2017/02/07

Bùi Thị Minh Hằng sắp được ra tù

Chiềng Chạ


Theo lão Thụy già (Nguyễn Tường Thụy), ngày 11/02/2017 tới đây Bùi Thị Minh Hằng (sinh năm 1964, cư trú tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) người từng được nhiều tổ chức "nhân quyền" quốc tế tôn vinh là người phụ nữ của năm 2011 sẽ mãn hạn tù với bản án 3 năm tù giam với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” được quy định tại điều 245 - BLHS. Nguyễn Tường Thụy cũng đã chia sẻ thông tin này trên Fb cá nhân của gã. 
Bùi Thị Minh Hằng tại phiên tòa phúc thẩm ngày 12/12/2014, tại thành phố Cao Lãnh,  tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Internet). 

Có thể với nhiều người thì không quá lạ lẫm và cũng chưa thể quên được lí do khiến Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và bị Tòa án nhân dân tối cao đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 26/8/2014 và phúc thẩm vào ngày 12/12/2014, tại thành phố Cao Lãnh,  tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên nhân việc Hằng sắp được mãn hạn tù, Mõ xin được điểm qua vài nét có tính sơ lược về thân thế cũng như hoàn cảnh, nguyên cớ khiến Hằng phải vào tù với bản án 03 năm sắp được hoàn thành tới đây. 


Sinh ra và lớn lên tại Sơn Tây, Hà Nội. Từ rất sớm Bùi Thị Minh Hằng đã dính vào những tiền án, tiền sự mà nó vốn dĩ xuất hiện nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Theo hồ sơ Hằng được cơ quan chức năng phản ánh thì năm 1993: Vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 9 tháng tù treo, 12 tháng thử thách. Ngày 29/11/1996, CA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố vụ án HS về tội cưỡng đoạt tài sản, ngày 19/3/1997 xử phạt hành chính Bùi Thị Minh Hằng 400.000 đồng về hành vi cưỡng đoạt tài sản, đến 29/3/1997, đình chỉ điều tra vụ án hình sự. 

Và nếu như trước năm 2011, hành vi phạm tội của Hằng chủ yếu là những tội danh thuộc nhóm tội trật tự xã hội (như đã nêu) và có sự thống nhất về mục đích và hành vi thì sau năm 2011, Hằng đã có những bước chuyển mình theo xu hướng "chính trị hóa hành vi phạm tội" của bản thân. Chỉ tính riêng năm 2011 Bùi Thị Minh Hằng đã 3 lần bị tạm giam vì hành vi gây rối trật tự công cộng. Cụ thể, ngày 2/8/2011 Bùi Thị Minh Hằng có mặt tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ, với vai trò kích động một số người có mặt tại phiên tòa gây mất trật tự công cộng. Tiếp đó, ngày 21/8/2011, Bùi Thị Minh Hằng vẫn tiếp tục cùng một số người tụ tập gây mất trật tự công cộng tại khu vực trước tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và với hành vi này Hằng đã bị lực lượng công an phải cưỡng chế đưa về Đồn công an số 1 Mỹ Đình, sau đó chuyển tới công an quận Hoàn Kiếm lập hồ sơ, ra quyết định xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với Bùi Thị Minh Hằng về hành vi gây rối trật tự công cộng theo điều 7, Nghị định 73/CP sau khi đã tuyên truyền, vận động nhưng Hằng vẫn cố tình không chấp hành. 


Sau đó không lâu, vào ngày 16/10/2011, Bùi Thị Minh Hằng cùng 17 người khác tụ tập trước cổng Đền Ngọc Sơn - Hoàn Kiếm, có hành vi phát tán khẩu hiệu gây mất trật tự công cộng. Cũng như những lần trước, khi được lực lượng làm nhiệm vụ đã vận động dừng ngay các hành vi trên nhưng Hằng tiếp tục cho thấy bản chất lì lợm hơn người của mình khi khi không chấp hành. Và điều đáng nói, khi bị xử lý, Hằng đã la hét, lăn ra vỉa hè ăn vạ, chửi bới, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ…

Trước khi chính thức vào định cư, sinh sống tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hằng không quên gây chuyện với những người thân trong gia đình khi về thị xã Sơn Tây, nhiều lần đến Phòng tiếp dân của UBND thị xã tố cáo mẹ đẻ và các chị em gái làm hồ sơ giả để bán nhà 15 Đốc Ngữ - Lê Lợi - Sơn Tây mặc cho bản thân Hằng đã nhận đủ số tiền được chia từ việc bán nhà của gia đình là 130 triệu đồng. Khi việc kiện tụng bất thành, Hằng đã công khai chửi bới, gây sự với mẹ đẻ và các em gái, mang bàn thờ của bố đẻ đặt ở vỉa hè trước cửa 15 Đốc Ngữ, phường Lê Lợi, Sơn Tây. Với hành vi này, Hằng đã bị Công an tại đây nhắc nhở lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, nhưng Bùi Thị Minh Hằng không ký biên bản. Sau đó, mẹ Hằng và các em gái của Hằng đã có đơn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của Hằng và cho rằng, Hằng là kẻ bất trung, bất hiếu, bất nghĩa; đồng thời đề nghị các cơ quan pháp luật nghiêm khắc xử lý để giữ yên gia đạo…

Sau những lùm xùm trên đất Bắc, nhất là tại gia đình, Hằng vào định cư hẳn tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cứ ngỡ rằng, điều kiện sống mới và không có nhiều người thân bên cạnh sẽ giúp Hằng hối cái và làm lại cuộc đời từ đầu. Nhưng dường như cái máu côn đồ, quá khích và bất chấp mọi sự đã ngấm vào máu tủy người phụ nữ tuổi Thìn này. Và do nhận thấy những "lợi thế" hơn người này của Hằng nên đám dân chủ giả cầy các địa phương phía Nam như Nguyễn Bắc Truyển (Kỹ sư, sinh sống tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp)... đã sử dụng Hằng vào những phi vụ chống đối của chúng. Vụ án "gây rối trật tự công cộng" xảy ra trên tỉnh lộ 849, thuộc ấp An Qưới, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp mà Hằng là nhân vật chính được cho là một ví dụ sinh động của việc Bùi Thị Minh Hằng được sử dụng như một tên Chí Phèo làm chính trị. 

Về vụ án xảy ra vào ngày 11/2/2014, theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp được thể hiện rõ như sau: Vào ngày 11/2/2014, xuất phát từ việc Nguyễn Vũ Tâm và Võ Văn Bửu vi phạm qui định về trật tự an toàn giao thông; Hằng, Quỳnh và Minh đã có hành vi la hét, nhục mạ lực lượng tuần tra giao thông và hành hung một chiến sĩ công an trong tổ tuần tra đang thi hành nhiệm vụ trên tỉnh lộ 849, thuộc ấp An Qưới, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, đã làm cản trở và ách tắc giao thông trong nhiều giờ, gây phẫn nộ cho hàng trăm người đi đường và người dân ở địa phương.

Và sau hai phiên (Sơ thẩm và Phúc thẩm), Tòa án nhân dân tối cao thống nhất giữ nguyên mức án 03 năm tù đối với Bùi Thị Minh Hằng dù tại 02 phiên tòa Hằng một mực cho mình vô tội và cho đó là phiên tòa bất công. Đến 11/2/2017 tới đây, Bùi Thị Minh Hằng sẽ chính thức kết thúc bản án 3 năm tù giam (tính từ thời điểm bị bắt). 

Rất có thể sau khi ra tù, Hằng sẽ "ngựa quen đường cũ", sẽ tái diễn lại những trò hề chính trị kiểu ăn vạ quen thuộc như đã từng làm. Nhưng mong rằng, những người thân, những bạn hữu của Hằng nên nhắc Hằng về trường hợp của ông Trần Anh Kim ở TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Đã vào tù 1 lần thì không có nghĩa lần sau sẽ không phải vào tù nữa! 

BẮT CHƯỚC D. TRUMP, CNRP BÀY TRÒ HỢM HĨNH


Chúng ta phải thừa nhận rằng, dù mới nhậm chức Tổng thống Mỹ chưa đầy 1 tháng nhưng so với những người tiền nhiệm, D. Trump có một sức thu hút đặc biệt. Và ngoài những người khôn ngoan chỉ tán thưởng Trump sau những quyết định của ông ta và lặng lẽ ngồi quan sát xem nó sẽ đi đâu, về đâu thì có không ít kẻ đã bắt chước dù cho mình không có tí thực quyền nào trong tay. 

Ông Kem Sokha - Phó Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập Campuchia (Nguồn: Internet). 


Tôi đang nhắc đến ý tưởng xây tường ngăn dân Việt Nam của Phó Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, ông Kem Sokha nói ra sau khi Tổng thống Mỹ D. Trump bày tỏ việc sẽ sớm xây dựng bức tường ngăn biên giới Mỹ - Mehico. Tuy nhiên, mặc dù đã cố tình thêm vào nội dung phát biểu: 'sẽ chỉ thực hiện được nếu quốc gia này có đủ khả năng chi trả" sau ý tưởng "xây dựng một bức tường dọc theo biên giới dài 1.228 km giữa Campuchia và Việt Nam" nhưng Kem Sokha đang cho thấy sự hỡm hĩnh đến khó coi của chính mình và những người đang cầm lái con thuyền CNRP sau khi thủ lĩnh tối cao Sam Raisy đang phải lưu vong ở nước ngoài để trốn tránh những cáo buộc, phiên tòa đang chờ sẵn ở trong nước. 

Sẽ không ai dám nghi ngờ về sức mạnh, sự ảnh hưởng mà CNRP từng có trong quá khứ. Họ đã từng là chính đảng duy nhất đủ năng lực, đối trọng lại CPP của đương kim Thủ tướng S. Hun Sen. Tuy nhiên, đó dường như đã là câu chuyện của quá khứ sau khi lần lượt Chủ tịch, Phó Chủ tịch chính đảng đối lập lớn nhất tại Campuchia này liên tục gặp vận hạn. Trong khi Kem Sokha bị phế truất cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội do những phát biểu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, quốc gia thì thủ lĩnh tối cao đồng thwoif là Chủ tịch Đảng này Sam Raisy lại rơi vào vòng luẩn quẩn của các cuộc kiện tụng với hành vi phỉ báng người khác! 

Đó cũng là lí do dù không có bất cứ sự tác động lớn nào từ CPP hay cá nhân thủ tướng Hun Sen, CNRP vẫn có những dấu hiệu sa sút về uy tín và suy yếu trước sự lên ngôi của các chính đảng mới trong nước. Cho nên, thật dễ hiểu khi nói rằng, phát biểu của Kem Sokha là rất hợm hĩnh vì nó được thực hiện trong bối cảnh CNRP yếu nhất từ sau khi được cho phép hoạt động trở lại sau khi Thủ tướng Hun Sen thỉnh cầu cố Quốc vương Xihanuc. 

Có người cho rằng, lí do khiến Kem Sokha bất chấp sự yếu kém, mất vị thế của CNRP để bày trò tát nước theo mưa bởi đơn giản, trên cương vị người lãnh đạo tối cao trong nước (sau khi Sam Raisy buộc phải lưu vong) ông lo sợ người dân Campuchia quên dần đi vị thế, chỗ đứng của CNRP. Trong một bối cảnh như thế tuyên bố và cũng là ý định của tổng thống Mỹ D. Trump sau khi nhậm chức trở thành một cái cớ không thể sống động hơn. Và điều đáng nói, phát biểu của D.Trump đã giúp cho CNRP gợi nhắc về sự tồn tại của mình đói với một bộ phận người dân Campuchia. Đồng thời, nó cũng tái hiện lại một chính sách xuyên suốt được CNRP theo đuổi sau khi được hoạt động hợp pháp: Vấn đề biên giới với Việt Nam. Hành động của Kem So Kha vì thế được đánh giá là một mũi tên trúng hai đích. 

Với lí do vừa được chỉ ra thì Kem Sokha đáng được khen ngợi cho phát biểu táo bạo của chính mình. Vậy nhưng, xem chừng thì nó lại hết sức sống sượng. Bởi như hai câu thơ của nhà thơ Tú Xương trong bài thơ Hội Tây: "Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu ...". 

Kem SoKha có thể khiến một bộ phận người dân Campuchia vẫn biết rằng, CNRP vẫn tồn tại. Vậy nhưng, tại sao không ai thử đặt ra một câu hỏi rằng, người dân sẽ hỏi gì khi thấy một chính đảng lớn mà phải bày trò dựa hơi phát biểu của người đứng đầu một nước lớn để tạo chuyện. Sự bắt chước trong mọi lĩnh vực đều không nên, không cần thiết, thậm chí còn bị lên án. Riêng trong địa hạt chính trị thì chắc chắn nó sẽ không chỉ gây cười đơn thuần mà nó sẽ tạo ra những hệ lụy, hậu quả không dễ gì khắc phục một sớm, một chiều! 

Hãy xem CNRP sẽ làm gì như thế nào nếu những trò như thế này hết hiệu lực và trở nên nhàm chán!

An Chiến

LUẬT SƯ "SÀI GÒN MÙ LUẬT" KHI BIỆN HỘ VỀ TRƯỜNG HỢP BẮT GIAM NGUYỄN VĂN HÓA


Nguyễn Văn Hóa bị bắt giam điều tra về hành vi Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 là cần thiết sau hàng loạt hàng vi của Nguyễn Văn Hóa gây ra. Tuy nhiên, cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Hà Tĩnh tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự đối với nghi can Nguyễn Văn Hóa thì một số kẻ lại biện hộ cho rằng "việc thông báo" là vi phạm quy định tố tụng hình sự.


Để giải thích rõ vấn đề này, chiasekienthucnet đưa ra thông tin toàn diện nhất về vụ việc để rộng đường dư luận. Vì sao cơ quan điều tra công an Tỉnh Hà Tĩnh bắt Nguyễn Văn Hóa vào ngày 11/01/2017 nhưng đến ngày 20/01/2017 mới Thông báo đến gia đình Nguyễn Văn Hóa và chính quyền cấp xã nơi Nguyễn Văn Hóa cư trú ? Có thể thấy:

Có căn cứ thực tiễn, pháp lý khẳng định việc Thông báo của cơ quan điều tra sẽ ảnh hưởng đến điều tra vụ án

Theo chia sẻ, phân tích của Trần Xuân Quỳnh (một tài khoản trên facebook): "RFA, BBC tiếng Việt và một số trang mạng đưa tin, ngày 3/2/2017, gia đình anh Nguyễn Văn Hóa (sinh ngày 15/4/1995 tại thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã nhận được thông báo "Tạm giam bị can" của Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh k‎ý ngày 20/01/2017 về việc bắt, tạm giam Nguyễn Văn Hóa vì tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 của Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, theo RFA, BBC tiếng Việt thì lý do Nguyễn Văn Hóa bị bắt là “vì lên tiếng vụ Formosa”. Vậy, thực hư vấn đề này như thế nào? Vì sao Nguyễn Văn Hóa bị bắt?
Ngày 20/1/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã gửi Thông báo số 02 về việc Tạm giam bị can Nguyễn Văn Hóa, sinh ngày 15/4/1995 tại thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vì có hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đến UBND xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh và gia đình Nguyễn Văn Hóa.
Được biết, trong các cuộc biểu tình trái pháp luật của một số người dân lợi dụng sự kiện Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung để gây rối an ninh, trật tự, Nguyễn Văn Hóa là một trong những người hăng hái và tham gia tích cực nhất. Không chỉ trực tiếp tham gia vào các cuộc biểu tình trái pháp luật, Nguyễn Văn Hóa còn là người tích cực trong việc đăng tải các hình ảnh kèm theo những lời bình luận xuyên tạc, vu cáo chính quyền.
Một số đối tượng xuyên tạc về việc cơ quan an ninh điều tra bắt giữ Nguyễn Văn Hóa

Theo blog “Việt Nam mới”, sau sự kiện Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Hóa đã nhanh chóng kết thân với một số đối tượng người ngoài tỉnh mà đa số trong đó là những tên dân chủ có số có má. Nổi lên là Trương Minh Tam (sinh năm 1979, quê huyện Lý Nhân, Hà Nam). Trương Minh Tam có mối quan hệ khá thân thiết với người mới đi Pháp gần đây - Đặng Xuân Diệu trong thời gian Tam thụ án tại Trại giam số 5 tỉnh Thanh Hóa. Chính mối quan hệ ảo mà thực này đã tạo dựng cho tên "phản động" Trương Minh Tam này có hẳn một địa chỉ, một người hướng dẫn để có thể đến trực tiếp tại khu Công nghiệp Vũng Áng để "tác nghiệp". Những Video được Tam trực tiếp thực hiện và đăng tải trên nhiều trang tin, mạng xã hội nhằm kích động người dân thiếu thông tin, nhẹ dạ xuống đường biểu tình được thuận lợi có sự giúp sức của Nguyễn Văn Hóa...
Sau khi Trương Minh Tam bị Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ, Nguyễn Văn Hóa đã độc lập hoạt động (tất nhiên có sự chỉ dẫn của Trương Minh Tam và một số đối tượng khác). Hóa có mặt ở hầu hết các cuộc biểu tình, tuần hành lớn nhỏ ở Hà Tĩnh, nhất là những cuộc biểu tình do linh mục quản xứ Đông Yên Trần Đình Lai tổ chức. Chính Hóa cũng là người hướng dẫn, giúp sức cho đoàn khởi kiện công ty Formosa của Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An khi đoàn đến địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh...
Chưa dừng lại ở đó, sau khi được đám Trương Minh Tam gửi tiền vào để hoạt động, Hóa tỏ ra tích cực hơn. Hóa không chỉ tham gia biểu tình, kích động quần chúng, nhất là giáo dân có những hành động quá khích. Hóa còn được biết đến với tư cách là nhà tổ chức biểu tình thông qua việc đến từng nhà vận động, phát tiền để người dân đi biểu tình càng đông càng tốt. Trong quá trình biểu tình, thông qua Fb cá nhân Hóa đã chuyển tải gần như toàn bộ các cuộc biểu tình diễn ra với những lời bình luận, lời dẫn một chiều, sặc mùi chính trị - phản động...
Mặc dù đã nhiều lần được Công an tỉnh Hà Tĩnh mời lên làm việc, nhưng sau mỗi lần làm việc với cơ quan công an Hóa lại càng tỏ ra chống đối quyết liệt hơn (vì được sự hậu thuẫn từ bên ngoài). Không còn biện pháp nào khác, Công an tỉnh Hà Tĩnh buộc phải bắt, tạm giam Nguyễn Văn Hóa để điều tra, xử lý trước pháp luật.
Như vậy, lý do khiến Nguyễn Văn Hóa bị bắt đã rõ. Với một người tuổi đời chưa nhiều như Nguyễn Văn Hóa nhưng lại tỏ ra là một đối tượng ngoan cố, chống đối chính quyền quyết liệt nhờ sự chỉ đạo, hậu thuẫn từ bên ngoài. Việc bắt giữ Nguyễn Văn Hóa là cần thiết để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của con người này và răn đe những kẻ khác".

Cơ quan công an tỉnh Hà Tĩnh Thông báo về việc bắt giam Nguyễn Văn Hóa là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Một số đối tượng phản động khác lại ra sức chứng minh, việc công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giam Nguyễn Văn Hóa là sai trái so với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo quan điểm một luật sư Sài Gòn do một số báo phản động đăng tải viện dẫn điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 hoặc điều 116 -Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2016 khi cho rằng: "Nguyễn Văn Hóa" bị bắt hôm 11/1/2017 và mãi đến ngày 20/01/2017 cơ quan điều tra mới có thông báo về cho gia đình Nguyễn Văn Hóa là sai, là "sài luật rừng". Có thể thấy, cách giải thích của vị Luật sư Sài Gòn và người viết lại lời biện hộ của luật sư theo điều đã dẫn trên là cố tình hiểu sai quy định để xuyên tạc, biện hộ dẫn đến quy chụp cơ quan điều tra công an tỉnh Hà Tĩnh làm trái quy định trong việc thông báo người. 

Thông báo của cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh


 Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003: "Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay"  thì có thấy có hai tình huống xảy ra: Trường hợp thứ nhất, người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cu trú hoặc làm việc biết. Trường hợp thứ hai, nếu có căn cứ cho rằng việc "thông báo" cho các "địa chỉ" sẽ gây cản trở cho công tác điều tra thì không phải "Thông báo" và chỉ "Thông báo" khi các căn cứ gây cản trở cho điều tra không còn nữa. 

Vậy, trường hợp của Nguyễn Văn Hóa rơi vào trường hợp nào ? như phân tích ở trên, Nguyễn Văn Hóa là người chủ mưu, tổ chức các sự kiện, các hoạt động vi phạm pháp luật và có liên quan đến nhiều nhân vật khác. Nếu sau khi bắt Nguyễn Văn Hóa mà cơ quan điều tra "Thông báo" ngay sẽ ảnh hưởng đến việc điều tra vụ án, điều tra các đối tượng có liên quan. 

Mặt khác, Điều 85 cho phép người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bắt không cần phải "Thông báo" khi có căn cứ cho rằng ảnh hưởng đến điều tra vụ án. Nếu đúng là luật sư "Sài Gòn" tham gia viện dẫn cho bài viết ngụy biện trên thì quả thật không đáng là luật sư và chúng tôi gọi là luật sư "mù luật".

VT (dautruongdanchu.com)

TRUY TÌM KẺ PHÁ HOẠI SỐ 01


Tin Đấu trường dân chủ chính thức mở chuyên mục mới "Truy tìm kẻ phản động" nhằm tìm ra chân tướng của những kẻ đội lốt dân chủ, tự do, nhân quyền... chuyên đi kích động, biểu tình và đăng tin, chế ảnh xuyên tạc trên mạng xã hội.

Trong bài viết đầu tiên này, chiasekienthucnet muốn độc giả truy tìm nhân vật trong ảnh để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và xử lý. 


(Nguồn ảnh facebook)
Người đàn ông trong ảnh, mặc dù đứng trên lan can của một "bùng binh" tay giơ biển với ngôn từ xuyên tạc trên một đường phố đông người qua lại, nhưng xem ra không có ai qua đường để ý xem người đàn ông này làm gì, muốn nói gì ? Có lẽ, người dân Việt Nam đã quá quen thuộc và nhàm chán với các biểu ngữ của mấy nhà đấu tranh dân chủ thường xuất hiện ở lòng đường, hè phố, nhất là mấy cụ bà "dân oan" nên không ai "thèm để ý".

Tuy nhiên, những con đường phố nơi mật độ giao thông qua lại "như nêm" thì không thể để những "kẻ như vậy" đứng đường. Nó không chỉ gây tò mò, hiếu kỳ của một người nào đó làm ảnh hưởng đến giao thông, gây nguy hiểm cho người đi đường khác mà còn làm mất mỹ quan khu đô thị. Theo đó, rất cần những người dân Thủ đô kiên quyết phản đối hành vi trên, nếu cần thiết có thể bắt giữ đến chính quyền nơi gần nhất.

Nếu độc giả nào có thông tin về các trường hợp tương tự hoặc có bất kỳ thông tin, manh mối nào liên quan đến nhân thân người trong ảnh xin liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ chiasekienthucnet@gmail.com để "nhóm những người bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân" tiến hành xử lý theo quy định.

VT (dautruongdanchu.com)

VŨ QUANG THUẬN TÂM THẦN KHÔNG KÉM GÌ LÊ ANH HÙNG

2017/02/06

BÙI THANH HIẾU – NGƯỜI BUÔN GIÓ HẾT ĐẤT DIỄN

Đặng Nhật Minh

Bùi Thanh Hiếu cái tên chắc không còn mấy lạ lẫm đối với đám zân chủ trong nước với Nik Nam “Người Buôn Gió”. Y là một trong những phần tử có tư tưởng chống đối cực đoan với nhiều bài viết đăng tải trên trang cá nhân với mục đích bôi nhọ, hạ thấp chống phá nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên giờ đây, Bùi Thanh Hiếu kiếm đâu đất mà diễn?

Bùi Thanh Hiếu sinh năm 1972 quê quán xã Tiên Châu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Y sinh ra trong một gia đình đông anh em, bản thân Bùi Thanh Hiếu được biết đến là một “con nghiện” có tiếng trong giới giang hồ. Tuy nhiên, với tính cách cũng như tư tưởng nhúng bẩn của một kẻ ít học. Bùi Thanh Hiếu đã nổi tiếng sau cuộc biểu tình tại Đại sứ Quán Trung Quốc trong sự kêu gọi của giới zân chủ Việt về vấn đề Trường Sa Hoàng Sa. Cũng từ đó “con nghiện” Bùi Thanh Hiếu đã thường xuyên viết và đăng tải các bài viết xuyên tạc, bôi nhọ về chính quyền Việt Nam với những bút danh khác như: Đồng Hới, Đoàn Hưng, Phong Thương... cùng với đám zân chủ trong nước.
 
Ảnh: Bùi Thanh Hiếu đang ở nước ngoài cùng lá cờ ba sọc tại Đức . Nguồn Internet.
Trong thời gian định cư ở Đức, Bùi Thanh Hiếu vẫn mang trong mình tư tưởng chống đối nhà nước Việt Nam với việc tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ cờ vàng, chính phủ lâm thời Việt Nam cộng hòa, cùng những bài viết đăng tải trên trang cá nhân với cách nhìn phiến diện xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền trong nước, đặc biệt là việc bôi xấu, xuyên tạc rêu rao về các cán bộ lãnh đạo trong nước, hòng gây nên sự hiểu nhầm cũng như tâm lý hoang mang của người dân trong nước nhằm thực hiện cho mưu đồ chính trị xấu xa của đám zân chủ.

Tuy nhiên mới đây, Truyền hình Công an nhân dân đã có đoạn clip đăng tải vạch mặt bộ mặt thật của Bùi Thanh Hiếu (Nik nam: Người buôn gió) – một kẻ chuyên lợi dụng internet để đăng tải tuyên truyền các bài viết với nội dung xấu xa bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo trong nước, mặt khác cố xuýt cho tư tưởng đa nguyên đa đảng ở các nước phương Tây. (http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/an-ninh-trat-tu/nhan-dien-ban-chat-bui-thanh-hieu-nguoi-buon-gio-202180.html)

Ngay sau khi video này được đăng tải đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân trong nước cũng như quốc tế về việc vạch mặt bản chất xấu xa của Bùi Thanh Hiếu nói riêng cũng như những đám zân chủ nửa mùa mang trong mình mưu đồ chống phá nhà nước Việt Nam nói chung.

Thiết nghĩ, Bùi Thanh Hiếu cũng như những chân rết kỳ thực của Việt Tân cũng như những tổ chức khác đã lần lượt bị vạch mặt công khai trước quần chúng nhân dân thì liệu có ai còn tin vào những bài viết, nội dung mà y cũng như đồng bọn vẫn thường đăng tải, tuyên truyền. Kỳ thực đây là lời cảnh tỉnh cho Bùi Thanh Hiếu - Người Buôn Gió cũng như những nhà zân chủ mang trong mình tư tưởng xấu xa đi trái quyền và lợi ích của chính dân tộc.

2017/02/05

SỐ PHẬN CỦA NHỮNG KẺ "TỊ NẠN CHÍNH TRỊ" TẠI MỸ SẼ RA SAO KHI DONALD TRUM QUYẾT CẤM NHẬP CƯ ?


Quyết định "tạm dừng" nhập cư tị nạn đến Mỹ là một trong số quyết định gây nhiều tiếng vang, cả người ủng hộ lẫn người không ủng hộ. Tuy nhiên, với người dân Việt Nam thì quyết định này có lợi cho Việt Nam trong việc đấu tranh, ngăn chặn những kẻ phản bội Tổ quốc. Bởi, nó tác động đến số phận của những kẻ tị nạn chính trị tại Mỹ mà những kẻ đó đều có nguồn gốc là tội phạm của Việt Nam.

Đa số những kẻ "tị nạn" tại Mỹ đều là tội phạm xâm phạm vào an ninh Quốc gia của Việt Nam có người đã đến được Mỹ để tị nạn nhưng còn rất nhiều tên tội phạm nguy hiểm trốn chạy sang các nước làng giềng như Campuchia, Thái Lan, Lào,... đang chờ đến lượt được tị nạn tại Mỹ. Quyết định cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump ban ngày sau 1 ngày nhậm chức  đã làm cho những kẻ tội phạm này không còn đường "lẩn trốn". Ở đây chúng tôi đề cập đến hai dạng "tị nạn" mà những kẻ đó đều là tội phạm nguy hiểm của Việt Nam.

Những người tị nạn Việt Nam rời Campuchia đến Mỹ với sự giúp đỡ của Tổ chức Di dân Quốc tế IOM hôm 3/6/2002. (AFP photo)


Dạng tội phạm thứ nhất, là những kẻ đã bị xét xử bằng bản án hình sự về các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia hoặc lợi dụng dân chủ hoặc gây rối trật tự công cộng,... lợi dung chính sách hình sự của Nhà nước đã bỏ trốn khỏi Việt Nam. Số lượng tội phạm này rất nhiều hiện đang tị nạn ở Thái Lan, Campuchia, Lào,.. và hiện Việt Nam vẫn đang truy nã về hành vi bỏ trốn trách nhiệm hình sự. Trong bài trước, chiasekienthucnet đã có đề cập đến nhân vật Dương Văn Nam -một kẻ trốn chạy hiện đang tị nạn tại Thái Lan và cũng đang chờ đến lượt để xin tị nạn tại Mỹ (đã có thẻ xanh của Mỹ) là một trong số hàng ngàn tên tội phạm của Việt Nam đang lẩn trốn ở Thái Lan chờ sang Mỹ. 

Dạng tội phạm thứ hai, là những kẻ đã bị xét xử, đang chấp hành án ở Việt Nam được Việt Nam cho áp dụng chính sách nhân đạo trục xuất sang nước khác khi có đủ các điều kiện về tị nạn. Vừa qua, hàng loạt tên tội phạm đang chấp hành án được Nhà nước Việt Nam cho đi tị nạn như: Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ,.. (tị nạn tại Mỹ) và mới đây nhất là Đặng Xuân Diệu (tị nạn tại Pháp).

Cả hai trường hợp trên đều bị tác động không nhỏ bởi quyết định cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump, nhất là trường hợp thứ nhất. 

Đối với trường hợp thứ nhất, việc cấm nhập cư theo dạng thẻ xanh xin tị nạn chấm dứt đồng nghĩa với việc "ước mong" lớn lao của họ bao lâu nay đã tan biến thành mây khói và điều đáng lo ngại hơn ở chỗ: Nếu tiếp tục tị nạn ở Thái Lan thì cũng đồng nghĩa với việc "sống lang thang xó chợ, đầu đường, bụi đời"; "an ninh, an toàn tính mạng, tài sản, nhân thân,... sẽ không được đảm bảo"; vẫn phải đối mặt với cảnh sát di trú của Thái bắt giam họ bất kỳ lúc nào, rồi công ăn việc làm lại không có giấy phép, làm việc lúc nào cũng nơm nớp đủ thứ. Bất kỳ lúc nào cũng có thể bị bắt, bị giam trong các trại tạm giam bất hợp pháp. Một cuộc sống lênh đênh trôi nổi như vậy, đối với người Việt đang tị nạn ở đây rất là khó khăn.”... Họ sẽ đi đâu và về đâu ? nếu quay trở lại Việt Nam thì điều đó có nghĩa là ra "đầu thú" hoặc sẽ bị bắt giữ để buộc phải thực hiện trách nhiệm hình sự mà họ đã từng bị tòa án tuyên hoặc cũng có thể xin tị nạn tại một nước khác nhưng xem ra không nước nào chứa chấp những tên tội phạm, nhất tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Có thể họ sẽ trọn cách trở về Việt Nam để mong được Nhà nước, Nhân dân Việt Nam tha thứ chấp nhận, dù có sống ở trong tù nhưng vẫn được bảo vệ, bảo đảm và đặc biệt khi chết còn được chết trên quê hương chôn rau cắt rốn, quê cha đất tổ. 

Đối với trường hợp thứ hai, cũng đang "lo sợ" vì một lệnh trục xuất những người đã từng được phép tị nạn ra khỏi Mỹ bất kỳ lúc nào nêu căn cứ vào động thái, ý tưởng của Tổng thống Donald Trump hiện nay. Quyết định cấm nhập cư chỉ là bước khởi đầu để hạn chế những người tị nạn và rồi Donald Trump cũng sẽ "thanh lọc" nốt những "kẻ tị nạn là tội phạm phản bội Tổ quốc" ra khỏi xã hội Mỹ. Đây là động thái rất gần nhau và chỉ cần thời gian ngắn nữa thôi sẽ có thể sẽ được Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh này. Donald Trump kiên quyết loại trừ "khủng bố" và xây dựng một xã hội Mỹ trong sạch chứ không phải nơi làm công tác từ thiện chứa chấp "tội phạm" của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Có thể thấy, chính sách này dưới thời các Tổng thống Mỹ cũng rất hạn chế, chỉ đến thời Obama mới mạnh dạn chấp nhận 4 tên tội phạm ở Việt Nam vào tị nạn tại Mỹ bao gồm: Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, luật sư Lê Trần Luật và Cù Huy Hà Vũ. Vậy, số phận những nhân vật này cũng sẽ sớm "bị trục xuất khỏi Mỹ" và họ cũng sẽ phải đi một nước thứ ba và không thể quay đầu trở về Việt Nam. Nếu như trường hợp thứ nhất còn có thể về Việt Nam để thụ án thì trường hợp thứ hai này vĩnh viễn sẽ không được về Việt Nam với bất kỳ hình thức hoặc lý do gì. 

Mặc dù, bang California với sự vận động của một số nghị sĩ người Việt thuộc chế độ cũ đã đòi tách ra khỏi liên bang Mỹ và ngay lập tức đã bị Tổng thống Donald Trump đáp trả bằng lệnh "cắt viện trợ". Đây là động thái rất cứng rắn và cương quyết đối với những kẻ nhập cư, tị nạn và đặc biệt kẻ đó lại là tội phạm của các quốc gia khác. Điều này cũng có nghĩa, nhiều kẻ hận thù của Việt Nam đang định cư tại đây vẫn đang chứa chấp những thân nhân của mình hoặc các phần tử khác sang cấu kết bằng các hình thức khác nhau để chống phá Việt Nam sẽ không có cơ hội để có thể tiếp tục được nữa bởi lệnh cấm nhập cư.

Mặc dù, chính sách của Tổng thống Mỹ Trump gặp phải sự phản đối của những người nhập cư vì lý do nhân đạo nhưng đây là quyết định sáng suốt và cần thiết đối với Mỹ lúc này vì lý do an ninh, an toàn cho Mỹ và người dân bản địa. Đặc biệt, người dân Việt Nam hoan nghênh quyết định này vì nó chặn đứng tư tưởng bỏn trốn khỏi Việt Nam không chỉ là những tên tội phạm phản quốc và thậm chí còn cả những người thuộc chế độ cũ hiện đang sống ở Việt Nam vẫn chưa kịp di tản sang Mỹ.

VT (dautruongdanchu.com)

Có những điều GS Ngô Bảo Châu chưa biết

Hà Văn Thùy


Đọc bài GS Ngô Bảo Châu bàn về yêu nước trên BBC, giữa chừng thấy chán nên tôi bỏ. Nhưng rồi nhà thơ Đỗ Minh Tuấn chuyển lại với lời nhắn gửi: “Ngô Bảo Châu nói trên BBC là văn hóa Bắc kỳ là bản sao thu nhỏ của văn hóa Trung Hoa… nhưng lại thiếu hiểu biết về văn hóa Việt. Anh viết phản biện đi…” Tôi đọc lại và “bật ngửa” vì những dòng sau:

– Hoá ra cái điểm Việt Nam thân thương không hề là trái tim của nhân loại. Nó nằm ở nơi cùng trời cuối đất.
 
– Có lẽ vì đất nước của chúng ta nằm ở nơi cùng trời cuối đất mà trong gần hai ngàn năm, nó hầu như nằm bên rìa sự phát triển của văn minh của nhân loại.


GS Ngô Bảo Châu cùng cô Thanh Phượng (con gái cựu TTg) đưa tay bỏ giá đấu quyển Việt Nam văn hóa sử cương.

.– Người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung Hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

– Cuộc sống bây giờ đã khác nhiều. Ngay cả những thanh niên nông thôn mà tôi gặp ở sân bay Narita, dù có lẽ họ không có một hệ quy chiếu nào khác ngoài một bộ ứng xử của người nhà quê, mà nền tảng lý luận dường như là một dạng tối giản của văn minh Trung Hoa, 

– Cảm giác quan tâm đó đến từ đâu, nếu không phải là khát vọng có ở trong mỗi chúng ta, khát vọng thoát ra khỏi thân phận của một nơi cùng trời cuối đất, gắn vào thế giới bằng một sợi dây lơ lửng buộc vào Trung hoa, thoát ra khỏi cái khung chật chội của Khổng giáo.

Bài viết ngắn này xin bàn với Giáo sư đôi điều:

1. Giáo sư đứng ở chỗ nào để nói rằng đất nước chúng ta nằm ở nơi cuối đất cùng trời? Nếu tôi không lầm thì đó là cách nhìn của những nhà thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thế kỷ XVII. Xuất phát từ quan niệm Âu trung – châu Âu là trung tâm phát sinh văn hóa nhân loại, họ cho rằng người da trắng có sứ mệnh khai hóa các dân tộc man mọi phương Đông. Đến lượt mình, suốt nửa đầu thế kỷ XX, các học giả người Pháp của Viễn Đông Bác Cổ cố công chứng minh chủ nghĩa Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm phát sinh con người và văn hóa châu Á. Đông Nam Á là vùng trũng của lịch sử, không sáng tạo được bất cứ điều gì cho gia tài văn hóa nhân loại. Lớp lớp người Việt được dạy như thế và chúng ta tin như thế.

Nhưng sang thế kỷ này, khoa học nhân loại khám phá sự thực khác hẳn: 70.000 năm trước, con người từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, sau 20.000 năm chung sống, họ hòa huyết sinh ra người Lạc Việt. Sau đó người Lạc Việt lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh tiểu lục địa Ấn Độ, lên khai phá đất Trung Hoa rồi sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Từ khảo sát 5.000 chiếc răng hóa thạch tìm thấy ở châu Âu, khoa học xác nhận: 40.000 năm trước, người Việt cổ từ Đông Á đi qua Trung Á tới châu Âu. Tại đây, họ hòa huyết với người Europid vừa từ Trung Đông lên, sinh ra người Eurasian da đen, là tổ tiên người châu Âu. Trong huyết mạch người châu Âu hiện nay có phần không nhỏ dòng máu Lạc Việt! Không chỉ vậy, ngôn ngữ Lạc Việt cũng để lại vô số di duệ trong tiếng Anh: Water là biến âm cùa Nác; Sand là biến âm của Sạn; People là biến âm của Bí Bầu = người… Khoa học cũng chứng minh rằng, không chỉ văn hóa đá mới Hòa Bình mà người Việt còn mang giống cây trồng, vật nuôi cùng tư tưởng nông nghiệp tới phương Tây. Một sự thực được khám phá: Núi Đọ xứ Thanh là nơi phát tích của phần lớn loài người sống ngoài châu Phi.

2. Phải chăng “Người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung Hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.”?

Ý tưởng này không mới vì cũng như bao thế hệ người Việt khác, nó được dạy từ những nhà Tây học. Nhưng sang thế kỷ này, khoa học cho thấy sự thực trái ngược. Do từ 40.000 năm trước, người Lạc Việt là chủ nhân của Hoa lục nên 93% dân cư Trung Quốc hiện nay là con cháu của người Lạc Việt. Dù mang tên Hoa Hạ hay Hán, họ cũng là hậu duệ của người Việt cổ. Từ năm 1992, di truyền học phát hiện: người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. Điều này có nghĩa, người Việt xưa từng là tổ tiên các dân tộc châu Á! Không chỉ vậy, khoa học cũng khám phá: tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa. Chữ tượng hình Giáp cốt văn là do người Lạc Việt sáng tạo. Mọi thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Hoa như kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch… là của người Việt! Tuy nhiên, do sự trớ trêu của lịch sử, người Việt Nam bị xâm lăng mất đất, bị chiếm đoạt văn hóa, lịch sử nên ngộ nhận là mình học nhờ đọc mướn từ Trung Hoa.

3. Gặp những cậu thanh niên xứ Nghệ nhếch nhác ở đất người, cũng như nhiều người khác, Giáo sư Ngô Bảo Châu không hề ngờ rằng, họ là hậu duệ của những người từ thềm Biển Đông lên định cư sớm nhất trên đất Việt Nam. Cái thứ tiếng nói trọ trẹ khó nghe của họ chính là dấu vết của ngôn ngữ Lạc Việt gốc, chẳng những làm nên tiếng nói Việt Nam mà còn là tiếng nói ban đầu của hơn một nghìn triệu người Trung Quốc hôm nay. Điều không dễ thấy là trong tâm hồn họ tiềm ẩn những yếu tố nhân chi sơ của văn hóa Việt…

Không trách Giáo sư vì những điều nói trên còn quá mới mẻ, chỉ được khám phá gần đây. Mong rằng khi biết được sự thật này, Giáo sư sẽ có suy nghĩ chín chắn hơn về con người và đất nước Việt Nam.

Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố không đi tị nạn vì "tự ái cá nhân"

Mẹ Đốp


"Vì sao Trần Huỳnh Duy Thức 'không muốn sống lưu vong'?". BBC Việt ngữ đã đặt vấn đề như thế trong một bài viết cùng tên về trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức sau khi một tù nhân khác kém tên tuổi hơn Thức là Đặng Xuân Diệu đã được sang Pháp "tị nạn". 

Dẫn lời Thức từ gia đình, BBC cho biết: "Anh ấy nói với gia đình đừng có nói cái chuyện đi nữa. Anh nói sự thay đổi sẽ rất là nhanh chóng mà không có gì ngăn cản sự thay đổi đâu. Anh rất kiên định trong vấn đề anh ở lại, không có đi tị nạn," ông Trần Huỳnh Duy Tân, em ruột của tù nhân chính trị được đài VOA tiếng Việt trích dẫn hôm 02/2, nói". 
Trần Huỳnh Duy Thức thời còn chưa vào tù (bên trái), nguồn: Internet. 

Để làm sinh động bài viết của mình, nhà đài này cũng dẫn về một số ý kiến của những nhà dân chủ cuội trong nước như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tiến Trung (người từng là bị cáo trong vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cùng với Thức, Lê Thăng Long và Lê Công Định về nguyên nhân Thức từ chối đi tị nạn. Xin dẫn về đây để những ai cùng quan tâm theo dõi: 

Nguyễn Lân Thắng: "Không, tôi không nghĩ việc này là một sự lãng phí đâu. Bởi vì anh Thức đã trở thành một biểu tượng đấu tranh cho các lớp người tham gia đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Và việc anh không chấp nhận sự thỏa hiệp với đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nó là một thông điệp cực kỳ mạnh mẽ". 

Nguyễn Tiến Trung: "Việc anh Thức cương quyết từ chối đi tị nạn chính trị đã được biết đến rộng rãi từ lâu và cũng không có gì bất ngờ. Đối với cá nhân anh Thức thì chắc chắn anh ấy phải tin đây là quyết định đúng. Riêng đối với tôi là người cũng từng trải qua cảnh tù đày và trong cùng vụ án với anh Thức thì tôi không muốn ai phải ở trong tù vì lý do chính trị hay tư tưởng". 

Theo đó, nếu như Nguyễn Lân Thắng cố tình phủ nhận luôn mối quan hệ trong ngoài mà các đối tượng chống đối bị bắt, xử lý có được cũng như những nỗ lực vận động của người thân, bạn hữu, đồng bọn với những người bị bắt để can thiệp vào giới chức Việt Nam để được ra nước ngoài và cho đó là một sự thỏa hiệp trong khi Trần Huỳnh Duy Thức không chấp nhận điều đó thì trong cách lí giải của Nguyễn Tiến Trung. Trung lại vờ như đã biết được điều đó từ lâu. Trung cũng không quên lấy sự trải nghiệm của mình trong tù để làm ví dụ. 

Tuy nhiên, xem chừng sự lí giải của hai nhà dân chủ cuội này đều có những sự mâu thuẫn không dễ gì thanh minh. Nguyễn Lân Thắng phủ nhận và cho rằng đi tị nạn chính trị nước ngoài là một sự thỏa hiệp trong khi đó gã có vẻ rất hân hoan, vui lây khi những Đặng Xuân Diệu, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần được đi Mỹ? Còn Nguyễn Tiến Trung thì dù sao cũng là người cùng hội cùng thuyền với Thức một thời, với lại trong quá khứ Trung đã không thuộc diện tị nạn. Đó là lí do gã không muốn Thức có được cái 'vinh dự" đó nên khi Thức nói không muốn đi Trung đã không dại gì "tát nước theo mưa"....

Tiếp cận tuyên bố của Thức được gia đình truyền tải lại, tôi có một băn khoăn là tại sao không sớm hơn, cũng không muộn mà đúng ngay sau khi Đặng Xuân Diệu được đi Pháp chưa bệnh (một hình thức "tị nạn")? Ngoài ra, Thức từng được rất nhiều tổ chức, chính giới bên ngoài quan tâm và họ từng đặt vấn đề để Thức được tự do trước thời hạn. Vậy tại sao ở những thời điểm đó Thức và gia đình không lên tiếng? Phải chăng khi đó ý định được tự do và "tị nạn" của Thức còn mà bây giờ thì không. Nếu như thế thì đấy không thể coi là sự kiên định hay không chịu thỏa hiệp của Thức được! 

Quay trở lại với thời điểm và các sự kiện diễn ra xung quanh quyết định có phần đường đột của Thức. Rõ ràng, so với Thức, Đặng Xuân Diệu chỉ là hạng vô danh tiểu tốt về cả tuổi đời lẫn thời gian làm dân chủ. Về học thức thì Thức cũng có hơn nhiều trong khi Đặng Xuân Diệu chỉ là một tay lao động tự do trước khi vào tù... Diệu cũng vào tù sau Thức 2 năm... Tất cả những lí do đó cho thấy, nếu công bằng thì Thức chứ không Diệu sẽ được tự do trước thời hạn và được ra nước ngoài trước. Nhưng mọi sự đã đảo chiều, một kẻ vô danh tiểu tốt thì được "can thiệp" và tha bổng trong khi một "cây đa, cây đề" của làng dân chủ thì vẫn gặm nhấm nỗi buồn, sự cô quạnh trong 4 bức tường lạnh lẽo. 

Nói như thế để thấy rằng, Thức có lí do để "tự ái", để "giận hờn" những người được cho là đỡ đầu cho họ (cả Thức và Diệu" cho công cuộc tranh đấu mà thực chất là những âm mưu chính trị đen tối). Cho nên, thật dễ hiểu tại sao Thức không bộc lộ sớm hơn, cũng không muộn hơn về ý định không muốn ra nước ngoài tị nạn mà chỉ sau khi tiếp cận thông tin Đặng Xuân Diệu được đi Pháp. 

Thức không đồng tình với sự vượt mặt của những kẻ vô danh, những lứa đàn em trước mình. Đó là lí do không thể hợp lý hơn cho sự "cả giận mất khôn của Thức". Sự giận dỗi hết sức trẻ con và vu vơ này sẽ khiến việc được trả tự do trước thời hạn chấm dứt, con đường được ra nước ngoài như những người được đi trước đó cũng vì thế trở nên khó thực hiện hơn!

Hãy xem Trần Huỳnh Duy Thức sẽ sống như thế nào đến hết bản án 16 năm mà gã mới thực hiện được 7 năm này! 

XU HƯỚNG GÌ ĐANG THẮNG THẾ TRONG THUYÊN CHUYỂN, BỔ NHIỆM LINH MỤC GIÁO PHẬN VINH NĂM 2017 (Phần I)


Diễn ra muộn nhất từ khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp về quản nhiệm Giáo phận Vinh thay cho Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên từ tháng 05/2010 (thông thường hoạt động thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục diễn ra sau khi kết thúc tuần tĩnh tâm thường huấn Linh mục hàng năm - sau lễ Noel hàng năm khoảng 2 - 3 tuần lễ). Đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục Giáo phận Vinh năm 2017 được công bố hôm 04/2/2017 có không ít chuyện để bàn và xem chừng đó là một quyết định không dễ gì đối với Giám mục Nguyễn Thái Hợp trên cương vị người cầm cân nảy mực. 





 
Danh sách thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục Giáo phận Vinh năm 2017 (Nguồn: Gpvinh.com). 

Dự báo về điều này, Blog Mõ Làng đã từng có bài: "* Giáo phận Vinh: Những trăn trở trước thềm thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục". Tiếp mạch bài viết trên Mõ Làng này, blog Việt Nam mới xin được chỉ ra những điểm tích cực và những điểm chưa được từ lần thuyên chuyển, bổ nhiệm mới này. 
Những dấu hiệu tích cực
Chỉ ra một số vấn đề cần phải được chấn chỉnh trong hoạt động quản lý, điều hành giáo phận nói chung, vấn đề thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục nói riêng. Blog Mõ Làng từng chỉ ra 2 điểm: (1). Nên hay không nên đưa luôn số Linh mục mới được chịu chức đi mục vụ quản xứ như những tân chức khóa trước thay vì làm Phó xứ để lấy kinh nghiệm? và (2) Vấn đề Linh mục Dòng. Và thật đáng mừng là trong đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm mới này hai điểm này đã được Giám mục Nguyễn Thái Hợp khắc phục gần như triệt để. 

Theo đó, 39 tân chức Linh mục khóa XI trường Đại chủng viện liên địa phận Vinh - Thanh mới được thụ phong vào tháng 11/2016 tại Tòa Giám mục Xã Đoài (Nghi Diên, Nghi Lộc. Nghệ An) chủ yếu được bố trí về làm Phó xứ hoặc chỉ giao quản nhiệm một giáo họ độc lập hoặc một giáo họ chuẩn bị được nâng lên thành giáo xứ. Nó khác hoàn toàn với việc các Tân Linh mục được đưa về quản xứ ngay sau khi được thụ phong như những khóa chủng sinh trước đó. 

Động thái này ngay lập tức đã mở đường cho các linh mục lớn tuổi có sức khỏe tiếp tục có cơ hội để được ở lại cống hiến khi còn nhiệt huyết thay vì phải về hưu như trước đây. Sự kế thừa trong hoạt động mục vụ giữa các thế hệ vì thế không bị gián đoạn và không được thực hiện. Kéo theo điều này, tinh thần, yếu tố truyền thống, riêng có của Giáo phận Vinh so với các Giáo phận khác trong cả nước vì thế được lưu giữ và phát huy. Nguy cơ từng được nhà thơ Tú Xương nói đến trong 2 câu thơ: "Nhà kia lỗi phép con khinh bố? Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.." và tình trạng các tân chức khi mới được thụ phong đã phớt lờ sự bày dạy của những thế hệ Linh mục đi trước vì thế cũng được ngăn chặn. 

Động thái tích cực thứ hai cần được kể đến là tình trạng ưu ái, đưa và bố trí các Linh mục Dòng ở miền Nam, nước ngoài về các giáo xứ được xem là "bờ xôi ruộng mật", giàu có về kinh tế, điều kiện đi lại thuận lợi, gần trung tâm đã được bãi bỏ. 02 trường hợp Linh mục là Hồ Hữu Thông (Quản xứ Trung Song, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghê An, Linh mục dòng Đa Minh) và Linh mục Nguyễn Duy An (Quản xứ Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) được cho dừng hoạt động mục vụ để quay về đảm trách công việc của Hội dòng cho thấy rất rõ xu hướng này. 

Trên thực tế, việc đưa và bố trí các Linh mục Dòng tham gia coi sóc các giáo xứ được Giám mục Nguyễn Thái Hợp thực hiện sau khi được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh. Sự xuất hiện của các Linh mục Dòng và sự đụng chạm về mặt lợi ích với các Linh mục Triều chính là một nguy cơ ảnh hưởng xấu đến vấn đề đoàn kết nội bộ - một yếu tố được cho là thế mạnh mang tính truyền thống của Giáo phận Vinh. Và sau 06 năm thực hiện xem chừng việc xuất hiện các Linh mục Dòng đang làm cho vấn đề nội bộ giáo phận Vinh xuất hiện không ít vấn đề đáng để nói. Tình trạng Linh mục Triều chán ghét, khinh khi ra mặt khi có sự xuất hiện của các Linh mục Dòng là minh chứng rất rõ cho điều này. Việc dừng và điều chuyển các Linh mục Dòng về các địa bàn xa trung tâm được cho là cách Giám mục Nguyễn Thái Hợp cố gắng sửa chữa những sai lầm đã diễn ra trước đó và cũng là cách người đứng đầu Giáo hội Công giáo địa phận ngăn chặn, giảm trừ những nguy cơ sụt giảm uy tín của bản thân. 

Đó là hai điểm tích cực từ đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục của Giáo hội Công giáo địa phận Vinh năm 2017 vừa qua. 
Những điểm chưa được
 Có không ít điểm tích cực, tuy nhiên đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm Linh mục của Giáo phận Vinh vẫn có không ít vấn đề cần phải bàn. Xin được chỉ ra để những ai quan tâm cùng theo dõi.

Thứ nhất, rất đồng tình với Giám mục Nguyễn Thái Hợp khi đưa các tân Linh mục về làm phó xứ thay vì quản xứ như trước đây. Tuy nhiên, việc đưa, bố trí các tân Linh mục về làm quản họ hoặc quản nhiệm các chuẩn giáo xứ (một hình thức biến tướng khi các giáo họ này chưa đủ điều kiện để được nâng lên thành giáo xứ theo đúng quy định) thì không nên và không đúng. Bởi, dù đây là một vấn đề có tính nội bộ, của bản thân Giáo hội, song tôn giáo nói chung, đạo Công giáo nói riêng trong đó có giáo hội Công giáo địa phận Vinh không thể và không được đứng trên, đứng ngoài pháp luật. 

Việc tách lập giáo xứ, giáo họ có những quy định riêng và ngoài ý chí của giáo hội thì cần được các cấp chính quyền thẩm định, phê duyệt. Việc tự ý "nâng giáo họ thành giáo xứ" và đưa Linh mục về quản nhiệm không khác gì Giáo phận Vinh đang cố tình phớt lờ quy định của pháp luật, thiếu tôn trọng chính quyền với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, trong đó có các tôn giáo. 

Có người nói rằng, Giáo phận Vinh đông Linh mục và để bố trí hết số lượng Linh mục, nhất là số mới thụ phong thì việc đưa về quản họ là cần thiết. Nhưng xin thưa rằng, liệu có cần phải đào tạo và thụ phong Linh mục ồ ạt đến vậy không trong khi số lượng giáo họ, giáo xứ không được nâng lên nhiều? Cho nên, vấn đề này bắt nguồn từ vấn đề đào tạo Linh mục và nếu chấn chính thì trước hết phải chấn chỉnh vấn đề đào tạo Linh mục. 

Thứ hai, một số Linh mục có nhiều sai phạm không bị điều chuyển. Nổi bật là linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Về trường hợp này, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn đề nghị Tòa Giám mục Giáo phận Vinh dừng hoạt động mục vụ hoặc bố trí về địa bàn mới. Vậy nhưng, việc Linh mục Nam tiếp tục được ở lại quản xứ giáo xứ Phú Yên thực sự đang khiến ai đó quan tâm phải quan ngại về mối quan hệ giữa chính quyền Nghệ An với Giáo hội Công giáo địa phận Vinh? Phải chăng những thiện chí vừa qua của chính quyền tỉnh Nghệ An (nhất là trong việc tạo điều kiện để tổ chức Đại hội giới trẻ cũng như giải quyết các nhu cầu tôn giáo....) chưa khiến họ thay đổi và thực tâm vun đắp, xây dựng mối quan hệ với chính quyền? 

(Còn nữa)

An Chiến