà xẻo đất thuộc dự án sân bay Miếu Môn dưới nhiều hình thức. Hậu quả là Khủng hoảng Đồng Tâm, mà còn phải rất lâu nữa người ta mới có thể giải quyết ổn thỏa.

Nòi nào giống nấy, cháu ruột của Kình là Lê Đình Thuần, cũng từng là chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, cũng tiếp bước cha ông rồi bị cách chức, tống cổ ra khỏi Đảng vì là 1 trong những quan xã đớp đất vàng nằm trong khu đất Bộ Quốc phòng. Cháu của Kình là Lê Đình Tuyến phó trưởng phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Mỹ Đức cũng tham gia vào việc "gặm" đất của dân đã bị xử lí kỉ luật năm 2015. Cháu nữa là Lê Đình Ba - Phó Thôn Hoành cũng là kẻ "tham nhũng đất" đã trực tiếp chỉ huy cuộc làm loạn ở Đồng Tâm thời gian vừa qua. Và đây, con trai của Kình này là Lê Đình Công cũng là thành phần cốt cán trong việc rào làng, dựng chướng ngại vật và các hành vi chống và bắt người trái pháp luật…..tại thôn Hoành. 

Người ta nói, mất dạy có nòi quả là không sai.

Dù là người đầu tiên mở đường cho lũ con cháu cướp đất Quốc phòng, nhưng Kình lại núp bóng chống tham nhũng để giúp con cháu đong xèng với tư thế đầu đơn khiếu kiện trên danh nghĩa "chống tham nhũng". Thế nên không lạ khi nhiều người tin. Số khác thì không tin nhưng lại lợi dụng để tách dân ra khỏi chính quyền phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối.

Nói thêm, từ tháng 2/2017, khi Viettel tổ chức triển khai thi công dự án, Kình là người đứng sau giật dây cho đám cướp đất khoác áo "nhân dân" kia tổ chức ngăn cản, nhổ biển báo "Khu vực quân sự", đưa máy móc nông nghiệp vào cày bừa, canh tác tại khu vực Đồng Sênh; cấp tốc xây dựng trái phép 1 nhà cấp 4; thuê máy xúc và ô tô đổ đá mạt làm đường, cắm cờ dọc 2 bên; căng băng rôn với nội dung "đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm"; sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung trái phép, kích động, tụ tập đông người kéo lên trụ sở UBND xã Đồng Tâm để phản ứng chính quyền, cắt loa phóng thanh xã, buộc con em nghỉ học, uy hiếp tính mạng của giáo viên…Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng thấy được tội Kình to như thế nào.

Hành vi của lũ vô pháp vô thiên đã buộc Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án "Gây rối trật tự công cộng" theo Điều 245 bộ luật Hình sự; Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 và vụ án "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai" theo Điều 173 của bộ luật Hình sự năm 1999 vào ngày 30/3/2017.

Các anh chị nên biết, trước khi thực hiện lệnh bắt 4 tên lưu manh, trong đó có Kình già vào hôm 15/4/2017 thì trước đó, Công an Hà Nội đã 3 lần triệu tập các đối tượng, nhưng chúng không chấp hành, mà tiếp tục tổ chức chống đối. Dcm, chúng thích rượu phạt hơn rượu mời.

Để phản đối việc bắt thủ lĩnh Lê Đình Kình, lũ vô pháp vô thiên đã kích động lũ tiểu yêu bao vây tổ công tác, đập phá 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương, bắt giữ 38 người trong vòng 1 tuần, cho tới khi anh Chung Chủ tịch về đối thoại và buộc phải ký vào bản cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự với toàn thể nhân dân Đồng Tâm".

Tại thời điểm ấy, Kình vẫn đang được bác sĩ tận tình cứu chữa do bị gãy cổ xương đùi khi bị đám lâu la lôi xềnh xệch từ xe ô tô của công an xuống đất như con lợn. Tình tiết này bị đám dân chủ trĩ miệng xuyên tạc thành "chính quyền đả thương cụ Kình" và sau này, chính Kình lại mô tả với dâm nữ Hồng Thái Hoàng là "bị người đi xe biển đỏ tấn công". 

Ngày 13/6/2017, Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 129/PC44-Đ2 để điều tra về 2 tội danh "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" và "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" tại Đồng Tâm. Như vậy, "toàn thể nhân dân Đồng Tâm" sẽ không bị truy tố như cam kết của anh Chung Chủ tịch, nhưng những kẻ vi phạm Luật Hình sự sẽ bị truy cứu.

Đến lúc này Kình đã buộc phải bộc lộ chân tướng 2 mặt. 

Kình tuyên ngôn với dâm nữ Việt Tân Hồng Thái Hoàng rằng, sẵn sàng nhận tiền từ phản động hay ba que cờ vàng để "chống tham nhũng địa phương". Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Lê Đình Kình trước đó rằng, "kiên quyết không nhận tiền từ bất kỳ đám "đấu tranh dân chủ", hay "phản động" hay "Việt kiều iêu nước" nào vì lo ngại sẽ hiểu sai động cơ đấu tranh". 

Trả lời phỏng vấn của Hồng Thái Hoàng, Kình lật lọng tố "chính quyền tham nhũng", "chính quyền cướp đất của dân Đồng Tâm", tố công an định "thủ tiêu" mình và đặc biệt, "sẵn sàng nhận tiền của bất cứ ai, kể cả của phản động hay ba que cờ vàng để chống tham nhũng địa phương". 

Mời xem clip: https://youtu.be/urW_l_RxBeg

Trước đó, 1 nhóm luật sư đã tố bố con Kình lật lọng, cù nhầy, không chịu thực hiện hợp đồng pháp lý, tài chính đã ký giữa đôi bên khi thấy Chủ tịch Chung hứa thanh tra lại đất, hủy án khởi tố bố con Kình và cam kết không truy tố toàn thể nhân dân Đồng tâm. Ngoài ra, còn vô số thư tố cáo gia đình Kình già lũng đoạn nội bộ Đồng Tâm, bảo kê cho tội phạm, trục lợi cho dòng họ Lê Đình. 

Bẵng đi một thời gian, gần đây Kình lại tiếp tục cùng Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Thị Đề ...tổ chức họp dân, nhai đi nhai lại luận điệu "chống tham nhũng". Nhưng gần như ai cũng biết cái mục đích cuối cùng của bố con Kình già là cướp đất của Bộ quốc phòng.

Về cái sự lật lọng của bố con nhà Kình, không ai hiểu hơn các ông Trần Văn Toán, Nguyễn Văn Viễn, bởi 2 ông này từng là bạn bè, từng là đối tác và cuối cùng là nạn nhân của chính Kình đểu cáng. 

Hẳn anh chị còn nhớ, vào năm 2016 khi các lực lượng chức năng tổ chức kiểm đếm tài sản đối với 14 hộ trên phần đất được giao cho Bộ quốc phòng quản lý, trong đó có gia đình ông Trần Văn Toán và Nguyễn Văn Viễn. Nếu việc kiểm đếm diễn ra suôn xẻ, thì câu chuyện Kình là người đầu tiên ký giấp cấp đất TRÁI PHÁP LUẬT cho 1 hộ gia đình nằm trong số 14 hộ đó khi đang đương kim chủ tịch UBND xã Đồng Tâm. Vì thế, để bịt đầu mối, Kình đứng ra lôi kéo một đám thảo khấu đến khu vực để ngăn cản hoạt động của các đơn vị chức năng. 

Khi nỗ lực bịt đầu mối bất thành, Kình xoay sang rủ rê, vỗ về gia đình ông Toán, ông Viễn cùng Kình và “Tổ đồng thuận” chống lại chính quyền. Một loạt những cái tên như Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Văn Tuyên...được Kình “sai khiến” đến từng nhà vừa đe dọa cô lập, vừa vuốt ve để thuyết phục các hộ gia đình không nhận tiền đền bù, theo Kình và “Tổ đồng thuận” gây khó cho chính quyền. 

Nhưng khi 14 hộ không nghe, Kình "lật mặt" cho đám tiểu yêu ngày đêm thóa mạ, ném đá vào nhà, dùng máy xúc đào rãnh ngăn cản việc kinh doanh của bà con. Chứng tích rãnh Kình đến nay vẫn còn trơ ra đó tại Đồng Tâm, chỉ có lời của Kình là cùng gió bay đi.

Xảo trá, lật lọng 1 phần, Kình trơ trẽn đến 10 phần. Gần đây, sau một hồi ủ mưu, Kình sai Bùi Văn Tiến, Bùi Thị Nối, Nguyễn Thị Đề đến 14 hộ gia đình để hỏi mua lại phần diện tích đất thuộc diện đền bù, hỗ trợ khi thực hiện dự án quốc phòng thuộc sân bay Miếu Môn. 

Mục đích là sau khi có chuyện mua bán đất trái pháp luật, Kình sẽ có cớ tấn công chính quyền trong quản lý nhà nước về đất đai và nắm được cái sai của 14 hộ đó (nếu việc mua bán diễn ra) để dễ bề khống chế, thao túng người dân.

Tuy nhiên ý đồ mua đất của 14 hộ thất bại, Kình lật lọng tố cáo ông Toán, ông Viễn bán đất trái pháp luật vào cuộc họp dân ngày 21/9/2018 vừa qua. Chèo kéo mua chuộc không được, dọa nạt không xong, bẫy lừa không nổi...Kình quay sang tố cáo. Bẩn đến thế chỉ có Kình mới làm nổi.

Chả thế, nhiều người ở Đồng Tâm phải nói: Nhìn Kình như nhịn ỉa. Khác ý lão thì nhà em coi như xong.

Nếu còn nghi ngờ gì, xin hay xem bạn bè của Kình là ai sẽ rõ. Ngoài tổ "Đồng Thuận" gồm con cái gia tộc Lê Đình và đám lưu manh, ngoài đám dân chủ lòi dom như Quang A, Hồng Thái Hoàng, Diện Háng, Cấn Thêu...ra, thì quanh Kình là cả một lũ một lĩ lưu manh, bảo kê, đập đá, cắn ke, nghiện lòi như Bùi Văn Tiến, Lê Văn Nở, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Uy, Nguyễn Quốc Tiến... 

Bạn bè của Kình rặt một lũ đầu trâu mặt ngựa, tim chó như thế, thì tâm địa của Kình như thế nào, hẳn không cần bàn cãi.

Tuyên án đối tượng Bùi Mạnh Đồng lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá

Ngày 27/9, Tòa án Nhân dân quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ) đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Bùi Mạnh Đồng, 40 tuổi, trú tại khu vực 2, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”



Theo Cáo trạng số 86/CT-VKS của Viện Kiểm sát nhân dân quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ), trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến tháng 7/2018, Bùi Mạnh Đồng sử dụng máy tính xách tay hiệu HP Probook 4421s lên mạng để tải nhiều hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và hình ảnh của nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước về máy tính của Đồng. 



Đối tượng Bùi Mạnh Đồng bị bắt giữ.



Sau đó, Đồng đánh chữ chèn vào những hình ảnh thành những bài viết có nội dung, lời lẽ xuyên tạc, vu khống, làm xấu nhằm bôi nhọ Đảng, Nhà nước, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước... 

Đồng sử dụng 2 tài khoản Facebook cá nhân lập từ năm 2017 và năm 2018. Qua kiểm tra 2 tài khoản Facebook và máy tính cá nhân của Đồng, Cơ quan điều tra đã thu giữ tổng cộng hơn 50 trang tài liệu các loại có nội dung nói xấu, vu khống, xuyên tạc lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước...

Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ ngày 11/7 kết luận các tài liệu được trưng cầu giám định là những bài viết, hình ảnh mà đối tượng Đồng đã viết, đăng, phát tán trên các trang Facebook đều có nội dung thông tin tiêu cực, gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội; xuyên tạc, xúc phạm tổ chức Đảng, Nhà nước...

Tại Cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, Đồng đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm và ăn năn hối hận những việc làm của mình. 


Chủ Facebook 'Ăn cướp Công an' và 'Kiều Thanh' tại tòa sáng 27.9 (ẢNH: MAI TRÂM-THANH NIÊN)




Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo Bùi Mạnh Đồng thực hiện đã xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm mất uy tín của lãnh tụ, một số cá nhân nguyên là lãnh đạo và lãnh đạo Đảng và Nhà nước. 

Hành vi của bị cáo đã trực tiếp xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Bùi Mạnh Đồng 2 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”./.

Không để lòng yêu nước chân chính của công nhân bị lợi dụng

“Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.


Sáng 25/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội) diễn ra phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII nhiệm kỳ 2018 – 2023. Tham dự và phát biểu chỉ đạo đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trải qua gần 90 năm hình thành và phát triển, Công đoàn (CĐ) Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, có những đóng góp xứng đáng và thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Đại hội Công đoàn Việt Nam
Trong nhiệm kỳ Đại hội 11 vừa qua, CĐ Việt Nam đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Công tác CĐ và phong trào công nhân đã đạt nhiều kết quả toàn diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động. CĐ Việt Nam cũng có nhiều sáng tạo, đề xuất và tổ chức thực hiện những chương trình hoạt động mới như chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn. Thành tích của CĐ và sự lớn mạnh của phong trào công nhân Việt Nam là rất to lớn và đáng tự hào.
Bên cạnh những thành tích đó, Tổng Bí thư cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập của công tác công đoàn và phong trào công nhân nhiệm kỳ qua. Hiện nay xã hội vẫn băn khoăn trước tình trạng một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, chỉ lo nhiều đến vấn đề lợi ích kinh tế, đời sống cụ thể trước mắt, ít quan tâm vấn đề cơ bản lâu dài có tính chiến lược.
Bên cạnh đó, tổ chức CĐ vẫn còn lúng túng trong nghiên cứu, dự báo, đề xuất giải pháp để khắc phục, nhất là bức xúc về cường độ lao động, việc làm, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của công nhân lao động.
Theo Tổng Bí thư, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công nghệ, tác động sâu sắc đến sản xuất đời sống, việc làm của người lao động. Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày được nâng cao, tạo những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tôt quốc.
Song chúng ta vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tác động lớn tới việc làm, đời sống của người lao động, quan hệ lao động và tổ chức hoạt động của CĐ.
Tổng Bí thư nhấn mạnh đến việc chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho công nhân viên chức, người lao động. Tập trung tuyên truyền, giáo dục giúp công nhân, viên chức, người lao động nhận thức sâu sắc hơn nữa về giai cấp, về Đảng, về tổ chức CĐ, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Ngày nay, thước đo lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của công nhân, người lao động chính là không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, ý thức, tác phong công việc, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp... để thích ứng với điều kiện lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu.
Theo Tổng Bí thư, cần phát triển phương thức tuyên truyền có tác động nhanh, sức lan toả rộng như internet, mạng xã hội và đưa các hoạt động văn hoá tinh thần tới công đoàn, công nhân, người lao động; chú trọng giáo dục, giữ vững bản lĩnh, có ý thức nhạy bén chính trị, tăng sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch.
“Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Đồng thời, Tổng Bí thư cũng lưu ý việc các cấp CĐ cần tích cực đấu tranh bảo vệ cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng, thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội. Tham gia góp ý, xây dựng Đảng, chính quyền, phòng chống tham nhũng nhiêu cực.
Liên quan đến việc bầu BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khoá mới, Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu Đại hội đề cao tinh thần trách nhiệm, sáng suốt lựa chọn những đồng chí tiêu biểu có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực công tác tốt.
Phát biểu đáp từ, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cho biết, Đại hội nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư để thảo luận, bổ sung và cụ thể hóa vào Nghị quyết nhằm xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh, tiếp tục đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luân Dũng (Tiền phong)