2018/09/14

Toàn cảnh "Tổng biểu tình" dịp 2/9 và sự thất bại thảm hại của “Cách Mạng Chun” (phần 1)

Loa Phường

Từ ngày 14/07/2018, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối trong và ngoài nước đã kêu gọi "tổng biểu tình", bạo động vũ trang để lật đổ chế độ vào ngày Quốc khánh 02/09 bằng nhiều chiêu thức khác nhau. Nay sự kiện đã trôi qua, Loa Phường xin tổng kết và hy vọng phác họa đầy đủ bức tranh toàn cảnh trước, trong và sau sự kiện này. 
Kết quả hình ảnh cho Tổng biểu tình dịp 2/9
Thứ nhất, họ tuyên truyền về tính chính đáng của hoạt động biểu tình.
Tiêu biểu ngày 02/09, đài BBC tiếng Việt đăng một bài viết của bút danh Phi Cảnh viết rằng mục đích của biểu tình là chỉ ra các sai phạm của chính quyền, và buộc chính quyền sửa lại cho đúng. Vì vậy, Nhà nước không nên đàn áp, "vu khống" những người biểu tình trong ngày 02/09, còn những thành phần cực đoan không nên tuyên truyền rằng cuộc biểu tình "phải tạo ra được sự đàn áp của chính quyền", nhằm thu hút người quan tâm. Tuy nhiên, trong bài này, BBC và tác giả tiếp tục lờ đi một sự thật rằng người những người kêu gọi biểu tình vào ngày 02/09 không định biểu tình ôn hòa, hợp pháp để phản đối chính sách, mà định tiến hành bạo động vũ trang để lật đổ chế độ. Ngoài ra, bài viết chứa nhiều đoạn đi ngược với tinh thần độc lập dân tộc, và không liên quan đến thông điệp chính thức của bài viết, như:
"...Khi đi du lịch họ chọn những nước sạch sẽ văn minh như Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc - những quốc gia có thể coi là chư hầu của đế quốc, nhưng họ vẫn hàng ngày ca ngợi chiến công đánh đuổi Pháp, Mỹ..."
Nếu Phi Cảnh nói với người người Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc rằng họ đã cam tâm làm "chư hầu đế quốc", tôi tin rằng họ sẽ không hoan nghênh Phi Cảnh ghé thăm. Và nếu Phi Cảnh nói với người Pháp, người Mỹ rằng ông muốn làm chư hầu của các nước này, tôi tin rằng Pháp và Mỹ sẽ khinh thường và lợi dụng ông, thay vì bố thí cho ông sự văn minh, sạch sẽ của họ.
Nước Anh là cái nôi sinh ra nhiều chủ thuyết về tự do. Dù vậy, để được sống tự do như ngày hôm nay, người Pháp và người Mỹ đã phải trải qua nhiều năm đánh Anh để giành độc lập. Để được tự do, cần tự chủ, thay vì ngửa tay xin người khác ban phát cho mình. Đây là điều mà Phi Cảnh nên nhớ trong ngày độc lập của dân tộc.
Thứ hai là, họ tung tin tức giả, hoặc các suy đoán thiếu căn cứ để kích động quần chúng hoặc gây hoang mang.
Ngày 01/09, Huỳnh Quốc Huy tung tin giả rằng Chủ tịch và Bí thư Thành ủy TP.HCM đã "bỏ trốn" khỏi địa bàn thành phố, vì sợ bị người biểu tình lật đổ. Ngày 02/09, trang Phong trào Dân trị tung tin giả rằng nhiều thanh niên trong nước đã chuẩn bị cờ đỏ sao vàng để tham gia biểu tình.
Cùng ngày 02/09, Facebook Lương Huệ Mẫn tung một bức ảnh ghép đã bị Facebook Đoàn Dũng vạch mặt, mô tả cảnh hàng trăm cảnh sát giao thông đang tụ tập trên một đoạn vỉa hè, để chuẩn bị đi "đàn áp" biểu tình. Post này của Mẫn có 657 Likes và 500 Shares chỉ riêng trên Facebook. Nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã dùng bức ảnh này để tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam đang hoảng loạn trước sức ép từ người dân.
Ngày 03/09, Facebook Hiệp Nguyễn tung tin giả rằng làn sóng biểu tình đã làm sập một cây cầu ở Đồng Nai, khiến "Quảng Nam nổi lửa", "Bình Thuận tê liệt" và công an TP.HCM bỏ trốn, máy bay B52 của Mỹ "đang bay lượn trên biển Đông"... 
Chưa hết, linh mục Lê Ngọc Thanh và Việt Nam Thời báo tiếp tục tung tin đồn rằng một "thế lực" trong nội bộ Đảng và Nhà nước đã và đang hậu thuẫn cho các cuộc biểu tình. Cụ thể, khi trả lời phỏng vấn cây bút Thảo Vy của Việt Nam Thời báo vào ngày 05/09, linh mục Lê Ngọc Thanh và phóng viên Trúc Giang tung tin đồn rằng "một thế lực đủ mạnh trong chính quyền ngay tại Sài Gòn" đã soạn "kịch bản công phu" cho cuộc biểu tình ngày 10/06/2018. Để chứng minh, Lê Ngọc Thanh viết rằng trước ngày 10/06, một nhân viên an ninh thường theo dõi ông đã "nhắc khéo" rằng “Chắc là mình phải đi biểu tình, kẻo mình bị mất nước tới nơi rồi”. Trong khi đó, Trúc Giang viết rằng cuộc bạo động ở Bình Thuận cho thấy có thể "có sự yểm trợ của Quân khu 7". Cuối bài, Thảo Vy viết rằng có thể một số lãnh đạo, hoặc cựu lãnh đạo Nhà nước đang phát đi "những dấu chỉ cho một cuộc biểu tình khác" về việc "điều chỉnh thể chế chính trị của Việt Nam". Để chứng minh, Thảo Vy viết rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã kêu gọi “Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng” trong lễ ra mắt "Sách vàng Sáng tạo Việt Nam", do Mặt trận Tổ quốc và VUSTA đồng tổ chức vào ngày 30/08; còn nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã viết bài “Thời gian và cơ hội không chờ chúng ta” trên báo Tuổi Trẻ ngày 01/09. Tuy nhiên, trong hội nghị vừa nêu, Chủ tịch Trần Đại Quang chỉ kêu gọi “tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học”, chứ không đề cập đến vấn đề thể chế chính trị.
Nếu linh mục Lê Ngọc Thanh và Việt Nam Thời báo chẳng may nói đúng, ta sẽ phải nhìn nhận rằng những người đi biểu tình vào ngày 10/06 chỉ là con tốt trong tay một nhóm lợi ích ở thượng tầng. Khi người biểu tình còn không hành động một cách độc lập, tự do, thì đương nhiên cuộc biểu tình không thể đem đến độc lập, tự do cho đất nước. Trong trường hợp đó, họ không nên tiếp tục biểu tình, để tránh bị lợi dụng. May thay, các diễn biến vào ngày 02/09 vừa qua đã cho thấy nhận định của linh mục Lê Ngọc Thanh chỉ là một "thuyết âm mưu" thiếu cơ sở, hoặc một lời nói dối để kịch động quần chúng.
Thứ ba là quảng bá một số cuộc biểu tình mini được thực hiện trót lọt.
Vào ngày 02/09, một số cá nhân chống đối đã thực hiện các cuộc "biểu tình mini" có tính ôn hòa, và đăng ảnh chụp lên trang Facebook cá nhân. Cụ thể, Võ Hồng Ly đã giơ biểu ngữ phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và "phản đối hủy hoại tiếng Việt" ở một ngã tư tại TP.HCM [17]; Luan Le Quang đã cho con mình giương biểu ngữ "phản đối sách Công nghệ Giáo dục" ở một công viên tại TP.HCM [18]; Phùng Thế Dũng và Bùi Kim Oanh đã giơ biểu ngữ phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế tại bờ biển Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa [20]. Chiều cùng ngày, Trương Văn Dũng, Lê Thị Công Nhân và hai cá nhân khác đã giơ các biểu ngữ phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế ở Hà Nội [19]. Những hình ảnh vừa nêu được dùng để ca ngợi, tạo dựng các tượng đài đấu tranh đầy dũng cảm, đang đi tiên phong cổ vũ biểu tình, bất chấp sự ngăn cản của chính quyền qua đó vu cáo Việt Nam không có tự do biểu tình, bản nước, đàn áp bất đồng chính kiến…

“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”!

Nhiều năm nay, trước và trong khi toàn dân và Nhà nước Việt Nam tưng bừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 là y như rằng các trang tiếng Việt của VOA, BBC, RFA,… lại bày trò “hội luận, thảo luận”, đăng tải bài viết của vài ba nhân vật “tiếng tăm” bàn về hai sự kiện. Có điều là tổ chức cái gì, đăng tải cái gì thì các trang này cũng chưa bao giờ thừa nhận, mà nghĩ ra đủ thứ luận điệu nhằm phủ nhận Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9.

Lúc họ vẽ ra “chân không chính trị”, lúc thì phóng đại vai trò của chính phủ Trần Trọng Kim, thậm chí còn xưng xưng cho rằng “Việt Nam độc lập từ khi Bảo Đại ra đạo dụ Tuyên cáo Việt Nam độc lập” bất chấp thực tế chính Minoda - Toàn quyền Nhật Bản khi đó, đã nói thẳng thừng: “Có một sự hiểu lầm lớn về sự độc lập ở Đông Dương. Sự độc lập này là hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát quân sự của Nhật Bản. Sự độc lập của đế chế Trung kỳ và cũng như của Cao Miên đã được tuyên bố. Nam kỳ chẳng những ở dưới sự kiểm soát quân sự mà còn dưới cả sự cai trị quân sự của Nhật Bản. Vậy thì không có sự độc lập của Nam kỳ”!


Một bài viết xuyên tạc vô lối, dày xéo lên lịch sử mà BBC đăng tải (Ảnh Thành Nam)

Đến năm 2018, các trang mạng trên tiếp tục trở lại với các luận điệu mà từ lâu giới nghiên cứu cùng dư luận đã chỉ rõ chỉ là xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử. Tuy nhiên, trang BBC tiếng Việt lại có bài “1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia” giúp một số người đưa ra ý kiến quái đản là phủ nhận “tính chính thống” của Nhà nước Việt Nam. Với bài này, ý kiến của mấy kẻ ở nước ngoài như Trương Nhân Tuấn, Trần Thanh Hiệp vốn nổi tiếng chống cộng thì không cần đọc cũng biết họ nói gì, song ngạc nhiên là trong đó lại có ý kiến của một “nhân sĩ, trí thức” ở trong nước, không chỉ hùa theo mà còn đưa ra lập luận kỳ quặc. Hình như trước khi phát biểu, “nhân sĩ, trí thức” này không “uốn lưỡi bảy lần”. Vì, nếu Nhà nước Việt Nam “không chính danh” như ông ta đã nói thì làm sao năm 1965, trong khi cả nước Việt Nam đang ở trong thời kỳ chiến tranh rất khốc liệt thì ông được sang Hungari học đại học rồi học Phó Tiến sĩ, đến năm 1982, ông tiếp tục trở lại Hungari làm nghiên cứu sinh cấp cao và bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học; rồi mấy chục năm qua, làm sao ông có cơ hội để kinh doanh, buôn bán, làm sao với hộ chiếu Việt Nam nhiều lần ông ra nước ngoài và “có cơ hội được đứng bên cờ vàng” cùng bè lũ chống cộng ở hải ngoại…? Nghĩa là có nhiều cơ sở xác đáng chứng minh chính ông ta hưởng lợi rất nhiều từ Nhà nước mà ông phủ nhận “tính chính danh”. Người ít hiểu biết hoặc đầu óc ngu ngơ có phát ngôn bất bình thường thì không nói làm gì, đằng này đường đường mang danh “nhân sĩ, trí thức” mà phát ngôn như thế thì quả rất đáng quan ngại!
Thực ra, BBC, VOA, RFA,… có giở trò gì thì cũng không ảnh hưởng tính chính danh của Việt Nam, bởi ngày nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới; là thành viên của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; tham gia ngày càng sâu rộng và chủ động vào các tiến trình khu vực và các công việc quốc tế; quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển rất nhanh chóng… Đó là các quan hệ quốc tế, còn trong nước, hơn 70 năm qua, toàn dân Việt Nam luôn cùng Đảng Cộng sản và Nhà nước vượt qua muôn vàn khó khăn, giành lại nền độc lập và đạt nhiều thành tựu mà chính vị “nhân sĩ, trí thức” đang thụ hưởng!
Tư Nguyên (Thời nay)

Sự thật phía sau những cuộc biểu tình trái phép: Phản nước, hại dân và phục vụ mưu đồ chính trị cá nhân (bài 1)

Tại Việt Nam vài năm gần đây, việc kích động tụ tập đông người để gây rối trật tự công cộng, tiến công lực lượng chức năng, phá hoại tài sản nhà nước… đã trở thành "nghề" của một số người tự nhận là "nhà dân chủ, người yêu nước". Và do được sự hà hơi, tiếp sức của thế lực thù địch ở nước ngoài, mà càng ngày nhóm người này càng tỏ ra ngông cuồng.

Ðáng chú ý, sau khi được dư luận và các cơ quan chức năng vạch rõ bản chất, đông đảo người dân, kể cả một số người vì cả tin mà có hành vi lầm lạc đã nhanh chóng nhận rõ mưu mô và "trò hề" của kẻ xấu, từ đó nâng cao cảnh giác, không để bị lôi kéo, lợi dụng.

Người biểu tình tấn công cảnh sát cơ động ở Phan Rí ngày 10/6
Từ đầu tháng 8-2018, trước thực tế rất nhiều phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động lập thành tích chào mừng 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 diễn ra sôi nổi trên cả nước… một số kẻ không muốn đất nước phát triển, thiếu thiện ý với xã hội, đã mưu đồ kích động, gây rối các sự kiện quan trọng này, nhằm thực hiện chống phá chính quyền, phá hoại sự ổn định xã hội, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Lợi dụng mạng xã hội, họ đăng tải đủ loại "lời kêu gọi", công bố kế hoạch để kích động "tổng biểu tình toàn quốc vào dịp 2-9", thậm chí tô vẽ coi đó như là "một cuộc cách mạng tháng tám lần thứ hai" nhằm lật đổ chế độ, giải tán Ðảng Cộng sản! Ðể thực hiện kế hoạch điên rồ này, nấp sau chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", nhóm người này vừa kêu gọi "xuống đường", vừa công khai chỉ đạo người tham gia thực hiện các thủ đoạn hòng làm rối loạn xã hội trên phạm vi rộng. Thật ê chề cho họ, dư luận trên mạng xã hội lập tức vạch trần bản chất dối trá, lươn lẹo này, đồng thời chỉ mặt, điểm danh những kẻ ở trong và ngoài nước có ác tâm lợi dụng dân chúng để thực hiện mưu đồ đen tối.
Trên thực tế, dễ nhận thấy rằng không chỉ chăm chăm vào các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí thường xuyên nhân cơ hội, tìm đủ loại lý do kích động tụ tập đông người, bênh vực, bao che người có hành vi vi phạm trật tự công cộng nhằm mục đích tạo dư luận ở ngoài nước. Thực chất việc hô hào, kích động, kêu gọi "xuống đường tổng biểu tình" vừa qua chỉ là kịch bản cũ được dàn dựng lại. Thủ đoạn lôi kéo, kích động được sử dụng vẫn là: trước hết một số tổ chức, cá nhân lên mạng xã hội làm rùm beng một số vấn đề do họ bịa đặt, vu khống, dựng chuyện nhưng thu hút được dư luận thiếu tỉnh táo; khi đã thu hút được sự chú ý của một số người, bước tiếp theo là kích động tụ tập đông người trái pháp luật nhằm thực hiện hành vi chống Ðảng, chống chế độ, thậm chí đòi "khôi phục chế độ Sài Gòn" - "thây ma" đã biến mất gần nửa thế kỷ.
Từ năm 2015 đến nay, các hoạt động có tính toán, có lớp lang này được họ hô hào, tổ chức khá liên tục. Mục đích là nhằm gây rối loạn, làm suy yếu chế độ, cản trở sự phát triển làm mất uy tín của Nhà nước Việt Nam, qua đó tạo cơ hội đầu cơ chính trị cũng như tạo điều kiện cho các thế lực chống cộng ở nước ngoài thừa cơ "đục nước, béo cò". Ðiển hình là một số cuộc tụ tập đông người có hành vi bạo lực xảy ra năm 2016 dưới chiêu bài "vì môi trường, chống Công ty Formosa Hà Tĩnh".
Trong các cuộc tụ tập này, nổi lên vai trò của một số linh mục và công dân theo Thiên chúa giáo thuộc Giáo phận Vinh, với những phát ngôn, hành động cực đoan và được một số người như linh mục Nguyễn Duy Tân - Quản xứ Thọ Hòa (địa bàn tỉnh Ðồng Nai), Ngô Quang Kiệt - nguyên Tổng Giám mục Hà Nội hiện cư trú ở Ðan viện Châu Sơn (địa bàn tỉnh Ninh Bình) đến thăm, hiệp thông; từ nước Mỹ, một kẻ là Emily Page - Le (Ê-mi-li Pếch-lê) đến gặp gỡ, trao tiền ủng hộ… Trên internet (in-tơ-nét) hiện còn lưu ảnh chụp bản viết tay của linh mục Ðặng Hữu Nam - Quản xứ Phú Yên (địa bàn tỉnh Nghệ An) cho biết đã nhận từ linh mục Lê Ngọc Thanh - sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, số tiền 348.250.000 đồng, 10.900 USD, 300 ơ-rô "ủng hộ Phú Yên kiện Formosa…". Hay lợi dụng tâm lý đám đông, sự bồng bột, thiếu tỉnh táo của một số người dân để kích động, gây nên cuộc tụ tập đông người có hành vi bạo lực, gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Bình Thuận và TP Hồ Chí Minh ngày 10-6-2018. Sau đó, các thế lực thù địch còn hô hào "tổng biểu tình" trong các ngày 16-6 và 27-6; tuy nhiên lúc này người dân ở các địa phương đã cảnh giác, tỉnh táo nên số người bị lôi kéo tham gia chỉ thưa thớt. Từ đó có thể nói, cái gọi là "tổng biểu tình" đã lộ rõ bản chất chỉ là trò hề lố lăng.
Ngoài ra, cũng phải kể đến một số cuộc tụ tập bất hợp pháp nhỏ lẻ cũng do mấy người tự nhận là "nhà dân chủ, người yêu nước" hô hào và tổ chức, như biểu tình vì cây xanh, vì môi trường, vì một số sự kiện và vấn đề liên quan Biển Ðông, biểu tình của nhóm người được gọi là "dân oan chuyên nghiệp". Thất bại vì không lôi kéo được người dân tham gia nhằm thực hiện ý đồ thâm độc, để đỡ phần bẽ bàng, cay cú và tiếp tục nuôi mộng các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí chuyển hướng hô hào cái gọi "biểu tình tại gia" vào chủ nhật với liên tưởng viển vông: "Nếu đại đa số đều ở nhà một ngày, thì chợ búa phải đóng cửa. Tất cả những phương tiện giao thông công cộng sẽ phải đình chỉ. Máy bay sẽ ngừng cất cánh. Tàu vận chuyển sẽ không thể nhổ neo… Từ một ngày chủ nhật ngắn ngủi, sẽ trở thành tiền đề cho các cuộc biểu tình, đình công bãi thị sau này"! Là người tỉnh táo thì ai cũng biết vào chủ nhật, hầu hết mọi người đều ở nhà cùng gia đình. Chắc chắn không ai coi việc ở nhà là một thái độ chính trị, nên tại các gia đình, cuộc sống vẫn diễn ra đầm ấm, hạnh phúc, hoạt động xã hội cũng không bị đình trệ, khủng khiếp như kẻ xấu vẽ ra.
Không quá lời khi khẳng định mấy năm nay ở Việt Nam, "biểu tình" tồn tại như thứ nghề ăn nên làm ra của mấy kẻ cơ hội chính trị. Nhờ nghề này, họ vừa được "suy tôn là nhà dân chủ, người yêu nước", vừa được nhận tiền tài trợ từ các tổ chức phản động ở nước ngoài để "hành nghề" quanh năm. Là nghề kiếm sống nên bất kể thời điểm nào họ cũng cố tìm ra lý do để "biểu tình". Ðịa điểm quen thuộc họ nhắm đến để tụ tập là nơi công cộng, cổng các cơ quan nhà nước và đại sứ quán, chủ yếu để tạo "tiếng vang", được đại diện nước ngoài chú ý, được báo chí nước ngoài đưa tin, ảnh lên internet thay cho chứng từ thanh toán "tiền công"...
Khi bị ngăn chặn, họ tổ chức "biểu tình du kích" bằng cách một vài người tìm đến nơi khuất nẻo, giơ khẩu hiệu chụp vội bức ảnh, rồi khuếch đại thành hàng trăm người để báo cáo với ai đó ở nước ngoài. Thảm hại hơn, họ công bố cả ảnh cũ về biểu tình vừa lừa bịp người xem, vừa có cơ sở quyết toán dự án đã ký kết. Tranh giành "miếng bánh biểu tình", mấy "nhà dân chủ, người yêu nước" không e ngại tố cáo, vạch mặt lẫn nhau. Như sắp đến kỷ niệm Ngày giải phóng miền nam 30-4, Quốc tế Lao động 1-5 vừa qua, trang facebook của "Trung Lĩnh Nguyễn" đăng "lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc" vào chủ nhật 2-5-2018. Lập tức "nhà dân chủ, người yêu nước" Lã Việt Dũng, Mai Phương Thảo lên tiếng cho rằng kêu gọi của "Trung Lĩnh Nguyễn" chỉ có tính cá nhân, và tranh cãi quyết liệt đã nổ ra. Rốt cuộc, như nhận được lời chỉ bảo từ các "nhà dân chủ, người yêu nước" khác, "Trung Lĩnh Nguyễn" phải rút lời kêu gọi. Vậy là một cuộc "tổng biểu tình" đã bị đoản mệnh từ trong trứng nước, còn "Trung Lĩnh Nguyễn" thì bị đồng bọn quy tội muốn đánh bóng tên tuổi, muốn một mình nuốt trọn các khoản tài trợ từ nước ngoài.
Chưa kể, dù luôn tự nhận có lòng yêu nước hơn người khác, nhưng hầu như các "nhà dân chủ, người yêu nước" lại thờ ơ với những khó khăn của đất nước, thờ ơ với cuộc sống còn vất vả của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Khó có thể nói là có liêm sỉ khi vào những ngày cuối tháng 8 đầu tháng 9, trong khi nhiều vùng trên cả nước gặp thiên tai nặng nề, hàng nghìn đồng bào mất hết nhà cửa và tài sản, cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi bị tàn phá, rất nhiều người chết và bị thương, hàng nghìn héc-ta lúa chín có nguy cơ mất trắng,… và toàn dân đang nỗ lực cứu giúp đồng bào ở các vùng gặp thiên tai, thì họ vẫn thản nhiên hô hào đi biểu tình. Sự thiếu nhân tính này giúp giải thích vì sao khi được kêu gọi đi "biểu tình nhân danh lòng yêu nước", nhiều người đã phẫn nộ, bày tỏ sự khinh bỉ với những kẻ vô lương tâm, chỉ vì toan tính cá nhân mà chà đạp lên lẽ sống của cộng đồng.
Trò hề của mấy "nhà dân chủ, người yêu nước" đã không thoát khỏi con mắt tinh tường của nhân dân, và với thực tế cả nước vừa phấn khởi tưng bừng đón Tết Ðộc lập vừa góp công sức giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn đã khiến lời nói, việc làm của "nhà dân chủ, người yêu nước" càng thêm lạc lõng, lố bịch. Trước thực tế thảm hại đó, trên một trang mạng chống cộng khét tiếng ở nước ngoài, một kẻ vào ngày 2-9 chỉ hong hóng ngồi chờ "tin thắng trận từ biểu tình" mà bặt vô âm tín đã phải chua chát thốt lên: "Có lẽ tôi ước mong nhiều lắm chăng? Có thể vì hy vọng của tôi cao lắm chăng? Và chính những điều đó đã làm cho tôi hụt hẫng trong tâm trạng đầy chán nản"!
Mới đây, trong vi-đê-ô clíp mang tựa đề "Có hay không tổng biểu tình 2-9…" đăng trên trang Nửa vòng trái đất của Derek Phạm (Ðê-rếch Phạm) - người Mỹ gốc Việt Nam, sau khi theo dõi các phương tiện truyền thông, kiểm chứng từ rất nhiều nguồn, người làm vi-đê-ô clíp thông báo hầu như không có cuộc biểu tình nào diễn ra, đã bổ sung: "Chỉ một sự kiện có nhiều người tập trung với số lượng rất lớn ngay tại Hà Nội kéo dài từ sân bay Nội Bài cho đến sân vận động Mỹ Ðình để đón đội tuyển Olympic Việt Nam từ Indonesia trở về đúng ngày 2-9. Tại TP Hồ Chí Minh cũng có một sự kiện rất nhiều người tụ tập là đến trung tâm quận 1 theo dõi màn bắn pháo hoa". Ðó là sự thật mà mấy "nhà dân chủ, người yêu nước" cần nhìn thẳng vào đó để nhận diện chính mình.
Không chỉ với Việt Nam, mà với quốc gia nào cũng vậy, mọi hành vi phá hoại sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc, lật đổ chế độ,… đều bị pháp luật trừng trị. Vì thế, việc vừa qua Tòa án nhân dân ở Việt Nam tổ chức các phiên tòa xét xử những đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, gây rối trật tự công cộng với những bản án nghiêm khắc, đã nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân. Bởi dẫu thế nào thì kẻ xấu cũng không bao giờ có thể lợi dụng lòng yêu nước chân chính của nhân dân để thực hiện mưu đồ phản nước, hại dân.
Còn nữa
Thành Sơn (Nhân dân)

Điều động, bổ nhiệm một số tướng quân đội



Chiều 10/9, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tổ chức Hội nghị bàn giao Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu theo các quyết định về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ.
Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 4 chủ trì hội nghị.

Theo các quyết định của cấp trên, Thiếu tướng Đặng Trọng Quân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 được điều động giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, người nhận bàn giao là Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh Quân khu được giao kiêm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Quân khu 4.
Hội nghị đã tổ chức thông qua biên bản bàn giao nhiệm vụ công tác Tham mưu trưởng Quân khu trên các mặt công tác: Quân sự, công tác Đảng, công tác chính trị, hậu cần, kỹ thuật, tài chính, công tác phòng thủ tác chiến, tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, xây dựng chính quy… và một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Nguyễn Tân Cương đánh giá cao năng lực, kinh nghiệm công tác cũng như uy tín của Thiếu tướng Đặng Trọng Quân trong công tác tham mưu, chỉ đạo các hoạt động của lực lượng vũ trang Quân khu cũng như đối với Bộ Tham mưu Quân khu.
Trung tướng Nguyễn Tân Cương chúc mừng và tin tưởng trên cương vị công tác mới với trí tuệ, tâm huyết, Thiếu tướng Đặng Trọng Quân sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tham mưu cho Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; điều hành, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

* Trước đó, ngày 4/9, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Nhân dân Việt Nam, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 vừa tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7.
Hội nghị đã thông qua biên bản bàn giao Trung tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 7 tiếp nhận Công tác Đảng và Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu tiếp nhận nhiệm vụ Chính ủy thay cho Trung tướng Phạm Văn Dỹ.
Theo quyết định của cấp trên Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 sẽ nghỉ chờ hưu theo chế độ.

* Ngày 30/8 dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Phó Chính ủy Quân khu.
Thực hiện quyết định điều động của trên, Thiếu tướng Phạm Đức Duyên, Phó Chính ủy Quân khu về nhận công tác tại cơ quan Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.
Hội nghị đã thông qua biên bản bàn giao giữa Thiếu tướng Phạm Đức Duyên, Phó Chính ủy Quân khu với đồng chí Chính ủy Quân khu.

* Liên quan đến công tác nhân sự Quân khu 2, chiều 30/8, Sư đoàn 316 đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Sư đoàn trưởng. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu dự, chỉ đạo hội nghị.
Theo quyết định của trên, Đại tá Vũ Kim Hà, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai và Đại tá Tô Quang Hanh, Trưởng phòng Quân huấn Quân khu 2 giữ chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316. /.

BAN CÔNG LÝ & HOÀ BÌNH GP VINH NÓI GÌ VỀ "TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ"?


Mặc dù không mấy liên quan nhưng trong bản Thư ngỏ gửi học sinh và các bậc phụ huynh đầu năm học 2018–2019 của Ban công lý & hoà bình Giáo phận Vinh vẫn "đá qua" về chương trình Tiếng Việt Công nghệ của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại khi nói rằng: "Đầu năm học 2018-2019 này, dư luận xã hội bùng lên cuộc tranh luận chung quanh bộ sách “Công nghệ Giáo dục” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Chúng tôi miễn bàn về điều hay lẽ dở của bộ sách này. Điều quan trọng nhất ở đây: tuy là một bộ sách “thí điểm” nhưng hiện tại lại được đem dạy tại 49/63 tỉnh thành với hơn 800.000 học sinh. Nếu như thí điểm thất bại thì hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào? Các bậc phụ huynh có chấp nhận để con mình làm thí điểm hay không? Và đâu là mục đích thực sự của dự án cải cách giáo dục này?". 
Thư ngỏ đăng trên website chính thức của Giáo phận Vinh (Nguồn: FB). 

Đây có thể xem là sự lên tiếng chính thức của giáo phận Vinh và cũng là cách mà Giáo phận này lên tiếng để bào chữa cho hành vi của 2 Linh mục Phan Đình Giáo (Quản xứ Cẩm Trường, Nghệ An) và Lm Trần Đình Lai (Quản xứ Đông Yên, Hà Tĩnh) sau khi 2 Lm này yêu cầu con em trong giáo xứ nghỉ học để phản đối Tiếng Việt Công nghệ. 

Nói như thế bởi lẽ: Ngay đoạn đầu và trong cách dùng từ về nội dung này trong thư ngỏ ít nhiều có sự thận trọng: "Đầu năm học 2018-2019 này, dư luận xã hội bùng lên cuộc tranh luận chung quanh bộ sách “Công nghệ Giáo dục” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Chúng tôi miễn bàn về điều hay lẽ dở của bộ sách này". Điều này hoàn toàn khác với cách mà 02 Linh mục nêu trên đã thể hiện. Và với điều này, dù không quá công khai nhưng Ban công lý & hoà bình GP Vinh đã gián tiếp phủ nhận và cho những ai quan tâm biết, Ban này nói riêng và GP Vinh nói chung không đồng tình, cổ vũ cho hành động này của 2 Linh mục Phan Đình Giáo và Trần Đình Lai. Nói Ban công lý & hoà bình GP Vinh chữa cháy cho hành vi của 2 Linh mục này là vì thế. 

Tuy nhiên, một điều dễ thấy là không phải Văn phòng TGM GP Vinh mà Ban công lý & hoà bình GP Vinh lên tiếng mới phải lẽ, bởi không ai khác chính họ với bản lên tiếng và các văn bản đã phát ra là chủ thể kích động, yêu cầu các Linh mục lên tiếng đối với chương trình Tiếng Việt công nghệ. 

Còn những băn khoăn sau đó của ban này: "Điều quan trọng nhất ở đây: tuy là một bộ sách “thí điểm” nhưng hiện tại lại được đem dạy tại 49/63 tỉnh thành với hơn 800.000 học sinh. Nếu như thí điểm thất bại thì hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào? Các bậc phụ huynh có chấp nhận để con mình làm thí điểm hay không? Và đâu là mục đích thực sự của dự án cải cách giáo dục này?" thì xem chừng là hết sức thừa thãi. 

Đúng là Tiếng Việt công nghệ đã thì điểm hơn 40 năm và đến nay hoạt động này vẫn đang thí điểm. Song, với việc đem ra giảng dạy tại 49/63 tỉnh thành với hơn 800.000 học sinh thì xin thưa, nó không còn là "thí điểm" nữa. Nghĩa là nó đã gần như phổ biến và việc đa số các tỉnh tổ chức giảng dạy chương trình này cho thấy tính ưu việt, tích cực trong chương trình giảng dạy này. Việc vẫn dùng từ "thí điểm" có chăng là sự quen miệng hoặc cho thấy sự thận trọng của những người đứng ra thực hiện và của Bộ Giáo dục & đào tạo mà thôi khi thực hiện đối với cái mới, để các chủ thể quen dần với sự thay đổi và tiến tới chấp nhận. 

Với hơn 40 năm đã qua thì nếu thực sự có vấn đề thì nó đã thất bại và sẽ không tồn tại đến hôm nay. Điều này thật đúng với câu "lo bò trắng răng" mà thôi. 

An Chiến

Linh mục bị cáo buộc cưỡng hiếp nữ tu

Cảnh sát bang Kerala, phía nam Ấn Độ hôm qua triệu tập linh mục Franco Mullackal để thẩm vấn về hành vi tấn công tình dục một nữ tu, theo AFP.
Phụ nữ Ấn Độ biểu tình kêu gọi cảnh sát bắt linh mục Franco Mullackal ở Jalandhar, bang Punjab hôm 12/9. Ảnh: AFP.

Nữ tu này tố cáo linh mục Mullackal đã cưỡng hiếp mình tổng cộng 13 lần trong giai đoạn 2014-2016. Cảnh sát nhận được đơn từ cuối tháng 6 nhưng chưa mở cuộc điều tra, cho đến khi 5 nữ tu và hàng chục người ủng hộ tổ chức biểu tình ở thủ phủ Thiruvananthapuram của bang Kerala trong những ngày gần đây để gây sức ép với nhà chức trách.
Trong lá đơn bị rò rỉ trên truyền thông, nữ tu tố cáo linh mục Mullackal "sử dụng quyền lực chính trị và tiền bạc để khiến sự việc chìm xuồng". Cô cũng đã báo cáo sự việc với đại diện tòa thánh Vatican ở Ấn Độ.
Mullackal bác bỏ cáo buộc, gọi đây là âm mưu của những người chống lại nhà thờ. Chính trị gia địa phương P.C George còn gây phẫn nộ khi gọi nữ tu là "gái điếm". "Cô ta hưởng thụ 12 lần và đến lần thứ 13 thì gọi đó là cưỡng hiếp sao. Tại sao cô ta không khiếu nại sự việc ngay từ đầu", George nói.
Tòa thượng thẩm Kerala sẽ tổ chức phiên điều trần trong hôm nay, dù linh mục Mullackal nhiều khả năng sẽ không xuất hiện.
Bang Kerala là nơi có số tín đồ Công giáo đông nhất Ấn Độ. Hồi tháng 7, cảnh sát bang đã bắt hai linh mục vì cáo buộc cưỡng hiếp và tống tiền một phụ nữ suốt hơn 20 năm.

Các linh mục Đức bị tố lạm dụng hơn 3.600 trẻ em


Khoảng 1.670 linh mục đã thực hiện một số hình thức tấn công tình dục đối với 3.677 trẻ vị thành niên từ năm 1946 tới 2014, BBC hôm nay dẫn kết quả nghiên cứu được chính Giáo hội Công giáo Đức đề nghị tiến hành và dự kiến công bố vào ngày 25/9.

Giám mục Stephan Ackermann, phát ngôn viên Hội đồng Giám mục Đức. Ảnh: Reuters.

Theo báo cáo, cứ 6 trường hợp lạm dụng thì có một sự cố liên quan đến cưỡng bức. Hầu hết nạn nhân là các bé trai và có tới hơn một nửa dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, chỉ có 38% nghi phạm bị truy tố và phần lớn chỉ bị kỷ luật nhẹ.  
Nghiên cứu được biên soạn bởi ba trường đại học của Đức, sử dụng 38.000 tài liệu từ 27 giáo phận. Nhóm tác giả cho biết mức độ thật sự của việc lạm dụng thậm chí có thể lớn hơn bởi một số hồ sơ đã bị "hủy bỏ hoặc thao túng".
"Chúng tôi biết mức độ lạm dụng tình dục mà bản báo cáo đã chứng minh. Chúng tôi cảm thấy kinh hoàng và xấu hổ vì điều đó", Giám mục Stephan Ackermann, phát ngôn viên Hội đồng Giám mục Đức, phát biểu.
Ông cho biết mục đích nghiên cứu là làm sáng tỏ "mặt trái của Giáo hội, không những vì lợi ích của các nạn nhân mà còn giúp Giáo hội thấy được lỗi lầm", từ đó hành động để ngăn chặn tình trạng này tái diễn. Phát ngôn viên nói thêm rằng Giáo hội đã lên kế hoạch mở đường dây tư vấn để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi nội dung báo cáo.
Bản báo cáo xuất hiện trong bối cảnh nhiều linh mục Công giáo khắp thế giới bị cáo buộc lạm dụng tình dục suốt nhiều thập kỷ, nhưng các lãnh đạo Giáo hội dường như phớt lờ tình trạng này. Giáo hoàng Francis cũng bị cuốn vào bê bối sau khi một cựu đại sứ Tòa thánh Vatican cáo buộc Giáo hoàng bao che cho hành vi xâm hại của một cựu hồng y trong vòng 5 năm.
Hồi tháng 8, Giáo hoàng đã lên án hành vi lạm dụng trẻ em trong bức thư gửi tới 1,2 tỷ tín hữu Công giáo trên thế giới. Giáo hoàng hôm qua cũng ra lệnh triệu tập các giám mục tới Vatican vào tháng 2 năm sau để thảo luận về cách bảo vệ trẻ em.

2018/09/13

Duy Nguyễn: Tranh luận với chống cộng đầu đất hải ngoại.

BÀN VỀ DÒNG CHÚA CỨU THẾ

Chuyện hoa hậu, giáo sư và cuộc tấn công vô lối của cộng đồng mạng

Những ngày qua, trên mạng xã hội đã xảy ra cuộc tấn công như vũ bão không thương tiếc vào hai nhân vật đáng chú ý là GS Hồ Ngọc Đại và cô hoa hậu Thư Dung. Điều đáng bàn ở đây là chúng ta có được phép nhục mạ người khác không khi mà sự thấu hiểu chưa rõ ràng?

Gs Hồ Ngọc Đại là một nhân vật khả kính, ông chủ biên cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục gây xôn xao dư luận khi đưa ra phương pháp giáo dục mới - phương pháp đó đã được giảng dạy từ lâu và rất thành công với nhiều thế hệ học sinh.
GS Hồ Ngọc Đại đang bị cộng đồng tấn công theo kiểu mù quáng
Bỗng dưng, một bộ phận của cộng đồng mạng nổi giận khi xem clip đứa trẻ  đọc thơ bằng các ký hiệu hình tam giác, vuông, tròn…Cộng đồng sợ hãi, giận dữ, lên án một cách khủng khiếp khi cho rằng “ngôn ngữ tiếng Việt đã chết”.
Họ không cần tìm hiểu sâu xa câu chuyện về phương pháp dạy học, kết quả qua thực nghiệm. Họ chỉ thấy vậy là quá đủ cho một cuộc “đấu tố” mà không cần phân tích, lắng nghe.
Giáo sư Đại đã mỉm cười, ông cho rằng phương pháp sư phạm của mình là đổi mới, tiến bộ, lấy học sinh làm trung tâm và không cần phải noi gương, học tập ai.
“Từ thế kỷ thứ 20 trở về trước, tất cả thế hệ đều thay nhau nối tiếp, ông có gì bố có nấy, bố có gì con có nấy, cứ thể noi gương nhau, học tập kinh nghiệm. Nhưng từ thế kỷ 21, trẻ em có những thứ mà cha mẹ chúng không hề có và không hề hiểu được.” – GS. Hồ Ngọc Đại cho biết.
“Do đó, điều mà tôi mong muốn là tạo nên nền giáo dục hiện đại phải là những thứ nền giáo dục cũ chưa hề có. Nền giáo dục hiện đại của tôi sẽ không theo gương ai hết, để mỗi người trở thành chính nó, xứng đáng với chính nó, không phỏng theo ai được. Nền giáo dục đầy ảo tưởng sẽ làm khổ rất nhiều người” - GS. Hồ Ngọc Đại.
Những tư tưởng của ông như vậy là đáng ghi nhận. Từ lâu người Việt dạy con học bao bọc, lo lắng quá, ít tin tưởng con cái và áp đặt quan điểm của mình lên việc học. Rồi thích con học giỏi theo kiểu thành tích,nếu con học tụt môn gi thì trách móc, thậm chí chửi mắng.
Họ áp đặt con phải học ngành này, thi trường này mà bỏ qua, tìm hiểu năng khiếu của con giỏi ngành gì để vun đắp. 
Những người của 'cộng đồng nổi giận' họ không quan tâm ý tưởng đó của ông, họ chỉ biết rằng ông đang sáng tạo ra 'cách đọc bằng hình học', như vậy làm hỏng ngôn ngữ Việt truyền thống. Từ đó, họ ra sức chửi bới, nhục mạ, lên án, thậm chí họ còn cho rằng ông đã thu bộn tiền khi tạo ra sản phẩm giáo dục này.
Trở lại câu chuyện hoa hậu, MC bán dâm. Khi bắt đầu có thông tin cô hoa hậu, MC bán dâm hàng ngàn đô, là bắt đầu cuộc tấn công đỉnh điểm. Những ngôn ngữ như đĩ điếm, mạt hạng… được tung lên Facebook như một cách xả strees của cộng đồng.
Cũng có thể những cô gái đó làm nghề bán dâm thật và đó cái nghề chả vẻ vang gì, nhưng về mặt luật pháp thì họ chỉ bị xử phạt hành chính chứ không phải tội phạm hay là những kẻ xấu xa mà chúng ta thỏa sức nhục mạ họ.
Nếu ở những đất nước mại dâm hợp pháp thì họ chỉ làm công việc “thuận mua vừa bán”. Nhưng ở chúng ta khi luật pháp chưa công nhận, những khắt khe của đạo đức truyền thống khiến cho cộng đồng coi nghề mại dâm như tội phạm, một thứ đáng phỉ nhổ, lên án
Sự tấn công đấu tố  sản sinh từ nếp nghĩ “phép vua thua lệ làng”. Lệ làng ở đây được quy ước chặt chẽ và một ai vượt qua ranh giới sẽ bị coi là 'tội phạm' và dân làng tha hồ lên án điều đó mà họ ít quan tâm tới phân tích hay chứng cứ.
Sự mù quáng đó nó xuất phát từ ẩn ức, ghen tỵ, ít tôn trọng sự khác biệt, không thích người nào giàu hơn mình, đẹp hơn, thích mọi người phải giống mình. Nên dân gian hay có câu: "Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt!”.
Đó là một điểm yếu về cảm xúc của người Việt khiến cho chúng ta luôn sợ hãi đổi mới, thích sự an toàn, đồng đều, không chấp nhận ý tưởng mới lạ. Điều đó nó kéo theo nhiều hệ lụy cho tới tận bây giờ, hạn chế sự phát triển của tư duy khoa học.
Tấn công giáo sư Hồ Ngọc Đại, khiến chúng ta quẩn quanh với cái cũ, suy nghĩ cũ. Đáng ra sự đổi mới hay một hướng đi mới là điều chúng ta nên khuyến khích thì cộng đồng lại chà đạp nó không thương tiếc, để những con người tìm tòi cái mới phải cô độc, mất chỗ dựa tinh thần.
Chấp nhận sự khác biệt, chấp nhận cả cái xấu tồn tại trong một xã hội phát triển, đó chính là cách xây dựng sự yêu thương, tôn trọng lẫn nhau và tạo nên sự đua tranh.
Trong sự đua tranh đó, những cái xấu tự nhiên nó sẽ bị đào thải mà không cần chúng ta phải chửi rủa theo đám đông cuồng nộ./.
Tuấn Ngọc

EU ra tối hậu thư buộc Google, Facebook xóa thông tin xấu trong vòng 1 giờ

Google, Facebook và Twitter phải loại bỏ nội dung cực đoan trong vòng một giờ sau khi được yêu cầu hoặc phải đối mặt với số tiền phạt 'khổng lồ', Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker cho biết.


Ngày 12/9, Ủy ban châu Âu (EC) mong muốn các nội dung kích động hoặc cổ xúy những hành vi phạm tội cực đoan, tung hô các tổ chức cực đoan hoặc trình chiếu cách thức thực hiện những hành động tội ác phải được xóa bỏ khỏi trang web của Google, Facebook, Twitter và các nhà khai thác Internet khác trong vòng 1 giờ kể từ khi họ tiếp nhận yêu cầu phản hồi từ nhà chức trách cấp quốc gia.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đưa ra đề xuất trong cuộc họp thường niên. Ảnh: Reuters

Nếu không tuân thủ, Google, Facebook, Twitter và các nhà khai thác Internet này sẽ phải chịu mức phạt lên đến 4% doanh thu toàn cầu hàng năm của họ.
EC cũng yêu cầu các nhà khai thác Internet thực hiện các biện pháp chủ động để giải quyết vấn đề. Hiện tại, trung bình sau 36 giờ (3 ngày) các nội dung cực đoan mới được gỡ xuống.
Đề xuất của EC nêu rõ các nhà cung cấp nội dung vẫn có quyền phản đối các yêu cầu gỡ bỏ nội dung của họ. Trong khi đó, chính phủ các nước cần phải nâng cao năng lực xác định các nội dung cực đoan trực tuyến, đưa ra các biện pháp xử phạt và thủ tục kháng cáo phù hợp.

Dự thảo luật của EU buộc các các phương tiện truyền thông xã hội hành động quyết liệt hơn với các nội dung cực đoan, khủng bố. Ảnh: Reuters

Hiện đề xuất này vẫn cần được các nước EU và Nghị viện châu Âu (EP) thông qua để chính thức trở thành luật.
Đáp lại điều này, Facebook cho biết, mạng xã hội này đã có những bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm và xóa bỏ các nội dung tuyên truyền khủng bố một cách nhanh chóng và sẽ còn làm được nhiều hơn thế trong thời gian tới.

Google, Facebook, Twitter sẽ chỉ có 1 giờ để gỡ các nội dung cực đoan

Trong khi đó, Google khẳng định đang tăng cường sử dụng các công nghệ để tự động xác định các video có nội dung cực đoan trên YouTube. Twitter cũng đã đóng cửa 300.000 tài khoản có nội dung cực đoan trong 6 tháng đầu năm 2017.
Các công ty như Google, Facebook, Twitter ngày càng dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết vấn đề này, họ cũng phải cần đến rất nhiều người để kiểm duyệt và phát hiện ra các nội dung cực đoan.

Trần Huỳnh Duy Thức có thật sự nhịn đói?


 Biển Xanh
Thông tin được những rận chủ đặc biệt quan tâm những ngày gần đây không gì khác chính là việc cùng đếm ngày tuyệt thực của Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang thi hành án phạt tù tại Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” với hình phạt 16 năm tù. Theo những thông tin đăng tải, Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu thực hiện việc tuyệt thực từ ngày 14/8/2018, đến nay cũng đã được trên dưới 30 ngày, khiến không ít những rận chủ phải “sốt ruột”.

Kể từ khi Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực, trên các báo đài lề trái, phản động đã có không ít những bài viết để loan tin, phát động phong trào “đồng hành tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức” và nhận được sự hưởng ứng của một số rận chủ, với những tuyên bố “tuyệt thực trong vòng 24h”, chụp ảnh đăng tải trên mạng xã hội để bá cáo thiên hạ. Thời gian đầu cứ ngỡ việc Trần Huỳnh Duy Thức chỉ là tuyên bố “tuyệt thực đểu” trong vài ngày như lần trước (xem chi tiết tại:http://www.trelangblog.com/2016/06/tran-huynh-duy-thuc-bi-to-tuyet-thuc-eu.html#.W5ioVOgzYdU), ấy vậy mà lần này Trần Huỳnh Duy Thức có vẻ muốn “chơi tới bến” khi đến nay đã là ngày thứ 30 “bỏ ăn”, khiến các rận chủ, cũng như người nhà cũng phải “sốt xình xịch”, viết “Thư khẩn về tính mạng của Trần Huỳnh Duy Thức” gửi cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế để cầu cứu, yêu cầu thả Thức vô điều kiện...
Bên cạnh những rận chủ hưởng ứng cùng nhịn đói với Trần Huỳnh Duy Thức thì cũng không ít những rận chủ, mà có thể kể đến như Nguyễn Lân Thắng, Hoàng Thị Hà, Nguyễn Kim Môn... phản đối cách làm trên, cho rằng đó là hạ sách, không hiệu quả, chỉ thiệt thân... kêu gọi Thức ngừng tuyệt thực để bảo toàn mạng sống.
Trước những thông tin trái chiều về việc ủng hộ và không ủng hộ việc tuyệt thực của Trần Huỳnh Duy Thức, rận chủ Nguyễn Văn Đề đã thông tin về việc Thức tuyệt thực để rận chủ có thể yên tâm về tình hình sức khỏe của Thức: “Tuyệt thực là không ăn cơm của trại phát thôi, và để cho các tổ chức quốc tế lên tiếng về việc bị giam giữ bất công”. Như vậy để thấy, việc tuyệt thực của Thức nếu có cũng không phải là việc bỏ ăn uống hoàn toàn, có thể Thức không ăn cơm của trại nhưng những đồ tiếp tế của gia đình và các rận chủ như đường sữa, xôi, thịt... thì vẫn có thể “chén” ầm ầm. Chẳng vậy mà tuyệt thực đến 30 ngày rối mà Thức vẫn còn sống nhăn răng ra đấy thôi, không những vậy có thể nhìn thấy hình ảnh của Thức sau mấy lần tuyên bố “tuyệt thực” mà còn béo trắng, béo khỏe hơn hẳn so với trước khi vào tù.
Như vậy để thấy việc tuyên bố tuyệt thực của Trần Huỳnh Duy Thức hiện nay, hay những rận chủ trước đây như Bùi Thị Minh Hằng, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Văn Đài... cuối cùng cũng chỉ là một chiêu trò để thu hút sự chú ý của dư luận, các tổ chức nhân quyền... với mong muốn sớm được ra trại mà thôi. Thiết nghĩ với những loại rận chủ này mà tuyệt thực đến chết được thì có mà tốt quá, đỡ tốn cơm nuôi báo cô những loại này.  

Cần xử lý nghiêm hành vi hướng dẫn làm “bom xăng” của Lê Đình Công


Biển Xanh 
Gần đây Lê Đình Kình và một số thành viên “Tổ đồng thuận” đã ít nhiều hạn chế tổ chức các hoạt động gây mất an ninh trật tự, chúng im tiếng để chờ đợi kết quả kiểm tra, xác minh của các cơ quan nhà nước về kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội. Nhưng đối với Lê Đình Công thì hắn không chịu ngồi im, cái “máu chó” trong người Công luôn sôi sùng sục như lời người dân Đồng Tâm thường nói. Việc Lê Đình Công công khai hướng dẫn làm “ bom xăng” là một biểu hiện cụ thể cho thái độ coi thường pháp luật, cố ý gây mất aninh trật tự tại địa phương của Lê Đình Công.

Ngày 31/8/2018 trên mạng xã hội, người ta bất ngờ khi thấy Lê Đình Công thông qua  trang facebook “Công Lê Đình” của mình đã công khai đăng tải bài viết với nội dung hướng dẫn cách chế tạo “bom xăng”. Lê Đình Công có thể núp dưới danh nghĩa “dùng để chống giặc phương Bắc xâm lược nếu có” nhưng người dân Đồng Tâm và những người quan tâm đến vụ việc Đồng Tâm đều hiểu Lê Đình Công đang ở thế “chó cùng cắn dậu” nêncố tình công khai hướng dẫn cách chế tạo, sử dụng “bom xăng”như một cách công khai việc coi thường pháp luật, đúng như bản tính của Lê Đình Công đã thể hiện bấy lâu nay. 
Khi đọc những thông tin mà Lê Đình Công hướng dẫn làm “bom xăng” mà Công đăng trên mạng xã hội, người ta lại liên tưởng đến những ngày Công cùng với một số công dân có tình giam giữ trái pháp luật đối với cán bộ huyện Mỹ Đức, cán bộ Công an. Trong thời điểm căng thẳng ấy, người dân còn nhìn thấy Lê Đình Công, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Quốc Tiến, Trần Thị Phượngvà một số công dân quá khích ngoài việc bố trí canh giữ nhà văn hoá thôn Hoành để giam giữ trái phép cán bộ thì số công dân này còn công khai làm “bom xăng” để quanh khu vực nhà văn hoá thôn Hoành để công khai uy hiếp tinh thần, tính mạng số cán bộ đang bị giam giữ trái pháp luật. Lê Đình Công cùng với Bùi Viết Hiểu là những kẻ trức tiếp chỉ đạo và tổ chức việc làm “bom xăng”. Rõ ràng, Lê Đình Công đã nhiều lần tự “chế tạo vũ khí” công cụ nổ trái phép làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa bàn xã Đồng Tâm.
Tù việc tập trung đông người kéo đến trụ sở xã Đồng Tâm để chửi bới lăng mạ cán bộ xã, gây mất an ninh trật tự tại địa bàn, cản trở hoạt động của chính quyền cơ sở đến việc hướng dẫn chế tạo “bom xăng”,Lê Đình Công đã liên tiếp thể hiện những hành vi coi thường pháp luật, cố ý gây mất an ninh trật tự và sự bình yên tại địa phương.
Việc Lê Đình Công công khai tuyên truyền, hướng dẫn cách chế tạo “bom xăng” trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Không loại trừ những đối tượng hình sự sẽ sử dụng bài viết của Công để chế tạo “bom xăng” dùng để làm công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, ảnh hưởng đến tính mạng người dân và sự an toàn của xã hội. Người ta cũng nhận thấy, Lê Đình Công đang cố ý chuẩn bị vũ khí để chống lại các lực lượng chức năng khi thực hiện các hoạt động bảo vệ pháp luật trên địa bàn xã Đồng Tâm thời gian tới. 
Dư luận người dân xã Đồng Tâm và người dân trong cả nước đang trông chờ vào sự xử lý nghiêm minh của các cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đối với Lê Đình Công về hành vi cố ý tuyên truyền chế tạo vũ khí trái phép trên mạng xã hội gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân và xã hội.