2016/04/02

LS Võ An Đôn bị đấu tố về việc gì?

Loa Phường
Kết quả hình ảnh cho luật sư võ an đôn
LS. Võ An Đôn
Trên facebook của mình, LS Võ An Đôn gọi buổi hội nghị cử tri nơi cư trú về việc lấy phiếu tín nhiệm với việc ông ta ứng cử ĐBQH là buổi “đấu tố” ông ta, nhưng phiền nỗi, nội dung đấu tố ở đây là những gì?

Thứ nhất là “Họ đem chuyện gia đình, chuyện tôi không tham dự các cuộc họp của thôn”: phàm một khi ông đòi đại diện tiếng nói, quyền lợi của cử tri nơi ông ta đang ở mà ông lại từ chối sinh hoạt cộng đồng, không tham gia sinh hoạt tối thiểu nhất đối với công dân ở cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống thì không hiểu ông ta dựa vào đâu để nắm bắt được tâm tư, nhu cầu của cộng đồng, dựa vào tư cách nào để “đại diện cho tiếng nói” của họ ở cơ quan quyền lực nhất kia?
Thứ hai, ông này cho rằng cử tri ở đây đã đem “chuyện tôi viết bài trên Facebook ra mạt xát tôi”: ông luật sư không dám nói rõ đem những chuyện gì mà ông viết trên facebook để mạt sát ông ta, nhưng riêng các bài viết ông mạt sát chính quyền, chửi bới, xúc phạm đồng nghiệp, cho dân hèn…thì không chắc ai đã mạt sát ai trước?
Thứ ba là “họ cho rằng tôi không đủ điều kiện làm đại biểu quốc hội, vì tôi có tư tưởng phản động”, cái này thì khỏi phải nói, ông luật sư công khai trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài phủ nhận chế độ chính trị đang hợp hiến, hợp pháp này, đòi theo mô hình ngoại lai nào đó chưa được toàn dân nhất trí thì gọi nó bằng cái tên nào khác, mà không phải là “tư tưởng phản động”, đồng nghĩa với việc ông không đáp ứng được tiêu chuẩn ĐBQH là phải trung thành với Hiến pháp và Tổ Quốc?
Thứ tư là “chính lãnh đạo Đoàn luật sư được mời đến dự lại đấu tố tôi, cho rằng tôi vừa bị Sở tư pháp phạt tiền vì không lập sổ tài chính nhưng không khai báo”, tức ông này đã “tiết lộ” ra thông tin ông Võ An Đôn đang bị phạt tiền, tức phạt vi phạm hành chính vì vi phạm quy định pháp luật trong hành nghề, vậy thì có thể gọi đây là “đấu tố” không?
Việc những người mà ông luật sư gọi là đấu tố ông ta thuộc thành phần “một anh đảng viên của chi bộ thôn trước đây làm kiểm sát viên bị tuột xích cho về hưu sớm”, “ một anh công an về hưu”, “một anh đang làm công an huyện”, “một anh đảng viên của chi bộ thôn” và “Chủ nhiệm đoàn luật sư” có vi phạm hay trái nguyên tắc gì không? Họ có phải là “cử tri” mà ông luật sư đang muốn đại diện không? Điều đáng phải bàn ở đây là họ có phải dân cư trên địa bàn của ông không hay từ nơi nào khác kia? Họ không vi phạm về thành phần thì đâu có lý do gì để ông luật sư phủ nhận quyền cất tiếng nói của họ đánh giá xem ông có đủ điều kiện đại diện cho họ tại Quốc hội hay không?
Tại một cuộc họp toàn những ý kiến “đấu tố” ông này như vậy mà ông ta vẫn đạt được 29/86 phiếu tín nhiệm cho thấy ông ta đã hơn hẳn Cù Huy Hà Vũ (được 1 phiếu tín nhiệm), Hoàng Dũng (thành viên Phong trào con đường Việt Nam) được 7% phiếu tín nhiệm, cô Trang Nhung được 1/63 phiếu tín nhiệm của chính cô…mà ông ta còn “vu cáo”, phủ nhận kết quả bỏ phiếu thì thực bó tay, chắc phải đem phiếu bầu cho ông ta “giám sát” kết quả thì ông ta mới chấp nhận chăng? Còn bản thân ông không tin cử tri hay bất cứ người dân nào được cử vào Ban kiểm phiếu – điều mà đáng lý khi thông qua Ban kiểm phiếu ông được quyền phát biểu, phủ nhận bằng lý do xác đáng, nhưng ông không làm nay lại đổ lỗi cho họ khi kết quả kiểm phiếu ông không đạt quá bán!?!

Ông Nguyễn Quang A giả mạo chữ ký ủng hộ ứng cử

Loa Phường
 Ông Vũ Văn Cần ở Việt Trì, Phú Thọ vừa có đơn tố cáo ông Nguyễn Quang A giả mạo chữ ký ông Cần ủng hộ ông ta ứng cử ĐBQH. Lá đơn viết tay đề ngày 30/3/2016, ông Cần cho biết, trong một bản danh sách 506 người ký tên ủng hộ ông Quang A ứng cử có tên ông họ của ông là “Vũ Văn Cần, công tác tại trường TC Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh Phú Thọ, xã Thụy Vân – Việt Trì-Phú Thọ” là thông tin cá nhân của ông Cần, ông Cần không quen biết, không gửi email ký tên ủng hộ và không biết sử dung Internet luôn thì làm sao có thể “ký tên ủng hộ ứng cử viên Nguyễn Quang A” được. Đồng thời ông này yêu cầu Hội đồng bầu cử, cơ quan công an điều tra, xử lý ông Quang A về sự mạo danh nhằm động cơ vụ lợi này.




Đây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Quang A cùng nhóm gọi là “nhân sỹ trí thức” bị tố giả mạo, bịa đặt chữ ký. Vụ ký Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp do nhóm ông Nguyễn Quang A khởi xướng này đã từng được lên truyền hình vì sự mạo danh
Hay trò test thử của blog Bần Cố Nông đã cho thấy chiêu trò ký tên “ảo tung chảo” của nhóm “nhân sỹ chấy thức” này “Thông báo: Bần Cố Nông đã ký “kiến nghị ma” của các nhân sỹ trí thức
Việc giả mạo chữ ký chữ ký dùng vào những trường hợp và mục đích nhất định, có thể bị xử lý hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo tính chất và hậu quả gây ra. Rõ ràng rằng, ông Nguyễn Quang A đang lợi dụng những chữ ký “tươi” cho là ủng hộ ông ta ứng cử ĐBQH và đem truyền thông, tạo cảm giác rằng, ông ta đang được nhiều người dân ủng hộ và sẽ thắng cử nếu không bị chính quyền cản trở. Mới đây, người dân ở nơi ông ta cư trú, tố ông Nguyễn Quang A cùng vợ “vác rá” đến từng nhà xin chữ ký ủng hộ ứng cử, hầu hết những người già thiếu thông tin hoặc họ hàng với bà vợ ông ta đã ký tên vì cả nể.
Scandal này chắc chắc sẽ góp thêm vào bộ sưu tập những trò lố của ông Nguyễn Quang A, không biết ông sẽ đối đầu với ông Cần thế nào, hay lại nghĩ trò để “ăn vạ”, “kiện ngược”, bôi lem truyền thông ….

NGÀY NGÀY THỎA HIỆP VỚI CÁI ÁC, CÁI NGU, CÁI LẠC HẬU THÌ KÊU CA ĐÉO GÌ?


Tôi từng bị ném đá vãi cả cứt ra khi viết bài ủng hộ dân phòng dẹp các sạp hàng rong lấn chiếm vỉa hè. Nhưng chỉ một tháng sau, những bạn chửi tôi mạnh mồm nhất đồng loạt sụt sịt khóc thương cho cháu học sinh bị xe bồn đâm chết do vỉa hè bị hàng rong lấn chiếm phải lách xuống lòng đường đi học, không quên chửi bồi chính quyền làm ăn như cứt. Da mặt các bạn í phải dày như giáp xe tăng T59 chứ không đùa.

Mấy tháng trước thấy bạn bè trên phây nhiều người ra mặt ủng hộ em Nguyễn Mai Trung Tuấn ở Thạnh Hoá tạt axit vào anh trung tá công an đội cưỡng chế, giờ thì chắc chả còn ai nhớ. Các bạn í đang bận sục sôi đòi xử lý mấy thằng tạt axit nữ sinh, kiến nghị sửa luật nâng khung lên tử hình vì tính man rợ, đê hèn, dã man của 2 thằng sát thủ kia. Chắc tại chúng nó tạt không được duyên dáng như em Tuấn.

Vừa rồi thì các bạn sinh viên năng động ôm biểu ngữ phản đối chặt cây xây tuyến METRO ở Sài Gòn, rất có thể mấy năm sau những khuôn mặt ấy sẽ lại đi đầu trong phong trào biểu tình đòi giải quyết vấn đề kẹt xe và tai nạn giao thông.

Các bạn có còn nhớ vào tầm tháng 9 năm ngoái, 1 cuốn sách kỹ năng sống cho học sinh tiểu học có đề cập tới vấn đề lạm dụng tình dục đã gây tranh cãi vãi cả đái. Dù đây là kiến thức về giáo dục giới tính rất cần thiết để giúp trẻ tránh bị xâm hại, rất tiếc, cả cuốn sách lẫn bộ giáo dục khi đó đã bị nhân dân đay nghiến như bần nông chửi bọn địa chủ nợ máu đồng bào. Khi không được học giáo dục giới tính, các em sẽ được những Minh Béo dạy giùm, không sao cả.

Hồi tôi đến nhà một chị nọ, mùa hè, con chị vẫn đi học bình thường. Tôi hỏi chị sao hè lại đi học, chị bảo đi học Soroban. Gúc ra thì là phương pháp thần kỳ gì đó của Nhật, đại khái giúp trẻ nhẩm được nợ công mà không cần que tính. Nhìn cháu bé còi cọc như đồng bào năm Ất Dậu, tôi không biết năm 40 tuổi cháu có giải được bổ đề không, nhưng chắc chắn nếu ngay ngày mai một thằng biến thái rủ cháu vào toilet "nói chuyện bí mật", cháu sẽ gay go hơi bị to.

Tôi không dám nói xã hội chúng ta đang sống có thực sự tốt đẹp không, nhưng nhìn vào những cá thể tạo nên xã hội này, tôi khẳng định nó xứng đáng và phù hợp với các bạn, hãy vui vẻ mà sống đi.

"Con bướm vỗ cánh ở Brasil có thể gây lốc xoáy ở Texas", nhưng rất tiếc ở ta, dù Cường ve chai có cưa bom ở Văn Phú, cũng chưa thể đủ rung rinh bộ não của nhân dân, họ không hiểu rằng mọi tai ương mình đang phải gánh chịu, chính là do bản thân vẫn ngày ngày thoả hiệp với cái ác, cái ngu, cái nghèo và lạc hậu.

Kêu ca đéo gì lắm nữa.

P/s: Ảnh chỉ để thư giãn, không liên quan tới nội dung bài viết.

Bài chép bên nhà cô Phú Ngẫn

Dũng Taylor: KHÔNG AI CỨU ĐƯỢC MINH BÉO, LUÔN CẢ OBAMA


"Không ai cứu được Minh Béo, luôn cả Obama"

Tú Lâm

Theo lời Dũng Taylor, không ai cứu được Minh Béo, kể cả Tổng thống Mỹ - nếu anh bị kết án về tội danh xâm phạm tình dục.

Trên trang mạng cá nhân, Dũng Taylor cũng thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình của vụ việc. Anh cũng khẳng định sẽ cố gắng giúp đỡ Minh Béo trong phạm vi có thể.

Mới đây, anh tiếp tục chia sẻ rất thẳng thắn quan điểm: "Không ai cứu được Minh Béo, luôn cả Obama.

Nếu bị kết án về tội danh xâm phạm tình dục trẻ em thì không ai cứu được Minh Béo bao gồm luôn cả TT Obama.

Xâm phạm tình dục trẻ em được xếp vào hạng cặn bã của xã hội và ngoài gia đình và thân nhân thì ai cũng muốn tránh xa người phạm tội.

Tổng thống Obama hàng năm ân xá khoảng 50 tù nhân, từ ngày nhậm chức ông đã ân xá trên 200 tù nhân vì ông nói "Đã là người ai cũng phạm tội và ai cũng xứng đáng được cơ hội làm lại từ đầu", nhưng phần lớn những tội nhân được ân xá liên quan đến tội phạm ma túy không bạo động.

Ở xã hội Mỹ khi xâm phạm đến người già, phụ nữ và trẻ em thì coi như lết bằng mo, bò bằng mủng".

Trước đó, Dũng Taylor cũng hy vọng, khi mọi người quan tâm tới vụ việc Minh Béo, hãy "đừng bỏ thêm củi vào lửa".

Anh cũng thẳng thắn nói: "Người gây ra đống lửa đang phải ngồi trên đống lửa đó! Chúng ta không nên bỏ thêm củi vào lửa.

Tôi hoặc bố mẹ có con nhỏ nào điều không thể biện mình gì cho Minh Béo được. Tội này rất nặng với pháp luật Mỹ và nếu bị kết án thì coi như cuộc đời và sự nghiệp "bế tắc".

Dĩ nhiên nạn nhân của Minh Béo cũng phải trả giá cả đời vì bị ám ảnh, ý tôi nói chúng ta không nên bỏ thêm củi vào lửa mà hãy để pháp luật trừng trị những kẻ phạm tội.

Có người hỏi tôi nếu có tiền có nên mướn luật sư giỏi Quốc Tế hay nên mướn luật sư giỏi của Mỹ?

Người luật sư giỏi am hiểu văn hoá, bộ máy hành luật của bản xứ và nhiều mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp tại xứ sở tại.

Bạn phạm luật ở nước tôi nên sẽ dùng luật của nước tôi để áp dụng. Theo tôi nghĩ thì phép vua thua lệ làng, luật sư giỏi ở Mỹ không thiếu và đã có rất nhiều sao Hollywood hao mòn khối tài sản khủng lồ để thoát hoặc giảm tội.

Trong thời gian nầy phía công tố viên đang cũng cố thêm bằng chứng - nhân chứng của họ để trình bài cho Thẩm phán trong ngày 15 tháng 4 sắp tới, nếu bằng chứng quá cụ thể không còn gì để biện minh như tiếng Mỹ nói "It's air tight" thì Thẩm phán sẽ quyết định có nên để bồi thầm đoàn (Juror trail) quyết định hay đôi bên sẽ thương lượng bản án trước khi thẩm phán kết án.

Cách này sẽ đốt thời gian, cắt giảm giấy mực và tài chánh của người dân đống thuế.

Tôi có đọc một bài viết nói về những người tội phạm tình dục trẻ em sau khi được trả tự do sẽ phải đeo một máy định vị ở chân để cảnh sát quan sát 24 trên 24.

Xin thưa, trường hợp đó xảy ra khi tội nhân còn đang bị án treo "probation" thôi. Có nghĩa toà xử 5 năm tù: trong đó có 3 năm ở và 2 năm bị quản lý tại gia thì mới phải đeo máy định vị.

Những người phạm tội tình dục trẻ em sao khi mãn án nếu là công dân Hoa Kỳ sẽ phải đăng ký với cơ quan chức năng địa chỉ của mình và thông tin đó được cung cấp trên mạng xã hội để các phụ huynh có con trẻ đề phòng.

Ngoài ra phải cách xa 300 thước những khu vực có trẻ em như trường học, công viên, nhà giữ trẻ... suốt trọn đời.

Trường hợp của Minh Béo là công dân Việt Nam sau khi mãn án (nếu bị kết tội) sẽ bị trục xuất về Việt Nam và vĩnh viễn không được trở lại.

Sau hai buổi phỏng vấn với các luật sư, tôi có thể khẳng định rằng những điều họ đưa ra về pháp luật Hoa Kỳ bất cứ một người công dân Hoa Kỳ có học thức, có lý lẽ và muốn tìm hiểu điều thừa biết.

Nhiều người thiếu hiểu biết cứ áp đặt suy nghĩ riêng của họ rồi suy diễn, cố tình bóp méo vấn đề với mục tiêu gay chanh cải, câu view.

Đây là một sự kiện nghiêm trọng được sự chú ý của người Việt khắp thế giới. Quí vị nào có nhu cầu nên theo dõi tiến trình noi trang nhà Facebook của tôi để cọ sát và học hỏi luật pháp Hoa Kỳ.

Không nên xuyên tạc, chế nhạo, bỏ củi vào lửa vì nếu người phạm tội là người mình quen biết, bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình thì có lẽ mình cũng sẽ rất đau buồn, rất giận và sẽ đặt ra những câu hỏi tại sao họ lại làm thế?".

theo Trí Thức Trẻ

TÂN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC


Với 452 phiếu tán thành, chiếm 91% trên tổng số 483 đại biểu có mặt, ông Trần Đại Quang trúng cử chức vụ Chủ tịch nước. Sáng 2/4/2016, tân Chủ tịch nước tuyên thệ trước Quốc hội và nhân dân. Đây là nghi thức được quy định tại Hiến pháp 2013.

Tân Chủ tịch nước tuyên thệ

Cũng với nghi thức tương tự, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ nhậm chức trước đó hai ngày.

“Tôi – Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó” – Tân Chủ tịch nước đã tuyên thệ trong buổi lễ nhậm chức trang trọng và mang đậm tinh thần dân tộc.

Chủ tịch nước phát biểu ngay sau lễ nhậm chức: “Với niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao của người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang, tôi nguyện làm hết sức mình phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang năm nay 60 tuổi, quê ở Ninh Bình. Ông là giáo sư, tiến sĩ Luật, ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, 12, ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12, đại biểu Quốc hội khóa 13.

Tốt nghiệp trường Cảnh sát Nhân dân, ông làm cán bộ ở Cục Bảo vệ chính trị I, II (Bộ Nội vụ), rồi Trưởng phòng Tham mưu, Trưởng phòng nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II.

Từ 1989 đến 1991, ông học lý luận cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc, sau đó làm Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh. Năm 1996 ông giữ chức Cục trưởng. Đến năm 2000, ông giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an), ba năm sau được thăng hàm thiếu tướng.

Tháng 4/2006, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an. Cũng trong tháng 4/2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 4/2007, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 1/2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIII, ông được bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Công An. Đến tháng 12/2012, ông được thăng quân hàm Đại tướng.

Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.

TẠT ACID - TÁC ÁC VÀ RÁC RƯỞI


Biên nhân dịp vụ tạt acid 1 cô nữ sinh.

Những người tạt acid vào mặt người khác để trả thù, là những người ác và hèn.

Có thể nói không ngoa, chúng là quân rác rưởi khi hắt acid vào đồng loại, và hả hê khi biết chắc mặt họ bị biến dạng, mù, hoặc chết.

Tại sao chỉ hắt vào mặt? vì nơi đó là da, hắt vào nơi có quần áo ko ăn thua.

Tôi đã nghe 1 vụ thời 198x, vụ này khá nổi, 1 chị bị đánh ghen, bị hắt acid biến dạng mặt, mất 1 mắt, ra công an, chị ko khai 1 câu nào kết tội ai, chị nói chị bị ngã, chị mất 2 năm để phục hồi.

Ý chí báo thù của chị thật khủng khiếp.

Rồi chị tìm đúng người phụ nữ hắt chị năm xưa, trả lại chị kia 1 ca acid cũng, chị kia mù 2 mắt, mất mũi lẫn mồm, đau đớn khốn khổ khốn nạn rồi tôi ko biết nữa ...

Tội tạt acic phải bị xét xử ở khung giết người, tôi biết nhiều hơn 3 vụ bị chết do vị tạt acid giữa mặt.

Và hơn nữa, họ chết trong đau đớn khủng khiếp và hoàn toàn mù.

Nhà nước đã có thông tư nghị định quản lí acid, cơ mà ko ăn thua với lũ vô pháp vô thiên.

Vậy nhà nước cần đưa ngay vào luật tội danh giết người bằng tạt acid, ko cần quan tâm nạn nhân sống hay chết, và hơn nữa, cho vào tình tiết tăng nặng luôn vì động cơ đê hèn.

Bọn hèn hạ hãy nhớ, có bản lĩnh, hãy chơi face by face, bằng dao, bằng phóng lợn, dù người chúng mài ghét ko có gì trong tay, nhưng nếu sống, họ có cơ hội để đòi nợ chúng mày. 

Nhưng nếu tạt acid làm họ mù và biến thành xấu xí, họ khó kiếm lại chúng mài để đòi nợ. Họ sẽ lê lết suốt quãng đời còn lại trong hờn căm.

Và thằng chính phủ đéo cho tội danh hắt acid vào khung giết người là tôi chê, rất chê.

NGÀY XƯA...

Yêu



Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Ba thang Minh Mạng vẫn chưa ngóc đầu 

Trải qua một cuộc bể dâu
Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà
Ngày xưa sung ống sáng lòa
Bây giờ dưa chuột héo và mốc meo

Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh tóp teo mất rồi
Ngày xưa lớn khỏe hơn chồi
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu

Ngày xưa hùng hục như trâu
Bây giờ èo uột như tầu lá khoai
Ngày xua khám phá miệt mài
Bây giờ nửa cuộc - mệt nhoài đứt hơi

Ngày xưa chiến tích để đời
Bây giờ chiến bại nhớ thời… ngày xưa
Ngày xưa… bất kể sớm trưa
Bây giờ thỉnh thoảng lưa thưa… gọi là

Ngày xưa đầu tóc mượt mà
Bây giờ nhẵn thín như là dưới mông
Bây giờ sống cũng bằng không
Bây giờ hết kiếp làm chồng người ta
Bây giờ ôm hận đếngià!
Cho dù béo tốt cũng là cơm toi
Bây giờ pháo đã tịt ngòi
Gia tài còn lại một vòi nước trong

Ngày xưa vợ đợi , bồ mong
Bây giờ vợ nguýt, bồ cong cớn lườm
Ngày xưa mặt mũi tinh tươm
Bây giờ nhầu nhĩ - ớt tương trộn mì

Ngày xưa lên ngựa là phi
Bây giờ bước một ngựa đi…tà tà
Ấy là nói chuyện ở nhà
Chứ sang hàng xóm, vẫn là ngày xưa

Nguồn: Chôm trên mạng

2016/04/01

Vụ Đánh Bom Ở Pakistan Giáo Hoàng Francis Không Còn Tin Chúa Quan Phòng

D Đức Chú

From: "DucChu"
Sent: Tuesday, March 29, 2016 4:03 PM
Subject: GH Francis Francis Không Còn Tin Chúa Quan Phòng

Từ khi có Cách Mạng Hoa Lài ở Trung Đông năm 2011, các Ki-tô hữu đã bị người Hồi Giáo chú ý khá nhiều. Điều dễ hiểu là các thành phần Ki-tô giáo ở nhiều nơi trên thế giới luôn luôn bị Âu Mỹ giật giây chống đối chính quyền khi mà những chính quyền này không thuộc về họ. 

Khi đang "gieo gió," âm thầm làm những việc đó, Giáo Hội thường có những bài giảng, nói bóng nói gió, khuyến khích các con chiên "đừng sợ", đã có Chúa ở cùng bên (xin đọc Về Việc Bách Hại Người Ki-Tô Giáo Ở Trung Đông http://sachhiem.net/NMQ/NMQ56.php.) 

Nhưng khi "gặt bão", bị người ta trả thù, thì Ngài "sợ quá", không biết Chúa ở bên nào, Ngài cầu tứ phương. Vậy Ngài cũng chẳng còn dám tin Chúa "toàn năng" hay "quan phòng" gì cả. 

Mới trước đây chừng mấy tháng,  Ngài còn mạnh miệng khích tướng các nước rằng "thế giới sẽ không ngồi yên," nghĩa là gián tiếp ... kêu gọi "thánh chiến". 

Nay thì số con chiên Âu Mỹ không còn đủ cho Ngài kêu gọi làm cơm cháo gì được. Chẳng lẽ Ngài chạy sang Phi Châu, hay các nước Á Châu mới dụ theo đạo, để lập đạo binh Thánh Giá đi đánh khắp nơi? Ngài không dám "kêu gọi thế giới" nữa, mà chỉ năn nỉ chính quyền sở tại "làm ơn chịu trách nhiệm bảo vệ con chiên thiểu số dùm." Thế có phải hơn những bài nhồi sọ trước đây: "cầu nguyện" và "đừng sợ" hay không?

Câu chuyện thời sự sau đây mới xảy ra vài hôm cho thấy Ngài đã gần như tuyệt vọng, "đi vào đường cùng", một cụm từ mà con chiên Lữ Giang thường xử dụng cho người khác, nhắm vào các Phật tử chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. 

Ngài gọi vụ đánh bom "ghê tởm và vô nghĩa". Đúng vậy, mọi bạo động đều ghê tởm. Nhưng Ngài quên lịch sử bao động của Giáo Hội Ngài. Thánh chiến có ghê tởm không? Có lẽ Ngài cho rằng "thánh chiến có ý nghĩa hơn" chăng?

Không đâu, thưa Ngài. Thà rằng Ngài tổ chức thi đua "cầu Chúa" với bọn ISIS, xem Chúa ở bên nào. Một buổi cầu như thế mới thực sự biểu dương niềm tin vào Đấng Tối Cao của Ngài một cách chân chất nhất.
D Đức Chú


_____________________________

Giáo hoàng Francis kêu gọi chính phủ Pakistan bảo vệ các Kitô hữu
Ki-tô giáo ở Parkistan bị bách hại 

Giáo Hoàng Phanxicô tố giác vụ đánh bom "ghê tởm và vô nghĩa" tại một công viên ở Pakistan nhằm mục tiêu gia đình Kitô hữu cử hành lễ Phục sinh và nhấn mạnh phải bảo vệ cho tôn giáo thiểu số ở các quốc gia phần lớn là người Hồi giáo.

"Chúa Nhật Phục Sinh đã dính đầy máu của một cuộc tấn công ghê tởm mà tàn sát rất nhiều người vô tội, cho các gia đình nhất là một phần của thiểu số Kitô giáo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, tập trung tại một công viên công cộng để vui vẻ nghỉ lễ Phục sinh", Francis nói với các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô vào Thứ Hai Phục Sinh.

Jamaat-ul-Ahrar, một phe phái của Taliban ly khai hỗ trợ ISIS, nhận trách nhiệm và cho biết nó đặc biệt nhắm mục tiêu các Kitô hữu.

Nhưng hầu hết những người thiệt mạng là người Hồi giáo cũng đã có mặt tại công viên để nghỉ lễ. Nhiều phụ nữ và trẻ em nằm trong số các nạn nhân, và hàng chục gia đình đã tổ chức đám tang đầy nước mắt vào thứ hai cho người thân bị giết họ. Ít nhất 300 người bị thương.

Giáo hoàng Francis kêu gọi chính phủ Pakistan thực hiện những bước để đảm bảo sự an toàn của các Kitô hữu và dân tộc thiểu số khác trong nước.

Ông kêu gọi "các quyền dân sự và tất cả các nhà lãnh đạo cộng đồng trong quốc gia đó để làm mọi thứ có thể để đảm bảo sự an toàn và thanh thản của người dân, đặc biệt là các tôn giáo thiểu số dễ bị tổn thương nhất."

Giáo hoàng Phanxicô đã nhiều lần nói về sự đau khổ của các Kitô hữu tại Trung Đông, châu Phi và châu Á là mục tiêu của những kẻ cực đoan Hồi giáo. Tuần trước, trong một dịch vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, ông chỉ trích cái mà ông gọi là "im lặng hèn nhát" đối với cuộc đàn áp và giết hại các Kitô hữu.
_______________
Bài đọc thêm:
- Về Việc Bách Hại Người Ki-Tô Giáo Ở Trung Đông của Nguyễn Mạnh Quang http://sachhiem.net/NMQ/NMQ56.php.

Khía Cạnh Triết Học Của Cuộc Ném Bom Dinh Độc Lập 1962 Trong Quan Hệ Với Pháp Nạn 1963

Minh Thạnh


 (Bài viết có giá trị lịch sử cho thế hệ trẻ muốn thỏa mãn thắc mắc xưa nay thường hỏi tại sao Dinh Độc Lập lại bị máy bay thả bom của Quân Đội tấn công năm 1962 dưới triều đại T.T Ngô Đình Diệm) 

Cuộc ném bom Dinh Độc lập năm 1962 của 2 phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã được đề cập nhiều dưới các khía cạnh quân sự, chính trị, sử học, nghệ thuật, đã là một sự kiện làm tốn khá nhiều giấy mực, nhất là ở khía cạnh chính trị. 

Về mặt quân sự, đây được coi là một cuộc ném bom rất chính xác trong hoạt động cường kích không quân, với kỹ năng nghiệp vụ cao, bất ngờ, táo bạo, áp đảo.

Về mặt sử học, người ta đã từng tranh luận xem đây là một cuộc ám sát hay đảo chính. Một số sử gia xem đây là một cuộc đảo chính dù mục tiêu giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng rất rõ ràng.

Hai máy bay cường kích đã làm chủ không phận Sài Gòn nửa giờ và liên tục tấn công xuống Dinh, trực diện với pháo phòng không bắn lại từ nhiều điểm, không phải là một cuộc ra tay ám sát ngắn ngủi.

Wikipedia tiếng Anh cũng cho rằng “Cử và Quốc hy vọng cuộc không kích sẽ cho thấy những lỗ hổng của chính quyền Diệm và kích hoạt một cuộc tổng nổi dậy” (Cử and Quốc hoped that the airstrike would expose Diệm's vulnerability and trigger a general uprising).

Chiến đấu cơ Skyraiders của Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử sà xuống sông Sài Gòn để chuẩn bị cho phi vụ ném bom Dinh Độc Lập của Tổng thống Diệm

Về nghệ thuật, có thể kể đến bài hát của Phạm Duy “Huyền sử ca một người mang tên Quốc” (các bản ghi âm của bài hát này hiện nay, vì lý do rõ ràng là bênh vực cho chế độ Diệm, đã bỏ đi lời ca ngợi Phạm Phú Quốc “bay lên đập vỡ bạo quyền”, hạ thấp người phi công này xuống chỉ là như một người tử trận trong chiến tranh).

Về mặt tôn giáo, có lời đồn đại hòa thượng Thích Tâm Châu là người cùng vạch kế hoạch cuộc ném bom với ông Nguyễn Văn Lực, một nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng, cha phi công Nguyễn Văn Cử, vì hòa thượng Thích Tâm Châu là bạn của ông Nguyễn Văn Lực. Lời đồn đại này xuất hiện sau tháng 11/1963, tức sau cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo.

Đây là một đồn đoán huyễn hoặc, không có cơ sở, vì chỉ từ quan hệ bạn bè mà suy diễn. Và vào năm 1962, mâu thuẫn giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm chưa phải đã lên cao như trong năm sau đó. Hiện nay, lời đồn đoán đó đã đi vào quên lãng. Các tài liệu sử học đáng tin cậy chỉ nói đến vai trò của ông Nguyễn Văn Lực trong cuộc đảo chính quân sự này.

Trong các tài liệu sử học mà tôi đọc được, đều không thấy đề cập đến mối liên hệ nào giữa cuộc ném bom Dinh Độc Lập năm 1926 của hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc với pháp nạn Phật giáo 1963, dù một vài tài liệu có nói ông Phạm Phú Quốc là Phật tử (pháp danh Như Hưng). Bài viết này sẽ bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 sự kiện đó, từ khía cạnh triết học.

Tuy nhiên, cần xác định rõ không phải là Phật giáo miền Nam có liên hệ gì với cuộc không kích Dinh Độc Lập năm 1962, mà là chỉ ra những tác động của cuộc ném bom này về mặt triết học đối với tổng thống Ngô Đình Diệm trong hành động đàn áp Phật giáo. Chính vì vậy, nên đây là một câu chuyện có liên hệ đến Phật giáo và do đó trở thành đối tượng tìm hiểu của bài viết này.

Cuộc không kích Dinh Độc Lập năm 1962

Như đã nói, đây là một cuộc đảo chính, với lực lượng quân sự được sử dụng là không quân, tấn công vào nơi cư trú của gia đình Ngô Đình Diệm, là đầu não của chế độ này.

Cuộc đảo chính trước hết là vấn đề của mâu thuẫn giữa chế độ Ngô Đình Diệm và Việt Nam Quốc Dân Đảng, không có liên hệ gì đến Phật giáo. Khẳng định lại một lần nữa như thế để xóa tan lời đồn đại sự dính líu của Phật giáo miền Nam vào cuộc đảo chính này.

Lập kế hoạch cho cuộc đảo chính là ông Nguyễn Văn Lực, một người lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng, chống chế độ Ngô Đình Diệm, đã từng bị tù tội. Theo kế hoạch, con trai ông Lực, trung úy Nguyễn Văn Cử, phi công lái máy bay cường kích Skyraider A1 cùng với một đồng đội, trung úy Phạm Phú Quốc, sinh năm 1935, lái phi cơ cùng loại thứ 2 tấn công Dinh Độc Lập.

Dinh Độc Lập đang bị oanh kích sáng ngày 27-2-1962
Dinh Độc Lập đang bị oanh kích sáng ngày 27-2-1962 (Ảnh: vnafmamn.com)

Bảy giờ sáng ngày 27/2/1962, cuộc tấn công đã diễn ra, khi 2 phi công nói trên điều khiển 2 máy bay cường kích quay về Sài Gòn trong một phi vụ ở đồng bằng sông Cửu Long và tấn công Dinh Độc Lập. Bom, rocket không điều khiển, đạn pháo đã được sử dụng, đánh chính xác vào cánh phía tây Dinh Độc Lập, nơi gia đình Ngô Đình Diệm cư trú, phá sập phần lớn cánh phía Tây của dinh thự này.

Hai máy bay đã không kích chỉ đánh vào mục tiêu một căn phòng trong Dinh Độc Lập và chịu đựng trong 30 phút đạn phòng không từ dưới đất bắn lên. Máy bay của Phạm Phú Quốc trúng đạn, bị rơi xuống sông Sài Gòn và phi công bị bắt giữ. Máy bay của Nguyễn Văn Cử bị đạn làm hư hại, hạ cánh khẩn cấp xuống Phnom Penh, phi công tị nạn chính trị.

Có cả máy bay cất cánh để không chiến, nhưng gặp trở ngại vì hỏa lực phòng không dưới đất không phân biệt được với máy bay tấn công Dinh Độc Lập.

Ngoại trừ bà Ngô Đình Nhu bị xây xát nhẹ ở tay, ông Ngô Đình Diệm và những người còn lại trong gia đình không hề hấn gì.

Bom, rocket không điều khiển, đạn pháo đã được sử dụng, đánh chính xác vào cánh phía tây Dinh Độc Lập, nơi gia đình Ngô Đình Diệm cư trú, phá sập phần lớn cánh phía Tây của dinh thự này. (Ảnh: LIFE Magazine)

Vấn đề triết học phát sinh từ cuộc không kích

Chính việc gia đình và cá nhân ông Ngô Đình Diệm không hề hấn gì đã tạo nên những tác động về mặt triết học. Tác động này diễn ra trên chính ông Diệm, gia đình, tức bộ máy cầm quyền, trung ương và các quan chức thân cận với gia đình này, gồm cả những binh lính, viên chức chính quyền cấp dưới của chế độ Ngô Đình Diệm.

Số đông người này đã chịu ảnh hưởng từ một chiến dịch truyền thông cho chế độ Ngô Đình Diệm phát động, mang màu sắc triết học.

Các phi công đảo chính đã thực hiện xuất sắc cuộc ném bom. Họ xác định đúng căn phòng Ngô Đình Diệm ở và thời điểm ông ta có mặt trong phòng. Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc nghĩ rằng cuộc ném bom đã đạt mục tiêu khi nhìn thấy khu vực được xác định của Dinh bị đánh sập hoàn toàn, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược (1).

 
Trái: Trung úy Phạm Phú  Quốc. Trung úy Nguyễn Văn Cử sau khi
hạ cánh khẩn cấp xuống Cambodia (Ảnh: vnafmamn.com)

Quả bom 230 kg đầu tiên đã ném trúng căn phòng ông Diệm đang ngồi đọc sách trong đó. Trái bom không nổ! Sau đó, Ngô Đình Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, vợ chồng ông Ngô Đình Nhu và các con nghe tiếng máy bay rít ngang kịp thời biết có cuộc không kích, đã trốn xuống tầng hầm ở cánh phía đông của Dinh.

Trong khi đó, bom và đạn pháo phá sập một phần cánh phía tây của Dinh.

Để hiểu được vấn đề triết học nảy sinh từ đây, chúng ta điểm qua về niềm tin tôn giáo và tư duy triết học của Ngô Đình Diệm và gia đình.

Ông Diệm theo đạo Ca tô La Mã một cách cực đoan, đồng thời, chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo. Ông ta tin vào “mệnh trời” trong sự nghiệp chính trị của mình. Toàn bộ gia đình Ngô Đình Diệm là những người ngoan đạo, cùng niềm tin như thế.

Niềm tin tôn giáo này có quan hệ chặt chẽ với hệ tư tưởng triết học của chính quyền Ngô Đình Diệm là triết học nhân vị. Triết học nhân vị của chính quyền Ngô Đình Diệm do Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị khai sinh, lấy từ triết học nhân vị Pháp, của một nhóm trí thức cấp tiến, đứng đầu là E. Mounier (1905 - 1950).

Sách “Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam”, Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, nhà xuất bản Hà Nội, 2001, đã viết như sau “Nhằm tạo ra một thứ triết học phục vụ lợi ích chính trị, Ngô Đình Nhu đã du nhập chủ nghĩa nhân vị của các nhà triết học Pháp để nhào nặn, tỉa rút, biến lý thuyết triết học này thành chỗ dựa để chống cộng sản” (trang 570).

Còn sách “Lịch sử triết học”, Bùi Thanh Quất, Vũ Tình (đồng chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục, 2001, nhận định triết học nhân vị ở miền Nam “gắn liền thần học với chủ nghĩa duy linh”. Chủ nghĩa duy linh ở đây là chủ nghĩa tôn thờ thượng đế, đấng thiêng liêng tạo ra vũ trụ, vạn vật con người. Tất nhiên, đó là chúa trời đạo Ca tô La Mã, trong bối cảnh cầm quyền của Ngô Đình Diệm.

Trong sách “Ảnh hưởng của triết học phương tây hiện đại ở Việt Nam”, Lê Thị Tuyết, Dương Quốc Quân đồng tác giả, nhà xuất bản Chính trị Hành chính, 2013, các tác giả viết: “Chủ nghĩa nhân vị được chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng như một công cụ chống cộng sản, nó hoàn toàn tương ứng với giáo lý của Công giáo. Đó vẫn chỉ như một giáo hội công giáo trung cổ, trung thành nghiêm ngặt với những giáo điều của cộng đồng Trent (1545-1563). Công giáo miền Nam Việt Nam muốn kiên trì những kỷ cương, đảm bảo tính liên tục của giáo lý, từ đó bác bỏ mọi cải cách”.

Đối với vai trò nhà cầm quyền, chủ nghĩa nhân vị thần thánh hóa vai trò người cầm quyền, mà ở đây là Ngô Đình Diệm và gia đình. Các tác giả Lê Thị Tuyết, Dương Quốc Quân (sách đã dẫn) nhận định: “Nó cho rằng quyền xã hội là quyền do Chúa ủy thác cho người nào đó, để người ấy thay chúa trị vì thiên hạ. Nó đòi hỏi mỗi nhân vị phải phục tùng quyền lực đó như “sứ mạng”, “trách nhiệm” đối với Đấng tạo hóa, thậm chí phải hy sinh tính mạng của mình cho quyền lực. Bổn phận đối với chính phủ còn cao hơn đối với cha mẹ, nếu bổn phận đối với cha mẹ mười phần, thì bổn phận đối với chính phủ còn gấp trăm, nghìn lần, vì đây là “ân huệ tràn trề”, “tình thương vô biên” của tạo hóa ban phát cho loài người.

Đề tài về quyền xã hội do chúa ủy thác này rất gắn với chủ nghĩa nhân vị Mỹ mà có lúc Diệm đã thừa nhận. Khác với nhóm E. Mounier ở Pháp, nó ra sức bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là việc bắt chước một học thuyết của nước ngoài. Đằng sau chủ nghĩa nhân vị Mỹ này, người ta thấy hiện lên hệ tư tưởng Khổng giáo với đạo tam cương hà khắc. Đó là vũ khí tinh thần cần thiết của tập đoàn địa chủ mại bản ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 của thế kỷ XX”.

Niềm tin vào “mệnh trời” ở Ngô Đình Diệm ngày càng củng cố sau các thành quả chính trị quân sự, như hạ bệ Bảo Đại, đánh dẹp Bình Xuyên và Hòa Hảo, mua chuộc tướng lĩnh quân đội Cao Đài, loại trừ Hộ pháp Phạm Công Tắc, dập tắt đảo chính của quân dù trước đó. 

Niềm tin “mệnh trời” ở Ngô Đình Diệm đã lên tới tột đỉnh khi bom đánh trúng phòng ông ở, lúc ông đang có mặt mà không nổ, nơi cư trú của gia đình ông bị san bằng mà hầu như không ai hề hấn gì. Ông Diệm coi đây là sự linh nghiệm của tôn giáo mà ông đang tôn thờ, sự xác tín của thứ triết học mà ông đang truyền bá. Ông ta tự xác định mình được sự che chở của Thượng đế theo mệnh trời một cách thiêng liêng, trở thành một tổng thống bất khả xâm phạm.

Do vậy, phản ứng của Ngô Đình Diệm sau cuộc ném bom không phải là bàng hoàng, hoảng hốt, sợ hãi, mà điềm tĩnh, tự tin, chiến thắng có phần đắc chí. Khía cạnh triết học của cuộc ném bom bắt đầu từ đây. Trong diễn văn ngắn trên đài phát thanh sau cuộc ném bom, ông Diệm nói mình thoát chết là do sự bảo vệ thiêng liêng.

Không lâu sau khi thoát hiểm, ông Diệm đi thăm các binh sĩ bị thương trong cuộc không kích, đơn vị không quân có máy bay không kích… Sau đó nữa là một thánh lễ tạ ơn được quảng bá rầm rộ như một cuộc khải hoàn vinh quang.

Bộ máy truyền thông của chính quyền Ngô Đình Diệm đã ra sức tuyên truyền cho điều được gọi là sự bảo vệ thiêng liêng này, nhằm củng cố cho quyền lực của chế độ.

Tất nhiên, việc thoát chết của tổng thống Diệm được sử dụng như một minh chứng cho triết học nhân vị với vị tổng thống “thiên mệnh”, được thượng đế che chở. Rằng việc cai trị của tổng thống là “do Chúa ủy thác”, không thể thay đổi, không thể đảo ngược.

Về khía cạnh tôn giáo, các thánh lễ tạ ơn được tổ chức ở các xứ đạo thể hiện niềm tin thiên chúa ủng hộ và che chở tổng thống, tổng thống là người trời, là bất khả xâm phạm. Từ đó, lan truyền những tin đậm màu sắc tôn giáo, như có người đã thấy Đức Mẹ hiện ra trên Dinh Độc Lập khi 2 máy bay Skyraider ném bom. Người ta coi việc bom rơi trúng phòng tổng thống mà không nổ là một phép lạ, một sự mầu nhiệm của ơn trên…

Cả tổng thống, gia đình, nhiều người trong bộ máy chính quyền và bộ phận tín đồ một tôn giáo đã như bị say thuốc trong chiến dịch tuyên truyền mang màu sắc triết học nhân vị. Họ tin cũng đúng, bởi ngoài cỗ máy tuyên truyền được huy động đến công suất đỉnh, còn một sự thật rất hiển nhiên và ấn tượng là Dinh Độc Lập sụp gần hết cánh trái, mà gia đình tổng thống, trong đó có giám mục Ngô Đình Thục vô sự. Trong khi đó, trong Dinh Độc Lập, có 3 người chết và 30 người khác bị thương.

Báo chí đăng bức ảnh bà Ngô Đình Nhu đứng trên đống đổ nát của Dinh Độc Lập, chỉ tay kẻ cả không phải với nét mặt đau xót, tiếc nuối, buồn bã, mà là kiêu hãnh, phấn chấn, tự tin. Một cuộc tấn công với 2 phi cơ đầy bom đạn, nửa giờ chiếm lĩnh bầu trời Sài Gòn, Dinh Độc Lập sụp đổ, nhưng nhà Ngô vẫn đứng vững, quyền lực vẫn nguyên vẹn. 

Báo chí đăng bức ảnh bà Nhu đứng trên đống đổ nát của Dinh Độc Lập, chỉ tay kẻ cả không phải với nét mặt đau xót, tiếc nuối, buồn bã, à là kiêu hãnh, phấn chấn, tự tin. (Ảnh: LIFE Magazine)

Những hệ quả
Các vấn đề triết học liên hệ đến việc ném bom Dinh Độc Lập, được cỗ máy tuyên tuyền của chế độ Ngô Đình Diệm khuếch đại, đã có những tác động ngược chiều và tai hại cho chính chế độ Ngô Đình Diệm.

Ngô Đình Diệm và gia đình từ tháng 2/1962, đã xử lý công việc chính trị với tư duy “thiên mệnh”, “được ơn trên bảo vệ” lên đến đỉnh điểm. Người ta thấy một sự ngạo mạn mang màu sắc duy tâm triết học. Tư duy ngạo mạn mang màu sắc triết học nhân vị đó đã đưa chế độ Ngô Đình Diệm lên đến đỉnh điểm độc tài, tàn bạo và mù quáng. Triết học nhân vị kiểu Ngô Đình Nhu được xác định đúng đắn trong thực tế và có tính chất thiêng liêng, nên ảnh hưởng của nó đối với hoạt động chính trị của chế độ Diệm trở nên tuyệt đối.

Triết học nhân vị trong môi trường như thế sau cuộc ném bom bất thành đến kỳ lạ đã làm Diệm và chế độ điều khiển chính sự miền Nam không còn bằng đầu óc của một nhà chính trị tỉnh táo nữa, mà bằng sự tự tin mụ mị, khinh thường tất cả phản ứng nguy hiểm. Pháp nạn 1963 diễn ra trong bối cảnh đó.

Triết lý trong sự kỳ thị và áp bức Phật giáo của chế độ Diệm là từ triết học nhân vị kiểu Nhu, được củng cố bởi niềm tin “thiên mệnh” lên tới cao điểm sau vụ ném bom. Tư tưởng công đồng Trent (1545-1563), cốt lõi của chủ nghĩa nhân vị kiểu Ngô Đình Nhu là tư tưởng coi mọi tôn giáo khác ngoài Ca tô La Mã đều là ma quỷ với sự miệt thị. Những người theo triết học nhân vị này, trong tình trạng say thuốc “thiên mệnh”, đã đối xử với Phật giáo một cách hết sức tàn bạo và không sợ những hậu quả có thể phát sinh. Chính điều đó đã dẫn chế độ Diệm đến chỗ sụp đổ.

Cuộc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962 có quan hệ gián tiếp với pháp nạn Phật giáo 1963 như vậy. Nó tạo một hiệu ứng triết học, từ đó ảnh hưởng đến hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với tất cả mọi trường hợp, trong đó có việc gây ra pháp nạn 1963. Có thể thấy điều này khi so sánh với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Giữa chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Phật giáo miền Nam cũng có mâu thuẫn, nhưng chính quyền Thiệu giải quyết vấn đề không bằng cơn say triết học nhân vị thiên mệnh, nên có những diễn tiến khác.

Quan điểm ảnh hưởng của triết học nhân vị thiên mệnh về tổng thống “mệnh trời” được đấng thiêng liêng bảo vệ cũng có thể làm những người tuy theo Diệm, thậm chí trong các lực lượng vũ trang, bán quân sự do Diệm Nhu lập ra, nuôi dưỡng nhưng đã đứng trơ ra nhìn cuộc đảo chính 1/11/1963, vì tin là tổng thống bất khả xâm phạm, giao phó mọi việc cho trời lo, mà trời rõ ràng cứu Diệm trong cuộc không kích 1962.

Bài này được viết để gởi đến những người bài Phật giáo ở hải ngoại đang toan tính phục hồi Ngô Đình Diệm cùng với triết học nhân vị. Cơn say thuốc triết học nhân vị từ 2/1962 cần được ghi nhận một cách nghiêm túc. Triết học nhân vị kiểu Ngô Đình Nhu đã lên đến đỉnh điểm từ những sự “mầu nhiệm” hay “phép lạ” như thế. Phục hồi Ngô Đình Diệm và những tư tưởng của ông ta qua triết học nhân vị, bài xích Phật giáo, chính là trở về với vết xe đổ hơn 50 năm trước. 

Lịch sử đã làm cho thuyết lý về sứ mệnh trị quốc thiêng liêng, về một tổng thống “mệnh trời” sụp đổ một cách thảm hại. Triết học nhân vị của Ngô Đình Nhu không phải chỉ là một mớ hỗ lốn triết học của E. Mounier, triết học nhân vị Mỹ, công đồng Trent, mà đã trở thành trò cười từ chiến dịch tuyên truyền sau cuộc không kích Dinh Độc Lập 1962. 

Những người lớn tuổi đã trải qua những ngày tháng hơn 50 năm trước nên nhớ lại việc này khi nói chuyện hoài niệm nhà Ngô. Còn những người trẻ ở hải ngoại thì nên biết có một chuyện bi hài như thế đã xảy ra, khi nghe những luận điệu “suy tôn Ngô Tổng Thống”.

Về mặt học thuật, bài viết muốn cung cấp cho bạn đọc nói chung một nội dung tìm hiểu mới về bối cảnh diễn ra Pháp nạn Phật giáo 1963, một vấn đề Phật giáo Việt Nam cần nghiên cứu.

Minh Thạnh
______________________________
(1)    Nhiều ý kiến quanh việc này. Có ý kiến cho rằng số vũ khí một máy bay cường kích Skyraider A1 mang theo, 3600kg mà ở đây là 2 chiếc, có thể san bằng Dinh Độc Lập, một tòa nhà xây dựng cuối thế kỷ XIX, lợp ngói, không bê tông cốt thép, khi đánh sập các cột chính. Nhưng Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử không muốn phá nát Dinh Độc Lập, mà chỉ nhắm đánh vào căn phòng riêng của Ngô Đình Diệm, là nơi ông này theo thông lệ có mặt vào buổi sáng sớm. Skyraider A1 là máy bay cánh quạt, có thể bay chậm và khi không kích Dinh Độc Lập đã bay rất thấp (150 mét, theo Wikipedia tiếng Anh, mục từ “1962 South Vietnamese Independence Palace bombing”), ném bom rất chính xác. Người viết bài này từng thấy phi công quân đội Sài Gòn dùng Skyraider A1 biểu diễn ném bom giả rơi đúng vào một chiếc thùng nổi trên sông Sài Gòn. Nếu san bằng Dinh Độc Lập thì cả gia đình Ngô Đình Diệm sẽ bị vùi trong đám đổ nát, kết quả có thể khác, nhưng nhiều người không liên quan đến gia đình họ Ngô sẽ đều chết hết. Chỉ vì 2 phi công đảo chính quá tự tin và không muốn hại người vô can, nên họ không đạt kết quả, chứ không có phép lạ gì ở đây. Trong bài “Phạm Phú Quốc và phi vụ thả bom Dinh Độc Lập, Sài Gòn, 1962”, đăng trên hon.net.co.uk, một phi công lái máy bay đánh chặn cuộc tấn công của Phạm Phú Quốc – Nguyễn Văn Cử viết rằng Phạm Phú Quốc có thả bom an toàn trên sông Sài Gòn trước khi đáp xuống nước. Bài này diễn giải “thả bom an toàn là thả bom mà ngòi nổ còn gài chốt, nên bom rời khỏi phi cơ, chìm xuống nước mà không nổ”.

Việc bom không được ném hết cho thấy các phi công đảo chính không có ý định san bằng Dinh Độc Lập.
Source: Phật Tử Việt Nam

Minh Thạnh
http://nguoiphattu.com/van-hoa/van-hoc-tuy-but/8299-canh-mai-va-cay-thong-trong-tam-tu-cua-thay-giac-tam.html