2016/06/01

NHỮNG KHÚC QUANH CỦA LỊCH SỬ (Phần 1)

 
 
 
"Tại sao quan sử thời đại HCM lại tôn Mạc Đăng Dung thành Mạc Thái Tổ?" Để trả lời cho câu hỏi này và cũng là để chỉ rõ việc Mạc Đăng Dung không xứng đáng được chính quyền Hà Nội lấy để đặt tên cho một tuyến đường/ việc tại sao không sử dụng danh xưng "Mạc Đăng Dung" mà lại là "Mạc Thái Tổ". Dương Thu Hương, một người Việt hiện lưu vong tại Pháp (trong Video ở trên) đã đưa ra những lí do như sau: 
Chân dung Dương Thu Hương (Nguồn: Internet). 

Thứ nhất, bà Hương cho rằng Mạc Đăng Dung không xứng đáng được vinh danh trong bối cảnh hiện tại bởi trong quá khứ ông là một kẻ "phản thần" và "bán nước". Và để chứng minh cho điều mình nói, bà Hương đã trích một đoạn trong cuốn Việt Nam sử lược của nhà sử học Trần Trọng Kim: "Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp ngôi, ấy là một nghịch thần; đã làm chủ một nước nhà mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần trói mình lại để cầu lấy cái phú quý cho thân mình, ấy là một người không biết liêm sỉ. Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là phản quốc, đối với cách ăn ở của loài người là không có nhân phẩm, một người như thế thì ai mà kính phục?...một cơ nghiệp dựng lên bởi sự gian ác hèn hạ như thế, thì không bao giờ bền chặt được”.

Tiếp đó, để lí giải nguyên nhân "nhà cầm quyền Việt Nam tôn vinh Mạc Đăng Dung" và tại sao người dân Việt Nam không có phản ứng dữ dội để chống lại quyết định đặt tên đường để tôn vinh Mạc Đăng Dung mà Bà cho đó là việc dân tộc này đánh mất sự liêm sỷ, lòng tự trọng và sự tôn trọng lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha. Bà Dương Thu Hương đã đặt ra những giả thuyết kiểu như: Người dân không có óc suy xét, không thuộc lịch sử và cần phải suy xét họ có còn tư cách và khả năng suy nghĩ hay không? Rồi bà cũng cho rằng, đội ngũ trí thức, nhà khoa học chỉ là những tên tôi tớ trá hình, không có khả năng "tối thiểu" để giữ nhân cách và làm việc chỉ để kiếm được đồng lương; họ sẵn sàng đánh mất nhân phẩm và "hãm hiếp lịch sử" (Ám chỉ PGS. TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng  Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với phát biểu đồng tình với việc đặt tên đường lấy tên Mạc Đăng Dung). 

Thứ hai, bà này cũng cho rằng, "trong khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để làm một cuộc cải cách xã hội rất hoành tráng, tận tâm, tận lực muốn thay đổi nước Việt thì Mạc Đăng Dung "cướp ngôi" nhà Lê xong không làm việc gì hết, chỉ để thay đổi "màu cờ sắc áo", thay đổi tự họ Lê sang họ Mạc thôi"; hành động tự trói mình trước quân giặc là nỗi nhục không bao giờ có thể gội rửa nổi. Để rồi sau đó quy kết việc nhà cầm quyền tôn vinh Mạc Đăng Dung là sản phẩm của cái gọi là "tâm trạng bối rối của kẻ bán nước này bào chữa cho kẻ bán nước khác...". 

Xét về mặt logic thì 02 vấn đề được Dương Thu Hương chỉ ra ở trên thực chất chỉ là một vấn đề. Trả lời, làm sáng rõ được vấn đề/ câu hỏi thứ nhất thì vấn đề/ câu hỏi thứ hai dù không lí giải thêm cũng đã sáng rõ! 
PHẦN I: Bối cảnh hình thành và những điều Nhà Mạc đã làm được sau khi đăng quang
Cùng chung số phận với nhiều nhân vật khác trong lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử các triều đại phong kiến nói riêng. Đã có một thời gian dài những cái tên như Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung và sau này là Nguyễn Ánh - Gia Long đã mang những điều tiếng không hay. Về nguyên nhân thì chính bởi cái nhìn nhận lịch sử có phần thiếu toàn diện, không đong đếm giữa công - tội của từng người và nặng về cảm quan cá nhân. Riêng đối với đoạn sử do nhà sử học Trần Trọng Kim viết về Mạc Đăng Dung thì theo nhận xét của CN. Trần Phương (Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng): "Có lẽ, Trần Trọng Kim – tác giả sách Việt Nam sử lược là người bình phẩm Mạc Đăng Dung một cách khắt khe, gay gắt nhất". Đó là chưa nói tới việc dù được đánh giá là một nhà sử học tiêu biểu, tài năng nhưng với việc tham chính dưới Chính phủ do Nhật bảo hộ thì Nhà sử học Trần Trọng Kim không xứng đáng để nói ra những điều khó nghe về tiền nhân!

Ở đây, chúng ta phải công nhận một thực tế là để hình thành nên Nhà Mạc trong 70 năm, Mạc Đăng Dung đã soán ngôi nhà Lê (Thời kỳ Lê mạt) và ông cũng được xem là nhân vật hàng đầu thúc đẩy sự diệt vọng của một triều đại được đánh giá là đem lại không ít thành tựu cho dân tộc Việt Nam thế kỷ 15, 16. Tuy nhiên, liệu gọi việc soán ngôi của Mạc Đăng Dung là hành vi của một tên "nghịch thần" hay có chăng đó chỉ là một sự thay đổi phù hợp với quy luật hưng vong của lịch sử và phải chăng sau khi hình thành nên vương triều của mình thì Mạc Đăng Dung đã "không làm việc gì hết, chỉ để thay đổi "màu cờ sắc áo", thay đổi tự họ Lê sang họ Mạc thôi" như cách đánh giá của Dương Thu Hương? 

Quay trở về thời điểm trước, trong và sau khi Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê sẽ thấy rất rõ điều này. 

Triều đại nào cũng có lúc thịnh - suy và Nhà Lê cũng không phải là ngoại lệ. Sau một thời gian dài phát triển hưng thịnh và tạo ra được không ít dấu ấn huy hoàng trên nhiều lĩnh vực, sau sự kiện vua Lê Hiến Tông băng hà vào năm 1504, triều đại Nhà Lê dần đi vào con đường rối loạn, suy đồi. Việc các vị vua tiếp sau đó hoặc chết vì bạo bệnh (vua Túc Tông - Hoàng tử Thuần mất lúc đăng quang chưa được 6 tháng), hoặc do non kém về năng lực, hèn kém về nhân cách không màng chuyện triều chính (vua Lê Uy Mục) đã khiến nội bộ nhà Lê xuất hiện, hình thành những mâu thuẫn gay gắt trong cung cấm và ở triều đình; các phe nhóm sẵn sàng thanh trừng lẫn nhau để dành lấy quyền bính về tay mình mà việc vua Uy Mục ngầm giết bà nội (tức Thái Hoàng Thái Hậu Trường Lạc, vợ vua Lê Thánh Tông, mẹ vua Lê Hiến Tông) và nhiều tông thất, đại thần là một ví dụ điển hình. 

Trong bối cảnh đó, không chỉ lòng dân chán nản mà nhiều đại thần kiên trung, tận tụy và tài năng cũng đem lòng chán nản, đi kiếm tìm minh quân mới. Việc một số đại thần bí mật về thành Tây Đô ở Thanh Hoá tụ hợp mưu phế bỏ Lê Uy Mục và bài hịch kêu gọi quan lại, tướng sĩ nổi lên đánh Lê Uy Mục của Bảng nhãn Lương Đắc Bằng càng cho thấy rõ sự thối nát và mất vai trò lịch sử của Nhà Lê. Và những tưởng rằng, sau khi lật đổ triều đại của  vua Lê Uy Mục và với sự lên ngôi thay thế của vua Lê Tương Dực, triều đại Nhà Lê sẽ chấn hưng và lấy lại vị thế của mình. Nhưng dường như đó chỉ là phút huy hoàng cuối cùng rồi chợt tắt bởi dù làm được một số việc có ích trong thời kỳ đầu chấp chính nhưng Vua Lê Tương Dực lại nốt gói vua Lê Uy Mục khi sa vào chơi bời trác táng đến nỗi bị dân chúng gọi là vua Lợn... Nội chiến, chủ nghĩa phe phái vì thế càng có điều kiện để hình thành, phát triển... 

Ở một bối cảnh như thế, quy luật thường thấy của lịch sử cũng đã chứng minh, để ổn định tình hình tất yếu sẽ xuất hiện những nhân vật tiêu biểu mà nhân cách, tài năng của họ đủ tạo ra sự khác biệt. Mạc Đăng Dung là con người như thế. Và có một chi tiết mà không thể không quan tâm chính là việc, tình trạng phe phái, nội chiến trong nước đã tạo điều kiện Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền binh và giữ chức Thái sư đứng đầu triều đình. Cũng chính điều này nên nhiều người khi tiếp cận lịch sử đã hiểu lầm rằng chính Mạc Đăng Dung là nhân vật thúc đẩy sự bạc nhược trong triều Lê để tiến tới soán ngôi. Song, như đã nói ở trên, việc che khuất về mặt cứ liệu lịch sử đã khiến ông chịu nhiều oan khuất! Và nói như thế để thấy rằng, không thể xem việc thâu tóm quyền bính, xưng vương của Mạc Đăng Dung là hành vi của một kẻ nghịch thần như sự nhìn nhận của Dương Thu Hương. Đó chỉ có thể là việc một nhân vật lịch sử tiêu biểu ra giúp đời, giúp dân tộc như cách làm của những người khai mở Triều Trần, Triều Hồ và cả Triều Lê sau này! 

Và nói như học giả Lê Văn Hoè trong một bài khảo luận để thân oan cho Mạc Đăng Dung đăng trên tuần báo Đời Mới năm 1951 nhận xét: "Mạc Đăng Dung là anh hùng lập thân trong thời loạn” sau khi cho hay: "Thời bấy giờ là thời thiên hạ đại loạn. Vua chẳng ra vua, tôi không ra tôi. Vua ngờ vực tất cả mọi người chỉ định giết. Tôi thì giết vua, triều thần chẳng ai coi vua ra gì. Sinh vào thời đại loạn như vậy, chỉ có hai con đường: một là lui về nơi sơn lâm để tránh tai vạ; hai là xông ra dẹp loạn an dân, giúp vua giúp nước. Mạc Đăng Dung đã đi vào con đường thứ hai. Đăng Dung phò vua, nhưng vua định giết Đăng Dung. Cuối cùng Đăng Dung mới cướp ngôi vua, vì thấy vua bất lực. Kể ra thì Mạc Đăng Dung cũng không tránh khỏi cái tội giết vua và cướp ngôi. Nhưng trước kia thời Đinh, Lý, Trần…không phải là không có người giết vua cướp ngôi. Và ngay thời Mạc Đăng Dung bấy giờ, cũng có bao nhiêu kẻ hoặc đã giết vua, hoặc lăm le cướp lấy ngôi báu. Đứng vào địa vị của Mạc Đăng Dung bấy giờ, muốn tiến thân không ai làm khác được. Giả sử Mạc Đăng Dung lui về ẩn dật, bỏ mặc việc đời, thì nhà Lê cũng không giữ nổi cơ nghiệp, ngai vàng hoặc đã về họ Trịnh, họ Trần (Trần Cảo), hay họ Nguyễn, họ Hoàng; Mạc Đăng Dung chỉ là một người anh hùng lập thân ở thời loạn mà thôi. Trách Đăng Dung sao không cúc cung tận tuỵ thờ vua Lê thì chẳng khác gì trách Võ, Thang sao không tận trung thờ các vua Kiệt, Trụ!”

Riêng đối với câu hỏi dưới thời Mạc Đăng Dung và các triều đại nhà Mạc sau đó có thành tựu gì nổi bật không hay "không làm được gì" và bị thay thế bởi cách thức tương tự kiểu "gieo nhân nào gặp quả nấy"? Thì xin thưa rằng, với gần 70 năm tồn tại, phát triển, mặc dù không nhiều và huy hoàng như nhiều triều đại trước đó, nhưng nhà Mạc đã kịp để lại nhưng cống hiến tiêu biểu, nhất định cho dân tộc. Ngoài việc chấm dứt tình trạng cát cứ phân tranh xảy ra cục bộ ở nhiều địa phương, Nhà Mạc đã có nhiều hình thức "khuyến khích sản xuất nông nghiệp, chú trọng phát triển công nghệp, thương mại, các ngành nghề thủ công; mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá với nhiều nước châu Á, châu Âu, chăm lo thi cử để tuyển nhân tài. Xã hội Đại Việt thời Mạc đi dần vào thế ổn định…" (Theo CN. Trần Phương (Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng). 

Như thế, dù rất ngắn ngủi để một thành tựu có thể trở nên rõ nét nhưng chúng ta không thể không ghi nhận công lao của triều đại Nhà Mạc nói chung, cá nhân Mạc Đăng Dung nói riêng trong công cuộc ổn định xã hội, khôi phục và đem lại sự ấm no cho cuộc sống nhân dân sau những biến động tiêu cực của lịch sử. Và xét trên khía cạnh này thật dễ hiểu khi Mạc Đăng Dung được vinh danh trên 02 khía cạnh: (1) Chấm dứt một triều đại suy đồi, mất vai trò lịch sử; (2) Thiết lập sự ảnh hưởng của triều đại do mình lãnh đạo! Thiết nghĩ rằng, với 02 vai trò không ai thay thế được thì việc được hậu thế tôn vinh bằng việc lấy tên đặt tên đường và việc xây dựng Di tích Khu Tưởng niệm các vua nhà Mạc ở Cổ Trai - Kiến Thuỵ - Hải Phòng trong các hoạt động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội là lẽ tất yếu! 

Xin được quay lại với Phần II và kết thúc ở các bài viết tiếp theo! 

An Chiến

ĐỀN TỘI

Khoai@


Tin vui là tên tài xế đâm, kéo lê CSGT ở Sài Đồng, Gia Lâm hôm 12/12/2015 lĩnh án 18 năm tù. 

Hắn tên Đoàn Văn Chuyên.

Sáng nay, 1/6/2016 TAND Hà Nội đã tuyên phạt 18 năm tù vì tội giết người. 

Theo cáo trạng, khoảng 9h ngày 12/12/2015, Chuyên điều khiển xe ô tô đi trên đường Nguyễn Văn Linh hướng từ Hải Phòng đi Hà Nội. Tới ngã tư Sài Đồng – Nguyễn Văn Linh, do vi phạm luật giao thông, nên bị Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt, công tác tại Đội CSGT số 5 đang làm nhiệm vụ ra tín hiệu yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Nhận được tín hiệu dừng xe, nhưng Đoàn Văn Chuyên không chấp hành yêu cầu mà điều khiển xe đâm thẳng vào Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt. Trước tình huống này, Thượng úy Đạt vội nhảy lên bám vào cần gạt nước của xe và tiếp tục yêu cầu Chuyên chấp hành luật pháp. Tuy nhiên, Chuyên tiếp tục điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách nhằm hất đồng chí Đạt xuống đường. Trong lúc điều khiển xe bỏ chạy, Chuyên va chạm với chiếc xe ô tô Vios, khiến Thượng úy Đạt ngã xuống đường và bị xe lê vào gầm, Chuyên vẫn điều khiển xe kéo anh Chuyên đi khoảng 20m rồi cho bánh sau của xe đè lên người, khiến nạn nhân bị đa chấn thương, dập nội tạng, máu tụ hộp sọ, gãy 5 xương sườn và ống chân.

Việc tấn công và cố ý giết một anh CSGT đang làm nhiệm vụ không đơn giản là chống người thi hành công vụ mà đó là hành vi chà đạp, dày xéo lên luật pháp.

Cuối cùng thì tên giết người cũng bị luật pháp trừng phạt.

Dưới đây là những hình ảnh anh Đạt bị đâm và kéo lê trên đường.




KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ô NHIỂM BIỂN VŨNG ÁNG - FORMOSA ĐANG DẪN 1-0

DỰ ÁN PHÂN TÍCH ĐỘC LẬP Ô NHIỄM BIỂN MIỀN TRUNG


26/05/2016: Kết quả từ đợt lấy mẫu đầu tiên tại Hà Tĩnh


TÓM TẮT (bản chi tiết ở file báo cáo)
 
Với chỉ một đợt lấy mẫu và phân tích, chúng tôi chưa có kết luận tuyệt đối về độ an toàn của các vị trí lấy mẫu nói riêng và khu vực Vũng Áng nói chung. Tuy nhiên, kết quả của đợt lấy mẫu và phân tích đầu tiên cho thấy, nước biển ở các vị trí lấy mẫu không bị nhiễm độc cấp tính bởi kim loại nặng, phenol và xyanua.

Ở gần cống xả thải của Formosa, nước biển có thể không an toàn cho sinh vật biển sống ở đó vì có hàm lượng amoni và tổng nitơ khá cao.

Ngoài ra, hàm lượng thủy ngân ở điểm này cũng cao hơn một chút so với quy định. Ở vị trí Y, gần cống xả thải hồ tôm các chỉ tiêu như amoni, phốt pho, COD và phenol (theo SGS) vượt giới hạn cho phép cho nước biển ven bờ khá nhiều. Điều này cho thấy các việc tiếp xúc với nước biển ngay sát bờ ở khu vực này là không an toàn. Ở những vị trí khác, ngoài giá trị xyanua cao bất thường và chưa giải thích được như trên, các chỉ tiêu khác hầu hết nằm trong giới hạn cho phép.

Ở một số chỉ tiêu như As, COD và CN, có sự không nhất quán giữa các trung tâm phân tích. Điều này càng cho thấy sự cần thiết của việc có hơn một nhóm phân tích để so sánh đối chiếu kết quả và đưa ra kết luận khách quan nhất về hiện trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực có cá chết ở miền Trung.

KẾ HOẠCH TIẾP THEO

Hiện nhóm đang tiếp tục lấy mẫu và phân tích để thực hiện mục tiêu đề ra ban đầu là đánh giá chính xác hiện trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay, qua đó góp một phần dữ liệu vào việc tìm ra nguyên nhân cá chết và các biện pháp khắc phục. Rút kinh nghiệm từ kết quả của đợt lấy mẫu đầu tiên và những thông tin hiện có, sắp tới nhóm sẽ lấy mẫu, phân tích cả mẫu trầm tích và mẫu nước từ Hà Tĩnh tới Huế. Ngoài ra nhóm cũng đang hợp tác với một nhóm các nhà nghiên cứu môi trường độc lập nhằm đánh giá tiêu chí sinh vật trong trầm tích biển để phân tích và đánh giá kết quả ở nhiều góc độ khác nhau.

Cần nhấn mạnh kết quả hiện tại mới chỉ là từ Vũng Áng, lấy mẫu ngày 01/05/2016 và chỉ dựa vào mẫu nước biển. Nhóm đã lấy mẫu nước & trầm tích ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và sẽ tiếp tục công tác phân tích để đưa ra báo cáo đầy đủ hơn.

LỜI CẢM ƠN

Với kết quả đợt 1 của dự án, xin gửi lời chân thành cảm ơn tất cả những người đã đóng góp cả tài chính lẫn thời gian cho dự án. Chúng tôi không thể tiến hành lấy mẫu và phân tích nếu không có sự trợ giúp từ nhóm tình nguyện viên đi lấy mẫu ngay trong những ngày nghỉ lễ. Những người bạn có tâm huyết trong ngành phân tích môi trường đã giúp chúng tôi phân tích miễn phí để giảm chi phí cho nhóm. Nhiều người đã bỏ thời gian trong những ngày nghỉ lễ để nhận mẫu và bảo quản mẫu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng cảm ơn cácđóng góp ý kiến cho việc lấy mẫu và phân tích sao cho khoa học nhất, đặc biệt là sự cố vấn của Giáo sư Trần Tam và TS Lê Quang Dũng. Đợt lấy mẫu và phân tích đầu tiên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi hy vọng nhận được góp ý của mọi người để tiếp tục làm tốt hơn cho những lần tiếp theo.

Xung quanh vụ việc cá chết: Sự thận trọng chưa bao giờ là thừa!

Chiềng Chạ
Thông tin từ Ngoc Duc Nguyen cho hay: "Ngày 31/5, tiến sỹ Nguyễn Chí Công và luật sư Trần Vũ Hải đã thay mặt hơn 30 chuyên gia và nhà khoa học đến trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường để gửi lá thư yêu cầu phải minh bạch các số liệu, dữ kiện liên quan đến thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền trung, đặc biệt là các dữ kiện liên quan đến công ty Formosa". 


Xem thêm toàn văn bức thư tại đây

Xét về mặt hình thức mà nói thì bức thư do LS Trần Vũ Hải và tiến sỹ Nguyễn Chí Công gửi đến Bộ Tài nguyên & Môi trường ở trên cũng na ná với bản kiến nghị mà đám Quang A, Tường Thụy khởi thảo và tung lên trang Boxit thời gian qua. Theo đó, với một cách thức đánh tráo khái niệm quen thuộc là dẫn dụ, đổ vấy cho dư luận hoặc theo kiểu "Theo như hiểu biết của chúng tôi, những nhà máy ở Khu Kinh tế Vũng Áng (“KKT VA”) xả thải có thể là một trong những tác nhân liên quan đến thảm họa môi trường này. Qua thông tin trên báo, đài chúng tôi được biết trong KKT VA có những nhà máy nhiệt điện lớn (của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của Tập đoàn Formosa...), nhà máy luyện cốc, luyện thép và một số nhà máy khác của Tập đoàn Formosa. Riêng Tập đoàn Formosa có Dự án luyện thép 7 triệu tấn giai đoạn đầu và tiến tới 22 triệu tấn giai đoạn tiếp theo" tức là sử dụng góc nhìn mang tính cá nhân, chủ nhân của những bức thư đang được nói đến đã vô tình biến một sự việc (cá chết hàng loati tại một số tỉnh miền Trung vừa qua) từ chỗ chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân thành việc đã rồi! 

Và tất nhiên, ý đồ từ cách đánh tráo này ngoài việc tạo dựng sức ép lên cơ quan tiếp nhận thư kiến nghị thì đó cũng là cách mà đám người này thúc đẩy việc ngầm hiểu từ dư luận rằng, chính hoạt động của các công ty tại khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) là nguyên nhân gây nên vụ việc cá chết chứ không phải nguyên nhân nào khác! 


Có lẽ đối với các sự việc khác hoặc diễn ra trong bối cảnh khác thì những sự quy kết như thế này là vô hại hoặc nó cũng không tác động quá nhiều đến chiều hướng, cách ứng xử đối với sự việc đó. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt nó trong một bối cảnh mà người dân đang chờ đợi từng phút, từng giờ thời khắc công bố nguyên nhân vụ cá chết bởi đó là căn cứ quan trọng hàng đầu để không chỉ các nhà chức năng mà chính người dân biết để ứng phó và xử lý tình trạng hiện tại. Và chúng ta sẽ không thể lường được điều gì sẽ xảy ra nếu qua những bức thư kiến nghị kiểu này đông đảo dư luận ngầm hiểu  rằng đó là nguyên nhân cuối cùng về vụ việc cá chết. Sự phản ứng thái quá và biến tướng của dư luận khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam năm 2014 mãi là một bài học chưa lúc nào mất đi tính thời sự của nó! 
Cho nên, có thể dư luận và ngay bản thân người viết hoàn toàn tán dương đối với những nội dung kiến nghị được thể hiện trong các bức thư, thư kiến nghị này bởi đó là cách mà những người dân chung tay để bảo vệ, khắc phục thảm họa ô nhiễm môi trường sống của mình! Tuy nhiên, ngoài việc cần có thời gian để các nhà chức trách, nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu trước khi công bố nguyên nhân cuối cùng của vụ cá chết thì thiết nghĩ nên chăng, chủ nhân của những bức thư, thư kiến nghị ở trên hãy hiểu rằng: Môi trường có thể là nhân tố hàng đầu để đảm bảo sự sinh tồn của một dân tộc, một đất nước, một nhóm người, song đừng lầm tưởng rằng, đó là nhân tố duy nhất và cuối cùng, nhất là trong bối cảnh hội nhập, sự đan xen về mặt lợi ích đang là xu hướng chủ đạo trong đời sống thế giới. 
Chúng ta không phủ nhận việc càng sớm tìm ra nguyên nhân vụ cá chết sẽ đồng nghĩa với việc các nhà chức trách sẽ định hình và bắt tay vào thực thi các giải pháp góp phần khắc phục thảm họa vừa qua. Nhưng cái sự "sớm" đang được nói đến không đồng nghĩa và cho phép bất cứ ai được vội vàng, tự thân quyết định mà không cần dựa vào các bằng cớ khoa học cụ thể và sát thực. Hay nói cách, yêu cầu sớm tìm ra nguyên nhân vụ cá chết phải được thực hiện trong cái khả năng có thể và dựa trên những căn cứ khoa học sát thực, phù hợp. 
Việt Nam là một quốc gia nghèo so với các nền kinh tế khác của thế giới, việc thu hút đầu tư vì thế là một giải pháp mà ở thời điểm hiện tại hay tương lai gần là một ưu tiên hàng đầu; bài học về thu hút đầu tư thời gian qua cho thấy, để các nhà đầu tư quốc tế an tâm đầu tư vào Việt Nam thì bên cạnh các chính sách ban đầu thì cách xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình đầu tư cũng rất đỗi quan trọng. Nói như thế để thấy rằng, dư luận có thể rất quan tâm tới thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại Miền Trung vừa qua nhưng đi kèm đó là họ đang theo dõi xem Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào khi đấy là một vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài mà cụ thể là cách doanh nghiệp đến từ Đài Loan và Trung Quốc... Sự thận trọng để nếu các doanh nghiệp này có liên quan thì chính họ cũng phải tâm phục, khẩu phục là điều mà các nhà chức trách Việt Nam đang theo đuổi! Đó cũng là cách chúng ta an lòng những nhà đầu tư quốc tế khác đến Việt Nam. Ngược lại, việc quá vội vàng đôi khi sẽ khiến chúng ta dính vào những vụ kiện cáo lùm xùm và không đâu đến đâu! 
Chính vì thế, hãy đừng nghĩ rằng, việc tìm ra nguyên nhân vụ cá chết và bắt tay khắc phục thảm họa cá chết là vấn đề nằm trong phạm vi nội bộ Việt Nam; sự chồng chéo, đan xen về mặt lợi ích với quốc tế là điều chúng ta cần phải nghĩ đến nếu không muốn lãnh nhận những khó khăn ở tương lai gần! Và tin chắc rằng, nếu ứng xử thiếu khôn ngoan trong sự việc này, hậu quả chúng ta lãnh nhận sẽ không dừng lại 1 - vài thập kỷ! 

Tổ ngàn like, ngàn share facebook lại nổ

Loa Phường



Hưởng ứng lời ca tụng những "nhà đấu tranh dân chủ" ngày càng nổi tiếng, ngày càng nhiều người gia nhập CLB ngàn like, ngàn share, tôi lại xin đề cập tiếp đến nhà vịt bầu Thùy Trang Nguyễn chuyên sản xuất tin vịt và được like, share khủng bất chấp thâm niên chuyên đẻ tin vịt của nhà này khiến cả cộng đồng facebook phát ớn.

Sau vụ đẻ tin vịt Đại tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát ở Pháp, còn khá nhiều tin vịt khủng được nhà vịt này nương theo nguồn tin từ báo chí, truyền thông trong nước, rồi thổi phồng lên để câu view, câu like, gây sốc. Mới đây, trước thảm họa cá chết, nhà vịt Thùy Trang Nguyễn từ danh xưng "bác sỹ" biến thành "nữ Tiến sỹ Sinh học/Hóa học" đưa ra thông tin rất giật gân là lấy mẫu nước ở Vũng Áng về Châu Âu phân tích ra 5 loại độc tố gây chết cá và 90 người chết bị nhiễm độc. Hiềm nỗi, "nữ tiến sỹ" này học hành, đẻ tin thiếu phương pháp, quên không đề cập đến các chỉ số/căn cứ căn bản phải có của một xét nghiệm khoa học như nồng độ và phương pháp phân tích cũng như nguồn trích dẫn v.v... nhưng cũng được ối trang báo mạng a dua theo, giật tít rất hùng hồn kiểu "Giới nghiên cứu Châu Âu báo đọng đỏ nước viển Vũng Áng chứa 5 hóa chất cực độc"!

Chưa hết, mới đây, nhà vịt này lại tiếp tục đẻ tin giật gân "Nguyên nhân thảm họa miền Trung - nghi vấn nhà máy thép trá hình" cũng với danh nghĩa "Tiến sỹ Sinh vật/Hóa học" cho rằng Formosa luyện titan, chứ không phải thép với lập luận được tham khảo từ một chuyên gia nghiên cứu về quặng titan ở Việt Nam!. 
Qua một chuyên gia kỹ thuật giải thích mới thấy trình sản xuất tin vịt và đoán mò của Thùy Trang Nguyễn này rất "chuyên nghiệp". Xin trích ý:
 "Thùy Trang hiểu không đúng về công nghiệp titan. Đúng là Việt Nam hiện có nhiều quặng titan, nhưng mà titan vùng Hà Tĩnh có độ phóng xạ cao hơn các nơi khác. Hiện nay, nước ta mới chỉ tuyển rửa trọng lực bàn đãi, tuyển tinh bằng từ và điện để lấy ilmenite, rutile, zircon (cho sản xuất sơn, cao su, nhựa, gốm xứ, hóa chất, que hàn….) chủ yếu  để xuất khẩu, chưa sản xuất được bột TiO2 (chủ yếu cho sản xuất sơn), chưa có thể sản xuất hợp kim titan (cho công nghiệp máy bay-vũ trụ, lò phản ứng hạt nhân, trao đổi ion, rằng hàm mặt…).
Để sản xuất bột TiO2, người ta sử dụng H2SO4 và clo hóa, đây là vấn đề môi trường! Vào đầu những năm 90s, một công ty Australia đã có giấy phép đầu tư sản xuất bột sơn từ ilmenite Hà Tĩnh, khai trương rất đình đám, nhưng cuối cùng cũng phải bỏ cuộc. 
Cho nên, nói sản xuất ilmenite ở VN ảnh hưởng đến môi sinh của cá biển là chưa chuẩn xác.
Sản xuất titan ở Vũng Áng Formosa rất dễ xác định hay phát hiện bởi qui mô đầu tư lớn, công nghệ cao, thu mua cát titan ….
Còn nói Formosa chỉ sản xuất plastic là không chuẩn. Formosa là tập đoàn kinh tế lớn nhất Taiwan, sản xuất đa ngành, có nhựa, có điện tử, có lọc hóa dàu, điện…"
Xin chú thích thêm rằng, nhà vịt Thùy Trang Nguyễn này còn là ông chủ của trang Vietland cờ vàng hải ngoại. Quay trở lại "nhà dân chủ" Đoan Trang đang ca tụng "CLB nghìn like" trên facebook để tự sướng rằng "công chúng ngày càng có nhiều người đồng tình và ủng hộ quan điểm của giới hoạt động dân chủ hơn" và đắc thắng rằng "An ninh, tuyên giáo và dư luận viên" đã thất bại! Với trình độ và trận địa facebook ảo như thế này, cỡ chuyên gia sản xuất tin vịt như Thùy Trang Nguyễn vượt qua mọi hot facebooker mà cô Đoan Trang kể tên thì đúng là cần xem lại "công chúng" trong đánh giá của cô ta ảo hay thật. Đến ngay đứa trẻ chắc cũng chẳng cần cân nhắc có thể trả lời ngay và luôn!

KHI GÓC NHÌN TIÊU CỰC LÊN NGÔI


Sau khi xuất hiện bức ảnh cõng người trong nước được cho là diễn ra trong khuôn viên của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cộng đồng mạng lại được phen dậy sóng. Và thay vì cho hành động "giúp nhau" giữa hai cá thể người trong xã hội là nhân văn, là tích cực  thì người được cõng càng bị mang tiếng hách dịch khi sử dụng quyền bính trong tay để bắt người khác phải phục dịch mình; còn người cõng lại càng bị mang tiếng xu nịnh, muốn thông qua cái thời cơ "ngàn năm có một" đó để bợ đít, làm thân với những đấng chức cao vọng trọng khi gặp phải thế bí! 
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu giữa một hành động giúp nhau giữa đời thường và sự việc đang được nói đến có gì khác nhau mà nó lại được nhìn nhận ở hai thái cực khác nhau: Khen - Chê, tán dương - lên án? 
Bức ảnh dậy sóng cộng đồng mạng (Nguồn: Internet). 

Trước hết, chúng ta phải thực thà công nhận rằng, cuộc sống thực tại đầy rẫy những hình ảnh đó. Nhưng nếu ai để ý thì thông thường người ta tán dương nó nếu ở trong những trạng huống có phần thương tâm, kiểu như đó là một người bình thường và cuộc sống của người đó cần sự giúp đỡ, sẻ chia từ người khác! Còn ngược lại hoặc hoàn cảnh của người đó có thể tự thân thì ngay lập tức nó sẽ bị lên án. 

Cụ thể, trong trường hợp đang được nói đến, người đàn ông được cõng hoàn toàn có thể xuống và đi dưới nước (tất nhiên ông sẽ phải chấp nhận ướt dày hoặc xuống nước trong tình trạng chân trần). Nghĩa là ông không đáng thương, bất lực nên ông bị lên án! Tuy nhiên, điều đáng nói hơn hết thảy ở đây chính là việc người đàn ông này bước xuống từ một cái xe biển Xanh và đương nhiên người ta sẽ ngầm hiểu rằng, đấy là một  người có chức vụ và có quyền bính! 

Có thể ông sẽ không bị lên án nếu không có chi tiết này (xe biển xanh) và chiếc xe biển xanh như thế một giọt nước tràn ly khiến ông nhanh chóng bị dư luận đẩy về một thái cực xấu thay vì lơ lửng giữa việc lên án và không lên án!

Như vậy, đến đây chúng ta có thể tạm kết luận rằng, sở dĩ 02 người đàn ông trong bức ảnh bị lên án vì họ đứng trong cái khung cảnh có chiếc xe biển số xanh. Họ bị chửi, bị lên án cũng chỉ vì điều này. Hay nói cách khác, chiếc xe biển xanh đã khiến họ nhận về mình những điều không hay ho gì cho lắm và đương nhiên, nếu đó là chiếc xe biển trắng, dân sự thì họ có thể đã thoát khỏi miệng lưỡi của búa rìu dư luận! Song, từ đây chúng ta lại đặt ngược lại vấn đề rằng: Liệu việc đi xe biển xanh mà người đàn ông được cõng bị phê phán, bị công kích và người cõng cũng bị vạ lây thì sự phán xét đó liệu có công bằng và xứng đáng. Dưới góc nhìn của người viết thì đó hoàn toàn không xứng đáng. 

Dù rằng, trong bối cảnh xã hội còn có quá nhiều để nói và bàn. Tình trạng một số cá nhân lạm quyền, không thực hiện đúng chức trách,  thậm chí là tham ô, tham nhũng đang làm xấu hình ảnh của cán bộ công chức, viên chức trong mắt nhân dân. Theo quan sát của người viết thì dẫu biết rằng, những điều không đúng, không hay từ bộ máy công quyền do một số người, một số cá nhân gây nên nhưng không ít người vội vàng quy kết và xem đó là tất cả. Và dường như chỉ cần thấy đâu đó hình ảnh hoặc điều gì đó liên quan chính quyền, cơ quan công quyền thì ngay lập tức họ sẽ buông tiếng chửi! Tiếng chửi, lên án vì thế nhuốm màu ám thị, bản năng hơn là có căn cứ và trên nền tảng lí trí dẫn dụ. 

Đây có thể xem là nguyên nhân đầu tiên khiến một sự việc ngỡ như bình thường bị lên án và nhận lấy những sự lên án không cần thiết. 

Lí do thứ 2 được nói đến để lí giải cho sự việc này chính là nó diễn ra đúng trong thời gian Tổng thống Mỹ B. Obama thăm Việt Nam. Chắc chắn sẽ không cần phải nói thêm bất cứ điều gì đã xảy ra trong chuyến thăm này và nói theo chủ FB Mai Dương"Mọi hành vi của Obama là ưu việt, kể cả cắm ngược cờ VN lẫn quên chào Quân kỳ lúc duyệt đội danh dự - một lỗi ngoại giao cực nghiêm trọng! 

Hai hành vi biểu diễn bậc nhất là đớp bún chả và đọc chính tả, mặc nhiên được đánh giá ấm áp và giản dị và nghĩa tình. 

Ngược lại. Mọi hành vi của bất cứ ai là người Việt trong vụ đón tiếp Obama, đều là thô thiển và xấu xí. Từ bé tặng hoa, đến bà Kim Ngân, đến cô ca sĩ Mỹ Linh và thậm chí đến cả ông sư thầy". 

Và trong một bối cảnh người dân đang rất hướng ngoại, xem cái gì của Mỹ cũng tốt, cũng hay thì chỉ cần một cái gì đó hơi hướng đến những tất xấu của chính quyền thôi (dù nó có thể khác chứ không nhất thất phải nghĩ đến chiều hướng đó) ngay lập tức nó bị chuyển màu và quy kết. Cái bối cảnh vì thế đóng vai trò chính trong một sự việc mà có thể diễn ra trong thời điểm khác chắc sẽ khác đi trông thấy! 

Nói tóm lại, bức ảnh cõng người trong nước được cộng đồng mạng chia sẻ và lên đồng tập thể đơn giản là hệ quả của: Góc nhìn tiêu cực + bối cảnh đối lập! Việc sử dụng smart phone và lạm dụng mạng xã hội của không ít người được xem là những nhân tố trợ giúp để đạt đẳng cấp bệnh hoạn này. 

An Chiến

Lâm Ngân Mai rồi cũng ngửa tay, hạ mình để xin tiền ?



Loa Phường


Lâm Ngân Mai là cô ca sĩ phòng trà dạng tập sự, không được giới ca sỹ để ý cũng như khán giả ủng hộ. Dù trình độ học vấn khá thấp (học hết cấp 2), hình thức xinh xắn, có tài chém gió cuốn hút nhất là lại được nghệ sỹ Chánh Tín quý mến nên cô gái này cũng có thể nói là dậy sóng trên facebook. Tuy không được như Lệ rơi nhưng vì có chính kiến, từng lên án đám rận chủ nội ngoại từng tìm cách “bịt miệng” cô khi cô nêu lên quan điểm bất bình với xã hội nhưng không chấp nhận sự hù dọa, định hướng cực đoan của thành phần chống cộng trên mạng, thậm chí lên án những kẻ nhận tiền từ các cá nhân, tổ chức chống đối, trở thành con rối trong tay thế lực ngoại bang, bị chính quyền kết án là xứng đáng….





(Mời xem những clip ngày đầu lên mạng xã hội của Lâm Ngân Mai như clip “Sợ hãi khi nói chánh trị vì bị hù”, “Đừng hòng cấm tôi!” đều lên án đám rận chủ hải ngoại thường “khủng bố”, hù dọa Lâm Ngân Mai nói lên chính kiến của cô đối với thực trạng xã hội)
Tuy nhiên kể từ khi cô gái đâm đơn ứng cử ĐBQH thì có thể giấc mơ “cá mè vượt vũ môn” đã lái cuộc đời cô sang ngả rẽ hoàn toàn khác, nhất là khi cô học các chiêu thức của ông Nguyễn Quang A bày cho tham gia chiến dịch vận động lý tên ủng hộ và ảo tưởng về bản thân. Cô tự cho rằng, “phiếu bầu cử Online ứng cử viên Đại Biểu Quốc Hội khoá 14 khu vực Sài Gòn tôi đứng đầu danh sách được bỏ phiếu cao nhất! Tôi được người dân tín nhiệm nhất khu vực Tp Hồ Chí Minh này!” nên việc bất cứ ai không tín nhiệm cô, “đánh phá” cô đều đi ngược lại số phiếu ảo trên facebook do nhóm Vận động ủng hộ ứng cử viên ĐBQH 2016 dựng lên. Bị một “đồng nghiệp” là ca sỹ, diễn viên có tên tuổi lên án thái độ cực đoan, chỉ biết chửi bới không có tinh thần, ý thức xây dựng xã hội lành mạnh thì không xứng đáng trở thành ĐBQH như khiến cô này như lên đồng, tấn công, cho rằng chính quyền đã cử “phái viên” đến đánh phá việc ứng cử của cô. Cùng với sự tung hứng của “cộng động mạng lề trái” bắt đầu đẩy cô chìm vào thế giới ảo và đám đông ảo của mình. Sau khi bị sốc khi tham gia hội nghị cử tri nơi cư trú bị hàng xóm “đấu tố”, (thực chất là các nhận xét quá thẳng thắn đánh giá thấp trình độ học vấn của cô, cho rằng cô quá trẻ, chưa đủ uy tín với cộng đồng, …) đã khiến cô càng tận dụng mạng xã hội để lên án bầu cử, ứng cử quyết liệt hơn, hằn học hơn, cho rằng chính quyền tổ chức buổi “đấu tố” này để loại bỏ cô ứng cử. Người ta chứng kiến cô tự hào khoe khoang được lên trang mạng tiếng Anh của một nhóm giời ơi nào đó mới lập ra trên mạng mang tên tiếng Anh “Hội Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam” và tưởng rằng mình đã được quốc tế quan tâm, ủng hộ vì bị chèn ép, yếu thế trong nước, là nạn nhân của chế độ chính trị. Ngồi đếm số view, like, share các facebook, clip mình sản xuất ra, cô cứ ngỡ mình đã thành Lệ Rơi, cao ngạo và lên án cả giới nghệ sỹ, dè bỉu với lời mời có giá trị như “thợ diễn” (trong khi thất nghiệp, thất bại với nghề hát), ỉ ôi với hợp đồng mời quảng cáo không xứng tầm… Có thể nói Lâm Ngân Mai là sản phẩm của mạng ảo, sống ảo, xa rời giá trị thật.




 Thất bại trong sự nghiệp ca hát, ứng cử ĐBQH thất bại, bị các công cụ tâm lý chiến trên mạng ảo thổi phồng, tâng bốc thái quá, thì vụ cá chết dường như trở thành cơ hội để cô nương theo trong cơn say view, like, share, đánh bóng tên tuổi của mình bằng cách lên án chính quyền không khác mấy màn kịch tố công an đánh “dã man” mẹ con Hoàng Mỹ Uyên vậy. Rồi khi mới bị chủ nhà không cho thuê, đối diện với cơm áo gạo tiền, nhất là lúc mẹ bị ốm, nhập viện vì bất lực với cô con gái không còn nhận biết ảo-thực thì Lâm Ngân Mai thể hiện rõ “bản lĩnh” khác hẳn với tài chém gió về chính nghĩa, về giá trị đấu tranh, về sự độc lập của bản thân… bằng cách hạ mình xin tiền để “tai qua nạn khỏi”.
Tội nghiệp cho cô gái Lâm Ngân Mai sống ảo một thì thương cho bà mẹ khốn khổ của cô gấp mười lần. Với đà này chẳng mấy chốc, cô gái quen sống, quen làm clip răn dạy cuộc đời trên không gian ảo sẽ quay sang ca tụng cờ vàng là chính nghĩa quốc gia, nhận tiền của hải ngoại là quyền lợi chính đáng, cộng đồng phải có trách nhiệm nuôi nấng, bao bọc cô vì cô đấu tranh cho xã hội tốt đẹp hơn (y như “thánh nữ” Lê Thị Công Nhân thuở nào), ân hận vì đã “lỡ miệng” chửi bới hoặc không nghe lời khuyên của cộng đồng cờ vàng để chống cộng lệch hướng như trước đây…

TẢN MẠN VỀ CUỘC CHIẾN XE ÔM Ở SÀI GÒN

Chung Nguyen


Anh bạn đồng nghiệp của tôi vừa có trải nghiệm không mấy vui vẻ khi đi công cán khu vực phía Nam, anh bị bội chi một chút xíu, số tiền không nhiều nhưng qua lời kể của anh, hình ảnh của thành phố lớn nhất đất nước trong mắt chúng tôi, có vẻ bớt lung linh đi một tí.

Sau khi trải qua 2 tiếng lắc lư trên máy bay thưởng thức bánh mỳ kẹp với chè khoai nguội như tử thi thực nghiệm ở khoa giải phẫu Y Hanoi, anh đến được Saigon, thủ phủ của miền Đông Nam Bộ. Với ngân quỹ khiêm tốn anh đã chọn phương tiện di chuyển là xe ôm để về khách sạn nghỉ ngơi, hành lí nhõn 3 bộ quần áo và thân thể lực lưỡng 51kg tương đương bao xi măng Hoàng Thạch, thì phương tiện này xem ra rất hợp lí.

Nhưng có vẻ như anh đã nhầm. Phục vụ anh là một trung niên U50 có đôi mắt buồn, lặng lẽ trao anh chiếc mũ bảo hiểm có dán logo của một mùa Euro thế kỷ trước, loại chụp kín 2 tai và chấm xuống tận bả vai thoang thoảng một mùi hương nhè nhẹ của nước kênh Vân Đình mỗi mùa hoa phượng nở.

Rất nhiều người trong chúng ta vẫn hay phàn nàn khi bị chụp mũ trên facebook, nhưng nếu so với việc bị chụp lên đầu mũ bảo hiểm của xe ôm sân bay Tân Sơn Nhất, thì đó vẫn là một điều may mắn.

Hiện nay trong địa bàn sân bay Tân Sơn Nhất TP HCM, luôn có một đội ngũ trực chiến 100 xe ôm chia làm 2 ca, được điều hành bởi một nhóm bảo kê, cắt phế 20k trên mỗi lần đưa đón khách. Điều này không chỉ đẩy giá dịch vụ lên cao mà còn tạo ra xô xát thường xuyên với các nhóm xe ôm ngoài khi đưa đón khách trong địa bàn. Theo lời kể của anh bạn tôi thì giá cước xe ôm ở đây đắt hơn cả thuê xe ba gác thương binh chở lợn ở Giải Phóng, khi tôi đặt nghi vấn phụ phí thì anh thề rằng suốt quãng đường ngồi trên xe không hề kêu eng éc hay ỉa bất kỳ một bãi nào mà vẫn bị tính đắt hơn chở lợn, đây là một điều khó chấp nhận.

Việc các công ty kinh doanh xe ôm như Grabbike không thể đón khách trong sân bay đã được phản ánh nhiều lần, tuy nhiên do tính chất quan trọng chưa thể bằng vớt lục bình ở Rạch Dừa nên tình hình suốt mấy tháng Nguyễn Y Vân. Đất có thổ công, sông có thuỷ điện, có vẻ như can thiệp vào miếng cơm của giới giang hồ không phải là một nhiệm vụ hấp dẫn cho lắm.

Máu vẫn đổ giữa những xe ôm truyền thống và tài xế Grabbike giá rẻ và phục vụ lịch sự, tận tình hơn. Tôi không trách các anh xe ôm kia, họ ở đây giữa cái nắng 40 độ vì không có quyền được chọn, nếu được chọn, thì họ đã chọn ngồi ô tô biển xanh có người cõng qua vũng nước chứ chẳng phải nai lưng miu sinh nuôi lũ côn đồ hút máu.

Đêm vẫn buông xuống trên Sài Gòn hoa lệ. Những tiếng nổ pô xe cà tàng pha lẫn tiếng thở nặng nhọc của giai cấp cần lao hoà với bụi đường bay trên phố, len vào gió vào mũi rồi vào phổi người đi đường. Họ vẫn cứ hối hả như vậy, chợt nghĩ về lời anh Sinclair Lewis nói đại í người lao động là những tù binh khốn cùng của thế kỷ sao mà sâu sắc, đồng hồ Tây cấm có bao giờ chạy sai.

CÓ PHẢI THỦ TƯỚNG LÀO "KÊU GỌI ĐÀM PHÁN SONG PHƯƠNG" NHƯ BÁO CHÍ VN ĐƯA TIN?

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith

Mấy hôm nay báo chí nước nhà nóng lên khi hầu như báo nào cũng đăng tin rằng Thủ tướng Lào kêu gọi 'đàm phán song phương' về vấn đề Biển Đông!

Đăng tin "nhanh nhạy" nhất, có lẽ là báo Thanh niên với bài "Lào kêu gọi 'đàm phán song phương' về vấn đề Biển Đông"- bài đăng lúc 03:28 PM - 29/05/2016. Kế đến, báo VnExpress với bài "Lào kêu gọi đàm phán song phương về Biển Đông", lên trang vào Chủ nhật, 29/5/2016 | 22:35 GMT+7. Đáng lưu ý: Sau khi đã đăng bài, có lẽ báo VnExpress thấy điều gì đó không ổn nên đã âm thầm sửa lại tít như hiện nay là "Báo Nhật nói Lào kêu gọi đàm phán song phương về Biển Đông". Tuy nhiên, nếu ta sử dụng bộ nhớ của ông Gúc bằng cách bấm vào link NÀY thì ta biết: Ngày 30 Tháng Năm 2016, lúc 02:11:39 GMT bài này vẫn giữ tit cũ như hình dưới đây:


Báo Giao thông vận tải ngày hôm nay 31/05/2016 - 05:24 (GMT+7) còn đi xa hơn với bài Vì sao Lào kêu gọi đàm phán song phương về biển Đông?, trong bài còn có đoạn: "Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith vừa bất ngờ kêu gọi giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng đàm phán “song phương”, đi ngược lại những tuyên bố chung mà ASEAN và cộng đồng quốc tế đưa ra trước đó."

Mấy bác phởn động trên RFI hay VOA tiếng Việt, đương nhiên cũng không thể bỏ qua cơ hội hiếm có này để chia rẽ mối tình Việt- Lào và kích động chiến tranh. RFI có bài "Thủ tướng Lào kêu gọi đàm phán song phương về Biển Đông" với bình loạn"Phải chăng đương kim chủ tịch ASEAN đã công khai tán đồng lập trường Trung Quốc trên Biển Đông ? Câu hỏi này đã nổi cộm lên vào hôm nay, 29/05/2016 khi thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, trả lời báo Nhật Bản Asian Nikkei Review, đã cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương giữa các nước liên quan. Theo tờ báo Nhật, đây là một lập trường phản ánh quan điểm của Trung Quốc." Còn các bác phởn động VOA mạnh mẽ hơn với bài "Lào ngả về Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông"!

Vì những bài báo này nên đã xuất hiện những "bình loạn" sặc mùi hiếu chiến của một số người Việt, ví dụ trên Diễn đàn vozforums:“Đến thằng em thân nhất cũng quay ra bóp dái nữa là sao” và "mang kilo sang húc chết cm bọn lào đê!"

Google.tienlang từng nhiều lần chỉ ra những trường hợp báo chí Việt Nam "nhai lại" luận điệu tuyên truyền của Mỹ và các nước thân Mỹ để "nhét chữ vào miệng" ông Putin, ông Yanukovych; bịa đặt, vu khống cho lực lượng Dân quân Donetsk... Có cảm tưởng như ở các cơ quan báo chí Việt Nam ngày nay không có ai biết tiếng Nga để truy tìm bản gốc thông tin nên các nhà báo khi tường thuật các phát biểu của ông Putin hay Yanukovych nhưng phải vòng qua những bài báo tiếng Anh của các hãng tin Mỹ và phương Tây! 

Nhưng lần này, khi đưa tin "Thủ tướng Lào kêu gọi đàm phán song phương", chúng tôi thấy các nhà báo ở các cơ quan báo chí Việt Nam không chỉ dốt tiếng Nga mà còn dốt cả tiếng Anh! Họ như một cái "máy dịch", họ không có tư duy để nhận biết bài báo tiếng Anh đó đúng sai ra sao!

Tất cả các cơ quan báo chí Việt Nam, kể cả mấy bác phởn động RFI hay VOA đều lấy tin này từ một cuộc trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Lào với báo Nikkei Châu Á của Nhật Bản. Các báo Việt Nam không hề dẫn link bài báo nhưng chúng ta không khó tìm ra bài báo tiếng Anh này. Link Đây



Xin các bạn hãy đọc kỹ nội dung bài phỏng vấn! Trả lời phỏng vấn của Nikkei, thủ tướng Lào Thongloun chỉ nói rằng: "urge the countries concerned to hold dialogues toward the peaceful settlement"- dịch: "thúc giục các bên có liên quan hướng tới giải quyết tranh chấp bằng hòa bình" và "As chair of ASEAN, Laos will make efforts to create a favorable environment for positive dialogue among countries concerned." – Dịch: "Là chủ tịch của ASEAN, Lào sẽ nỗ lực để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cuộc đối thoại tích cực giữa các nước có liên quan." Trong toàn bộ các phát ngôn của Thủ tướng Lào tại bài này không hề có chữ “bilateral talk” – Dịch: “Đàm phán song phương”.

Như vậy, trong tất cả các tuyên bố, ông không hề nói đến tính “song phương” hay “đa phương” của tranh chấp, cũng không phủ nhận vai trò gì của ASEAN nếu có. Vậy mà Nikkei kết luận rằng nó có "tham chiếu trực tiếp" tới Việt Nam và Phillippin rồi đi đến kết luận và đặt trong tít: “Laos urges bilateral talks onSouth China Sea rows”- Dịch: "Lào kêu gọi đàm phán song phương". Đây sự thật là việc báo Nikkei đã cố tình “nhét chữ vào miệng” ông Thủ tướng Lào một cách vô cùng ác ý!

Và các nhà báo Việt Nam, như một chiếc “máy dịch”, bệ nguyên xi cả cái tit của báo Nikkei về rồi làm tít của mình! Ngoài ra, một số tờ báo Việt Nam còn cố tình thêm mắm dặm muối, cố nặn ra các bài như kiểu "Lào qua mặt VN trong vấn đề Biển Đông" để đầu độc người đọc, khiến họ hiểu sai về chính sách đối ngoại của Lào.

Chúng ta, những người đọc sáng suốt không lạ gì về cuộc chiến tranh thông tin hiện nay, rằng phương Tây và đồng minh của họ dĩ nhiên không ưa Lào, vì họ không ưa Việt Nam từ xưa đến nay. Nhưng Lào và Việt Nam môi hở răng lạnh, chia rẽ quan hệ Lào- Việt anh em thì có lợi gì cho vị thế nước nhà hả các lều báo?

Nguồn: Lê Hương Lan

VIỆT TÂN LẠI XUYÊN TẠC, BỊA ĐẶT VỀ VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở NGHỆ AN

Vi Thị May


Làm gì cũng được, nhưng lợi dụng cái điều không tốt của người khác để đạt mục đích là không nên


Thưa các bạn, gần đây “Việt Tân” liên tục đưa các tin về việc có 2 người ở xã Nghi Phương (Nghi Lộc - Nghệ An) do ăn hải sản nhiễm độc nên bị tử vong. Ngày 30/5/2015 CTV của ‪#‎tacchienkhonggianmang‬ ở miền Trung đã trực tiếp có mặt tại địa phương và xin có một số ý kiến để rộng đường dư luận như sau:

1- Có việc 02 người dân chết, nguyên nhân nghi do bị ngộ độc thức ăn, cụ thể:

- Một là: Trường hợp ông Cao Đức L, sinh năm 1957, ở xóm 1 xã Nghi Phương bị tử vong ngày 25/5/2016. Qua tìm hiểu, trước đó chiều 20/5 vợ ông - bà T.T.H có đi chợ mua đồ ăn, trong đó có một mớ mực đã bị ôi thiu. Sau khi nấu, bà H có đưa cho bố mẹ già ăn, nhưng do có mùi khó chịu nên họ không ăn, còn vợ chồng ông L, bà H đã ăn hết số mực trên. Mặc dù có triệu chứng ngộ độc trong đêm, nhưng đến sáng 21/5 vợ chồng ông L mới nhờ anh em đưa đi khám tại Bệnh viện Đa Khoa Cửa Đông (TP Vinh) trong tình trạng bệnh diễn biến nguy hiểm. Đến ngày 25/5 người con trai thứ 2 của ông bà từ TP Bình Dương về TP Vinh quyết định đưa họ đi Hà Nội chữa trị, tuy nhiên trên đường ông L đã tử vong, còn bà H hiện đang điều trị ở một bệnh viện Trung ương.

- Hai là: Trường hợp bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1959, ở xóm 11 xã Nghi Phương bị tử vong vào ngày 30/5/2016. Theo phản ánh, trước đó ngày 24/5 bà L đi chợ có mua tép và cà chua nấu canh. Ông Ngô V.L chồng bà thấy mệt nên không ăn, còn bà L sau khi ăn khoảng 3 giờ đồng hồ, đến 23h có triệu chứng nôn, mửa. Tuy nhiên do chủ quan, gia đình chỉ nhờ người trong xã truyền nước cho bà, đến sáng hôm sau thấy bệnh tình không thuyên giảm nên chuyển đến Phòng khám đa khoa Tòa giám mục Xã Đoài điều trị 01 ngày. Đến sáng 26/5 khi bệnh tình bà L diễn biến nguy kịch, mới chuyển lên Bệnh viện huyện Nghi Lộc và Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, nhưng không thể cứu chữa, Bệnh viện Đa khoa đã trả bà L về cho gia đình ngay trong ngày.

2. Nghe qua ắt nhiều người sẽ nhận định việc ông L, bà L bị ngộ độc chết là do mực, tép, hải sản… như “Vịt Tần” đã “kết luận”. Tuy nhiên, thưa quý vị, việc ngộ độc thức ăn có gì lạ đối với nước ta, nhất là trong điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, nếu như không muốn nói là yếu kém như hiện nay, cộng thêm thời tiết mùa hè nhiều dịch bệnh, người dân thì có phần chủ quan, coi thường mối nguy hiểm… Điển hình nhiều vụ công nhân các công ty, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài ngộ độc thức ăn nằm la liệt, nếu không cấp cứu kịp thời thì hậu quả có thể hàng chục, hàng trăm người tử vong.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất đa dạng, có thể là từ một món ăn, trái cây, cọng rau xanh, cốc nước hay đơn giản là dị ứng với một món ăn nào đó…, mà để làm rõ thì chỉ có giám định khoa học của cơ quan chức năng. Vậy lấy cái gì để “kết luận” những trường hợp ngộ độc, tử vong nêu trên là do ngộ độc từ hải sản, là do sử dụng hải sản nhiễm độc? Chúng tôi không loại trừ nguyên nhân nào, song cũng không thể vì thế mà quy chụp cho một điều không có căn cứ rõ ràng, càng không thể chấp nhận một kiểu “kết luận” có chủ ý kích động của “Việt Tân” – một tổ chức phản động, khủng bố mà ai cũng biết. 

3. “Việt Tân” bịp bợm, xuyên tạc nội dung sự việc, cụ thể là:

- Về trường hợp của ông L, “Vịt” có đoạn viết “Trong bữa ăn, ông bà (L, H) cùng hai người con ngồi ăn thì ông bà bảo với con là để bố mẹ ăn trước lỡ có chuyện gì. Hai người con không ăn cá còn hai ông bà ăn và ông L đã chết…”; “Người thân đưa anh L đi Hà Nội nhưng chưa ra tới thì đã tử vong trên đường đi, còn vợ anh L thì đi bệnh viện đa khoa Nghệ An nhưng đã bị trả về do trúng độc quá nặng. Như vậy hai vợ chồng người này cũng chết vì ăn cá biển nhiễm độc”. Sự thực xin thưa rằng:

+ Ông L, bà H ăn mực, chứ không phải cá, như đã trình bày ở trên; Hiện nay, bà H đang điều trị tại bệnh viện ở Hà Nội, không chết như “Vịt” mong muốn đâu nhé.

+ Vợ chồng ông L, bà H có 4 người con, gồm: các anh C.Đ.L hiện lao động ở Đài Loan; C.Đ.K hiện ở Bình Dương; C.Đ.T làm ăn ở Lào; chị C.T.S hiện sinh sống tại huyện Quỳ Hợp. Hai ông bà ngày thường sống với cha mẹ già, chỉ khi ông L nguy kịch mới báo cho con về, vậy lấy đâu ra tình tiết trên.
Thiết nghĩ, các người đừng vì mục đích đê hèn của mình mà lấy sự khổ đau, bất hạnh và cao hơn nữa là sự sống của người khác để mà đùa cợt ngu xuẩn, dã man, thiếu nhân tính. 

- Bản tin “Việt Tân” ngày 28/5/2016 có nêu “Trước đó, thông tin từ người dân địa phương thì cá chết ở bờ biển Cửa Lò rất nhiều…”. Thật nực cười cho những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” mà phán “trời cao, nhỏ hẹp”, xin khẳng định rằng đó là điều hoang tưởng, bịa đặt, xuyên tạc, mà có chăng chỉ trong giấc mơ của “Vịt”. Thực ra “Vịt” muốn điều đó, muốn tạo dựng hiện trường cá chết ở Cửa Lò như đã làm ở Diễn Châu để quay phim, chụp ảnh lắm nhưng không thể; Các vị muốn người dân, ngư dân không tiêu thụ được hải sản, bị ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, đói khổ… để kích động họ đứng lên phản đối, chống chính quyền, nhưng sự cảnh giác của người dân khiến các vị phải nhận thất bại muối mặt, nên chắc còn cay cú, bức xúc lắm. Hãy về Cửa Lò trong những ngày này để thấy những điều dơ bẩn của các vị chưa bao giờ được người dân Việt Nam nói chung và xứ Nghệ nói riêng quan tâm. Biễn vẫn đông và tôm, cua, cá mực vẫn “chết la liệt” bởi nhu cầu ẩm thực của người dân đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. 

4- Qua sự việc đáng tiếc xẩy ra ở xã Nghi Phương, chúng tôi khuyến cáo đến người dân hãy cẩn trọng trong sử dụng thực phẩm, nhất là không nên ăn những thực phẩm ôi, thiu, có mùi hôi thối khó chịu; Đồng thời khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn (nôn, mửa, chóng mặt…) cần phải được đưa ngay đến cơ sở y tế, bệnh viện có đủ khả năng, điều kiện, không nên tùy tiện tự chữa bệnh hoặc đưa vào những cơ sở y tế có thể “thừa tâm huyết nhưng thiếu khả năng” để tránh xẩy ra hậu quả đáng tiếc.

VỀ BỨC ẢNH CÁN BỘ ĐI XE Ô TÔ ĐƯỢC BẢO VỆ CÕNG QUA VŨNG NƯỚC

Đô Hà Nội nằm ngay dưới một rãnh mây ẩm hoạt động mạnh, vắt ngang qua khu vực Tây Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ nên vào tối ngày 24/5 vừa qua, HN có mưa lớn nhất và dồn dập nhất khu vực miền Bắc. Đây không những là đợt mưa lớn nhất từ đầu năm đến giờ mà còn là rất ít gặp vào đầu mùa mưa, lượng mưa vào tối 24/5 đã phá vỡ kỷ lục và trở thành lượng mưa lớn nhất trong tháng 5 trong khoảng 10 năm qua. Sau cơn mưa, buổi sáng, Hà Nội tạnh ráo nhưng hầu như khắp các con phố đều bị ngập lên tới đầu gối. Dân mạng thi nhau đăng, share (chia sẻ) những bức hình chụp từ nhiều góc độ, phản ánh tình trạng nước ngập ở các khu vực trên địa bàn Thủ Đô.

Bức ảnh gây bão dư luận (Nguồn: Internet). 

Trong những bức ảnh mà dân mạng đăng lên mạng xã hội facebook thì có vài ba bức ảnh chụp cảnh một vị cán bộ đã đứng tuổi vừa bước xuống xe ô tô (biển xanh - Nhà nước) thì đã có một chú bảo vệ (?) ra đỡ xuống ở ghế và cõng đi qua phần nước ngập. Khung cảnh trong các bức ảnh sau đó đã được cư dân mạng khẳng định chắc chắn rằng, địa điểm mà bức ảnh trên được chụp là tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ngay lập tức, xuất hiện nhiều luồng ý kiến tranh luận, một số ý kiến tập trung vào giọng điệu rằng: hành vi cầm ô che cho lãnh đạo và cõng lãnh đạo đi qua chỗ ngập nước của anh bảo vệ là hành động đang "nịnh" lãnh đạo và việc lãnh đạo được anh bảo vệ cõng là hành động cậy quyền. 

Theo từ nhiều nguồn thông tin, nguồn gốc của những bức ảnh gây tranh luận trên là sáng ngày 25/5/2016, Hội trường Học viện Chính trị Quốc gia (đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội) triệu tập Hội nghị quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng. Tuy nhiên, do mưa ngập, hệ thống điện bị chập, cháy nên cuộc họp đã bị hoãn. Những khách mời của Hội nghị này chủ yếu là lãnh đạo của các cơ quan thông tấn báo chí phía Bắc. 

Thứ nhất, trời mưa lớn, nước ngập sâu, khi đi họp thì bắt buộc trang phục của các nhà lãnh đạo các cơ quan báo chí là mặc quần tây, áo sơ mi, đi giày tây. Còn anh bảo vệ với trang phục của một bảo vệ bình thường, đi dép lê, thoải mái xắn quần cao, lội nước một cách chủ động. Ngoài ra, zoom (phóng) lớn bức ảnh cho thấy, vị lãnh đạo trong bức ảnh có độ tuổi ngoài ngũ tuần thì việc được một anh bảo vệ cõng đi qua vài mét như vậy là điều nên làm. Chẳng nhẽ, trong khi anh bảo vệ với trang phục thoải mái như vậy, có thể chủ động trong tình trạng ngập nước lại có thể thờ ơ, giương mắt nhìn người trên tuổi mình ngồi trong xe cởi giày, cởi tất, xắn quần lội bì bõm khoảng 2-3 mét nước để lên bậc thềm và sau đó chạy đi tìm khăn lau chân, ngồi đi lại tất và giày cho kịp buổi Hội nghị đang diễn ra?

Vì thế, việc được bảo vệ kê ghế sát cửa xe để hỗ trợ và được bảo vệ cõng qua chỗ nước ngập là tránh để quần áo, giày dép ướt bẩn cũng là lẽ thường tình. Thứ nữa, từ chỗ cõng đến chỗ đáp chỉ có vài mét, thì việc anh bảo vệ có hành động cõng giúp các lãnh đạo báo đơn thuần cũng là hành vi tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn. 

Thứ hai, nói hành vi cõng giúp và hỗ trợ ghế để cán bộ không bị chạm nước, ướt giày, quần áo gây khó khăn trong cuộc họp sắp diễn ra của anh bảo vệ trong bức ảnh không phải là hành vi "nịnh bợ" của cấp dưới dành cho cấp trên. Bởi lẽ, anh bảo vệ này làm việc tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chứ không phải là nhân viên của cán bộ, lãnh đạo cơ quan báo chí của người bước xuống xe ô tô. Vì thế, giữa anh bảo vệ và vị cán bộ được cõng trên không có một mối liên hệ gì, kể cả quyền lợi, trách nhiệm hay lương bổng này nọ...Nên, nói anh bảo vệ thể hiện hành động cõng lãnh đạo là "nịnh" không có cơ sở. Anh bảo vệ chắc chắn không phải vì sợ mất quyền lợi để "nịnh" lãnh đạo bằng cách kê ghế và cõng lãnh đạo một đoạn tầm vài mét để tránh chạm nước mưa ngập. 

Cuối cùng, thiết nghĩ, đây là hành vi nhờ cậy và giúp đỡ nhau , tương thân tương ái nhau trong khó khăn giữa con người với con người. Điều này hết sức bình thường và đáng ra nên hoan nghênh và trân trọng biết bao nhiêu. Thực ra, bức ảnh và câu chuyện sẽ không bị đẩy đi quá xa và bị đám gọi là "dân chủ" lợi dụng để bêu xấu, rêu rao và vu cáo, "vạch lá tìm sâu" vị lãnh đạo trong bức ảnh nếu biển số xe không phải là biển xanh - biển Nhà nước. Chúng lên đồng tập thể và tru tréo, vu cáo rằng, chỉ có cán bộ, lãnh đạo Nhà nước mới có hành vi "ức hiếp" nhân viên, cấp dưới của mình như thế. Tuy nhiên, với sự sáng suốt, thông tin luôn được kiểm chứng nhanh nhạy, kịp thời, cộng đồng mạng đã lên tiếng chỉ trích, lên án những luận điệu vu khống vị lãnh đạo trong bức ảnh là "cậy quyền" và phủ nhận hành vi kê ghế, cõng lãnh đạo qua 2-3 mét nước của anh bảo vệ là "nịnh nọt" cấp trên.

An Chiến