2021/04/16

VÕ AN ĐÔN-KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH NỮA THÌ ĐỪNG ĐÒI LÀM LUẬT SƯ

 




Mới đây, cộng đòng mạng bất ngờ nhận được thông báo của Võ An Đôn với nội dung rằng, anh ta sẽ tiếp tục hành nghề luật sư.

Võ An Đôn viết:

“Vì yêu nghề và muốn giúp người dân nên tôi tiếp tục hành nghề luật: tư vấn pháp luật, soạn thảo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, nhận ủy quyền cho nguyên đơn và bị đơn đến tòa tham gia tố tụng; tranh tụng tại tòa với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hành chính, lao động, kinh tế…”

Nói bất ngờ bởi Võ An Đôn đã bị Đoàn luật sư Phú Yên xóa tên khỏi danh sách Đoàn luật sư, có nghĩa là Võ An Đôn không còn là luật sư nữa.

Trước đây Võ An Đôn từng là một luật sư, điều đó đúng. Tuy nhiên do bị sự tác động lôi kéo từ các thế lực xấu cộng với bản lĩnh không vững vàng, Võ An Đôn đã bị chuyển hóa từ một luật sư tốt sang dạng “luật sư nhân quyền”, lợi dụng các quyền tự do dân chủ để viết nhiều bài trên mạng, trả lời phỏng vấn các đài phát thanh nước ngoài với nhiều nội dung bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo các cơ quan chức năng, thậm chí là tuyên truyền chống Nhà nước.

Võ An Đôn cũng thường xuyên quan hệ với các tổ chức, cá nhân chống phá Nhà nước Việt Nam cả trong và ngoài nước.

Dõi theo quá trình của Võ An Đôn, người ta thấy Đôn trượt dài trên con đường tự chuyển hóa, không còn đủ tư cách, phẩm chất của một luật sư.

Quyết định xóa tên khỏi đoàn luật sư là một hình phạt thích đáng dành cho Võ An Đôn.

Vậy mà giờ đây Võ An Đôn lại đăng thông báo đòi tiếp tục làm “luật sư” thì Đôn không thấy xấu hổ sao.

Hay Đôn lại định “tư vấn luật” cho số đối tượng chống phá chính quyền kia.

Tôi vẫn còn nhớ Đôn đã từng tuyên bố:

“Nếu còn tiếp tục hành nghề luật, tôi vẫn có tâm nguyện tiếp tục con đường bảo vệ những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở V iệt Nam”

Nếu thế này thì tôi e con đường “ma đạo” của Võ An Đôn sẽ càng lúc càng xấu mà thôi.

Nên biết đâu là đường sáng, đâu là điểm dừng anh Đôn ah.

2021/04/15

Gửi các anh chị em đấu tranh trên mạng




Em không có nhiệm vụ đấu tranh trên mạng nên trước đến giờ em cũng chẳng bình luận gì chuyện anh chị tranh luận nhau, nhưng tin chắc anh chị sẽ tìm ra điểm chung khi thật sự nghiêm túc tranh luận. Anh chị chửi nhau thì chẳng tìm ra được cái gì mới mẻ đâu, chửi thì chỉ hơn nhau được cái nói bậy tục từ chứ có lý lẽ gì đâu mà tìm ra điểm chung.


Thấy ai cũng yêu nước thì em cũng mừng, thời bình này ai cũng ù lì với bom đạn, vì những người ít bị ảnh hưởng chiến tranh hay lớp trẻ biết gì bom đạn hay quân xâm lược đâu mà biết phải yêu nước trước xâm lược, yêu hoà bình mà tránh chiến tranh. Lên mạng kết bạn chơi vui, giao lưu giải trí chứ ai đâu mang thêm phiền, gặp những người yêu nước nhiệt tình cũng làm em xấu hổ vì không được cái tấm lòng “yêu nước quên mình” đến chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tương lai, sự nghiệp như các anh chị đây.


Em không biết nhiều, nhưng với em chiến tranh không có gì tốt đẹp, ai thích chiến với Trung Quốc là người không yêu nước. Sao em nói vậy? Vì biết chắc chắn không thắng mà vẫn thích chiến thì chả khác gì ngu mà “lấy trứng chọi đá”, thời này chiến trận đâu còn là “cưỡi ngựa bắn cung” mà đem lịch sử “Bạch Đằng”, “Hai bà Trưng” hay “vua Quang Trung” ra để kích động sĩ khí rằng sẽ thắng y như xưa. Chiến tranh giờ là nguyên tử, hạt nhân, tên lửa... là bao vây kinh tế cho loạn dân, là bao vây cô lập chính trị... v.v... Biết gây chiến tranh bằng vũ lực không thắng mà vẫn kích động chiến tranh thì khác gì mang họa cho đất nước, nên em gọi những người hay kích động chiến tranh giữa nước ta với Trung Quốc là những kẻ giả danh yêu nước. 


Chuyện ông Trung tướng CCB Nguyễn Quốc Thước:


Ông này là người có thân phận mà nói sai, thậm chí là thấy luôn cái tâm phản chế độ của ông ta. Nhưng em nói thật, muốn xử lý ông này khó lắm, vì trước giờ toàn là ca ngợi, giờ đi xử lý kiểu như anh Bùi Tiến Lợi thì khác gì tự chặt đi cái cột nhà của mình, thà biết rồi thì âm thầm xử lý, có cách kiến nghị để bớt đi tiếng nói của ông ta, chứ càng đánh thì càng khiến người ta ra sức bảo vệ cái cột nhà nay như là để bảo vệ cái trụ cột chế độ vậy, bảo vệ ông ta bằng cách tung hợp cái chiến công cũ và cố gắng phát tán phát ngôn và hình ảnh tích cực mới nhất. Đánh với cánh báo chí thì chỉ có thiệt vì người ta có công cụ Báo chí mang danh chính thống, đánh ông ta thì chắc chắn sẽ đụng quân đội (bao gồm những người có liên quan đến ông ta trước đây), cả cái lực lượng 47 (dù không đồng thuận thì cũng phải bảo vệ ông ta theo chỉ đạo hoặc nằm ngoài mà không ủng hộ đánh ông ta). Nói chung: bắt ông ta phải nhận lỗi hay xin lỗi như thằng ăn trộm bị bắt quả stang là không thể được, vì ông ta là danh dự của quân đội, của vùng miền, của Đảng, của cả dàn báo chí từng ca ngợi ông ta. 


Nói thẳng ra: biết ông Trung tướng CCB này nói bậy thì giờ cũng ráng phóng lao thì theo lao, chứ trước khen sau chê thì khác gì những người sáng chơi chiều chửi trên Facebook. Có khi mọi người ít nói về ông Trung tướng này thì lại hay, ổng không bị xới lên thì ít có mùi khắm hơn. Còn ai muốn bảo vệ ông ấy thì cũng nên ít ca ngợi ông ta đi, vì càng ca ngợi thì càng dấy lên bất mãn với ông ta mà thôi.


Về ba bài báo có phát ngôn phản động hay hàng chục tờ báo có nội dung ca ngợi tinh thần yêu nước của quân nhân vnch ngụy quyền Sài Gòn thì chỉ cần kiến nghị cơ quan chức năng. Chậm chứ không phải không làm, Đảng và Nhà nước đã nhìn thấy vấn đề nên đã có chủ trương quy hoạch lại báo chí, phóng viên nào hay BBT nào có vấn đề thì cơ quan chức năng cũng xử lý thôi. Vấn đề là “cáo phải ra khỏi hang”, anh chị vội vàng quá chẳng giúp được gì mà có khi phá chủ trương, kế hoạch đánh giặc trong nhà của cơ quan an ninh. 


Về bộ phim BIÊN NIÊN SỬ TRUYỀN HÌNH:


Mọi người cứ nhặt sạn rồi kiến nghị cơ quan chức năng xử lý. Chứ đem lên mạng nói loạn lên mà chẳng có kiến nghị chính thức cho cơ quan chức năng thì ai xử lý? Cứ mang ông Võ Văn Thưởng ra chửi thì không khéo mang vạ mồm mà vi phạm pháp luật mất thôi. Tại sao tôi nói vậy? Vì dù ông Thưởng là người đứng đầu, có trách nhiệm về bộ phim này, nhưng nếu có quy trách nhiệm thì cũng không thể nói là của trách nhiệm riêng ông ấy. Là Trưởng Ban Tuyên giáo thì lẽ đương nhiên là ông ấy đứng tên một tác phẩm của Ban Tuyên giáo, nhưng xin thưa là: chưa chắc ông ta có thời gian để xem hết 90 tập phim này. Nếu phát hiện sạn thì nên báo báo, kiến nghị để Ban Tuyên giáo biết mà chỉnh sửa cho phù hợp chứ đi chửi lãnh đạo một Ban của Đảng trong thời gian trước Đại hội Đảng thì chả khác gì bọn phản động đang chửi và xuyên tạc Đảng. Lơ mơ coi chừng “tình ngay lý gian” mà lãnh trách nhiệm trước pháp luật.


Phê phán và bình luận là việc bình thường nhưng đừng suy diễn và quy chụp trách nhiệm thiếu căn cứ pháp luật. Các anh chị yêu nước nên mới lên mạng đấu tranh, nhưng đấu tranh không có phương pháp và chiến thuật, không tôn trọng pháp luật thì chắc chắn sẽ tạo phản ứng ngược.


Riêng những người phản đối các anh chị những vấn đề em vừa nêu thì xin khẳng định với các anh chị là đều có liên quan đến phá hoại an ninh Chính trị. Rồi chúng sẽ phải trả giá dù là D3Q, VHK, nhóm Lê Duy Tân hay Lâm Nguyễn Đại... thì cũng đang thể hiện cùng bản chất đi ngược lại giá trị, lợi ích của chế độ.


P/s: cho phép em gắn thẻ một số người em ủng hộ và biết


Nguồn: Facebook Hiếu Nguyễn

MỘT TRANG TIN GIÁO HỘI NHÌN NHẬN VỀ CHUYỆN GS NGUYỄN ĐÌNH CỐNG BỊ LOẠI

 Chuyện Gs Nguyễn Đình Cống (Hà Nội) bị loại khỏi danh sách ứng cử tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú mới đây đang là chủ thể được bàn luận khá sôi nổi, nhiều trên các diễn đàn mạng xã hội. Tương ứng với đó, đã có không ít những lí giải căn nguyên ông Cống thất bại dù trước đó để chuẩn bị cho hoạt động này vị Gs này đã có nhiều động thái "truyền thông"; thậm chí có cả một chương trình ứng cử bài bản và hết đỗi chi tiết. 



Ảnh chụp từ Fb Gs Nguyễn Đình Cống (Nguồn: FB). 

Và điều đặc biệt, bên cạnh những ý kiến được phân tích trên cơ sở luật học, xã hội học, cá biệt hành vi... thì câu chuyện còn được nhìn nhận dưới góc độ đời sống đức tin của người Công giáo hôm nay. Cụ thể, bình luận về chuyện Gs Cống thất bại, trang Người Công giáo viết: "Ông Gs Nguyễn Đình Cống, người mới "thất cử" mới đây tại hội nghị lấy ý kiến CỬ TRI nơi cư trú là một người ngoại đạo. Ông cũng không mấy quan tâm tới những vấn đề giáo hội chúng ta, tới chúng ta. Với lẽ này chúng ta sẽ có quá ít những căn nguyên thúc dục chúng ta nói và bàn về ông. Tuy nhiên trong mối tương quan đa chiều với đời sống giáo hội hôm nay, thiết tưởng điều đó nên được nói, nên được bàn bởi biết đâu trong Giáo hội chúng ta cũng có người như ông Cống, cũng có những sự bế tắc mà chính ông Cống đang gặp phải. 

Từ căn nguyên của vấn đề, ông Cống thất bại trong ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV là vấn đề được báo trước. Nó không đến từ ý chí của chính quyền, cơ quan tổ chức bầu cử mà đến từ thái độ, mục tiêu, đường hướng và cả uy tín của ông trong chuyện này. 

Ông không thực tâm ứng cử để phục vụ, đem tiếng nói của người dân đến gần với chế độ, nhà nước. Ông chỉ xem đó là trò chơi, cái mà ông biết chắc sẽ chẳng đi đến đâu nhưng ông vẫn thực hiện. Ông cũng chỉ xem đó là cơ hội để làm mình, làm mẩy với chế độ. Và nếu thất bại thì đấy cũng là cái cớ để ông ta tự lấy mình và lên án chế độ. 

Chính bởi sự không thật tâm đó nên dù có may mắn đến chừng nào đi nữa, ông Cống sẽ chẳng thể đi đâu về đâu một cách rõ ràng, thuyết phục. 

Dưới ánh sáng của đời sống Giáo hội, chúng ta càng thấy rõ hơn luân lí này. Đời sống giáo hội cũng như xã hội, để thăng tiên thì nhất quyết phải cần đến sự thực tâm, chân thành và trên tinh thần đoàn kết, vì cái chung. Ông Cống đương nhiên không thuộc hạng đó, thậm chí ông còn được xếp vào hàng cơ hội. Và chính người dân, những người sống với ông hàng ngày đã nhận ra điều đó và đã dùng quyền cử tri của mình để kết thúc hành trình giả dối, cơ hội của chính ông!". 

Như vậy, ngay trong hành động, hành vi của chính mình, Gs Nguyễn Đình Cống đã phạm phải những nguyên tắc có tính căn bản trong đời sống thực tế. Ông ta tự giả dối, huyễn hoặc mình, hành vi ông ta thể hiện chỉ là cái vỏ bọc che đậy những mưu đồ bẩn thỉu của một kẻ mang trong mình dòng máu cơ hội, chọc ngoáy và cũng hết sức đểu giả. 

Điều may mắn ở đây là người dân, những cử tri nơi ông ta sinh sống đã sớm nhận ra điều đó và tất nhiên, để bảo vệ chính mình, xã hội, tấn công lại những kẻ lợi dụng mình, họ sẽ có cách phải làm, cần làm và nên làm! 

Họ đã loại bỏ ông Cống ra khỏi danh sách những người đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của mình chỉ bởi lí do ông ta không xứng đáng. Đó có thể xem là một sự phán quyết khong thể công bằng hơn! 

Rồi đây tin chắc sau đây ông Cống sẽ đăng đàn, ông ta cũng sẽ tố cáo, lên án gì đó tới chế độ. Đám nhà đài quốc tế, trang lề trái trong nước và đám dân chủ tất nhiên cũng sẽ xôm tụ trong chuyện này để kích bác, để kêu gọi quốc tế can thiệp, thúc đẩy để "VN biết tôn trọng dân chủ, nhân quyền hơn". Nhưng rồi đó sẽ chỉ là những "tiếng chó sủa trăng", vô nghĩa lý và sẽ chẳng ai đếm xỉa tới. Và hi vọng điều đó sẽ làm cho ông Cống bừng tỉnh, hiểu được cái lẽ nhân sinh: Sống thật với đời, với người thì sau đó mình mới được đáp trả bằng điều tương tự và ngược lại! 

An Chiến

Lật tẩy thủ đoạn phá rối bầu cử (kỳ 2)


Một số người nhân danh “nhà dân chủ”, “đấu tranh cho dân chủ” đã tuyên bố tự ứng cử, hô hào phát động các chiến dịch truyền thông trên Internet, kêu gọi ký tên ảo, bỏ phiếu online. Họ tung hô, ủng hộ cho các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ, chống phá Nhà nước, đăng ký tự ứng cử nhằm gây nhiễu loạn, phá hoại an ninh, trật tự kỳ bầu cử.



II - Màn kịch lợi dụng quyền “tự ứng cử” để phá rối


Lợi dụng quyền tự do, dân chủ trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, một số người nhân danh “nhà dân chủ”, “đấu tranh cho dân chủ” đã tuyên bố tự ứng cử, hô hào phát động các chiến dịch truyền thông trên Internet, kêu gọi ký tên ảo, bỏ phiếu online. Họ tung hô, ủng hộ cho các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ, chống phá Nhà nước, đăng ký tự ứng cử nhằm gây nhiễu loạn, phá hoại an ninh, trật tự kỳ bầu cử.


Để thực hiện âm mưu, ý đồ lợi dụng quyền tự ứng cử, thủ đoạn của họ là:


Xây dựng trang mạng (facebook, fanpage, blog…) công khai vận động ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, đưa tin, hình ảnh, bài viết về những người “tự ứng cử” nhằm tô vẽ, cổ vũ tinh thần, khuếch trương thanh thế, thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Thành lập nhóm facebook, zalo kín để tập hợp số “tự ứng cử” cùng số đối tượng chống đối để bàn bạc thực hiện ý đồ. 


Trong đó, họ thành lập “tổ chuyên gia tư vấn” với số đối tượng cầm đầu, cốt cán nhằm xây dựng phương hướng, thẩm định chương trình hành động của các ứng viên; tư vấn, hỗ trợ ứng cử viên các hoạt động liên quan tự ứng cử; bàn bạc thành lập “ban hỗ trợ bầu cử” có nhiệm vụ hỗ trợ những người tự ứng cử về hồ sơ, quay phim, chụp ảnh, đưa tin, vận động xin kinh phí, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các ứng viên; thống nhất kế hoạch hành động như sẽ bố trí người đến ủng hộ, cổ vũ, động viên, gây sức ép đòi vào tham dự hội nghị cử tri, quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng Internet. Sau khi nộp hồ sơ tự ứng cử, các đối tượng trực tiếp đi vận động quần chúng nhân dân nơi cư trú ủng hộ khi tổ chức hội nghị cử tri, tìm cách gặp gỡ nhân viên ngoại giao các nước để tìm kiếm sự ủng hộ, hậu thuẫn.


Phát động các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội để kêu gọi ký tên ảo, bỏ phiếu online nhằm tung hô, ủng hộ cho các đối tượng chống đối tự ứng cử. Để phát động các chiến dịch truyền thông, họ triệt để khai thác các trang mạng sẵn có, đồng thời thông qua các trang mạng của các đài phát thanh nước ngoài phỏng vấn, tung hô số đối tượng tự ứng cử, vu cáo Nhà nước ta tổ chức bầu cử không dân chủ, thiếu minh bạch… 


Đặc biệt, các đối tượng còn lập ra các kênh truyền thông trên nền tảng của mạng xã hội, nhất là kênh You Tube, hoạt động như một kênh truyền hình để tuyên truyền ca ngợi, cổ vũ, kêu gọi ký tên ảo, bỏ phiếu online cho các “nhà dân chủ” tự ứng cử. Đưa tin, bài viết phê phán, xuyên tạc, vu cáo chính quyền, cho rằng Đảng phân biệt đối xử với những người tự ứng cử; những người “đấu tranh dân chủ” bị đưa ra “đấu tố”, “chỉ trích”, “hội nghị cử tri mất dân chủ, vi phạm pháp luật”… khi các đối tượng tự ứng cử mà không nhận được tín nhiệm của nhân dân tại hội nghị cử tri nơi cư trú.


Ở đây, chúng ta cần hiểu đúng về quyền tự ứng cử


Ở Việt Nam, quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định bởi Hiến pháp và pháp luật. Điều 27, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Thực tế cho thấy, trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016 đã có 162 hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó đã có những người tự ứng cử trúng cử đại biểu Quốc hội như trường hợp đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), đại biểu Phạm Quang Dũng (Nam Định).


Trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV năm 2021, theo báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cả nước có 77 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại 24 tỉnh, thành phố. Trong đó Hà Nội có 30 người, TP Hồ Chí Minh có 16 người. Những con số trên cho thấy, Nhà nước ta luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự ứng cử trong bầu cử, không có phân biệt giữa người được đề cử và tự ứng cử. 


Vấn đề là người tự ứng cử phải đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, về năng lực, trình độ và uy tín trong quần chúng. Dù là đề cử hay tự ứng cử thì yêu cầu hiển nhiên khi tham gia Quốc hội, HĐND là để phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Sự thực, các kỳ bầu cử vừa qua là minh chứng bác bỏ những nhận định cho rằng, bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam là “mất dân chủ”, “không công bằng”, là sân chơi “độc diễn” của Đảng, không có “cửa” cho những người tự ứng cử.


Chúng ta cần thấy rằng, lịch sử các cuộc bầu cử cho thấy, có những người tự nộp hồ sơ ứng cử với động cơ rất trong sáng, muốn đóng góp sức mình vào cơ quan của Quốc hội và HĐND các cấp. Và thực tế đã có những người tự ứng cử có đủ phẩm chất, năng lực, được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp.


Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt việc tự ứng cử với mục đích, động cơ trong sáng, tinh thần xây dựng với việc lợi dụng quyền tự ứng cử để phá rối, gây hại. Thời gian qua, việc một số người tự xưng là các “nhà đấu tranh cho dân chủ” hô hào, phát động phong trào tự ứng cử, nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp thực chất chỉ là chiêu trò phá rối, vì động cơ xấu. 


Những người này biết rằng, cơ hội trúng cử đối với họ là không có bởi với bản “lý lịch đen” chống phá Đảng, Nhà nước, hồ sơ đó đương nhiên không nhận được sự ủng hộ của người dân ngay tại nơi họ sinh sống chứ chưa nói tới được cử tri bỏ phiếu. Thế nhưng, họ vẫn đăng ký tự ứng cử, vẫn hô hào ký tên ảo, bỏ phiếu online bởi mục đích thực là để đánh bóng tên tuổi với mong muốn sẽ trở thành “ngọn cờ” của “phong trào đấu tranh dân chủ” trong nước, qua đó khuếch trương hình ảnh, để được nhiều người biết đến. 


Khi những người này không được đưa vào danh sách bầu cử hoặc khi được đưa vào danh sách bầu cử nhưng không trúng cử, họ sẽ xem đó là cơ hội để xuyên tạc, vu cáo chính quyền, vu cáo Đảng, Nhà nước với luận điệu kiểu như: “Người tự ứng cử gần như không có cơ hội trở thành đại biểu Quốc hội”, “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài, giả hiệu trong việc tổ chức bầu cử”… Mặt khác, họ sẽ xem đây là “bằng chứng” về sự vi phạm dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, từ đó kêu gọi quốc tế, Liên hợp quốc lên tiếng can thiệp, giám sát quá trình bầu cử tại Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác để nhận diện và đấu tranh kịp thời.


Nguyễn Sơn/Báo Công an nhân dân

Đừng cổ xúy bệnh háo danh



Háo danh đang là một trong những “căn bệnh” trong xã hội. Với sứ mệnh định hướng dư luận, bồi đắp giá trị chân - thiện - mỹ cho công chúng, đáng ra báo chí, truyền thông phải có trách nhiệm góp một tiếng nói để phòng ngừa, giảm thiểu “căn bệnh” này. Tuy nhiên, không hiểu vô tình hay hữu ý, một số cơ quan báo chí, truyền thông thời gian gần đây lại sử dụng từ ngữ so sánh không chuẩn mực để định vị cho một số nhân vật trong bài viết.


1. Trên một tờ báo có số lượng bạn đọc khá lớn phát hành vào những ngày cuối tháng 12-2019, có một bài báo viết về một cựu cán bộ từng có những hành động và phát ngôn gây sự chú ý của dư luận. Xin không luận bàn về tính cách của người cán bộ này, mà chỉ trao đổi đôi điều về cách dùng cụm từ “ngôi sao dẹp loạn vỉa hè” khi tác giả nói về nhân vật.


Từ “ngôi sao”, về nghĩa đen, là tên chung gọi các thiên thể nhìn thấy những những điểm sáng lấp lánh trên bầu trời vào ban đêm; về nghĩa bóng, “ngôi sao” thường để ví von những người đạt thành tích xuất sắc, nổi bật trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật và thể thao, được công chúng hâm mộ. Họ được ví như những vì sao sáng rực rỡ trên bầu trời. Chẳng hạn, “ngôi sao ca nhạc”, “ngôi sao điện ảnh”, “ngôi sao sân cỏ”…


Còn từ “dẹp loạn” có nghĩa gốc là “làm tan rã những cuộc nổi dậy chống chính quyền”. Hiểu theo nghĩa hiện nay, “dẹp loạn” là dùng những biện pháp hành chính mạnh mẽ, cương quyết nhằm ngăn chặn, giảm thiểu một tình trạng lộn xộn nào đó trong thực tế cuộc sống, qua đó góp phần thiết lập trật tự an toàn, kỷ cương xã hội. “Dẹp loạn vỉa hè” nghĩa là sử dụng biện pháp mạnh tay để chấn chỉnh những lộn xộn, sắp xếp lại việc buôn bán, kinh doanh của người dân trên hè phố trong khu vực đô thị.


Với hai từ “ngôi sao” và “dẹp loạn” không tương đồng về mặt ngữ nghĩa như vậy, việc gán ghép thành cụm từ “ngôi sao dẹp loạn vỉa hè” để nói về nhân vật trong bài viết là không phù hợp, thiếu logic, chưa chuẩn mực về văn phong tiếng Việt. Việc gán ghép này không những có thể khiến người trong cuộc tự ảo tưởng về mình, mà khiến cho việc nhìn nhận của độc giả về hình ảnh nhân vật trong bài viết cũng dễ hướng lái theo một nghĩa khác.   


2. Không chỉ viết “ngôi sao dẹp loạn vỉa hè”, truyền thông còn gọi một nữ ca sĩ khá nổi hiện nay là “Nữ hoàng văn học dân gian”, “Nữ hoàng văn học Vpop”, vì ca sĩ này đã đưa các nhân vật văn học điển hình của một số tác giả văn học nổi tiếng và khá nhiều yếu tố dân gian vào các sản phẩm MV ca nhạc của mình. Quả thật, các MV của nữ ca sĩ được phối khí, thể hiện theo phong cách mới, trẻ trung, sôi động, vì thế có thời điểm nó trở thành “cơn sốt” của giới trẻ và thu hút hàng chục triệu lượt người xem trên Youtube.


Dù không phủ nhận thông điệp khá ý nghĩa mà MV này chuyển tải tới người xem và mong muốn mọi người, nhất là giới trẻ quan tâm hơn đến các tác phẩm văn học kinh điển của nước nhà thế kỷ XX; nhưng ví nhân vật chính của MV như “Nữ hoàng văn học” là thái quá, không phù hợp với bản chất vấn đề định danh. Vì trên thực tế, nữ ca sĩ và ê kíp làm MV này chủ yếu cóp nhặt các nhân vật văn học điển hình cho vào tác phẩm MV của mình rồi để họ hội ngộ với nhau và nhảy nhót tưng bừng, chứ hoàn toàn không phải là hoạt động sáng tạo phái sinh nhằm làm mới, làm hay hơn các nhân vật điển hình nói riêng, các tác phẩm văn học kinh điển nói chung


Nghĩa gốc từ “Nữ hoàng” để chỉ một người phụ nữ làm hoàng đế cai trị một đế quốc. Ở nghĩa rộng hơn, “nữ hoàng” được hiểu là người có quyền lực tối cao hay có khả năng nổi bật, năng lực xuất chúng về một lĩnh vực/một mặt nào đó. Những người được gắn, trao danh hiệu “nữ hoàng” phải thực sự tài năng, đức độ và có nhiều đóng góp, cống hiến cho xã hội, thì mới xứng đáng với danh hiệu giàu ý nghĩa này.


Khi nói đến “Nữ hoàng văn học” là nói đến một tài năng đặc biệt, có sáng tạo đặc biệt, đóng góp đặc biệt trên lĩnh vực văn học và mang ý nghĩa xã hội. Ví như, phải là nữ thi sĩ nổi đình nổi đám rất đặc biệt trên văn đàn và có những bài thơ nôm bất hủ, độc đáo, vô tiền khoáng hậu như Hồ Xuân Hương mới được gọi “Bà chúa thơ Nôm”. Hay phải sáng tạo ra những bài thơ tình mới lạ, khác biệt, ấn tượng như thi sĩ Xuân Diệu thì mới được ví là “Ông hoàng thơ tình”!


Nhà báo sử dụng từ ngữ ví von, so sánh, liên tưởng trong một tác phẩm báo chí cũng không ngoài mục đích làm cho vấn đề, sự kiện, nhât vật, chi tiết, thông tin trở nên phong phú, nhiều màu sắc và hấp dẫn hơn với công chúng. Điều quan trọng là sự so sánh phải hướng tới đích “lột lả” được bản chất vấn đề và tạo được sự mới mẻ, riêng biệt trong góc độ so sánh, liên tưởng mà không được phép đi quá giới hạn cho phép. Còn mọi sự khoa trương, ngoa ngôn, lộng ngữ… khi dùng hình ảnh so sánh, nhất là so sánh các nhân vật còn nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, không những dễ làm cho người trong cuộc tưởng mình “cao siêu như thần thánh”, mà còn làm cho “căn bệnh” háo danh càng có nguy cơ lan rộng ra xã hội, làm nhiễu loạn các giá trị văn hóa./.


Phúc Nội/Tạp chí Tuyên giáo.

"BẮN KHÔNG RƠI, TÔI XIN LAO THẲNG VÀO B-52" - LỜI LIỆT SĨ VŨ XUÂN THIỀU, ANH ĐÃ BIẾN MÌNH THÀNH QUẢ TÊN LỬA, TIÊU DIỆT CHIẾC B52 CUỐI CÙNG TRÊN BẦU TRỜI HÀ NỘI.

 



Thượng úy Không quân Vũ Xuân Thiều báo cáo: “Bắn B-52 địch không rơi tại chỗ, tôi xin lao thẳng vào nó”. Ngày 28/12/1972, anh đã lao thẳng chiếc MiG-21 của mình vào B-52 Mỹ. Hoa Kỳ công nhận đây là chiếc máy bay cuối cùng bị Không quân miền Bắc bắn hạ tại chỗ.

Người phi công đã đi vào huyền thoại như một con đại bàng phát sáng trong đêm, người đã biến MiG-21 thành “quả tên lửa thứ 3” diệt B-52 của Mỹ: liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Vũ Xuân Thiều.a

#BoCHQStinhHaNam

Thuyết âm mưu của những kẻ chống phá

 


Những ngày này, từ thành thị đến nông thôn vùng sâu, vùng xa, bên cạnh công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận là việc làm thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử. Nhiều nơi, số lượng người dân đến đăng ký làm CCCD quá nhiều, buộc cơ quan chức năng phải làm việc xuyên đêm.

Theo khoản 2 Điều 38 Luật CCCD 2014, người dân ở các địa phương đã được cấp chứng minh nhân dân (CMND) và CCCD trước ngày 1-1-2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Tuy nhiên, so với CMND và CCCD loại có mã vạch thì CCCD gắn chíp điện tử có nhiều ưu điểm nổi trội như: Tích hợp nhiều thông tin của công dân (bảo hiểm, giấy phép lái xe…). Do đó, khi làm các thủ tục, giao dịch thì người dân không cần mang theo nhiều loại giấy tờ. Bên cạnh đó, mức độ bảo mật của thẻ gắn chíp rất cao, tránh được nguy cơ làm giả hoặc giả mạo thông tin cá nhân… Chính những ưu điểm nổi trội của thẻ CCCD gắn chíp điện tử nên  nhiều người đi làm loại thẻ này, dù vẫn có thể sử dụng thẻ CCCD cũ.

Và tình trạng người dân nhiều nơi đổ xô đi làm CCCD gắn chíp điện tử cả ban đêm đã trở thành “miếng mồi” để các đối tượng chống phá tung tin đồn nhảm. Lợi dụng mạng xã hội Facebook, một số đối tượng trong giới “dân chủ” như Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Thông, Lê Dư Phước; cả những kẻ khoác áo linh mục như Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Hồng Lĩnh, Nguyễn Văn Hùng… đã đăng tải, chia sẻ các bài viết với nội dung xuyên tạc như: Việc gắn chíp thẻ CCCD giống như việc gắn chíp điện tử cho chính người mang thẻ, chỉ cần tra định vị là biết chi tiết các hoạt động của công dân; rằng gắn chíp điện tử vào thẻ CCCD là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, xâm phạm sự riêng tư cá nhân. Thậm chí có đối tượng còn cho rằng, chủ trương gắn chíp điện tử vào thẻ CCCD là bắt chước cách làm của một quốc gia láng giềng nhằm quản lý, theo dõi công dân và chỉ có một vài quốc gia kém dân chủ mới sử dụng kiểu này; rằng nếu thẻ CCCD có gắn chíp thì mọi công dân Việt Nam giống tội phạm bị quản thúc; gắn chíp thẻ CCCD giống như gắn chíp trên động vật để tiện chăn dắt!?… Từ đó, chúng kêu gọi mọi người phản đối việc thực hiện gắn chíp trên thẻ CCCD. Có kẻ còn lên internet hướng dẫn cách phá hoại chíp trên thẻ CCCD. Đây là những luận điệu suy diễn, xuyên tạc vô căn cứ nhằm tạo sự hoài nghi, gây hoang mang trong dư luận. Mặc dù cơ quan chức năng đã giải thích, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng số đối tượng chống phá vẫn cố tình không quan tâm đúng, sai khi đưa thông tin về việc cấp thẻ CCCD gắn chíp lên mạng xã hội. Bởi động cơ của chúng là tìm mọi cách gieo rắc hoài nghi trong dư luận; gây chia rẽ tình cảm, niềm tin giữa người dân với chính quyền, làm mất ổn định xã hội. Chúng bất chấp những việc làm có nhiều lợi ích cho người dân và bất chấp cả xu thế phát triển của văn minh nhân loại.

Trên thực tế, CCCD điện tử đã được áp dụng trên thế giới từ thập niên 90 và đến nay đã có khoảng 70 quốc gia sử dụng, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Etonia... Đây là thành tựu, bước tiến trong ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào đời sống xã hội. Trước đây, Việt Nam chưa áp dụng là bởi chưa có điều kiện về hạ tầng kỹ thuật thông tin; kinh phí và nhu cầu của xã hội đối với chíp điện tử chưa phổ biến. Nhưng hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sự quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong xây dựng Chính phủ điện tử; đặc biệt các doanh nghiệp trong nước đã làm chủ được công nghệ với giá thành rẻ nên triển khai lúc này là thời điểm thích hợp nhất. Vả lại, việc áp dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử mang lại nhiều tiện tích cho người dân khi thực hiện các giao dịch, lại đảm bảo độ bảo mật cao, lưu trữ được nhiều trường thông tin và có thể tích hợp thêm các thông tin của bộ, ngành khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe… thì tại sao lại không áp dụng!?

Thực ra, những kẻ nhân danh đấu tranh cho dân chủ như Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Thông, Lê Dư Phước, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Hồng Lĩnh… chẳng hề quan tâm đến đúng, sai khi đưa thông tin lên mạng xã hội. Mục đích của các đối tượng này là tìm mọi cách để chống phá các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta mà thôi. Hẳn nhiều người còn nhớ hồi các địa phương mới triển khai lắp đặt camera theo dõi giao thông trên các tuyến đường có lưu lượng giao thông đông đúc, các khu trung tâm lớn thì các anh chị “dân chủ” đã đồng loạt la ầm lên rằng camera giao thông có chức năng nhận diện khuôn mặt để theo dõi công dân. Rồi khi Chính phủ triển khai việc cài đặt phần mềm Bluezone để theo dõi dịch Covid-19 thì cũng chính các nhà “đấu tranh cho dân chủ” đã gào thét trên mạng xã hội, vận động tẩy chay khuyến cáo cài đặt phần mềm Bluezone vì cho rằng phần mềm này chỉ để… theo dõi công dân. Họ nhân danh “bảo vệ người dân” nhưng chính việc làm của họ đã đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ, của ngành y tế và tất cả mọi người dân khi tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp.

Trở lại việc triển khai làm thẻ CCCD, cần khẳng định rằng những tiện tích của thẻ CCCD gắn chíp trước hết là có lợi cho mỗi người dân trong thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính; sau đó là tiện ích trong công tác quản lý nhà nước, phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm. Vì thế, mỗi người cần có cái nhìn khách quan, đúng đắn và tin tưởng vào chủ trương của Nhà nước, đừng để “thuyết âm mưu” của những kẻ chuyên chống phá đất nước phát huy tác dụng.                                        


Thảo Linh/Báo Bình Phước.

2021/04/14

Vì sao Lê Chí Thành chuyên livestream 'giám sát cảnh sát giao thông' bị bắt?


Cơ quan CSĐT xác định Lê Chí Thành đã từng nhiều lần thực hiện hành vi cản trở lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc, đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ.

Ngày 14/4, Công an TPHCM đã thông tin chi tiết vụ việc YouTuber Lê Chí Thành bị bắt.

Cụ thể, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Thủ Đức tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Lê Chí Thành (sinh năm 1983, thường trú huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; hiện ngụ tại phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM) về tội “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 – Bộ Luật hình sự.


Cùng ngày, Công an TP Thủ Đức đã khám xét nơi cư trú của Thành ở phường Tân Hưng Thuận

Được biết, Lê Chí Thành từng là đại úy công an, làm việc tại một số trại giam ở TPHCM, sau đó bị kỷ luật loại khỏi ngành Công an.


Lê Chí Thành (đứng giữa) yêu cầu CSGT "làm đúng" sau khi vi phạm luật giao thông. Ảnh cắt từ clip


Theo Công an TPHCM, trước đó, Lê Chí Thành đã từng nhiều lần thực hiện hành vi cản trở lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc, đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ. Sau đó Lê Chí Thành tán phát các thông tin, clip lên mạng xã hội với mục đích thu hút người theo dõi để trục lợi cá nhân, tác động xấu đến an ninh trật tự.

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng và những người có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Như đã đưa tin, thời gian gần đây, Lê Chí Thành nổi tiếng trên mạng xã hội khi thường xuyên xuất hiện và thực hiện các clip livestream 'giám sát CSGT' đang làm nhiệm vụ trên các tuyến đường ở TPHCM.

Mới đây nhất, ngày 20/3, Lê Chí Thành điều khiển ô tô lưu thông vào làn đường dành cho xe hai bánh trên xa lộ Hà Nội (đoạn qua địa bàn phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) thì bị Đội CSGT Rạch Chiếc yêu cầu dừng xe kiểm tra.

Lực lượng CSGT kiểm tra và lập biên bản vi phạm về lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu; không xuất trình chứng minh nhân dân khi được yêu cầu; không có giấy đăng ký xe".

Trong lúc CSGT niêm phong, tạm giữ ô tô vi phạm thì Thành tiếp tục quay clip livestream trên mạng xã hội rồi đứng, ngồi trước đầu xe và đưa ra nhiều yêu cầu với lực lượng CSGT.

Văn Minh (Tienphong.vn)

NHỚ MÃI ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRỖI (Thế hệ trẻ nguyện "sống như anh")

 


Ngày 15/10/1964, Mỹ ngụy đã hèn hạ giết Anh. Cái gọi là pháp trường. Chế độ bù nhìn làm gì có dân chủ, có pháp luật mà "pháp trường".

        Trước họng súng của kẻ thù, Anh hô to 3 lần : Hồ Chí Minh muôn năm. Việt Nam muôn năm. Hãy nhớ lấy lời tôi : Đế quốc Mỹ cút khỏi Việt Nam. Trả lời báo chí quốc tế, Anh nói : Tôi chỉ hối hận là chưa giết được tên Maxnamara BT Quốc phòng Mỹ. 

        Máu Anh chảy đã thôi thúc thanh niên cả nước lên đường chống Mỹ. Miền Bắc vượt trường sơn vào Nam. Miền Nam ra bưng biền, rừng núi tham gia Giải phóng quân. Đô thị miền Nam sục sôi phong trào học sinh, sinh viên, trí thức, nhân sĩ xuống đường đấu tranh đòi Mỹ cút khỏi Việt Nam 🇻🇳.

          Nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên :

"Có những phút làm nên lịch sử. 

 Có cái chết hóa thành bất tử. 

 Có những lời hơn vạn bài ca.

 Có con người như chân lý sinh ra...".

           AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh khi mới 24 tuổi, cưới vợ chỉ được vài tháng. Tên Bộ trưởng QP Mỹ Maxnamara bị Anh giết hụt trên cầu Công Lý ở Sài Gòn. Nhưng tinh thần Anh hùng của Anh trước quân thù đã khiến Mỹ ngụy khiếp sợ. 

          Hiện nay hài cốt của AH Nguyễn Văn Trỗi đã được di dời và an táng tại nghĩa trang liệt sĩ TP Hồ Chí Minh. 

         Muôn đời ghi công Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi. Máu của Anh chảy, để Việt Nam hòa bình như hôm nay. Thế hệ trẻ hôm nay nguyện "Sống như anh".

St

Không để "một con sâu bé" làm "rầu một nồi canh lớn"




Cần rà soát kỹ trong khâu huy động nhân lực và giám sát chặt chẽ, tránh để xảy ra sai phạm dù rất nhỏ bởi một "con sâu" bé cũng có thể làm "rầu một nồi canh lớn".

Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp là một bước đột phá cải cách hành chính, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử. Mục tiêu 50 triệu thẻ CCCD đang dần cán đích khi hàng nghìn chiến sỹ công an quên ngày, quên đêm làm việc.

Thế nhưng mới đây, thông tin hai người dân ở Hải Phòng bị thu "thừa" phí làm thẻ CCCD gắn chíp điện tử xôn xao trên các phương tiện thông tin đại chúng. Số tiền bị thu sai chỉ hơn 80 nghìn đồng, nhưng đã gây dư luận không tốt về một chiến dịch lớn mà Bộ Công an và Công an các địa phương đang dốc sức thực hiện.

Ngay lập tức, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Công an TP Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc xác minh. Hai công an viên xã bán chuyên trách được huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ cùng tổ cấp thẻ CCCD lưu động của công an huyện liên quan đến sự việc đã bị đình chỉ công tác. 

Rất hoan nghênh sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng. Việc xử lý người vi phạm, hoàn trả lại tiền thu sai cho người dân đã củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với chiến dịch đặc biệt này.

Cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử được triển khai đồng loạt trên 63 tỉnh thành từ ngày 25/2/2021. Trong đó có 10 tỉnh, thành tập trung một nửa dân số của cả nước sẽ được cấp thẻ CCCD trước ngày 30/4. Ngày 1/7/2021, 50 triệu công dân trên cả nước sẽ được cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử. Đó là quyết tâm lớn của Bộ trưởng Tô Lâm cũng như Bộ Công an và công an các địa phương.

Nhân lực, trang thiết bị... đã được huy động tối đa cho "chiến dịch" lớn của toàn ngành. Thức xuyên đêm, làm việc thông tầm, đón tiếp người dân đến tận hai, ba giờ sáng không còn là hình ảnh lạ lẫm đối với người dân nhiều địa phương khi các tổ công an về tận xóm để làm thẻ CCCD.

"Hết việc, không hết giờ" trở thành khẩu hiệu của những người lính làm nhiệm vụ "số hóa" thông tin cá nhân của người dân từ cấp cơ sở đến Bộ Công an.

Không hiếm những hình ảnh được đăng tải lên mạng xã hội lúc 2-3h sáng, khi hàng chục người dân vẫn kiên nhẫn chờ đến lượt mình và những chiến sỹ cảnh sát vẫn miệt mài, cần mẫn thực hiện nhiệm vụ.

Nếu không tin, không yêu, liệu người dân có ngồi chờ đến khi đó? Và nếu không với tinh thần "vì nhân dân", liệu những chiến sỹ công an có thể dồn tâm huyết hết lòng phục vụ bất cứ nơi đâu, không kể ngày, giờ?.

Liên quan đến dữ liệu cá nhân buộc những chiến sỹ công an phải cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác bởi đây là tiền đề quan trọng để tích hợp, sử dụng thông tin cá nhân của công dân trong tương lai.

Theo thông tin từ Bộ Công an, đến thời điểm này đã thu thập được hơn 15 triệu hồ sơ căn cước công dân tại 63 tỉnh thành. Khó khăn trước mắt còn rất nhiều trong khi thời hạn hoàn thành ngày càng rút ngắn.

Với sự quyết tâm từ Bộ Công an đến từng địa phương, ý thức trách nhiệm và tinh thần của mỗi chiến sỹ công an nhân dân, tin tưởng rằng mục tiêu 50 triệu thẻ CCCD sẽ hoàn thành đúng thời hạn.

Đây không chỉ là bước đột phá trong cải cách hành chính mà những tấm thẻ tích hợp nhiều thông tin cá nhân của công dân sẽ là "chìa khóa" quan trọng góp phần thực hiện Chính phủ số, nền kinh tế số và xây dựng Chính phủ điện tử trong tương lai gần. 

Trở lại với hành vi của hai công an viên xã bán chuyên trách nói trên ngành Công an cần rà soát kỹ trong khâu huy động nhân lực và giám sát chặt chẽ, tránh để xảy ra sai phạm dù rất nhỏ bởi một "con sâu" bé cũng có thể làm "rầu một nồi canh lớn".


• Hoàng Lam - Hương Sen Việt

Người lúc ngủ ai cũng hiền, Tỉnh dậy rồi mới biết lành hay hung! “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”





Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. 

Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù). 

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 

Phần nhiều do giáo dục mà nên” 

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. 

Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Đối với mỗi chúng ta, sống trong xã hội mới nhưng cái ác vẫn còn là do ảnh hưởng của những tàn dư của xã hội cũ. 

Người viết: “Bản thân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hoặc nhiều hoặc ít. Cho nên trong người chúng ta hoặc nhiều hoặc ít không tránh khỏi có cái ác, như tự đại, tự kiêu, tự tư, tự lợi”. Nhưng cũng do sự tác động của xã hội, của chế độ mới cùng sự cố gắng vươn lên của mỗi người thì cái ác sẽ mất dần. “Với sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng học tập và cải tạo của mọi người, thì cái ác trong con nguời chúng ta càng ngày càng biến đi, cái thiện càng ngày càng tăng. 

Theo Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xã hội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân, sự tác động đó đã làm nên bản chất thiện hay ác của mỗi con người trong xã hội. Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản của Người về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân. Đó là quá trình tương tác qua lại liên tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân. Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá vai trò tác động của xã hội hay vai trò tiếp nhận của cá nhân trong quá trình này. Điều quan trọng tuỳ từng điều kiện cụ thể với từng cá nhân cụ thể mà vai trò đó được thể hiện ở các mức độ khác nhau, thậm chí mâu thuẩn nhau. 

Khi nói về sự tác động của xã hội, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về tác động của xã hội và vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. 

Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau. 

Cũng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ “trồng người”: 

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, 

vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. 

Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Điều này có nghĩa xã hội muốn có công dân tốt thì cần vun trồng, săn sóc, chăm bón đầy đủ cho thế hệ sau như chúng ta chăm bón cho cây non. Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm bón, vun trồng cho cây non dễ bao nhiêu thì việc chăm bón vun trồng cho người hướng đến lợi ích của xã hội và dân tộc khó bấy nhiêu! 

Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, mà chủ yếu được hình thành bằng con đường xã hội hóa. Với tiền đề vật chất là cơ thể sinh học phát triển tới mức cao nhất của giới hữu sinh, thì sự tác động biện chứng giữa yếu tố môi trường xã hội và cá nhân đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và biến đổi nhân cách. 

Quá trình hình thành nhân cách nói riêng và hình thành con người nói chung đã được Marx chỉ ra từ lâu: “con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử” và “con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người tới mức đó”. Như vậy là con người với tư cách loài người đóng vai trò chủ động trong quá trình hình thành nhân cách của mình.

ĐẠI SỨ QUÁN SÉC KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO NGUYỄN THÚY HẠNH LIỆU CÓ HỢP LÝ KHÔNG ?

 

Cuteo@

Một sự thật rất đáng tiếc diễn ra sau khi Nguyễn Thúy Hạnh (một đối tượng chống đối Nhà nước cực đoan) vừa bị bắt, ngay lập tức có nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đưa ra quan điểm cho rằng Nguyễn Thúy Hạnh vô tội. Một trong những tổ chức, cá nhân kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho Nguyễn Thúy Hạnh trong đó có Đại sứ Quán nước Cộng Hòa Séc tại Hà Nội vừa có bài đăng trên trang đại diện pháp nhân của mình như sau:

Bản dịch tiếng Việt “Chúng tôi hết sức quan ngại về vụ bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh và những cáo buộc chống lại bà. Đó là một người đã làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ các gia đình của những người bị giam giữ một cách bất công. Chúng tôi kêu gọi thả bà Nguyễn Thúy Hạnh ngay lập tức và vô điều kiện... ", với việc lên tiếng ủng hộ cho một đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho đối tượng này tôi e rằng về mặt ngoại giao là hoàn toàn chưa hợp lệ.



Bởi lẽ, trước tiên xét về mặt quan hệ quốc gia với mối quan hệ bình đẳng trong thế giới phẳng này thì đây là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hoàn toàn không có việc ràng buộc, o ép lẫn nhau trong quan hệ ngoại giao. Hơn thế nữa, luật pháp quốc tế cũng đã quy định rất rõ về quyền tự quyết, đồng thời lên tiếng kêu gọi không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Với những thông tin liên quan đến Nguyễn Thúy Hạnh có lẽ rằng các nhà ngoại giao cũng đã hiểu được phần nào về độ chây ỳ, cố tình xâm phạm đến các khách thế được pháp luật bảo vệ. Đáng chú ý hươn, bà Hạnh đã nhiều lần được các cơ quan chức năng khuyên răn, lên tiếng cảnh báo như vẫn quen thói, “ngựa quen đường cũ” tiến hành các hoạt động xâm phạm đến lợi ích cơ bản của các tổ chức, cá nhân. Bản thân Hạnh cũng có đầy đủ nhận thức để biết rằng những việc mình làm là sai, là vi phạm pháp luật thì không có lý gì đối tượng vẫn tiếp tục gây ra hậu quả xấu ngoài việc ý chí của đối tượng đã xác định mục tiêu rõ ràng về các hoạt động này.

Về mặt phát ngôn trên phương diện ngoại giao của Đại sứ quán Séc tại Hà Nội tôi cho rằng đúng ra họ nên cân nhắc một cách kỹ lượng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, cần phải xác định rõ ràng mối quan hệ giữa 2 quốc gia, dân tộc là mối quan hệ bền vững, nồng ấm, tôn trọng lần nhau, việc đưa ra quan điểm mang tầm quốc gia với một đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thể hiện sự can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia là điều chưa hợp với thông lệ quốc tế. 

Điều đó càng chứng tỏ được các vấn đề này đang đi theo sự chủ quan, thiếu thiện chí của một bộ phận người luôn lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia. 

Dĩ nhiên, với tư cách là một quốc gia có độc lập, chủ quyền, các hoạt động can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia là điều không hợp lý và cần phải lên án.

Lật tẩy thủ đoạn phá rối bầu cử

 



Những luận điệu trên tuy không mới nhưng lại được che đậy dưới những thủ đoạn tinh vi và được tung ra trong thời điểm chuẩn bị bầu cử nên gieo rắc hoang mang, gây nghi ngờ, phân tâm trong nội bộ nhân dân. Nếu ai mất cảnh giác, có thể lầm tưởng, thậm chí bị dẫn dắt và tin theo.

I - Xuyên tạc bản chất, ý nghĩa cuộc bầu cử

Gần đến ngày diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại ráo riết thực hiện các âm mưu, hoạt động chống phá, đưa ra những luận điệu sai trái, đòi hỏi phi lý nhằm phá hoại bầu cử. Bởi vậy, cần nhận diện âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá, từ đó nâng cao cảnh giác, góp phần tổ chức thành công cuộc bầu cử.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày Chủ nhật, 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng, đi ngược lại với mong muốn đó, các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị, phần tử xấu lại xem đây là thời cơ để chống phá. 

Họ dùng mọi thủ đoạn xuyên tạc, kích động, chống phá cuộc bầu cử, đưa ra các luận điệu xuyên tạc bản chất của cuộc bầu cử, một số đối tượng còn lợi dụng quyền “tự ứng cử” để phát động các chiến dịch truyền thông hô hào “ký tên” ảo, gây rối.

Âm mưu của họ là nhằm gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang, hoài nghi trong dư luận, xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng, bôi lem chế độ, từ đó gây mất niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ, phá hoại cuộc bầu cử; làm cho cuộc bầu cử không diễn ra theo kế hoạch, dự kiến.

Những thủ đoạn đang được các đối tượng sử dụng để xuyên tạc, chống phá cuộc bầu cử là: 

- Tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc về cuộc bầu cử, cho rằng cuộc bầu cử này chỉ là hình thức, người dân không có vai trò gì.

Các đối tượng đăng tải trên Internet những luận điệu cho rằng: “Cuộc bầu cử chỉ do Đảng độc diễn, người dân không có vai trò gì”, “Bầu cử chỉ là hình thức bởi nhân sự đã do Đảng chọn”, “Cuộc bầu cử không có gì mới so với trước đây”, Đảng “phân biệt đối xử với người tự ứng cử”, “Việc quy định con số và tỷ lệ đại biểu do Đảng áp đặt là tùy tiện, trái Hiến pháp”... Từ đó, quy kết rằng, ở  Việt Nam không có “dân cử, dân bầu”, đó chỉ là diễn kịch, trò hề… 

Không những vậy, các đối tượng còn tung ra các luận điệu kiểu như: Quốc hội qua các nhiệm kỳ chưa làm tròn chức trách là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phần lớn đại biểu chỉ là cơ cấu để bấm nút bỏ phiếu, chưa thể hiện được tiếng nói và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân; tổ chức bầu cử như hiện tại chỉ gây lãng phí tiền của nhân dân; cuộc bầu cử này là không chính danh, chỉ là “hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”... Từ đó, các đối tượng kêu gọi phải mở rộng “dân chủ trong bầu cử”, Đảng cần ủng hộ những người “tự ứng cử”, phải vận động, tranh cử công khai để cử tri lựa chọn...

- Kêu gọi, kích động người dân không đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử. Để cổ suý luận điệu “Quốc hội chỉ là hội nghị mở rộng của Đảng”, các đối tượng thông qua Internet kêu gọi, kích động người dân không đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử. Đối với những người đi bầu cử, các đối tượng tuyên truyền gạch chéo tất cả những phiếu bầu.

- Tán phát cái gọi là “thư ngỏ”, “thư kiến nghị”, “góp ý” nhằm tuyên truyền luận điệu kêu gọi thay đổi cơ chế, chính sách, quy định về bầu cử. Lấy cớ những nhà trí thức, nhà khoa học, với những “ý kiến tâm huyết” với Đảng, Nhà nước, một số đối tượng đã chủ động viết, tán phát “thư ngỏ”, “thư kiến nghị”, “góp ý” kêu gọi Đảng, Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách, quy định về bầu cử hiện nay. Họ kêu gọi Đảng, Quốc hội phải sửa đổi hệ thống bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do. Còn nếu với cách tổ chức bầu cử và cơ chế bầu cử theo quy định hiện nay thì họ tuyên truyền rằng, đối với nhiều đại biểu có thể tự mình công bố mình trúng cử và có đủ tư cách đại biểu mà không cần phải tổ chức bầu cử tốn tiền thuế của dân. Họ hô hào: Để lập được một Quốc hội có năng lực thì trước hết phải kiên quyết bỏ hẳn cách Đảng cử dân bầu, mặt trận độc quyền giới thiệu. Phải mở rộng đường cho việc tự ứng cử và vận động ứng cử tự do...

- Lợi dụng quyền tự ứng cử, phát động các chiến dịch truyền thông hô hào ký tên ảo trên Internet, tung hô, ủng hộ cho người này, người kia. Trước thời điểm bầu cử, các tổ chức phản động, chống đối trong và ngoài nước thường chỉ đạo số thành viên, cơ sở trong nước đăng ký tự ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND các cấp. Không những vậy, các đối tượng còn phát động các chiến dịch truyền thông trên Internet, mạng xã hội để kêu gọi ký tên ảo nhằm tung hô, ủng hộ cho những nhà “dân chủ” tự ứng cử. Ý đồ của họ là tìm cách xâm nhập người vào các cơ quan dân cử. Trong trường hợp những người này trúng cử thì họ sẽ có điều kiện để phá hoại, tác động chuyển hóa nội bộ. Trường hợp những người này không trúng cử thì họ sẽ lợi dụng để vu cáo, xuyên tạc công tác bầu cử, cho rằng cuộc bầu cử là thiếu minh bạch, thiếu dân chủ.

Có thể thấy, những luận điệu trên tuy không mới nhưng lại được che đậy dưới những thủ đoạn tinh vi và được tung ra trong thời điểm chuẩn bị bầu cử nên gieo rắc hoang mang, gây nghi ngờ, phân tâm trong nội bộ nhân dân. Nếu ai mất cảnh giác, có thể lầm tưởng, thậm chí bị dẫn dắt và tin theo.

Ở Việt Nam, Hiến pháp và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định: Cử tri bầu đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những quy định của pháp luật bầu cử ở Việt Nam thể hiện một cách nhất quán nhận thức về các nguyên tắc bầu cử để đảm bảo ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội. Việc lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nghiêm túc và người dân tự do thể hiện chính kiến của mình khi cầm lá phiếu bầu cử, hoàn toàn không có chuyện ép buộc như luận điệu các đối tượng rêu rao. Hoàn toàn không có việc “bầu cử chỉ do Đảng độc diễn, người dân không có vai trò gì”, không có phân biệt đối xử với người tự ứng cử… 

Hiện nay, các cơ quan chức trách đang tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thường xuyên bám sát các vấn đề, sự kiện chính trị liên quan tới cuộc bầu cử để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, có định hướng theo quan điểm, đường lối của Đảng và yêu cầu của xã hội cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Đồng thời, nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm đảng viên, chủ động sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống; không nghe theo các luận điệu sai trái, thù địch, thủ đoạn kích động chống phá của các đối tượng.


• Nguyễn Sơn/Học viện Công an nhân dân.

TUYÊN TRUYỀN NÊU BẬT MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CUỘC BẦU CỬ


 

     - Hỏi: Việc tuyên truyền về cuộc bầu cử cần tập trung vào các nội dung nào?

     - Trả lời:

     Việc tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cần tập trung vào các nội dung sau đây:

     1. Tuyên truyền nêu bật mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phân tích, làm rõ bối cảnh diễn ra sự kiện chính trị quan trọng này, đó là đất nước ta sau 35 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực đời sống cũng như vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là từ dịch Covid - 19 của năm 2020.

     2. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc chủ trương, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cuộc bầu cử được nêu trong các chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng các cấp, như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam...

     3. Tuyên truyền các quy định của pháp luật, như Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015 (vừa được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (vừa được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14), Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11.1.2021 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong đó, tập trung tuyên truyền vị trí, vai trò của Quốc hội, HĐND các cấp; nguyên tắc bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu, quyền bầu cử và ứng cử của công dân; số lượng, cơ cấu đại biểu; việc thẩm định hồ sơ, danh sách, lý lịch của người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử; quyền lợi và trách nhiệm của cử tri... Chú trọng giới thiệu những điểm mới của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

     4. Nêu bật những thành tựu của Quốc hội và HĐND các cấp qua các thời kỳ; khẳng định sự kế thừa, phát huy tinh thần đổi mới của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; việc thực hiện trách nhiệm là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong những năm vừa qua, đặc biệt là 5 năm gần đây.

     5. Tuyên truyền sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bầu cử (chuẩn bị tổ chức và quá trình thực hiện...); nhấn mạnh vai trò, tinh thần trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như cử tri cả nước, góp phần vào sự thành công của cuộc bầu cử. Tập trung tuyên truyền kết quả bầu cử và không khí dân chủ, đúng pháp luật trong bầu cử, nhất là ý thức tự giác thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của cử tri.

     6. Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động chào mừng; biểu dương kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi biên giới, hải đảo, các vùng còn nhiều khó khăn, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.

     7. Tuyên truyền đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước../.

     -------

     * Theo sách "Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026".

YÊU ĐỒ LÍNH HAY TIẾP TAY CHO CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


      Như chúng ta đã biết, trong những ngày qua bằng những hoạt động của mình, Câu lạc bộ “Yêu đồ lính” miền Bắc đang gây ra phản ứng trong dư luận quần chúng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Thủ đô Hà Nội khi liên tục trưng đồ lính từ cơ sở thờ tự cho đến diễu hành ngoài phố. Trong những ngày đầu năm 2019, Câu lạc bộ “Yêu đồ lính” này đã có nhiều hoạt động đáng chú ý như: Tổ chức buổi gặp mặt tại Chùa Trầm (huyện Chương Mỹ, Thủ đô Hà Nội) hay tổ chức diễu hành qua các tuyến phố của Thủ đô Hà Nội. Nếu đây chỉ là một Câu lạc bộ “Yêu đồ lính” đơn thuần tập hợp những người cùng sở thích thì không ai can thiệp, nhưng đây là Câu lạc bộ “Yêu đồ lính” dưới cái mác yêu đồ lính, nhưng gần như toàn bộ đồ lính mà họ mặc trên người cho đến xe, súng mà họ vừa diễu hành vừa qua lại đậm chất ngụy quân, ngụy quyền. Có nhiều người cho rằng, việc họ mặc đồ ngụy sẽ không ảnh hưởng đến ai, nhưng nếu nhìn nhận bản chất sâu xa thì họ đang tiếp tay cho âm mưu, ý đồ thực hiện “Diễn biến hòa bình” tại Việt Nam của các thế lực thù địch. 

      Để lý giải cho việc từ yêu đồ lính mà những thành viên này vô tình trở thành những người yêu đồ ngụy, chính là sở thích chơi trội của các thành viên này. Khi họ muốn mình nổi bật giữa đám đông mà không phải bằng tài năng của mình thì họ phải có chơi một cái gì đó khiến họ nổi bật. Và khi chơi đồ lính thì không đồ lính nào vừa trội, vừa được nhiều người biết như đồ của lính ngụy. 

Tại sao vậy? 

Có thế nói, bộ đồ lính ngụy mang hơi hướng của bộ đồ lính Mỹ và các nước Tây Âu. Và hằng ngày, chúng ta có thể thấy rằng các bộ phim “Bom tấn” với hình ảnh kỹ xảo đẹp mắt đã cho thấy sự hầm hố của người lính Mỹ. Và những người chơi áo lính họ mong muốn mình thừa hưởng được sự hầm hố với bộ quần áo đóng thùng, vòng bạc nanh hổ và kính dâm đen. Chứ sẽ chẳng có ai chọn bộ quân phục “Bộ đội cụ Hồ”, mộc mạc, bình dị và cả triệu con người đang mặc đâu.

      Bên cạnh sự hầm hố chính là uy quyền của bộ đồ lính ngụy này. Bộ đồ này gắn với sự tàn bạo, “hèn với giặc, ác với dân” của lính ngụy, cho nên đã tạo ra sự khiếp sợ trong nhân dân, nhất là nhân dân miền Nam thế kỷ trước. 

Do đó, bên cạnh độ “ngầu”, những người khoác lên mình trang phục ngụy muốn tạo cho mình một cái uy giả tạo, khiến người khác nhìn vào vừa ngầu vừa sợ sệt. Cho nên chúng ta có thể thấy rằng, không ít dân “anh chị” lại ưa thích mặc đồ ngụy cùng những hình xăm trổ khi đòi nợ sẽ uy hiếp tinh thần của con nợ ngay lập tức. Đây chính là những suy nghĩ giản đơn, khiến từ cái mác yêu đồ lính mà họ trở thành yêu đồ ngụy.

      Tuy nhiên, chính sở thích quái đản yêu đồ ngụy này đã giúp cho các thế lực thù địch nhất là đám phản động lưu vong đạt được 02 mục đích và nó đều nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà chúng đang thực hiện ráo riết ở Việt Nam hiện nay.

      Thứ nhất, bằng việc phổ biến hình ảnh mặc đồ ngụy tại Việt Nam mà trước hết là tại Thủ đô Hà Nội, nó sẽ làm hình ảnh người lính ngụy trở nên phổ cập trở lại, biến đây thành một trào lưu, một đam mê của không ít người. Và dưới đam mê, trào lưu này, không ít người từ mê quần áo ngụy sẽ có cái nhìn thiện cảm về ngụy quân, ngụy quyền xóa nhòa ranh giới của một đội quân tay sai, một đội quân bán nước. 

Nó cũng nguy hiểm giống như một số nhà sử học xét lại lịch sử, đòi bỏ chữ ngụy đối với Việt Nam cộng hòa. Đây là điều kiện để một bộ phận người dân không còn sự đề phòng với đám phản động lưu vong vốn dính liền với hình ảnh ngụy quân, ngụy quyền.

      Thứ hai, từ việc xóa nhòa ranh giới, sự phân định của ngụy quân, ngụy quyền, các đối tượng phản động lưu vong sẽ xây dựng cơ sở của chúng ở ngay trong những thành viên của Câu lạc bộ “Yêu đồ lính” thậm chí chúng có thể thao túng, biến Câu lạc bộ “Yêu đồ lính” này trở thành một tổ chức ngoại vi, phục vụ cho hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước khi có điều kiện cần thiết. Đây hoàn toàn có thể nằm trong mưu đồ gây dựng những đốm lửa nhỏ ở trong nước, để đốt lên một ngọn lửa lớn khi chúng hội đủ lực lượng.

      Dù chúng ta tôn trọng sở thích cá nhân của từng người, nhưng cũng không phải vì thế mà họ cho mình cái quyền dùng sở thích cá nhân đó làm tổn thương đến các cựu chiến binh, đến các gia đình đã mất mát bởi những người lính ngụy gây ra. Đặc biệt, thú chơi của họ rất dễ trở thành công cụ bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch. Những bộ đồ ngụy mà họ đang huyễn hoặc tự hào khi mặc trên người dù tốn rất nhiều tiền thì cách đây 46 năm nó được vứt đầy đường gắn liền với một đội quân tay sai, hèn nhát và thất bại.

      Xin đừng để những bộ đồ ngụy đó ám ảnh đất nước chúng ta thêm một lần nữa./. 

St.