2016/09/04

Nhóm facebooker Việt - Đức gửi thư cho nghị sỹ Đức M. Patzelt về vụ án Ba Sàm.

Loa Phường


Kết quả hình ảnh cho nghị sĩ Quốc hội Đức M.Patzelt


Chứng kiến hành động của nghị sỹ Quốc hội Đức M.Patzelt gây phức tạp về an ninh trật tự trước phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước (Điều 258 BLHS) sáng ngày 23/3/2016 khiến cộng đồng người Việt cả trong và ngoài nước đều vô cùng bức xúc. Một số facebooker cho biết đã liên hệ và phản đối ông M. Patzelt qua thư điện tử và nhận được phản ứng từ ông này với tuyên bố sẽ tiếp tục tham dự phiên tòa phúc thẩm và sẽ gây quỹ vận động đòi trả tự do cho Ba Sàm đến cùng. Trước động thái này, một nhóm facebooker yêu nước, gồm cả người Việt trong nước và Việt kiều ở Đức đã soạn thảo bức thư bằng tiếng Đức gửi cho ông M.Patzelt và các quan chức, dân biểu, báo chí Đức phản đối hành động này của ông M.Patzelt.

Nội dung bức thư được Việt kiều Đức, blogger Karel Phùng dịch sang tiếng Đức, có đoạn:
“Nguyễn Hữu Vinh là một tội phạm và giống như hàng loạt những đơn kiện ở Đức nhằm vào những kẻ tuyên truyền cho phát xít, cho chủ nghĩa khủng bố và những người bị tình nghi ủng hộ cho IS, thì đơn kiện với ông Nguyễn Hữu Vinh cũng như vậy. Nếu quả thật Nguyễn Hữu Vinh đấu tranh vì tự do dân chủ giống như rất nhiều người khác ở đất nước chúng tôi thì điều đó sẽ không bao giờ diễn ra. Nhưng khi ông ta bắt tay với những kẻ lưu vong, sau 1975 cho tới nay vẫn không ngừng tiếp tay cho bạo loạn, kích động thù hằn dân tộc, đánh bom khủng bố và với chúng tôi, Nguyễn Hữu Vinh bị kiện ra tòa là hoàn toàn chính đáng. Hay ông nghĩ sao, những kẻ cộng tác với khủng bố như Nguyễn Hữu Vinh phải chăng ở Đức được luật pháp cho phép? 
Thưa ông Patzelt, nhưng khi ông là một chính trị gia tới Việt Nam thì mọi việc theo chiều hướng khác. Ông là một nghị viên Đức, vâng, ở Đức ông là một chính trị gia. Nhưng ở Việt Nam ông chỉ giống như bao nhiêu người khách du lịch khác từ các nước Nhật, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ,.... Ông đại diện cho nhân dân Đức và tiền lương của ông có được là từ những người đi làm, đóng thuế ở Đức. Bản thân ông, thưa ông Patzelt, ông không phải là đồng bào của chúng tôi, ông không đại diện cho chúng tôi và chúng tôi cũng chưa bao giờ bầu ông lên. Chính vì thế ông hãy đấu tranh cho quyền lợi người dân Đức chứ đừng can thiệp vào công việc của đất nước chúng tôi. Việc làm của ông đáng lý chỉ diễn ra khi nào Việt Nam là thuộc địa của Đức và chúng tôi nghĩ, ông hiểu rõ ý chúng tôi định nói gì”
Đồng thời lá thư cũng đề cập đến những hiện trạng của nước Đức hiện nay “Đường xá, cầu cống nát bét, nhiều trường học xuống cấp mà không có tiền sửa. Hàng triệu người làm việc theo mô hình "Nô lệ hiện đại" cho các hãng dịch vụ lao động, làm từ sáng tới đêm với đồng lương chết đói. Hàng trăm ngàn người là nạn nhân của ngành tư pháp, từ các phán quyết oan sai tới luật cấm KPD. … Trên 1,5 triệu đứa trẻ không có nổi một bữa ăn nóng trong ngày, 4,2% dân chúng thậm chí không có khả năng thanh toán tiền điện. Hàng triệu người độc thân nuôi con đã bị nhà nước Đức bỏ quên” đang cần đến một nghị sỹ như ông Patzelt giải quyết cấp bách hơn việc đi can thiệp, cứu vớt một tên tội phạm ở Việt Nam.
Nói về hành động của ông M.Patzelt trước phiên tòa sơ thẩm vụ án Nguyễn Hữu Vinh, blogger Karel Phùng từng cho rằng: “Ông ta nghĩ sự có mặt của ông ta sẽ khiến cho quan tòa Việt Nam phải run sợ mà tha bổng cho Nguyễn Hữu Vinh. Có vẻ ông ta bị hoang tưởng nặng, ông ấy quyền cao hơn cả luật pháp, cao hơn tất cả các quan tòa ở Việt Nam, hoặc Việt Nam là thuộc địa của Đức!”
 Trước đây, một Việt kiều Đức khác là ông Hồ Ngọc Thắng từng viết bài gửi cho báo Nhân dân chất vấn “Ông M.Pát-xê đến Việt Nam để làm gì ?” nhắc lại cho ông M.Patzelt về vụ án nhóm quản trị viên của cổng thông tin in-tơ-nét “Altermedia” năm 2011 với đặc trưng pháp lý y hệt vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã bị mức phạt tổng cộng 57 tháng tù cho 2 can phạm đồng thời nhắc nhở ông M.Patzelt về nhóm người mà ông đang hợp tác đòi trả tự do cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là những kẻ “hễ có cơ hội là lại ra đường hô hào dân chủ, nhân quyền, nhưng không mảy may quan tâm tới hàng triệu đồng bào đang vất vả chống chọi hạn hán ở Tây Nguyên, không hề góp sức cùng Chính phủ và nhân dân khắc phục tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnh phía nam. Ông M.Patzelt nên nhớ Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, là một đối tác chiến lược của CHLB Đức, việc làm vừa qua của ông đã vi phạm thô bạo công việc nội bộ của Việt Nam và không mang lại ích lợi gì cho quan hệ giữa hai nước”
 Trước phản ứng của dư luận, hy vọng rằng Bộ Ngoại giao, Quốc hội Đức cần xem xét lại những hành động thiếu thiện chí, thiếu tôn trọng pháp luật Việt Nam, bất chấp phản ứng của người dân Việt Nam và kiều bào Đức của ông M.Patzelt. Đồng thời, dư luận mong mỏi Bộ Ngoại giao Việt Nam cần có động thái không chào mừng ông M.Patzelt đến Việt Nam nếu chỉ để gây phức tạp an ninh trước phiên tòa phúc thẩm vụ án Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn và khuyến cáo ông cần xem lại vai trò của mình cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia mà Chính phủ và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp.

Trông người mà nghĩ đến ta!

Chiềng Chạ


Dẫu biết rằng, mọi so sánh đều khập khiễng và sự so sánh luôn khôn cùng. Tuy nhiên, nói ra câu chuyện dưới đây Mõ muốn cho mọi người thấy được rằng không phải mọi chức danh, quyền năng đều có mẫu số chung và điều quy định nó không gì khác là ý thức chính trị và thái độ chính trị của cá nhân đó trước những vấn đề liên quan. 

Trong hàng Giáo phẩm của đạo Công giáo, Giám mục Giáo phận là một chức danh khá lớn và thông thường người đảm nhận cương vị này thường có quyền năng bản quyền tuyệt đối trong địa hạt do mình phụ trách. Ví dụ như họ có quyền quyết định các vấn đề nhân sự trong địa phận, phong chức thánh Linh mục cho những người đủ điều kiện và quyết định các vấn đề quan trọng khác... nên vai trò, vị trí và dấu ấn của họ đối với địa phận phụ trách là điều không ai có thể phủ nhận. Đấy cũng là lí do lí giải tại sao, thái độ, đường hướng của vị Giám mục Giáo phận thường có sức nặng và sự chi phối lớn đến thế đối với từng địa phận. 

Tuy nhiên, câu chuyện dưới đây về một Tổng Giám mục (chức danh dành cho các chức sắc được giao coi sóc các Tổng Giáo phận) Donald Bolen, người được Giáo hoàng Phanxico chỉ định dẫn dắt tổng giáo phận Regina của Canada, nằm sát bang Montana và North Dakota của Hoa Kỳ sẽ cho chúng ta nhìn rõ hơn sự ảnh hưởng của thái độ đối với đường hướng mục vụ của từng vị chủ chăn cụ thể! 

Cũng giống như chủ chăn Giáo phận Vinh - Giám mục Nguyễn Thái Hợp từng sống nhiều nằm ở nước trước khi về nước quản nhiệm Giáo phận Vinh, trước khi đảm nhiệm cương vị Tổng Giám mục tổng giáo phận Regina (Canada), Tổng Giám mục Donald Bolen chủ yếu mục vụ tại Roma. Sự am hiểu của Ngài về tổng giáo phận Regina (Canada) cũng chỉ dựa trên những bản báo cáo hay những chỉ dẫn có tính sách vở. Cho nên, động tác đầu tiên và cũng là yếu tố khó khăn đầu tiên mà Tổng Giám mục Donald Bolen hay Giám mục Nguyễn Thái Hợp gặp phải là việc xây dựng quan hệ với người dân bản xứ, trong đó Chính quyền và những chức sắc dưới quyền. 

Tuy nhiên, với Giám mục Giáo phận Vinh dù đã 05 năm trôi qua sau ngày về tiếp quản địa phận Vinh, ngài vẫn chưa thể hiện thực hóa được một thách thức ngỡ rằng, ông phải giải quyết cách đây 2 - 3 năm mới phải. Lí giải về sự thất bại của Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã có nhiều ý kiến cho rằng, Ngài đã áp đặt thái độ chủ quan, suy nghĩ chủ quan của mình lên các vấn đề quan trọng của giáo hội mà không mảy may quan tâm chính quyền, những người dưới quyền nghĩ gì, phán xét điều gì. Sự độc đoán vì thế theo thời gian đã khiến vị chủ chăn này càng ngày thấy mình càng xa những người xung quanh. 

Và xin thưa rằng, đấy là nguyên do dù về địa phận Vinh chưa lâu, nhưng dưới cách điều hành của Ngài, Giáo phận Vinh đã xảy ra không ít chuyện xưa nay hiếm gặp. Theo đó, Giáo phận Vinh, nơi từng được Tòa thánh và Hội đồng Giám mục Việt Nam đánh giá là điểm sáng về mặt đức tin, đức vâng lời thì này bỗng bị xóa nhòa và bị phủ nhận. Hãy xem một số chức sắc, giáo dân ở các xứ, họ đạo tổ chức tuần hành, biểu tình bất chấp sự can ngăn của Tòa Giám mục, chủ chăn giáo phận hay câu chuyện giáo dân xứ Đông Yên (Hà Tĩnh) kéo ra Tòa Giám mục để thực hiện những hành động như chỉ tay, kéo áo và xông lên tận nhà phòng của Giám mục vừa qua sẽ hiểu được tại sao nói Giám mục Nguyễn Thái Hợp vẫn gặp khó trong việc thiết lập cơ chế đối thoại, hiểu biết với chính quyền và chính con dân của mình!  

Đối nghịch lại với Giám mục Nguyễn Thái Hợp của Giáo phận Vinh, Tổng Giám mục Donald Bolen đã nói như thế này trong ngày đầu về với Tổng Giáo phận Regina của Canada: 
“Khi đương đầu với những khó khăn thực sự và vấn đề đầy thách thức, chúng ta cần trung thành với giáo huấn của Giáo hội, trung thành với sứ điệp Tin mừng, với mặc khải, nhưng chúng ta cần phải đi vào đối thoại nếu như muốn được nghiêm túc lắng nghe và nếu như muốn có tác động vào thế giới. Không phải bằng cách hét to hơn. Mà là bằng cách dấn thân đối thoại rõ ràng với quan điểm đầy tính quả quyết.”
Ngài cũng đề cao tinh thần đối thoại để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc và cho rằng: "Giáo hội Công giáo chỉ có thể tạo được thay đổi trong xã hội diện rộng, nếu như gắn bó đối thoại với những người bên ngoài cộng đồng đức tin của mình, bằng “lắng nghe sâu sắc” về những vấn đề gai góc". 

Và khi nói về căn nguyên và gốc rễ khiến ông chọn cho mình đường hướng mục vụ hiện tại, vị Tổng Giám mục này đã chia sẻ như sau: "Tôi không ngạc nhiên khi mọi người không cho tôi nhiều tiền. Không quá sốc. Điều khiến tôi sốc là họ không nhìn vào mắt tôi. Chúng ta quá ít thấy được người vô gia cư hiển hiện ngay trước mắt mình. Chúng ta biến họ thành vô hình bởi thấy họ là mối đe dọa và phiền phức. 
Một hình ảnh đời thường của Tổng Giám mục Donald Bolen (Nguồn: Internet). 

Tôi sống ở quanh vùng nghèo nhất của thành phố. Tôi như thấy vùng mình sống qua những ánh mắt hoàn toàn xa lạ. Khi tôi bận rộn hay vội vã, hay trên đường đi làm, mang bộ áo giáo sỹ, tôi thấy được đôi chút những thách thức và nét đẹp của vùng này, nhưng không được nhiều. Nhưng tôi có thể thấy rõ hơn, khi đi chậm lại, khi đứng ở đó, và trở nên vô hình một chút.

Bạn sẽ thấy, không chỉ những thách thức và vấn đề thực sự trên đường phố, nhưng còn là một ý thức cộng đồng …và cách mọi người giúp đỡ nâng đỡ nhau, là điều mà tôi đã từng bỏ lỡ không thấy được”. 

Những ai theo dõi những điều được Tổng Giám mục Donald Bolen sẽ thấy rằng, trong những điều được Ngài nói ra, không có bất cứ điều gì mang dấu ấn cá nhân, ảnh hưởng từ cá nhân. Đó chỉ là những điều ông nhìn, ông cảm thấy được từ xã hội rộng lớn, quảng đại kia. Ở đó, với Ngài không có chỗ cho lòng thù hận, ý chí giai cấp hay những toan tính chính trị đến đớn hèn, mưu mô! Ngài toàn tâm, toàn ý phục vụ giáo hội, thực hiện sứ mệnh Thiên chúa giáo chứ không phải sử dụng quyền năng được giao phó để mưu toan ý đồ cá nhân! Và đáng tiếc thay, tất thảy những điều không hiện diện ở Tổng Giám mục  Donald Bolen lại đều trú ngụ trong Giám mục Nguyễn Thái Hợp! 

Thế mới biết, Giáo phận Vinh thật vô phúc sau ngày Giám mục Hợp về quản nhiệm!

Giáo xứ Phú Yên (Nghệ An): Những ngày đáng quên!


video
Đây không biết là lần thứ mấy vị chủ chăn "ngoa ngôn" Đặng Hữu Nam của giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tổ chức cho giáo dân xuống đường tuần hành gây mất an ninh trật tự sau sự cố ô nhiễm môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung (Việt Nam). Video trên đây ghi lại một cuộc tuần hành được vị Linh mục này tổ chức vào sáng ngày thứ 7 (ngày 03/9/2016). 

Trong khuôn khổ Entry này, người viết sẽ không đi vào để nói, để chỉ ra việc Linh mục Nam có xứng đáng là một đấng chăn chiên của giáo hội và là một công dân của đất nước Việt Nam này hay không? Người viết chỉ xin chỉ ra những hệ lụy và những tổn thất đằng sau những cuộc tuần hành như thế! 
Ảnh chụp từ Video ở trên. 
 
Giáo xứ Phú Yên, nơi Linh mục Nam đang quản nhiệm là một giáo xứ ven biển, người dân vẫn chủ yếu vẫn bám biển mưu sinh đã qua nhiều đời. Cũng giống như những ngư dân khác trên dải đất miền Trung sau sự cố ô nhiễm môi trường vừa qua, cuộc sống của họ đang trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh hải sản đánh bắt về chưa tiêu thụ được nhiều/ tâm lý người sử dụng còn e ngại. Và lẽ ra, với sứ mệnh được Thiên chúa, bề trên Giáo phận giao phó, trách nhiệm của Linh mục Nam là hướng dẫn, động viên những con dân là ngư dân của mình khắc phục khó khăn, kiên trì bám biển hoặc chuyển đổi nghề nghiệp để ổn định cuộc sống, chăm lo cho con cái học hành. 

Nhưng đằng này, theo ghi nhận của người viết, kể từ thời điểm tháng 4/2016, Linh mục Nam chưa bao giờ nhắc tới những điều này trong các cuộc lễ tại nhà thờ chính xứ cũng như các họ đạo trực thuộc. Điều mà vị chủ chăn này đề cập vẫn chỉ là những ảnh hưởng của người dân, rằng cá mắm từ nay không nên sử dụng, rồi quy kết "Chính phủ đi đêm với Formosa"... 

Bằng những luận điệu như thế, Linh mục Nam không những không giúp cho con dân của mình có thể ổn định cuộc sống mà chính ông đang khiến cho sự nguy khốn, bần cùng trong cuộc sống của họ kéo dài hơn! Và thử hỏi rằng, ai còn dám sử dụng những đồ hải sản do ngư dân giáo xứ Phú Yên đánh bắt khi mà đấng chủ chăn của họ đã công khai tẩy chay nó? Và rộng hơn, hải sản tại Nghệ An nói chung tuy chỉ bị ảnh hưởng nhưng đã cùng chung số phận với hải sản tại những vùng bị ảnh hưởng trực tiếp như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế... 

Đối với những chủ tàu vẫn kiên trì vươn khơi để bám biển, Linh mục Nam đã công khai ăn chia khi tàu thuyền về dù ông không hề có mặt hay góp vốn với những ngư dân đó. Cụ thể, từ sau khi về quản nhiệm giáo xứ, Linh mục Nam đã yêu cầu các chủ tàu thuyền vươn khơi đánh cá phải dành cho Linh mục 0.5 suất giá trị đánh bắt được. Theo thống kê, tại giáo xứ Phú Yên có 28 tàu khai thác hải sản ven biển, mỗi chuyến bám biển thu được khoảng 200 triệu đồng/ tàu. Và như thế, trung bình mỗi tàu sẽ phải đóng cho Linh mục Nam sẽ được thụ hưởng khoảng gần 7 triệu đồng mà không cần biết ngư dân đã phải khổ ải như thế nào. 

Và có lẽ câu chuyện Linh mục Nam công khai ăn chia với chủ các tàu thuyền sẽ vẫn mãi là câu chuyện thuộc về bí mật bởi giáo dân nơi đây đức tin, đức vâng lời khá cao. Nhưng, đúng với câu "con giun xéo mãi cũng quằn". Bởi lẽ, để thu hút đông đảo người tham gia tuần hành, trong các cuộc lễ chính của nhà thờ, Linh mục Nam đã yêu cầu các thanh niên dừng vươn khơi bám biển để tham gia biểu tình. Và thông thường việc tuần hành, biểu tình sẽ diễn ra trong 02 ngày cuối tuần (thứ bảy và chủ nhật). Điều này vô tình đã làm cho việc vươn khơi, bám biển của ngư dân trở nên khó khăn hơn. Họ chỉ có thể đi trong vòng 04 - 05 ngày mỗi chuyến ra rơi và chính điều này đã khiến các chủ tàu không thể ra xa nên năng suất mỗi chuyến bị giảm sút trầm trọng. 

Đã có một số chủ tàu phản ứng ra mặt, tuy nhiên, số này đã bị Linh mục đánh, chửi và tuyên bố nếu tái phạm sẽ bị đuổi ra khỏi xứ và sẽ không thực hiện các bí tích nếu được yêu cầu! Một số ngư dân muốn chuyển đổi nghề nghiệp thay vì tiếp tục bám biển cũng trở nên khó khăn vì sợ phật ý Linh mục Nam. 

Ngoài ra, trong quá trình mục vụ, vị Linh mục này hành động rất đỗi côn đồ. Hễ bất cứ ai không vâng phục, hành động không vừa lòng thì ngay lập tức bị đánh, bị chửi. Trường hợp anh Nguyễn Văn In (Sinh năm 1980) bị đánh vào tháng 05/2015 và 02 trường hợp Nguyễn Quang Linh (Sinh năm 1989), Nguyễn Ngọc Phong (Sinh năm 1993) bị Linh mục Nam đánh vào tháng 9/2015 (riêng trường hợp Nguyễn Ngọc Phong đã bị điếc một tai do Linh mục Nam đánh). 

Cho nên, một điều dễ thấy là rất đông đảo Giáo dân xứ Phú Yên tỏ thái độ không hài lòng với Linh mục Đặng Hữu Nam dù đức vâng lời cho họ biết không được phản kháng. Và tin chắc rằng, nếu Linh mục Nam tiếp tục duy trì cung cách mục vụ hiện tại và tiếp tục sử dụng, kích động giáo dân xuống đường biểu tình để thu về cho mình những đồng tiền bẩn thỉu từ bên ngoài thì tin chắc sự bi đát trong cuộc sống của người dân xứ Phú Yên không dừng lại tại đây. Và thiết nghĩ rằng, đã đến lúc cả Giáo hội, xã hội cần phải có động thái thực sự với vị chủ chăn này. Giáo dân xứ Phú Yên họ cần một mục tử để chăm sóc phần hồn cho mình nhưng họ sẽ không bao giờ cần một kẻ lấy đi những gì vốn thuộc về của họ! 

PHƯƠNG PHÁP HỒ CHÍ MINH VỀ TẬP HỢP LỰC LƯỢNG



Phương pháp tập hợp lực lượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh việc sử dụng tài tình các phương pháp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Người trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tài sản quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam

Những di sản về tư tưởng và đạo đức, phong cách và phương pháp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam. Phương pháp Hồ chí Minh là một cấu thành quan trọng trong di sản mà Người đã để lại cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam và phong trào chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên thế giới ở thế kỷ XX. 

Với cái nhìn khái quát, có thể hiểu phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng là cách thức xác định đúng lực lượng cách mạng, vai trò, vị trí từng tầng lớp, giai cấp; xác định nguyên tắc và lựa chọn tổ chức phù hợp, gắn với phát động những phong trào hành động để tiến hành thành công trên hiện thực. Do tính thống nhất cao giữa lý luận và thực tiễn trong chỉ đạo thực hiện tổ chức xây dựng, đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh, nên các hình thức tổ chức đoàn thể nhân dân và mặt trận tập hợp quần chúng thường phát huy được vị trí, vai trò của mỗi tổ chức trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

Chính phủ dân chủ cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch thành lập và ra mắt quốc dân.

Phương pháp tập hợp lực lượng trong thiết kế xây dựng, tổ chức, lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Mặt trận Việt Minh từ khi Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên các phương diện tuyên truyền, vận động, tổ chức và xử lý các mối quan hệ, các khác biệt, các mâu thuẫn ở các lực lượng tham gia, cũng như các lực lượng, có tầm ảnh hưởng đến sự đoàn kết thống nhất trong Mặt trận Việt Minh.

Điều đó cũng phản ánh việc sử dụng tài tình các phương pháp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh trong xây dựng và tập hợp lực lượng tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, một trong những điều kiện quyết định để thực hiện đường lối cách mạng ở Việt Nam đi đến thắng lợi bằng cuộc tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử.

Nhớ lại thời kỳ này, trong Hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Những ngày ở Quế Lâm, có lần Bác bàn với chúng tôi: ‘Trước tình hình mới, vấn đề đoàn kết toàn dân giải phóng dân tộc càng quan trọng. Ta phải nghĩ đến việc lập một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có tên gọi cho thích hợp. Việt Nam giải phóng đồng minh? Hay là Việt Nam độc lập đồng minh, có thể gọi tắt là Việt Minh cho nhân dân dễ nhớ’. Những ý kiến hồi đó, sau này, được thảo luận tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ tám của Đảng ở Pác Bó”.

Qua những dòng hồi ký trên, ta thấy, cách thức thành lập Mặt trận Việt Minh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để đáp ứng vấn đề đoàn kết toàn dân nhằm tạo nên sức mạnh tập trung, thống nhất, mạnh mẽ nhất, đủ sức giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc khi thời cơ đến, một cách khách quan và hình thức ấy phải được bắt nguồn từ nhân dân và tên gọi tắt là Việt Minh cho nhân dân dễ nhớ, dễ tham gia.

Mặt trận Việt Minh (hoặc Việt Minh) là tên gọi tắt của Hội Việt Nam độc lập đồng minh, được thành lập tại Pác Bó (Cao Bằng), ngày 19/5/1941, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước đó và theo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941), nhằm mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. Hội gồm những thành viên là Đảng Cộng sản Đông Dương và các hội Cứu quốc như: Công nhân Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Quân nhân Cứu quốc, Phụ lão Cứu quốc, Phật giáo Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc… Đây là mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị và tôn giáo yêu nước, thành một một lực lượng cách mạng hùng mạnh để chống kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam lúc ấy là thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Tổ chức Mặt trận Việt Minh ra đời cùng việc công bố Chương trình Việt Minh. Tại văn kiện này, Mặt trận Việt Minh đã nêu rõ: “Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại, chiến đấu đánh đổ chủ nghĩa phát xít Nhật, giành quyền độc lập cho Việt Nam. Sau khi đánh đuổi được đế quốc phát xít Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ, sao vàng năm cánh làm quốc cờ. Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc dân đại hội cử lên”.

Như vậy, mục đích ra đời của Mặt trận Việt Minh, chẳng những được xác định rõ ràng là chủ trương liên hiệp hết thảy mọi tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại để chống phát xít Nhật, giành quyền độc lập cho nước Việt Nam, mà còn xác định mô hình chính thể của Nhà nước Việt Nam mới là thể chế dân chủ cộng hòa, một mô hình nhà nước dân chủ điển hình và phổ thông nhất trên thế giới mà Hồ Chí Minh có điều kiện tiếp cận và giới thiệu rất đặc sắc trong tác phẩm Đường Kách mệnh nổi tiếng của mình.

Trong bản Chương trình Việt Minh này, ngoài mục đích biểu đạt tính quang minh, chính đại của Mặt trận Việt Minh là đoàn kết toàn dân để chống chủ nghĩa phát xít Nhật, giành lại quyền độc lập cho nước nhà, còn công bố một lộ trình thiết lập tổ chức bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân mới theo đúng quy trình dân chủ. Đó là Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ do Quốc dân đại hội cử lên.

Nếu so sánh với Chính cương vắn tắt của Đảng (2/1930), sau khi cách mạng thắng lợi sẽ “dựng ra chính phủ công nông binh”, còn trong Chương trình Việt Minh, sau khi đánh đuổi được phát xít Nhật, dự kiến sẽ “lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Ở đây, đã có bước nhảy trong việc dự kiến xác lập mô hình nhà nước của Cách mạng Tháng Mười Nga sang xác định mô hình nhà nước dựa vào chính những điều kiện ở Việt Nam và các nước thuộc địa hay phụ thuộc vào các nước đế quốc thực dân có hoàn cảnh giống Việt Nam.

Bước chuyển sáng tạo của Đảng

Thực tiễn lịch sử của Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã hiện thực hóa những tiến triển trên lộ trình hình thành nhà nước Việt Nam mới bằng việc tổ chức thành công Quốc dân Đại hội Tân Trào (một hình thức tiền Quốc hội) và Quốc dân Đại hội đã bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (một hình thức tiền Chính phủ lâm thời).

Sự ra đời của tổ chức Hội Việt Nam độc lập đồng minh và Chương trình Việt Minh được công bố đã đánh dấu bước chuyển biến chiến lược của cách mạng Việt Nam trên cả hai phương diện, chủ trương, đường lối cách mạng và hệ thống cơ cấu tổ chức của Mặt trận Việt Minh. Cách mạng Việt Nam từ đây đã tự nguyện và cương quyết đứng vào phe Đồng Minh trên Thế chiến IIi, chống phát xít Nhật để giải phóng dân tộc và xây nền dân chủ nhân dân, sau khi thắng lợi.

Ngay sau việc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám và Mặt trận Việt Minh ra đời, ngày 6/6/1941, Nguyễn Ái Quốc đã viết kính cáo đồng bào gửi toàn thể dân chúng. Ở bức tâm thư này, dân ta thấy một nhà cách mạng Việt Nam đầy lòng tâm huyết trước vận mệnh nước nhà đang trong cảnh “một cổ đôi tròng” trước họa phát xít, thực dân. Dân ta thấy một quyết tâm lớn lao cùng đồng bào đoàn kết lại để phá bỏ gông cùm thoát đời nô lệ.

Và hơn nữa, chúng ta thấy, Nguyễn Ái Quốc - tác giả bức thư Kính cáo đồng bào là người không chỉ mẫn tiệp về thời cuộc, mà còn nhà có phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng với quan điểm “lấy dân làm gốc” và “lấy quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy” để đoàn kết toàn dân tạo một sức mạnh to lớn của người Việt để đánh đuổi Pháp, Nhật, giành lại non sông đất nước tươi đẹp mà tổ tiên để lại.

Mở đầu tâm thư, Người kêu gọi:

“Hỡi các bậc phụ huynh!
Hỡi các bậc hiền nhân, chí sĩ!
Hỡi các bạn, sĩ, nông, công, thương!

Pháp đã mất nước cho Đức. Thế và lực của chúng ở ta đã điêu tàn. Song đối với chúng ta, chúng tăng sưu, tăng thuế để vơ vét tài sản. Chúng khủng bố trắng để giết hại nhân dân. Đối với ngoài, chúng im hơi lặng tiếng, cắt đất cho Xiêm, chúng quỳ gối chắp tay đầu hàng Nhật Bản. Dân ta một cổ hai tròng. Đã làm trâu ngựa cho Tây, lại làm nô lệ cho Nhật.

Trước tình cảnh đau đớn, xót xa ấy, ta có chịu khoanh tay chờ chết không?

Không, quyết không! Hơn 20 mươi triệu con Lạc cháu Hồng không chịu làm vong quốc nô lệ mãi!”.

Là người bôn ba tìm đường cứu nước ròng rã 30 năm trời ở khắp các xứ người, nhưng ngay khi về nước, đối tượng nhân dân mà tác giả Nguyễn Ái Quốc kêu gọi lại là các bậc phụ huynh, các bậc hiền nhân, chí sĩ, các bạn sĩ, nông, công, thương. Điều này cho thấy, chắc chắn, tác giả của Kính cáo đồng bào không chỉ là nhà cách mạng vô sản đơn thuần với lý luận đấu tranh giai cấp biết quan tâm đến các giai tầng để tranh thủ lực lượng cho cuộc đấu tranh một mất một còn với chủ nghĩa tư bản.

Xét về mặt nội dung, Kính cáo đồng bào không chỉ là một bức thư tâm huyết có tính chất cá nhân Nguyễn Ái Quốc bá cáo trước đồng bào về tình hình đất nước trước thời cơ giải phóng dân tộc đang tới, mà còn là văn bản mang tính tuyên ngôn tập hợp lực lượng của Mặt trận Việt Minh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 sau này.

Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và Chương trình Việt Minh gắn liền với sự chỉ đạo trực tiếp ở trong nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đánh dấu bước chuyển quan trọng của cách mạng Việt Nam ở thời kỳ chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ cách mạng, khởi nghĩa võ trang, xây dựng chính quyền cách mạng ở những địa phương có điều kiện thuận lợi để chuyển sang tổng khởi nghĩa trên toàn quốc khi thời cơ chín muồi để giành chính quyền trong toàn quốc.

Tìm hiểu phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng trong cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rằng, giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của phương pháp này là phải nắm vững và dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, phải có chiến lược đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là việc Mặt trận Tổ quốc phải biết phát huy truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường, đoàn kết nhất trí của toàn dân trong đấu tranh giành độc lập và cả trong xây dựng chế độ mới, với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

(*) Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
Trần Phương (*)

VỀ BẢN GÓP Ý DỰ LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA BTV HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


Theo tin từ trang Người Công Giáo, sau khi nhận được Văn thư số 22 / UBVHGDTTN14 của Ủy Ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh Niên, Thiếu Niên và Nhi Đồng, Quốc Hội Khóa XIV về việc đề nghị góp ý cho Dự thảo 17.8.2016 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo". Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức góp ý rộng rãi, công khai và ngày 26 tháng 8 năm 2016 đã gửi lại bản góp ý theo thời gian được hạn định. 
Biểu tượng của Hội đồng Giám mục Việt Nam (Nguồn: Internet). 

Kết cấu bản góp ý được chia thành 03 phần khá rõ ràng: Phần 1: Những điểm tích cực; Phần 2: Những đề nghị; Phần 3: Những điều cần được quan tâm. 

Trước khi đi vào nói đôi điều xung quanh bản góp ý mới đây nhất của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam, xin được trích nguyên văn phần I: Những điểm tích cực của DỰ thảo 17.8.2016 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo theo nhìn nhận của Hội đồng Giám mục Việt Nam để thấy rằng, cơ quan soạn thảo dự luật hết sức nghiêm túc trong việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu, chỉnh sửa những ý kiến gửi đến sao cho phù hợp và khách quan nhất! 
"So với Dự thảo 4, chúng tôi nhận thấy Dự thảo lần này (17/8/2016) có những tiến bộ đáng khích lệ. Cụ thể là:
1. Công nhận tư cách “pháp nhân phi thương mại” của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (Điều 30).
2. Bớt đi từ “đăng ký” và thay bằng từ “thông báo” hoặc “đề nghị”, ví dụ tại điều 33A: “Tổ chức tôn giáo sau khi thực hiện việc phong chức, phong phẩm….thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước”. Vấn đề không chỉ là thay đổi từ ngữ nhưng còn là thay đổi cách nhìn và cách làm việc, thoát khỏi cơ chế xin-cho. Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người chứ không phải là ân huệ để xin và cho. Khi Nhà nước đã công nhận một tổ chức tôn giáo thì cũng phải tôn trọng họ và những sinh hoạt của họ.
3. So với Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo 21/2004, dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có nêu quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo về tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 62).
4. Các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53). Chúng tôi hiểu việc thành lập cơ sở giáo dục này là ở mọi cấp: mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học. Cũng thế, tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội” (Điều 54). Đây là những quy định đúng đắn, thoát ra khỏi thái độ phân biệt đối xử trong cộng đồng dân tộc, đồng thời mở ra cơ hội cho các tổ chức tôn giáo tham gia vào lãnh vực giáo dục và y tế, vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Sở dĩ còn có những điểm chưa hài lòng (dưới góc nhìn của một chủ thể) có thể bản thân nội dung góp ý đó mâu thuẫn, chưa nhận được sự đồng thuận với các tôn giáo, chủ thể góp ý khác. Và trong một chừng mực nhất định, ban soạn thảo sẽ phải tiếp thu sao cho dung hòa, đảm bảo lợi ích của các chủ thể liên quan! Đó cũng là lí do giải thích tại sao người viết không quá quan tâm tới nội dung Phần II: Những đề nghị. Việc tiếp thu, xem xét và chỉnh sửa dự luật một lần nữa thuộc trách nhiệm của Ban Dự thảo dự luật này. Xin được nói xung quanh 02 nội dung được nói đến trong Phần III: Những điều chưa được quan tâm để thấy rằng, ngay bản thân những người trong cuộc, chịu sự chi phối trực tiếp chưa chắc đã nắm vững những nội dung liên quan. Sự băn khoăn, chưa hài lòng của họ chủ yếu xuất phát từ việc họ chưa hiểu thực chất vấn đề và có cả những lí do khác! 

1. Về nội dung thứ nhất, bản góp ý của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam cho rằng: "Điều 57 nói đến việc “cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, tôn giáo”. Chúng tôi hiểu đây là những cơ sở cũ, nay cần được cải tạo, nâng cấp, hoặc xây lại. Tuy nhiên Dự thảo không nói gì đến việc xây dựng những cơ sở thờ phượng tại những nơi mới. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, địa bàn dân cư có rất nhiều biến động. Có những nơi trước đây không có nhà thờ hoặc chùa chiền vì không có người Công giáo hoặc Phật giáo. Nhưng ngày nay, theo đà phát triển của xã hội, nhiều người Công giáo hoặc Phật giáo quy tụ về đó sinh sống và họ cần có nơi thờ phượng. Quốc hội nên quan tâm đến nhu cầu này của người dân và đưa ra những quy định cụ thể, ví dụ, khi một nơi có 50 hoặc 100 người cùng niềm tin tôn giáo thì được phép xây dựng nơi thờ phượng chung". 

Không hiểu ở đây có phải vì Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam không quen làm luật (dự thảo và ban hành các dự luật hoặc các hình thức tương tự trong khuôn khổ của giáo hội) hay họ chưa thực sự đọc, hiểu hết nội dung được chuyển tải trong dự luật được gửi đến. Cụ thể: Điều 57 của dự luật quy định khá rõ ràng 03 nội dung và được cách nhau bởi dấu phẩy: "cải tạo/ nâng cấp/ xây dựng mới công trình tín ngưỡng, tôn giáo”

Nghĩa là nội dung "xây dựng mới công trình tín ngưỡng, tôn giáo" hoàn toàn đứng độc lập và không liên quan đến 02 nội dung trước đó (Cải tạo, nâng cấp). Vậy nhưng, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam lại chỉ hiểu được rằng: "Chúng tôi hiểu đây là những cơ sở cũ, nay cần được cải tạo, nâng cấp, hoặc xây lại".Nội dung "xây dựng mới" được đề cập không hiểu sao không được đề cập???? 

Mặt khác, liên quan đến nội dung "xây dựng mới công trình tín ngưỡng, tôn giáo" đã có hẳn một điều luật cụ thể. Theo đó, việc xây dựng công trình tôn giáo mới chỉ diễn ra khi cơ quan có thẩm quyền về tín ngưỡng, tôn giáo cho thành lập mới cơ sở tôn giáo (căn cứ vào những điều kiện cụ thể). Nội dung: "Nhưng ngày nay, theo đà phát triển của xã hội, nhiều người Công giáo hoặc Phật giáo quy tụ về đó sinh sống và họ cần có nơi thờ phượng. Quốc hội nên quan tâm đến nhu cầu này của người dân và đưa ra những quy định cụ thể, ví dụ, khi một nơi có 50 hoặc 100 người cùng niềm tin tôn giáo thì được phép xây dựng nơi thờ phượng chung" chính là phản ánh nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và là một trong những căn cứ có tính cơ bản để xem xét cho thành lập/ không thành lập hay có được/ không xây dựng mới công trình tôn giáo. 

Nội dung được chỉ ra cho thấy bản thân Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam chưa thực sự đầu tư hoặc họ đã trao gửi thẩm quyền góp ý vào những chủ thể chưa đủ khả năng để nhìn nhận, đánh giá và góp ý luật! 

2. Về nội dung thứ hai, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam cho rằng: "Hiện nay, khi muốn xây dựng nơi thờ phượng mới, các tổ chức tôn giáo phải mua đất rồi làm giấy giao miếng đất đó cho Nhà nước, rồi Nhà nước mới “cấp lại” cho tổ chức tôn giáo đó. Thiết nghĩ đây là một quy trình hết sức phi lý! Nếu Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo thì Quốc hội cần phải xem xét lại quy trình này và đưa ra hướng đi cụ thể"

Nội dung này có tính liên quan với nội dung thứ nhất ở trên, đều liên quan tới việc xây dựng cơ sở tôn giáo, thờ phượng mới của giáo hội các tôn giáo. Trên thực tế, đây là nội dung đã được đề cập đến trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 cũng như 02 Nghị định hướng dẫn (Nghị định 22 và Nghị định 92) của Chính phủ hướng dẫn thực thi chi tiết pháp lệnh. Theo đó, để được nhà nước cấp đất sử dụng vào mục đích tôn giáo (xây dựng cơ sở thờ tự), bản thân các tôn giáo phải thực hiện thủ tục trả lại diện tích đất đó (dù được mua và hay được hiến, tặng) và nhà nước sẽ tiến hành cấp lại. 

Sở dĩ có quy trình này xuất phát từ 2 lí do: 

Thứ nhất, hoạt động tôn giáo là một hoạt động có tính chất đặc thù, và do hoạt động tôn giáo cũng là một hoạt động nằm trong đời sống kinh tế xã hội nên nó luôn phải hài hòa, phù hợp với tổng thể đó. Nghĩa là quỹ đất dùng cho việc xây dựng cơ sở tôn giáo mới luôn phải đảm bảo với quy hoạch cũng như quyền lợi, phạm vi hoạt động của các lĩnh vực khác như hoạt động đầu tư, các thiết chế văn hóa - xã hội... Chính vì vậy, nếu Nhà nước (chủ thể quản lý chung) thả nổi, không đứng ra quản lý, điều hành thì có thể chính các cơ sở tôn giáo sẽ liên tục gia tăng quỹ đất, xây dựng các công trình tôn giáo lấn át các hoạt động khác của đời sống kinh tế - xã hội. Sự hài hòa cũng như đảm bảo công bằng xã hội với các chủ thể được pháp luật bảo hộ vì thế sẽ không được đảm bảo! 

Thứ hai, đúng như trong bản góp ý của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề cập, việc "Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo" là một nội dung đã có từ lâu, là một biểu hiện sinh động cho sự khách quan, đúng đắn trong chính sách tôn giáo nhiều năm nay. Tuy nhiên, công nhận tư cách pháp nhân không đồng nghĩa với việc Nhà nước xem Pháp nhân tôn giáo cũng như những pháp nhân khác. Bởi, không riêng gì chế độ xã hội đương thời tại Việt Nam, mọi chế độ đều có nhu cầu tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, nhất là nguy cơ bị thay thế. 

Bản thân các tôn giáo nếu hoạt động theo đúng Hiến chương, điều lệ, thuần túy tôn giáo thì không hề đáng lo, song nếu nó bị biến tướng và lợi dụng thì đấy là điều đáng phải được quan tâm! Cho nên, dù công nhận các tổ chức tôn giáo là pháp nhân nhưng nó luôn là pháp nhân được đối xử theo một quy trình đặc biệt. Và thực tiễn các nước trên thế giới, ngay cả Mỹ cũng chưa bao giờ thả nổi, hay cho các tổ chức tôn giáo được tự do làm bất cứ điều gì; ở đó, đất đai tôn giáo cũng phải bị đánh thuế chứ không như Việt Nam. 

Với những gì đã được chỉ ra thì ở bản Dự thảo sắp tới 02 Nội dung "Chưa được quan tâm" này sẽ tiếp tục được duy trì. Và cuối cùng, xin được nói thêm với những ai quan tâm rằng: Bản thân các Bộ luật, Luật dù có tốt (khách quan, phù hợp) đến mấy thì ít nhiều nó đều phản ánh ý thức của chủ thể cầm quyền. Họ cho bạn quyền cũng có nghĩa họ đang mạo hiểm với mạng sống của chính mình. Vì thế, mọi thứ đều cần được nhìn nhận tương đối!

An Chiến

“NHÂN QUYỀN HOA TUYLIP” - ĐỪNG TREO ĐẦU DÊ BÁN THỊT CHÓ


Những ngày qua cộng đồng mạng dân chủ cùng với những đài báo không có thiện chí với Việt Nam đồng loạt đăng tải về cái gọi là giải thưởng “Human rights tuylip 2016” do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức để từ đó kêu gọi mọi người ủng hộ cho ứng cử viên của Việt Nam - Nguyễn Quang A - một kẻ lâu nay vẫn luôn tự nhận là kẻ nhơn sĩ trí thức, mang nhãn là tiến sĩ, đứng đầu các tổ chức hội nhóm xã hội dân sự để tuyên truyền chống phá đất nước. Với tôi, là một công dân Việt Nam, được sống ở mảnh đất thủ đô và đã từng tiếp xúc với những kẻ như Nguyễn Quang A một số lần trong các dịp biểu tình chống phá đất nước cũng như được biết đến là kẻ đội lốt dân chủ chống phá đất nước với vai trò là một Tiến sĩ, là một ứng cử viên thất bại trong kỳ ứng cử Quốc hội khóa XIV vừa qua, bản thân tôi thấy đây là một trò hề vô cùng kệch cỡm mà Bộ Ngoại giao Hà Lan đang tổ chức cũng như chiêu trò mà Bộ Ngoại Giao Hà Lan nhằm can thiệp, xuyên tạc thực trạng dân chủ Việt Nam như cái cách mà các ngài Nghị sĩ Mỹ, các chính khách và các tổ chức nhân quyền Mỹ và các nước phương Tây tổ chức lâu nay. Điều này có thể khẳng định trên một số khía cạnh sau:

 Đầu tiên, không phải Nguyễn Quang A là cái tên đầu tiên được các nhà Bộ Ngoại giao, các nhà chính khách Mỹ và phương Tây hậu thuẫn, cổ vũ cho cái gọi là giải thưởng nhân quyền về này nọ mà trước đây những cái tên như Nguyễn Văn Hải (Điếu cày), Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Minh Nhật, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Quốc Quân... cũng đã từng được “vinh danh”. Và điều dĩ nhiên những giải thưởng này cũng chỉ là chiêu trò để kích động, khiêu khích cho những hành động chống phá đất nước của những kẻ đội lốt dân chủ này.

Với lần này, giải thưởng “Human rights tuylip 2016” được biết đến là một giải thưởng dành để tôn vinh những cá nhân, tổ chức có nhiều sáng tạo, nhiều nỗ lực cũng như có thể truyền cảm hứng cho người khác về vấn đề bảo vệ nhân quyền. Đây là giải thưởng do Chính phủ Hà Lan tài trợ. Cuộc bình chọn cho giải thưởng nhân quyền gồm 10 ứng cử viên: Mwatana Organization For Human Rights (Yemen), Mr Pierre Claver Mbonimpa (Burundi), Ms Nighat Dad (Pakistan), the El Nadim Center (Egypt), Centro de Derechos Humanos de las Mujeres (Mexico), the native community of Santa Clara de Uchunya (Peru), Centro Prodh (Mexico), Mr Nguyễn Quang A (Vietnam), Ms Nahid Gabralla (Sudan) and the Lebanese Association for Democratic Elections (LADE) (Lebanon). Và chắc chắn kịch bản của cái giải thưởng này cũng không khác gì với những năm trước (từ 2008 đến nay) cũng sẽ gặp phải sự phản đối quyết liệt từ công dân các nước và trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng, một kẻ đội lốt dân chủ nhằmc chống phá đất nước, một kẻ bất hiếu, vong ân, bội nghĩa như Nguyễn Quang A rõ ràng là người dân không còn lạ lẫm gì nên cái gọi là giải thưởng “Human rights tuylip 2016”  là một sự kệch cỡm, là một chiêu trò tự sướng của làng dân chủ. Cho dù hiện nay Nguyễn Quang A có nằm trong top đầu trong danh sách 10 ứng cử viên cho giải thưởng này đi chăng nữa thi liệu những bảng thành tích chống phá đất nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc của Quang A lâu nay có xứng đáng với cái giải thưởng này. Điều đáng buồn hơn, khi chính Nguyễn Quang A lại đang vô cùng hồ hởi cũng như tìm mọi cách để kích động, kêu gọi đồng bọn ủng hộ cho mình? Chẳng lẽ Nguyễn Quang A không xấu hổ hay sao? Phải chăng sự thất bại bẽ bàng trong chiến dịch “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội khóa XIV vừa qua khi người dân sẵn sàng vạch rõ bộ mặt thật của mình mà Nguyễn Quang A còn không nhớ?
Hay Nguyễn Quang A đang muốn nổi theo cách mà Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần thể hiện khi quy y cờ vàng ba que.

Chỉ ngắn gọn thế thôi cũng đã đủ hiểu được cái gọi là giải thưởng “Human rights tuylip 2016” do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức mà Nguyễn Quang A đang nằm trong top 10 và là người Việt Nam duy nhất là như thế nào? Thực tiễn từ năm 2008 đến nay, giải thưởng này Bộ Ngoại giao Hà Lan cũng chỉ dựa vào những luận điệu của những kẻ chống phá đất nước để từ đó họ lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước và năm nay có Việt Nam mà thôi. Và chiêu trò kêu gọi ủng hộ cho Nguyễn Quang A nhận giải thưởng Human rights tuylip 2016” chẳng khác gì treo đầu dê, bán thịt chó của làng dân chủ!

“Chính phủ không đi bán bia, bán sữa”

Thủ tướng yêu cầu Habeco và Sabeco phải niêm yết sớm trên sàn chứng khoán…


“Chính phủ không đi bán bia, bán sữa. Những lĩnh vực ấy Chính phủ và ngân sách Nhà nước không cần nắm giữ. Tư nhân làm tốt hơn, thì để cho tư nhân làm!”.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về quan điểm của Chính phủ đối với quá trình cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước lớn hiện nay, trước mắt là hai doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương là Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
0-03aa2
Phải niêm yết sớm
Truyền đạt lại những chỉ đạo của Thủ tướng, chiều 31/8, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói, việc cổ phần hóa và bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ là vấn đề rất quan trọng, được dư luận quan tâm.
Chủ trương cổ phần hóa là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước. Chính phủ cũng xác định tinh thần sẽ không khống chế các doanh nghiệp, chỉ cần làm sao vẫn giữ được thương hiệu quốc gia, thu được lợi ích cao nhất, hiệu quả cao nhất cho Nhà nước, từ đó sử dụng nguồn tiền thu về một cách minh bạch.
Sau khi cổ phần hóa, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện nay Sabeco và Habeco chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, đây là trách nhiệm của hai doanh nghiệp không thực hiện đúng tinh thần của luật. Luật đã quy định, đã tất cả các doanh nghiệp thuộc diện này đều phải niêm yết, không phải chuyện muốn hay là không.
Do vậy, mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu hai tổng công ty này phải niêm yết sớm.
Thông tin thêm về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo việc thoái vốn tại Habeco và Sabeco phải thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, tránh hiện tượng lợi ích nhóm trong quá trình thoái vốn và gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, cổ đông.
Đồng thời, phải tiến hành niêm yết cổ phiếu của hai đơn vị này trước khi thực hiện việc thoái vốn, tổ chức thuê tư vấn, kể cả tư vấn nước ngoài để bảo đảm chính xác, minh bạch.
Thu về 49.900 tỷ từ thoái vốn
Tại Habeco, trước đây là doanh nghiệp đã được cổ phần hóa nhưng Nhà nước nắm giữ 81,79% vốn điều lệ, người lao động giữ 0,56% và các cổ đông khác giữ 1,88%, nhà đầu tư chiến lược Carlsberg nắm giữ 15,77%, nhưng Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bán thêm 5,77% cho nhà đầu tư chiến lược này.
Về Sabeco, cổ phần do Nhà nước hiện nắm giữ là 89,59% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, do quy mô vốn của Habeco và Sabeco khác nhau nên Bộ Công Thương đã trình lộ trình thoái vốn của từng doanh nghiệp cũng khác nhau.
Dự kiến, đối với Habeco, sẽ thoái toàn bộ vốn thuộc sở hữu Nhà nước (81,79%) tương đương 9.000 tỷ đồng trong năm 2016.
Đối với Sabeco, do vốn lớn nên Bộ Công Thương đề nghị thoái vốn chủ sở hữu Nhà nước theo lộ trình làm hai đợt, đợt 1 bán 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.000 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt 2 bán 36% vốn điều lệ còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017 sau khi Sabeco đã thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán.
Về phương thức bán sẽ thực hiện thoái vốn theo quy định hiện hành của pháp luật, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chống độc quyền và một số quy định pháp luật khác.
Về giá bán, sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập có kinh nghiệm và có thể là tư vấn nước ngoài theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để thẩm định giá cổ phiếu của hai doanh nghiệp này tại thời điểm bán làm căn cứ công bố giá khởi điểm trước khi thực hiện đấu giá. Trong trường hợp Habeco và Sabeco đã niêm yết, có thể lấy giá giao dịch trên sàn để tham chiếu khi xem xét xác định giá khởi điểm để đấu giá.
Đối tượng mua là các nhà đầu tư trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh đều có thể tham gia đấu giá.
Trước mắt, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo Habeco và Sabeco thực hiện niêm yết cổ phiếu. Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ triển khai các công việc để thực hiện thoái vốn.
Cụ thể là thuê tư vấn trong và ngoài nước để tổ chức thẩm định giá trị cổ phiếu, xây dựng phương án thoái vốn, tổ chức thoái vốn theo đúng quy định pháp luật và tinh thần của Chính phủ là công khai, minh bạch theo đúng cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Chuyện phố đi bộ Hồ Gươm: XẢ RÁC VÀ GỬI XE

Khoai@


Kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, TP Hà Nội đã thí điểm phố đi bộ tại khu vực hồ Gươm. Đây là một chủ trương đúng hợp lòng dân và hợp xu thế phát triển. 

Tuy nhiên có 2 vấn đề mà có lẽ các nhà quản lý chưa lường hết và nếu giải quyết không tốt sẽ lợi bất cập hại. Cả 2 vấn đề đều có thể coi là vấn nạn xã hội và đều xuất phát từ ý thức, thói quen của người dân. Đó là chuyện xả rác và chuyện gửi xe dịch vụ.

Báo Vnexpress viết "Do lượng khách quá đông và nhiều người ý thức chưa tốt, nên đã xảy ra tình trạng xả rác bữa bãi trên một số đoạn phố, nhất là đoạn trước kem Tràng Tiền và kem Thuỷ Tạ. Một công nhân môi trường cho biết họ làm việc luôn tay trong tối, nhưng rác được xả ra liên tục nên dọn không kịp". Nếu ý thức người dân như vậy, tôi tin, khu vực Hồ Gươm không khác gì cái chợ cóc ở nông thôn.

Chuyện "chặt chém" ở các bãi gửi xe hiện có 2 luông thông tin trái chiều. Trang điện tử AutoPro viết: "chuyện lạ: không có chặt chém vè gửi xe tại phố đi bộ Hồ Gươm - Hà Nội", nhưng trang Báo mới lại viết: "Dân bị chém tiền gửi xe ở phố đi bộ Hồ Gươm - Hà Nôi". 

Dễ hiểu khi có 2 luồng thông tin trên. Một bên gửi xe tại các bãi gửi do UBND thành phố trông giữ và một bên do tư nhân trông giữ. Với các bãi gửi tư nhân, chuyện chặt chém là có và giá cao ngất trời là có. Thậm chí, ở các bãi tư nhân, chuyện người trông xe chửi bới, dọa nạt, đe nét khách đi bộ là khá phổ biến.

Nhưng nói gì thì nói, người dân không thay đổi ý thức, không vì lợi ích chung, chỉ biết trục lợi thì chuyện xấu vẫn còn xảy ra. 

Thái độ người đi bộ xả rác, người trông giữ xe như vậy, tại sao lại đòi hỏi các bác sĩ, lực lượng cảnh sát và nhân viên công quyền phải lễ phép với mình?

Người Mỹ có câu: bạn sẽ được trả bằng đồng xu tương tự! Ý nói ứng xử trong xã hội, bạn đối xử với người khác, với xã hội thế nào thì sẽ nhận lại sự đáp trả tương ứng phù hợp.