2021/09/02

KỶ NIỆM 76 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2021)

 

Ngày Quốc khánh là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


Sau khi Hà Nội và miền Bắc khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Đoàn Trung ương đón Người về ở căn gác 2, nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về công tác đối nội, đối ngoại, và đưa ra quyết định về việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt chính phủ lâm thời.
Từ sáng sớm lễ Quốc khánh ngày mùng 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ thắm đã dồn về quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố.
Hào hứng ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa quảng trường Ba Đình uy nghiêm, đội tự vệ vũ trang cùng đơn vị Quân Giải phóng đầu đội mũ ca lô, quân phục nghiêm trang, chỉnh tề, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài. Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Võ Nhai, lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, giờ đây vẫn nắm chắc tay súng, một lòng hướng tâm bảo vệ nền Độc lập mới ra đời. Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong nhân dân, ai ai cũng nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới- chế độ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cũng cùng giờ này, thì nhiều cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim đang hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ giây phút thiêng liêng nhất.
Đúng 14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo trong Chính phủ lâm thời bước ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng rựa rỡ đang từ từ được kéo lên theo nhịp điều của bài hát. Hàng chục vạn tay nắm chặt tay giơ lên ngang tai, thể hiện lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kiên cường, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.
Trên lễ đài lớn tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của đông đảo nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập !….Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”
Nhắc đến ngày lễ Quốc khánh 2/9 trong trái tim mỗi người Việt Nam lại bùng lên những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là dịp để bất cứ người dân Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, cùng nhau tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh bất khuất và biết ơn công lao của Bác Hồ vĩ đại – vị anh hùng dân tộc. Nhân dịp ngày lễ Quốc Khánh đang đến gần, chúng ta cùng nhau ôn lại những ý nghĩa lịch sử của ngày lễ trọng đại này.
Đã là người Việt Nam thì ngày mùng 2/9 mang một ý nghĩa không thể nào quên, chính ngày 2/9/1945 đã đi vào lịch sử, là ngày độc lập dân tộc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tại quảng trường Ba Đình lịch sử trước hơn 50 vạn dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới: khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với ý nghĩa lịch sử trọng đại này ngày mùng 2/9 đã được lấy làm ngày Quốc khánh của Việt Nam. Ngày 2/9 như một mốc son chói lọi, như một “chứng nhân lịch sử” dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ mà các thế hệ sẽ không thể nào quên.
Ngày Quốc khánh mùng 2/9 không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn mà còn như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ngày nay khi sinh ra trong hòa bình, không phải chứng kiến cảnh đất nước chia cắt, súng đạn và chiến tranh, phải luôn luôn học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, cũng như giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của ông cha ta, đã kiên cường bất khuất đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ Tổ quốc.
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt 76 năm qua.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, chúng ta cần đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong những tháng qua tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước đang gồng mình chống dịch. Các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xong tin rằng mỗi người dân Việt Nam luôn tự hào về ngày Quốc khánh của dân tộc, cùng đoàn kết vượt qua khó khăn, quyết chiến thắng dịch bệnh Covid-19, viết tiếp truyền thống của dân tộc anh hùng./.

NHB-H3

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG KẺ LIVESTREAM DẠY CÁCH CHỐNG DỊCH

 Hướng Dương

        Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp với tổng số nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là hơn 218.643.000 người, trên 4.535.000 người tử vong (theo thống kê của trang Ncov.moh.gov.vn vào hồi 17h ngày 01/9/2021). Nếu chúng ta để ý đến top 20 các quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm Covid-19 thì có thể nhận thấy rằng đa số đều là các quốc gia phát triển, có năng lực kinh tế, y tế rất mạnh nhưng đều đã ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 ở con số "triệu ca" và chưa có dấu hiệu hoàn toàn dừng lại như Ấn Độ, Anh, Pháp...

        Trong thời gian gần 2 năm xảy ra đại dịch thì tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới (ngoại trừ Triều Tiên khi nước này chưa hề công bố bất cứ một số liệu nào liên quan đến ca dương tính covid-19 ở trong nước) đều đã và đang thực hiện rất nhiều các biện pháp chống dịch khác nhau gồm cả giãn cách, phong tỏa, cấm tập trung, tiêm vaccine... Điều đó cho thấy ngay cả các quốc gia phát triển nhất hay giàu có nhất thì cũng chưa có quốc gia nào dám vỗ ngực rằng cách chống dịch của mình là tốt nhất và đạt hiệu quả 100%.

        Covid-19 cho đến nay vẫn là một dịch bệnh mới và khó lường với nhiều biến thể đã được phát hiện, ngay cả các chuyên gia y tế, dịch tễ hàng đầu của Mỹ hay châu Âu cùng là vừa chống dịch vừa nghiên cứu, vừa làm vừa học, vừa chữa trị vừa rút kinh nghiệm... chưa có bất cứ biện pháp nào là hoàn hảo ngay lần đầu tiên thử nghiệm. Thậm chí là cả với vaccine - chẳng có nhà sản xuất nào khẳng định vaccine của mình 100% ngừa được Covid-19 và các biến thể của nó.

        Tuy nhiên, điều mà khiến các chuyên gia dịch tễ hàng đầu thế giới lúng túng, các y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao tại các trường đại học uy tín cảm thấy khó khăn thì lại là chuyện hết sức dễ dàng đối với một số "anh hùng bàn phím". Trương Quốc Huy hay Nguyễn Phúc Gia Huy hay rất nhiều kẻ khác chúng vỗ ngực lên mạng xã hội dạy các y bác sỹ, dạy chính quyền, dạy các nhà khoa học phải làm như thế này, như thế kia mới đúng, phải chống dịch như thế này mới hiệu quả... thật đáng tiếc là Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác chưa biết "trọng dụng nhân tài", để chúng nói hàng giờ trên các livestream mà chưa mời chúng về tham gia chống dịch nên tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong mới tăng vọt lên như thế.


        Những gì Trương Quốc Huy hay Nguyễn Phúc Gia Huy hay bất cứ kẻ nào phát ngôn trên mạng xã hội không giúp cho virus Covid-19 bị chết, không thể làm giảm số ca F0, không thể giúp bình oxy đầy càng không giúp cho dịch bệnh có thể được kiểm soát. Ngược lại, nó sẽ gieo vào lòng người con virus nghi kỵ, làm cho xã hội bất an, người dân không đoàn kết, làm suy yếu sức mạnh toàn dân và tạo sơ hở cho không chỉ virus Covid-19 mà còn là những thành phần phá hoại, phản động thừa cơ gây nên bất ổn.

        Dịch bệnh đã đủ khiến cho người dân cảm thấy mệt mỏi, vậy không lẽ người ta còn cố nghe theo những lời kích động khiến cho xã hội rối loạn, đất nước chia rẽ, bị tàn phá bởi bạo loạn, khủng bố hay sao?

        Thử hỏi rằng nếu chẳng may bạn bị nhiễm bệnh thì những kẻ livetream sẽ giúp bạn đi cấp cứu, đi chữa trị hay là các y, bác sĩ đây? Vậy nên hãy tỉnh táo và cảnh giác với những chiêu trò núp bóng livestream giúp bạn chống dịch.

NGỌN LỬA CÁCH MẠNG BẤT DIỆT SOI RỌI TƯƠNG LAI

 Ngày này 76 năm về trước - ngày 2-9-1945 - tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập”, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự kiện trọng đại này là mốc son chói lọi trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2-9-1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hành trình vinh quang 76 năm qua, thực hiện Lời thề Độc lập thiêng liêng: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”, nhân dân ta đã đổ biết bao công sức, trí tuệ, hy sinh xương máu để giữ vững thành quả và thực hiện mục tiêu cao cả: Độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. 

Tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập mùa thu năm 1945 đã truyền lửa cách mạng cho dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Quân và dân ta, với niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng, bằng sức mạnh và ý chí kiên cường của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đã đập tan hai cuộc xâm lược của thực dân, đế quốc mà dấu son là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất non sông, đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Xúc động ôn lại những trang sử hào hùng của một dân tộc anh hùng, chúng ta càng trào dâng niềm tự hào về những ngày mùa thu sục sôi cách mạng - mùa thu độc lập cách đây 76 năm. Thắng lợi vĩ đại ấy đã khẳng định vai trò, sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Đảng luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; quy tụ và phát huy được lòng yêu nước của toàn thể các tầng lớp nhân dân, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.

Vận dụng sáng tạo, phát huy những bài học kinh nghiệm quý báu, những tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập, qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Ngày nay, đất nước ta đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trước mắt, đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống xã hội... Tận dụng thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết một lòng, tận tâm tận lực, nâng cao ý chí, giữ vững thành quả cách mạng, tiếp tục thực hiện các mục tiêu cao cả của Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập. Trên con đường vinh quang ấy, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, chúng ta luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng và con đường mà Ðảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực tự cường, bài học thành công về chớp thời cơ cách mạng, về đường lối độc lập tự chủ, sáng tạo, “mang sức ta mà giải phóng cho ta”, chúng ta cùng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Trước mắt, tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, phát huy mạnh mẽ tinh thần muôn người như một để chiến thắng đại dịch Covid-19.

Phát huy tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng ta cùng đồng tâm, hiệp lực, nỗ lực phấn đấu, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực hiện thành công ước vọng của toàn dân tộc Việt Nam là phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hào khí và ngọn lửa bất diệt của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 mãi mãi soi rọi cho tương lai tươi sáng của dân tộc ta đi đến đài vinh quang!

Ngày này 76 năm về trước - ngày 2-9-1945 - tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập”, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự kiện trọng đại này là mốc son chói lọi trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2-9-1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hành trình vinh quang 76 năm qua, thực hiện Lời thề Độc lập thiêng liêng: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”, nhân dân ta đã đổ biết bao công sức, trí tuệ, hy sinh xương máu để giữ vững thành quả và thực hiện mục tiêu cao cả: Độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập mùa thu năm 1945 đã truyền lửa cách mạng cho dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Quân và dân ta, với niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng, bằng sức mạnh và ý chí kiên cường của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đã đập tan hai cuộc xâm lược của thực dân, đế quốc mà dấu son là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất non sông, đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Xúc động ôn lại những trang sử hào hùng của một dân tộc anh hùng, chúng ta càng trào dâng niềm tự hào về những ngày mùa thu sục sôi cách mạng - mùa thu độc lập cách đây 76 năm. Thắng lợi vĩ đại ấy đã khẳng định vai trò, sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Đảng luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; quy tụ và phát huy được lòng yêu nước của toàn thể các tầng lớp nhân dân, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.

Vận dụng sáng tạo, phát huy những bài học kinh nghiệm quý báu, những tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập, qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Ngày nay, đất nước ta đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trước mắt, đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống xã hội... Tận dụng thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết một lòng, tận tâm tận lực, nâng cao ý chí, giữ vững thành quả cách mạng, tiếp tục thực hiện các mục tiêu cao cả của Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập. Trên con đường vinh quang ấy, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, chúng ta luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng và con đường mà Ðảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực tự cường, bài học thành công về chớp thời cơ cách mạng, về đường lối độc lập tự chủ, sáng tạo, “mang sức ta mà giải phóng cho ta”, chúng ta cùng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Trước mắt, tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, phát huy mạnh mẽ tinh thần muôn người như một để chiến thắng đại dịch Covid-19.

Phát huy tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng ta cùng đồng tâm, hiệp lực, nỗ lực phấn đấu, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực hiện thành công ước vọng của toàn dân tộc Việt Nam là phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hào khí và ngọn lửa bất diệt của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 mãi mãi soi rọi cho tương lai tươi sáng của dân tộc ta đi đến đài vinh quang!

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/

MỪNG LỄ QUỐC KHÁNH ĐẶC BIỆT

 Nam Việt

Mừng 2/9 năm nay kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021). Cách đây 76 năm, ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại cuộc mít tinh trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lễ kỷ niệm Quốc khánh năm nay lại mang nhiều nét đặc biệt bởi diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid 19 vẫn đang tiếp diễn phức tạp.


 Sự đặc biệt của ngày Quốc khánh năm nay được thể hiện ở chỗ:

Một là, một ngày Quốc khánh sẽ không có meeting, không có các chương trình gặp gỡ, không pháo hoa kỷ niệm

Do đang phải thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid19 nên dịp lễ Quốc khánh năm nay tại Hà Nội và hầu như các tỉnh thành trong cả nước nhiều hoạt động kỷ niệm không thể diễn ra.

Hằng năm, để chào đón lễ Quốc Khánh 2/9, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa, nhưng năm nay mọi người dân thành phố và cả nước đang cùng chung tay để dập dịch. Nhiều tỉnh thành phố cũng đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường phòng, chống dịch Covid 19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Hai là, lòng yêu nước trong ngày lễ Quốc khánh được thể hiện bằng hành động ở nhà, thực hiện nghiêm túc 5K của Bộ Y tế

Ngày Tết Độc lập hàng năm, nhân dân cả nước hướng về Quảng trường Ba Đình lịch sử, nhiều người dân Hà Nội vào Lăng dâng hương, tưởng nhớ Bác. Nhưng năm nay thì lại có nét độc đáo riêng, mọi người dân cùng chung tay chống dịch, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch… những hành động đó sẽ như là một lời tri ân tới Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta.

Nghỉ lễ Quốc khánh, mọi người dân không ùn ùn đổ về quê như mọi năm. Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 năm nay có thể nói là mùa Lễ đặc biệt nhất, có 1- 0 - 2 mà nhiều người chưa bao giờ trải qua. Thông thường, đây là dịp nghỉ Lễ và mọi người có cơ hội đi du lịch, xum họp gia đình - một dịp để mọi người tụ tập, hòa cùng niềm vui chung của đất nước. Nhưng mừng Quốc khánh năm nay, đó là kỳ nghỉ Lễ xa nhà, xa gia đình và tham gia phòng, chống dịch.

Ba là, lễ Quốc khánh nhưng sẽ không có sự ngưng nghỉ cho các y các sỹ, cán bộ tuyến đầu phục vụ phòng, chống dịch

Trong những ngày này tại nơi tuyến đầu chống dịch, nhiều bệnh viện dã chiến, khu thu dung điều trị ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong cả nước, cường độ làm việc của các y, bác sĩ đang ở mức độ rất cao để đáp ứng khối lượng công việc khổng lồ, lấy mẫu xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân.

Kỳ nghỉ Lễ có nhiều ý nghĩa với các cán bộ, y, bác sĩ, các cá nhân đang ngày đêm tham gia góp sức cho xã hội trong cuộc chiến chống đại dịch, mong sớm đem lại cuộc sống bình yên cho mọi người. Có lẽ niềm vui của các y, bác sĩ nơi tuyến đầu trong ngày lễ Quốc khánh là được thấy nhiều bệnh nhân Covid 19 được xuất viện, trở về cuộc sống thường ngày, thấy người thân của mình khỏe mạnh và bình an. Đây là những món quà ý nghĩa nhất hòa chung với ngày Tết Độc lập của đất nước.

Mừng Quốc khánh năm nay sẽ có nhiều ý nghĩa đối với các lực lượng tuyến đầu chống dịch, các bạn trẻ đang sống trong những ngày tháng mà đại dịch vẫn đang hoàng hành. Ngày lễ Quốc khánh năm nay thật đặc biệt vì đó là thời gian để chúng ta thể hiện lòng yêu nước trong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay.

Dù đang phải căng mình phòng, chống dịch nhưng nhân dân cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng vững tin một ngày không xa cả nước sẽ đẩy lùi được dịch bệnh. Trong lịch sử dân tộc ta đã chiến thắng rất nhiều kẻ thù, nhưng với kẻ thù vô hình này để chiến thắng cần thực hiện tốt “thông điệp 5K + vắc xin + ý thức của mỗi cá nhân”, đây là những yếu tố tiên quyết bảo đảm chúng ta chiến thắng đại dịch, sớm trở lại cuộc sống bình thường mới.

Các khẩu hiệu, băng rôn vẫn ngập tràn trên các đường phố Hà Nội, những lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay trước cửa mỗi hộ gia đình. Mừng lễ Quốc khánh, mừng Tết Độc lập đặc biệt, mọi người dân tự nhủ trong lòng mình sẽ nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương chiến thắng đại dịch.

Mừng Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

BỘ ĐỘI KHÔNG THỂ LÀ PHÉP THỬ, THƯA ÔNG MẠC VĂN TRANG

 

Viễn


Mới đây, nhà “dân chủ” Mạc Văn Trang có bài viết trên face cá nhân cho rằng việc huy động quân đội vào giúp dân tại thành phố Hồ Chí Minh là một phép thử, và đó là một phép thử thất bại, phép thử sai.

Mạc văn Trang viết “Không biết ai là tác giả đích thực của quyết định “Bộ đội đi chợ hộ dân” trong thời gian giãn cách “tuyệt đối” tại thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều người lên tiếng, đó là một sai lầm, làm khổ lính, khổ dâb, gây ra lắm chuyện bi hài; Ở góc độ tâm lý xã hội thì đây là một thử nghiệm thú vị, cho dù kết quả thử nghiệm đã chứng minh giả thuyết là sai”…

Có thể nói đây là một luận điểm khá mất dạy của Mạc Văn Trang nhằm xuyên tạc chủ trương đưa quân đội vào hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh chống dịch và kích động dư luận.

Chủ trương đưa quân đội vàogiúp thành phố Hồ Chí Minh chống dịch là một chủ trương lớn của Chính phủ, nó không bao giờ là một phép thẻ như Mạc Văn Trang nói.

Và đây là một chủ trương đúng.

Quân đội vào thành phố Hồ Chí Minh đã giúp thành phố thực hiện nghiêm được lệnh giãn cách, hạn chế số lượng người ra đường, tạo điều kiện giúp thành phố hạn chế được số ca lây nhiễm

Quân đội vào thành phố Hồ Chí Minh đã giúp cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân, đảm bảo chăm lo cho người dân và vấn đề an ninh xã hội.

Quân đội vào thành phố Hồ Chí Minh đã giúp duy trì trật tự xã hội.

Quân đội vào thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong người dân, thắt chặt thêm tình quân dân.

Đã có hàng vạn câu chuyện, hình ảnh đẹp về việc bộ đội giúp dân chống dịch.

Những điều đó nói lên rằng chủ trương đưa quân đội vào giúp dân là xác đáng và hợp lý. Dù còn một số vấn đề chưa được như ý nhưng không thể nói đây là phép thử sai.

Phải khẳng định đây là một chủ trương đúng chứ không thể là một phép thử sai.

Tôi chắc chắn gia đình Mạc Văn Trang cũng nhận được sự trợ giúp từ lực lượng quân đội, thế mà ông ta vẫn cất lời thế này thì tôi cúng bó tay cho sự đa nhân cách của ông.

Rõ ràng, nhà chấy chức rận chủ thì mãi mãi là rận mà thôi.

XUNG QUANH VIỆC KHỞI TỐ, BẮT GIAM BÙI VĂN THUẬN

 Đắc Chí

Vừa qua, ngày 30/8/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Bùi Văn Thuận về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Như thường lệ, sau khi Bùi Văn Thuận bị bắt, một số đài báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, VOA… lại đăng tải các bài viết có nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc rằng Thuận bị bắt là do chính quyền “đàn áp người bất đồng chính kiến”, “đàn áp những tiếng nói tri thức”, do “nói thẳng, nói thật, nói sâu vào vấn đề và dùng ngôn từ rất sắc lẹm; điều đó làm cho nhà cầm quyền Đảng Cộng sản khó chịu”… Thậm chí, một số ý kiến còn có đánh giá Thuận là “người có những bình luận về chính trị, thời sự hội VN khá sắc bén được nhiều người ưa thích trên mạng xã hội”; và rằng Thuận chỉ lên tiếng “bảo vệ quyền của con người” hay “chỉ sai với nhà cầm quyền chứ không hề sai với dân”… Nhưng sự thật về đối tượng này không như những lời hoa mỹ đó.

Đối tượng Bùi Văn Thuận (Ảnh FB)

Theo thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, Bùi Văn Thuận, sinh năm 1981, quê ở xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; trú tại tổ dân phố Hữu Nhân, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đáng chú ý, trước khi sa chân vào “con đường tội lỗi” Thuận từng là giáo viên hợp đồng của một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội.

Từ chỗ đăng tải về các vấn đề tiêu cực trong xã hội, Thuận được các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong tổ chức phản động “Hội Anh em dân chủ” móc nối, lôi kéo tham gia và được giao nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển lực lượng ở trong nước từ năm 2013. Tháng 10/2013, Thuận được phân công là thành viên Ban truyền thông của “Hội Anh em dân chủ” với nhiệm vụ quản trị các Fanpage và nhóm kín của Hội.

Với vai trò trên, Bùi Văn Thuận đã lập và sử dụng các tài khoản facebook cá nhân“Thuan Van Bui”, “Từ Việt Dân” và fanpage “Cha già dân tộc - danh nhân văn hóa quốc tế Việt Nam”; và thường xuyên viết, đăng tải, chia sẻ, tán phát nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chế độ, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi lem, xúc phạm lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh; bóp méo sự thật, xuyên tạc vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền; gần đây là những bài viết tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương...

Đồng thời, Bùi Văn Thuận cũng thường xuyên có quan hệ thân thiết với số đối tượng chống đối như Nguyễn Lân Thắng, Mai Phương Thảo, Lê Nguyễn Hoàng, Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền… thường xuyên gia vào các cuộc biểu tình, tuyên truyền, lôi kéo, kích động người dân, gây rối an ninh, trật tự. Đáng chú ý, năm 2017, Bùi Văn Thuận đã tham gia lập nhóm chống đối có tên “Nghiên cứu thể chế” với tư cách là thư ký của nhóm cùng các đối tượng Nguyễn Vũ Bình và Lê Anh Hùng với mục đích nghiên cứu, xây dựng cái gọi là “thể chế dân chủ mới ở Việt Nam”. 

Điều đáng nói, mặc dù nhiều đối tượng cốt cán trong nhóm “Hội Anh em dân chủ” đã bị cơ quan chức năng bắt, xử lý về các hành vi chống phá, vi phạm pháp luật nhưng Bùi Văn Thuận vẫn biết không biết lấy đó mà làm gương khi vẫn thường xuyên liên lạc, móc nối quan hệ với các đối tượng chống đối khác, đồng thời tiếp tục đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, chống phá đất nước.

Qua những gì Bùi Văn Thuận đã thể hiện, có thể thấy đối tượng này ý thức được hậu quả từ các việc làm sai trái của mình. Bỏ qua những nhắc nhở, cảnh báo Bùi Văn Thuận ngày càng dấn sâu vào con đường chống phá Nhà nước một cách cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Vì thế, việc Bùi Văn Thuận bị khởi tố là tất yếu, là hậu quả không thể tránh khỏi từ các hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước” của Thuận. Cho nên không có bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không có bất kỳ lý do nào có thể bảo vệ, bao biện cho các hành vi vi phạm pháp luật của Bùi Văn Thuận. Vì không chỉ với Việt Nam, mà với các quốc gia có chủ quyền, có hệ thống pháp luật chặt chẽ và nghiêm minh, mọi hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước đều bị xử lý trước pháp luật./.

HÀ NỘI QUYẾT LIỆT ĐƯA VIỆC THỰC HIỆN GIÃN CÁCH XÃ HỘI VÀO THỰC CHẤT, HIỆU QUẢ

Động thái nói trên xuất phát từ diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh covid19 trên địa bàn thủ đô, và việc nhận định còn không ít sơ hở trong tổ chức thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến nguy cơ lây lan dịch Covid-19 vẫn rất lớn. Trong đó đặc biệt là tình trạng còn nhiều người ra đường trong bối cảnh giãn cách xã hội.


Trên thực tế, trong quá trình triển khai đợt giãn cách xã hội lần thứ 3 liên tiếp, Hà Nội đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp để hạn chế tối đa việc người dân ra đường, không làm lây lan dịch bệnh thông qua việc thiết lập, tăng cường các chốt kiểm soát, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động trên hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng để người dân hiểu chấp hành… Cùng với đó là việc tăng cường xét nghiệm, truy vết Fo và khoanh vùng dập dịch, tiến tới thiết lập tình trạng bình thường cho toàn địa bàn thủ đô. Đại đa số người dân thủ đô đã thể hiện thái độ ủng hộ, đồng hành cùng các cơ quan phòng, chống dịch…

Tuy nhiên, thông qua các đợt kiểm tra và đặc biệt là diễn biến dịch bệnh đã chỉ ra không ít những lổ hổng, sơ hở trong công tác phòng, chống dịch nói chung, trong đó có công tác triển khai thực hiện giãn cách xã hội. Đặc biệt tại các khu phong toả “việc thực hiện nguyên tắc cách ly còn chưa nghiêm, có hiện tượng “chặt ngoài, lỏng trong”. Các ca dương tính với SARS-CoV-2 còn được phát hiện tại các khu chợ dân sinh, siêu thị; lái xe “luồng xanh”, lái xe cấp cứu 115 cũng đã ghi nhận dương tính...” (theo https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1010431/uy-vien-bo-chinh-tri-bi-thu-thanh-uy-ha-noi-dinh-tien-dung-triet-de-khac-phuc-so-ho-tap-trung-chan-dich-tu-goc).

Trước tình hình trên, song song với các biện pháp khác được đẩy mạnh, tăng cường như cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trước hết là người đứng đầu tiếp tục quán triệt chỉ đạo của Trung ương và thành phố; xác định rõ nhiệm vụ chính trị ưu tiên số 1 lúc này vẫn là phòng, chống Covid-19, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; thường xuyên rà soát, đánh giá, kịp thời rút kinh nghiệm, tập trung khắc phục triệt để những hạn chế, sơ hở. Hà Nội đã, đang triển khai cùng lúc nhiều biện pháp đề đưa việc giãn cách xã hội trở nên thực chất, góp phần đẩy lùi tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Hà Nội đẩy mạnh các biện pháp đưa giãn cách xã hội vào tực chất để sớm ổn định tình hình dịch bệnh covid19 (Nguồn: Fb). 

Như đã biết, việc thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ và cao hơn là chỉ thị 16 tăng cường là hệ thống các biện pháp cao nhất trong phòng, chống dịch covid19 và đã cho thấy sự hiệu quả trong 3 làn sóng dịch bệnh trước đây. Hà Nội cũng đã nhiều lần thành công nhờ áp dụng đúng đắn, kịp thời chỉ thị này. Do đó, trên cơ sở những kết quả đạt được trước đây, việc đưa giãn cách xã hội trở nên thực chất trở thành trụ cột, giải pháp xương sống trong phòng chống dịch của thủ đô.

Để thực hiện điều này, Hà Nội đã thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp, cụ thể như yêu cầu các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn trên toàn thành phố phải chủ động lên kế hoạch đánh giá các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ tạm... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động; tổ chức kiểm soát dịch chặt chẽ từ “gốc” tới từng ngõ, ngách, từng hộ gia đình.

Toàn thành phố tổ chức triển khai mô hình “Gia đình an toàn Covid-19”, yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết không ra đường khi không có việc cần thiết. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, làm chặt chẽ hơn việc quản lý người ra đường; học tập các mô hình đang được tổ chức hiệu quả tại quận Hai Bà Trưng; trọng tâm là siết chặt quản lý, kiểm tra, giám sát từ các ngõ, phố, kiểm tra lưu động trên các tuyến đường gắn với kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phương án sản xuất an toàn, cấp và sử dụng giấy đi đường...

Với quyết tâm, khí thế mới, Hà Nội sẽ sớm kiểm soát được tình hình dịch; trách nhiệm của người dân lúc này là hợp tác để sớm ổn định dịch trong thời gian sớm nhất có thể thay vì để tình trạng dịch bệnh tiếp tục tiềm ẩn và diễn biến phức tạp.

An Chiến

TRÊN 2000 CÁN BỘ NHIỄM BỆNH VÀ GẦN CHỤC CÁN BỘ HI SINH DO NHIỄM COVID19

Thông tin trên được ông Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết tại lễ khánh thành, đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến Phước Lộc điều trị bệnh nhân COVID-19 tại số 17, đường Phạm Hùng, xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh...

Là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, thời gian qua lực lượng Công an đã 500 ngày đêm cùng với Quân đội, Dân quân Tự vệ, đội ngũ y bác sĩ và nhiều lực lượng khác không chỉ trực tiếp tham gia vào công tác chống dịch mà còn đảm bảo giữ vững trật tự an toàn xã hội và có nhiều nghĩa cử đối với nhân dân. Nhiều gương sáng cán bộ chiến sỹ đã không quản ngại vất vả, khó khăn, thậm chí đã hi sinh để mang lại bình yên, an vui cho mỗi người dân.

Họ lặng lẽ, kiên trì bám chốt, bất kể ngày đêm, gạt đi những cực nhọc, những nỗi nhớ gia đình tại các khu phong toả, vùng cách ly. Cũng có không ít người trong họ đã phải hoãn ngày cưới hay phải chịu tang người dân tại chính nơi đang thực hiện nhiệm vụ.

Lực lượng Công an trên tuyến đầu chống dịch Covid19 (Nguồn: FB).

Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, dẫu biết rằng sự hi sinh, mất mát của họ (cùng với đội ngũ y bác sỹ, lực lượng Quân đội… ) là khó mà tránh khỏi. Đó mãi là bản hùng ca sống cho một giai đoạn đầy khó khăn trong cuộc chiến không hề có tiếng súng nhưng không kém phần khốc liệt, đau thương. Họ đã đổ máu vì sự sống và để cho rất nhiều cuộc sống được giữ lại. Nhưng thực sự khó hiểu và lấy làm băn khoăn khi đâu đó, vẫn có những cá nhân với những luận điệu dối trá, xảo biện đang ngày đêm tấn công và ra sức phủ nhận những cống hiến nhiệt thành, lặng lẽ của lực lượng tham gia phòng chống dịch, trong đó có lực lượng Công an trên tuyến đầu phòng chống dịch.

Điển hình và phổ biến hơn cả là việc không tiếc lời mắng chửi, cho rằng, lực lượng công an cùng với chủ trương “chống dịch như chống giặc” đang đẩy người dân, nhất là lao động nghèo, những người chịu tổn thất từ dịch bệnh vào cảnh tứ cố vô thân và đối diện với cái đói, rét trước khi đối diện với dịch bệnh… Đây cũng là luận điệu phổ biến để tấn công, chỉ trích, kích bác tính hiệu quả trong phòng chống dịch của Chính phủ và nhiều địa phương.

Song chính những kẻ đó không hề hiểu rằng, nếu không có chủ trương đó, nếu không có những cán bộ Công an, Quân đội, Y tế tuyến đầu tham gia các chốt phòng dịch; không có sự quyết liệt, khẩn trương từ việc áp dụng giãn cách xã hội với những giải pháp hạn chế người dân ra đường, tạo điều kiện để truy nguyên F0, khoanh vùng dập dịch thì VN đã là một Ấn Độ thứ hai với số lượng cá bệnh và số lượng người tử vong không ở những con số như hiện nay.

Chúng cũng không hiểu rằng, đơn giản họ đang thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và đó là cái giá để đổi lấy những ngày tháng bình yên, vui tươi như trước đây…

Nhìn những cảnh tượng cán bộ Công an giúp đỡ người dân trong bối cảnh dịch dã phức tạp và sự cố gắng, thầm lặng trong công việc đang làm, bất cứ ai trong chúng ta đều hiểu rằng, họ không bao giờ đối đầu lại với nhân dân. Việc họ chấp nhận hi sinh, chịu phần nhiều những tổn thất về mình cũng không ngoài những mục tiêu tốt đẹp đến đất nước, đồng bào mình. Lẽ vì thế, trước những tổn thất to lớn mà lực lượng này đang gặp phải, nên chăng cần những sự sẻ chia, tri ân. Vì chỉ có như thế những nỗi đau mới được an ủi và sẽ có nhiều hơn những gương cán bộ xông pha trên trận tuyến chống lại đại dịch đang uy hiếp sự sống loài người này.

An Chiến

VỤ MỸ THUÊ ĐẤT XÂY DỰNG ĐẠI SỨ QUÁN PHƠI BÀY BẢN CHẤT GIẢ HIỆU CỦA DÂN CHỦ XỨ TA

Có lẽ rất nhiều người đã chờ đợi những tiếng phản đối từ đám dân chủ xứ ta sau khi Đại biện lâm thời Mỹ cùng Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng đặt bút ký vào thỏa thuận thuê đất để xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ chiều 25/8/2021 (Theo thoả thuận thì phía Mỹ sẽ thuê khu đất với thời hạn là 99 năm; đại sứ quán Mỹ có quy mô xây dựng 39.000 m2 trên diện tích 3,2 ha và ngân sách xây dựng trụ sở mới Đại sứ quán Mỹ là 1,2 tỉ USD). 


Vì ít ra như thế thì mới không băn khoăn hoặc lấy làm khó hiểu khi cũng với con số 99 năm (thời hạn cho thuê đất) trong dự luật Đặc khu hành chính được đưa ra thảo luận vào năm 2018, chính họ đã lao xổ, không tiếc lời chỉ trích nhà nước trên nhiều diễn đàn khác nhau. 

Không dừng lại đó, đã xuất hiện những cuộc biểu tình dưới các quy mô khác nhau để phản đối nội dung trên của dự luật. Trên không gian mạng, nhiều nhà dân chủ say sưa nói về nào là "nguy cơ", "hậu quả nhãn tiền"... nếu dự luật trên được thông qua... 

Nhưng rồi - họ (những nhà dân chủ đã lên tiếng năm ấy) vẫn im lặng bất chấp diện tích người Mỹ đứng ra thuê và được đồng ý không phải là ít – với 3,2 ha. Địa điểm lại không phải quá xa xôi ở tận Phú Quốc (Kiên Giang), Quảng Ninh hay Khánh Hoà mà là ở thủ đô Hà Nội – nơi trái tim, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước…

Đó là chưa nói tới việc, con số 99 năm trong dự luật Đặc khu đó mới chỉ là “dự thảo” và đang bàn để thống nhất chứ dư luật được nói đến chưa được ban hành.
Cận cảnh khu đất 3,2 ha xây dựng công trình Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội (Nguồn: FB).

Điều đó ngay lập tức chỉ với chúng ta rằng, những tiếng tri hô, phản đối và cả những cuộc tuần hành, biểu tình quy mô lớn (suýt nữa thành bạo loạn) từng xảy ra - chẳng qua chỉ là chiêu trò giả hiệu của những kẻ "đục nước béo cò". Cái họ hướng đến không phải là chủ quyền lãnh thổ, là sự đảm bảo của an ninh quốc gia hay những vấn đề sâu xa hơn thế. Đơn giản đó chỉ là một cái cớ để họ lên tiếng và hành động tấn công nhà nước, chế độ.

Bởi nếu họ thực tâm thì họ sẽ lên tiếng, sẽ ngăn cản, thậm chí có tuần hành trước Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội dù dịch bệnh covid19 đang diễn biến phức tạp. Và người viết gọi đó là một sự im lặng chết người.

Họ từ chỗ sính ngoại, mê mẩn với những giá trị, đồng đô la của quan thầy phương Tây đến chỗ thần phục một cách vô điều kiện. Trước mắt họ thay vì đặt ra những câu hỏi, băn khoăn liệu người Mỹ có chiêu trò gì trong việc thuê đất nói trên hay chí ít là điều đó có ảnh hưởng gì tới quỹ đất của Thành phố Hà Nội… là những sự hoan hỉ, là việc nghĩ tới những viễn cảnh chính họ sẽ có mặt trong những khu phức tạp Đại sứ quán Mỹ trong khuôn viên rộng đến gần 40.000 m2.

Bản chất vong bản vì thế sớm lộ ra từ những động thái được cho là khôn ngoan của đám dân chủ xứ ta. Họ đã cố che dấu bằng chính sự im lặng nhưng hoàn toàn không hiểu rằng, chính điều đó đã tạo ra sự đối sánh và làm phơi bày rõ hơn những khuyết tật trong nhân vị của những kẻ từ lâu đã bán mình cho quỹ dữ; chỉ cần có thời cơ sẽ sẵn sàng bán rẻ giang sơn Tổ quốc cho ngoại bang.

Nói ra điều đó ít nhiều cũng đủ để thấy rằng: Từ sâu thẳm không phải bất cứ ai lên tiếng phản biện về những vấn đề trọng yếu là những người yêu nước; một bộ phận trong chúng kỳ thực đang diễn kịch hơn là thực chất…

An Chiến

NGHỈ LỄ NHƯNG KHÔNG QUÊN CHỐNG DỊCH

 Đó là tinh thần chủ đạo trong công điện của Thủ tướng Chính phủ gửi chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong dịp lễ 2/9 năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh covid19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

"1. Các địa phương đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội:
Tiếp tục quán triệt sâu sắc các cấp chính quyền, nhất là tại cấp cơ sở về tinh thần chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 86/NQ-CP, Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22-8-2021 và Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23-8-2021.

Tăng cường thực hiện nghiêm, triệt để, dứt khoát việc giãn cách xã hội theo tinh thần “ai ở đâu ở đó”; tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người, không để tình trạng người dân di chuyển, ra đường gia tăng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Tổ chức tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, an toàn trật tự xã hội để người dân tự giác, yên tâm tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuyệt đối không để đứt gãy chuỗi cung ứng an sinh, bảo đảm tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở trong thời gian nghỉ lễ và thực hiện giám sát xã hội.

2. Các địa phương khác:

Tăng cường áp dụng và thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, nhất là yêu cầu thực hiện thông điệp 5K; kiên quyết dừng tổ chức các lễ hội, tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động tại các khu vực công cộng, các cơ sở vui chơi giải trí, các địa điểm du lịch, địa điểm tâm linh và tăng cường kiểm tra, kiểm soát, không cho tụ tập đông người tại các địa điểm này.

Người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp chịu trách nhiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn; tăng cường và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm.

Tổ chức ứng trực 24/24 đối với các lực lượng tham gia chống dịch để kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề phát sinh trước diễn biến dịch bệnh; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, làm dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm, bùng phát như dịp nghỉ lễ 30-4".
Như nội dung công điện đã cho biết rõ, những yêu cầu nói trên xuất phát từ diễn biến tình hình tiếp tục phức tạp tại nhiều địa phương, do đó yêu cầu đặt ra vẫn phải siết chặt các biện pháp phòng chống dịch không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Thực hiện nghiêm giãn cách xã hội trong kỳ nghỉ lễ (Nguồn: Fb).

Trong khi đó, thực tế những đợt nghỉ lễ trước đây. Gần nhất là dịp 30/4 vừa qua cho thấy: Chính những sơ hở, thiếu sót và đặc biệt là sự chủ quan đã khiến nhiều địa phương phải trả những cái giá cực đắt.

Cũng xin nhắc lại rằng, việc bùng phát trên diện rộng tại nhiều địa phương trên cả nước như hiện nay ngoài những nguyên nhân khách quan như covid19 liên tục biến thể thì còn có nguyên nhân từ sự chủ quan, lơ là trong dịp lễ 30/4.

Từ thực tế những gì diễn ra đã cho thấy: Với tâm lý xả hơi và tâm thế thoải mái khi được nghỉ lễ, đã không ít người sẵn sàng bỏ quên những quy định phòng chống dịch để gặp gỡ nhiều người, tụ tập ăn uống, liên hoan. Đây chính là những ngõ hầu căn bản khiến tình trạng lây lan dịch bệnh diễn ra nhanh chóng và khó kiểm soát.

Lẽ vì thế, rút kinh nghiệm từ những đợt dịch trước và xác định dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nên Chính phủ đã nhanh chóng có công điện chỉ đạo; với những biện pháp, chế tài hết sức rõ ràng, cụ thể.

Hi vọng rằng, sự chủ động về công tác lãnh đạo, chỉ đạo sẽ giúp cho các địa phương, nhất là địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ có được những điều kiện căn bản để chống dịch trong kỳ nghỉ lễ 2/9. Đồng thời, đó cũng là sự nhắc nhở với bất cứ ai trong chúng ta.

Rằng dịch bệnh không từ một ai. Bất kể đó là già trẻ, có bệnh nền hay không bệnh nền; được tiêm vắc xin hay chưa được tiêm. Chỉ có nâng cao ý thức, chấp hành quy định 5K, quy định phòng dịch khác mới là lá chắn giúp bản thân, gia đình, người thân yêu an toàn trước đại dịch toàn cầu này!

An Chiến