2021/08/12

Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 7

 (Chinhphu.vn) - Vấn đề tiêm vaccine phòng chống COVID-19, gỡ vướng lưu thông hàng hóa, các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp... là những nội dung được báo chí quan tâm, đặt nhiều câu hỏi tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 chiều 11/8.



Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

PV Khánh Huyền (VTV): Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư đã gây thiệt hại lớn cho kinh tế và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp. Được biết Bộ Tài chính đã kịp thời đề xuất Thường trực Chính phủ để gỡ rối cho doanh nghiệp. Xin hỏi đến nay, Chính phủ đã trình UBTVQH phê duyệt gói hỗ trợ này chưa và dự kiến sẽ miễn giảm những loại thuế gì?

.

Hin nay hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán HOSE đã thông suốt, ổn định. Xin hỏi bao giờ thì có thể thực hiện giao dịch lô 10 để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư?

.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi: Bộ Tài chính đã có chỉ đạo đối với việc triển khai các giải pháp để sớm nhất trong tháng 8 có thể quay lại lô giao dịch 10 trước khi tăng lô lên. Tôi cũng vừa nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo tình dịch dịch bệnh ở TPHCM, nơi Sở Giao dịch Chứng khoán đóng trụ sở, rất căng thẳng. Ngay chính Sở Giao dịch Chứng khoán cũng có F0 nên việc triển khai test hệ thống rồi giao dịch chuyển thử có khả năng chậm lại. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để khi tình hình dịch bệnh ở TPHCM cũng như ở Sở GDCK TPHCM cho phép thì ngay lập tức hoạt động trở lại. Hy vọng với tiến độ kiểm soát dịch bệnh ở TPHCM, chúng ta có thể trở lại trong tháng 8 này.

.

Liên quan đến các chính sách sắp tới theo Nghị quyết cũng như chỉ đạo của Quốc hội đối với việc hỗ trợ các DN và các tổ chức, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do dịch bệnh, như các đồng chí đã biết, các chính sách của năm 2020 được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện là gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm các khoản thuế phí, lệ phí. Dự kiến trong năm 2021, khoản hỗ trợ  là 118.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng rà soát, đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định một số giải pháp:

.

Tiếp tục giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hộ kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, chúng tôi dự kiến có doanh thu dưới 200 tỷ đồng; giảm các loại thuế phải nộp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh hàng quán với mọi hình thức khai nộp thuế, chúng tôi dự kiến là sẽ giảm 50%.

.

Giảm thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như GTVT, kinh doanh lưu trú, du lịch…

.

Miễn tiền chậm nộp thuế cho người nộp thuế gặp khó khăn.

.

Giảm tiền thuê đất phải nộp năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn, tổng giá trị ước tính của gói hỗ trợ tiếp theo mà Bộ Tài chính đang đề xuất là trên 20.000 tỷ đồng.

.

Về tiến độ triển khai, chúng tôi đang lấy và tổng hợp các ý kiến để báo cáo các bộ, ngành liên quan, tổng hợp để báo cáo Chính phủ, đảm bảo trong phiên họp gần nhất của UBTVQH, Chính phủ sẽ trình để UBTVQH xem xét, quyết định theo thẩm quyền và theo Nghị quyết của Quốc hội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

PV Nguyên Ngọc (kênh truyền hình VITV): Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng nhưng tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam được cho là còn rất chậm. Xin hỏi Bộ Y tế  có thể cho biết tỉ lệ tiêm vaccine của Việt Nam, đặc biệt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, như thế nào? Trong thời gian tới để đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, Bộ Y tế có giải pháp như thế nào?

.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Hiện tại trên cả nước đã tiêm được hơn 11 triệu liều vaccine trên tổng số khoảng 18 triệu liều vaccine đã cấp, chiếm khoảng 65%.

.

Hiện tại, tổng số vaccine được cấp tại TPHCM là 4.075.270 liều. Thành phố đã tiêm được 3.598.687 liều, chiếm 88,2%. Trong hôm nay 11/8 và ngày mai (12/8), Thành phố sẽ tiêm hết số vaccine được cấp, đồng thời dự kiến tiếp tục triển khai tiêm vaccine khác như Sinopharm.

.

Đối với TP. Hà Nội, hiện Thành phố được cấp 2.944.910 liều, đã tiêm được khoảng 1 triệu rưỡi liều, chiếm khoảng trên 50%, trong thời gian tới, TP. Hà Nội cũng tăng tốc tiêm vaccine.

.

Để đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cho Hà Nội, TPHCM cũng như các địa phương khác, Bộ Y tế  đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố lập kế hoạch cụ thể với lượng vaccine dự kiến phân bổ theo từng tháng để các tỉnh, thành phố chủ động hơn trong công tác triển khai tiêm chủng.

.

Thứ hai, Bộ Y tế cũng đã có công văn đôn đốc các tỉnh, thành phố khẩn trương tiêm vaccine, không để tồn vaccine, nếu không sẽ điều chuyển cho các tỉnh khác. Qua một số văn bản như vậy thì thấy tốc độ tiêm tại các tỉnh, thành phố nhanh hơn.

.

Tuy nhiên, quan điểm của Bộ Y tế là tiêm nhanh nhưng phải an toàn, bảo đảm tiêm mũi nào an toàn mũi ấy. Chính vì vậy, công tác chuẩn bị, đặc biệt là các dụng cụ, thuốc men cũng như xe lưu động, các cơ sở, đặc biệt là hồi sức, cấp cứu được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Tới đây, khi lượng vaccine về nhiều hơn, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng tốc công tác tiêm chủng, ngành y tế phối hợp với lực lượng quốc phòng, công an có thể tiêm tối đa 2 triệu mũi vaccine trong một ngày.

.



Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phóng viên VOV: Hiện nay các DN đang găp khó khăn khi vừa tuân thủ các biện pháp chống dịch, vừa phát triển kinh tế, trong đó có việc lưu thông hàng hóa. Xin hỏi về việc tháo gỡ những khó khăn trong lưu thông hàng hóa?Xin hỏi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn về lãi suất vốn vay cho người dân và DN. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Như các nhà báo đã biết, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều văn bản về việc tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa thiết yếu, nhưng trên thực tế, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương áp dụng các quy định khác nhau gây ra khó khăn trong lưu thông hàng hóa và sản xuất công nghiệp vì nguyên liệu phục vụ sản xuất bị ách tắc.

.

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Bộ Công Thương đã có văn bản trao đổi với Bộ Y tế, Bộ GTVT, các địa phương, các hiệp hội, ngành hàng và DN để có biện pháp tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa nhưng chưa khắc phục được hoàn toàn tình trạng này.

.

Ngày 27/7 vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản 4482 gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ có văn bản chỉ đạo về việc tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa. Trong đó, Bộ Công Thương đề nghị tất cả hàng hóa đều được lưu thông bình thường (trừ danh mục hàng hóa cấm lưu thông). Và Chính phủ đã hành động rất quyết liệt khi chỉ 2 ngày sau, ngày 29/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có văn bản chỉ đạo trên cơ sở đồng ý với ý kiến đề xuất của Bộ Công Thương. 

.

Mặc dù hiện nay hàng hóa về cơ bản đã được lưu thông thuận lợi, ổn định nhưng vẫn còn hiện tượng tài xế gặp khó khăn khi lưu thông qua một số chốt kiểm dịch tại một số địa phương. Vì thế, chúng tôi tha thiết mong muốn và đề nghị các địa phương bên cạnh việc tập trung kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại địa phương mình, cần thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ yêu cầu. Đó là "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" bằng việc tạo điều kiện cho hàng hóa, nguyên liệu sản xuất lưu thông thuận lợi, nhanh chóng.

.



Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, Bộ GTVT đã khẩn trương có các văn bản gửi UBND các địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tại các địa phương thực hiện đồng loạt một số giải pháp chủ yếu để tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa.

.

Thứ nhất, không thực hiện kiểm tra tại các chốt kiểm soát, trên tất cả các tuyến đường đối với các phương tiện đã được cấp mã QR do ngành giao thông cấp. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nào chưa được cấp mã QR, lái xe phải trình giấy xét nghiệm kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 còn hiệu lực trong 72 tiếng.

.

Chỉ thực hiện hậu kiểm tại các điểm bốc xếp hàng hóa và đề nghị các địa phương cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định này. Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xem xét ưu tiên tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 cho đội ngũ lái xe vận tải, các phụ xe, công nhân bốc xếp hàng hóa. Đồng thời Bộ GTVT cũng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các đơn vị chuyên ngành của Bộ công bố đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong việc lưu thông hàng hóa.

.

Bộ cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải theo dõi và nắm bắt kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19, của Bộ Y tế để có tham mưu kịp thời đưa ra phương án tổ chức giao thông vận tải hàng hóa, đảm bảo không xảy ra tình trạng ùn tắc. 

.



Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Trước hết, về lãi suất của các DN, ngay từ khi bùng phát dịch bệnh, NHNN đã chỉ đạo các NHTM hạ các mức lãi suất. Trong năm 2020, NHNN đã hạ lãi suất điều hành và các NHTM đã hạ lãi suất cho vay. Mức giảm trung bình khoảng 1,2-1,5% trong năm 2020 so với mức lãi suất trước đó. 7 tháng đầu năm 2021, lãi suất đã giảm thêm khoảng 0,5% nữa. 

.

Trước tình hình dịch bệnh lan rộng tại các địa phương và các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội, việc giảm lãi suất là một trong những chính sách quan trọng và thiết yếu đối với DN lúc này. Vì thế, NHNN tiếp tục chỉ đạo các NHTM vừa cắt giảm chi phí hoạt động tối đa để tạo điều kiện giảm lãi suất và chia sẻ lợi nhuận của NHTM để giảm lãi suất cho DN hiện nay. Thực hiện chỉ đạo này, Hiệp hội Ngân hàng (16 NHTM) có quy mô lớn nhất đã nhất trí và cam kết sẽ tiếp tục giảm lãi suất tiếp cho các nhóm đối tượng trên tinh thần "khó khăn ít thì giảm ít, khó khăn nhiều thì giảm nhiều". Các NHTM đã cam kết từ nay đến cuối năm sẽ giảm thêm lãi suất gần 20.500 tỷ đồng.

.

Vừa qua có thông tin về việc NHNN đưa ra gói hỗ trợ 20.500 tỷ đồng. Tôi xin đính chính là không có gói này, chủ yếu là các NHTM công bố lãi suất sẽ giảm và bằng các phương pháp giảm khác nhau, tùy theo quy mô điều kiện của mỗi ngân hàng. 

.

Ngoài ra, 4 NHTM có vốn Nhà nước gồm: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank đã đồng thuận và nhất trí sẽ giảm lãi suất vay thêm mỗi ngân hàng khoảng 1.000 tỷ đồng. Tổng cộng 4 ngân hàng sẽ giảm thêm 4.000 tỷ đồng cho những địa phương cho một số địa phương như TPHCM, Bình Dương, một số tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16 hiện nay, đây đều là những địa phương đang rất khó khăn nên sẽ tập trung giảm thêm. Bên cạnh việc giảm lãi suất này, 4 ngân hàng cũng cam kết sẽ giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng cho các địa phương nói trên.

.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc giảm lãi suất một cách thực chất cũng như việc tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp của các DN thì NHNN sẽ tiếp tục tăng cường việc giám sát việc giảm lãi suất này của các NHTM, đảm bảo từ nay đến cuối năm các cam kết này được thực hiện. Hy vọng rằng dịch bệnh sớm kết thúc và việc khôi phục nền kinh tế thông qua việc tăng cường năng lực về nguồn lực cho DN để phục hồi sẽ là vấn đề mà NHNN ưu tiên trong thời gian sắp tới. 

.

PV Hiếu Công (Zing News): Hiện tại, rất nhiều DN, hiệp hội có đề xuất thay đổi phương án sản xuất “3 tại chỗ” tại các tỉnh phía nam. Xin hỏi Chính phủ, các bộ liên quan: KH&ĐT, Công Thương có giải pháp nào để gỡ rối cho DN có phương án sản xuất mới hay không?

.

Ở các tỉnh phía nam có gặp khó khăn trong việc điều trị các F0 hay không? Có hiện tượng quá tải hay không?

.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Liên quan đến sản xuất “3 tại chỗ”, chúng tôi đánh giá trong bối cảnh hiện nay phương án “3 tại chỗ” áp dụng cho sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp, khu sản xuất, vẫn là phương án tốt.

.

Mặc dù phương án này đã được áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhưng khi triển khai tại các địa bàn khác, đặc biệt ở 19 tỉnh, thành phố phía nam, trong đó có TPHCM lại có bất cập.

.

Thứ hai là cũng có sự khác biệt. Ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc điểm các khu công nghiệp phía bắc ít người hơn trong khi ở phía nam, có những khu có tới hàng nghìn, chục nghìn công nhân.

.

Ở miền Nam, người lao động đến từ rất nhiều tỉnh, thành phố khác nhau chứ không như ở miền Bắc. Nếu để người lao động ở tại 1 chỗ lâu quá thì cũng ảnh hưởng đến tâm lý của họ, rất nhiều người không thể ở 1 chỗ lâu được mà di chuyển về thăm nhà...

.

Ngoài ra rất không may là ở TPHCM cũng như 19 tỉnh phía nam, chuỗi cung ứng về logistic, hệ thống vận tải bị đứt gãy, có những vùng bị sớm nên gây rất khó khăn cho các DN thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

.

Thứ tư là chi phí để thực hiện phương án “3 tại chỗ” quá cao, nhiều DN không chịu được. Nếu chỉ trong thời gian ngắn 1-2 tuần, thậm chí 20 ngày còn chịu được, còn dài hơn thì họ không chịu được, lỗ quá. Chính vì thế gây cản trở cho việc thực hiện.

.

Một số quy định của các địa phương còn khác nhau. Nếu có trường hợp bị mắc COVID-19 trong bất kỳ khu công nghiệp nào đó thì mỗi một nơi lại quy định khác nhau. Có nơi còn đóng cửa ngay cơ sở sản xuất đó trong khi họ đã chuẩn bị rất tốn kém để có thể tạo ra phương án “3 tại chỗ”. Do vậy nhiều DN chủ động không làm nữa. Đây là thực tế hiện nay.

.

Chính vì thế, ngày 6/8, Bộ Công Thương đã có văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ký gửi Bộ Y tế và mạnh dạn có ý kiến đề xuất một số biện pháp có thể phù hợp hơn so với “3 tại chỗ” hiện nay, thích nghi hơn trong điều kiện mới vì chúng ta còn phải làm lâu dài, chứ không phải chỉ trong 1 thời gian ngắn.

.

Trong đó có rất nhiều đề xuất, kiến nghị, thậm chí là sửa đổi các quy định từ trước đến nay của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động sản xuất, nhất là sản xuất trong các trung tâm công nghiệp. Hoặc nếu có F0 thì xử lý thế nào? Không bắt người lao động ở liền suốt 1 thời gian dài; họ cũng có thể được ra ngoài nhưng phải theo một quy định.

.

Sản xuất là tốt và phải làm. Đó là mục tiêu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Nhưng trước hết là phải chống dịch. Vì thế Bộ Y tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quy định phù hợp để có thể vừa chống dịch vừa tiếp tục sản xuất. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế để có thể ban hành sớm nhất văn bản, mang lại hiệu quả thiết thực vừa chống dịch vừa bảo đảm sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế.

.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Để đáp ứng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM và một số tỉnh thành phía nam, ngay từ rất sớm, Bộ Y tế đã chủ động bàn với các địa phương, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người để làm sao chúng ta có thể chủ động nhất khi tình huống xấu hơn có thể xảy ra.

.

Tuy nhiên, nhìn chung hiện tại có tình trạng quá tải ở TPHCM và một số tỉnh, thành phố phía nam, do lượng bệnh nhân ở tầng 3 khu vực hồi sức tích cực. Chúng tôi đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố cần thiết phải chuyển đúng và phân tầng đúng. Có một số trường hợp do quá lo, chưa đến mức phải lên tầng 3 thì đã lên tầng 3, gây quá tải ở tầng 3 mà chúng ta có thể hoàn toàn điều trị ở tuyến đơn giản hơn, như ở các bệnh viện dã chiến, bệnh viện tương đương tuyến huyện, xã. Bộ Y tế đang tích cực chỉ đạo TPHCM và các tỉnh, thành phố khác trong công tác điều trị phải tuyệt đối phân tầng đúng, nhẹ vào tầng nhẹ, trung bình vào tầng 2 và nặng ở tầng 3, nhưng cũng phải chú ý nếu muộn quá sẽ gây nguy cơ tử vong cao. Như vậy phân tầng đúng, chuyển đúng là hết sức quan trọng.

.

Vừa qua, tại 19 tỉnh, thành phố phía nam, Bộ Y tế đã kết hợp với địa phương lập 141 bệnh viện dã chiến và nhiều trung tâm hồi sức cấp cứu. Tại TPHCM có 5 trung tâm hồi sức cấp cứu của Bộ kết hợp với Thành phố, bao gồm cả BV dã chiến, hồi sức cấp cứu của BV Việt Đức, BV Trung ương Huế, BV Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy.

.

Tương tự như vậy, Bộ đã phân công Bệnh viện Phổi Trung ương kết hợp với Bệnh viện K để có trung tâm hồi sức với quy mô 400 giường ở Đồng Nai. Ở Bình Dương, giao cho BV Đại học Y Hà Nội, Vĩnh Long giao cho Bệnh viện Nhi… Mỗi tỉnh, chúng tôi đều cử các nhóm công tác, bao gồm các chuyên gia về phòng bệnh, truy vết, điều trị, hồi sức để hỗ trợ các tỉnh phòng chống dịch, thường xuyên gửi báo cáo về Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

.

Chúng tôi cũng chuyển 10.000 liều thuốc Remdesivir nhập từ Ấn Độ kịp thời cung cấp cho công tác điều trị tại TPHCM và các tỉnh phía nam. Ngành y tế cũng huy động trên 11.000 cán bộ, sinh viên để hỗ trợ cho TPHCM và các tỉnh phía nam phòng chống dịch.

.

Tôi tin rằng với sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, sự hỗ trợ của Bộ Y tế… có thể ổn định, dập dịch trong thời gian tới.

Nhóm PV


TRI ÂN NHỮNG SỰ HI SINH NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

 Đã từng có những ánh mắt, những cái nhìn thiếu thiện cảm đối với lực lượng Công an vì những lí do A,B,C...Chúng ta cũng không thể phủ nhận trong bối cảnh cơ chế thị trường đan len lỏi vào nhiều mặt, khía cạnh của đời sống xã hội thì bất cứ ngành nghề, lực lượng nào, trong đó có Công an cũng chịu sự chi phối và xảy ra những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật... Song, xin nói rằng đó chỉ là một khía cạnh nhỏ, những gam màu tối trong một bức tranh bừng sáng về chiến công của lực lượng Công an trong thời bình hiện nay. 


Có ai đó nói rằng, trong thời bình Công an là lực lượng vất vả nhất. Đó không chỉ là trên trận tuyến bảo vệ An ninh trật tự mà còn vô vàn những nhiệm vụ, công việc khác Công an được huy động vào. Công cuộc phòng, chống dịch covid19 đang diễn ra tại khắp nơi trên dải đất hình chữ S này cho thấy rõ hơn cả về điều đó. 

Là lực lượng tuyến đầu chống dịch đúng nghĩa, lực lượng Công an không chỉ đương đầu với nguy cơ lây lan dịch bệnh cho bản thân và người thân. Mà thực tế máu đã đổ, sinh mạng nhiều cán bộ, chiến sỹ Công an đã bị đánh đổi một cách đau thương và khó gì có thể so sánh nổi. 

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lực lượng này đã ghi nhận sự hi sinh của ba cán bộ. Họ được gọi tên, xưng danh bằng những cái tên như bao con người Việt Nam bình thường và dung dị khác. Đó là Đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh, Phó Trưởng Công an xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh trong quá trình tham gia truy vết F1 và phối hợp với Trạm Y tế lấy mẫu xét nghiệm 18 công nhân tại 1 khu công nghiệp đã không may bị nhiễm Covid-19. Dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng anh Minh không qua khỏi và hi sinh vào sáng ngày 11/8/2021; là Thượng úy Phan Tấn Tài (SN 1992, quê quán Long An) là cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Quận 6, TP Hồ Chí Minh hy sinh trong lúc truy đuổi thanh niên vi phạm Chỉ thị 16 vào ngày 3/8/2021; là rung úy Nguyễn Văn Chiến (SN 1995), cán bộ Đội An ninh Công an huyện Quỳnh Lưu, hi sinh khi đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại chốt kiểm soát thuộc xã Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An. 

Thương cảm và đau thương nhất là việc họ hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Đa phần họ chưa lập gia đình và còn biết bao dự định trong tương lai chưa thực hiện được. 

Máu vẫn đổ giữa thời bình và giọt nước mắt của thân nhân họ - những con người hi sinh vì sự bình an chung của đất nước vẫn tuôn chảy. Điều đó đủ sức lan toả và giúp chúng ta hiểu rằng: Để có được sự sống tươi đẹp, kỳ vĩ như quá khứ và đâu đó trong hôm nay; để có được khung cảnh bình an, thịnh trị... đã, đang và sẽ có biết bao con người khác đang chấp nhận hi sinh tình riêng, chấp nhận lao vào một cuộc chiến biết chắc hết sức nguy hiểm và có thể đánh đổi tính mạng của bản thân bất cứ lúc nào...

Và ngoài sự biết ơn, tri ân và không quên trách nhiệm đối với họ, người thân thì một điều xin được nơi lời khai mở rằng: Đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách nghĩ, lối nghĩ về lực lượng công an. Bởi giữa khó khăn, trước những nguy cơ đến từ nhiều phía, họ vẫn đứng về phía nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Một lực lượng một khi biết làm vì điều đó thì đủ hiểu bản chất cách mạng của họ là gì? và họ có giống như những lời rêu rao, xuyên tạc, thoá mạ của một bộ phận những kẻ phản trắc, chống phá không!

Sự sống với bất cứ ai đều đáng quý, đáng trân trọng. Lẽ vì thế, trước sự hi sinh của các anh, các chị trên tuyến đầu chống dịch, đã đến lúc chúng ta nên thức tỉnh, thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh; hạn chế, tiến tới triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện khiến phát sinh ca bệnh mới và lây lan trên diện rộng. Có như thế chúng ta mới chặn đứng những sự hi sinh, vất vả nơi tuyến đầu chống dịch. 

An Chiến

Có loại virut đáng sợ hơn Covid - 19!

Loa Phường 

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng do biến chủng Delta gây áp lực “quá tải” không chỉ đối với hệ thống y tế, mà đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tỉnh phía Nam sau gần 2 năm cả đất nước và người dân đã căng mình chiến đấu với nó. Việc Việt Nam cán mốc kỷ lục hơn 200 ngàn bệnh nhân và hàng ngàn bệnh nhân tử vong, cùng việc cuộc sống của hàng triệu người dân rơi vào khó khăn chưa từng có do bị mất việc làm và áp lực phong tỏa... Cả hệ thống chính trị cùng lúc phải vận hành dốc lực “ngoại giao” từng liều vắc xin, dốc toàn bộ nhân lực, tài chính, vật lực ...trong cuộc đua tốc độ với con virus “siêu lây nhiễm” và vừa nỗ lực đảm bảo “mục tiêu kép” để mọi thứ không sụp đổ. Nỗ lực đó tất nhiên không chỉ đến từ chính quyền, mà phải huy động toàn xã hội là tất yếu!

Tuy nhiên, thay vì ủng hộ chính quyền và người dân trong nước trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng” thì vô khối kẻ nhân danh “yêu nước” lại giả nước mắt cá sấu công kích: nào là chính quyền chỉ lo chống dịch mà bỏ mặc dân đói khổ, nào là chính quyền đưa ra các gói cứu trợ “chỉ có trên tivi”, nào là chính quyền mua vắc xin Trung Quốc về để cho dân, còn quan chức thì tiêm vắc xin Mỹ, nào là chính quyền cưỡng ép dân chúng/doanh nghiệp ủng hộ tiền mua vắc xin để làm giàu cho Đảng,...Có thể nói chưa khi nào chiêu trò “thương vay khóc mướn” lại “thịnh phát” như thời gian qua.



Xin trích một đoạn văn tương tự từ cây bút quen thuộc của trang phản động Dân làm báo trong bài “Quyên góp gởi giúp đồng bào quê hương lâm cảnh nạn tai!?” như sau: “Và hôm nay, trước dịch bệnh quái ác, qua phương cách “rừng rú” chống dịch – tiền hậu bất nhất – dịch bệnh càng tăng, người dân càng khổ. Phong tỏa, cách ly, giãn cách – một hình thức đem nhốt bỏ tù – không thuốc men chữa trị, để dân càng đói, càng khổ, càng chết … cho đảng và nhà nước cơ hội động viên quyên góp đi xin… Quyên góp gửi tiền về cho nhiều để mà cứu giúp … Đảng. Càng viện trợ cứu giúp càng nhiều, túi đảng càng đầy …đảng càng quang vinh để củng có lợi quyền mà dễ bề trị nước chăn dân” và “mỗi khi có thiên tai, mọi sự cứu giúp của tiền đóng góp, đảng ta chia nhau đầy túi- dân đói, dân chết mặc dân …”. Thậm chí, cây bút Nguyễn Dân này còn nói Đảng ta tạo ra dịch họa thiên tai: “Năm này qua năm khác, càng tạo ra cảnh dịch họa thiên tai, thì bè lũ đảng ta tha hồ mà chận chẹt thu vén của tiền đóng góp cứu giúp”. Thâm độc, nham hiểm hơn khi Nguyễn Dân công khai phá hoại truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ …” vô cùng cao đẹp, tồn tại bao đời nay của dân tộc ta bằng câu hỏi kết luận bài viết  “Những “tấm lòng vàng” với tình đùm bọc, thương yêu, cứu giúp … có cần nên cân nhắc nghĩ suy?”.

Chúng ta đều biết gần 2 năm chống dịch covid – 19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng Nhà nước ta đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền các cấp triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương; điều chỉnh bổ sung các giải pháp kịp thời, phù hợp với từng địa phương và diễn biến của dịch. Với quan điểm nhất quán bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Với quyết tâm không để người dân bị đói, bị thiếu các nhu cầu thiết yếu, người dân khó khăn mà không được giúp đỡ, bị bệnh mà không được chữa trị. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội, kịp thời giải quyết những khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.  Ngoài kinh phí mua vắc xin phòng covid – 19 (dự kiến bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng), Nhà nước ta đã chi một nguồn kinh phí rất lớn từ Ngân sách nhà nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong vùng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 như: Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng; giảm tiền điện, tiền nước sạch, cước phí viễn thông; giảm một số loại phí, lệ phí; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp …

Trong khi mà khắp thế giới đều đã và đang trải qua các đợt “sóng thần” của các làn sóng dịch bệnh, thì Việt Nam đều không tránh khỏi, nhưng đã vượt qua ngoạn mục, như các “tâm dịch” đã diễn ra ở Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội trước đây. Thành công đó khiến bạn bè thế giới đều ghi nhận và thán phục, đề cao giải pháp, cách thức chống dịch hiệu quả của Việt Nam. Ngay cả trong thảm họa làn sóng dịch bệnh Delta đã tán phá Ấn Độ và đang tàn phá các nước trong khu vực như: Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia …, này bùng phát cả ở những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, thì rõ ràng chứng tỏ Chính phủ VN vẫn đang hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh.

Còn với những kẻ chuyên hành nghề xuyên tạc, bôi đen tình hình đất nước nay lợi dụng dịch bệnh căng thẳng, sự khó khăn của chính quyền và người dân để gieo rắc tin giả, viết bài bình phẩm sai sự thật bằng thứ giọng điệu thương vay khóc mướn càng cho thấy bản chất thật của cái gọi là “yêu nước”, là “đấu tranh dân chủ” chỉ là vỏ bọc giả dối.

Nguyễn Dân hay đồng bọn của chúng thực sự là một loại vi rút độc hại, đang hàng ngày, hàng giờ ra sức vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta, gieo rắc sự nghi ngờ, hoang mang trong quần chúng, gây chia rẽ nội bộ làm mất lòng tin của dân với Đảng. Loại virus này tuy không dễ nắm bắt, đánh giá nguy hại nhưng lại vô cùng đáng sợ khi chúng gián tiếp bào mòn sức chiến đấu chống dịch bệnh. Bởi vậy, mỗi chúng ta bên cạnh tinh thần chống dịch, rất cần có thêm tinh thần quyết tâm chống loại “virut” độc hại này.

DEFEND THE DEFENDERS ĐỊNH TÁC ĐỘNG VÀO CHUYẾN THĂM CỦA PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ KAMALA HARRIS ĐẾN VIỆT NAM

 Theo kế hoạch chung giữa hai quốc gia, vào cuối tháng 8 tới đây, Phó Tổng thống Hoa Kỳ bà Kamala Harris sẽ có chuyến thăm Việt Nam trên tinh thần mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ tiếp tục phát triển thực chất trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

 

DEFEND THE DEFENDERS ĐỊNH TÁC ĐỘNG VÀO CHUYẾN THĂM CỦA PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ KAMALA HARRIS ĐẾN VIỆT NAM
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris - Ảnh: REUTERS

Chuyến thăm Việt Nam của bà Kamala Harris nằm trong kế hoạch tăng cường quan hệ và mở rộng hợp tác kinh tế với hai đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là Việt Nam và Singapore. Phó tổng thống Harris sẽ thảo luận với Chính phủ hai nước về các vấn đề lợi ích chung, bao gồm an ninh khu vực, phản ứng toàn cầu với đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, và nỗ lực chung trong việc thúc đẩy một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế.

Chuyến thăm lần này là sự kiện quan trọng trong bước tiến phát triển mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đặc cử, chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris là chuyến thăm thứ 2 của những nhân vật thân cận với Tổng thống Biden, trước đó Việt Nam đã đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào cuối tháng 7. Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ luôn trân trọng những chuyến thăm ngoại giao đặc biệt quan trọng này.

Trước thông tin về sự kiện ngoại giao quan trọng trên, một tổ chức có tên Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) đã soạn thảo một bức thư ngỏ với ý đồ gửi đến Phó Tổng thống Hoa Kỳ nhằm âm mưu phá hoại quan hệ tốt đẹp Việt – Mỹ. Tổ chức này lên kế hoạch kêu gọi gia đình của những phạm nhân được gọi là “tù nhân lương tâm” ký vào bức thư ngỏ này mong muốn bà Harris có thể can thiệp vào quá trình thi hành án đối với những phạm nhân này.

Bức thư ngỏ của tổ chức người bảo vệ nhân quyền đã chỉ rõ âm mưu khi tng ra bản thư ngỏ này như sau: “Nếu không thể thi hành việc trả tự do ngay lập tức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở khắp Việt Nam thì trong khi chờ đợi phải cải thiện điều kiện giam giữ, cho tù nhân được liên lạc với gia đình online và nhận thực phẩm cũng như thuốc men đầy đủ”. Tất nhiên mục đích chính vẫn là đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm này, tổ chức này mong muốn gán ghép yêu cầu này như một điều kiện cho sự xuất hiện của Phó Tổng thống Mỹ ở Việt Nam trong những ngày tới.

Cái trò ký tên hàng loạt rồi gửi đến chính khách của quốc gia khác không còn xa lạ bởi nó đã tái diễn nhiều lần và kết quả cũng chẳng có tác dụng gì. Nếu cứ nhiều người ký tên rồi gửi đến chính khách của quốc gia khác là có thể xóa bỏ đi tội lỗi mà phạm nhân đã mắc phải trong quá khứ thì tính nghiêm minh của pháp luật sẽ không còn. Những tổ chức phi chính phủ như Defend the Defenders nên từ bỏ cái trò “trọc gậy bánh xe” vào mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa các quốc gia với nhau và đừng nhân danh cái gọi là “nhân quyền” để đi phá hoại người khác.

Công Lý

Còn những ai trong nhóm "bác sĩ Khoa"?

 

Sau khi câu chuyện “bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ mình để nhường sự sống cho sản phụ sắp sinh” đầy nước mắt được dựng lên, nhiều mạnh thường quân xúc động đã kêu gọi bạn bè quyên góp tiền, quà. Tất cả đều thông qua một người có tên Nguyễn Thị Minh Thy.

Còn những ai trong nhóm bác sĩ Khoa? - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Minh Thy và những lần trao đổi chuyển tiền với người hảo tâm (Ảnh: L.T)

Mọi câu chuyện cảm động đều gắn số tài khoản ngân hàng

Còn những ai trong nhóm bác sĩ Khoa? - Ảnh 2.

Sau khi đọc được câu chuyện đầy bi kịch đó, tối 7/8, chị H.G. - Chủ tịch một quỹ có tên B.V, đã liên lạc qua Facebook "bác sĩ Trần Khoa" để tặng một chiếc máy thở xâm lấn.

Trao đổi qua tin nhắn Facebook, "bác sĩ Khoa" giới thiệu đang làm việc ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, trong sáng 8/8, thông tin về "bác sĩ Khoa" tràn ngập mạng xã hội với nhiều điều còn chưa thực sự rõ ràng, chị G. đã xác minh tại Bệnh viện Chợ Rẫy và kết quả thật bất ngờ: không có "bác sĩ Khoa" nào rút ống thở của mẹ để cứu sản phụ sắp sinh như mạng xã hội lan truyền.

Vào tháng 5/2021, một Facebook có tên Thanh Hung Le - cùng nhóm với "bác sĩ Khoa" cũng bắt đầu với một câu chuyện đầy nước mắt. Chuyện kể về người mẹ già ở Hà Tĩnh mất người con trai 19 tuổi khi đi biển và phải một mình chăm chồng đang bị ung thư trong bệnh viện. Một buổi chiều, sau khi đi bán vé số, bà vào bệnh viện chăm chồng nhưng người chồng đã ra đi mãi mãi...

Một mô típ được soạn sẵn, ở cuối của câu chuyện bi thương ấy vẫn không quên để lại thông tin về người phụ nữ có tên Nguyễn Thị Minh Thy kèm số tài khoản ngân hàng HDBank với dòng: "Quỹ 82 đang cần thêm một ít chi phí, kính mong mọi người chung tay với 82 lo cho mảnh đời bất hạnh". Sau khi đọc được câu chuyện trên, một người có tên B.Đ. đã chuyển khoản cho Thy 5 triệu đồng để mong chia sẻ cùng người đàn bà bán vé số tội nghiệp.

Từ câu chuyện vượt lên số phận của mình, Lam bắt đầu tiếp cận, làm quen với chị K.L, một dược sĩ ở TP.HCM, rồi xin tiền ủng hộ "Quỹ 82" giúp đỡ cho những bệnh nhi bị ung thư máu. Tất cả những lần chuyển tiền để làm từ thiện đến nhóm "bác sĩ Khoa" mà Phong Lam đứng ra đều thông qua tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Thị Minh Thy.

Trao đổi với PV Tiền Phong, chị L. cho biết, khi tổ chức chương trình vì trẻ em ung thư, Phong Lam đã yêu cầu Thy liên lạc với mình. Sau đó, thông qua Thy chị L. chuyển tiền nhiều lần ủng hộ giúp đỡ các em. "Tôi tin tưởng nên ủng hộ vì nghĩ mình làm từ thiện giúp các em bệnh hiểm nghèo, còn tiền làm từ thiện có đến được tay các em hay không thì tôi không biết"- chị L. kể lại.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật

Luật sư Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, khi cơ quan công an tiến hành điều tra nhóm đối tượng trên, nếu xác định họ cố tình tạo ra các hoàn cảnh không có thật để từ đó tạo ra sự thương cảm của người khác để rồi nhận tiền ủng hộ từ người dân thông qua tài khoản ngân hàng mà họ cung cấp, sẽ bị xem xét xử lý hình sự.

Cụ thể, hành vi bịa chuyện để xin tiền từ thiện có thể bị khởi tố "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Tùy thuộc vào giá trị đã chiếm đoạt mà hành vi trên có thể đối mặt với khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

Ngày 11/8, Tiền Phong đã cung cấp một số thông tin về các tin nhắn, giấy chuyển tiền của một số nhà hảo tâm đã chuyển khoản cho Nguyễn Thị Minh Thy qua tài khoản ngân hàng HDBank chi nhánh Bến Tre cho cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra, xác minh. Hiện, Công an TP.HCM đang khẩn trương thu thập tài liệu và điều tra ai đứng sau nhóm "bác sĩ Khoa", khi có thông tin sẽ cung cấp cho báo chí.

Luật sư Phát cảnh báo, lợi dụng những lúc dịch bệnh, thiên tai, nhiều đối tượng xấu đã sử dụng các trang mạng xã hội để dựng nên các câu chuyện không có thật. Từ đó nhiều người vì cả tin mà đồng cảm với các hoàn cảnh mà các đối tượng xấu đã đưa ra, rồi vô tư trong việc ủng hộ tiền mà không có bất kỳ sự kiểm chứng nào. Vô tình, bị rơi vào cái bẫy của các đối tượng này dựng lên.

"Tôi nghĩ đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước như Sở Thông tin Truyền thông, cơ quan phụ trách an ninh mạng cần phải tăng cường công tác quản lý để hạn chế thấp nhất các thông tin sai sự thật được đưa lên mạng nhằm kêu gọi ủng hộ, quyên góp…", ông Phát nói.

2021/08/11

Cách chức cán bộ thuế Bến Tre nói 'tao không đi làm tụi bây không có lương'

 Một cán bộ thuế Bến Tre nói với chốt kiểm soát dịch 'tao không đi làm tụi bây không có lương, đừng xạo với tao' vừa bị Cục thuế tỉnh Bến Tre kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền.Ngày 11.8, ông Võ Văn Thanh, Cục phó Cục thuế tỉnh Bến Tre, cho biết vừa ký quyết định cách chức Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5 (thuộc Chi cục Thuế khu vực Châu Thành - TP. Bến Tre) đối với ông Trần Khởi Nghĩa.Trong khi đó, Đảng bộ phận Chi cục Thuế khu vực Bến Tre - Châu Thành cũng đã ban hành quyết định kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nghĩa.Theo Cục thuế tỉnh Bến Tre, ngày 21.7, ông Trần Khởi Nghĩa đã có hành vi chống đối lực lượng trực kiểm soát dịch Covid-19 tại chốt trên cầu Thành Triệu, thuộc xã Thành Triệu, H.Châu Thành.Theo Đảng ủy Cục Thuế tỉnh Bến Tre, hành vi của ông Nghĩa vi phạm về quy định trong Điều lệ Đảng và Quy định số 102 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng.

Phạt 2,5 triệu đồng một cán bộ thuế ở Bến Tre không xuất trình giấy đi đường

Vào lúc 8 giờ ngày 21.7, tại chốt cầu Thành Triệu (giáp xã Thành Triệu với xã Tường Đa, H.Châu Thành), ông Nghĩa mặc đồng phục ngành thuế, đi xe ô tô qua chốt kiếm soát thì được chặn lại yêu cầu xuất trình giấy đi đường để kiểm tra.Tuy nhiên, ông Nghĩa không chấp hành, thậm chí còn nói: "Tao mà không đi làm là tụi mày không có lương, đừng có xạo với tao". Sau đó, ông Nghĩa trở lại xe và chạy qua chốt.Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, cũng tại chốt kiểm soát dịch cầu Thành Triệu, ông Nghĩa tiếp tục không chấp hành quy định trình giấy đi đường để kiểm tra và có lời lẽ "đe dọa" chốt kiểm soát Covid-19.

Ngay sau sự việc xảy ra, ông Nghĩa đã bị Chủ tịch UBND H.Châu Thành, Bến Tre xử phạt hành chính theo quy định số tiền 2,5 triệu đồng.

CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI CẦN BIỆN PHÁP CỨNG RẮN HƠN TRONG CHỐNG DỊCH

 


Ngày hôm qua, thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo mới liên quan tới việc giấy đi đường của người dân. Theo đó, có điều chỉnh một số quy định so với thông báo trước đó. Cụ thể người dân ra đường chỉ cần mang theo giấy đi đường kèm căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, giây đi đường không cần có xác nhận của chính quyền phường, xã.

Giấy đi đường do thủ trưởng, giám đốc cơ quan, doanh nghiệp, tóm lại là người đứng đầu cấp.

Với các doanh nghiệp, công ty thì họ cần làm thêm bản phân công nhân lực để gửi tới ủy ban phường, xã xác nhận phục vụ công tác hậu kiểm sau này.

Dưới góc độ cầu thị, tôi cho rằng chính quyền Hà Nội đã phản ứng khá nhanh sau khi nắm bắt quy định giấy đi đường phải có xác nhận phường, xã gây nên một số bất cập. Tuy nhiên, với tư cách một người dân, tôi vẫn muốn Hà Nội phải siết chặt hơn và có biện pháp cứng rắn hơn trong việc phòng dịch.

Một vấn đề rất dễ nhìn nhận đó là mặc dù Chính quyền đã ban hành Chỉ thị 17, dù đã sang tuần giãn cách thứ 3 nhưng số lượng người ra đường vẫn nhiều, ảnh hưởng tới công tác khoanh vùng dập dịch. Trong số người ra đường đó, có nhiều người ra đường mà không có lý do chính đáng, thiết yếu.

Về phía cơ quan, doanh nghiệp, cần nói thẳng rằng một số cơ quan, doanh nghiệp do chỉ nghĩ đến lợi ích của tổ chức mình mà vẫn yêu cầu nhân viên đi làm đông, kèm theo việc cấp phép dễ dãi, dẫn tới chuyện người ra đường vẫn lớn.

Còn nhiều người ra đường thì nguy cơ lây lan, tán phát dịch bệnh càng cao vì hiện F0 vẫn xuất hiện trong cộng đồng hàng ngày.

Mới đây, Công an quận Thanh Xuân lại còn vừa phát hiện được một nhóm thanh niên đã mua 9 giấy đi đường với giá 12 triệu tại một cửa hiệu cầm đồ trên đường Láng để phục vụ cho việc đi lại của mình.

Có nghĩa là có tình trạng cơ quan, doanh nghiệp cấp giấy dễ dãi và có người đã sử dụng giấy đó cắm lấy tiền.

Đây là điều hết sức nguy hiểm cho công tác chống dịch.

Thế nên tôi vẫn ủng hộ Hà Nội có các biện pháp mạnh tay hơn, kiểm soát thật chặt, nếu không Hà Nội cũng sẽ rơi vào vết xe đổ của thành phố Hồ Chí Minh.

Dẫu sao ngồi ở nhà vẫn thích hơn là nằm trong bệnh viện.

Ăn uống có đói kém hơn một chút vẫn còn hơn ngồi trên nóc tủ ngắm gà khỏa thân.

Viễn

CHIẾN TRANH VIỆT NAM LÀ CUỘC NỘI CHIẾN? XIN THƯA LÀ KHÔNG

 Đông Phong

Thời gian qua, tự dưng nổi lên bài "Gia tài của mẹ - Trịnh Công Sơn"... Trong đó có câu "Hai mươi năm nội chiến từng ngày" ám chỉ cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc nội chiến. Nhiều người thấy Trịnh Công Sơn nổi tiếng rồi lấy đó là chân lý, là sự thật. Xin lỗi chứ sáng tác xong bài này thì nhận lại vô số gạch đá rồi. Bên ngụy còn có người coi ông là người "yếu đuối": Trịnh Công Sơn chỉ là một cây sậy, hơn thế nữa, là một cây sậy yếu hèn (cho dù có là "cây sậy có biết suy nghĩ tới đâu). Trong lớp vỏ của một cây sậy, của một thể chất yếu đuối, là một bản chất yếu đuối... Đối với Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, họ không quan tâm đến các ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn vì ông không biết gì về chính trị và tội ác của người ngoại quốc. Còn bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có những người "gạt ông sang bên lề vì coi ông thiếu lập trường chính trị", có những người cực đoan dọa sau khi tiến về Sài Gòn đòi sẽ "xử tử" ông.

Nhắc lại, đừng nghĩ người nổi tiếng thì nói gì cũng đúng. Đơn cử như giáo sư nào đó đạt giải Fields Toán học (cũng ngang tầm giải Nobel) phát ngôn lệch lạc cũng bị cộng đồng mạng phản bác đến mức phải xóa tài khoản trên Facebook.

Trở lại tiêu đề bài viết, hôm nay chúng ta sẽ bàn về vấn đề “Chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến?”, rõ ràng, đây là vấn đề được các đối tượng xấu nói đi nói lại, viết đi viết lại để xóa bỏ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) của cha ông ta, dân tộc ta. Đối tượng chúng hướng đến là những người trẻ, được sinh ra trong hòa bình, không phải chịu cảnh khói lửa, chiến tranh. Thật đáng buồn, đã có một số người nhẹ dạ tin theo luận điệu xấu xa của chúng.

Trên mạng chúng ta thấy không thiếu những câu nói kiểu như: “Người Việt đánh người Việt, không phải nội chiến thì là gì?”. Vấn đề này tôi phản bác như sau:

Cuộc chiến đó là Cuộc kháng chiến chống Mỹ, phương Tây và Mỹ gọi là Chiến tranh Việt Nam, có thể gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Một số ít thiếu hiểu biết hoặc cố tình lật sử, rửa tội cho Mỹ thì gọi là "Nội chiến"- và tất nhiên cái tên đó chỉ dành cho Avenger chứ không phải Cuộc kháng chiên chống Mỹ của ông cha ta.

Trận Bailén năm 1808 trong chiến tranh Napoleon, tham chiến phía Pháp có lính Thụy Sĩ (mặc đồ đỏ) còn Tây Ban Nha đưa ra các trung đoàn Thụy Sĩ (mặc đồ xanh). Đây là ví dụ điển hình cho việc các phe đối lập tuyến lính đánh thuê của cùng một quốc gia. Cuộc chiến này không phải nội chiến mà là cuộc chiến giữa Pháp và Tây Ban Nha đấy thôi. Vậy nên chỉ vì lực lượng tham gia cùng là một quốc gia mà kết luận là nội chiến được.

"Vậy lấy gì để phân biệt ranh giới giữa nội chiến và không nội chiến?".

Cũng là xét về lực lượng tham gia, nhưng cần xem về vai trò quyết định trên chiến trường. Nếu lực lượng chủ lực của 2 hay nhiều phe tham chiến là người trong quốc gia đó, vậy đây là cuộc nội chiến. Nếu có binh sĩ nước ngoài tham gia nhưng chỉ có vai trò hỗ trợ, đó vẫn là nội chiến. Còn nếu chủ lực một phe hoàn toàn là một hay nhiều đội quân nước ngoài, vậy thì cuộc xung đột vũ trang đó không phải nội chiến nữa. Trong Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc Việt Nam) và Mỹ là hai lực lượng chính, Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) chỉ là lực lượng đóng vài trò với Mỹ chứ không phải người hỗ trợ. Vì vậy đây là cuộc chiến của người Việt với người Mỹ chứ không phải người Việt với người Việt.

"Sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ đã rút khỏi Việt Nam, 2 năm đó toàn là người Việt đánh nhau, ít nhất thi 2 năm này cũng được coi là nội chiến?"

Mặc dù quân Mỹ và đồng minh rút khỏi miền Nam Việt Nam nhưng tính chất của cuộc chiến tranh vẫn là cuộc chiến của Mỹ. Ngay trước năm 1973, Mỹ đã viện trợ ồ ạt cho chính quyền Sài Gòn một khối lượng phương tiện chiến tranh khổng lồ, chủ trương hiện đại hóa, tinh nhuệ hóa quân đội Sài Gòn bằng kế hoạch quân sự 6 năm 1974 -1979. Năm 1973, quân chính quy của chính quyền Sài Gòn là 710 nghìn quân và 1,5 triệu bảo an dân sự. Toàn bộ lực lượng đó đều do Mỹ bảo đảm về trang bị, tác chiến,

Như vậy, bất chấp Hiệp định Paris đã được ký kết, Mỹ vẫn là một tác nhân chính cho việc tiêu diện trạng hai chính quyền, hai Việt Nam thành lãnh thổ chỉ có một chính quyền tay sai của Mỹ.

Tóm lại, dù có nói lý hay nói tình thì có thể khẳng định “Chiến tranh Việt Nam KHÔNG PHẢI là nội chiến”. Mọi người hãy lan truyền bài viết này bằng cách chia sẻ, bình luận ngay bên dưới để đập vào mặt những tên “lật sử”, “chạy tội” cho ông chủ của chúng. Xương máu của những người Việt Nam yêu nước không thể bị quên lãng bởi bọn máu lạnh, lươn lẹo đó được./.

Vai trò của nhà nước trong ứng dụng SOSMAP mà Việt Tân ca ngợi

 Biển Xanh


Từ khi lệnh giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều người dân, nhiều tổ chức chống Cộng đã tuyên truyền lặp đi lặp lại rằng nhà nước không làm gì để hỗ trợ thực phẩm cho dân, chỉ có dân giúp nhau trong dịch bệnh. Chẳng hạn, nhân việc công ty công nghệ XTEK ra mắt ứng dụng SOSMAP, nhằm kết nối những người cần nhu yếu phẩm với các nhà hảo tâm, đảng Việt Tân đã rêu rao rằng đây là “bản đồ kêu cứu của cư dân thành phố”. Sau đó, họ tiếp tục ca ngợi công ty XTEK, cùng các nhóm từ thiện dân sự khác, và phủ nhận vai trò của nhà nước Việt Nam:



Để đánh giá rõ hơn vai trò của nhà nước Việt Nam trong bức tranh này, ta hãy tìm hiểu nguồn gốc của ứng dụng SOSMAP. Website của công ty phát triển ứng dụng này cho biết:

“SOSMAP được thực hiện bởi Viện Khoa học Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Phụ Nữ Cục Ngoại tuyến Bộ Công an, và Công ty TNHH công nghệ XTEK.  Nổi bật là công ty TNHH XTEK – một trong những công ty công nghệ trẻ hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực phát triển app. Không những thế vào năm 2019, XTEK còn vinh dự là một trong những doanh nghiệp trẻ tiêu biểu được lựa chọn tham dự sự kiện khởi nghiệp trẻ do Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức.”



Như vậy, nhà nước Việt Nam đã hiện diện một cách khá tích cực trong quá trình phát triển ứng dụng SOSMAP mà Việt Tân ca ngợi. Trong khi đó, đảng Việt Tân vẫn chưa làm được gì nhiều, ngoài việc góp tiếng chửi mỗi ngày để người dân nghe cho ấm bụng.

Chiến lược vaccine vì sức khỏe cộng đồng

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu đạt được miễn dịch cộng đồng. Khẳng định của đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết tất cả các loại vaccine Covid-19 được Việt Nam lựa chọn sử dụng đều được tổ chức này phê duyệt, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, bất chấp sự thật đó, thời gian qua trên mạng xã hội và một số cơ quan truyền thông nước ngoài vẫn xuất hiện nhiều ý kiến công kích chính sách vaccine của Việt Nam, xuyên tạc hiệu quả một số loại vaccine, gây hoang mang dư luận nhằm mưu đồ phá hoại quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết, nhanh chóng đưa đất nước trở lại bình thường, phát triển.

Dịch bệnh Covid-19 với biến chủng mới tiếp tục hoành hành dữ dội trên toàn cầu, các ca mắc mới và tỷ lệ tử vong tăng cao, hệ thống y tế ngày càng quá tải khiến nhiều quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng chưa từng có. Nhu cầu vaccine Covid-19 trên thế giới trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, khiến nguồn cung vaccine ngày càng khan hiếm. Với tầm nhìn xa là tìm giải pháp căn cơ để đưa đất nước thoát khỏi dịch bệnh nên ngay khi dịch bùng phát, lan rộng tại nhiều nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã quyết tâm thực hiện chiến lược vaccine. Chiến lược vaccine được đặc biệt chú trọng với định hướng cụ thể là: tiếp cận nguồn vaccine từ bên ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine; sớm tổ chức nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

Để chiến lược vaccine được triển khai trong thời gian sớm nhất, bảo đảm an toàn và có hiệu quả cao nhất, nhiều chủ trương, chính sách cụ thể đã được ban hành. Bên cạnh tập trung nhiều biện pháp như tăng cường đàm phán, huy động tài chính để mua, nhập khẩu vaccine. Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 kêu gọi sự ủng hộ từ đồng bào trong và ngoài nước, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã không câu nệ cách thức thực hiện, dù quan hệ ngoại giao song phương hay đa phương, dù tiếp xúc trong nước hay ngoài nước, dù điện đàm hay viết thư gửi lãnh đạo các nước,… thì nội dung kêu gọi hỗ trợ, cung cấp vaccine cho Việt Nam đều được đặt ra.

Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của các bộ, ban, ngành, cơ quan chức năng, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cũng như sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước nhằm có được nguồn vaccine nhanh nhất, nhiều nhất có thể. Sự nhạy bén của Việt Nam trong thực hiện chiến lược vaccine, đặc biệt là “ngoại giao vắc-xin”, đã giúp chúng ta tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả nhất các nguồn vaccine từ cơ chế COVAX cũng như sự hỗ trợ quý giá của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Australia, Anh, Đức, Ấn Độ,... qua các hình thức khác nhau. Đó cũng là cơ sở quan trọng để ngày 5/8 mới đây, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều Pfizer và đang làm thủ tục mua tiếp 20 triệu liều.

Với chiến lược vaccine đúng đắn, kịp thời, triển khai theo cả chiều sâu và chiều rộng, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn cung vaccine tương đối dồi dào, giúp thực hiện mục tiêu hết quý I/2022 sẽ có 70% dân số được tiêm phòng Covid-19, tương đương 150 triệu liều vaccine.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến “Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ thực hiện mục tiêu kép trong 6 tháng cuối năm 2021” tổ chức ngày 29/7 với 96 đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đánh giá: Điểm sáng nhất của ngoại giao kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2021 là ngoại giao vaccine, đã góp phần vào kết quả chung của đất nước trong việc vận động, tiếp nhận hơn 14 triệu liều vaccine mặc dù nguồn cung vaccine trên thế giới khan hiếm và Việt Nam thực hiện chống dịch hiệu quả nên không thuộc quốc gia được ưu tiên vaccine.

Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt, từ đối nội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đến kinh tế - xã hội. Mục tiêu trong 6 tháng cuối năm là tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao vaccine theo cả hình thức viện trợ, bán và chuyển giao công nghệ, cũng như đẩy mạnh nguồn cung trang thiết bị, vật tư y tế; tập trung theo dõi, phát hiện các xu hướng mới trong và sau đại dịch Covid-19 để thông tin, tham mưu giúp Chính phủ trong triển khai các chiến lược, định hướng phát triển đất nước...

Đánh giá chính sách “ngoại giao vắc-xin” của Việt Nam, bà Bích Trần, Trợ lý Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (trụ sở tại Washington, Mỹ) cho biết: “Điểm sáng chính là chính sách đối ngoại của Việt Nam, khi đã tặng khẩu trang và trang thiết bị y tế cho các nước khác từ khi mới bắt đầu đại dịch. Nhờ vào vị thế và mối quan hệ tốt đẹp mà Việt Nam đã xây dựng, các quốc gia trên thế giới đều sẵn lòng trợ giúp Việt Nam bằng việc chia sẻ nguồn vaccine”.

Hiện nay người dân trên cả nước, nhất là vùng có dịch bệnh diễn biến phức tạp, đang được đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên vì số lượng vaccine hiện tại chưa thể đủ cung cấp cho tất cả mọi người nên Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng đã có sự phân bổ hợp lý, khoa học cho các địa phương, cũng như đối tượng cần tiêm, được tiêm. Việc ưu tiên vaccine cho người dân ở vùng tâm dịch của Chính phủ cũng được người dân và chính quyền các địa phương hết sức đồng tình, ủng hộ. Không chỉ ưu tiên dành vaccine cho các điểm nóng về dịch bệnh, nhiều địa phương, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cũng như người dân trên cả nước còn chung sức, đồng lòng, tích cực đóng góp nhân lực, trang thiết bị y tế, lương thực thực phẩm,… nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với những nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Đáng tiếc là trong bối cảnh đó lại xuất hiện một số cá nhân với tiếng nói lạc điệu, thiếu tinh thần hợp tác, xây dựng đã đưa ra thông tin thiếu chính xác, nhằm xuyên tạc, bịa đặt về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang, kích động và chia rẽ xã hội. Đặc biệt, kể từ khi Chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021 - 2022 được triển khai, một số người đã sử dụng mạng xã hội để công kích, chống phá chính sách vaccine, trong đó có cả một số người nổi tiếng, khiến dư luận rất bất bình.

Bằng việc đưa lên mạng xã hội các thông tin không chính xác hoặc không thể kiểm chứng về hiệu quả của một số loại vaccine, số người này công khai kích động, phản đối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phòng, chống dịch bệnh, thậm chí kêu gọi tẩy chay loại vaccine mà họ tùy tiện gọi là “đống phế phẩm”, “tồi tệ, không chỉ mang đến khả năng bảo vệ kém cỏi mà còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể virus mới”, rồi vu cáo “chính quyền coi thường mạng sống, sức khỏe của người dân”! Đó là cách phát ngôn vô trách nhiệm, lừa dối dư luận, bất chấp thực tế đã được đại diện WHO cũng như kết quả thực tế triển khai tại nhiều nước trên thế giới khẳng định.

Những vaccine hiện được Việt Nam sử dụng đều đã được tổ chức WHO phê duyệt, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng các loại vaccine này và đạt kết quả tích cực trong phòng, chống Covid-19. Vì thế, việc làm của một số tổ chức, cá nhân cực đoan, thiếu thiện chí không chỉ gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch đang hết sức căng thẳng mà còn ảnh hưởng tới các quan hệ quốc tế. Thậm chí các thế lực thù địch còn coi đây là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam, kích động thù hằn dân tộc, âm mưu chống phá, lật đổ chế độ.

Để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, việc tiêm vaccine vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân. Do đó người được ưu tiên tiêm phòng cần hợp tác, nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn, phân bổ của cơ quan chức năng. Chần chừ, so đo, kén chọn vaccine không những dẫn đến nguy cơ bỏ qua cơ hội bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mà còn khiến dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát; đồng thời là công dân có trách nhiệm không nên phụ họa theo luận điệu kỳ thị loại vaccine này, cổ xúy loại kia để tránh rơi vào mưu đồ của những kẻ nhỏ nhen, ích kỷ, thiếu thiện chí.

Chứng kiến sự việc đáng buồn này, độc giả Khôi Nguyên bày tỏ: “nhìn lên sẽ là lựa chọn vaccine này, vaccine nọ, nhưng ngó xuống mới thấy còn vài chục triệu người chờ được tiêm vaccine trong khi virus cứ thầm lặng tấn công chẳng chừa một ai”. Độc giả Nguyên Khánh chia sẻ: “Trong những ngày ở nhà vì giãn cách xã hội, không có thu nhập vì công ty cũng ngừng hoạt động, tôi chưa bao giờ thèm được đi làm đến thế. Trong khi mọi người bàn tán xôn xao vaccine nào mới về, thì tôi chỉ có một suy nghĩ: Loại nào cũng được, chỉ cần được tiêm là mừng lắm rồi. Tôi tin vào sự kiểm chứng của WHO, của những bác sĩ và chuyên gia dịch tễ hàng đầu thế giới”.

Chính phủ Việt Nam luôn giữ quan điểm nhất quán trong việc tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người dân tiếp cận vaccine. Nguồn vaccine chúng ta có được là kết quả từ nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cũng như nhiều tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.

Dù là vaccine loại nào, do đâu sản xuất khi nhập về Việt Nam đều được thẩm định kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ kịp thời cho mục tiêu tiêm chủng trên toàn quốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc triển khai tiêm vaccine đến từng cá nhân là phụ thuộc vào lô vaccine nhập về ở thời điểm tiêm, không có sự phân biệt đối xử.

Những ngày này, việc tiêm phòng vaccine Covid-19 đang được tăng tốc tại nhiều địa phương. Đây là cuộc đua khó khăn để chống lại dịch bệnh nguy hiểm, và luôn cần sự ủng hộ, đoàn kết, đồng lòng của cả dân tộc. Vì như đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đến thời điểm này, chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình và nhất định chúng ta sẽ tiếp tục kiểm soát được tình hình nếu cả nước thực hiện nghiêm túc các giải pháp mà Trung ương đã yêu cầu, trong đó có việc thực hiện chính sách vaccine. Sự chậm trễ vì bất cứ lý do nào đều có thể gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí chúng ta không có cơ hội để hối tiếc.