2019/04/05

Fanpage 'Khá Bảnh – Sân chơi giới trẻ' biến mất khỏi Facebook

1 ngày sau khi Google xóa sổ kênh Youtube Khá "Bảnh" của Ngô Bá Khá, trang Fanpage với số lượng fan hơn 570.000 người "Khá Bảnh – Sân chơi giới trẻ" cũng biến mất khỏi Facebook.

Sáng ngày 4-4, khi sử dụng từ khóa "Khá Bảnh" để tìm kiếm trang Fanpage "Khá Bảnh – Sân chơi giới trẻ" vốn được biết tới là trang Fanpage chính thức của Ngô Bá Khá trên Facebook đã không còn tồn tại.


Ngô Bá Khá tức Khá "Bảnh" vừa bị cơ quan công an bắt giữ



Qua tìm hiểu, nguyên nhân khiến trang Fanpage với lượng fan hơn 570.000 người này đột ngột biến mất là do Admin (Quản trị viên) của trang này tự khóa lại sau khi Ngô Bá Khá bị cơ quan công an bắt giữ và khởi tố về hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc. Động thái này diễn ra chỉ 1 ngày sau khi kênh Youtube Khá Bảnh hơn 2 triệu người theo dõi của Ngô Ba Khá bị Google đóng cửa với thông báo "Tài khoản này đã bị chấm dứt do vi phạm Điều khoản dịch vụ của YouTube".

Thực tế, không chỉ trên Youtube mà ngay cả trên trang Fanpage "Khá Bảnh - Sân chơi giới trẻ" trước khi biến mất cũng tồn tại rất nhiều nội dung độc hại như hình ảnh về những đối tượng giang hồ, xã hội đen mang dao kiếm, vũ khí đi đòi nợ, đánh nhau hay những hình ảnh cờ bạc, rượu chè cũng được đăng tải tràn lan.

Hình ảnh quảng cáo game cờ bạc trên Fanpage "Khá Bảnh – Sân chơi giới trẻ" trước khi biến mất

Không những vậy, trang Fanpage này cũng được phát hiện công khai quảng cáo cho nhiều trang web cá độ, cờ bạc trực tuyến như Roulette, Blackjack, Poker, Slots. Trong khi đó những hoạt động cá độ, cờ bạc trực tuyến hiện tại vẫn bị luật pháp Việt Nam nghiêm cấm.

B.C (Công an nhân dân)

Trò cười 'ác ý': Nhiều người làm điều khó tin trước cổng nhà kẻ sàm sỡ bé gái

Một nhóm người đến nhà ông Linh, tạo dáng như ông ta đã làm với bé gái trong thang máy rồi chụp hình đăng lên mạng xã hội.


Mấy ngày qua, câu chuyện Nguyễn Hữu Linh, hiện 61 tuổi, nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng có hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9 trên đường Nguyễn Khoái, quận 4, TP.HCM gây xôn xao dư luận.
Lời khai của ông Linh với cơ quan điều tra: 'chỉ ‘nựng’ bé gái khi thấy em dễ thương' đã gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người ‘rủ nhau’ đến nhà riêng của ông Linh ở đường Lê Lợi, quận Hải Châu, Đà Nẵng 'check-in' rồi chia sẻ lên mạng.
Cụ thể, có người đã ghép hình ảnh ông Linh với chiếc cổng nhà ông này đăng lên mạng, kèm lời nhắn: ‘Cảnh báo, nhà này có biến thái, dâm ô’.
Đáng chú ý hơn cả là loạt ảnh 'check-in' của một nhóm khoảng 10 người (có cả trẻ em). Họ đến trước cổng nhà ông Linh, tạo dáng như ông này đã làm với bé gái trong thang máy rồi chụp hình đăng lên mạng tối 3/4.
Hình ảnh này sau đó được chia sẻ tại fanpage Đà Nẵng và được nhiều người dẫn về trang cá nhân của mình. Họ cho rằng, phải làm thế mới khiến ông Linh bị chịu phạt thỏa đáng.
Một nhóm người đến nhà Linh, tạo dáng như ông này làm với bé gái chụp hình đăng lên mạng


Tài khoản H.N.V viết: ‘Trend 'check in' mới ở Đà Nẵng. Đừng để vụ này chìm xuồng. Ai ở Đà Nẵng thì đến nhé’.
Tài khoản có tên L.A.P.T nhấn mạnh: 'Phải vậy cho ông Linh chừa thói 'nựng' bừa bãi và làm gương cho kẻ khác. Pháp luật không khắc chế được thì đôi lúc phải cần đến những biện pháp khác. Nếu kẻ nào không muốn ảnh hưởng đến gia đình thì đừng làm ẩu'.
Đồng tình với hai ý kiến trên, người có tên K.L cũng viết: 'Ông này chỉ nhận một hình phạt không làm mọi người hài lòng, nhưng cuộc đời ông ta coi như đã chết bởi vết nhục với vợ con, gia đình họ hàng, bạn bè'.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến phản đối, cho rằng, ông Linh phạm tội thì phải chịu trách nhiệm, vợ con và người thân ông ấy vô can.
Chị Xuân Dung thể hiện quan điểm: ‘Có cần làm lố quá như vậy không. Trừng phạt đã trừng phạt rồi, nhưng vợ con cháu của ông Linh vô tội, phải chừa cho họ một con đường. Làm lố quá, họ sống nổi không?’.
Tài khoản Vy Phạm viết: 'Tôi nghĩ, mấy bạn trẻ làm như vậy là không đúng, vì gia đình người thân của bé gái và cả bản thân em đã phải chịu tổn thương về tinh thần rất nhiều rồi. Nếu họ thấy những hình ảnh kiểu này sẽ càng ám ảnh hơn. Đến cuối cùng, nạn nhân vẫn là người chịu thiệt hại nặng nhất. Chúng ta đừng vô tình biến câu chuyện của nạn nhân thành một trò cười ác ý’.
Trong khi đó, ca sĩ Hoàng Bách bày tỏ: ‘Lên tiếng để trừng phạt và cách ly những kẻ bệnh hoạn, lên tiếng để có thêm tiếng nói cộng đồng, từ đó tác động tới những người làm luật là đúng và cực kỳ cần thiết.
Nhưng theo tôi, điều quan trọng hơn và chúng ta đều có thể và cần làm ngay trước khi mong chờ những điều khác, đó là cùng nhau tìm cách để bảo vệ con, để tránh con khỏi bị lạm dụng. Tôi tin, bắt đầu từ gia đình, từ yêu thương và kiến thức là những điều quan trọng nhất để chúng ta bảo vệ con’.
Theo võ sư Lê Hoàng Mai, không gian trong thang máy ở các tòa nhà, khu vui chơi, trường học rất chật hẹp.
Những kẻ có định sàm sỡ sẽ có hai lý do: Biến thái và sử dụng chất kích thích. Lúc này, họ rất mạnh. Nạn nhân là trẻ em và phụ nữ chân tay yếu, nếu dùng vũ lực để chống trả sẽ thua, có khi nguy hiểm đến tính mạng.
Vị võ sư khuyên, cha mẹ không nên để trẻ đi một mình đến những nơi vắng và tuyệt đối không dạy con dùng vũ lực để giải quyết khi bị sàm sỡ. Trường hợp phải để con đi thang máy, đến chỗ vắng một mình thì nên trang bị cho con một chiếc còi và dặn hãy luôn mang theo.
Đồng thời, cha mẹ hãy dặn con, khi cảm thấy nguy hiểm thì thổi còi. Những kẻ biến thái rất sợ tiếng động và sợ bị phát giác. Cửa thang máy chỉ khoảng một phút là mở, vì thế, có tiếng động chúng sẽ dừng lại.
Trường hợp trẻ vẫn bị sàm sỡ, cha mẹ hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng khuyên con, làm sao đừng để con sang chấn tâm lý. Sau đó, hãy thu thập bằng chứng cứ rồi tố cáo kẻ phạm tội đến cơ quan chức năng.
Với những người phụ nữ, ngoài sử dụng chiếc còi, nếu đi thang máy mà bị sàm sỡ thì hãy vờ chấp nhận. Chấp nhận ở đây không phải để kẻ biến thái thích làm gì thì làm, mà là để bảo vệ mình.
Trong thang máy thường có camera. Khi đối tượng ôm hôn, sàm sỡ, làm sao đưa mặt anh ta ra cho camera chiếu rõ.
“Đừng nên dùng vũ lực để chống đối. Những kẽ biến thái rất mạnh, phụ nữ, trẻ em dùng vũ lực không ăn thua, có khi nguy hiểm đến tính mạng”, võ sư Mai nhấn mạnh một lần nữa.

Diệu Thuần (Vietnamnet)

Nghi án xuất bản lậu cuốn sách “Cộng đồng tưởng tượng”: Mưu đồ chia rẽ dân tộc?

Loa Phường


Mới đây, cuốn sách "Cộng đồng tưởng tượng - Nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc" của Benedict Anderson được lan truyền trên mạng và được phát hành lậu dưới danh nghĩa “lưu hành nội bộ” của Viện Nhân học Văn hóa có nội dung đi ngược lại lợi ích dân tộc, phủ nhận chủ nghĩa yêu nước, xóa nhòa ranh giới kẻ xâm lược-dân tộc bị trị….
Cuốn sách này năm 2011 đã được Tạp chí Văn hóa Nghệ An giới thiệu với nội dung phê phán thẳng thắn. Dù ra đời đã lâu, nhưng cuốn sách không được xuất bản do sự lo ngại về tính chất công kích và tư tưởng Marx, chủ nghĩa Cộng Sản và tinh thần dân tộc của các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Với vị trí đứng về nước Mỹ, cuốn sách "Cộng đồng tưởng tượng" đã công kích vào thành trì yêu nước của người dân Việt Nam, thứ mà Mỹ đã không thể đánh bại được trong chiến tranh Việt Nam. Cuốn sách này là một cú tát vào những người yêu nước, có tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc bằng việc sử dụng một loạt các lập luận về dân tộc học, nhân học và chính trị để khẳng định rằng các cộng đồng dân cư được kết nối bằng khái niệm quốc gia là mơ hồ, dựa trên tuyên truyền của tầng lớp cầm quyền, mà nói thẳng ra là "không có thật". Như vậy, cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc là không cần thiết, và bằng cách này, Benedic Anderson phủ nhận toàn bộ phong trào giải phóng thuộc địa ở thế kỷ 20 mà Việt Nam là đất nước đi đầu, bênh vực cho luận điệu của những quốc gia thực dân và đế quốc tiếp tục mong muốn duy trì chế độ thuộc địa này. Tại sao? Bởi vì thay vì Benedict Anderson khẳng định các nước Mỹ, Pháp, Đức, Anh... là các "cộng đồng tưởng tượng", theo đúng lý thuyết của ông, thì trong sách lại xoáy sâu vào trường hợp các nước trong suốt 2 thế kỷ phải chịu cảnh nô lệ của các đất nước tư bản.

Mặc dù được viết từ năm 1970 và làm công cụ tuyên truyền cho nước Mỹ, nhưng việc cuốn sách được lựa chọn để xuất bản vào lúc đất nước đang có những tranh chấp chủ quyền ở biển Đông như hiện nay thật đáng nghi ngại. Xuất bản cuốn sách vào thời điểm này, không rõ những người đứng đầu Tủ sách “Hiểu Việt Nam” có ý định gì? Trục lợi thời cơ để bán sách? Hay là muốn người dân nước Việt hoặc bán nước cho Tàu hoặc bán nước cho Mỹ, bởi vì Việt Nam cũng chỉ là một khái niệm "cộng đồng tưởng tượng", thế thì bán đi cũng được. 

Cuốn sách được xuất bản nằm trong Tủ sách “Hiểu Việt Nam” của Viện Nhân học Văn hóa (một viện mới được thành lập) với hàng chữ "Lưu hành nội bộ". Thế nhưng, nó không được "lưu hành nội bộ" chút nào. Thay vì phân phối rộng rãi và truyền thông công khai, cuốn sách này được rải khắp facebook qua hệ thống sách lậu. Không mang danh nghĩa bán nhưng nó vẫn được bán rộng rãi, in với hình thức đẹp (có bìa cứng, giấy đẹp), sách lại do một dịch giả trẻ chưa có tên tuổi và điều ấy đồng nghĩa với việc phải trả nhuận bút “giá rẻ” cho dịch giả. 
Một câu hỏi đặt ra nữa đó là sách không hề có sự cho phép xuất bản của các Nhà xuất bản, như vậy hình thức in này chính là in lậu để lưu truyền trên thị trường.  Ai là người thực sự đứng sau một cuốn sách có tính chiến lược gây chia rẽ dân tộc như "Cộng đồng tưởng tượng" và được in lậu, bán lậu như thế này? Thậm chí, cuốn sách được truyền thông "ngầm" một cách rầm rộ trên Tạp chí Tia Sáng ngay trước khi sách ra với bài viết giới thiệu về Benedict Anderson (Link: http://www.tiasang.com.vn/-van-hoa/Benedict-Anderson-Nguoi-song-ben-ngoai-nhung-duong-bien-15244). Bài viết này tuyên truyền và ca ngợi tư tưởng nguy hại của cuốn sách:

"Những cộng đồng đó mang trong mình những “giới hạn” (mọi quốc gia dân tộc đều có biên giới) và “chủ quyền” (tư tưởng Khai sáng và các cuộc cách mạng tư sản đánh đổ quan niệm về tính thiên mệnh của các chế độ quân chủ).

Điều đó đưa đến khái niệm của Anderson về “dân tộc” như là: “một cộng đồng chính trị tưởng tượng – và tưởng tượng ở cả về giới hạn lẫn chủ quyền… Là tưởng tượng bởi vì những công dân của kể cả những quốc gia nhỏ nhất cũng không thể biết được hết mọi thành viên trong cộng đồng của mình, gặp gỡ, hay thậm chí từng nghe nói về nhau, dù trong tâm trí họ luôn mang hình ảnh về sự chia sẻ chung…” (Imagined Communities, bản in 2006, tr. 6)."

Với cách tuyên ngôn ngầm ẩn của Viện Nhân học Văn hóa như vậy, có thể hiểu rằng họ đơn giản muốn người đọc "Hiểu Việt Nam" như những "Cộng đồng tưởng tượng".
=====
Tham khảo
Năm 2011, cuốn sách “Cộng đồng tưởng tượng” này đã được Tạp chí Văn hóa Nghệ An giới thiệu/phê phán như sau:

Là một chuyên gia về Đông Nam Á, các cuộc xung đột quân sự giữa Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc vào cuối những năm 1970 đã kích thích ông phân tích tầm quan trọng và sức hấp dẫn chính trị, đối với nền chính trị của chủ nghĩa dân tộc. Kết quả là cuốn“Cộng đồng tưởng tượng” - Những ý nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc" được xuất bản 2 lần (1983,1991), trong đó, Anderson đã đề xuất lý thuyết về "các cộng đồng tưởng tượng". Chủ yếu tiếp cận về mặt lý thuyết, Anderson cho rằng, hầu hết đã bỏ qua:
       "Chủ nghĩa dân tộc, chỉ đơn thuần là chấp nhận nó như: Quốc gia, quốc tịch, chủ nghĩa dân  tộc -  tất cả đã chứng tỏ để xác định là vô cùng khó khăn, chứ chưa nói đến việc phân tích. Ngược lại ảnh hưởng to lớn mà chủ nghĩa dân tộc đã tác động đến thế giới hiện đại, giả thuyết xác đáng về nó rõ ràng là còn nhỏ nhoi."
     Đặc biệt sai lầm trong lĩnh vực này là chủ nghĩa Mác, mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mac và chủ nghĩa dân tộc là chủ đề của cuộc tranh luận đánh giá lại Cánh tả mới trong năm 1970 (ví dụ: Lo¨wy,1976; Debray,1977).Trong môi trường này,Anderson (1991:3,nhấn mạnh) lập luận học thuyết Mác-xít đã không bỏ qua chủ nghĩa dân tộc, đúng hơn,"chủ nghĩa dân tộc đã chứng tỏ một sự bất thường khó chịu cho lý thuyết Mác-xít và, chính vì lý do đó, phần lớn bị bỏ qua, hơn là đối mặt với nó". Cộng đồng tưởng tượng là một nỗ lực để tiến hành hoà giải các lý thuyết của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa dân tộc và đối phó với những gì Anderson vạch ra như một bối cảnh chênh lệch cho việc đánh giá về dân tộc, cụ thể là việc gần như chỉ tập trung vào châu Âu đã gây phương hại đến việc xem xét “thế hệ người lai tiên phong ở Nam Mỹ về chính trị dân tộc hiện đại. Sự bóp méo này, Anderson tiếp tục xác nhận cả ở bên trong và bên ngoài học viện. Từ những nghiên cứu trường hợp về chủ nghĩa thực dân ở Châu Mỹ La Tinh và Indonesia, Anderson (1991: 6) đề xuất định nghĩa sau đây về dân tộc: nó là một cộng đồng chính trị tưởng tượng - và vốn dĩ tưởng tượng cả về giới hạn lẫn chủ quyền '.

Toàn cảnh cuộc tranh cãi về chùa Ba Vàng trong dư luận "lề trái"

Loa Phường

Trong tuần qua, nhiều cá nhân chống đối đã tận dụng vụ bê bối ở chùa Ba Vàng, Quảng Ninh để công kích chính sách tôn giáo của Nhà nước.


Ngày 20/03/2019, báo Lao Động đăng 2 phóng sự về các hoạt động của chùa Ba Vàng ở Uông Bí, Quảng Ninh. Phóng sự đầu tiên phản ánh việc mỗi tháng, có khoảng 5000 -7000 người đến Chùa Ba Vàng để "thỉnh vong", và mỗi người bị vong "đòi" từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tiền "giải oan", mà họ phải nộp cho chùa dưới dạng tiền công đức. Phóng sự thứ hai phản ánh rằng trong buổi giảng pháp ngày 05/01/2019, được quay lại và đăng lên Youtube, với hơn 245 nghìn lượt xem, đệ tử chùa Ba Vàng là bà Phạm Thị Yến đã giảng rằng nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên bị xâm hại tình dục, sát hại dã man do "phạm tội trong kiếp trước", khiến nay bị "quả báo". Hai phóng sự này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. UBND tỉnh Quảng Ninh ra công văn hỏa tốc về vụ việc ngay trong ngày 20/03; trong khi Bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có công văn hỏa tốc hoặc phát ngôn trong ngày 21/03. Tối 21/03, trụ trì chùa Ba Vàng là ông Thích Trúc Thái Minh đã tổ chức một buổi pháp thoại được truyền hình trực tiếp, trong đó nhiều "nhân chứng", bao gồm một bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, đã lên tiếng cảm ơn việc "gọi vong báo oán, giải nghiệp" của chùa. Dù vậy, trong hai ngày 22 và 23/03, báo Lao Động tiếp tục đăng 2 phóng sự về hoạt động của chùa Ba Vàng; trong khi Công an tỉnh Quảng Ninh vào cuộc điều tra vụ việc; và Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định rằng các hoạt động "gọi vong, gọi hồn" không có trong truyền thống Phật giáo, đồng thời vi phạm Luật Tín ngưỡng - Tôn giáo. Ngày 26/03, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội của ông Thích Trúc Thái Minh, đồng thời buộc ông "phải sám hối Đại tăng, giao cho Thượng tọa Thích Thanh Quyết làm thầy giáo giới". Ngày 27/03, bà Phạm Thị Yến bị phạt hành chính 5 triệu VNĐ vì hành vi "Lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn để hoạt động mê tín dị đoan".

Trong 10 ngày cuối tháng 3, dư luận Việt Nam đã dành nhiều sự chú ý cho vụ việc này. Dù đa phần dư luận tức giận trước các phát ngôn của bà Phạm Thị Yến, và trước các hoạt động của chùa Ba Vàng mà họ cho là "lừa đảo, mê tín dị đoan", vụ việc đã gây tranh cãi nội bộ trong nhiều nhóm dư luận trên Internet với điểm chung là các tranh cãi đều xoay quanh việc có hay không nên "đánh Ba Vàng", hoặc nên "đánh" ở mức độ nào.
Cụ thể, phần đông dân chúng cho rằng nên công kích các biểu hiện "lừa đảo, mê tín dị đoan" của chùa Ba Vàng, trong khi số khác phản đối, vì cho rằng việc này sẽ khiến họ "rơi vào kế hoạch đánh phá Phật giáo một cách bài bản của bọn phản động".
Riêng trong các nhóm zân chủ trên Internet, đa số lợi dụng việc "đánh" chùa Ba Vàng để công kích nhiều chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1975 đến nay. Số khác phản đối, vì cho rằng qua việc báo Lao Động, chính quyền Tỉnh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng loạt công kích chùa Ba Vàng, có thể thấy chùa này đang bị "đánh" bởi các "nhóm lợi ích" khác trong lĩnh vực tôn giáo, chính trị. Đặc biệt, một số người chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Nam tông như Nguyễn Đức Thành đã hoàn toàn bênh vực chùa Ba Vàng, và tung tin rằng chùa này bị công kích bởi một kế hoạch của "chùa Phúc Khánh - đạo Mẫu - Phật giáo Bắc tông". Thành đưa ra 2 bằng chứng cho việc này - gồm một bài mà ông Thích Trúc Thái Minh từng viết để công kích dịch vụ "dâng sao giải hạn" của chùa Phúc Khánh, và bài báo cho thấy ông Thích Thanh Quyết (trụ trì chùa Phúc Khánh) đang được chọn làm thầy giáo giới cho ông Minh. Khi Thành ám chỉ rằng chùa Phúc Khánh đang dùng báo Lao Động làm "công cụ" trong vụ này, một phóng viên báo Lao Động comment phản đối, và đưa ra bằng chứng cho thấy báo Lao Động cũng là báo đầu tiên công kích dịch vụ "dâng sao giải hạn" của chùa Phúc Khánh.
Do vụ việc diễn ra trong bối cảnh phức tạp và nhiều ẩn số, như vừa mô tả, khi giới chống đối lợi dụng vụ việc để tuyên truyền, các thông điệp của họ cũng phân hóa theo nhiều hướng khác nhau. Ngoài một thiểu số bênh vực chùa Ba Vàng như Nguyễn Đức Thành, đa số còn lại cùng thực hiện một hoạt động chung, là lợi dụng việc "đánh" chùa Ba Vàng để công kích nhiều chính sách tôn giáo của Nhà nước. Hầu hết các công kích nhắm vào 3 chính sách - là việc "cài" tình báo Công an, Quân đội vào tôn giáo; việc kiểm soát Phật giáo thông qua khẩu hiệu "Đạo Pháp - Dân tộc - Xã hội Chủ nghĩa" cùng các sinh hoạt Đảng; và việc kiểm soát tôn giáo thông qua các tổ chức chính thống như Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giới chống đối tuyên truyền rằng 3 chính sách này đã tạo ra một tầng lớp "sư quốc doanh", được Nhà nước "bao che" để trục lợi, dẫn đến những hiện tượng như việc "phá rừng làm chùa" và "lừa đảo phi pháp" ở chùa Ba Vàng, hoặc như dịch vụ "dân sao, giải hạn" ở chùa Phúc Khánh".
Bên cạnh thông điệp tuyên truyền chung vừa kể, một số nhóm chống đối còn đưa ra các thông điệp riêng, để phục vụ cho khuynh hướng chính trị, tôn giáo riêng của mình. Chẳng hạn, Tôn Phi và Bạch Hoàn kêu gọi bài xích Phật giáo, do đó nhận nhiều lời phản đối của độc giả. Mạnh Kim, Tuấn Khanh ca ngợi nền học thuật phong phú của Phật giáo miền Nam trước năm 1975; công kích việc Nhà nước "thủ tiêu" những di sản của nền Phật giáo này; và ca ngợi các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong thời điểm hiện tại. Hoàng Hải Vân cũng công kích những nỗ lực "thủ tiêu" vừa nêu, rồi nhân đó ca ngợi chính sách hòa hợp tôn giáo thời hai ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt... 
Khi đề xuất giải pháp quản lý để hạn chế các hiện tượng như ở chùa Phúc Khánh, chùa Ba Vàng, giới chống đối cũng đưa ra các quan  điểm khác nhau. Do chịu ảnh hưởng từ truyền thống Nho giáo của Việt Nam, đa số cho rằng Nhà nước cần ngăn cấm, xử phạt hành vi "thương mại hóa" Phật giáo, mà họ gọi là "buôn thần bán thánh". Chẳng hạn, Hoa Nghi viết trên Việt Nam Thời báo rằng Việt Nam nên "chấn chỉnh" sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng theo cách làm của Trung Quốc - bao gồm phi lợi nhuận hóa mọi điểm thờ tự; tách rời hoạt động tôn giáo với việc phát triển kinh tế của địa phương; cấm xây các tượng Phật lớn ngoài trời; chỉ cho phép dùng các khoản thu nhập từ tôn giáo cho mục đích từ thiện, bảo trì; và coi các nhóm tôn giáo như những chủ thể phải nộp thuế.
Trong khi đó, một số người chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do phương Tây, như Kiến Minh (Luật khoa Tạp chí), lại cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào tôn giáo dưới mọi hình thức, kể cả để “chống mê tín dị đoan”. Họ cho rằng nên để tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng thực hành tín ngưỡng theo cách riêng của họ, vì mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. Nhà nước chỉ nên xử lý việc chùa lấn chiếm đất rừng trái phép, hoặc việc bà Yến xúc phạm nhân phẩm nữ sinh bị sát hại, theo các thủ tục tố tụng thông thường.
Sau khi xem xét vụ việc phức tạp này, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.
Thứ nhất, khác với ông Nguyễn Đức Thành, chúng tôi không biết "vong" có thích tiêu tiền của người sống hay không, sư có thể chuyển tiền giữa hai cõi hay không, và chùa Ba Vàng có đánh nhau với chùa Phúc Khánh hay không. Chúng tôi chỉ biết rằng những ngôi chùa thích thu tiền, và thích đánh nhau, thường mất đi không khí thanh tịnh mà con người tìm kiếm nơi cửa Phật. Vì vậy, thay vì tranh cãi lý thuyết với ông Thành, hoặc chọn theo chùa này để "đánh" chùa nọ, có lẽ người dân chỉ cần tìm đến những ngôi chùa yên tĩnh hơn.
Thứ hai, bê bối ở nơi thờ tự là một di sản chung của nhân loại, thay vì của riêng Nhà nước Việt Nam. Vatican thu tiền nhiều hơn chùa Ba Vàng, và gần đây cũng có không ít bê bối liên quan đến xâm hại tình dục. Ở Việt Nam, tình trạng "buôn thần bán thánh" đã tồn tại từ nhiều thời đại, chứ không riêng gì thời nay. Chẳng hạn, nhà thơ Phạm Thái đã viết như sau để mô tả sinh hoạt tôn giáo trong triều Tây Sơn - một triều đại được nhiều vị cờ vàng ca ngợi":
"Nhà tranh đua đều khấn bụt cầu ma, đường Quan thánh khéo lăng nhăng lít nhít;
Chợ xao xác những buôn hùm bán quỷ, mái Trương Lương nghe lếu láo y o."
Tóm lại, dù dưới chế độ quân chủ, độc đảng hay đa đảng, ở đâu con người tham lam đến mức lãng quên các giá trị tinh thần, ở đó sẽ có nạn "buôn thần bán thánh".
Thứ ba, sự phát triển của Phật giáo miền Nam trước năm 1975 đến từ những nhà sư coi trọng học thuật như Tuệ Sĩ, chứ không đến từ chính sách tôn giáo của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Một chế độ thiên vị Công giáo và đàn áp Phật giáo một cách triệt để, dẫn đến vụ Thích Quảng Đức tự thiêu, không có tư cách lên lớp Nhà nước Việt Nam hiện nay về chính sách quản lý tôn giáo. Nếu Mạnh Kim muốn đóng góp phục hồi nền Phật học của nước nhà, hãy tham gia xây dựng các thư viện tôn giáo - triết học trên Internet, để tiếp tục công trình cũ của Tuệ Sĩ và nhiều tu sĩ Việt Nam hiện tại, thay vì ngồi than thở, trách móc những biến cố lịch sử đã xảy ra.
Thứ tư, nếu tăng ni chùa Ba Vàng đóng cửa tu hành, cắt đứt hẳn với cõi tục, thì họ sẽ không làm ảnh hưởng đến ai khác ngoài mình, và Nhà nước không cần can thiệp vào những hoạt động thuần túy tôn giáo của họ. Nhưng vì chùa này ảnh hưởng mạnh đến túi tiền và văn hóa của một lượng lớn người dân, đương nhiên Nhà nước sẽ phải quản lý những ảnh hưởng mang tính trần tục đó. Bởi vậy, chúng tôi không đồng ý với quan điểm của Kiến Minh, rằng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không cho phép Nhà nước can thiệp vào hoạt động của chùa Ba Vàng.
Tuy nhiên, qua cuộc tranh luận quanh các vụ việc ở chùa Phúc Khánh và chùa Ba Vàng, có thể thấy phương thức quản lý tôn giáo hiện nay có nhiều điểm chưa ổn, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để cải thiện.

Những lập luận xuyên tạc, vu cáo mơ hồ về Đảng Cộng sản Việt Nam của Thanh Y Buon Krong

Tindautruongdanchu - Ngày 3/4/2019 trên trang facebook có nick “Thanh Y Buon Krong” đã chia sẻ một đoạn clip hết sức nực cười xuyên tạc, xuyên tạc vu cáo rất mơ hồ về chủ trương, chính sách của Đảng ta.

Người đàn ông này cho rằng: “Đảng cộng sản bảo kê cho các tô chức buôn người để đẩy người dân nghèo vào các ô mại dâm hoặc bị bán vợ cho tàu cộng” thông qua một clip mang tên ‘Cô gái kể lại câu chuyện’. Thông qua câu chuyện của một cô gái có tính chất hư cấu, xuyên tạc có chủ định đối tượng đã cố tình gán ghép, đổ lỗi cho việc vấn nạn buôn người, mại dâm hoặc bán vợ cho tàu cộng là nằm trong chính sách của Đảng.

Thanh Y Buon Krong cố tình gán ghép, xuyên tạc ... Đảng


Như chúng ta đã biết đất nước ta có truyền thống yêu thương con người, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách. Đạo lý đó đã hiện hữu hàng ngàn năm nay. Và đến nay không hề thay đổi. Đảng ta luôn chủ trương phát triển kinh tế nhưng không để bị đồng hóa về mặt văn hóa. Xây dựng đất nước để phát triển con người, vì lợi ích của con người.

Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước nạn buôn người là một vấn nạn hết sức nghiêm trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang nghiên cứu để tìm cách giải quyết triệt để.

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hóa chủ trương đó bằng các điều luật và thường xuyên nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước như điều 150 bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về hình thức xử phạt với các hành vi buôn bán người tương ứng.

Những điểm mới cơ bản quy định về tội mua bán người theo quy định BLHS 2015: Quy định cụ thể hơn các dấu hiệu cấu thành tội phạm trên tinh thần khái niệm buôn bán người của Nghị định thư về phòng chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên; Tách tội ghép “mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” được quy định tại Điều 120 BLHS năm 1999 thành 03 tội danh độc lập là tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151), tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152) và tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153) nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự đối với từng tội phạm trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; Khung tăng nặng của các điều luật được tách thành 2 khung tăng nặng khác và sắp sếp lại cho hợp lý, đồng thời, có sự phân hóa trong chính sách xử lý; Bổ sung các tình tiết tăng nặng mới, đồng thời bỏ một số tình tiết tăng nặng của BLHS năm 1999 không còn phù hợp; Chính sách xử lý hình sự tội danh này được điều chỉnh theo hướng nghiêm khắc hơn.

Như vậy có thể nói BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về tội mua bán người. Việc sửa đổi này phù hợp với nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán người của pháp luật quốc tế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống lọai tội phạm này thời gian vừa qua.

Cùng với đó trong những năm gần đây cơ quan Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp ở trung ương đã giúp chính phủ giải quyết rất nhiều các vụ án về buôn bán người. Trong đó có những vụ án buôn bán người xuyên quốc gia. Thông qua đó đem lại sự tin tưởng cho người dân.

Như vậy nếu nói như ông Thanh với nick facebook Thanh Y Buon Krong cho rằng: “Đảng cộng sản bảo kê cho các tô chức buôn người để đẩy người dân nghèo vào các ô mại dâm hoặc bị bán vợ cho tàu cộng” là hoàn toàn sai trái.

Trong giai đoạn hiện nay lợi dụng vấn đề dân chủ các thành phần chủ nghĩa cơ hội  xét lại luôn tìm cách để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Với những lập luận hết sức vô lý nhằm phủ định lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ định con đường đi lên chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước ta. Do đó mỗi cán bộ chiến sĩ cần nhận thức đúng đắn tránh để các lực lượng phản động dụ dỗ, mua chuộc đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc.


Đặng Dương

HUỲNH THỤC VY-ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG


Viễn

Mới đây, nhà “nữ lưu dân chủ” Huỳnh Thục Vy post trên facebook cá nhân dòng trạng thái rằng “Cha già của hệ thống độc tài đã để lại một truyền thống “vô giá” cho đám quan chức lãnh đạo Cộng sản. Thấy chưa, bạn im lặng để rồi con cháu bạn gặp nguy hiểm lúc không thể ngờ đến”. Đăng kèm dòng trạng thái là hình ảnh Bác Hồ cùng hình ảnh nhân vật được cho là nguyên cựu phó Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng trong vụ nghi “dâm ô” với em bé 7 tuổi trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh.

Không khó để nhận ra ý đồ của Huỳnh Thục Vy là lợi dụng câu chuyện “bê bối” của vị cựu quan chức kia để châm biếm xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hành động láo lếu không thể chấp nhận.

Hành động này thể hiện não trạng chống đối không thể thay đổi của Huỳnh Thục Vy.

Điều đáng nói là, Huỳnh Thục Vy vẫn đang phải mang trên đầu mình bản án 2 năm 9 tháng tù về hành vi xúc phạm Quốc kì theo bản án ngày 30/11/2018 của TAND thị xã Buôn Hồ

Theo cáo trạng, do ý thức coi thường pháp luật của Nhà nước, vào khoảng 11 giờ ngày 1-9-2017, bị can Huỳnh Thục Vy đi xe máy đến trước nhà số 1222 đường Hùng Vương (phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ). Tại đây, Vy một tay cầm lá cờ, một tay dùng bình sơn mi ni xịt sơn trắng lên chính giữa ngôi sao của 2 lá cờ Tổ quốc do UBND phường Thống Nhất cắm trước số nhà 1222 và 1224 (đường Hồ Chí Minh) nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách Mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Sau khi xịt sơn, bị can Vy dùng điện thoại di động chụp hình Vy cùng 2 lá cờ bị xịt sơn rồi vứt bỏ bình sơn vào thùng rác bên đường và về nhà. Đến 12 giờ 16 phút cùng ngày, bị can Vy đăng hình ảnh chụp với 2 lá cờ Tổ quốc bị xịt sơn lên mạng xã hội Facebook và ghi nội dung "Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng".\

Ngày 3-9-2017, Công an phường Thống Nhất phát hiện vụ việc nên đã lập biên bản và bàn giao 2 lá cờ cho Công an thị xã Buôn Hồ xử lý theo thẩm quyền.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt Huỳnh Thục Vy 2 năm 9 tháng tù giam vì tội "Xúc phạm Quốc kỳ". Đồng thời, TAND thị xã Buôn Hồ cũng ra Lệnh quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh đối với Huỳnh Thục Vy.

Do sau đó Huỳnh Thục Vy “trưng ra bằng chứng” rằng mình đang có thai nên thực hiện chính sách nhân đạo, Huỳnh Thục Vy được hoãn thi hành hình phạt thù, chờ sau khi sinh con và nuôi con đủ 36 tháng tuổi, Vy sẽ phải thực hiện bản án.

Như vậy có nghĩa là, trong giai đoạn này, Vy đang là đối tượng vi phạm pháp luật, đã có án phạt tù treo trên đầu. Vậy mà Vy vẫn láo lếu tuyên truyền, xuyên tạc trên mạng, đặc biệt là xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ bản chất chống đối của Vy rất lì lợm và Vy cố tình thách thức pháp luật.

Có lẽ pháp luật của chúng ta đã quá nhân đạo đối với Vy chăng.

Hay Vy thuộc loại điếc không sợ súng?

Vy sẽ phải trả giá thích đáng cho các hành động của mình.