2016/08/02

SAU NHIỀU TAI TIẾNG VỀ TRÁCH NHIỆM! ĐỀ NGHỊ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TỪ CHỨC!

Trách nhiệm của người điều hành của cơ quan truyền thông quốc gia Trần Bình Minh phải được cân, đong, đo, điếm khi ma liên tục thất trách gây hậu quả nghiêm trọng. Uy tín của cơ quan thông tin chính thống nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng, làm tổn thương nhân dân, làm tổn hại danh dự nhà báo, báo chí chân chính.

Không thể có việc vô trách nhiệm - không liên quan đến người đứng đầu Đài Truyền hình Việt Nam dù là cấp dưới của ông gây nên hậu quả. Vì điều này xảy ra liên tục và quá nhiều lần.

Đề nghị ông Trần Bình Minh - Tổng Giám đốc Đài Truyền Hình Việt Nam từ chức!

Dưới đây là một số sự kiện đáng chú ý:





3. Phóng viên làm dáng chụp ảnh trong đám tang đại tướng võ nguyên giáp




4. Phim về cuộc chiến Syria được cho là dàn dựng, đạo ý tưởng của truyền hình Nga gây nhiều tranh cãi. Xin xem các bài viết liên quan dưới đây:

VT24 - SỰ NON KÉM VỀ Ý THỨC CHÍNH TRỊhttp://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/vt24-su-non-kem-ve-y-thuc-chinh-tri.html

ĐƯỢC VÀ MẤT CỦA VTV QUA PHÓNG SỰ SYRIA CỦA NHÀ BÁO LÊ BÌNH LÀ GÌ? http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/uoc-va-mat-cua-vtv-qua-phong-su-syria.html

Đại sứ Việt Nam phụ trách Syria: VỀ KÝ SỰ SYRIA VÀ CÁC CÂU CHUYỆN LIÊN QUAN: http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/ai-su-viet-nam-phu-trach-syria-ve-ky-su.html

Người Pháp gốc Syria nói về cuộc chiến Syria và Chiến tranh Việt Nam: http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/nguoi-phap-goc-syria-noi-ve-cuoc-chien.html

Gay go rồi: DIỄN BIẾN PHỨC TẠP VỤ LÊ BÌNH VÀ PHÓNG SỰ SYRIE CỦA VTV24: http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/gay-go-roi-dien-bien-phuc-tap-vu-le.html

Lê Bình đã gây nên "cuộc chiến bàn phím" của cư dân mạng và chị đã thua: http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/le-binh-gay-nen-cuoc-chien-ban-phim-cua.html

VỀ "KÝ SỰ SYRIA: GÓC NHÌN TỪ PHÍA TRONG CUỘC CHIẾN" CỦA NỮ NHÀ BÁO LÊ BÌNH: http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/ve-ky-su-syria-goc-nhin-tu-phia-trong.html

Phóng viên chiến trường - Nghề không dành cho những kẻ "thích thể hiện": http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/phong-vien-chien-truong-nghe-khong-danh.html

Nóng: NHÀ BÁO SONG HÀ BỊ NHẮN TIN ĐE DỌA SAU KHI VIẾT FB CHÊ NỮ HOÀNG TRUYỀN THÔNG: http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/nong-nha-bao-song-ha-bi-nhan-tin-e-doa.html

Cảm nhận thất vọng sâu sắc sau khi xem phim "Ký sự Syria: góc nhìn từ phía sau cuộc chiến": http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/cam-nhan-that-vong-sau-sac-sau-khi-xem.html

5. VTV dàn dựng cảnh phá rừng để làm phóng sự? http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/319046/cong-an-dak-lak-vtv-dan-dung-canh-pha-rung-de-lam-phong-su.html



7. Gameshow truyền hình bị rút giấy phép vì vi phạm bản quyền:
VTV bị tố vi phạm bản quyền: Hủy giấy chứng nhận 'Hát cùng Siêu chíp' http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/08/hat-cung-sieu-chip-vtv-bi-to-vi-pham.html


Loạt sai phạm khiến VTV, Cát Tiên Sa, BHD bị dừng cấp phép http://www.vtc.vn/loat-sai-pham-khien-vtv-cat-tien-sa-bhd-bi-dung-cap-phep-d199702.html

VTV bị phạt 50 triệu đồng vì phát sóng Asia's Got Talent http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/truyen-hinh/vtv-bi-phat-50-trieu-dong-vi-phat-song-asia-s-got-talent-3178305.html

Tạm dừng cấp phép 3 chương trình liên kết của VTV http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/226614/tam-dung-cap-phep-3-chuong-trinh-lien-ket-cua-vtv.html

Dừng cấp phép chương trình VTV liên kết với Cát Tiên Sa, BHD http://www.vietnamplus.vn/dung-cap-phep-chuong-trinh-vtv-lien-ket-voi-cat-tien-sa-bhd/313013.vnp

Không cấp giấy chứng nhận liên kết, Vietnam Idol 2015 vẫn đang sản xuất http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/khong-cap-giay-chung-nhan-lien-ket-vietnam-idol-2015-van-dang-san-xuat-20150320111216575.htm

Lý do chương trình liên kết của VTV, Cát Tiên Sa, BHD bị dừng cấp phép http://thegioigiadinh.com.vn/doi-song/xa-hoi/ly-do-chuong-trinh-lien-ket-cua-vtv-cat-tien-sa-bhd-bi-dung-cap-phep-24341

Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng khi VTV cố tình phát sóng chương trình vi phạm http://antt.vn/bo-tttt-bao-cao-thu-tuong-khi-vtv-co-tinh-phat-song-chuong-trinh-vi-pham-017923.html

Ngừng cấp phép một số chương trình truyền hình hợp tác của VTV http://www.thesaigontimes.vn/127883/Ngung-cap-phep-mot-so-chuong-trinh-truyen-hinh-hop-tac-cua-VTV.html

Không cấp phép ​Vietnam Idol và nhiều chương trình khác http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150320/khong-cap-phep-vietnam-idol-2015-va-nhieu-chuong-trinh-khac/723029.html

'Lỗi nhỏ' hay 'sự cố nghề nghiệp' ở BTV của VTV ? http://tamnhin.net/loi-nho-hay-su-co-nghe-nghiep-o-btv-cua-vtv-36299.html


















KHỞI TỐ HÌNH SỰ VỤ CHÔN CHẤT THẢI CỦA FORMOSA

Cuteo@


Chắc chắn đã có dâu hiệu của tội phạm, nên Công an Hà Tĩnh đã khởi tố hình sự vụ án "Chôn chất thải của Formosa".

Trong buổi họp báo chiều 2/8/2016, với sự có mặt của đại tá Bùi Đình Quang (Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh), ông Hoàng Trung Dũng (Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh ủy) và hàng chục phóng viên các cơ quan báo chí địa phương và trung ương, Công an Hà Tĩnh đã công bố Bản Báo cáo kết luận về chất thải bùn của Formosa bị phát hiện chôn trái phép trong vườn nhà dân, theo đó công an phát hiện trong chất thải này có chất Xyanua vượt ngưỡng cho phép.

Công an cũng đã triệu tập các đối tượng liên quan trong vụ chôn chất thải của Formosa.
Theo đại tá Quang, Công ty CP tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (viết tắt là Công ty Kỳ Anh) đã vi phạm trong việc chôn lấp trái phép chất thải nguy hại của Formosa. Ngày 2/8, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại" xảy ra trên địa bàn thị xã Kỳ Anh. 

CHIÊU TRÒ TỰ DÀN DỰNG, THỦ DÂM CỦA VTV24 ?

VTV dàn dựng cảnh phá rừng để làm phóng sự?


(NLĐO) - Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, kết quả xác minh cho thấy các phóng viên của VTV đã nhờ một số người dân chặt hạ cây rừng để làm phóng sự phá rừng trên địa bàn tỉnh này.

Chiều 2-8, tại buổi họp báo do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, đại tá Phạm Minh Thắng - Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã thông báo kết quả điều tra, xác minh ban đầu liên quan đến phóng sự phản ánh tình hình khai thác, vận chuyển gỗ trái phép của được phát trong chương trình Chuyển động 24H trên kênh truyền hình VTV1 vào ngày 4 và 5-5-2016.

Theo đại tá Thắng, qua xác minh những người có mặt trong phóng sự gồm: ông Vũ Dũ Dinh, bà Sùng Thị Mao, bà Giàng Thị Xá và ông Vàng A Tu (ngụ xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), cho thấy trong tháng 4-2016, có 2 người đàn ông và 1 người phụ nữ đến nhà xin được phỏng vấn, quay phim làm phóng sự tại nương rẫy của họ. Ba người này yêu cầu ông Dinh cầm theo cưa lốc nhưng ông Dinh không có thì họ yêu cầu ông Dinh đi mượn. Sau đó những người này vào rẫy cưa 1 cây gỗ đã chặt hạ trước đó và 1 cây còn sống để quay phim. Sau khi thực hiện việc quay phim và phỏng vấn (theo sự hướng dẫn), thì phóng viên cho vợ chồng ông Dinh, bà Mao 500.000 đồng; ông Tu 100.000 đồng.

Kiểm tra hiện trường quay phóng sự, cơ quan chức năng xác định khu vực này là rẫy của ông Dinh (thuộc tiểu khu 342A, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng) mà các hộ dân tự ý khai hoang, sản xuất từ năm 1996. Đây không phải diện tích rừng mới khai hoang, bị chặt phá như phản ánh trong phóng sự… “Qua xác minh, có một số nội dung phản ánh không đúng, không khách quan, có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp” - đại tá Thắng nói.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Tý – Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vtv-dan-dung-canh-pha-rung-de-lam-phong-su-20160802170500068.htm

BÁO...HẠI

Huong Vu


Nhiều năm trước, một người bạn đồng nghiệp của mình khi dịch tin bưởi chùm (châu Phi) có nguy cơ gây ung thư và thêm sự bất cẩn của biên tập mà thông tin khiến người khác nghĩ là bưởi thường. Chỉ một sơ xuất nhỏ xíu đó được tung ra, nhân dân ầm ầm tẩy chay dẫn tới hàng trăm ngàn nông dân trồng bưởi điêu đứng suốt một thời gian dài cho tới khi truyền thông phải ra sức đình chính. Đây là một case kinh điển để những người làm báo phải luôn nhắc mình cẩn thận khi tung 1 tin có ảnh hưởng tiêu cực ra xã hội.

Vụ hủ tiếu nấu bằng chuột do mấy con kền soha hay mương gì đó 14 vẽ ra kiếm view cũng từng làm cho nguyên cộng đồng bán hủ tíu gõ điêu đứng. Năm nào cũng có vài vụ tương tự xảy ra. Chỉ vài thông tin bất cẩn tung ra sẽ có hàng ngàn hàng vạn nồi cơm bị hất đổ. Không ở đâu dư luận hung hãn, chó đàn nhưng lại ngu dốt và mong manh như xứ Giùn.

Mình không muốn chém thêm về cái clip xoài giả và dưa hấu giả đang được share tùm lum trên mạng. Vì chỉ cần có tý não sẽ biết ngay dcm thằng sản xuất ngu vailon khi kỳ công làm giả được nguyên trái xoài như thật nhưng vẫn chừa lại cái màng để đánh dấu haha. Vì view và share và sự khốn nạn, thằng tàu lại được biến thành con ngáo ộp hù dọa bọn ngu dốt cực đoan. Hậu quả thế nào cũng đéo cần nói. Lừa đang bằng mọi thủ đoạn giết lừa. Tàu chẳng liên quan đéo.

Vì sao Hà Nội im ắng lạ kỳ trong biểu tình 31/7?

Loa Phường



Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ phản ứng ngay trong tối ngày 31/7/2016 về trường hợp Điển Ái Quốc đi biểu tình bằng xe đạp cùng nhóm zân chủ các địa phương khác về, bị công an bắt giữ, dù đã được loan báo trên mạng nhưng những “anh em dân chủ” Hà Nội vẫn im hơi lặng tiếng, không phản ứng. Cùng với Dũng Phi Hổ,  nhiều zận chủ khác cũng thắc mắc, lên tiêng chê bai đám zân chủ Hà Nội không những không tham gia biểu tình mà còn thờ ơ với các biểu tình viên nơi khác về, không trợ giúp họ là điều không thể hiểu nổi trong “văn hóa tương trợ” của zân chủ với nhau.

Không khó hiểu khi nơi phát ra kêu gọi biểu tình lần này là nhóm MLBVN do blogger Mẹ Nấm Gấu đang cầm chịch, trong khi đó No-U Hà Nội với Mẹ Nấm Gấu từ lâu đã công khai thành lập chiến tuyến đập nhau tơi tả. Bùi Thanh Hiếu, đàn anh No-U đang ở Đức công khai gọi Mẹ Nấm Gấu là “con rắn độc hai mang”, Nguyễn Lân Thắng công khai chửi cả đám Tây Lông vì giành giải Nhà bảo vệ nhân quyền trị giá 50 ngàn Euros cho Mẹ Nấm Gấu – kẻ mà theo ông ta là phá hoại phong trào dân chủ. Nên dù Phạm Thanh Nghiên nhận kế hoạch kêu gọi biểu tình do mình sản xuất nhưng chẳng ai tin Nghiên có được khả năng này nên dù hết sức van nài, chẳng một hội nhóm nào phúc đáp hay hưởng ứng kêu gọi biểu tình, trừ một vài tay sai ruột của Việt Tân.
Như mọi bận, đám zận chủ lẻ tẻ ở các địa phương kéo về Hà Nội sáng Chủ nhật để được biểu tình tiếp. Lần này chẳng có ai ở Hà Nội hưởng ứng, dù bị bắt, kêu cứu đủ kiểu cũng chẳng một No-U Hà Nội nào (vốn là nhóm biểu tình viên đông quân hơn cả so với Vì Mội Hà Nội Xanh hay mấy hội nhóm bá láp khác) để tâm. Một thái độ gần như “tẩy chay biểu tình” khiến đám zận chủ lơ ngơ nơi khác về chẳng khác nào “bò đội nón”.
Công nhận, zận chủ cũng ác nghiệt thật. Đã ghét ai là ghét cả tông ty họ hàng. Những bò đội nón kia không am hiểu sự tình, cứ nghe lời đám đầu sai Việt Tân lao đầu húc linh tinh, ai kêu gọi biểu tình cũng lao về Hà Nội hưởng ứng thì có ngày rơi vào tình huống tương tự, lúc đó lại ngồi trách trời, ôm hận mà thôi.

NGHĨ VỀ HÀNH TRÌNH DẤN THÂN CỦA CỐ LINH MỤC PHÊ RÔ NGUYỄN CÔNG DANH


Linh mục Phê rô Nguyễn Công Danh (Nguồn: báo Đại đoàn kết). 

Cái tin Linh mục Phêrô Nguyễn Công Danh, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch UB Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch UB Đoàn kết Công giáo TP HCM đến với tôi một cách khá đặc biệt. Bài báo trên báo Đại Đoàn kết với cái tít "Linh mục Phêrô Nguyễn Công Danh: Người công giáo kính chúa, yêu nước" của Simon Lại Văn Miễn khiến tôi nghĩ đó chỉ là một bài viết ngợi ca ông đơn thuần là thôi. Và chỉ đến cuối bài khi tác giả bài viết cho biết: "Do tuổi già, sức yếu và lâm bệnh, mặc dù đã được y bác sĩ tận tình cứu chữa, song lúc 21h15 ngày 27/7/2016 Linh mục Phêrô Nguyễn Công Danh đã về an nghỉ nơi Quê Trời, hưởng thọ 81 tuổi" thì mọi sự mới được vỡ lẽ! 

Có lẽ trong hàng Giáo phẩm đạo Công giáo Việt Nam, cố Linh mục Phêrô Nguyễn Công Danh là một người đặc biệt mà không phải ai cũng làm được và dũng cảm đón nhận những biến chuyển thời cuộc như ông. Sinh năm 1935 tại họ đạo Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An nhưng 28 năm sau đó, mặc dù với tuổi đời còn rất trẻ (năm 1963), Nguyễn Công Danh chính thức được thụ phong linh mục tại Sài Gòn và năm 1971 được Tòa Tổng Giáo phận Sài Gòn (nay là Tòa Tổng Giáo phận TP HCM) giao cho coi sóc giáo xứ Mẫu Tâm, huyện Nhà Bè. 

Cuộc đời mục vụ theo ơn gọi của Linh mục Phêrô cũng trải qua các giáo xứ khác như giáo xứ Xóm Chiếu (quận 4), giáo xứ Thị nghè, quận Bình Thạnh (năm 2013)… Nhưng có một điều dễ nhận thấy ở ông là sự đồng hành, dấn thân theo tinh thần Kính chúa, yêu nước góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Và theo tìm hiểu của người viết, để có thể đi trọn cuộc đời yêu thương phục vụ, thắp lên ngọn lửa Đại Đoàn Kết dân tộc, Linh mục Phêrô đã vượt qua những rào cản mà không phải Linh mục nào cùng thế hệ ông cũng có thể làm được. 

Theo đó, trước thời điểm Sài Gòn hoàn toàn được giải phóng (30 - 4 - 1975), Linh mục Danh cùng Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Sài Gòn đang hành hương thăm đất Thánh Palestin, Tòa Thánh Vatican và nước Pháp. Thông tin Sài Gòn có thể thất thủ khiến nhiều người khuyên Linh mục Danh nên ở lại Roma với những lí do như "Cộng sản sẽ cấm đạo, sẽ tắm máu những người đã từng theo, phục vụ hoặc liên quan chế độ cũ". Tuy nhiên, ngược lại với suy nghĩ của những người đứng ra khuyên răn, linh mục Phêrô Danh quyết định về Việt Nam chỉ với lí do ông còn có trách nhiệm với giáo xứ ông được giáo hội giao coi sóc (giáo xứ Mẫu Tâm). Ông cũng phủ nhận những chính sách tàn bạo được một số người phao tin sau khi "cộng sản chính thức kiểm soát Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung và không ngần ngại thể hiện niềm tin với chế độ mới. 

Đây cũng là nguyên nhân dù thời điểm đó có quá nhiều rào cản để giữa ông và chính quyền mới đi đến sự đồng thuận chứ chưa nói tới hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Song, với những đóng góp hết sức nhiệt thành trên cương vị một chủ chăn của giáo xứ Mẫu Tâm, 2 năm sau đó (năm 1977), Linh mục Phê rô Nguyễn Công Danh chính thức tham gia UBTƯ MTTQ Việt Nam với vai trò đầu tiên là Ủy viên Ủy ban MTTQ huyện Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) và cương vị trước khi ông qua đời là Phó Chủ tịch không chuyên  trách UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch UB Đoàn kết Công giáo Việt Nam. 

Và cũng xin thông tin thêm là việc Linh mục Phê rô Nguyễn Công Danh tham gia Ủy ban MTTQ các cấp cũng có sự đồng thuận của một vị chủ chăn cao nhất Tòa Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh khi đó là Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Chính lời dạy của Ngài: "Cách mạng tín nhiệm cha thì cố gắng nhận đi, và làm tốt vai trò công dân, là cầu nối giữa đạo và đời” đã khiến Linh mục Phê rô dấn thân một cách nhiệt thành và say mê hơn mà không quan tâm tới những dị nghị không hay từ chính trong giáo hội nơi ông đang phục vụ. 

Câu chuyện thứ hai mà người viết muốn chia sẻ và đấy là câu chuyện được chính Linh mục Phêrô kể ra trong một lần tiếp chuyện báo giới: Năm 2003, cùng với các chức sắc khác của Tòa Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh, Linh mục Phêrô đã tháp tùng Tổng Giám mục G.B. Phạm Minh Mẫn sang Tòa thánh Vatican để nhận chức thánh Hồng Y (ở thời điểm đó, Tổng Giám mục G.B. Phạm Minh Mẫn là người duy nhất được nhận vinh dự lớn lao ấy). 

Khi vừa tới tòa thánh Vatican, Tổng Giám mục G.B. Phạm Minh Mẫn đã trả lời phỏng vấn một số báo đài nước ngoài (cũng nói luôn đấy là các đài RFA, VOA...). Một trong những câu hỏi được họ đặt ra nhắm đến Linh mục Phêrô xung quanh sự có mặt của ông trong đoàn Tổng Giám mục G.B. Phạm Minh Mẫn. Điều đáng nói là họ không ngần ngại cho rằng, có phải Linh mục Phêrô sang đây để làm 'gián điệp của chế độ cộng sản" hay mục đích gì khác? 

Trên thực tế, người viết tin chắc rằng đây không phải là lần đầu tiên trong hành trình dấn thân của mình, Linh mục Phêrô phải đối diện cái điều tương tự vừa được chỉ ra. Cái mũ "Linh mục quốc doanh", "chức sắc quốc doanh" từ lâu và trong thời điểm hiện nay được xem là lực cản chính khiến rất nhiều chức sắc theo đạo Công giáo dù muốn, dù rất nhiệt thành cống hiến nhưng đã không thể đi tới cái điều Linh mục Phêrô Nguyễn Công Danh đã từng làm! 

Rõ ràng, trước câu hỏi của đám phóng viên diều hâu, chống cộng, Linh mục Phêrô đã rơi vào cãi thế khó và dù không phải là quyết định nhưng nếu bị "đấu tố" ngay tại Vatican có thể nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới xu hướng dấn thân của ông, kiểu như ông sẽ kín đáo hơn trong quá trình dấn thân cũng như không đảm nhiệm các cương vị cao được giao phó. Tuy nhiên, chính câu trả lời của Tổng Giám mục G.B. Phạm Minh Mẫn khi đó ("Không có linh mục nào là Quốc doanh cả") đã khiến Linh mục Phêrô giữ được cái nhiệt tình vốn thấy cho đến khi bản thân ông chính thức từ dã cõi trần tục để về với nước trời cùng Thiên chúa. 

Khi nghe hai câu chuyện, nói đúng hơn là hai bước ngoặt của cố Linh mục Phêrô sẽ có người cho rằng, ông là một người may mắn khi những hành động của ông luôn có bề trên giúp đỡ, ủng hộ. Và họ cũng lấy đó là lí do để dù muốn nhưng không thể làm cái điều Cố Linh mục Phêrô đã từng làm. Song cá nhân người viết lại hoàn toàn nghĩ khác. Đúng là trong từng hành động của mình, cố Linh mục Phêrô luôn có sự đồng hành, ủng hộ của các bề trên, đó cũng là bí quyết để ông có thể đi đến cuối cái đích của cuộc đời mình. Nhưng, đã ai thử hỏi tại sao Cố Linh mục Phêrô làm được mà bản thân mình không làm được? Phải chăng, cái sự nhiệt thành và khát khao dâng hiến của các vị chưa thể cảm hóa, chưa khiến những vị bề trên đáng kính của mình thấy đó là cần thiết, là nên làm để khuyến khích các vị dấn thân! Tin chắc rằng, trả lời và làm được điều đó, các vị cũng sẽ có được cái lợi thế mà cố Linh mục Phêrô từng có trong cuộc đời! 

An Chiến

Sao lại có chuyện "liên ngành tư pháp" đứng trên pháp luật

Kính Chiếu Yêu



Sau sự lên tiếng của báo chí và giới luật sư, lãnh đạo VKSND tối cao yêu cầu Vụ 3 VKSND tối cao kiểm tra lại vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng” ở dự án nước sạch Sông Đà, báo cáo lãnh đạo VKSND và gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.

Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao cho rằng: “Việc không khởi tố các lãnh đạo Vinaconex không được dư luận đồng tình và tạo ra tiền lệ xấu khi xử lý các vụ án tương tự”. 

Dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 1.450 tỉ, được xây dựng từ năm 2004. Năm 2009 dự án được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành khai thác, trong vòng ba năm từ 2012- 2015, đã xảy ra 14 lần vỡ đường ống nước phá hủy 18 cây ống composite cốt sợi thuỷ tinh. Doanh nghiệp khai thác đã phải chi hơn 13 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục các sự cố. Những lần vỡ ống nước đã ngừng cung cấp nước sạch cho 177.000 hộ dân với thời gian dừng cấp nước là gần 350 giờ và lượng nước là 1,5 triệu m³ nước.

Kết quả giám định của Bộ Xây dựng kết luận, nguyên nhân gây ra sự cố do chất lượng ống cốt sợi thuỷ tinh không đảm bảo yêu cầu thiết kế, độ bền không đạt 50 năm như yêu cầu của dự án. Ống không đạt chuẩn là do các thành viên của HĐQT Vinaconex gồm các ông: Phí Thái Bình - Chủ tịch, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, kinh nghiệm để cung cấp sản phẩm composite cho dự án, sản phẩm cung cấp không đảm bảo chất lượng khiến công trình xây dựng liên tục xảy ra sự cố khi vận hành sử dụng gây hậu quả nghiêm trọng.

Kết luận điều tra của cơ quan điều tra cho rằng, việc làm của các thành viên HĐQT Vinaconex có dấu hiệu của tội “Vi phạm quy định về xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vậy nhưng "Liên ngành tư pháp" đã thống nhất ý kiến không truy tố các lãnh đạo chủ chốt của Vinaconex với lý do "các thành viên của HĐQT Vinaconex đã khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan công an để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng".

Mặt khác kết quả điều tra không xác định được những người này có động cơ vụ lợi và đây là vi phạm lần đầu; người chịu trách nhiệm chính trong các quyết định trái pháp luật của HĐQT nêu trên là ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc, Ủy viên HĐQT đã mắc bệnh hiểm nghèo. 

Ngày 31-5 - 2016, TAND TP.Hà Nội trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung 2 nội dung, gồm: xem xét diện truy tố các đối tượng trong vụ án có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lấy lời khai nguyên đơn dân sự là đại diện Công ty CP nước sạch Vinaconex.

Kết quả điều tra bổ sung CQĐT giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố 9 bị can gồm: Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc và Vũ Thanh Hải, nguyên Phó giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì, nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty CP nước và môi trường Việt Nam - Bộ Xây dựng (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân, đều nguyên là cán bộ Công ty Viwase; Hoàng Thế Trung, Nguyễn Văn Khải, Trương Trần Hiển, nguyên là Giám đốc, Phó giám đốc và Trưởng phòng Vật tư thiết bị - Ban QLDA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội. Không truy tố các ông Phí Thái Bình - Chủ tịch HĐQT; Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc; Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm thành viên.

Trước chất vấn của dư luận Viện Kiểm sát Tối cao đã quyết định xem xét lại. Tuy nhiên, vụ việc này đã bộc lộ những tùy tiện của cơ quan tư pháp, biểu hiện sự thiếu tôn trọng pháp luật nghiêm trọng.

Những hành vi sai phạm của lãnh đạo Vinaconex đã được cơ quan điều tra xác định là có yếu tố cấu thành tội phạm, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chỉ với một cuộc họp "Liên ngành" kẻ có tội được tha bổng bởi những lý do chỉ có thể coi là yếu tố giảm nhẹ khi xét xử là điều khuất tất.

Vụ việc cũng cho thấy rằng, tính khách quan của hoạt động điều tra, giám sát điều tra, truy tố đã bị vi phạm khi tùy tiện "lược bớt" những bị can mà lẽ ra họ phải chịu trách nhiệm cao hơn trong sai phạm của dự án. Trong vụ việc này, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do quyết định tự ý thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh khi chưa thẩm định thay cho ống gang dẻo đã được duyệt. 

Tính độc lập trong điều tra, truy tố, xét xử cũng đã vi phạm khi "Liên ngành tư pháp", một "tổ chức" không có tư cách pháp nhân, không có khái niệm trong luật tố tụng hình sự lại có quyền đứng trên pháp luật là không thể chấp nhận.

Lâu nay, dư luận nói nhiều về "án bỏ túi", loại án mà cơ quan tố tụng phải chịu sự chỉ đạo của ai đó chứ không phải là luật pháp đã làm mất đi tính thượng tôn luật pháp, tạo nên sự bất công. Thiết nghĩ đây mới là trọng tâm của những cải cách tư pháp.

Bộ Công thương nói gì về quy trình bổ nhiệm, luân chuyển ông Vũ Quang Hải và Trần Xuân Thanh?

Chiềng Chạ


"Có sai phạm trong bổ nhiệm 
ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải" là tên một bài báo mới đây trên báo điện tử Tuổi trẻ phản ánh về kết luận của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh sau khi Bộ này rà soát lại quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm, luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và ông Vũ Quang Hải (con trai của nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng). 

Đối với việc bổ nhiệm, điều động ông Vũ Quang Hải (con trai nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng), dễ thấy rằng, điều mà dư luận quan tâm nhất là có hay không sự nể nang dẫn đến sai phạm? Việc xử lý, truy cứu trách nhiệm các cá nhân có sai phạm có dễ dàng không khi đặc trưng "Người châu Á duy tình" đã, đang ảnh hưởng tới quá trình bổ nhiệm, điều động cán bộ của Đảng, nhà nước đang được nhiều người dẫn ra để biện hộ cho câu chuyện liên quan cá nhân ông Vũ Quang Hải? Đây cũng là những nội dung được báo Tuổi trẻ hướng đến trong cuộc phỏng vấn với người đứng đầu Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. 

Đáp lại câu hỏi hết sức thẳng thắn và đúng trọng tâm này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã cho thấy Bộ này đã hết sức nghiêm túc trong thực hiện chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với vấn đề này. Theo đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận "có sai sót trong một số khâu trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm, luân chuyển ông Vũ Quang Hải". Tuy nhiên, với một tinh thần thận trọng, người đứng đầu Bộ Công Thương cho biết: "Nhưng sai đến mức độ như thế nào, trách nhiệm của ai thì đang tiếp tục làm rõ. Về câu hỏi có sự nể nang, buông lỏng hay không thì ở một số khâu có đánh giá ông Vũ Quang Hải là cán bộ trẻ, có năng lực...".

Về nghi vấn Vũ Quang Hải sau khi được bổ nhiệm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thua lỗ tại Công ty cổ phần Tài chính công đoàn dầu khí, được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã khẳng định luôn là chưa có cơ sở bởi "thời gian ông Hải về doanh nghiệp này ngắn, trước đó doanh nghiệp này đã lỗ". Ông Trần Tuấn Anh cũng hứa sẽ cung cấp đầy đủ sau khi các cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương điều tra, làm rõ các sai phạm, ở khâu nào...

Đáng chú ý là dù thừa nhận người Châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng có đặc trưng là "duy tình" và điều này đã ảnh hưởng ít nhiều tới việc bổ nhiệm, điều động đối với ông Vũ Quang Hải song Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vẫn cho rằng:"Đảng có nguyên tắc trong công tác cán bộ. Với chỉ đạo rõ của Tổng bí thư, hơn nữa xã hội rất quan tâm, thì bất kỳ ai, dù là ai trong ngành công thương, tôi nghĩ cũng đều phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước luật pháp, trước nhân dân. Người châu Á duy tình là thực tế, nhưng tôi cho rằng ta luôn phải biết xác định nguyên tắc, trách nhiệm của công chức, đảng viên, nên sẽ phải thực hiện theo đúng pháp luật". Nghĩa là dù có chuyện đó nhưng không vì thế lấy đó làm căn cứ để bao biện hay lấp liếm cho các hoạt động sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, một công tác mà theo ông Trần Tuấn Anh, "sau khi Chính phủ mới được phê chuẩn, Bộ Công thương sẽ tập trung quyết liệt xây dựng bộ máy tổ chức, làm sao gắn chặt với yêu cầu thực tiễn cũng như hội nhập". 

Đó cũng là cách mà Bộ Công thương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp thường kỳ tháng 8 của Chính phủ liên quan công tác này: "Thi tuyển để tìm người tài chứ không phải gài người nhà"

Đối với câu hỏi đã xác định được hay chưa trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong tiếp nhận, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Người đứng đầu Bộ Công thương khẳng định đó là sự việc có tính "điển hình". Tuy nhiên, cũng như đối với trường hợp ông Vũ Quang Hải, sự thận trọng cũng được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề cập tới với lí do "đây là việc kéo dài trong nhiều năm, bản thân ban cán sự đã có thay đổi nên phải cập nhật, đánh giá kỹ để đánh giá đúng bản chất". Song "sơ bộ thì có thể khẳng định vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh được điều động, bổ nhiệm có nhiều dấu hiệu cho thấy có sai phạm, vi phạm trong chính sách cán bộ của Đảng, Nhà nước".Vấn đề mức độ sai phạm, tại sao có sai phạm, trách nhiệm cụ thể cá nhân Bộ Công thương sẽ tiến hành công bố sau khi đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan (Tập đoàn Dầu khí, Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hậu Giang...) làm rõ các chi tiết sai phạm, thời kỳ sai phạm.

Bộ Công thương chưa bao giờ phải đối mặt với những tai tiếng, sai phạm liên quan công tác cán bộ bị phanh phui lớn như thời điểm này. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của Bộ nói chung, vai trò điều hành của cá nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói riêng. Vậy nhưng với những gì đang làm, sẽ làm và những quyết tâm được xác lập trên một nền tảng nguyên tắc chắc chắn, tin tưởng rằng, Bộ Công thương sẽ lấy lại được những gì đã thuộc về mình và công tác cán bộ sẽ là điểm có tính đột phá trong nhiệm kỳ 5 năm sắp tới.

“MA” CỘNG SẢN VÀ “CƠM” QUỐC GIA

Xichloviet



“Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”
Đó  là câu nói từ cái thưở còn oanh oanh liệt liệt của cờ vàng dùng để  tố khổ những người lãnh lương, hay bổng lộc của  VNCH nhưng lại có cảm tình hay hoạt động hẳn cho “phía bên kia”.
Cơm ở đây được hiểu là bổng lộc quyền lợi.   Thế nhưng bổng lộc quyền lợi cũng không phải là của  “quốc gia” các anh làm ra. Nó chẳng thể có nếu không có cái hầu bao của bu. Cờ vàng  làm gì có “cơm” mà bảo rằng “cơm quốc gia”?  Cơm của các anh hoàn toàn là của bu cả thế thì các anh phải nói rằng ăn cơm bu mới chính xác chứ ?
Thế nhưng thừa biết rằng  nói “ ăn cơm quốc gia thờ ma CS”  để cho nó có vần chứ các anh ai cũng biết tỏng ra là người ta thờ Phật thờ thần thờ thánh chẳng ai lại đi thờ ma bao giờ, vả lại nói cho đúng mà có vần  thì nó phải  là “ ăn cơm bu thờ …. CS , nhét chữ gì vào bây giờ cho nó có vần đây , khó nói quá phải không các anh ?
Các anh cũng biết rất rõ là CS cũng không phải là ma mà là kẻ thù các anh, là  một thế lực làm cho các anh  và cả bu các anh cũng  phải run sợ. Nếu có thể gọi là ma thì họ là cái bóng ma xuất quỷ nhập thần  làm cho các anh mất ăn mất ngủ.  CS nó làm cho bu các anh thất điên bát đảo ngay khi vướng vào cuộc chiến VN, tiến thối lưỡng nan đến nỗi cuối cùng  chỉ mong thực hiện được điều tưởng chừng là rất đơn giản là  “rút lui trong danh dự” cũng không xong,  rút mãi cũng không ra. Năm đời tổng thống Mỹ nuôi cơm các anh  làm các anh ỷ lại cũng phải. Nhưng bu nuôi các anh  không phải để các anh ăn báo cô mà  để các anh tồn tại và cũng chính là để nuôi cái danh dự của chính mình, chứ cơm bu đâu phải đào được ở dưới đất, vớt được dưới biển đâu  mà không tiếc.
Nhưng rồi cứ như là định mệnh, danh dự bu vớt  mãi mà không cũng  được đến nỗi dù không bao giờ muốn nhưng bu bị buộc  không thể dùng  từ ngữ nào khác là “ thua cuộc” để cuốn cờ khỏi VN. Hệ lụy là  cơm bu của các anh cũng phải bớt dần khẩu phần vì các anh tệ quá bu không còn kỳ vọng được gì nữa.
Cờ vàng các anh thường  hay bắt chước nhau nói như con vẹt những câu nói chống cộng dễ thuộc dễ nhớ, dễ phát tán,  để tự khích lệ mình, khích lệ nhau . Giống như câu nói “Đừng nghe những gì CS nói hãy nhìn những gì CS làm” của Nguyễn Văn Thiệu.   Câu nói “ăn cơm quốc gia thờ ma CS” các anh truyền miệng nhau nhão nhoét đến nỗi gần như anh cờ vàng nào cũng thuộc để chụp mũ kẻ khác . Nói như con vẹt thôi nhưng không một anh nào hiểu được tại sao chuyện “thờ ma cộng sản “ nó cứ lan tràn như dịch .
Phát biểu như vậy nhưng các anh cờ vàng có  bao giờ tự đặt câu hỏi một cách nghiêm túc rằng tại sao các chiến hữu của các anh làm cái việc  ”thờ ma cộng sản”  có vẻ như nghịch thường như thế để phân tích mà đối phó không ?  Không hề có, các anh  chỉ xem đó là sự “phản bội” của người quốc gia, đơn giản giống  như là sự “nghỉ chơi” với nhau của trẻ con, giống như  vô vàn những hành động  bất  mãn đời thường khác.
Lịch sử cho thấy có vô số người “Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhiều người trở thành nhân vật huyền thoại như Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thành Trung, Phạm ngọc Thảo v.v…. Mà mãi đến khi chấm dứt chiến tranh các anh  mới biết những nhân vật” thờ ma cộng sản này” không phải chỉ thờ suông mà  chính họ “ăn cơm quốc gia “ thật sự  nhưng lại đứng hẳn về phía đối nghịch của các anh chống lại các anh,  là đối thủ vô cùng nguy hiểm góp phần làm cho chế độ của các anh sớm tiêu tan, giúp cho “quân lực” của các anh ghi tên vào kỷ lục chiến tranh thế giới là thua mà phải cởi quần. Để lộ ra rằng  “quân lực “ hạng tư thế giới nhưng lại hạng nhất thế giới về tốc độ bỏ chạy.
Như thế thì con “ma cộng sản” phải có cái ma lực ghê gớm mới có nhiều người quốc gia các anh phải “thờ” để rồi khiến  “người quốc gia” các anh phải điêu đứng vì họ ?  Đúng thế, các anh ca cẩm nhưng chưa có anh nào có thể lý giải được cái thực tế phũ phàng này,  vì lý giải được thì chắc chắn các anh sẽ có cái nhìn khác về cộng sản và  không thể khinh địch được, không thể nghĩ rằng cái gì CS cũng tồi,  chắc rằng các anh không thua nhanh đến thế. Sau khi VNCH các anh tan hàng một cách nhục nhã,  nhiều anh mới đặt câu hỏi “tại sao” thì đã quá muộn rồi.
Bắt chước bu cho nên hệ thống tâm lý chiến VNCH của các anh  nói láo vô tội vạ chỉ cần đạt mục tiêu trước mắt là hướng căm thù người dân về phía đối phương. Những điều khốn nạn tồi tệ của chế độ các anh  bị các anh  bưng bít tối đa và bất cứ gì có thể  xuyên tạc về đối phương được các anh khai thác triệt để. Các anh nói láo để người dân tránh xa CS, nhưng dần dà các anh lại tin vào chính những lời nói láo của mình, cứ tưởng nó là sự thật và các anh sợ chính cái bóng ma CS do các anh tưởng tượng ra.
Bu các anh dùng “cơm”  để mua sự nô lệ của các anh, Chế độ VNCH các anh  sử dụng “cơm bu”  để mua sự trung thành của quân cán chính, cho nên các anh  luôn đề cao cơm quốc gia, cho rằng “cơm quốc gia” được bu đài thọ chắc chắn sẽ ngon hơn cơm cộng sản và  đủ sức giữ chân những quân nhân viên chức không phản bội theo phía bên kia được. Các anh biết chắc rằng “cơm” CS không thể bằng cơm bu của các anh cho nên các anh cho rằng  lý do thờ ma CS vì “cơm” chắc chắn không thể xảy ra.
Các anh luôn lấy “cơm quốc gia” làm thước đo để so sánh với “cơm” cộng sản, các anh hãnh diện vì thứ cơm được cho không này và nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ cạn vì các anh là con đẻ của bu, chẳng thể nào bu cắt cơm các anh được. Các anh nghĩ rằng đã là “tiền đồn” của bu thì bu phải có bổn phận bón cơm cho các anh đầy đủ . Thế mà có kẻ lại ăn cơm bu mà lại “thờ” CS thế mới cay, thế mới lạ, thế mới khó hiểu nếu không muốn nói là “huyền bí” đối với các anh.
Tất cả những gì các anh gán cho người CS là vô cùng tồi tệ không có điểu gì tốt đẹp, cho nên nếu bảo rằng người quốc gia phản bội vì CS nó tốt hơn người quốc gia  thì chắc chắn các anh sẽ giẫy nẩy lên mà phản đối. Chính cái não trạng được lập trình như vậy đã làm u mê các anh và cho đến lúc vắt giò lên cổ chạy vẫn chưa thể lý giải được con ma CS nó mê hoặc người quốc gia bằng cái gì.
Thực tế người CS không ràng buộc người lính hay cán bộ của họ vào tập thểbằng “cơm” mà bằng lý trí tình cảm, bằng lý tưởng, bằng lòng căm thù giặc. Một trong những lý do các anh phải tụt quần là các anh không thể hiểu nổi thế nào là chiến tranh nhân dân, các anh cho rằng đó chỉ là luận điệu tuyên tuyền mị dân của CS mà không thể hiểu được đó là sức mạnh vô song  chỉ những người CS mới tận dụng được.
Người dân theo CS cũng không phải vì miếng cơm mà còn dành cả cơm của họ cho CS. Cơm CS không đủ ăn, người lính cũng chẳng có lương, vậy mà chẳng biết làm thế nào họ lại hình thành được cái ma lực để  những người quốc gia phải “thờ” mới lạ. Đằng sau sức mạnh giúp hai triệu dân công hy sinh mọi thứ  phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ bằng cơm nắm là cái gì các anh không cần biết thì làm sao các anh hiểu được những người quốc gia các anh tự nguyện “thờ ma CS”?
Được bu bú mớm các anh rất hãnh diện, hình ảnh của bu là hình ảnh của sức mạnh, là hình ảnh của sự giàu có. Cho nên hưởng được một tí cơm bu các anh đã vội sung sướng tự hào nhận mình là “hòn ngọc viễn đông” là quân dội hạng tư thế giới,  xem đối phương là loại thổ phỉ “răng đen mã tấu” chiến đấu chỉ vì gọng kềm thép của kỷ luật, khi lâm trận phải buộc mình vào súng để tử thủ thì đánh đấm gì. Có bu bảo trợ cho nên các anh xem thường đối thủ, các anh khinh địch. Các anh tin một cách mãnh liệt rằng  bu cần các anh làm tiền đồn chống cộng cho nên các anh không bao giờ chết vì đói. Thế nhưng đau đớn thay điều bất ngờ khủng khiếp nhất chưa bao giờ các anh nghĩ đến đó đã thật sự xảy ra. Các anh bị bu bỏ đói đúng theo nghĩa đen và lúc ấy các anh mới bắt đầu nhận ra sự nguy hiểm khi cơm bu bị cắt khẩu phần.
Thời VNCH , nền kinh tế các anh hoàn toàn dựa vào bầu vú bu, hầu hết vùng nông thôn nằm trong vùng VC kiểm soát “cơm quốc gia” hoàn toàn do bu bú mớm. Những kẻ hưởng lợi từ “cơm quốc gia” đều nằm trong bộ máy cai trị của các anh, Cơm bu có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của cờ vàng. Khi bu cắt cơm ngay lập tức cờ vàng các anh hoảng loạn. Nền kinh tế các anh không có gì để tự nuôi mình, đói quá các anh phải  rao  cầm cố con vịt trời thì đã đến lúc các anh đã đến bước đường  cùng. (1) Các anh hốt hoảng lo sợ nhưng chẳng biết bấu víu vào đâu, xung quanh, cả thế giới này chẳng có ai đoái hoài đến cái “tiền đồn “  VNCH của các anh cả,  rốt cuộc các anh cũng lại phải nắm lấy cái váy bu mà kêu gào  lạy lục.(3) Lần đầu tiên các anh nhận thấy miếng “cơm quốc gia” chan đầy uất hận, hận nhưng vẫn chưa biết nhục.  Lần đầu tiên các anh thấm thía cái thân phận nô lệ nó ê chề như thế nào. Thế nhưng sở dĩ cho đến nay các anh vẫn còn phất lá cờ vàng kêu gào cũng chỉ vì các anh chẳng bao giờ  giờ biết nhục là gì,  bời vì các anh vẫn cảm thấy hãnh diện  dưới lớp váy bu. (xem bài  “cái thế của quốc tịch Mỹ”  http://kbchn.net/news/Vui-Cuoi/The-Cua-Quoc-Tich-My-14115/ )
Một bài tự sướng mang đậm chất nô lệ và ngu không đụng hàng rất đặc trưng cờ vàng . Nó rất điển hình cho hầu hết các não trạng cực đoan đặc sệt ngu xuẩn .  Dưới trướng bu các anh đã hơn một lần ngậm đắng nuốt cay nhưng các anh không bao giờ có thể mở mắt ra nhìn thế giới cũng chỉ vì bầu trời của các anh  là cái váy bu,  cả thế giới của các anh nằm gọn trong cái váy đó. Tất cả những gì của bu đều là chuẩn mực không tì vết. Các giá trị của bu là khuôn mẫu cho toàn cầu không cần bàn cãi, các anh hãnh diện được ở trong cái váy bu. Các anh  không cảm thấy an toàn khi ra khỏi cái váy đó cho nên  không thể làm gì một cách tự tin khi không có hơi hám của cái váy này. Các anh làm gì cũng luôn phất lá cờ bu cùng lá cờ vàng cũng là vì thế.
Sang định cư ở xứ bu mà các anh còn dùng câu “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản “ thì các anh đã vạch  cho thiên hạ thấy các anh là con vẹt ngu không còn chỗ nói, dù rằng những người các anh chỉ trích chỉ nói những sự thật tốt đẹp của CS. Cơm quốc gia ở xứ bu không được bu ban phát hào phóng để các anh nuôi bộ máy cờ vàng nữa chỉ đủ cho mỗi anh sống để rửng mỡ biểu tình. Nhưng cái lưỡi các anh thật là dẻo, các anh mô tả  tả ngụy biện rằng  “cơm quốc gia “  là lợi ích do cộng đồng Mỹ gốc việt mang lại. Một tờ báo bán chạy được xem là nhờ sự ủng hộ của cộng đồng, do đó đang hưởng lợi từ cộng đồng, đó là cộng đồng “người quốc gia” cho nên  các nhà báo bán được báo là đã  “ăn cơm quốc gia” không thể “thờ ma cộng sản”.
Các anh vơ  tất cả những dịch vụ phục vụ cho người Việt vào chung cái mối “cơm quốc gia” của các anh, thế là các anh cho rằng bất cứ ai cung cấp dịch vụ và hưởng lợi từ công sức của chính mình cũng phải biết ơn cộng đồng đã nuối dưỡng mình, đã mang cho mình miếng “cơm quốc gia”.
Các anh đã bỏ bao công sức suốt 53 ngày chỉ  để biểu tình “cắt cơm” cho bằng được ông Trần Trường vì ông này “thờ ma cộng sản”. Các anh đã thắng lợi và vô cùng hãnh diện và mừng rỡ khi đập được nồi cơm của ông Trần Trường dù ông ta chẳng liếm láp miếng cơm quốc gia nào, các anh  xem đó là đòn răn đe đối với bất cứ thằng nào dám bước ra khỏi lằn ranh “chó đái “ (2) của các anh.
Ma cộng sản không có thực, nó chỉ có trong nỗi ám cờ vàng. Nhưng chính các anh đang thờ một con ma đúng nghĩa là con ma cờ vàng. Con ma này đã chết quá lâu rồi. Cái ngu của các anh là khấn vái suốt mấy chục năm tin rằng nó  sẽ sống lại để các anh lại có cơm bu mà rung đùi phe phẩy. Nhớ nó quá các anh năm nào cũng phải “quốc hận” để nhắc nhở nhau,  kể lể đủ điều rồi cuối cùng bao giờ tụ tập nhau cũng phải  vẫy cái lá cờ vàng làm cho nó không thể siêu thoát được
Ngày nào các anh không còn thờ con ma cờ vàng thì ngày ấy các anh mới bớt ngu muội. Ngày nào các anh đủ khôn và can đảm vén váy bu nhìn ra thế giới ngày ấy con mắt các anh mới được sáng ra,  con ma CS mới thôi ám các anh. Các anh hãy để cho lá cờ vàng siêu thoát và chắc chắn rằng điều này sẽ làm cho các anh thanh thản, không còn trăn trở ray rứt vì cay cú để  dọn đường cho mình  đi vào cõi vĩnh hằng với những giấc mơ và kỷ niệm cờ vàng đẹp bên bu ngày nào.
(1)   Nguyễn Văn Thiệu Tổng thống VNCH đề nghị thế chấp mỏ dầu Bạch Hổ  để vay tiền dù nó mới ở giai đoạn thăm dò.
(2)   Loài chó hoang lấy nước đái để đánh dấu  để tạo lằn ranh lãnh thổ. Điều này giống hệt cờ vàng dùng lá cờ vàng để thể hiện lập trường quốc gia  đánh dấu “lằn ranh quốc cộng” .
(3) Xem “Khi đồng minh tháo chạy “  xuất bản năm 2005 của Nguyễn Tiến Hưng Tổng Trưởng kế hoạch  của    VNCH

XỬ PHẠT NGHIÊM, NHƯNG KHÔNG NÊN CHỈ NHẰM VÀO NGƯỜI XĂM TRỔ

Khoai@

Báo VTC News vừa có bài đăng Đã đến lúc CSGT lấy lại uy lực thực thi pháp luật. Bạn FB Tống Hồng Cầm đã khen, Lâu lắm rồi mới thấy VTC có một cái tít đáng để đọc. Nhận xét ấy chí lý trên phương diện làm báo.

http://www.vtc.vn/da-den-luc-csgt-lay-lai-uy-luc-thuc-thi-phap-luat-d269118.html

Ảnh minh họa - Nguồn ảnh từ bài báo của VTC News.

Về cơ bản tôi đồng tình với những ý kiến tích cực của người viết, rằng hiếm có đất nước nào mà người xâm phạm luật giao thông lại có thể ngang nhiên đôi co, cãi lộn, thậm chí lăng mạ, hành hung, rượt đuổi CSGT như ở ta.

Tác giả mô tả thực tế giao thông khắp nơi trên cả nước, hầu hết đã rơi vào hỗn loạn. Những hành vi xâm phạm, chà đạp lên luật giao thông diễn ra phổ biến, hàng ngày, hàng giờ, ở mọi đối tượng. Người vi phạm luật giao thông thì lăng mạ, hành hung CSGT. Một số người còn có thể sẵn sàng trở thành những con ác thú bất chấp pháp luật. Thực tế này dẫn đến, lực lượng CSGT đang ngày trở nên yếu thế trước những kẻ vi phạm pháp luật bởi sự cổ vũ của đám đông dư luận (trong đó có báo chí) sẵn sàng bênh vực kẻ vi phạm, trong khi những CSGT đang thực thi công vụ thì bị kỳ thị, lên án như “tội đồ”. Thực tế ấy cũng dẫn đến hệ lụy khủng khiếp, mỗi ngày, cả nước có hơn 30 người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2015 có gần 8.800 người chết. Sáu tháng đầu năm 2016 có gần 3.600 người ra đường và không bao giờ quay lại. 

Và hôm nay, Nghị định 46 (thay thế Nghị định 171 và 107) của Chính phủ chính thức có hiệu lực, với điểm mới là 115 hành vi và nhóm hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ sẽ được tăng mức phạt cao và rất cao sẽ là cơ hội để CSGT lấy lại uy lực thực thi pháp luật.

Bỏ qua những cái hay, cái được của bài báo, tôi thấy có hạt sạn nhỏ.

Trong bài báo có đoạn: "Cũng từ hôm nay, tại Hà Nội, lãnh đạo Cảnh sát cơ động Hà Nội tuyên bố lực lượng cảnh sát cơ động sẽ đồng loạt ra quân tuần tra đến 24h, xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông, đặc biệt nhằm các đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo cố tình vi phạm giao thông".

Việc xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông là đúng và khuyến khích, nhưng lại "đặc biệt nhằm các đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo cố tình vi phạm giao thông" thì không đúng.

Viết như thế là kỳ thị những người xăm trổ. Việc xăm trổ hay có thái độ này khác không liên quan đến chuyện họ vi phạm hay không vi phạm luật giao thông. 

Đơn giản là việc xăm trổ bắt nguồn từ quan niệm về cái đẹp và những giá trị mà họ hướng tới, đó là quyền của họ mà pháp luật không cấm. Nếu ta "đặc biệt" nhằm vào họ chỉ vì suy nghĩ cảm tính là hoàn toàn không chấp nhận được. Tôi đã chứng kiến và được tiếp xúc với nhiều người xăm trổ đầy mình (thú thực tôi không thấy đẹp), nhưng trí tuệ họ uyên bác, đạo đức của họ có những điểm chúng ta còn phải học tập và trên hết là ý thức tôn trọng pháp luật, trong đó có luật giao thông là hết sức nghiêm túc, đáng khen.

Người viết nghĩ rằng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và ai vi phạm hoặc cố tình vi phạm cũng sẽ bị xử lý. Rất không nên kỳ thị người xăm trổ và chỉ nhằm vào họ để xử phạt. Các bạn cũng nên nhớ, Nghị định 46 không có nội dung nào yêu cầu CSGT hay CSCĐ "đặc biệt" nhằm vào những đối tượng xăm trổ ngổ ngáo cả.

Mới: 115 hành vi và nhóm hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ sẽ được tăng mức phạt cao và rất cao

Hiếm có đất nước nào mà người xâm phạm luật giao thông lại có thể ngang nhiên đôi co, cãi lộn, thậm chí lăng mạ, hành hung, rượt đuổi CSGT như ở ta.


Từ hôm nay, Nghị định 46 (thay thế Nghị định 171 và 107) của Chính phủ chính thức có hiệu lực, với điểm mới là 115 hành vi và nhóm hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ sẽ được tăng mức phạt cao và rất cao.

Lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc sẽ áp dụng mức phạt mới theo Nghị định 46 này và đây là cơ hội để cảnh sát giao thông (CSGT) lập lại trật tự giao thông đã rơi vào tình hỗn loạn thời gian qua; cũng như lấy lại uy tín, quyền uy mà pháp luật đã quy định, nhưng vốn bị “giỡn mặt” từ rất lâu.

Cũng từ hôm nay, tại Hà Nội, lãnh đạo Cảnh sát cơ động Hà Nội tuyên bố lực lượng cảnh sát cơ động sẽ đồng loạt ra quân tuần tra đến 24h, xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông, đặc biệt nhằm các đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo cố tình vi phạm giao thông.
Một trường hợp chạy xe ngược chiều, vượt mặt chốt CSGT tại ngã tư Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân 

Có một thực tế đau lòng mà ai cũng thấy rằng, giao thông khắp nơi trên cả nước, từ thành phố đến nông thôn, từ miền Nam ra miền Bắc, hầu hết đã rơi vào hỗn loạn, nếu không muốn nói là rơi vào tình trạng vô luật pháp.

Những hành vi xâm phạm, chà đạp lên luật giao thông (tôi muốn dùng từ “xâm phạm”, chứ không còn là “vi phạm” đơn thuần nữa) diễn ra hết sức phổ biến, hàng ngày, hàng giờ, ở mọi đối tượng (từ nông dân đến học sinh, sinh viên, công chức…), mọi lứa tuổi (từ già đến trẻ), không phân biệt nam nữ, người có học hay người ít chữ…

Hiếm có đất nước nào mà người xâm phạm luật giao thông lại có thể ngang nhiên đôi co, cãi lộn, thậm chí lăng mạ, hành hung, rượt đuổi CSGT như ở ta. CSGT đang ngày trở nên yếu thế trước những kẻ vi phạm pháp luật.

Sự xâm phạm này phổ biến đến mức, nếu có ai đó dừng chờ đèn đỏ đúng luật còn bị một số kẻ bóp còi inh ỏi, thậm chí chửi bới, để tránh ra cho họ vượt đèn. Họ cứ lao lên phía trước như chốn không người và vô pháp luật.

Nhiều lái xe sẵn sàng trở thành những con ác thú, bất chấp pháp luật, bất chấp hiểm nguy lấn làn vượt ẩu dù sau tay lái của hàng chục, thậm chí hàng trăm con người vô tội. Bất chấp đoàn tàu đang hú còi lao đến, đèn đỏ chói loà, nhiều kẻ vẫn lao cả chiếc xe tải băng cắt đường tàu rồi hậu quả thương tâm cứ ngày càng dày đặc. Biết rõ hiểm nguy cho mọi người, chúng vẫn cứ nhắm mắt làm. Vì thế, rõ ràng, chúng là những kẻ sát nhân cố ý.

Rõ ràng, luật pháp không nghiêm nếu không muốn nói gần như tê liệt trong lĩnh vực này.

Không nghiêm là ở chỗ, hành vi nhận mãi lộ của cảnh sát giao thông đã diễn ra thời gian dài và đến nay, hành vi đó vẫn đang diễn ra công khai ở nhiều nơi mà chưa được xử lý nghiêm.
Video: Lái xe máy đi ngược chiều, phóng tốc độ cao giữa phố Hà Nội

Không nghiêm là ở chỗ, hiếm có đất nước nào mà người xâm phạm luật giao thông lại có thể ngang nhiên đôi co, cãi lộn, thậm chí lăng mạ, hành hung, rượt đuổi CSGT như ở ta. CSGT đang ngày trở nên yếu thế trước những kẻ vi phạm pháp luật.

Không nghiêm là ở chỗ, trong đa số trường hợp, dư luận sẵn sàng bênh vực kẻ vi phạm, trong khi những cảnh sát giao thông đang thực thi công vụ thì bị kỳ thị, lên án như “tội đồ”.

Không nghiêm là ở chỗ, có quan hệ, có quen biết là có thể xin xỏ được. Có thể bắt gặp không ít CSGT nói với người vi phạm: “Gọi điện cho người thân đi”. Thế là, họ đã mặc nhiên tư tưởng quen thân để xin xỏ, để bỏ qua cho nhau.

Không nghiêm là ở chỗ, nhiều xe công vụ (biển xanh, biển đỏ) vẫn ngang nhiên vượt đèn đỏ trước mặt bao người đi đường; ngang nhiên chạy quá tốc độ; ngang nhiên chạy sai làn; thậm chí, có lái xe công vụ còn vỗ ngực ta đây, nào ai oách bằng ta, nào ai dám xử lý ta…

Những hành vi xâm phạm ấy, tất yếu dẫn yếu dẫn đến sự hỗn loạn về giao thông. Mà sự hỗn loạn về giao thông ấy, sâu xa là sự hỗn loạn trong nhận thức, hỗn loạn trong nhân cách.

Sự hỗn loạn, vô luật pháp ấy là nguyên nhân chính dẫn đến những con số đau lòng: Trung bình mỗi ngày, cả nước có hơn 30 người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2015 có gần 8.800 người chết. Sáu tháng đầu năm 2016 có gần 3.600 người chết. Thiệt hại về tài sản thì khủng khiếp.

Biết bao gia đình gánh chịu đau thương, cha mất con, anh mất em, vợ chồng đôi ngã âm dương, rồi hàng chục ngàn người bị thương từ những vụ tai nạn giao thông suốt đời mang thương tích trên người…

Đây thực ra là “Cuộc chiến giao thông giữa thời bình”.

Cuộc chiến đó bắt nguồn từ việc không tôn trọng và thực thi pháp luật của chúng ta. Mà, khi con người không còn tôn trọng luật pháp và không còn tôn trọng những người thực thi pháp luật thì đúng là đáng lo sợ, lo sợ cho cả một xã hội, một nền văn hóa, cho cả một dân tộc.
Một trường hợp chở 5 chạy ngang qua chốt CSGT mà không hề bị bắt giữ, xử lý. 

Hôm nay, Nghị định 46 có hiệu lực. Cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông Hà Nội “nổ phát súng” đầu tiên ra quân “trấn áp” hành vi vi phạm giao thông. Đây có lẽ là cơ hội để lực lượng bảo vệ pháp lấy lại quyền, uy lực, uy tín vốn có của mình.

Những kẻ cố tình chống đối lực lượng thực thi nhiệm vụ thì phải bị xử lý nghiêm, thậm chí cảnh sát phải mạnh dạn sử dụng các công cụ hỗ trợ đã được trang bị là súng, là dùi cui điện, là còng số tám… Phải mạnh mẽ trấn áp những kẻ cố tình chống đối, cố tình vi phạm, coi thường pháp luật, coi thường kỷ cương.

Nhưng bên cạnh đó, ngành công an nói chung và CSGT phải chấn chỉnh lại chính mình, mạnh dạn vứt bỏ những ‘khối u’ khuyết tật mang trên mình bấy lâu. Hãy mạnh dạn nói không với mãi lộ. Hãy thực thi thật nghiêm những quy định của pháp luật.

Chỉ khi xem “pháp luật là tối thượng” thì con người sẽ hành xử theo chuẩn mực và tôn trọng nhau. Giao thông chắc chắn sẽ đi vào khuôn khổ và những dòng xe cộ sẽ là những hình ảnh đẹp.
Video: Tài xế cắn tay CSGT ở Hải Dương