2021/08/10

LẠI THÊM MỘT TÊN CUỘI – NHÀ BÁO HOÀNG NGUYÊN VŨ?

Lạ nhỉ?

Những tên cuội không phải nhà in thì cũng là nhà báo? Chúng tập trung vào công tác in ấn và tuyên truyền – một trong những “vũ khí chiến đấu” lật đổ chế độ?

– Nhà báo, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Đức Hiển?

– Nhà in Trí Việt – Nguyễn Văn Phước?

– Nhà báo tuột xích – Hoàng Nguyên Vũ?

Hoàng Nguyên Vũ tên thật là Nguyễn Văn Tài, từng là phóng viên một số tờ báo ... Mặc dù, hiện nay chỉ đang làm mảng truyền thông đối ngoại cho một tập đoàn nhưng với tần suất phát ngôn, đăng tải bài viết dày đặc trên trang cá nhân thì có một bộ phận người dân vẫn nhầm tưởng anh ta là nhà báo. Và tất nhiên, những thông tin mà anh ta chia sẻ trên trang cá nhân “Hoàng Nguyên Vũ” và fanpage “Nhà Báo Hoàng Nguyên Vũ” sẽ khiến bạn đọc gián tiếp hiểu rằng, đó là những thông tin đủ tính chính xác, theo tiêu chuẩn báo chí.
Thế nhưng, nhìn lại thời gian gần đây, anh ta đã làm những gì ? Cách đây hơn một tuần, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, nguy hiểm, nhiều người dân đang chờ đợi được tiêm vaccine thì bỗng dưng Hoàng Nguyên Vũ tung ra thông tin giả “Bộ Y tế đề nghị không mua thêm vaccine mà thực hiện xã hội hóa”, vấn đề này đã có nhiều bài phân tích, phản bác. Gần nhất, anh ta lại tiếp tục chia sẻ tin giả “Bác sỹ Khoa rút ống thở của mẹ để cứu sống thai phụ”.

Vậy, HOÀNG NGUYÊN VŨ LÀ AI?

Có lẽ, cái tên Hoàng Nguyên Vũ không còn xa lạ với chúng ta. “Sự nổi tiếng” của Hoàng Nguyên Vũ đi kèm với không ít tai tiếng khi hắn ta thường xuyên sử dụng 2 tài khoản MXH mang tên “Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ” và “Hoàng Nguyên Vũ” có dấu tích xanh để phân tích, đăng tải các thông tin, sự kiện chính trị – xã hội theo góc nhìn chủ quan của mình.

Đặc biệt, thời gian qua, anh ta liên tục đăng tải tin giả. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu Hoàng Nguyên Vũ có còn là nhà báo hay không?

Hoàng Nguyên Vũ tên thật là Nguyễn Văn Tài, từng là phóng viên một số tờ báo… Mặc dù, hiện nay chỉ đang làm mảng truyền thông đối ngoại cho một tập đoàn nhưng với tần suất phát ngôn, đăng tải bài viết dày đặc trên trang cá nhân thì có một bộ phận người dân vẫn nhầm tưởng anh ta là nhà báo. Và tất nhiên, những thông tin mà anh ta chia sẻ trên trang cá nhân “Hoàng Nguyên Vũ” và fanpage “Nhà Báo Hoàng Nguyên Vũ” sẽ khiến bạn đọc gián tiếp hiểu rằng: đó là những thông tin đủ tính chính xác, theo tiêu chuẩn báo chí!

Thế nhưng, nhìn lại thời gian gần đây, anh ta đã làm những gì? Cách đây hơn một tuần, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, nguy hiểm, nhiều người dân đang chờ đợi được tiêm vaccine thì bỗng dưng Hoàng Nguyên Vũ tung ra thông tin giả “Bộ Y tế đề nghị không mua thêm vaccine mà thực hiện xã hội hóa”… vấn đề này đã có nhiều bài phân tích, phản bác. Gần nhất, anh ta lại tiếp tục chia sẻ tin giả “Bác sỹ Khoa rút ống thở của mẹ để cứu sống thai phụ”.

Tin giả vốn dĩ đã giật gân nhưng khi nó xuất hiện từ tài khoản MXH của một người được xem là “nhà báo” thì tin giả đó sẽ còn được tăng thêm chất xúc tác để lan nhanh và rộng hơn nữa. Hậu quả, có không ít người dân tin rằng thông tin, sự việc đó là thật, dẫn đến tâm lý hoang mang, tiêu cực.

Khi xưa, Hoàng Nguyên Vũ từng làm phóng viên cho báo Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,… cũng từng được coi là một cây bút không đến nổi nào. Nhưng vì sai phạm tác nghiệp, vi phạm đạo đức nghề báo nghiêm trọng nên kể từ đó, hai tờ báo chính thống nói trên cũng như các tòa soạn khác không thể tiếp nhận anh ta. Hiện nay, không rõ anh ta còn làm “nhà báo” hay không? Nhưng nếu vẫn là nhà báo thì anh ta phải có trách nhiệm trước mỗi thông tin mình đưa lên mạng xã hội, sao cho đúng vai trò của mình. Còn nếu không còn là nhà báo thì anh ta hãy cứ nói thẳng để người dân khi tiếp nhận thông tin từ anh, sẽ còn để dành một chút nghi vấn, để xét lại thông tin mà anh ta đưa ra.

Bản chất vấn đề, dù Hoàng Nguyên Vũ có còn là nhà báo nữa hay không thì thiết nghĩ: Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cần sớm có biện pháp xử lý đối với hành vi tung tin giả và phát tán tin giả trong thời gian gần đây. Bởi những thông tin mà anh ta đưa không chỉ làm sai lệch thông tin, làm sai lệch chính sách, chủ trương phòng chống dịch của đất nước, mà trên hết, chúng còn đánh lừa lòng tin, cảm xúc của những người đang theo dõi, tin tưởng anh ta. Hành vi của Hoàng Nguyên Vũ chẳng khác nào lừa đảo bạn đọc, lừa đảo nhân dân.

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định rất cụ thể về hình thức xử lý đối với các hành vi tung tin giả, sai sự thật. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng hãy xử lý triệt để theo đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, những ai đang sử dụng mạng xã hội kích động, gieo rắc hoang mang mang, hoài nghi, làm lòng dân bất an trong đại dịch cũng chính là giặc, cần phải xử lý nghiêm khắc và kịp thời.

Đối với người dân khi tham gia vào không gian mạng, mỗi người dân đồng thời đóng cả 3 vai trò: Sản xuất thông tin, tiêu thụ thông tin và phát tán thông tin. Do đó, không gian mạng có lành mạnh hay không, nạn tin giả có thể ngăn chặn, đẩy lùi hay không phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành vi của mỗi người chúng ta. Vì vậy, người dân tuyệt đối không đăng tải, bình luận những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật dưới bất cứ hình thức nào, dù với bất kỳ động cơ, mục đích gì. Chủ động nghiên cứu, trang bị kiến thức và pháp luật như Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng…

Khi tiếp nhận thông tin, nhất là trên MXH, cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thận trọng để không trở thành nạn nhân của tin giả; Luôn tin tưởng vào thông tin chính thống, xác thực do cơ quan chức năng, báo chí, truyền hình cung cấp; Hết sức thận trọng khi quyết định chia sẻ thông tin trên không gian mạng, để không tiếp tay cho tin giả; Tuyệt đối không chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng; Đồng thời, tích cực tham gia phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng hoặc thông qua các nhóm cộng đồng trên không gian mạng để cảnh báo về tin giả.

Hãy tỉnh táo, vững tin, đoàn kết, trách nhiệm, tuân thủ, chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng đại dịch, chiến thắng tin giả.

Đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước

 (TG) - Trải qua hơn 91 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố và tăng cường. Đó là một sự thật không thể phủ nhận. Dẫu vậy, các thế lực phản động, thù địch vẫn không ngừng mọi thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ, hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh với những luận điệu sai trái đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, không chỉ để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, mà còn là bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, BÔI NHỌ LÃNH TỤ CỦA ĐẢNG QUA CÁC THỜI KỲ

Như chúng ta đã biết, bên cạnh các thế lực phản động, thù địch luôn mang dã tâm phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, thì một số cá nhân, trong đó có người từng đứng trong hàng ngũ của Đảng, vì bất mãn cá nhân hoặc bị mua chuộc bởi lợi ích vật chất, kinh tế nên đã phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, chà đạp lên lịch sử dân tộc. Phủ nhận công lao to lớn của các lãnh tụ của Đảng là một trong những thủ đoạn mà chúng sử dụng lâu nay nhằm gián tiếp hạ thấp uy tín, vai trò của Đảng. Các bậc tiền bối của Đảng như Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn… là những tên tuổi mà các đối tượng thù địch, bất mãn thường xuyên tập trung xuyên tạc, bôi nhọ.

Các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ của chúng thường biểu hiện ở những khía cạnh sau: 1) Xuyên tạc đời tư cá nhân, “nghe hơi nồi chõ” - dựng chuyện để hùa theo rồi quy kết bịa đặt rằng “các lãnh tụ đều có nhiều vợ, nhiều con”, “có nhiều người tình” cả ở trong và ngoài nước (giọng điệu của các đối tượng Bùi Tín, Hoành Tranh, Sophie Quinn Judge…). 2) Xuyên tạc mối quan hệ giữa các lãnh tụ trong quá trình lãnh đạo cách mạng, bằng những giọng điệu phản động, bịa đặt.  3) Xuyên tạc và phủ nhận công lao, sự nghiệp cách mạng của các lãnh tụ. Chúng rêu rao rằng con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam là sự “chọn đại, sai lầm” của những người lãnh đạo, khiến gây ra chiến tranh, nghèo đói, “huynh đệ tương tàn, Bắc Nam chia rẽ” (giọng điệu của các đối tượng Bùi Tín, Việt Thường, Trương Gia Kiểng…). 4) “Thần thánh hóa” tung hô các lãnh tụ tiền bối nhằm đối lập với cán bộ đảng viên hiện nay. Đây là một dạng luận điệu không kém phần thâm độc, bởi chúng “lập lờ đánh lận con đen” muốn quy hiện tượng thành bản chất, cho rằng “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước tha hóa, biến chất và vi phạm” là cái “phổ biến” và “tất yếu” của một Đảng duy nhất cầm quyền (giọng điệu của các đối tượng Tiến Hồng, Lê Kỳ Sơn…).

Thực chất những luận điệu nêu trên không chỉ nhằm hạ thấp thanh danh, uy tín lãnh tụ của Đảng qua các thời kỳ, mà qua đó, âm mưu sâu xa, nham hiểm của chúng là từ chỗ làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với các lãnh tụ để dẫn đến nghi ngờ, dao động rồi mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ.

Bóp méo sự thật lịch sử, bôi nhọ nhân phẩm các bậc lãnh đạo tiền bối để “mượn gió bẻ măng” hòng chống phá Đảng, Nhà nước; đánh phá nền tảng tư tưởng của Đảng; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc… là thủ đoạn mà các thế lực thù địch, thành phần bất mãn đã, đang và sẽ còn sử dụng. Những hành động đó luôn đi ngược lại với lợi ích của quốc gia - dân tộc và các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Bằng cái nhìn khách quan, bằng các tư liệu lịch sử chính thống và bằng tiếng nói của lương tri, chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động đó.

Thứ nhất, tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức của các lãnh tụ Đảng, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ghi lại trong những bộ sách tư liệu lịch sử, tài liệu chính thống, chân thực, công bố rộng rãi ở trong nước và thế giới. Vì thế, những cái gọi là “nguồn tin riêng” “chuyện bây giờ mới kể” hay “bí mật nội bộ” do cá nhân nào đó phát ngôn, tung lên mạng xã hội hay trả lời một số tổ chức báo chí hải ngoại… không thể là cơ sở, căn cứ hay “thông tin tham khảo” để đánh giá, nhận định về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo, lãnh tụ Đảng qua các thời kỳ.

Bịa đặt trắng trợn, cắt xén tư liệu, suy diễn một chiều, “nhào nặn” lẫn lộn thật-giả... là những “thủ thuật” của một vài “nhà dân chủ” tự xưng ở hải ngoại vẫn “nhai đi nhai lại” lâu nay. Ở chừng mực nào đó, trong một số thời điểm nhất định, những cái gọi là “thông tin bí mật” kiểu đó dường như cũng ít nhiều “hấp dẫn” một bộ phận “cư dân mạng” thiếu hiểu biết, non kém bản lĩnh. Dù vậy thì những chiêu trò “câu laike”, xuyên tạc hòng “mưa dầm thấm lâu” cũng không thể đánh lừa được đa số người đọc, người xem có tri kiến.

Thứ hai, các dấu mốc thắng lợi và thành công của cách mạng Việt Nam là những minh chứng hùng hồn, khẳng định công lao to lớn, cống hiến vĩ đại của các nhà lãnh đạo, lãnh tụ Đảng qua mỗi thời kỳ.

Những nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh đã sáng lập và rèn luyện Đảng talãnh đạo toàn dân đoàn kết đứng lên đấu tranh giành chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “đem người nô lệ thành người tự do”; cùng toàn quân, toàn dân đánh đuổi “những đế quốc to”, những kẻ thù mạnh, giữ vững độc lập, xây dựng nước nhà ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”..Mỗi thắng lợi vẻ vang đó đều gắn liền với tài năngđức độ và cống hiến hy sinh của các lãnh tụ Đảng. Đó là sự thật lịch sử không thể xuyên tạc hay phủ nhận.

Thứ ba, các lãnh tụ của Đảng qua các thời kỳ nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng đã trở thành biểu tượng và niềm tin mãnh liệt trong trái tim và khối óc của đại đa số nhân dân Việt Nam. Tư tưởng, tình cảm và tấm gương của các lãnh tụ đã đi vào đời sống tinh thần xã hội cũng như ý thức, tâm thức của nhiều thế hệ người Việt. Không chỉ vậy, những cống hiến, công lao to lớn của các lãnh tụ còn được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và nhân loại tiến bộ ghi nhậntôn vinh. Đây là lý lẽ đanh thép, lên án, phản bác những tiếng nói lạc lõng, phản động, trái ngược với tình cảm của nhân dân Việt Nam.

Không chỉ là những con đường, trường học được mang tên, không chỉ là những nhà lưu niệm, khu di tích ghi dấu ấn về thân thế - sự nghiệp, mà hơn thế, tình cảm kính trọng, lòng biết ơn của nhân dân là “tượng đài” vững chắc nhất tôn vinh, tỏa sáng tên tuổi và công lao các lãnh tụ của Đảng.

ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, HẠ THẤP UY TÍN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

Một trong những thủ đoạn chống phá Đảng và chế độ ta mà các thế lực thù địch triệt để sử dụng trong bối cảnh, tình hình mới là tung tin xuyên tạc, hạ thấp uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Vào những dịp như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác bổ nhiệm, luân chuyển sau Đại hội; những khó khăn, phức tạp liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19... là cơ hội để chúng ráo riết tìm mọi cách tấn công trực diện vào công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp cao. Thông qua Internet và mạng xã hội, với những kịch bản được chuẩn bị khá kỹ, chúng đã tổ chức các “cấp độ” chiến dịch vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ có thể nói là khá bài bản. Thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Một là, không chỉ bằng những thông tin, hình ảnh cắt ghép, sai lệch, lẫn lộn thật-giả, chúng còn sử dụng những phát ngôn, bình luận của một số “chuyên gia” và “học giả” bất mãn để “lập luận” quy chụp, biến không thành có, có “ít suýt ra nhiều”, gây hoài nghi trong dư luận, tạo hiệu ứng tiêu cực trong tâm lý, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân và cán bộ thiếu bản lĩnh.

Hai là, chúng lợi dụng, kích động hoặc mua chuộc một số đối tượng bất mãn, bất hảo để tung đơn thư nặc danh, mạo danh trên các trang mạng xã hội; lan truyền những thông tin sai trái nhằm kích động chia rẽ nội bộ; bôi nhọ danh dự, nhân phẩm những cán bộ trong nguồn quy hoạch; xuyên tạc quan điểm, ý kiến chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước những vấn đề quan trọng, nhạy cảm của đất nước và xã hội... Đồng thời tạo ra hàng loạt bình luận (comnent) tiêu cực nhằm gây nhiễu loạn, hoài nghi trong dư luận, khiến không ít người bị rơi vào “trận đồ bát quái” - không hiểu đúng sai thế nào!

Ba là, chúng thêu dệt, bịa đặt về nguồn gốc xuất thân, gia đình cũng như bản thân cán bộ lãnh đạo cấp cao, trong đó hầu hết là những nội dung theo kiểu “thâm cung bí sử”, đen tốitiêu cực... để rồi quy chụp rằng mọi bí ẩn, khuất tất, xấu xa đều liên quan đến cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng lu loa rằng dân chủ ở Việt Nam chỉ là “chiếc bánh vẽ”, đồng thời để hạ thấp uy tín đại biểu Quốc hội, chúng rêu rao “tất cả những người mà được gọi là đại biểu quốc hội đều được lựa chọn quyết định từ trước, bầu cử chỉ là hình thức.

Bốn là, các thế lực phản động, thù địch luôn “nhấn mạnh” cái gọi là “nguyên nhân của những tiêu cực xuất phát từ công tác nhân sự. Chúng đưa ra các bài viết, phỏng vấn, trao đổi, bình luận với những luận điệu như: công tác nhân sự của Đảng, nhất là nhân sự cấp cao “là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”, “thủ tiêu đối phương”, “theo lợi ích nhóm”… công tác nhân sự trong Đảng chỉ là sự ngụy tạo, chỉ là hợp thức hóa, là dịp để hội hè, tốn kém tiền bạc của nhân dân, còn nhân sự đã được sắp đặt theo lợi ích nhóm!”(1). Cùng với đó, chúng cho rằng “cán bộ lãnh đạo của Đảng là nhóm người đặc quyền đặc lợi”, “tự cho mình cái quyền được ban phát quyền lực, bổng lộc, chức tước, biến quyền lực của nhân dân thành quyền lực của mình”(2)...

Vẫn là “mô-típ” cũ, những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của đội ngũ cán bộ nói chung, lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói riêng trong tình hình hiện nay chỉ là “phần nổi của tảng băng”, nguy hiểm và sâu xa hơn - điều mà các thế lực thù địch, phản động nhắm đến chính là “tung hỏa mù” để gây nghi ngờ, hoang mang trong dư luận, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Bằng tri thức lý luận và từ thực tiễn đời sống chính trị, xã hội của đất nước, chúng ta hoàn toàn có cơ sở và luận cứ khoa học để đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch.

Thứ nhất, không phải chỉ ở Việt Nam, mà mỗi đảng chính trị, đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào, đều phải bầu ra bộ máy lãnh đạo của mình và phải tiến hành công tác lựa chọn, bầu cử ra đội ngũ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu dưới hình thức dân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là công việc quan trọng và được tiến hành theo quy định, quy trình chặt chẽ.

Thứ hai, quán triệt những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh“cán bộ là cái gốc của mọi công việc... huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”công tác nhân sự của Đảng ta luôn được tiến hành theo đúng quy địnhquy trình chặt chẽ, nghiêm túc, công tâm, khoa học, dựa trên các nguyên tắc xây dựng Đảng và sự đồng thuận của nhân dân.

Thứ ba, những cán bộ được giới thiệu, bầu vào các vị trí chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong nhiệm kỳ Đại hội XIII nhìn chung đều được đào tạo bài bản, trải nghiệm thực tiễn, có phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo, quản lýđặc biệt là được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.

Thứ tư, Đảng ta luôn coi trọng và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện cán bộ đảng viên. Những cán bộ có biểu hiện đặc quyền, đặc lợi, xa hoa, trụy lạc đều bị xử lý nghiêm khắc, thích đángNhững kết quả đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng thời gian qua đã thể hiện rõ tính quyết liệt, thường xuyên và không có vùng cấm” của Đảng. Đại hội XIII của Đảng xác định: “...phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”(3). Trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Thứ tư, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề kiểm soát quyền lực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh “phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế, pháp luật”Theo đó, Cương lĩnh, Điều lệ, kỷ luật Đảng; Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; sự tín nhiệm của nhân dân là những yếu tố quyết định đến chất lượng giám sát quyền lực, khắc phục những biểu hiện tha hóa, lộng quyền, củng cố và phát huy vai trò, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thứ năm, xét trên phương diện thực tiễn, phần lớn đội ngũ cán bộ đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo của ĐảngNhà nước luôn giữ vững tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; cống hiến trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết, đóng góp xứng đáng vào “những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” của đất nước. Vì thế, không thể “lấy ví dụ” một số trường hợp suy thoái, sai phạm đã bị xử lý kỷ luật, truy tố để coi là “cái phổ biến” và “là bản chất” của đội ngũ lãnh đạo Đảng, Nhà nước - như những luận điệu sai trái mà các thế lực thù địch, phản động tung ra./.

ThS. PHẠM VĂN HÒA

 Học viện Chính trị khu vực III

_____________________

(1) (2) Hội đồng lý luận Trung ươngMột số luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của ĐảngNxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2020, tr.265, 296.

(3) Đảng cộng sản Việt NamVăn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.I, tr.190.

Việt Tân bênh chính quyền Mỹ trong vấn đề chất độc màu da cam


Nhân việc Mỹ tài trợ cho Việt Nam một lượng lớn vaccine ngừa nCoV, đảng Việt Tân và nhiều nhóm chống Cộng khác đã mở một chiến dịch truyền thông kêu gọi “thân Mỹ - thoát Trung”. Chiến dịch này bao gồm nhiều bài viết phủ nhận tội ác của người Mỹ trong cuộc chiến tranh hồi thế kỷ trước. Chẳng hạn, fanpage Việt Tân đã đăng một bài viết rằng các dị tật mà nhiều trẻ em Việt Nam mắc phải sau chiến tranh là hậu quả từ lương khô do Trung Quốc viện trợ, chứ không phải từ chất độc màu da cam. Trong khi họ không đưa ra được bằng chứng nào để quy tội cho lương khô, họ biện luận rằng thú rừng và cư dân địa phương đã không hề bị dị dạng sau khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ:

Nhưng bài viết vừa nêu đã đưa ra những thông tin sai lệch do thiếu hiểu biết.

Trong thực tế, chất độc màu da cam bị quy trách nhiệm sau một số nghiên cứu của cả Mỹ lẫn Việt Nam. Và các nghiên cứu của Việt Nam đã được tiến hành trên cư dân các vùng bị phun thuốc diệt cỏ.

Theo một bài viết trên Báo Ảnh Việt Nam, từ thập niên 1970, sau khi chứng kiến nhiều trường hợp trẻ sơ sinh Việt Nam bị dị dạng nhưng chưa rõ nguyên nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã cất công đọc nhiều tài liệu để tìm hiểu. Trong một lần như vậy, “bà đã tình cờ đọc được một bản báo cáo khoa học về chủ đề này do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ công bố vào năm 1974. Sau khi đọc xong, bà bắt đầu nghi ngờ rằng dường như những trường hợp quái thai ở Việt Nam có liên quan đến hóa chất độc hại do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Để lí giải cho sự nghi ngờ này, năm 1982 bà đã thực hiện một nghiên cứu trên 1000 hộ gia đình ở xã Thanh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy, những người sống trong vùng bị rải chất độc da cam sinh ra con dị tật cao gấp 3 - 4 lần. Năm 1983, bác sĩ Phượng đã cho công bố báo cáo này trên một tạp chí khoa học của Anh”.

Tiếp đó, cần lưu ý rằng nhiều cựu binh Mỹ cũng đã khởi kiện tập đoàn Monsanto, do họ có con cái bị dị tật, nghi do chất độc màu da cam. Trường hợp điển hình là Heather Bowser, con của một cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam năm 1968-1969. Cô và em ruột có hình hài bị dị tật kinh khủng: không có đoạn chân phải từ gối trở xuống, nhiều ngón tay, ngón chân cái trên bàn chân trái cũng không có, những ngón chân còn lại thì đan chéo nhau:



























Qua việc Việt Tân tìm cách gỡ tội cho chính quyền Mỹ bằng những bằng chứng không rõ ràng, dù việc đó đi ngược lại lợi ích của nhiều gia đình người Việt và người Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam, ta có thể đánh giá nhân cách của họ và những gì mà họ có thể mang đến cho đất nước.

Nhóm của ‘bác sĩ Khoa’ dựng chuyện lấy tiền người cả tin ra sao?

 

Hình ảnh của "bác sĩ Khoa" kute thực ra là bác sĩ Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore
Hình ảnh của “bác sĩ Khoa” kute thực ra là bác sĩ Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore

TPO – Nhóm của “bác sĩ Khoa” với người có tên Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra.

Câu chuyện về nhóm của Lam nuôi một bà cụ bán vé số không nơi nương tựa, sau khi chồng và con mắc bệnh ung thư qua đời, bà cụ sau đó cũng bị đột tử. Một facebook trong nhóm đăng đàn kêu gọi ủng hộ, quyên góp tiền làm đám tang cho cụ. Dưới lời kêu gọi kèm theo số tài khoản của một người tên Nguyễn Thị Minh Thy. Rất nhiều người đã chuyển tiền ủng hộ sau lời kêu gọi đẫm nước mắt này.

Thậm chí, cả câu chuyện chính bản thân Lam bị ung thư máu từ nhỏ, câu chuyện về người anh trai bị bệnh mất từ lúc mới sinh ra, ước mơ làm bác sĩ và được ba hiến tuỷ để cứu sống mình và sau đó Lam sang Singapore theo đuổi giấc mơ bác sĩ như thế nào… đều được Lam tổng hợp cả mấy trang như một tấm gương vượt lên số phận gửi cho tất cả những người mà cô ta quen được.

Tin nhắn của Phong Lam và Nguyễn Thị Minh Thy với chị Nguyễn K.L ở TPHCM để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ 82- ảnh L.N

“Trong bản tóm tắt cuộc đời dài cả chục trang giấy, mà Lam gửi cho tôi, Lam kể bố đã quyết tâm bán nhà đưa con gái sang Singapore chữa bệnh, làm đủ mọi nghề từ phụ hồ đến bán gà rán, hiến tuỷ cứu con gái nên bị liệt chân. Tất cả, nhằm mục đích kêu gọi từ thiện dưới cái danh nghĩa quỹ ung thư 82”- Chị T, một doanh nhân đã đưa ra lá thư dài chục trang giấy mà Lam đã gửi cho chị và cho biết, chị đã ủng hộ vào quỹ này 5 triệu đồng và kêu gọi bạn bè ủng hộ nữa.

Chiều 9/8, trao đổi với Tiền Phong, chị Nguyễn K.L, ở TPHCM cho biết chị là nạn nhân của nhóm “bác sĩ Khoa”. Theo chị L. vào đầu tháng 7/2020, chị đọc trên facbook của một người bạn học cùng khoá thì phát hiện Phong Lam vào comment trên facebook của bạn mình. “Tôi vào facebook PhongLam xem thì thấy người này toàn viết những câu chuyện về cuộc đời mình, bố của mình bị ung thư. Sau đó, tôi có trao đổi với người này về một số bệnh tật”- chị L. kể lại. Cuối tháng 7/2020, PhongLam nhắn cho chị L. chuẩn bị tổ chức trung thu cho các cháu mắc bệnh ung thư máu, và chị cùng nhóm “thiện nguyện 82” sẽ làm bánh bán để quyên tiền cho các em trị bệnh.

Thấy việc làm ý nghĩa nên chị L. ủng hộ 5 triệu đồng, kêu gọi các bạn bè ở TPHCM ủng hộ người 1 triệu, người 2-3 triệu đồng. “Số tiền ủng hộ của nhóm tôi đều thông qua tài khoản có tên Nguyễn Thị Minh Thy ở Bến Tre. Đến tháng 8/2020, Thy còn gọi cho tôi để trình bày rằng nhóm đang tổ chức hoạt động nhưng thiếu 300 phần quà, tôi ủng hộ qua tài khoản của Thy 2 triệu đồng và nhiều người quen của tôi cũng ủng hộ”- chị L. kể lại.

Một bức thư dài 6 trang được Phong Lam gửi đến cho những người quen biết kể về hành trình cô điều trị ung thư và những người đang mắc căn bệnh này để sau đó kêu gọi hảo tâm.

Theo chị Nguyễn K.L, đầu năm 2021, nhóm này còn kêu gọi nhiều người quyên góp vào các chương trình ung thư của “quỹ 82” nhưng sau khi tìm hiểu thấy có nhiều bất thường nên chị L. không tham gia.

Theo thông tin cùng số điện thoại của PhongLam và Nguyễn Thị Minh Thy mà chị L. cung cấp cho phóng viên, chúng tôi liên lạc thì tất cả đã khoá máy, facebook và zalo đều không tồn tại.

Câu chuyện về “bác sĩ Trần Khoa” rút ống thở của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ nguy kịch sắp sinh lan trên facebook, cũng là một trong vô số những chiêu lừa đảo đó. Hình ảnh đại diện trên facebook của “bác sĩ Khoa” là của một tiến sĩ chuyên về nha khoa của Singapore có tên là Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore. Các thành viên mà “bác sĩ Khoa” sau khi đăng bài rồi tag các facebook như PhongLam, Thy Nguyễn… vào đều đã “biến mất”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tất cả những facebook trong nhóm đều có chung một đặc điểm, phần lớn là lấy hình của các giáo sư đầu ngành về y khoa của Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) hay Úc ghép vào.

Phong Lam hay Trần Khoa, không biết có ngoài đời thật hay không, hay chỉ có trong những mảnh đời được hư cấu nhằm mục đích lợi dụng lòng người của một nhóm lừa đảo. Duy chỉ có cái tên facebook Thy Nguyễn là có thật, vì cái tên này có số tài khoản mang tên Nguyễn Thị Minh Thy, được công khai để “gom” tiền của các mạnh thương quân, người chơi mạng xã hội giàu lòng trắc ẩn.

Nguồn: https://tienphong.vn/nhom-cua-bac-si-khoa-dung-chuyen-lay-tien-nguoi-ca-tin-ra-sao-post1364218.tpo