Mới đây Đài Á Châu Tự Do vừa có bài “Dự án sân Golf tại rừng thông Đăk Đoa bị phản đối mạnh mẽ”. Đây lại là một trong những hoạt động chọc ngoáy của Việt Tân và đám dân chủ cuội trong nước nhằm đả phá một số chủ trương lớn của nhà nước và của các tỉnh thành về phát triển kinh tế xã hội.
Viện dẫn một Kiến nghị có tựa đề “Giữ Rừng- Giữ Nước”, RFA “cả vú lấp miệng em” để nói rằng đó là lời kêu gọi “do một số tổ chức bảo vệ môi trường như Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh Green ID, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống Bền vững (Quỹ Sống), CHANGE Thay Đổi… cùng với các nhà hoạt động xã hội, chuyên gia, khoa học gia cùng nhiều trí thức tên tuổi đồng khởi xướng. Từ ngày bắt đầu kêu gọi những người quan tâm ký tên hôm 14/6 đến ngày 22/6, Kiến nghị thu thập được trên 20.000 chữ ký”.
Thực ra đây là chiêu trò phá hoại không mới của một số tổ chức NGO của tư nhân và một số cá nhân, nhưng vẫn lừa được nhiều người, bởi họ núp dưới danh nghĩa “Bảo vệ thiên nhiên”, “Bảo vệ rừng”, “Bảo vệ nguồn nước”; “phản biện khoa học” hay thơm tho hơn là “Bảo vệ, giữ gìn bản sắc Tây Nguyên”. Những con số nói trên không thể kiểm chứng về tính trung thựcSân Golf Đak Đoa là 1 trong 89 sân golf được quy hoạch theo Quyết định của Thủ tướng vào năm 2009 về việc phê duyệt “Quy hoạch sân Golf Việt Nam đến năm 2020”. Dự án này do FLC làm chủ đầu tư có diện tích 174,01 ha, tổng mức đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ đồng, thời hạn thuê đất là 50 năm. Dự án đã được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư vào hôm 1/4 vừa qua. Các ý kiến đề nghị hủy dự án chủ yếu xoáy vào mấy vấn đề:
(1) có tuân thủ pháp luật không;
(2) có hủy hoại môi trường, bao gồm rừng thông, thảm thực vật và nguồn nước hay không; và
(3) là lợi ích kinh tế, xã hội mang lại cho người dân là gì.
Về mặt pháp luật có lẽ không cần bàn vì sân Golf Đắk Đoa là 1 trong 89 sân Golf được quy hoạch theo Quyết định số 1946, ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sân Golf Việt Nam đến năm 2020. Để có thể phê duyệt, dự án đã phải trải qua hơn một năm xem xét, đánh giá và cân nhắc rất thận trọng. Đặc biệt là phải giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường và nâng tầm mức sống cho người dân. Bên cạnh đó phải đảm bảo phản biện thành công về mặt khoa học với các ý kiến trái chiều. Dự án có làm mất rừng không?
Đây là câu hỏi lớn của dư luận khi tỏ ra lo ngại trước thông tin làm sân Golf sẽ làm mất diện tích đất rừng thông được trồng từ năm 1976 và làm mất đồi cỏ hồng tuyệt đẹp, hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan. Hồ sơ dự án cho thấy, khu vực dự án có diện tích 174 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng gần 156ha, diện tích đất chưa có rừng là hơn 18 ha. Toàn bộ diện tích này nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng theo Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai. Như vậy, diện tích này nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng, không thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp. Các hồ sơ đánh giá tác động môi trường đều nêu rõ, dự án không làm mất đi rừng, trái lại, diện tích rừng sẽ được nhân đôi.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai Nguyễn Văn Hoan khẳng định: “Việc thực hiện dự án làm sân Golf không làm mất rừng thông. Chủ đầu tư đã có cam kết không làm mất rừng, nếu tác động đến cây thông nào thì phải tiến hành di thực cây, trồng mới lại cây tại một vị trí khác. Đồng thời, chủ đầu tư làm dự án phải tuân thủ theo Luật Lâm nghiệp, đó là trồng rừng thay thế trên một quỹ đất khác được bố trí. Như vậy, rừng thông cổ thụ vừa được bảo tồn vừa được mở rộng ra nhờ diện tích rừng trồng thay thế này. Chủ đầu tư đến Đắk Đoa bỏ kinh phí lớn làm dự án là muốn tận dụng hệ sinh thái rừng, cảnh quan môi trường ở đó nên tuyệt đối không có chuyện phá rừng để làm sân Golf”.
Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai Hồ Phước Thành nói: “Trong quy hoạch làm sân Golf, đồi cỏ hồng và rừng thông sẽ không mất đi, mà để người dân đi lại tham quan du lịch. Vì có đồi cỏ hồng và rừng thông mới tạo nên giá trị, vẻ đẹp của sân Golf”.
Phó Chánh Văn phòng phụ trách UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Văn Lộc cho biết: “Nhiều người hiểu lầm việc chuyển mục đích sử dụng khoảng 174 ha rừng thông để làm sân Golf Đắk Đoa sẽ làm mất rừng thông, đồi cỏ hồng nổi tiếng, nhưng thực tế không phải. Mà dự án trên sẽ hạn chế chặt hạ đến mức tối đa cây thông, mà chỉ di thực những cây nằm trên đường Golf trồng vào các vị trí khác nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường, nguyên vẹn rừng thông cổ thụ. Trong quy hoạch, dự án trên của tỉnh sẽ giữ lại đồi cỏ hồng 8 ha nổi tiếng lâu nay. Do đó, việc chuyển đổi rừng trồng sang thực hiện dự án sân Golf ở huyện Đắk Đoa không ảnh hưởng đến độ che phủ rừng chung của tỉnh Gia Lai”.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, mục tiêu Dự án đề ra là phải giữ lại rừng thông để bảo vệ cảnh quan, môi trường, không được chặt hạ. Nhà đầu tư phải giữ lại phần lớn diện tích rừng trồng thông này, chỉ di thực những cây nằm trên đường golf hoặc các công trình xây dựng khác để trồng vào các vị trí phù hợp. Khi thực hiện Dự án, nhà đầu tư còn phải nộp số tiền đấu giá sử dụng đất, đồng thời thực hiện việc trả tiền để trồng rừng thay thế đối với diện tích thực hiện dự án. Có nghĩa là Gia Lai không mất rừng mà còn nhân đôi diện tích rừng trồng lên.Dân được hưởng lợi gì?
Ở đâu cũng vậy bài toán giữa phát triển và bảo tồn luôn là bài toán tranh cãi, khó giải. Với những gì hiện có ở Gia Lai, mà cụ thể hơn là ở Đăk Đoa thì có lẽ một “cú hích kinh tế du lịch” đủ lớn sẽ giải quyết được câu chuyện về sự chậm phát triển. Đó là góc nhìn lý trí mà không hề cảm tính.Hầu hết các y kiến phản đối dự án đều lấy lý do làm sân Golf Đak Đoa sẽ mất rừng thông trồng đã gần 50 năm và mất đồi cỏ hồng. Họ nhân danh bảo vệ cây xanh và thiên nhiên để phản đối dự án sân Golf này, nghe thì có lý lắm, nhưng lời giải đã có ở phía trên của bài.Đến Gia Lai công tác, thăm thú vài nơi có cảnh đẹp như thác nước, rừng thông,… nhưng thú thật rằng, những địa điểm này chưa có gì hấp dẫn để mời gọi khách du lịch.
Bạn đọc sẽ ngạc nhiên là, chúng ta không có lý do gì để tiêu tiền ở đây trừ vài kiểu ảnh dịch vụ để check in ở nơi đây và vì thế du lịch không phát triển, người dân vẫn nghèo dù có đồi cỏ hồng và rừng thông trồng từ năm 1976.Nhưng vẫn đồi cỏ hồng, rừng thông mà mọi người gọi là cổ thụ ấy, dưới góc nhìn của nhà quản lý kinh tế tài ba, thì câu chuyện kinh tế và đời sống người dân sẽ khác rất nhiều.
Nếu như một sân Golf lớn nhất Đông Nam Á ở đây, trong đó vẫn có cả rừng thông lẫn đồi cỏ hồng, diện tích rừng được nhân đôi,.. thì khách du lịch từ khắp nơi cả trong và ngoài nước sẽ đến đây du lịch, chơi Golf. Khi mọi thứ đều được nâng cấp, tiền đến Đăk Đoa không chỉ là dân chơi Golf, mà còn cả dân du lịch. Đây là những người mang tiền đến Gia Lai để tiêu vào nơi xứng đáng với dịch vụ xứng đáng. Sẽ có nhiều dịch vụ khác phát triển theo sau như khách sạn, nhà hàng, khu resort nghỉ dưỡng, các tour khám phá, thám hiểm vùng đất giàu sắc thái văn hóa bản địa này… Từ nền tảng đó, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến để nâng tầm cho Gia Lai.
Nói gì thì nói, không phải ngẫu nhiên mà tỉnh nào cũng đòi làm sân Golf, bởi những lợi ích của nó mang lại cho phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Trước mắt, Dự án sân golf Đắk Đoa hoàn thành sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị, tạo ra quỹ đất xanh, nâng tầm các công trình công cộng, khu làm việc và dịch vụ thương mại văn minh hiện đại, đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thể dục thể thao của người dân. Đặc biệt, dự án sẽ tạo khu đất hiện tại của huyện Đắk Đoa trở thành khu vực hiện đại, văn minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tất cả những yếu tố mới, văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp ấy sẽ thu hút khách du lịch và quan trọng hơn cả là tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương. Dù xét trên khía cạnh nào đi nữa thì người hưởng lợi đầu tiên của dự án chính là người dân tại chỗ.
Cuteo@