2016/04/03

LẠI LÀ NHÀ BÁO TỐNG TIỀN DOANH NGHIỆP

Khoai@


Chuyện nhà báo lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp để làm tiền doanh nghiệp và người dân đã là chuyện không lạ. Đã có rất nhiều nhà báo bị bắt, khởi tố và phải trả giá cho hành vi của mình. Nếu thêm cho họ cái quyền được cầm súng đi điều tra như đòi hỏi của mấy anh phóng viên bị dân đánh nữa thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Mới đây, báo chí đưa tin vụ 2 phóng viên (nhà báo xịn) tống tiền một doanh nghiệp ở Nghệ An bị bắt, nhưng một loạt báo không hiểu vì lý do gì (chắc là xấu hổ) nên chọn cách giật tít và viết bài lẩn tránh, có ý rằng đó không phải là phóng viên. Đại để như: "đối tượng tự xưng là phóng viên", "đối tượng tự nhận là phóng viên"...thậm chí có báo còn mạnh mồm viết "đối tượng giả làm phóng viên"...

Báo Lao Động có bài: "Bắt hai đối tượng xưng CTV của báo tống tiền doanh nghiệp" viết rằng: "Vào lúc 0h30 ngày 2.4, qua nguồn tin báo của quần chúng, Công an huyện Yên Thành – Nghệ An đã bắt quả tang hai đối tượng xưng là CTV một tờ báo, đang có hành vi nhận tiền của doanh nghiệp. Thu giữ trong xe ô tô của hai đối tượng trên, số tiền là 20 triệu đồng. Trước đó hai đối tượng này đã gọi điện cho anh H. (giám đốc một doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An) giới thiệu là CTV của báo Bảo vệ Pháp luật và yêu cầu anh H. phải đưa 50 triệu, nếu không sẽ cho đăng bài về những sai phạm của doanh nghiệp".

Không có gì là khó khăn để biết 2 đối tượng là 2 phóng viên của báo Bảo vệ Pháp luật. Chúng là Nguyễn Gia Thỏa (SN 1989) trú tại xã Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội và Phan Văn Quân (SN 1974) trú tại xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An.

Tại cơ quan công an, 2 đối tượng đã thừa nhận hành vi  tống tiền doanh nghiệp của mình. 

Công an Yên Thành còn phát hiện, trong túi xách của Thỏa còn có thêm hai phong bì bên trong đựng số tiền 24 triệu đồng và một giấy giới thiệu cho phóng viên liên hệ quảng cáo cũng do báo Bảo vệ Pháp luật cấp".

Thật ra, đó là 2 phóng viên chính hiệu chứ không có chuyện giả phóng viên hay tự xưng là phóng viên. Nhìn vào giấy giới thiệu là biết, họ là "đại diện của bảo Bảo vệ Pháp luật". Xem hình:


Báo thế này, dân không sợ mới lạ.

P/s: Ảnh: Thỏa, Quân và Giấy giới thiệu của báo.

CHẾT VÌ ĐỒNG NGHIỆP

Cuteo@


Nhân chuyện báo chí nói về "chính người Việt đang đầu độc người Việt" trong chương trình "Tuyên chiến với thực phẩm bẩn" do anh Lợi khởi xướng. Bài này dù không liên quan đến thực phẩm theo nghĩa đen, nhưng lại liên quan đến món ăn tinh thần của cần lao, nó phản ánh mặt tối của làng báo chí, đại loại như làm tiền doanh nghiệp, quảng cáo, đá đểu, nịnh thối, nói láo, biến đúng thành sai, cổ súy cho cái ác, đề cao cá nhân và trả thù nhau đê tiện. Chép 1 stt của một anh báo tử tể về cho mọi người thẩm thấu.

Chết Vì đồng Nghiệp..

Chẳng có cái nghề nào mà chúng ghen ghét, đạp nhau rủa nhau như nghề báo. Hai từ đồng nghiệp như gai trước mũi bàn chân.

Khi 1 thằng bị bắt thì 1 bầy chu mỏ lên loa loa rằng: tau chưa bị bắt, tau trong sạch... Làm báo phải như tau... Rồi đưa tin chồng chất, chia sẻ rầm rộ chỉ để chứng minh mình đẹp!

Khi một vài "Đồng Nghiệp" bị bắt, chưa bao giờ hay chưa khi nào tôi nhìn thấy một bài viết hay 1 stt nào của các "Đồng Nghiệp" bênh vực hay bảo vệ nhau. Chắc chắn 1 điều họ sợ ....bị thơm lây.

Trong cuộc đời những nhà báo, họ phải bắt đầu từ 1 thằng CTV rồi mới đến phóng Viên sau đó may ra mới có thẻ nhà báo. Thời buổi bây giờ, áp lực quảng cáo nhiều. Không có những người như thế, toà soạn bốc cứt mà ăn... Hay lại lôi tiền thuế của nhân dân ra trả lương rồi hét lên: báo tau đéo cần quảng cáo???

Ừ thì nghĩ lại ai sai người đó chịu, nhưng nghĩ cách mà bọn chúng bắt đầu xâu xé nhau. Rêu rau nhau, đạp thằng kia xuống để kiếm đồng nhuận bút và hơn nữa để chứng minh mình trong sạch. Tôi thấy nó bẩn thỉu và hôi thiu. Có lẽ ... Nên đổi từ Đồng Nghiệp thành Bầy Sói thì hơn.!!!

Nguồn: FB Nguyễn Đức Thanh

ĐIỀU LUẬT 258 VÀ "ARTICLE 2.7. UN CHARTER"

Điều 258 Và Điều 2.7


Mỗi khi Việt Nam có vụ tuyên bố cáo trạng hay tuyên án xử một công dân về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ Luật Hình Sự Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thì y như đồng loạt các tổ chức như Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền (International Federation for Human Rights), Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders), Bảo Vệ Nhà Báo (Committee to Protect Journalists), cùng một số cơ quan ngoại giao như các đại sứ quán cùng Cao Ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations Human Rights Office of the High Commissioner) đều lên tiếng nói bản án vi phạm không những Hiến Pháp Việt Nam với các quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí đã được minh định, mà còn các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights), từ đó đòi Việt Nam chấm dứt các bản án theo Điều 258 do truy bức các cá nhân sử dụng quyền tự do phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đường đường chính chính áp dụng Điều luật 258 vào cuộc sống, mà không một nhà báo hay cá nhân công dân nào tìm đến phỏng vấn trực tiếp các luật sư nghị sĩ Quốc hội Việt Nam về những khúc mắc của họ đối với Điều luật 258 ấy; trong khi đó, các biện luận cao cấp như trên Báo Nhân Dân số ra ngày 29-3-2016 thì không có được đa số độc giả để giúp tỏa lan những cơ sở hiến định và luật định của Việt Nam đối với Điều luật 258. Vậy Điều 258 vì sao trở thành thứ trái tai gai mắt với nước ngoài cũng như những người Việt chống Việt trong khi lại được áp dụng danh chính ngôn thuận tại Việt Nam?

Trước hết, cần tham khảo Điều 2.7 Chương I Hiến Chương Liên Hợp Quốc (Article 2.7, UN Charter) đã xác quyết rằng “Hiến Chương này hoàn toàn không cho phép Liên Hợp Quốc được can thiệp vào các công việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào, cũng như không đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đưa những công việc ấy ra giải quyết theo quy định của Hiến Chương này; song nguyên tắc này sẽ không ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp chế tài theo Chương VII” (Nothing contained in the present Charter shall authorize the United Nations to intervene in matters which are essentially within the domestic jurisdiction of any state or shall require the Members to submit such matters to settlement under the present Charter; but this principle shall not prejudice the application of enforcement measures under Chapter VII). Nội dung này cho thấy mức độ quan trọng ưu tiên trên hết của “công việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ” của mỗi quốc gia, và chỉ khi những nội dung nghiêm trọng như tội diệt chủng dưới sự điều chỉnh của Công Ước Về Diệt Chủng 1948 (1948 Genocide Convention) mới khiến “việc” diệt chủng không còn là “công việc nội bộ” nên nhất thiết phải có các biện pháp can thiệp chế tài từ quốc tế. Cũng dưới góc độ này, việc thế giới làm ngơ trước nạn diệt chủng ở Campuchia là vi phạm Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc, còn việc Việt Nam tấn công vào chính phủ diệt chủng Campuchia không bị xem như can thiệp vào công việc “cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ” của Campuchia. Như vậy, Việt Nam – cũng như Mỹ và nhiều quốc gia khác – đã tuân thủ các điều đã được minh định trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc để có những quy định làm luật lệ đối nội mà không bất kỳ quốc gia nào khác có thể can thiệp.

Việc các tổ chức và cơ quan ngoại giao hay lên tiếng chỉ trích Việt Nam thực thi Điều luật 258 có thể do hai nguyên nhân tế nhị sau:

1) Họ đã nhầm lẫn, quên rằng Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc (UN Charter) hoàn toàn khác với Điều 15.8 của Hiến Chương Hội Quốc Liên (Covenant of League of Nations), vì chỉ có Hội Quốc Liên mới tuyên rằng: “Nếu sự tranh chấp giữa các nước thành viên do một trong số họ nêu lên, và nếu Hội Đồng nhận thấy vấn đề phát sinh mà theo luật pháp quốc tế hoàn toàn thuộc thẩm quyền đối nội của nước ấy thì Hội Đồng sẽ ghi nhận và cho biết ý kiến cách giải quyết vụ việc” (If the dispute between the parties is claimed by one of them, and is found by the Council, to arise out of a matter which by international law is solely within the domestic jurisdiction of that party, the Council shall so report, and shall make recommendation as to its settlement), nghĩa là ngay cả khi đó là “việc riêng” theo luật quốc tế thì Hội Đồng vẫn có quyền can thiệp theo “ý riêng” vào nội tình quốc gia thành viên.

2) Giữ thể diện là thái độ thâm căn cố đế của toàn bộ loài người, nên những quốc gia gọi là cường quốc kinh tế tiên phong (như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, v.v.) hoặc đã từng là cường quốc kinh tế thực dân đế quốc (như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, v.v.) một khi đã tạo ra những hào quang về tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền cho chính mình, họ sẽ không bao giờ cam tâm chấp nhận tình trạng suy đồi suy vi hỗn loạn trong nước của họ vì những hào quang tự tạo đang gây tác dụng ngược chõi lại họ, trong khi các nước thoát thai từ Thế Giới Thứ Ba nhược tiểu mà đa số từng là thuộc địa của họ lại ổn định cao về chính trị và phát triển con người, kể cả phát triển vượt bậc về nhân quyền – qua thành tích xóa đói, giảm nghèo, tôn trọng nữ quyền, bảo vệ trẻ em, tôn trọng người già, vinh danh bình đẳng giới, xóa nạn mù chữ, tăng cao quyền lợi bảo hiểm y tế toàn dân, thông thoáng kinh doanh, phát triển giáo dục, và cuốn hút đầu tư, v.v. Cách duy nhất để giữ thể diện là luôn chỉ trích chê bai về tình hình nhân quyền và dân quyền tại các quốc gia ổn định ấy, như một thứ tồi tệ duy nhất có thể tạo ra để gán ghép cho những thể chế chính trị “phi truyền thống” ổn định, nhằm tạo nên sự “ổn định” trong tư duy của dân chúng đất nước đang giữ thể diện rằng chẳng đáng có gì để mơ tưởng từ những môi trường sống thường xuyên vi phạm nhân quyền, có miệng mà không được phép phát ngôn.

Các vụ “việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ” của Mỹ theo luật Mỹ mà Việt Nam tuân thủ Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc không bao giờ lên tiếng cáo buộc Mỹ vi phạm nhân quyền:


1) Ngày 09-11-2012, báo Huffington Post của Mỹ đăng tin nữ công dân 22 tuổi Denise Helms của California, Hoa Kỳ, đã bị sa thải đuổi việc khỏi Công ty Turlock Cold Stone Creamery do đã dám đăng trên Facebook gọi Tổng thống Obama là “mọi đen” (Nigger), thậm chí còn cho rằng trong vòng 4 năm thế nào Obama cũng sẽ bị ám sát. Cơ Quan Mật Vụ Mỹ đã vào cuộc điều tra các “phát ngôn” của cô gái này và cô đã viết tiếp trên Facebook rằng cô không phân biệt chủng tộc, không điên, mà chỉ đơn giản nêu ý kiến của mình. Tài khoản Facebook của cô sau đó bị xóa. Cơ Quan Mật Vụ Sacramento và Mật Vụ Thủ Đô Washington cho biết nếu có cơ sở để buộc tội các lời viêt của cô, Helms có thể bị bắt giam theo Điều luật 871 của Mỹ theo đó nghiêm cấm các xúc xiểm, đe dọa tổng thống, phó tổng thống hay các quan chức khác có thể kế nhiệm tổng thống theo luật định. Đối với các tải đăng trên facebook của Helms, cơ quan chức năng tìm đến nhà trường có các học sinh đã phát tán truyền đi các lời viết của Helms, và các học sinh này sau đó hầu hết phải xóa các tài khoản Twitter của mình. Đó là tự do ngôn luận tại Mỹ, theo công việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ của Mỹ mà tất cả các quốc gia khác không có quyền can thiệp, như đã minh định tại Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc

2) Trang Politico ngày 22-10-2013 đưa tin Jofi Joseph, quan chức cấp cao Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ và là thành viên đoàn Phủ Tổng Thống thương thuyết về chương trình vũ khí hạt nhân Iran, đã bị sa thải khỏi chức vụ và khỏi cơ quan quyền lực này chỉ vì đã đăng trên Twitter những chỉ trích đối với Ngoại Trưởng Hillary Clinton và các quan chức Hội Đông An Ninh Quốc Gia như Ben Rhodes, và về những thông tin như lạm dụng tình dục hay dịch vụ nữ hộ tống cùng những thâm cung bí sử Bộ Ngoại Giao. Các luật sư Phủ Tổng Thống đã ra lệnh cho Joseph phải rời khỏi khu vực Phủ ngay, và mất luôn vị trí sắp được luân chuyển đến làm quan chức tại Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng Mỹ). Nếu như Helms là cô nhân viên tầm thường trẻ tuổi, thì Joseph là một cái tên quen thuộc của thế giới chính sách đối ngoại, có vợ là Carolyne Leddy, một nhân viên cấp cao của Đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ. Tất cả đều không được tự tiện tùy tiện “phát biểu” trên Facebook và Twitter. Mỹ không cho phép, và đó làcông việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ của Mỹ mà tất cả các quốc gia khác không có quyền can thiệp, như đã minh định tại Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc.

3) Barrett Brown là một nhà báo Mỹ sinh năm 1981 tại Dallas, Bang Texas. Ông đồng thời là nhà viết tiểu luận và châm biếm, tác giả của nhiều tác phẩm, viết bài cho những tờ báo tên tuổi như The Guardian, Huffington Post, và Vanity Fair, v.v. . Ông lập ra Dự Án PM nhằm tạo nên một mạng chuyên về các đe dọa đối với nhân quyền, đời tư cá nhân, và tình hình sức khỏe của các định chế dân chủ, v.v., với mục đích cung cấp các thông tin để các blogger, các phóng viên, và các nhà báo công dân sử dụng làm nội dung viết lách. Ngày 12-9-2012, Barrett bị bắt giam, không được phép tại ngoại với lý do “nguy hiểm cho sự an toàn của cộng đồng”. Nhiều đoạn đăng tải cũng như lời bình luận của Barrett lên YouTube và Twitter được sưu tầm để làm bằng chứng chống lại ông với gần 20 tội danh cấp liên bang. Tháng 1 năm 2015, sau thời gian dài đối mặt với bản án có thể lên đến 105 năm rồi giảm xuống 45 năm tù giam, Barrett cuối cùng bị kết án 63 tháng tù tại nhà tù liên bang với tội danh phạm trọng tội, cản trở luật pháp, đe dọa một nhân viên liên bang, phát tán các thông tin của tin tặc Anonymous, và phải đền 890.250 USD cho Công ty Stratfor vì đã chia sẻ đường link dẫn đến những dữ liệu bị rò rỉ của Stratfor. Mẹ của ông bị kết án 6 tháng tù treo và bị phạt 1.000USD vì đã cản trở thi hành công vụ khám xét nhà. Mỹ không cho phép thứ tự do tự tung tự tác mang tên tự do ngôn luận (freedom of speech) trên không gian mạng, và đó là công việc cấp thiết thuộc thẩm quyền nội bộ của Mỹ mà tất cả các quốc gia khác không có quyền can thiệp, như đã minh định tại Điều 2.7 Hiến Chương Liên Hợp Quốc.

Kết luận

Từ những tình tiết trên, có thể thấy rằng:

1) Các nước Âu Mỹ nhất thiết phải giải tán Liên Hợp Quốc (như đã giải tán Hội Quốc Liên) và thành lập một tổ chức quốc tế khác, nếu mơ tưởng đến việc viết bản Tân Hiến Chương phục vụ cho giấc mộng hão huyền có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, buộc Việt Nam phải xóa bỏ Điều 258 trong Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam.

2) Công dân Mỹ phải tuân thủ luật pháp Mỹ. Không ai có quyền nói động đến nhân quyền tại Mỹ – trừ Tàu là cường quốc duy nhất hàng năm phát hành The Human Rights Record of the USA tức Ghi Nhận Tình Hình Nhân Quyền Tại Mỹ dành toàn bộ công trình đánh giá mức độ vi phạm nhân quyền tại Mỹ.

3) Công dân Việt Nam phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Không ai có quyền nói động đến nhân quyền tại Việt Nam – trừ Mỹ là cường quốc duy nhất hàng năm phát hành Country Reports on Human Right Practices tức Báo Cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ Về Thực Thi Nhân Quyền Tại Các Quốc Gia trong toàn bộ công trình đó có dành ra đôi ba trang đánh giá mức độ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

4) Người Việt Nam nhất cử nhất động nhất thiết phải cẩn trọng khi sang Mỹ du học, tham quan, thăm thân, cư trú, vì những thông thoáng quá mức về tự do ngôn luận và dân chủ ở Việt Nam rất dễ hình thành thói quen hoàn toàn không thích hợp với sự hà khắc của luật pháp Hoa Kỳ, dẫn đến các cáo buộc và tội danh nghiêm trọng có khi đến hàng trăm năm tù dành cho ngay cả việc mà nếu nói theo ngôn phong luật pháp Việt Nam là lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Mỹ, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân Mỹ, chứ không phải trọng án nhiều trăm năm tù chỉ liên quan đến giết người hàng loạt hay khủng bố kinh hoàng.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Nóng: BẮT TÀU TRUNG QUỐC XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN BIỂN VIỆT NAM

Nóng: Bắt tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam

Đêm 1/4, sau hơn 1 ngày áp tải, Biên đội 1 thuộc Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Hải Phòng đã đưa 1 tàu Trung Quốc cùng các thuyền viên vi phạm chủ quyền biên giới biển Việt Nam từ khu vực đảo Bạch Long Vỹ về nội địa để tiến hành xử lý.

Trước đó, hồi 15h30' ngày 31/3, trong khi làm nhiệm vụ tại tọa độ 190 44’N 1070 20’ E, cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ, Biên đội 1 – Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ tàu Quỳnh Dương Phổ.

Đây là tàu Trung Quốc có số hiệu 13056, công suất máy 221 kw, trên tàu có 3 thuyền viên quốc tịch Trung Quốc do Đàm Thủy Dương, sinh năm 1978 ở Đông Bản, Liêm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc làm thuyền trưởng. Tàu này đã xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Qua kiểm tra, bộ đội biên phòng còn phát hiện tàu vận chuyển khoảng 100 ngàn lít dầu DO không có giấy tờ, thuyền viên không có chứng chỉ chuyên môn. Thuyền trưởng Đàm Thủy Dương khai nhận đã xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, số dầu trên chở để cung cấp cho các tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam.

Sau hơn một ngày dẫn giải, đến tối ngày 1/4, Biên đội 1 - Hải đội 2 đã đưa người, phương tiện, tang vật về neo đậu tại cửa sông Bạch Đằng, bàn giao cho Phòng Phòng chống Ma túy - Tội phạm, Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng tiếp tục điều tra làm rõ.












2016/04/02

NHỤC NHÃ: ỨNG VIÊN ĐBQH NGUYỄN TRANG NHUNG ĐƯỢC 1/63 PHIẾU TÍN NHIỆM

Cuteo@


Cuối cùng thì nhân dân cũng là người chiến thắng.

Sâu mọt dù ngụy trang tinh vi đến mấy cũng không qua được mắt nhân dân. 

Lũ du thủ du thực chống phá đất nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc, dù có ngụy trang dưới vỏ bọc yêu nước, công lý hay đao to búa lớn như dân chủ hay nhân quyền cuối cùng cũng bị chính nhân dân bóc mẽ.

Một trong các tiêu chuẩn quan trọng của ứng viên đại biểu Quốc hội là có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Nhưng cô Nguyễn Trang Nhung, người tự ứng cử ĐBQH khóa 14 đã không được người dân tín nhiệm bởi người dân không thấy cô có tư cách gì đại diện cho họ.

Hội nghị Hiệp thương lần 3 lấy ý kiến tại nơi cư trú của cô Nguyễn Trang Nhung tổ chức tại trường tiểu học Đông Ba, phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM, cô Nguyễn Trang Nhung chỉ có duy nhất 1 phiếu tín nhiệm trong tổng số 63 phiếu. Phiếu tín nhiệm duy nhất đó, tôi đoán, đó là lá phiếu của chính cô tự tín nhiệm cho chính mình.

Trước đó, cô Nhung cũng giống như bao nhà dân chủ giả cầy khác, luôn tự tưởng tượng rằng, họ có uy tín lắm trong cộng đồng, và rằng, nhân dân không biết gì về họ. Nhưng họ đã nhầm, và họ đang tự ảo tưởng về chính mình. 

Tại buổi hiệp thương, người dân đã thể hiện tinh thần dân chủ đúng như mong mỏi của cô, bằng cách mở miệng nói ra những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của chính mình và quan điểm của họ đối với cô. Oái oăm thay, cô Trang Nhung lại coi đó là màn "đấu tố" của người dân nơi cô cư trú đối với cô. Có lẽ cô quan niệm, dân chủ có nghĩa là chỉ mình cô được nói còn người khác thì phải im lặng?

Sau thất bại nhục nhã vì bị người dân tại nơi cô cư trú phế truất, cô đã phải phát biểu: "Tôi đã khá tự tin trước khi hội nghị diễn ra nhưng tôi đã đánh giá 1 cách sai lầm. Tôi nghĩ ít nhất mình cũng có vài phiếu chứ, vì trong số những người đến hội nghị cũng có những người hiểu biết không hiểu sao chỉ có 1 phiếu thôi". Nguy hiểm hơn, cô phát biểu thù hận với nhân dân: "Nếu ngay cả việc ủng hộ cho tôi mà không đến những người hiểu biết thì có lẽ là dân ở khu phố này không sẵn sàng để làm chủ 1 đất nước".

Ảnh: Cô Nhung đã khóc khi cử tri không tín nhiệm

Hóa ra, lúc cần người dân thì cô vuốt ve họ, khi không được nhân dân ủng hộ thì cô quay ngoắt lại và miệt thị nhân dân?

Thật ra, người dân không tín nhiệm cô vì những lý do rất nhỏ nhặt và đời thường, nhưng cô cũng không làm nổi. Đó là, (1). cô ứng cử đại biểu Quốc hội nhưng lại vi phạm luật bầu cử vì đã tuyên truyền vận động người dân ở khu phố mình, bằng cách phát tờ rơi (làm đại biểu mà không hiểu luật thì làm sao được đại biểu); (2). mặc dù cư trú ở tổ dân phố nhưng cô đã vô trách nhiệm tới mức không hề tham gia các hoạt động của cộng đồng và như thế là không có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, vô trách nhiệm với nhân dân và coi thường nhân dân; và (3). cô đã không thể hiện được các tố chất của một đại biểu Quốc hội, không thể hiện là người tôn trọng pháp luật, mà ngược lại, cô có nhiều hoạt động câu kết với phản động Việt Tân ở nước ngoài để chống phá đất nước. Đặc biệt, cô nhiều lần có những xuyên tạc về chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật của đảng và nhà nước. 

Trên dòng quảng cáo về mình, cố nói: "Tiếp cận, lắng nghe và phục vụ". Vậy sao người dân đang thực hành dân chủ, nói lên tiếng nói của mình thì cô lại vu cho họ là "đấu tố"? Sự "lắng nghe" của cô đâu rồi? và cô có tinh thần "phục vụ" ở chỗ nào?

Ảo tưởng về mình, vô trách nhiệm với nhân dân và coi thường nhân dân thì chắc chắn sẽ bị nhân dân gạch bỏ. Việc cô được 1/63 phiếu tín nhiệm đã nói lên sự tinh tường, tỉnh táo và bản lĩnh của nhân dân trước âm mưu đưa sâu mọt vào Quốc hội.

Cô Nguyễn Trang Nhung dù có tô vẽ mình đến mấy thì rốt cuộc cô cũng bị nhân dân cho nốc ao. 

Nếu còn liêm sỉ, hãy chấp nhận sự thật đi cô!

PHÁ ĐƯỜNG DÂY LỪA BÁN SINH VIÊN, HỌC SINH SANG TRUNG QUỐC

Đường dây lừa bán sinh viên, học sinh sang nước ngoài


Đường dây này gồm 7 đối tượng do Giàng Củi Măng (20 tuổi) và Giàng Seo Giàng (23 tuổi),, cùng trú tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai điều hành. Nạn nhân của vụ án hầu hết là học sinh, sinh viên của các trường phổ thông trung học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đến ngày 1-4, sau hơn 3 tháng xác lập, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lào Cai, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Hoàng Mạnh Hùng, Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra đã bóc gỡ đường dây mua bán người.

Các đối tượng trong ổ nhóm.

“Chuyên án được xác lập vào ngày 16-12-2015, bắt nguồn từ sự mất tích của một số học sinh, sinh viên các trường phổ thông trung học (PTTH), cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Văn Năm, Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm mua bán người, Phòng cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai kể lại.

Qua nghiên cứu thủ đoạn, đặc điểm hoạt động của các đối tượng nghi vấn, Phòng cảnh sát hình sự (PC 45) Công an tỉnh Lào Cai xác định đây là ổ nhóm tội phạm hoạt động chuyên nghiệp; đường dây này có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong và ngoài nước…Nếu không kịp thời được ngăn chặn, sẽ còn nhiều nạn nhân khác tiếp tục bị lừa bán.

Trước tình hình trên, Đại tá Lương Cao Huỳnh, Trưởng Phòng PC 45 Công an tỉnh Lào Cai đã chủ động báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh, xác lập án đấu tranh. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát đã dựng được ổ nhóm gồm 7 đối tượng: Giàng Củi Măng (20 tuổi); Sùng A Hòa (19 tuổi), cùng trú tại xã Thải Giàng Phố; Giàng Seo Giàng (23 tuổi); Ly Seo Lử (25 tuổi), cùng trú tại xã Lầu Thí Ngài, huyện Bắc Hà; Vàng A Chư (21 tuổi), trú tại xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai); Hoàng Seo Lao (31 tuổi), trú tại xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát) và Sùng Thị Xoa (26 tuổi), trú tại xã Tả Ngải Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai).

Trong thời gian này, một số bị hại sau khi bị lừa bán đã trở về nước. Một trong số đó, có trường hợp là nữ sinh của một trường cao đẳng trên địa bàn. Sau khi bị bán sang Trung Quốc, nạn nhân đã tìm cách bỏ trốn rồi được Công an Trung Quốc trao trả về Việt Nam. Và một trường hợp khác, vào thời điểm bị lừa bán đang là học sinh lớp 11 của một trường nội trú trên địa bàn. Các nạn nhân này đều bị bán mua làm vợ…

Từ thông tin thu thập được cùng hồ sơ chuyên án thu thập từ trước đó, Phòng PC 45 đã có đủ điều kiện để triệt phá, song việc bắt giữ các đối tượng gặp rất nhiều khó khăn, do bọn chúng hoạt động lưu động. Nhiều trong số đó, thường vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê. 

Khoảng cuối tháng 3-2016, Phòng PC 45 Công an tỉnh Lào Cai có thông tin, nhóm đối tượng nghi vấn có mặt ở địa bàn Lào Cai. Một kế hoạch tỷ mỷ đã được dựng lên để bắt giữ các đối tượng trong đường dây. Từ trưa 31-1 đến 3h sáng ngày 1-4, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Hoàng Mạnh Hùng, Phó giám đốc Công an tỉnh Lào Cai, lực lượng trinh sát chia làm nhiều mũi, cùng lúc bắt giữ 7 đối tượng.

Khó khăn nhất là việc bắt giữ Giàng Seo Giàng, một trong hai đối tượng điều hành đường dây mua bán người, đồng chí Năm cho biết. Trong vụ án này, Giàng có nhiệm vụ lừa gạt các nạn nhân nhẹ dạ. Để tránh bị phát hiện, Giàng và các đối tượng trong ổ nhóm đều sử dụng tên và địa chỉ giả. Ngoài việc trực tiếp làm quen với các nạn nhân, dùng thủ đoạn yêu đương để lừa gạt, Giàng còn thông qua mạng xã hội facebook để làm quen và đặt vấn đề yêu đương với các cô gái nhẹ dạ. Sau khi các phi vụ mua bán người hoàn tất, đối tượng Giàng xóa toàn bộ thông tin trên mạng xã hội. Vì thế, trong vụ án này, dựng đối tượng đã khó, xác định đó là đối tượng còn khó hơn rất nhiều. Bởi ngay cả khi có thông tin của người bị hại thì cũng chỉ là tên, tuổi và địa chỉ giả. Chỉ tính riêng việc xác định được tên, tuổi chính xác của đối tượng này, anh em trinh sát tốn rất nhiều công sức.

Trong vụ án này, còn có sự tham gia của các đối tượng từng có tiền án, tiền sự. Đối tượng thứ nhất là Lử, có một tiền án về hành vi mua bán người năm 2011; đối tượng thứ hai đóng vai trò chính, chủ mưu thực hiện hành vi mua bán người là Giàng Củi Măng, từng có tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đường dây này, còn có sự tham gia của một số đối tượng là học sinh, sinh viên của các trường học và cán bộ của một cơ quan Nhà nước. 

Đó là trường hợp của Vàng A Chư, học sinh của một trường PTTH trên địa bàn; trường hợp của Hòa, vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đang là sinh viên của trường cao đẳng hay một đối tượng nguyên là cán bộ y tế của một trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Lào Cai là Lao… 

Tìm hiểu về vết trượt tội lỗi của các sinh viên, học sinh trên, chúng tôi càng thấy rõ hơn thủ đoạn tinh vi của Măng, kẻ cầm đầu đường dây. Ban đầu, đối tượng này dùng tiền để bao tất các thành viên trong nhóm ăn và chơi. Từ lối sống buông thả, sự thiếu kiểm soát của gia đình trong việc quản lý con cái, các nạn nhân dần sa ngã rồi bị lôi kéo vào đường dây phạm tội. Trong 9 bị hại bị lừa bán thì có 1 trường hợp là sinh viên, 2 trường hợp là học sinh… Đến ngày 1-4, đã có 4 nạn nhân đã được trở về đoàn tụ cùng gia đình. 

Quá trình đấu tranh, vụ án bước đầu được làm rõ: Trong thời gian sang Trung Quốc làm thuê, Giàng Củi Măng quen biết một đối tượng người Trung Quốc tên là Vần, kẻ cầm đầu đường dây mua bán người ở Trung Quốc.

Qua trao đổi, Vần đặt vấn đề với Măng, tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc bán, Măng đồng ý… Khoảng tháng 4-2015, Giàng Củi Măng gặp Giàng Seo Giàng và bàn bạc việc lừa gạt phụ nữ bán lấy tiền chia nhau. Giàng đồng ý, sau đó Măng, Giàng cùng đồng bọn đã thực hiện 7 vụ, đưa 9 phụ nữ sang Trung Quốc bán với số tiền 120.000 Nhân dân tệ (gần 400 triệu đồng). Giúp sức đắc lực trong đường dây này còn có sự tham gia của một phụ nữ Việt Nam đang sinh sống ở Trung Quốc, đối tượng Xoa. Xoa quen Vần trong thời gian sang Trung Quốc làm thuê…

Từ sự cảm mến ban đầu, người phụ nữ có chồng con ấy đã dần ngã vào tay của tên trùm mua bán người. Sau này, Xoa và Vần sinh sống với nhau như vợ chồng. Theo sự phân công của Vần, Xoa có nhiệm vụ tiếp nhận nạn nhân là những cô gái Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc. Ngoài việc trông coi, quản lý, Vần còn có nhiệm vụ động viên, ép buộc các nạn nhân đồng ý làm vợ của các đối tượng người Trung Quốc. Mỗi phi vụ mua, bán trót lọt, Xoa đều được Vần trả công hậu hĩnh.

Hiện Phòng PC 45 Công an tỉnh Lào Cai đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

Xuân Mai/CAND

VỚI ANH BA DŨNG

Với anh Ba Dũng (#1)


Chiều muộn ngày 8/3/2016, do được hẹn trước, tôi và nhà văn Chu Lai bay từ Chu Lai (sân bay) trong chuyến đi thực tế miền Trung ra Nội Bài rồi đến thẳng 55 Phan Đình Phùng, Hà Nội, nhà công vụ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thủ tướng tặng quà cho tác giả.

Đến cổng, thấy nhà văn Hữu Ước, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và cô con gái đứng đợi. Chợt nhớ gia đình Hữu Ước vốn đi lại thân thiết với nhà Thủ tướng. Nhất hồi vợ Hữu Ước còn sống. Lát sau thấy Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Như Phong đi ô tô tới.

1. Những hồi ức đan xen

Sĩ quan tiếp cận Hoàng Trọng Côi niềm nở đón vào. Và kia, dáng quen thuộc của Trương Quang Việt, bác sĩ riêng của Thủ tướng. Đốc - tờ Việt cười Thủ tướng đang đợi các ông nhà văn. Hiếm có cuộc nào gặp riêng thế đâu nhé…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sơ mi trắng, áo khoác nhẹ màu sáng, từ nhà trong đi ra vui vẻ bắt tay khách văn cười rất tươi với Nguyễn Thị Thu Huệ chào Hậu thiên đường.

Đoạn ông mời tất cả vào phòng khách. Phòng trống trơn. Dường như là một phòng đợi? Khoảng non chục cái ghế liền kề với bàn nước. Hai bó hoa lớn hiện diện từ lúc nào? Thủ tướng đến bên bàn, cầm lên một bó cùng lời chúc bất ngờ thiên đường là hoa và hậu thiên đường cũng hoa nhân ngày 8/3 tặng nữ nhà văn Thu Huệ. Bó hoa còn lại tặng Phương, con gái Hữu Ước cũng là một ký giả.

Một động thái hơi bất ngờ là ai cũng có quà. Quà là một chiếc bút màu đen bóng hiệu Parker. Trên thân bút nổi bật hàng chữ khắc màu vàng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng nhà văn (ghi tên từng người) kèm chữ ký quen thuộc của Thủ tướng. Thủ tướng cười:Hồi còn làm việc bận lu bu cũng rất muốn gặp các bạn lắm nhưng không hở ra được. Bây giờ sắp nghỉ, mời các bạn đến chuyện trò và ăn với nhau một bữa cơm.

Để ý đám người viết, người gọi Thủ tướng. Người thì anh Ba. Nhưng một hồi, trong không khí thân mật, ai cũng anh Ba thì phải.

Nhớ thêm, khi trao quà cho người nào, chủ nhà nói luôn đã từng đọc cái này thứ khác của họ. Với Nguyễn Quang Thiều, chủ nhà nhắc lại lần gặp ở nhà số 4 Lý Nam Đế nhân có cuộc trao Giải thưởng của Hội Nhà văn. Riêng tác giả truyện ngắn Hồi ức binh nhì, chủ nhà nhướng cặp mày về phía Thiều: Tác giả ông gì ở Quảng Bình ấy nhỉ? Thiều đáp Dạ Nguyễn Thế Tường ạ. Bất ngờ, Thủ tướng ban đầu hơi ngập ngừng nhưng đọc một lèo, vâng đọc thuộc lòng đoạn gần cuối cái truyện ngắn Hồi ức binh nhì trong động thái sững sờ của đám viết… Thấy Thiều lè lưỡi, chủ nhân nói luôn: Mình từng là lính mà. Truyện ấy chắc những ai từng là lính nên khoái. Thiều thoắt giọng nghiêm trang: Hồi trước anh Ba khoái hồi ức binh nhì. Nhưng rồi sau này anh làm tướng, xin lỗi trên cả tướng là Thủ tướng thế mà vẫn nhớ lại thuộc cả một đoạn dài nữa… Giọng chủ nhà cũng nghiêm: Cái thuở ban đầu và đượm chất nhân văn ấy chẳng hề cũ với bất kỳ tuổi tác lẫn cương vị nào cả. Ngày trước, mình vốn khoái văn nhưng như các bạn biết, cuộc đời đã rẽ sang một hướng khác… Thu Huệ và Thiều tặng chủ nhà cuốn mới xuất bản.

Bà vợ Thủ tướng vắng nhà. Bà vào quê chuẩn bị cho lễ ăn hỏi anh con trai út Nguyễn Minh Triết. Hỏi thêm được biết, ông bà thông gia quê ở Tây Ninh. Như Thủ tướng nói là nghề ruộng. 

Huệ nhấp vang. Chu Lai rượu mạnh nhưng cầm chừng. Như Phong mới vài ly mặt mũi đã lựng đỏ nhưng vẫn hào hứng chịu trận. Thủ tướng cũng từ từ nhập cuộc nhưng tự tay với lon soda chế thêm.

Nhà văn Chu Lai, năm nay 70 nhưng tóc với bộ ria cứ xanh rì ngồi gần Thủ tướng. Lão vốn hoạt ngôn. Nhưng bữa nay tự dưng kiệm lời hẳn?

Cảnh vệ Hoàng Trọng Côi hé cửa đưa một người sù sụ mũ cát két, áo khoác ngoài, khệ nệ trên tay bó hoa. Ngó ra, đó là lão Khoa. Bộ dạng này lão nom già thật. Với lại Trần Đăng Khoa thích già. Có hẳn mộtblog mang đích danh Lão Khoa. Mấy tháng trước, tôi ngồi chung xe vào Quảng Bình với Chu Lai cùng lão Khoa. Lão rủ rỉ và than thở với một em trên xe rằng lão không có tuổi thơ vì tuổi thơ lão đã đại diện cho đất nước… Người đẹp trên xe há hốc mồm nhìn lão đăm đăm.

Thủ tướng thân giúp Khoa cởi áo khoác. Chắc chủ nhà với lão Khoa từng quen biết nên chuyện trò khá tự nhiên. Cả bọn hơi choáng khi Khoa rè trầm chất giọng quen thuộc: Bó hoa này em tặng chị Ba… Thế mà cả lũ này đến trước đều tay không cả?

Vào bữa một lúc, thi sĩ Trần Đăng Khoa lại nhắc lại chi tiết từng chứng kiến anh Ba đọc rất kỹ Hồi ức binh nhì… Lão Khoa bộc bạch thêm về ấn tượng Thủ tướng từng thông làu những con số thống kê, kinh tế này khác không dễ nhớ được trên nhiều diễn đàn… Lại chợt nhớ đến chuyện bác sĩ riêng của Thủ tướng Trương Quang Việt kể cho nghe cũng lâu lâu.

Thủ tướng chụp ảnh cùng các văn nghệ sĩ.

Lần ấy trong chuyến công tác về Rạch Giá. Thầy trò có một đoạn dài đường thủy. Ngắm thỏa mắt cảnh trí sông nước vùng miền Tây từ Rạch Giá đi Hà Tiên, anh Ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như đang chìm đắm vào một hồi ức nào đó? Rồi anh Ba đột ngột hỏi Việt đã đọc Một truyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái chưa? May quá hồi đi học có biết. Anh Ba hỏi tiếp có biết Bùi Đức Ái là ai? Việt thưa không. Anh Ba cười hỏi bác sĩ Việt đã đọc tiểu thuyết Hòn Đất ? Cũng may Việt biết… Anh Ba nói Bùi Đức Ái là nhà văn Anh Đức đó.

Bác sĩ Việt đã rất ngạc nhiên khi nghe anh Ba thông làu một khúc ngắn đoạn mở đầu tiểu thuyết Hòn Đất…

Hóa ra có duyên do cả!

Đại hội thi đua tiên tiến của Kiên Giang năm ấy có một trung úy bộ đội địa phương trẻ măng với nhiều thành tích trong chiến đấu. Đặc biệt, người trung úy ấy từng tham gia chiến đấu bám trụ tại trận Hang Hòn ác liệt với đội du kích do Phan Thị Ràng phụ trách.

Nhà văn Anh Đức có mặt trong hội nghị này và khai thác rất kỹ anh trung úy trẻ về hoàn cảnh, tình huống chiến trường và con người ở Hang Hòn… Đặc biệt là tấm gương hy sinh anh dũng của Phan Thị Ràng. Anh trung úy trẻ mà nhà văn Anh Đức đeo bám ấy là Nguyễn Tấn Dũng.

Một thời gian sau, cuốn tiểu thuyết Hòn Đất ra đời…

Bác sĩ Việt nhớ cái hít hà cảm phục của anh Ba Dũng rằng, nhà văn Anh Đức khi ấy chưa về Hang Hòn nhưng khai thác sao đó để làm nên một nhân vật Chị Sứ sống động. Người lẫn cảnh của Hòn Đất không khác Hang Hòn bao nhiêu. Tài năng và lao động của nhà văn là chỗ đó. Trong câu chuyện anh Ba Dũng không nói mình là người đã góp sức đắc lực để Anh Đức làm nên Hòn Đất.

Không có khoảng trống, khoảng hở. Chuyện nối chuyện. Chuyện của chủ nhà, của đám khách văn, không tiền khoáng hậu.

Các cung bậc cười vui chen vào câu chuyện của chủ nhà về những chuyến đối ngoại căng thẳng. Như anh Ba bộc bạch, chén cơm nóng, con khô hấp từ nồi cơm điện anh em cảnh vệ, tùy tùng mang theo cũng mang lại những bất ngờ làm ấm lòng khi công cán nơi đất khách.

Thủ tướng tâm sự: Nói cho cùng, kinh tế là chính trị. Mình cứ nghĩ mãi cái câu của Thánh Mohamed đại ý, nếu Kinh thánh của ta ảnh hưởng, xúc phạm đến miếng bánh của các người thì ta sẵn sàng để các người dẫm lên kinh thánh của ta vậy. Tương tự như câu của phương Đông mình, dân dĩ thực vi thiên. Dân coi cái ăn như trời vậy… Khi gặp người đồng cấp Hàn Quốc, mình từng tranh thủ đem chuyện trái dừa ra tiếp thị. Còn khi trao đổi về Luật Nông trại của Mỹ với Tổng thống Obama, lại đưa câu chuyện về trái thanh long vào. Gặp Thủ tướng Australia thì nói chuyện quả vải, còn trao đổi với người đứng đầu Chính phủ Nhật thì lại nhắc chuyện trái xoài… Vậy mà trong một hội nghị thương mại gần đây, nghe anh em bộc bạch lại bao thứ nghe giật mình! Là cương vị Thủ tướng, còn lắm điều còn quan liêu về mảng này. Sơ suất một tý là có lỗi với nông dân mình đang đêm ngày bạc mặt với con tôm cùng cây trái xuất khẩu.

Anh Ba hối khách văn tăng tốc các món kẻo nguội.

Thủ tướng bộc bạch, thành tựu kinh tế 5 năm qua, nổi bật là cải cách thể chế, hạ tầng giao thông và mở cửa thị trường. Trong ba trụ cột. thành tựu về mở cửa thị trường có sự giúp sức lớn của những người trực tiếp làm công tác kinh tế đối ngoại – là các tham tán thương mại. Mình cũng từng kiêm cả công việc của họ. Bây giờ Việt Nam đã tham gia ký kết 14 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 2 FTA thế hệ mới là TPP với 12 nước khu vực Thái Bình Dương và hiệp định với EU là thành công nổi bật. Phía Mỹ nhận xét rằng đội ngũ cán bộ đàm phán của Việt Nam rất trẻ nhưng tầm cỡ.

Kinh tế là chính trị. Kinh tế mà không phát triển đừng nói chuyện khác, nghèo khó nói chuyện lắm, nợ nần người ta đòi đủ thứ. Kinh tế tăng trưởng cao, làm ăn tốt, tướng đi cũng khác, nợ nần, tướng đi cóm róm nữa là Thủ tướng đi xuất ngoại!

Chu Lai dường như không mấy mặn mà đến mảng thương mại. Nhà văn chăm chắm việc hỏi đi hỏi lại chuyện từng nghe loáng thoáng về chiến binh Nguyễn Tấn Dũng từng được một đồng đội cứu thoát trong một trận chiến với tình huống cam go trên một cái cối giã gạo bằng gỗ bơi qua sông Tiền. Và sau này ở cương vị Thủ tướng, ông đã tìm thăm bằng được ân nhân của mình đang cư trú ở một địa phương vùng sâu vùng xa…

Nghe cặn kẽ, Chu Lai vẻ trầm ngâm...

(Còn nữa)

Nguồn: XUÂN BA/tienphong.vn

LS Võ An Đôn giả bộ ngây thơ hay công khai đòi bán nước?

Loa Phường


Đọc chương trình hành động “NẾU TÔI LÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI” của LS Võ An Đôn không thể khiến người ta dừng đặt câu hỏi: ông ta giả bộ ngây thơ như nàng Mị Châu trong truyền thuyết hay là kẻ công khai đòi bán nước Việt lần nữa cho Mỹ?

 Ông ta cho rằng, nếu trở thành ĐBQH thì ông ta “có quyền kiến nghị với Quốc hội những vấn đề cử tri quan tâm” mà theo đó, ông ta sẽ kiến nghị “cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự, đổi lại quân đội Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, khi có điều kiện thì lấy lại phần lãnh thổ biển đảo đã mất trả lại cho Việt Nam”. Chưa vội bàn đến các kiến nghị khác của ông LS này, nhưng riêng cái kiến nghị này của ông có thể biến ông ta trở thành cái bóng của Ngô Đình Diệm, Lê Chiêu Thống hay tay Tổng thống Ukrcraina … khi ngây thơ tin rằng, cái nước lớn kia sẽ có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền cho đất nước khác, dân tộc khác, thậm chí lấy lại phần lãnh thổ đã mất cho mình, còn dân tộc- đất nước mình chỉ việc ngồi “hưởng lợi”, ngồi mát ăn bát vàng, không cần đầu tư quân sự,  không cần đổ xương máu…vẫn yên bình, thịnh vượng!!!
Có lẽ ông ta đang nhìn sang Hàn Quốc khi thấy rằng Mỹ-Hàn đang tập trận chung, đang bảo vệ an toàn đất nước Hàn khỏi quân đội Bắc Triều Tiên và ước có ngày Việt Nam trở thành Hàn Quốc chăng? Hay ông ta đang nhin nước Nhật không cần đầu tư vũ khí, quân đội mà thịnh vượng là nhờ quân đội Mỹ bảo vệ? Đương nhiên khi so sánh như vậy, ông ta đang tạm quên Philippine, tạm quên đi Ukcraina, hay những bài học lịch sử đã phải trả giá bằng xương máu triệu triệu người Việt từ Nam chí Bắc? Hay phải chăng ông ta đang ôm hận như Osin Huy Đức vì cha ông mình hao phí xương máu “giải phóng đất nước” khỏi “các đế quốc to” và muốn “sửa chữa” lịch sử?


Bình luận về “kiến nghị” này, fb Trần Văn Hoàng Phúc cho rằng:
Trong khi dân Nhật Bản và Hàn Quốc biểu tình phản đối việc Mỹ chiếm đóng ở đất nước họ. Thậm chí người Nhật còn gọi Mỹ là kẻ xâm lược mình chứ không phải là " đồng minh" với nhau. Còn tại một xứ nào đó một tên " nuật sư" chuyên bào chữa cho bọn " rận chủ" tự xưng " luật sư dân nghèo", nhưng suy nghĩ ấu trĩ ngu dốt, đòi rước giặc vào nhà? Còn mơ mộng hảo huyền là Mỹ bảo vệ cho Việt Nam? Không lẽ hắn mang trong mình dòng máu nhược tiểu nô lệ? Lịch sử dân tộc ta mấy ngàn năm nay có sợ quân xâm lược nào? Có chịu làm nô lệ cho bọn ngoại bang nào ? Tại sao một kẻ được ăn học đàng hoàng, có bằng luật sư mà suy nghĩ không khác một đứa trẻ trâu?
Một con người tư duy không hơn một đứa con nít như thế! Mà cũng đòi ứng của đại biểu quốc hội? Một đại biểu quốc hội trước hết phải trung thành với hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam là điều kiện đầu tiên. Nhưng anh ta không có được thì lấy gì mà ứng với cử? Thậm chí anh ta còn lên tiếng bênh vực và đòi bào chữa miễn phí cho tên Nguyễn Viết Dũng - một kẻ đòi phục dựng cờ vàng, một lá cờ đại diện cho những kẻ tay sai bán nước năm xưa?
Tay luật sư tự nhận “mù Internet” này mới biết đến facebook sau khi “hội nhập” với làng zân chủ Việt Nam chắc chưa bao giờ đọc được thông tin gì tử tế, ngoài nhũng bài viết của đám cờ vàng, zận chủ đang tung ông ta lên chín tầng mây. Ông ta chắc không biết được “cái giá” mà Nhật, Hàn, Phi…phải trả cho Mỹ để “được Mỹ bao bọc” cả. Đằng sau đó là Hiệp định, hiệp ước phải trả tiền nuôi quân đội Mỹ, phải dành đất cho Mỹ sử dụng, phải vinh danh “đội quân” nữ giới hy sinh thân mình phục vụ nhu cầu tình dục cho quân đội Mỹ để tránh cho những cô gái nhà lành thường xuyên bị hãm hiếp, chỉ được đầu tư quân sự vào những hạng mục mà Mỹ cho phép, phải tham gia “quân đội đồng minh” khi Mỹ trưng dụng, phải nói/làm/hành động theo đúng “tiêu chí” của “nước mẹ”, nếu ở Nhật có “nổi loạn” thì Mỹ được quyền “xử lý”…
Rất nhiều blogger, trang báo trong ngoài nước đã bình luận về các “hiệp ước liên minh quân sự” của Mỹ - Nhật, như bài viết “Dân Nhật muốn “thoát Mỹ”?” hay “Đừng ảo tưởng vào Mỹ bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam…Thật tiếc cho một kẻ tự nhận là luật sư và nhận thức về chính trị lại ấu trĩ đến nhường này. Cũng có thể vị luật sư này không ấu trĩ mà ông ta đang thục sự “đại diện cho cử tri cờ vàng ở hải ngoại hay zân chủ trong nước” với ảo tưởng được đưa Việt Nam quay trở lại thời VNCH như Cù Huy Hà Vũ cùng đám nhơn sỹ chấy thức từng cổ súy.