2016/08/01

QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ CHÀO THÁNG TÁM


Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội khóa XIII Lê Như Tiến đã chủ động trả xe, trả phòng làm việc dù đến 1-10 mới chính thức nghỉ hưu và chuyện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm gương không mua xe mới, đồng thời yêu cầu các thành viên Chính phủ tận tụy làm việc, không đánh trống bỏ dùi, không đánh bóng cá nhân…là những tin tức mới đây nhất từ chính trường Việt Nam trong ngày hôm nay. 

Điểm gặp gỡ giữa hai hành động có vẻ như không qúa mới ấy là nó đều được thực hiện ngay trong ngày đầu tiên của tháng Tám (01/8/2016), tức là có thể xem đó là báo hiệu một tháng làm việc với những điều tích cực từ hai cơ quan lập pháp (Quốc hội) và hành pháp (Chính phủ) của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, cảm nhận riêng từ người viết thì nó không dừng lại ở đó. Xin được chia sẻ cảm xúc cũng như suy nghĩ của người viết xung quanh những câu chuyện khai mở tháng Tám này! 
Chuyện của Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến
Trên thực tế một khi Quốc hội khóa XIV đi vào hoạt động chính thức thì những đại biểu Quốc hội của khóa trước đó *(dù chưa về hưu) như ông Lê Như Tiến cũng đã hết vai trò của mình; họ cũng không còn là đại biểu Quốc hội bởi cái nền tảng công nhận họ đã bị một nền tảng khác phủ nhận, thay thế. Nhìn ở góc cạnh này thì hành động của ông Tiến bỗng trở nên bình thường, thậm chí ông sẽ ngay lập tức bị mang tiếng là tham lam, là  cố gắng "kéo dài thêm chút thời gian hoàng hôn nhiệm kỳ để hưởng đặc lợi". Nghĩa là câu chuyện ngay lập tức không còn quá hót, giá trị của nó cũng giảm sút đi nhiều. 
Ông Lê Như Tiến. Nguồn: Báo Tuổi trẻ. 

Đối chiếu hành động của ông Tiến đối với những đại biểu Quốc hội khóa XIII khác cùng được hưởng chế độ chính sách tương tự (có phòng làm việc riêng, có xe đưa đón) thì mới hiểu hết giá trị của nó. 

Chắc chắn có Đại biểu (khóa XIII) sẽ cho ông Tiến là hâm, là dở người bởi nếu có làm thì ông làm một cách thầm kín, bí mật chứ việc gì phải công khai để đến nỗi ảnh hưởng tới người khác. Cũng có người cho ông là đánh bóng tên tuổi trước khi rời nhiệm sở (?)... Song, đúng như trần tình của ông Tiến với Báo Tuổi trẻ về hành động này, đồng ý rằng, đến thời điểm về hưu thì cá nhân đó mới bàn giao tất cả những gì họ đã được thụ hưởng nhưng thử hỏi những người kế cận, những người mới được giao trách nhiệm cho cá nhân đó để lại sẽ lấy phòng đâu để làm việc, xe đâu để phục vụ đi lại? Điều này vô tình cũng sẽ làm khó Văn phòng Quốc hội khi những đại biểu sẽ hối thúc chế độ của họ. 

Cho nên, cái lí lẽ khiến ông Tiến bàn giao phòng làm việc, xe đưa đón trước thời điểm nghỉ hưu có thể đơn thuần xuất phát từ suy nghĩ mình giữ thì người khác sẽ không có nhưng chính cái sự tiên phong của Tiến sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ, phải tự vấn chính mình. Và tôi tin chắc sau ông Tiến sẽ có nhiều đại biểu khác (khóa XIII) trả xe, trả phòng làm việc trước thời điểm 01/10/2016 và kết thúc Quốc hội khóa XIV cũng sẽ có nhiều người hành động như thế! 

Quốc hội khóa XIII kết thúc với những cung bậc cảm xúc khác nhau và bên cạnh những việc đã làm được, hoàn thành vẫn còn đó không ít những lời hứa mà những ông nghị, bà nghị vẫn chưa thực hiện được! Câu chuyện lời hứa vì thế là một vấn đề mà Quốc hội khóa XIV, các khóa tiếp theo sẽ phải trả lời. Vì thế, từ góc độ cá nhân tôi cho hành động của ông Tiến rất đỗi cầu thị, thế hệ mình chưa làm được thì nên chăng cũng cần tạo điều kiện tốt nhất cho thế hệ tiếp theo thực hiện. Thiết nghĩ rằng, đó cũng là điều mà những người khác như ông Tiến nên làm để thấy rằng, mình còn có chút tự trọng! 
Chuyện của Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Tôi gọi ông Phúc là "Tân Thủ tướng" bởi dù ông đảm nhiệm cương vị này cách đây hơn 2 tháng nhưng cũng trong khuôn khổ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV vừa qua, cùng với tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và người đứng đầu Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Phúc đã chính thức tuyên thệ trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2015 - 2020. 

Cũng như hành động của ông Lê Như Tiến, việc làm gương không mua xe mới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thoạt nhìn không có gì là quá lạ. Trước khi đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Chính phủ, ông Phúc đã từng là Phó Thủ tướng Chính phủ. Chuyện xe cộ giữa Thủ tướng và Phó thủ tướng vì thế không có quá nhiều sự khác biệt. Song thông điệp được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển tải qua hành động của mình lại không nhỏ một chút nào khi mà vấn nạn mua bán, sử dụng xe công một cách tràn lan theo cơ chế xin cho vẫn chưa thực sự có một giải pháp căn cơ, triệt để. Câu chuyện của nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh gắn biển xe công vào xe riêng đã, đang là bài học quá mới cho thực tế này.

Có thể sau cái hành động này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan siết chặt hơn vấn đề mua bán, sử dụng xe công. Trong đó ngoài việc thu hẹp diện được sử dụng xe công thì việc mua xe mới khi được đề bạt, bổ nhiệm cũng sẽ được siết chặt. Và xin thưa rằng, khi mà Thủ tướng Chính phủ từ chối mua xe mới thì không hà cớ gì các chức danh thấp hơn lại mua xe!

An Chiến

TỪ THƯ CHUNG NGÀY 13/5/2016 ĐẾN BẢN THÔNG BÁO CỦA BAN CÔNG LÝ & HÒA BÌNH 27/7/2016

Ngày 27/07/2016, Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh, nơi do Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính, Quản hạt kiêm quản xứ Thuận Nghĩa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm Trưởng ban đã ra bản Thông báo về việc "Tổ chức ngày bảo vệ môi trường" gửi tới quý cha, quý tu sỹ, chủng sinh và quý ông bà anh chị em trong Giáo phận Vinh. Về cơ bản, nội dung bản thông báo phản ánh đúng sự thật những gì đang diễn ra, từ chuyện "Việc công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả chất thải độc hại ra biển làm thủy hải sản chết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, tác hại này còn kéo dài trong nhiều năm" đến việc "Formosa không chỉ xả thải ra biển mà còn chôn dấu nhiều tấn chất thải độc trên đất liền"... 

Một số nội dung khuyến cáo, yêu cầu thực hiện cũng rất tích cực, đáng ghi nhận. Theo đó, Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh đã yêu cầu "các hội đoàn cùng toàn thể giáo dân tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường trong toàn giáo xứ như khai thông những nơi ao tù nước bẩn, phát quang bụi rậm, thu gom và tiêu hủy rác thải...".
Thư chung ngày 13/05/2016 của Giám mục Nguyễn Thái Hợp (Nguồn: Giáo phận Vinh). 

Vậy nhưng, đó không phải là toàn bộ nội dung được truyền tải trong bản Thông báo của Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh. Vẫn còn đó những nội dung mà xét trên một khía cạnh nào đó nó vẫn không khác với nội dung Thư chung ra ngày 13/5/2016 của Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp. Cụ thể, bản Thông báo vẫn cố tình tái lập lại luận điệu có tính vu khống, kích động và xuyên tạc đã từng được nói đến trong Thư chung ngày 13/5/2016 khi mà Formosa vẫn chưa chính thức nhận trách nhiệm đối với sự cố ô nhiễm môi trường biển tại một số tỉnh Miền Trung Việt Nam): "Sự chậm trễ và thiếu minh bạch của nhà cầm quyền càng làm cho thảm họa  nên tệ hại hơn". Trước đó, Thư chung viết: "
Một đoạn trong Thư chung ngày 13/5/2016. 

Việc này có thể hiểu, Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh đã cố tình bỏ qua những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương liên quan trong suốt thời gian qua, nhất là đấu tranh buộc Formosa phải cúi đầu nhận trách nhiệm đối với thảm họa ô nhiễm môi trường biển!

Tiếp đó, như một động thái gián tiếp khẳng định tính đúng đắn của Thư chung ngày 13/5/2016 (mặc dù đã bị VTV1 lên án), bản Thông báo đã "đề nghị đọc lại Thư chung ngày 13/05/2016 của Đức cha Giáo phận về thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung". Đồng thời ở cuối Thông báo, Ban Công lý & Hòa bình giáo phận đã đưa ra một lưu ý có tính mở: "Các giáo xứ có thể tùy vào điều kiện hoàn cảnh và sáng kiến riêng của mình để tổ chức những hoạt động hữu ích khác nhằm bảo vệ môi sinh và nâng cao ý thức cộng động trong công tác này". 

Tính từ thời điểm Giám mục Nguyễn Thái Hợp chính thức Thư chung, Bản thông báo của Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh được xem là lần lên tiếng thứ hai của Giáo phận Vinh (dù lần này là Ban Công lý & Hòa bình song vẫn có sự xác nhận của Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp) liên quan vụ việc cá chết. Tuy nhiên, cần thấy rằng giữa Thư chung và Bản thông báo có một sự liên kết tương đối mật thiết với nhau và nếu không có Thư chung 13/5/2016 thì cũng sẽ không có bản thông báo ngày 27/7/2016. 

Ngoài lí do Thông báo có nhắc lại Thư chung thì một nguyên nhân có lẽ không ai là không biết, đó là chuyện Thư chung bị VTV1 lên án trong Chương trình Thời sự 19h. Sau khi bị lên án thì dù Giám mục Nguyễn Thái Hợp (chủ nhân của Thư chung không lên tiếng, có tin sau khi ra Thư chung lập tức Giám mục Hợp lên đường đi Châu Âu) nhưng những tín hữu của địa phận Vinh (trong đó có cả những vị Linh mục dưới quyền của Giám mục Hợp) đã tỏ ra bức xúc. Họ cho rằng, VTV1 quy kết như thế là sai sự thật, là xúc phạm Giáo phận và Đức Cha của họ.... 

Mọi sự càng trở nên ồn ào hơn khi Formosa chính thức thừa nhận gây nên hiện tượng cá chết. Và từ chỗ ám chỉ kiểu đoán già, đoán non Formosa gây nên hiện tượng cá chết trong Thư chung, đám chức sắc, giáo dân địa phận Vinh đã lấy đó như một cái cớ không thể hoàn hảo hơn để khẳng định tính đúng đắn, hợp lý của Thư chung ngày 13/5/2016. Không dừng lại đó, một số chức sắc đã đứng ra vận động, lấy chữ ký của giáo dân đòi khởi kiện VTV1 và yêu cầu VTV1 phải đứng ra xin lỗi Giáo phận Vinh và Giám mục Nguyễn Thái Hợp.... Vậy nhưng, tất cả đã lắng xuống như thế có một nhân vật quyền lực nào đó tác động đến. Bản Thông báo đang được nói đến  được ra đời sau cái khoảng lặng có vẻ bất thường ấy! Cho nên, dù chưa có gì làm bằng cớ xác đáng nhưng với việc "đề nghị đọc lại Thư chung ngày 13/05/2016 của Đức cha Giáo phận về thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung", Bản Thông báo của ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh đang cố tình khẳng định tính đúng đắn của Thư chung và gián tiếp khẳng định vai trò của Giám mục Nguyễn Thái Hợp trong vụ việc cá chết vừa qua. Có điều, họ không dám nói ra một cách công khai và tách bạch ra mà phải mượn danh nghĩa của một bản Thông báo của một ban trực thuộc Giáo phận Vinh! 

Không dừng lại việc tiếp tục yêu cầu đọc lại bản Thư chung, Bản thông báo còn cho thấy sự tương đồng, thậm chí là "phát triển" nhưng thứ tư tưởng mà tội cho rằng phản động, sặc mùi chống đối đã được thể hiện trong Thư chung qua đoạn lưu ý được trích dẫn ở trên. 

Xin thưa rằng mọi hoạt động, việc làm luôn luôn cần sự sáng tạo của chủ thể thực hiện bởi đó là chìa khóa để giúp họ có thể hoàn thành những công việc được đặt ra. Nhưng, cái cách lưu ý của Ban Công lý & Hòa bình đưa ra ở đây thì không thể tích cực và tốt đẹp một tí nào: "Các giáo xứ có thể tùy vào điều kiện hoàn cảnh và sáng kiến riêng của mình để tổ chức những hoạt động hữu ích khác nhằm bảo vệ môi sinh và nâng cao ý thức cộng động trong công tác này". Cái "tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và sáng kiến riêngở đây phải chăng là bao gồm cả việc tổ chức cho giáo dân xuống đường tuần hành, biểu tình và kéo đến gây sức ép với chính quyền các cấp, một hoạt động đang trở nên thịnh hành tại Giáo phận Vinh sau khi xảy ra vụ cá chết! 

Đã đến lúc Giáo phận Vinh nên từ bỏ cái trò đứng sau "thọc gậy bánh xe" của mình, đừng biến những tín đồ của mình trở thành những kẻ chống đối, hiếu chiến! Thiết nghĩ, đó cũng là cách mà những người đứng đầu, có thẩm quyền tại Giáo phận Vinh nên làm để không bị trượt dài trên con đường tội lỗi họ đang đi kia! 

An Chiến

NGỤY BIỆN VỀ NGỤY BIỆN – HÌNH THỨC NGỤY BIỆN MỚI CỦA ĐOAN TRANG


Hôm nay tôi tình cờ đọc được bài “Ngụy biện chồng lên ngụy biện” của “nhà báo” Đoan Trang. Qua bài viết, tôi thấy Đoan Trang đang cáu giận vì cô và đám đông biểu tình của cô đang bị xã hội lên án và công kích. Cô đã lên án những người nhìn cô với thái độ khinh miệt đó và buộc cho họ một cái tội là “ngụy biện”.

Trước hết, cho tôi được định nghĩa thế nào là “ngụy biện”. “Ngụy biện” trong tiếng Hán Việt có nghĩa là những lời lẽ giả dối được sử dụng để thao túng dư luận nhằm che giấu sự thật. Tiếng Anh, “Ngụy biện” được gọi là “fallacy”, ám chỉ những lập luận sai với phép logic do Aristotle đề ra. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét Đoan Trang sử dụng khái niệm “ngụy biện” này với ý nghĩa như thế nào?

Bài viết “Ngụy biện chồng lên ngụy biện” là bài phản biện lại Facebooker VuaNguyen với bài viết “Khi lòng yêu nước bị lợi dụng”. Đoan Trang rất phẫn nộ khi thấy rất nhiều độc giả share bài viết này trong khi cái blog của cô ta đang ngày một ế ẩm vì những bài viết dài mà chẳng có nội dung gì có ích. Thế là Đoan Trang vội phán như sau về bài viết này:

“Lỗi lập luận này có tên gọi là Red Herring (Cá Trích Đỏ), là ngụy biện trong đó một chủ đề không liên quan được đưa ra để đánh lạc hướng chú ý khỏi vấn đề ban đầu. Chủ ý căn bản là để “chiến thắng” trong cuộc tranh luận bằng cách kéo sự chú ý của mọi người khỏi luận điểm đang bàn luận để chuyển sang một chủ đề khác.”


“Tác giả phạm lỗi ngụy biện “Khái quát hóa vội vã” (Hasty generalization). Không phải tất cả những người xuống đường đều là kẻ cơ hội. Không thể vì vài phần tử xấu (không rõ là ai, và tác giả cũng không có bằng chứng để buộc tội một cá nhân nào đó cụ thể là phần tử xấu) mà khái quát rằng cả một tập thể đều xấu, nhất là khi cái gọi là “tập thể” này hình thành mang tính tự phát, không có tổ chức, không có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Vậy điều gi trong bài “Khi lòng yêu nước bị lợi dụng” khiến Đoan Trang sợ hãi đến thế. Đơn giản, đó là sự thật về phong trào dân chủ - Một phong trào đám đông mà đa số những người tham gia đều trục lợi, lừa đảo, sẵn sàng bất chấp thủ đoạn để lừa những con người nhiệt huyết lòng yêu nước vào các hoạt động biểu tình chống đối chính quyền. Đoan Trang đã gọi một sự thật không thể chối cãi là “ngụy biện”. Nếu theo định nghĩa tiếng Hán Việt thì chính Đoan Trang mới là “ngụy biện” bậc nhất. Cô ta sợ bộ mặt thật của phong trào dân chủ sẽ bị bại lộ và những gì cô ta gây dựng sẽ sụp đổ.

Thôi được, Đoan Trang là người chống Trung Quốc, dù cô ta dùng tiếng Hán Việt nhưng chúng ta sẽ không thử chiết tự tiếng Hán Việt tại đây. Có thể bàn về những lỗi mà Đoan Trang buộc tội facebooker Vua Nguyen.

Đoan Trang cho rằng bài viết mắc lỗi “Khái quát hóa vội vã”, bởi vì không phải tất cả những người xuống đường đều là cơ hội.  Nguyên văn tác giả viết như sau: “Xuống đường chung “chiến tuyến” với những kẻ cơ hội, góp phần giúp chúng đạt được mục đích hay là suy nghĩ chín chắn để có hành động phù hợp, các bạn hãy tự quyết định”. Đây là lời kêu gọi của Vua Nguyen, anh ta khuyên mọi người không nên đứng “chung chiến tuyến với những kẻ cơ hội”. Anh ta không hề khẳng định rằng “tất cả những người xuống đường đều là những kẻ cơ hội” giống như Đoan Trang nói. Điều này cho thấy chính Đoan Trang đang mắc phải lỗi “Khái quát hóa vội vã”, bởi vì  câu mà Vua Nguyen viết không hề có ý như Đoan Trang giải nghĩa.

Ngoài ra, Đoan Trang còn nhắc đến lỗi “Cá trích đỏ” trong khi buộc tội Vua Nguyen đánh lạc hướng bằng việc kêu gọi các bạn trẻ học cho giỏi và đóng góp xây dựng đất nước. Thế nào là “đánh lạc hướng”? Đó là vấn đề đang bàn đến A thì bằng một cách khôn khéo người dẫn hướng lái sang B dù B chẳng liên quan gì đến A. Lập luận của Vua Nguyen có bị rơi vào lỗi “Cá trích đỏ” hay không? Không hề! Bài viết đang nhắc đến lòng yêu nước, mà một khía cạnh của lòng yêu nước chính là mỗi cá nhân học tập thật tốt để trở thành người tài mai sau đóng góp sức mình để xây dựng đất nước, chứ không phải yêu nước là xuống đường biểu tình kêu gọi người khác yêu nước giống như Đoan Trang và nhóm Green Tree hay NoU của cô ta vẫn làm. Điều này có sai với sự thật không? Không hề! Điều này có mâu thuẫn với nội dung chính của bài không? Cũng không!

Đây mới là lỗi lập luận “Cá trích đỏ”: Khi Vua Nguyen phơi bày bộ mặt thật của phong trào dân chủ là lợi dụng lòng yêu nước để kêu gọi người xuống đường biểu tình nhằm lật đổ chính quyền và tạo đám đông chịu sự điều phối của những kẻ trục lợi, Đoan Trang lại đem chuyện tự do ngôn luận, tự do biểu đạt ý kiến ra để chặn họng. Đây là trò “đánh lạc hướng” điển hình mà Đoan Trang và đồng bọn thường sử dụng. Đồng ý là ai cũng có quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, nhưng lợi dụng những quyền đó cho mục đích tư lợi của cá nhân và tổ chức là điều đáng phải bị lên án.

Nếu dùng một từ để gọi về những lối lập luận của Đoan Trang mà dùng từ “Ngụy biện” thì e rằng không diễn tả được hết. Tôi xin tặng cho cô ta từ “giảo biện”. Cô ta sẵn sàng đổi trắng thay đen mọi sự để đạt được mục đích trở thành lãnh tụ một phong trào dân chủ lên đến hàng triệu người nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam hiện nay. Bằng mọi giá, cô ta thao túng dư luận. Bằng lời lẽ đao to búa lớn, cô ta vùi dập mọi phản biện, mọi lý lẽ vạch ra sai lầm của cô ta.

Có thể Đoan Trang nói đúng, “không phải tất cả những người xuống đường đều là kẻ trục lợi”, nhưng Đoan Trang thì chắc chắn là một kẻ trục lợi.

Mạng hàng không bị hacker Trung Quốc tấn công, zận chủ đòi giải tán an ninh mạng?


Sau khi mạng nội bộ của các hãng hàng không bị hacker Trung Quốc tấn công, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho ngành hàng không và khách hàng, đe dọa an ninh hàng không Việt Nam đang bị đám zận chủ lợi dụng bôi nhọ, thoá mạ ngành an ninh mạng Việt Nam - nơi nổi tiếng bắt nhiều rận chủ vào tù.

Trong một bài viết sau sự kiện, "hoa hậu biểu tình" Trịnh Kim Tiến cho rằng, người dân Việt Nam " đang sống dưới một chế độ an ninh vô cùng lỏng lẻo và yếu kém", chính quyền đang thổi lòng tự hào dân tộc ra để che dấu cho yếu kém của ngành an ninh, cho cuộc tấn công này "thật sự nỗi nhục khó có thể chống chế của cục an ninh mạng", trong khi lực lượng an ninh Việt Nam "ngốn bao nhiêu ngân sách" của Nhà nước, nên cần "nhìn nhận lại một cách nghiêm túc", rằng an ninh Việt Nam không tài giỏi như truyền thông lâu nay ghi nhận...Đám a dua theo còn cho rằng, cần phải đóng cửa Cục An ninh mạng!


Quả thực mỗi khi có "tai họa" hoặc bất cứ sự tấn công lớn nhỏ nào từ phía Trung Quốc đều được đám zận chủ mở dàn đồng ca, nào là "quốc nhục ", nào là "bán nước", "hèn nhát", yếu kém, tốn tiền thuế của dân, cần phải hạ bệ, thay đổi hay xoá bỏ ... Thường hiếm khi họ đưa ra được giải pháp nào "tử tế" ngoài xóa bỏ chế độ chính trị hay thành tố chịu trách nhiệm sau màn chửi rủa và nhục nhã đủ kiểu. 

Lâu nay Mỹ là mục tiêu tấn công của giới hacker Trung Quốc, rất nhiều vụ việc xảy ra ăn cắp thông tin bí mật quốc phòng hay phá nhiễu, đánh sập hệ thống nội bộ. Chiểu theo nhãn quan của đám zận chủ Việt này thì nơi chuyên kiểm soát hệ thống giao dịch, liên hệ toàn cầu, đột nhập siêu đẳng vào mạng nội bộ an ninh quốc phòng như Mỹ sẽ khiến sự "quốc nhục" đối với lực lượng an ninh mạng Mỹ to đến cỡ nào và cần phải "thay máu " hay đạp đổ ngành này đi để đỡ tốn tiền thuế của dân không?

Ngành an ninh mạng Việt Nam có vẻ như mới ra đời mấy năm nhưng đã bắt tận tay khá nhiều zận chủ đang liên lạc bàn cách lật đổ chính quyền với đồng bọn, những kẻ chuyên lập tài khoản ảo chống chính quyền như Ba sàm Nguyễn hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Già...nên dễ hiểu nó bị giới zận chủ "thù hận" đến cỡ nào. Việc hệ thống mạng nội bộ của ngành hàng không bị xâm nhập thì ngành này cần huy động hệ thống chuyên gia riêng xử lý, giống như hệ thống bảo mật của các ngân hàng vậy. Việc gán ghép khiên cưỡng nhằm "chụp mũ", tạo cớ chửi rủa là "nghề" của đám rận này. Bảo sao chúng mãi chỉ là những kẻ lảm nhảm trên Facebook chẳng được ai quan tâm

VOICE TRUYỀN THÔNG KHÓA HỌC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỂ LÀM


Trong tuần vừa qua, VOICE đã nhiệt tình truyền thông về Khóa học tại Phillipines trên Facebook, và không tiếc tiền để chạy Sponsor. Đây có thể nói là lần đầu tiên VOICE công khai quảng bá về khóa học Xã hội dân sự của mình, chứ không còn ẩn ẩn núp núp như xưa. Điều này cho thấy VOICE đang muốn thay máu cho phong trào dân chủ trong những năm gần đây.

VOICE là tổ chức phi chính phủ do các thành viên của Việt Tân thành lập, mà đứng đầu là Trịnh Hội, một MC phải bám váy vợ mình là Nguyễn Cao Kỳ Duyên để được nổi tiếng. Khi Việt Tân thất bại bằng con đường bạo lực, Trịnh Hội trở thành quân cờ chủ chốt để vẽ ra một chân dung mới cho Việt Tân, mà VOICE là cái trạm trung chuyên. Những người đã qua đào tạo và quá trình làm việc ở VOICE sẽ được Việt Tân tuyển dụng và kết nạp là Đảng viên hoặc được sử dụng như những cảm tình viên đắc dụng mà Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn là ví dụ điển hình.

Bằng việc tổ chức các khóa học, VOICE muốn mở rộng lực lượng của mình. Trước đây, việc tuyển sinh học viên cho các khóa học này được giao cho các cơ sở ở Việt Nam như Hội Anh em Dân chủ của Nguyễn Văn Đài, Phong trào Việt Nam của Hoàng Dũng, No-U, Dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam. Những người chủ chốt của các tổ chức này sẽ chọn ra những thành viên tiềm năng rồi gửi danh sách đẻ VOICE xét duyệt. Mỗi người đi học, người giới thiệu lại được ăn phần trăm. Cách thức tuyển người này kéo dài suốt từ năm 2012 đến 2015. Tuy nhiên, cách thức này đã chứng minh là không hiệu quả, bởi chất lượng học viên quá thấp, và nguy cơ để lộ danh sách học viên có thể đến từ chính những tổ chức trong nước.

Lần này VOICE đăng tin về khóa học Xã hội Dân sự một cách công khai với mục đích muốn thay đổi chiến lược tuyển người. VOICE không chỉ muốn nhặt người từ những phong trào biểu tình chống đối mà muốn thu hút cả những người trẻ có nhiệt huyết thay đổi đất nước đang còn tham gia các tổ chức Xã hội dân sự và các NGOs khác ở Việt Nam. Mức học bổng 350 USD/tháng là một mức hấp dẫn mà bất cứ bạn trẻ nào tham lam cũng có thể dễ dàng sa bẫy.

Sau khi sa bẫy xong, các bạn trẻ sẽ được đưa sang Phillipines, tham gia những khóa học về việc làm thế nào bằng các lý thuyết về Nhân quyền được các tổ chức xã hội dân sự sử dụng để công kích và hạ uy tín của chính quyền Việt Nam. Học xong khóa học, những người ấy sẽ được đưa về hoạt động dưới trướng Đoan Trang và Nguyễn Anh Tuấn, hiện đnag làm mưa làm gió ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.  Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn sẽ biến các bạn trẻ này thành đám đông biểu tình, thành những kẻ chạy ngược chạy xuôi làm truyền thông về phong trào dân chủ, thành “dư luận viên” bợ đít các “anh hùng rơm” chuyên hành nghề biểu tình.

Nói tóm lại, sau khi tham gia khóa học Xã hội dân sự của VOICE, các bạn trẻ sẽ chấm dứt cuộc đời thay đổi xã hội trở nên tốt đẹp hơn, mà bước vào cuộc đời “nhà hoạt động nhân quyền” sẵn sàng tù tội vì đối chọi với chính quyền. Các bạn trở thành tốt thí để hạ uy tín chính quyền, trở thành nạn nhân, để rồi Việt Tân sẽ ghi trường hợp của các bạn vào các bản báo cáo nhân quyền gửi lên Liên Hiệp Quốc. Cuối cùng, Việt Tân sẽ trở thành chính đảng mà tất cả mọi người tin rằng có thể thay thế Đảng Cộng Sản để lãnh đạo đất nước. Một cuộc lật đổ chính quyền sẽ diễn ra mà trong đó các bạn tham gia khóa học đã góp phần tạo nên. Kịch bản là thế!

Các bạn muốn mình thật sự có ích cho xã hội hay thành quân tốt thí? Các bạn hãy chọn đi! Đừng vì 350 USD/tháng mà bán rẻ bản thân mình.

Hát cùng Siêu chíp: VTV BỊ TỐ VI PHẠM BẢN QUYỀN

VTV bị tố vi phạm bản quyền: Hủy giấy chứng nhận 'Hát cùng Siêu chíp'

Liên quan đến vụ việc, Cục Bản quyền tác giả (BQTG) mới đây đã gửi giấy mời ông Tiến và các bên liên quan đến làm việc tại trụ sở của Cục này.

Yêu cầu huỷ giấy chứng nhận chương trình Hát cùng siêu chíp

Như báo điện tử Người Đưa Tin đã đưa, trước đó, ngày 15/7 đạo diễn Lưu Mạnh Tiến (người tố bị chương trình Hát cùng Siêu Chíp của VTV vi phạm bản quyền) đã gửi đơn khiếu nại lần thứ 2 thúc giục Cục BQTG sớm xác minh, làm rõ có hay không việc đối tác của VTV và chương trình “Hát cùng Siêu Chíp” vi phạm bản quyền các nhân vật Gà con mà ông đã được bảo hộ từ 2009.

Liên quan đến vụ việc, Cục BQTG mới đây đã có giấy mời ông Tiến và các bên liên quan đến làm việc tại trụ sở của Cục này.

Trong giấy mời ghi rõ: “Đề nghị các bên tham dự chuẩn bị giấy tờ tùy thân, tài liệu có liên quan và xác nhận việc tham dự với bà Trần Thùy Dương, Phòng quản lý quyền tác giả, quyền liên quan”. Thời gian làm việc là 9h sáng thứ 3 (ngày 2/8).

Giấy mời làm việc ông Tiến nhận được từ Cục BQTG.

Cũng liên quan tới vụ việc, đạo diễn Lưu Tiến cho biết: “Theo những tài liệu của VTV và đối tác đưa ra thì Cục BQTG đã cấp giấy chứng nhận tác giả cho bà Nguyễn Thu Hà (công ty Kim Cương sở hữu) các nhân vật mà tôi đã được bảo hộ từ 6 năm trước.”

Theo quan sát, so sánh các hình ảnh giữa các giấy chứng nhận thì dễ dàng nhận thấy: Các nhân vật Gà Con trong giấy chứng nhận số 667/2015/QTG mà chương trình Hát cùng siêu chíp sử dụng có hình thức, mầu sắc và cấu tạo cơ thể, thậm chí cả tên cũng giống hoàn toàn với các nhân vật đã được cấp giấy từ 2009 của ông Tiến, chỉ khác ở các tiểu tiết nhỏ. Không cần phải là một người có nghề mới nhận ra đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Trong đơn gửi trước đó về Cục BQTG, đạo diễn Lưu Tiến yêu cầu Cục hủy giấy chứng nhận đã cấp cho công ty Kim Cương, nếu giấy chứng nhận này vi phạm bản quyền của ông.

“Không thể có chuyện 1 tác phẩm của tác giả này lại được cấp giấy chứng nhận cho tác giả khác”, vị đạo diễn bày tỏ.

Cục BQTG: Sẽ hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp nếu có sai phạm!

Để rộng đường dư luận, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi bà Phạm Thị Kim Oanh, Cục phó Cục BQTG, bà Oanh xác nhận rằng đơn vị này có cấp giấy số 667/2015/QTG cho công ty Kim Cương.

Bà Oanh cho biết, hiện Cục BQTG đã nhận được đơn khiếu nại của ông Tiến và đang tiến hành các bước để xử lý.

Giải thích về tính chất của giấy số 667/2015/QTG mà VTV đưa ra làm căn cứ bản quyền nhân vật chương trình Hát cùng siêu chíp, bà Oanh nhấn mạnh: "Giấy này không có giá trị xác định quyền tác giả, mà chỉ có tính chất chứng nhận, ghi nhận đăng ký quyền tác giả".

Tuy nhiên, bà Oanh khẳng định: “Nếu phát hiện ra sai phạm, và đúng là có trường hợp sao chép từ một phía nào đó thì giấy chứng nhận cho phía đó sẽ bị cơ quan chức năng hủy bỏ.”

Nói riêng về sự việc của những chú gà Siêu Chíp, vị Cục phó Cục BQTG xác định, đã rơi vào trường hợp tác phẩm được bảo hộ, và có những chứng cứ ngược lại (các giấy chứng nhận đối chiếu giữa 2 bên) nên đã vào cuộc điều tra.

Như vậy, buổi họp ngày 2/8 tới có thể tạo bước quặt quan trọng để giải quyết vụ khiếu kiện bản quyền đã kéo dài suốt nhiều tháng này.

Vũ Khoa

Hay rồi đây: YÊU CẦU BÁO CÁO VỤ "THÂN NHÂN TỐT"

LâmTrực@

Viện KSND tối cao vừa có văn bản yêu cầu Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế phải kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Viện KSND tối cao vụ "không khởi tố lãnh đạo Vinaconex do nhân thân tốt".

He he, vì sao lại không khởi tố với những người có "nhân thân tốt"?

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thì nhân thân xấu hay tốt đều như nhau cả thôi. Miễn truy tố là không đúng rồi.

Ngày 31/5/2016, TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số nội dung, trong đó có việc xem xét diện truy tố các đối tượng trong vụ án có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Qua điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, năm 2004, HĐQT Tổng công ty Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình (Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Văn Tuân (Tổng giám đốc) và 3 ủy viên khi thực hiện vai trò, nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà - Hà Nội đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình.

Các ông có tên nêu trên đã (1) quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng; (2) lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, kinh nghiệm để cung cấp sản phẩm composite không đảm bảo chất lượng khiến công trình xây dựng liên tục xảy ra sự cố gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan CSĐT xác định, việc làm của các thành viên HĐQT Tổng công ty Vinaconex có dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, quá trình điều tra, những người này đã hợp tác tích cực với cơ quan điều tra, khai báo thành khẩn để làm rõ bản chất vụ án. Những người này cũng có nhân thân tốt, không vụ lợi khi đưa ra các quyết định trái pháp luật nêu trên, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác, người chịu trách nhiệm chính trong các quyết định trái pháp luật của HĐQT Tổng công ty Vinaconex là nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuân hiện mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu. Do vậy, liên ngành tư pháp Trung ương xét thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên HĐQT Tổng Công ty Vinaconex.

Kết luận này không nhận được sự đồng tình của nhiều luật sư và người dân. Do đó, Viện KSND tối cao yêu cầu phải rà soát, báo cáo lại vụ việc trên.

Sau màn đấu tố ông Cự, báo giới quay sang nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang

Mẹ Đốp


Chuyện đúng - sai trong chuyện cấp phép 70 năm cho Formosa đối với ông Võ Kim Cự coi như đã rõ khi mới đây nhất trong buổi họp báo kết thúc phiên họp đầu tiên Quốc hội khóa XIV, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chính thức tuyên bố: "Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Chính phủ về thời hạn 70 năm cho Formosa, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT kiểm tra xem có đủ điều kiện không. Sau đó, các ngành đã vào xem xét, xác định đủ điều kiện 70 năm". Nhưng điều này không có nghĩa những vấn đề liên quan hoạt động của Formosa đã kết thúc tại đây khi mà câu hỏi trách nhiệm vẫn chưa có chủ nhân! 

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang (Nguồn: Báo Lao động). 

Theo đó, mới đây nhất, báo Lao Động tiếp tục có bài viết "Vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?".Với việc tác giả bài báo đặt dấu chấm hỏi cuối tít bài thì dù chưa đọc vào bài cũng hiểu vấn đề nêu ra chỉ mới là một câu hỏi, mà đã là câu hỏi thì chắc chắn chưa thể nói tới chuyện đúng sai. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Nguyễn Minh Quang (cũng là một người con của đất Hà Tĩnh) vì thế mới chỉ thuộc tầm ngắm như ông Cự thời gian gần đây chứ chưa thể kết luận được bất cứ điều gì! 
Ông Nguyễn Minh Quang bị đặt vấn đề trách nhiệm ở điều gì? 
Như báo Lao động đã xác nhận trong bài viết, là người đứng đầu Bộ Tài nguyên & Môi trường nhưng ông Quang chỉ thực sự đảm nhận cương vị này từ tháng 12.2010. Vả lại, trước khi đảm nhiệm cương vị tư lệnh ngành Tài nguyên & môi trường ông Quang là Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chứ không công tác tại Bộ Tài nguyên & Môi trường. Vì thế, nếu đặt vấn đề trách nhiệm của ông Quang trong việc phê duyệt dự án Formosa vào Việt Nam năm 2008 là điều không thể. Báo chí nói chung, báo Lao động nói riêng sẽ không dại gì chui vào địa hạt của một thứ mà họ sẽ bị lên án ngay lập tức. Việc bạch hóa vấn đề ngay trong bài viết cho thấy Báo Lao động  ý thức rất rõ điều này! 

Vấn đề được báo này đưa ra để đặt vấn đề trách nhiệm đối với nguyên Bộ trường Nguyễn Minh Quang vì thế là một vấn đề có tính sát sườn, gắn với thời điểm ông về công tác tại Bộ tài nguyên & Môi trường: Cho phép Formosa xả thải thẳng ra biển và trách nhiệm của Bộ Tài nguyên & Môi trường trong quá trình giám sát về những loại chất thải mà Formosa đưa ra biển khi đã cho phép? 

Có một điều dễ nhận thấy là cũng giống như màn đấu tố nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Võ Kim Cự, vấn đề trách nhiệm được đặt ra với ông Quang cũng là trên khía cạnh người đứng đầu Bộ tài nguyên & Môi trường chứ không phải trách nhiệm đơn lẻ! Và để giải trình cho nghi vấn của mình, báo Lao động cho biết: "Trên thực tế, ngày 14.7.2014, Formosa có văn bản gửi Bộ TNMT xin cho xây dựng đường ống xả thải ra biển và hơn 1 tháng sau, ngày 26.8.2014, Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển. Như vậy, Bộ TNMT chỉ cần hơn 1 tháng để hoàn tất mọi thủ tục từ kiểm tra, tới điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) của Formosa". 

Cũng theo thông tin của Báo Lao động, phóng viên của báo này đã có cuộc phỏng vấn đối với nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang hôm 25.7. Lấy lí do "việc thẩm định hồ sơ Formosa năm 2008 thuộc trách nhiệm của ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường lúc bấy giờ, vì ông đã uỷ quyền cho ông Tuyến phụ trách vấn đề này" nên nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đã từ chối trả lời các câu hỏi liên quan tới việc cấp các loại giấy phép cho dự án Formosa. Tuy nhiên, sự việc càng trở nên rối rắm khi ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường trong cuộc trả lời phỏng vấn Phóng viên báo Lao động lại phủ nhận thông tin được ông Quang đưa ra, đồng thời khẳng định "việc chấp thuận đưa Formosa vào Việt Nam cũng như cho dự án này xả thải ra biển là chủ trương của Ban cán sự Đảng trong đó có nhiều người chứ không riêng mình ông". 

Ở  đây, chúng ta hoàn toàn dễ hiểu tại sao báo Lao động lại chưa thể kết luận vấn đề được nêu ra. Sự đối lập trong cách trả lời phỏng vấn của hai vị nguyên là lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường đang khiến cho họ chưa thể tìm ra câu trả lời cuối cùng. Dấu hỏi (?) được đặt cuối tít bài là vì thế! 

Vậy nhưng, cũng như trách nhiệm giám sát dự án Formosa xả thải ra biển, liệu có cần thiết không khi đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với việc cấp phép xả thải ra biển khi mà trong lời thú tội, nhận trách nhiệm của mình, bản thân Formosa đã thừa nhận họ đã thực hiện không đúng quy trình, thỏa thuận giữa họ và Bộ Tài nguyên & Môi trường. Hay nói cách khác, việc cấp phép xả thải ra sông (như ban đầu) hay ra biển (như giai đoạn sau) đã trở nên không quan trọng bởi để được xả thải Bộ Tài nguyên & môi trường đã buộc Formosa phải thực hiện một số quy trình và phần việc kèm theo để đảm bảo rằng lượng thải được xả ra không ảnh hưởng tới môi trường! Và chúng ta thử hỏi rằng, liệu Bộ Tài nguyên & Môi trường có thực hiện được chức năng giám sát (Quan trắc, kiểm định chất lượng nước thải) không khi xả ra môi trường không khi thiếu đi sự hợp tác của Formosa (chủ thể xả thải)? Khi mà Formosa vẫn luôn xả thải ra môi trường một cách lén lút và có động thái đối phó! 

Chính vì vậy, để đánh giá đúng thực chất vấn đề hãy khoan đấu tố nhau, quy kết trách nhiệm đối với các cơ quan chức năng bởi nó sẽ không đi đâu về đâu. Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến nếu có xem xét trách nhiệm thì cần tiếp tục xem xét trách nhiệm của Formosa như ý kiến của ĐBQH Nguyễn Anh Trí (xem thêm:tại đây).

Từ chuyện doanh nhân 2 quốc tịch lọt vào Quốc hội, bàn đến chuyện xác nhận lý lịch ứng cử viên ĐBQH


Dư luận Việt Nam vừa qua xôn xao quanh chuyện doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường mang quốc tịch Cộng hòa Malta sau 4 năm mới bị phát hiện ra và bị tước quyền Đại biểu Quốc hội với lỗi gian đối, không kê khai trong hồ sơ ứng cử cho thấy, có lỗ hổng nghiêm trọng trong việc bỏ ngỏ khâu thẩm tra, xác nhận lý lịch của ứng cử viên ĐBQH.



Từ vụ việc này  quay ngược trở lại những cá nhân trong “phong trào dân chủ” tổ chức chiến dịch ứng cử ĐBQH nhằm gây nhiễu loạn, phá hoại bầu cử cũng có màn xác nhận lý lịchtự khai tương tự, hầu hết họ đều bỏ qua những tình tiết “bất lợi”, thậm chí án tích vi phạm pháp luật của mình khi hồ sơ ứng cử ĐBQH, quay ngược lại tấn công, đòi kiện UBND một số phường bổ sung phần hành vi vi phạm pháp luật, thái độ chính trị, vi phạm tiêu chuẩn ứng cử viên ĐBQH trong quá trình xác nhận lí lịch tự khai bằng việc trích dẫn văn bản luật quy định, UBND Phường chỉ có thẩm quyền “xác nhận” chữ ký là của họ, không có quyền xác nhận, bổ sung gì vào bản khai,  những gì họ khai còn đúng sai thuộc về trách nhiệm cá nhân người khai trước pháp luật!!!

Nội dung “ăn vạ” của một ứng cử viên ĐBQH zân chủ đã tự xóa nhưng còn lưu trên cached https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:3-EspIfWouIJ:https://www.facebook.com/loveland090/posts/10209219546983618+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

Nguyên văn quy định này từ Chỉ thị số 1520/HTQTCT-CT của Cục Hộ tịch - Quốc tịch - Chứng thực, Bộ Tư pháp hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch quy định:  "...Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch" và  "Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân./."

Vậy nên mới có chuyện dở khóc dở cười mà chỉ có người trong cuộc, hàng xóm, chính quyền địa phương mới nắm được bản thân ứng cử viên có xứng đáng, có đáp ứng được tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và các cơ quan dân cử lại được quy định rất rõ ràng trong luật thì bị chính văn bản hướng dẫn thực hiện luật “nhắc nhở”: tôn trọng và nên chấp  nhận  nội dung khai báo bất kể đúng sai của ứng cử viên !?!

Tất nhiên trong Hội đồng bầu cử các cấp có tiểu ban an ninh có trách nhiệm này. Tuy nhiên đây là vấn đề hết sức tế nhị trong điều kiện Đảng, Nhà nước có chủ trương khuyến khích người dân ưu tú, ngoài Đảng ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước, nên các quá trình Hiệp thương dễ bị lên án là Hội đồng bầu cử  định đoạt  “số phận” ứng cứ viên, sẽ không công bằng, khách quan với người tự ứng cử - vốn gặp nhiều bất lợi về mặt cạnh tranh uy tín, ảnh hưởng hơn các ứng cử viên được các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội lựa chọn giới thiệu. Đây là lỗ hổng mà đám zân chủ trơ tráo khai thác để lấp liếm sai phạm của bản thân khi bị một số UBND phường ghi vào sơ yếu lý lịch của họ để ăn vạ chính quyền “bất công”, “phân biệt đối xử”, “gây khó dễ” cho các ứng cử viên tự do như họ

Đánh giá về công tác bầu cử vừa qua, báo chí trong nước đã đề cập đến việc cần bổ sung bản xác nhận lý lịch tư pháp vào hồ sơ ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp vì thực tế đã có hàng trăm ứng cử viên có vấn đề về tâm thần, có vấn đề về sức khỏe, thậm chí thích ứng cử cho “oai”, gây khó xử cho cả phía Hội đồng bầu cử, thậm chí là lỗ hổng nghiêm trọng cho những kẻ không coi trọng việc ứng cử mà chỉ muốn làm để quậy phá quá trình bầu cử, tạo cớ tuyên truyền chống Nhà nước, làm đẹp profile “nạn nhân chế độ” như họ mong muốn để làm màu với thế lực đang nuôi dưỡng, bảo kê, tiếp sức, yểm trợ cho họ.

Vụ việc của ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường càng cho thấy, lỗ hổng nghiêm trọng trên trong quy trình bầu chọn ứng cử viên ĐBQH. Phàm càng muốn xây dựng và đảm bảo dân chủ thì luật pháp càng phải chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch, bịt kỹ các khe hở để những kẻ vụ lợi, suốt ngày chỉ nghĩ cách “chống” và “phá” bớt đi cơ hội thì Quốc hội khóa này cần sửa đổi, bổ sung yêu cầu xác nhận lý lịch tư pháp, khám sức khỏe vào hồ sơ ứng cử của công dân, ai không đáp ứng “tiêu chuẩn cứng” thì loại thẳng ngay từ Hiệp thương 2, tránh lãng phí ngân sách, cơ hội gây nhiễu loạn, chống phá hay lọt lưới sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn vào cơ quan quyền lực Nhà nước 

Phạm Thanh Nghiên có cứu nổi chiến dịch Formosa của MLBVN?


Lâu nay ai cũng ngỡ MLBVN của Vũ Đông Hà, ông chủ Dân Làm báo đã chết lâm sàng sau hàng loạt chiến dịch quy mô, hoành tráng như chiến dịch Tôi muốn biết bị các DLV phá thối, ê mặt trước trụ sở Quốc hội khi đưa kiến nghị "Bạch hoá Hội nghị Thành Đô", chiến dịch tự do -dân chủ-nhân quyền 2015 chết ngay từ bước 1 khi Việt tân dốc sức cùng mà không thu nổi 100 ngàn chữ ký, cố đấm sang bước 2 thì tuyệt thực èo uột, hình thức khiến cả chiến dịch chìm nghỉm luôn. Đến nay, trước khi phát đi lời kêu gọi đòi chấm dứt hoạt động của Formosa thì như trước đó, Phạm Thanh Nghiên lại ỉ ôi, gạ gẫm các đầu tàu hội nhóm ủng hộ. 

Dù đứng ra nhận mình là người xây dựng kế hoạch, trực tiếp điều hành, tổ chức để hy vọng họ vị nể những năm tháng tù đày mà ủng hộ, nhưng xem ra chẳng khá hơn được tí nào, nhất là vụ kêu gọi biểu tình tiếp vào ngày 31/7. Bất chấp Phạm Thanh Nghiên vận dụng hết võ gia truyền, thế chấp uy tín thay Vũ Đông Hà (vốn quá nổi tiếng về sự cực đoan và tài dựng/bịa chuyện bất chấp thể diện tạo thành "thương hiệu" nhảm nhí cho DLB) đều chỉ nhận được vài câu đãi bôi vì nể cái mặt nhau mà thôi.

Ngay đến NoU hào hứng với vụ biểu tình ủng hộ phán quyết PCA còn thất bại thảm hại khi chỉ vài gương mặt nhẵn nhụi ra độc diễn màn lên xe bus, chán luôn khỏi kêu gọi lần sau. Thậm chí có vài thủ lĩnh ngầu nhất NoU đã tuyên bố "cai" biểu tình thì xem ra Phạm Thanh Nghiên có thuyết phục đến đâu cũng vậy nói gì đến các hội nhóm khác.

Green Trees Hà Nội đáng lý chớp lấy cơ hội "cách mạng cá", đã đổi họ thay tên cho hợp mode biểu tình thời cá chết, cũng tắc ngóm, xì ra được mỗi cái đơn đòi xử lý ông Cự cho có "phong trào hậu cá chết" là hết pin. 

May ra có vài lời hứa hẹn từ các hội nhóm thân hữu của Việt tân kiểu HAEDC hay HCTNLT, xong những hội nhóm với nhúm người này chắc lại biểu tình tại gia, giương cái khẩu hiệu tự sướng.

Nói chung, kết cục ngày biểu tình chắc blogger Mẹ Nấm Gấu với 2,3 đệ tử lại ra chụp ảnh giữa đường. Các tỉnh thành khác lại tụ tập ở góc nhà, chụp phát rồi đánh chén coi như đáp lại thịnh tình của Nghiên và nhóm MLBVN một thời. HN có thể khá hơn vì đông tay chân Việt tân chắc lại "biểu tình du kích" góc phố hay "chụp ảnh du kích" trước trụ sở Quốc hội là xong. Mời các bạn quan sát ngày chủ nhật 31/7 tới sẽ thấy tôi nói đúng không nhé!

Chiến dịch bảo vệ môi trường bằng biểu tình của MLBVN đã thất bại hoàn toàn


Núp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường, đuổi Formosa ra khỏi Việt nam, MLBVN kêu gọi  “Tất cả cùng nhau khởi động và tiến hành một phong trào tranh đấu khôi phục và bảo vệ môi trường, chấm dứt những thảm họa tương tự trong tương lai bằng một cuộc biểu tình rộng khắp, trải dài từ trong nước ra đến hải ngoại vào ngày Chủ Nhật, 31 tháng 7 năm 2016”, xem như “bước khởi đầu của chiến dịch” bằng hàng tá các hoạt động như từ kiện cáo đòi quan chức liên quan phải bị xử lý, truy tố, quyen góp tài chính, từ thiện…Bản kế hoạch do blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu) biên soạn, lấy danh nghĩa của Phạm Thanh Nghiên vì Nghiên có mác đi tù về, được đám zân chủ trong nước trọng nể hơn cũng như NGhiên trực tiếp vận động các hội nhóm trong nước ủng hộ, hậu thuẫn là Dân làm báo và Việt tân, nhưng đã thất bại thảm hại ngay từ bước khởi đầu.
Ngày 31/7/2016, chỉ có một nhúm Việt tân ở VInh ra phóng xe máy ra góc đường chụp trộm kiểu ảnh up lên mạng. Ở Hà Nội, nhóm 3 Việt tân gộc chui vào góc công viên núp dưới tán lá chụp lấy kiểu ảnh quăng lên mạng. Ở Hải Phòng, đại gia đình “dân oan” Maria Thúy Nguyễn vào dàn hàng chụp ảnh ở khu đất nhà mình. Chấm hết. Xem như đã hoàn thành “nghĩa vụ” với Việt Tân hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm MLBVN. Ngay đến các hội nhóm rất thân với Phạm Thanh Nghiên như nhóm Hội Anh em dân chủ hay Hội Cựu tù nhận lương tâm mà Nghiên đều “có chân” trong đó cũng không ai “hưởng ứng” lấy lệ chứ đường nói gì đến chuyện xuống đường
Đúng “văn hóa Việt tân” là một số nơi xuất hiện tờ rơi phản đối Formosa dán ở các cột điện, góc tường up loạn lên mạng cho có “phong trào” và nhắc dư luận đừng quên đi sự tồn tại của các phong trào, chiến dịch núp dưới danh nghĩa cá chết, Formosa để quậy phá, ăn hôi của đám zận chủ nội ngoại.
Vậy là cả một chiến dịch “quy mô” do blogger Mẹ Nấm Gấu dày công viết ra cùng Vũ Đông Hà chỉnh sửa – vốn là kẻ dày công nghiên cứu các bài bản, chiến lược lật đổ các nước trên thế giới, thất bại ngay từ khi khởi phát, còn thê thảm gấp vạn lần Chiến dịch nhân quyền 2015. Điều này báo hiệu cho thấy Dân làm báo – tổ chức ngoại vi của Việt tân chỉ dựa vào một vài nhân vật trong nước như Mẹ Nấm Gấu, Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến và vài cây bút cực đoan ẩn danh kiểu Nguyễn Ngọc Già đã bị cô lập trong nước, giờ không còn bất kỳ ai muốn dính dáng đến MLBVN, tổ chức nhóm Đoan Trang – Nguyễn Anh Tuấn khởi xướng với sự liên minh của VOICE-Dân làm báo một thời nữa.