2017/01/02

2016-NĂM THẤT BẠI CỦA NGUYỄN QUANG A


5 THẤT BẠI TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT 2016

2017/01/01

DÂN CHỦ HÓA - KHÁI NIỆM ĐIÊN RỒ!

Karel Phùng

Dân chủ hóa, tiếng Đức là Demokratisierung, một trong những khái niệm điên rồ nhất trong cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Nó cũng đồng nghĩa với việc bần cùng hóa tầng lớp đa số của các nước đang phát triển, tạo điều kiện cho giới tài phiệt quốc tế thâu tóm tài nguyên và mọi nguồn lợi quốc gia. Trớ trêu thay phần lớn những kẻ hô hào dân chủ hóa đất nước ở đâu cũng vậy, phần đa chúng lấy mô hình của Mỹ và phương tây ra làm khuôn mẫu. Vậy mô hình đó hiện giờ ra sao?

GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Trước tiên nhìn sang nước Mỹ chúng ta có thể thấy, nước Mỹ đang ở giai đoạn cuối của chủ nghĩa tư bản. Giới nhà giàu co cụm trong những biệt khu với trường đại học riêng, nhà trẻ riêng, thậm chí ngân hàng riêng và có những người phục vụ riêng và không phải ai cũng bước chân vào được.
 
Giới trung lưu ở Mỹ đang bị giảm đi trông thấy khi tầng lớp vô gia cư, những người có việc làm phải nhận thêm Food Stamp mới đủ sống ngày càng tăng lên. Con số 50 triệu người nhận Food Stamp cho thấy, cho dù ông Trump hay bà Clinton có lên nắm quyền cũng không thể nào có những thay đổi đột biến cho xã hội của nước Mỹ trong những thập niên tới đây. Và cho dù bạn không tin thì những gì mà người dân ở đông Âu, cụ thể đông Đức cũ có được cách đây 30 năm, về nhà ở, giáo dục và y tế, với 50% người dân Mỹ hiện giờ chỉ là trong mơ. (Chưa kể tới người về hưu ở Hy Lạp chẳng hạn, chỉ trong mơ mới có được cuộc sống của những người hưu trí thuộc đông Đức cách đây 30 năm)
 
Trong khi đó an ninh đường phố ở nhiều nơi tình trạng vô cùng nguy hiểm. Người dân nghèo ở Mỹ tự cầm súng bắn giết, tranh giành quyêng lợi với nhau khiến cho mỗi ngày có tới 80 người bị chết, chưa tính 3 người bị cảnh sát bắn chết vô cớ. Bạn thử nhìn xem các nước khi có số người bị bắn chết mỗi ngày vài chục người là cái gì? Thưa: rõ ràng chỉ có thể là nội chiến! Chỉ có điều ở nước Mỹ cuộc nội chiến là do chính dân nghèo bị kích động bắn giết lẫn nhau bằng súng đạn của giới nhà giàu sản xuất và bán cho họ.
 
Giai đoạn cuối của chủ nghĩa tư bản là sự cách ly giữa các tầng lớp, là nội chiến, là tiềm ẩn sự bất ổn hàng ngày trong xã hội. Điều đó đã khiến cho nước Mỹ bây giờ không chỉ hỗn loạn mà chính quyền cũng không còn cách nào đối phó khác bằng việc tống cổ vào tù khiến cho cả nước Mỹ trở thành một nhà tù khổng lồ. Số tù nhân của nước Mỹ hiện nay cao hơn bất cứ nước nào khác trong thế kỷ trước và đầu thế kỷ này. Liên Xô, Trung Quốc, bắc Triều Tiên,.... tất cả chỉ đáng làm học trò của Mỹ bây giờ.
 
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ DÂN CHỦ: MỐI TÌNH CƯỠNG ÉP 
 
Có một sự thật mà ít người hiểu được rằng, chủ nghĩa tư bản và dân chủ không bao giờ là mối tình đẹp và kết thúc có hậu. Các nước như Thụy Điển, Đan Mạch,... sở dĩ họ có cuộc sống khá giả, không bị ảnh hưởng nhiều cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời là vì ít tư bản hơn, yếu tố nhà nước lớn hơn, đất rộng người thưa, tài nguyên giàu có. Người dân ở các nước đó họ đóng thuế rất cao và như thế hệ thống an sinh xã hội cho người dân nghèo bảo đảm hơn gấp nhiều lần so với ở Mỹ. 
 
Ở Đức, cụ thể là tây Đức, trong suốt thời gian từ sau chiến tranh cho tới cuối thập niên 1960 yếu tố nhà nước luôn rất lớn. Ngân hàng không được tự do áp dụng lãi xuất mà nhà nước sẽ ra qui định khi gửi tiết kiệm hay vay lãi thì mốc lãi xuất bao nhiêu. Cho tới cuối thập niên 1990, thuế doanh nghiệp vẫn ở mốc cao, thuế dành cho người thu nhập cao vẫn rất lớn đủ để bảo đảm cho ngân sách nhà nước dành cho an sinh xã hội. Sau nhiều lần thay đổi, tới năm 2004 là mốc mà nước Đức giảm thuế người thu nhập cao, giảm thuế doanh nghiệp tới 50%, giảm lương hưu và nới lỏng luật giám sát cho đồng lương của người làm thuê và kể từ thời điểm đó, việc phân chia tài sản trong xã hội ngày càng trở nên bất công. Người giàu lại càng giàu, trong bất kể hoàn cảnh nào và người nghèo lại càng nghèo thêm. Tầng lớp trung lưu bấp bênh tới mức, chẳng có gì bảo đảm rằng họ sẽ trở thành người nghèo khi khoảng cách giữa tầng lớp trung lưu và dân nghèo chỉ có vẻn vẹn 15 tháng: 3 tháng báo nghỉ việc, 12 tháng nhận thất nghiệp. 

Qua những điều đó chúng ta có thể thấy, càng phát triển tư bản mạnh, càng để cho thị trường tự do và càng giảm yếu tố của nhà nước thì xã hội càng bất công, người nghèo càng lắm và chính sách của nhà nước càng theo chiều hướng có lợi cho người giàu, thiểu số rất nhỏ trong đất nước. Vậy một đất nước mà luật pháp cũng như chính sách thuế chỉ có lợi cho thiểu số, bỏ mặc quyền lợi của đa số đâu phải là dân chủ? 
 
DÂN CHỦ HÓA: CHIẾC BÁNH VẼ
 
Ai quan tâm tới chính trị thời gian qua hẳn thấy các sự kiện ở Hungary, Ba Lan, Bulgarie,... vì sao có nhiều thay đổi trái ngược với trước kia, vì sao người dân xuống đường và vì sao mỗi ngày có quá nhiều người bỏ nước ra đi.
Ở Bulgari người ta từng tranh cãi về việc các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, không hiệu quả và như vậy cần phải thay đổi, ví dụ về ngành điện lực. Một công ty làm ăn về nguyên tắc để có lợi nhuận chỉ có hai cách: Giảm giá mua và tăng giá bán. Ngành điện của Bulgari trước khi bán cho các ông chủ tư bản thuộc về nhà nước, tăng giá điện là điều mà không ai dám làm vì ảnh hưởng quyền lợi đa số, giảm lương công nhân cũng tác động đến đời sống của hàng trăm ngàn người làm việc và đó là nguyên nhân dẫn tới việc nhà nước phải bù lỗ. Thế nhưng xét về quyền lợi, dù thua lỗ bao nhiêu thì vẫn là người dân Bulgari được hưởng lợi. 
Hiệu ứng đám đông tương tự như EVN của Việt Nam đã khiến cho chính quyền Bulgari phải bán cho tài phiệt nước ngoài. Kết quả là những vụ xuống đường ở Bulgari kéo dài và điện trở thành hàng xa xỉ với tầng lớp đa số dân chúng.
Ở Ba Lan tình trạng kinh tế cũng tương tự như ở Hungari, Bulgari. Ngoài việc là công xưởng giá rẻ cho các nước như Đức, Ba Lan chẳng còn gì cho riêng mình. Giới tài phiệt quốc tế thâu tóm các công ty, tập đoàn nhà nước đã khiến cho thu nhập của nhiều người dân không được cải thiện và họ, đặc biệt là giới trẻ phải bỏ quê hương xứ sở mà ra đi. 
 
Một thống kê cho thấy, số người Ba Lan bỏ nước ra đi tìm công ăn việc làm bước sang năm 2016 đã gấp ít nhất 2 lần so với cuối thập niên 1980. Có nhiều nơi dân số giảm đi quá nửa, có những làng mạc và thành phố nhỏ trở nên hoang tàn, cây cỏ mọc trở lại sau 3 thập niên dân chủ hóa và thứ người ta thấy rõ nhất là thú hoang đã trở lại để tạo ra một vùng thiên nhiên hoang tàn như chưa bao giờ có ai ở đó qua. Các nước như Bulgari, Rumani, Albani,... tình trạng thậm chí còn tệ hơn nhiều so với Ba Lan cho thấy công cuộc dân chủ hóa ở khu vực đông Âu cũ với tầng lớp đa số dân chúng đã thất bại. Có chăng chỉ là những kẻ cơ hội, giới cầm quyền và những tên tài phiệt quốc tế được lợi, làm giàu. 
 
Với tầng lớp đa số dân chúng, dân chủ hóa rồi có gì? Có quyền bầu cử, có quyền tự do đi lại?  Quyền bầu cử, cầm lá phiếu nhưng nào có thay đổi được số phận vậy thì bầu cử để làm gì? Quyền tự do đi lại nhưng vấn đề là không có tiền để đi lại thì tự do hay không tự do có ý nghĩa gì? Hay phải chăng người ta phải kéo nhau lũ lượt bỏ quê hương xứ sở để tìm miếng ăn đó là dân chủ? 
Hay phải  chăng bạn muốn dân chủ hóa kiểu Ukraina, Syria, Lybia, Ai Cập,....? 

LỖI TẠI AI?

Đăng tải những bức ảnh về cuộc viếng thăm, chúc mừng Giáo xứ Chính tòa, Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 23-12 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà Nội Nguyễn Ngọc Nam Phong đã mỉa mai như sau: "Bác Quang được bổ nhiệm làm cha sở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn khi nào nhỉ?". 

Cùng chung "ý tưởng" với Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nhà báo Tao Vo Van viết như sau trong stt có tên "CỤ TỐ NHƯ NÓI GÌ?": "Chiều 23-12-2016, "cha bề trên" Trần Đại Quang "huấn dụ" tại Nhà thờ Chánh tòa Đức Bà SG.

Lật Kiều, cụ Tố Như bình:

Chủ "hàng thần lơ láo phận mình ra sao?".
Khách "ghế trên ngồi tót sỗ sàng".
------
PS: Về xã giao, hoan nghênh đại diện nhà nước đến chúc Noel, nhưng có nên nhận lời tiếp cựu trùm công an khét tiếng đàn áp đẫm máu nhân quyền và tôn giáo? (trừ khi trước đó TĐQ ký lệnh trả tự do mọi TNLT, chấm dứt khủng bố giới tranh đấu ôn hòa, nghiêm cấm bức hại tôn giáo)". 

Cũng xin nói thêm trong bản chưa edit lại (chỉnh sửa), nhà báo Tao Vo Van có thêm câu:"Không ngờ tư duy các vị nô lệ đến vậy".Và cũng chính câu này đã khiến Fb Khang Nguyên phản ứng: 
"ÔNG VÕ VĂN TẠO ĐANG XÚC PHẠM GIÁO DÂN ?!.

Trên một status của ông Võ Văn Tạo (nhà báo) nói về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang viếng thăm Nhà thờ Đức Bà, có đoạn:" chức sắc và giáo dân nghe "cha bề trên" Trần Đại Quang "huấn dụ" tại Nhà thờ Chánh tòa Đức Bà. Không ngờ tư duy các vị nô lệ đến vậy". (Hết trích).
Theo tôi, ông Tạo đang dùng lời lẽ công kích, xúc phạm giáo dân chứ không phải văn phong của một người từng là nhà báo. 
Nói về tầng lớp Giáo dân theo Thiên chúa giáo, họ đủ mọi thành phần, từ người phụ hồ, công nhân, doanh nhân, cho đến những người...vô gia cư...vv. Như vậy, tầm hiểu biết và nhận thức của mỗi người không phải nhất nhất đều giống nhau, bằng nhau. Họ chỉ có chung một điều là theo đạo và tin đạo.
Do đó, theo tôi.
- Ông Tạo viện dẫn lí do ông Quang là "trùm Công an" và "đàn áp tôn giáo, nhân quyền", rồi sau đó, bắt giáo dân không được tiếp ổng: là Sai. 
- Ông Tạo cho rằng những giáo dân tiếp ông Quang mang "tư duy nô lệ" là: CÔNG KÍCH, là XÚC PHẠM.
Chỉ dựa vào việc tiếp một vị khách (trong phòng tiếp khách của nhà xứ), bên trên bục có thảm đỏ đóng sẵn, vị khách ngồi trên...bla bla, ông Tạo cho rằng họ (giáo dân) mang "tư duy nô lệ". Đồng thời, ông giễu cợt họ đang xem ông Quang là "Cha bề trên" thì ông xúc phạm nghiêm trọng họ rồi, thưa ông Võ Văn Tạo.
Tiếp cận sự việc, blog Việt Nam mới có cách nhìn và góc nhìn khác, xin được chia sẻ với những ai đang quan tâm và theo dõi sự việc. 

Theo đó, hết sức đồng tình khi nhiều người nói rằng: cách ngồi khi đến thăm nhà thờ Đức Bà Sài Gòn của ông Chủ tịch nước là hết sức phản cảm. Và dù ông đức cao vọng trọng đến đâu thì "ăn xem nồi, ngồi xem hướng", nhất định không thể và không nên tùy tiện bởi dù sao đó cũng là hình ảnh của cả một đất nước. 

Vậy nhưng, nói đi thì sẽ phải nói lại. 

Trước hết hãy nhìn cái căn phòng mà Giáo xứ Đức Bà Sài Gòn thuộc Tòa Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh dùng để tiếp đón đoàn của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Nó trông giống như quang cảnh của một buổi họp báo hoặc một buổi sinh hoạt nội bộ của giáo xứ hơn là nơi dùng để tiếp khách, nhất là đón tiếp những vị thượng khách cỡ như ông Chủ tịch nước đến thăm. 

Khi nói tới đây, chắc chắn sẽ có người cho rằng, có thể giáo xứ có sự đường đột trước chuyến viếng thăm của ông Chủ tịch nước. Nhưng xin thưa luôn khả năng này khó có thể xảy ra, bởi thông thường hoạt động của Chủ tịch nước thì sẽ được thông báo rộng rãi trước đó một thời gian; mặt khác, không thể có chuyện 1 giáo xứ mà không có lấy một nơi tiếp khách cho đàng hoàng mà phải sử dụng một phòng họp kiểu họp báo này. 

Đó là chưa nói đến trước đó, UBND TP Hồ Chí Minh đã cấp gần như toàn bộ kinh phí để tu sửa, bảo dưỡng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trước nguy cơ xuống cấp. Và theo thông tin, Giáo xứ này có hẳn một nơi để tiếp khách... 

Nói như thế để thấy rằng, việc tiếp đoàn của ông Chủ tịch nước tới thăm, chúc mừng tại phòng họp đặc biệt này là chủ ý của Linh mục Chánh xứ và giáo xứ Đức Bà Sài Gòn. Tất nhiên, việc đề nghị ông Quang lên vị trí cao nhất cũng là chủ ý của họ. Và không loại trừ ông Quang lên vị trí đó cũng là bất đắc dĩ và thuận theo ý của "chủ nhà", chứ ông cũng không muốn làm cái điều phản cảm này! 

Cho nên, trong sự việc này, nếu có lỗi thì giáo xứ Đức Bà Sài Gòn lãnh phần nhiều (09 phần), còn ông Chủ tịch nước và đoàn tùy tùng có chăng chỉ phạm vào cái lỗi cả nể lời đề nghị mà thôi!

An Chiến

Bức ảnh đáng nhớ nhất năm 2016 về làng dân chủ Việt!

Mẹ Đốp

Bức ảnh được FB Thanh Hieu Bui nhắc lại (Nguồn: Thanh Hieu Bui). 

Đây là bức ảnh được gợi nhắc lại từ Fb Thanh Hieu Bui về một sự kiện diễn ra các ngày này 4 năm trước. 

Trong bức ảnh, có thể nhận ra ngay chân dung của Nguyễn Lân Thắng,Đặng Bích PhượngNguyễn Thúy Hạnh và chuyện họ đến thăm ông "Trùm dân oan Việt Nam" Mai Xuân Dũng (FB Dũng Mai) tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 

Và có thể, một năm trôi qua nó chưa đủ dài để một số người hiểu rõ, tường tận về một con người cụ thể. Nhưng, chỉ trong 1 năm qua, mối quan hệ giữa Mai Xuân Dũng và những người đến thăm anh đã khác trước. Họ không còn coi nhau là bạn, là "những người cùng lí tưởng", là "những người cùng tranh đấu cho những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống hôm nay".... Ngược lại, giờ đây họ đã không thèm nhìn mặt nhau, thậm chí buông ra những lời thóa mạ hết sức cay độc và có phần tàn nhẫn... 

Thời gian 1 năm dù ngắn nhưng nó đã khiến làng dân chủ Việt trở nên bất hòa và những người đứng bên ngoài nhìn vào cũng càng hiểu thêm rằng: Chính đồng tiền đã khiến cho những người này dấn thân nhưng cũng chính tiền đã khiến chúng cắn xé nhau không thương tiếc. 

Đây cũng có lẽ là một sự kiện nổi bật, đáng quan tâm nhất năm 2016 và không loại trừ nó sẽ còn tiếp diễn trong suốt năm 2017 và những năm tiếp theo. 

Hãy nghe một vài phát biểu họ nói về nhau: 

- Nguyễn Lân Thắng: "Chuyện về một bức ảnh đã cũ

Nếu ai từng theo dõi các sự kiện biểu tình ở Việt Nam chắc hẳn đều biết bức ảnh này. Đây là hình ảnh đám công an mặc thường phục đàn ápNguyễn Văn Phươngvà nhiều anh chị em khác bên ngoài trại Lộc Hà ngày 02/6/2013. Hồi đó smart phone rất hiếm, 3G thì chậm, lại không có live stream như bây giờ. Vì thế bức ảnh này thời điểm đó cực quý, các hãng tin quốc tế săn lùng nguồn gốc bằng được để đăng lại bức ảnh này. Là một người chuyên cầm máy ghi lại những hình ảnh nóng trong các cuộc biểu tình, tôi được các hãng tin quốc tế gọi ngay chiều tối hôm đó để tìm tác giả. Các hãng này làm việc theo chuẩn quốc tế, dù hình ảnh mười mươi trên mạng mà chưa tìm được tác giả, chưa được sự đồng ý thì họ sẽ không đăng lên, dù nó đã xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Trong bức ảnh này tôi khuất phía sau đám người hỗn độn kia và đang cố giơ máy ảnh vượt qua tầm che chắn của 2 tên to cao đang cản địa việc quay video ghi lại sự kiện này. Tôi có ghi lại được vài cảnh hỗn độn lúc đó, nhưng thực sự chất lượng không cao. Khi về nhà tôi mới thấy bức ảnh này trên tường FB của một người (người này tôi sẽ nói sau) và tôi copy về để đăng status kể sơ qua sự việc. Các phóng viên quốc tế thích lắm. Họ gọi ngay cho tôi để tìm tác giả. Tôi nhắn tin qua FB ngay cho người tôi đã copy ảnh về để hỏi nguồn và xin ảnh gốc. Anh ta bảo với tôi rằng anh ta chụp bằng iPhone, trong lúc lộn xộn nguy hiểm chỉ kịp đăng lên FB rồi xoá ảnh gốc trong máy rồi, cứ dùng ảnh ấy đi anh ta đồng ý cho các hãng tin quốc tế sử dụng. Tôi có thoáng nghi ngờ lúc đó, nhưng rồi bỏ qua và quên chuyện này đi. Hơn nửa năm sau, trong một lần tình cờ ngồi cafe với anhJB Nguyễn Hữu Vinh, tôi mới phát hiện chuyện này là bố láo. Người chụp bức ảnh này làNguyen Viet Hung, Hưng đã mượn một cái máy canon của anh Vinh để chụp hôm đó, và chụp cả một seri liên tục hàng chục bức, trong đó bức ảnh này là đẹp nhất. Động cơ nào đã khiến kẻ trước đây nửa năm định nhận xằng ảnh này là của mình, tôi nghĩ rằng chỉ có động cơ vụ lợi, muốn oai, muốn nổi danh trong thiên hạ mới có thể làm như vậy. Rồi dần dần tôi nhận ra chân tướng kẻ đó, không phải chỉ riêng chuyện bức ảnh này, nhiều chuyện khác nữa rất thối tha, nhưng tôi đã im lặng. Một phần vì ngại động chạm và làm tổn thương đến những người có liên quan của hắn, một phần vì cũng ngại thiên hạ nhìn vào rồi rủa rằng chúng tôi không lo đi chống cộng sản mà lại cứ lo đi chống nhau... Tôi đã từng viết một status xa xôi cảnh báo kẻ đó hãy dừng lại, hãy thôi làm những điều gian trá, không làm được gì tốt cho phong trào thì thôi đừng phá, nhất là phá vỡ niềm tin của công chúng trong và ngoài nước dành cho anh em đấu tranh. Nhưng anh ta không dừng lại. Anh ta dối trong lừa ngoài. Anh ta lợi dụng lòng tin của bao bà con hải ngoại để trục lợi cá nhân... rất nhiều chuyện nữa mà tôi nghe được. Chuyện càng để lâu càng tác hại. Những người cũ biết chuyện thì im lặng ngại va chạm, nhưng lại có thêm những người mới nhẹ dạ rơi vào tròng. Và niềm tin của công chúng vào anh em đấu tranh cứ rơi rớt đi vì những chuyện thế này. Vì vậy đến giờ tôi phải đau đớn mà nói rõ với bà con rằng kẻ đó là ông Mai Xuân Dũng. Ông Mai Xuân Dũng là ai, con người như thế nào, xin mọi người có thể tiếp tục vào tường của ông JB Vinh, ông Nguyễn Tường Thụy, ông Giang Nguyen Đuc, ông Ha Thanh, bà Đặng Bích Phượng, bà Thuý Hạnh,.... để xem rồi cảm nhận và nhìn cho rõ chân dung một con người.

Còn đây là phát biểu của Mai Xuân Dũng về nhóm người đấu tố mình: "Vợ chồng Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Bích Phượng phải trả món nợ độc gây ra cho gia đình tôi. Không thể nhịn được nữa rồi". 

Sự việc đã tạm lắng không có nghĩa là nó đã hết! 

SỰ THẬT CHÍNH QUYỀN QUẢNG BÌNH BẤT CHẤP MÙA GIÁNG SINH CƯỠNG CHẾ ĐẤT NGHĨA TRANG GIÁO XỨ XUÂN HÒA


Trong ứng xử thường ngày, dù cho bất đồng đến độ nào đi nữa nhưng trong ngày vui, ngày lễ trọng không nên và không đáng để xảy ra những câu chuyện không hay. Đó cũng là lí lẽ để Fb Hiếu Cọt's bấu víu vào để tường trình về sự việc vừa xảy ra vào lúc 11 giờ trưa ngày 23 tháng 12 năm 2016 tại giáo xứ Xuân Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình với tên gọi: "Bất chấp mùa Giáng Sinh, chính quyền Quảng Bình cưỡng chế đất nghĩa trang xứ Xuân Hòa". 

Và nếu ai đó nghe theo cách tường thuật sự việc một chiều từ Fb Hiếu Cọt's thì chắc chắn sẽ không đồng tình với cách ứng xử của chính quyền, bởi dù sao việc cưỡng chế cũng diễn ra trong tuần Giáng sinh của người Công giáo: 
"Vào khoảng 11 giờ trưa ngày 23 tháng 12 năm 2016, nhà cầm quyền huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động và công nhân cầu đường phá hủy nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Việc này đã xảy ra ẩu đả, ném đá, dẫn đến có người bị thương phải cấp cứu.



 
Chia sẻ với phóng viên SBTN, bác Trầm, một người dân địa phương cho biết: “Nhà cầm quyền huyện Quảng Xuân đã cho công ty cầu đường thi công làm một con đường đi qua nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa. Tuy nhiên, vì nghĩa trang là nơi chôn mồ mả của ông bà tổ tiên nên người dân không ai đồng ý. Phía nhà cầm quyền cũng không có đền bù thiệt hại nào cho người dân, vì vậy mà quá trình tranh chấp đã diễn ra lâu nay. Sáng hôm nay, lợi dụng lúc bà con người dân xứ Xuân Hòa đang chuẩn bị đón Noel nên nhà cầm quyền đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, công nhân cầu đường, máy cẩu đến để thi công làm đường, đập phá mồ mả. Sau đó, người dân biết được nên đã giật chuông nhà thờ và đông đảo người dân đã tập trung ra ngăn cản không cho phía nhà cầm quyền tiếp tục thi công. Sau một hồi tranh chấp và đã xảy ra ẩu đả nên hai bên đã cầm đá ném nhau và dẫn đến có một người bị ném trúng đầu và dẫn đến chảy máu nên phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sau đó, phía nhà cầm quyền đã gọi điện thương lượng với Hội đồng mục vụ giáo xứ để giảm bớt tình hình căng thẳng và rút lui khỏi khu vực nghĩa trang.”
Ông Trầm còn cho biết thêm: “cách đây không lâu, phó thủ tướng Chính phủ, ông Trương Hòa Bình đã tới giáo xứ Xuân Hòa để gặp Linh mục Phê-rô Mai Xuân Ái, cha chánh xứ Xuân Hòa và có hứa là đầu tháng 01/01/2017 tới đây sẽ có công văn chính thức của chính phủ về việc nhà cầm quyền âm mữu cưỡng chế chiếm đoạt đất nghĩa trang của bà con.”
Được biết, nguyên nhân của sự việc bắt đầu từ năm 2010, đã có ký kết về vị trí móc biên giới giữa xã Quảng Xuân và Quảng Hưng. Nhưng biên giới đất giáp ranh giữa hai xã trở nên không rõ ràng và xảy ra tranh chấp giữa đôi bên. Người dân xứ Xuân Hòa đã nhiều lần viết đơn kiến nghị và khiếu nại gửi lên các cấp có thẩm quyền, nhưng không được giải quyết thỏa đáng.
Vào tháng 11/2015, bà con giáo xứ Xuân Hòa đi tảo mộ nhằm làm sạch khuôn viên nghĩa trang. Chiều cùng ngày, một nhóm thanh niên xã Quảng Hưng đã dùng hung khí chặn đánh 4 người dân xứ Xuân Hòa bị thương nặng. Đến tháng 10/2016 vừa qua, người dân xứ Xuân Hòa tiếp tục phát giác nhiều ngôi mộ đã bị đào bới, bị đập phá phần mộ và lễ đài cùng tượng Chúa Giêsu đã bị đập phá.
Sau đó, nhà cầm quyền huyện Quảng Trạch lại tiếp tục ra thông báo là sẽ mở con đường đi qua khu vực nghĩa trang xứ Xuân Hòa. Nhưng người dân không ai đồng ý, và cũng không ai nhận một khoản đền bù nào.
Một người dân khác tại địa phương chia sẻ: “Nhà cầm quyền đã dùng mọi thủ đoạn, âm mưu nhằm cưỡng chế khu vực nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa để thi công mở tuyến đường mới. Người dân không chịu và cho rằng đây là đất mồ mả ông cha đã tồn tại nhiều năm, nên không thể làm ngơ, và quyết tâm sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ đất ông cha tổ tiên để lại.”
Tuy nhiên, qua xác minh thì sự việc lại có một diễn biến khác. Theo đó, mặc dù khu đất nghĩa trang giáo xứ Xuân Hòa là nơi diễn ra tranh chấp giữa giáo xứ Xuân Hòa thuộc xã Quảng Xuân và một làng thuộc xã  bên cạnh thuộc huyện Quảng Trạch (chủ yếu là lương dân). Nhưng trong quá trình đo đạc và phân định địa giới hành chính để bổ sung vào hệ thống bản đồ Quốc gia do không tính đến việc tranh chấp, mâu thuẫn nên những người thực hiện đã đưa khu vực nghĩa địa vào địa giới hành chính xã bên cạnh mà không phải là xã Quảng Xuân. 

Lợi dụng có phân định địa giới hành chính mới, người dân tại xã được thụ hưởng do sai sót đã tiến hành khai thác cát trước thì để phục vụ xây dựng hộ gia đình nhưng sau đó dùng để bán cho thương lái và những cá nhân cần. Chính việc khai thác bừa bãi, không quy hoạch đã gây sạt lở một số mồ mả của giáo dân xứ Xuân Hòa, xã Quảng Xuân. Và nếu như trước đây mâu thuẫn, căng thẳng đã xuất hiện giữa người dân giữa hai bên thì nay càng bùng phát dữ dội hơn bao giờ hết. 

Chính quyền xã Quảng Xuân cũng như chính quyền huyện Quảng Trạch và tỉnh Quảng Bình dù đã tổ chức họp dân hai bên để đi đến thống nhất địa giới hành chính cho 2 bên (cũng là 2 xã) và cố gắng kiến nghị lên cấp trên nhưng do hệ thống bản đồ quốc gia không thể thay đổi nên vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm sự việc. 

Thời gian gần đây, để ngăn chặn tranh chấp, mâu thuẫn giữa người dân hai bên, chính quyền địa phương nơi đây đã tính tới việc họp dân và làm một con đường dân sinh để tạm thời phân định khu vực cho hai bên; giao cho một nhà thầu ODA của huyện trực tiếp thi công. Tuy nhiên, do sự vội vàng của nhà thầu khi hai bên chưa thống nhất khu vực làm ranh giới nên sáng ngày 23/12/2016 khi nhà thầu này bắt đầu thi công thì đông đảo giáo dân, chủ yếu là giáo dân xứ Xuân Hòa đã ra để ngăn cản. Họ đã ném nhiều đất đá, vật liệu xây dựng, tấn công những người đang trực tiếp thi công.

Chưa hả giận, những người này còn lao vào tấn công những người dân của làng bên cạnh, thậm chí họ còn đánh đập, cố tình sát hại trâu bò của làng bên cạnh. 

Do tức giận thái độ vô lối của giáo dân xứ Xuân Hòa, những người dân làng bên cạnh đã tấn công trở lại. Cảnh tượng hỗn loạn, ném đá qua lại giữa hai bên xảy ra với mức độ ngày càng cao hơn. 

Trước nguy cơ, mâu thuẫn sẽ phát sinh thành điểm nóng về an ninh, trật tự. Công an tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng tới để đảm bảo an ninh trật tự. Sự xuất hiện của lực lượng Công an không phải để cưỡng chế khi người dân vẫn không chịu hoặc bảo vệ lực lượng thi công mà họ chỉ đến khi đã xảy ra mâu thuẫn. 

An Chiến

NHÂN CHUYỆN CỘNG ĐỒNG MẠNG LÊN ÁN Ý TƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG VIÊN FIDEL CASTRO TẠI QUẢNG TRỊ

Thông tin từ báo Tuổi trẻ hôm 29/11/2016 cho biết:"Trưa 29-11, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng dẫn đầu đoàn đại biểu tỉnh đến viếng lãnh tụ Fidel Castro tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội.

Sinh thời, lãnh tụ Fidel Castro có chuyến đi lịch sử vào vùng giải phóng Quảng Trị vào tháng 9-1973. Đây được xem là một dấu ấn đặc biệt về tình hữu nghị Việt Nam - Cuba trong những tháng năm đạn bom khốc liệt.

Nói với Đại sứ Cuba tại Việt Nam HerminioLópez Díaz, Bí thư Nguyễn Văn Hùng thay mặt Đảng bộ và Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến đất nước và nhân dân Cuba.

Ông Hùng cho biết để tưởng nhớ công ơn của Lãnh tụ Fidel Castro cũng như tình cảm của người đối với nhân dân Quảng Trị đồng thời mong muốn tăng cường quan hệ Việt Nam - Cuba, Tỉnh ủy Quảng Trị có nguyện vọng và đã báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư cho phép đặt tên Fidel Castro cho công viên mà tỉnh đang xây dựng ở trung tâm thành phố, nơi Fidel từng đến và đứng hùng dũng trên một chiếc xe tăng. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ về đề xuất công viên mang tên Fidel Castro, Bí thư Nguyễn Văn Hùng cho biết hiện nay tỉnh đang giải phóng mặt bằng và dự kiến năm nay sẽ khởi công. 

"Ý tưởng này xuất hiện từ năm 2013 nhân kỷ niệm 40 năm ngày Fidel vào thăm Quảng Trị. Lúc đó, chúng tôi đã báo cáo với Đại sứ quán Cuba và Trung ương Đoàn. Tôi nghĩ đây là thời điểm chín muồi để thực hiện nguyện vọng này. Hôm qua tôi đã ký văn bản gửi Ban Bí thư, tuy nhiên để được đồng ý hay không còn tuỳ thuộc vào cấp trên", ông Hùng nói với Tuổi Trẻ. 

Ông Hùng cho biết thêm nếu được Ban Bí thư thông qua, tiến độ xây dựng công viên mang tên Fidel Castro tại Đông Hà dự kiến sẽ kéo dài hơn một năm từ ngày khởi công". 

Đó là toàn bộ thông tin về ý tưởng xây dựng công viên mang tên Fidel Castro tại Quảng Trị. Và như chi tiết cuối của bài báo đã cho biết: "Ông Hùng cho biết thêm nếu được Ban Bí thư thông qua, tiến độ xây dựng công viên mang tên Fidel Castro tại Đông Hà dự kiến sẽ kéo dài hơn một năm từ ngày khởi công".Nghĩa là nếu không được sự đồng ý của Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản thì ý tưởng này vẫn mãi là ý tưởng mà không thể thực hiện được. 

Và ý tưởng được ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng nêu ra vẫn không bị bất cứ ai chỉ trích đến ngày 03/12/2016 khi "phát biểu trước đám đông người dân đến đưa tiễn lãnh tụ Fidel Castro tại thành phố Santiago, Chủ tịch Cuba Raul Castro thông báo quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu vào tuần tới để thông qua một dự luật cấm xây dựng những tượng đài mang tên lãnh tụ Fidel Castro". Ông Raul Castro cũng cho biết đó là ý nguyện của lãnh tụ Fidel Castro trước khi ông tạ thế: "Lãnh đạo cách mạng khước từ mọi hình thức sùng bái cá nhân, đến những giờ phút cuối cùng của đời mình, ông vẫn kiên định rằng sau khi chết, tên tuổi và hình ảnh ông sẽ không được sử dụng trong các cơ quan, đường phố, công viên và các công trình công cộng khác; tượng đài và các công trình tưởng niệm sẽ không bao giờ được dựng lên". 

Bắt nguồn từ điều này không ít kẻ đã đả phá vào việc xây lặng, tượng đài các lãnh tụ, anh hùng cả trong và ngoài nước. Họ cũng không quên gợi lại "ý tưởng" của ông Bí thư tỉnh Quảng Trị như một minh chứng cho thấy "sự thụt lùi về mặt văn minh" cũng như sự lạc hậu của tệ sùng bái cá nhân đang tồn tại ở Việt Nam. 

Fb Duong Xuan đã viết như sau về điều này: "Bọn quan chức Quảng Trị ngu si mê muội

Máu Tôn thờ ngoại bang ăn sâu tronh não trạng lũ súc sinh ở quảng trị.... Trong khi tên của tên đồ tể này bị cấm dùng đặt tên ở chính Cu ba. 

Hành động này chỉ làm lòng người việt nam thêm chia rẽ....quốc tế khinh bỉ xa lánh.... Nhân dân Quảng trị và nhân dân cả nước hãy lên tiếng phản đối hành động này..". 

Tôi không phê phán sự lên tiếng này bởi dù sao đó cũng là ý kiến của một cá nhân trước một vấn đề. Nó cho thấy góc nhìn và góc nghĩ của họ. 

Vậy nhưng, thiết nghĩ rằng, để chính kiến của mình được người ta ghi nhận thì không nên và không bao giờ được thực hiện theo kiểu vuốt đuôi và tát nước theo mưa kiểu này! Bởi, thử nghĩ xem những người như Duong Xuan có nói ra những lời lẽ khó coi này không khi không có những lời phát biểu từ ông Chủ tịch Cuba Raul Castro? 

Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng biệt, không dân tộc nào giống văn hóa dân tộc nào. Cố Chủ tịch Fidel Castro xây lăng, dựng tượng đài đơn giản, văn hóa của Cuba khiến họ nghĩ và làm như thế. Trong khi đó, việc tạo ra những công trình để ghi nhớ tiền nhân, lãnh tụ, người có công với dân tộc đã thấm vào huyết quản và làm nên một lối sống và nét nghĩ của người Việt. Vậy nên, hãy đừng đánh đồng và vội vàng quy kết rằng, cái ở Cuba không có mà Việt Nam có là chúng ta đang lạc hậu! 

An Chiến

BẢN ÁN NÀO CHO PHẠM VĂN TRỘI


       Phạm Văn Trội được biết đến là một nhân vật chống đối Đảng Cộng sản quyết liệt ở Việt Nam, cùng với các anh hùng bàn phím như Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Thục Vy, Mẹ Nấm, Phan Ngọc Tuấn, Tạ Phong Tần… Phạm Văn Trội đã đạt được chuỗi thành tích tuyên truyền chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam. Trong khi đang bị trừng phạt bởi pháp luật với bản án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế thì Y vẫn nuôi ý chí chống Đảng, chống Nhà nước. Tại sao vậy? nguyên cớ nào mà Y lại chống phá quyết liệt như vậy? cùng nhau tìm hiểu nguyên cớ dưới đây!
Trước tiên, cùng tìm hiểu xem Phạm Văn Trội là ai? Phạm Văn Trội sinh ngày 07/6/1972, quê quán Kỳ Dương, Chương Dương, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội là một nhân vậtchống đối có tiếng tại Việt Nam. Y bị bắt ngày 11/9/2008 và bị tòa án Hà Nội kết tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 8/10/2009 với bản án bốn năm tù giamvà bốn năm quản chế tại địa phương.
Thứ hai, thành tích chống phá Đảng, Nhà nước của Phạm Văn Trội như thế nào? Tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước của Phạm Văn Trội xuất phát từ tư tưởng bất mãn, căm ghét thói cửa quyền của một số “quan” ở địa phương. Nhưng thay vì chọn cách tố cáo, hợp pháp để trừng trị những sai trái trong chính quyền, thì Trội lại chọn cách chống đối, vơ đũa cả nắm. Nhưng chuỗi thành tích của Trội thật sự bắt đầu từ  năm 2006, với nhiều bài viết xuyên tạc, vu khống, chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tiếp đó khi đã được các nhà rận chủ để ý và ủng hộ, Y càng điên cuồng chống phá, trả lời nhiều cuộc phỏng vấn qua điện thoại tuyên truyền vu khống là bị Công an Việt Nam, quần chúng nhân dân đàn áp, đánh đập. Nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Văn Trội, cơ quan Công an đã vào cuộc điều tra. Tháng 9 năm 2008, cơ quan Công an đã kiểm tra và phát hiện máy vi tính của Phạm Văn Trội có nhiều tài liệu với nội dung chống Đảng, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan Công an Việt Nam đã thu giữ máy vi tính tại nhà ông và khai thác các dữ liệu trong máy vi tính. Những tài liệu trong máy tính của Phạm Văn Trội được các cơ quan chức năng của Việt Nam khẳng định có nội dung vu khống và xuyên tạc các chủ trương của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và kết quả như đã nói ở trên, y phải chịu án phạt 4 năm tù giam, và 4 năm quản thúc tại địa phương cho hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Thứ ba, Phạm Văn Trội sau khi mãn hạn tù ra sao? Những tưởng sau khi được giáo dục, cải tạo 4 năm trong trại giam Y sẽ ăn năn hối cải, trở thành con người lương thiện, có ích cho xã hội, nào ngờ Y vẫn ngựa quen đường cũ, tiếp tục thể hiện tư tưởng, quan điểm và hành động chống đối. Ngày 11/9/2012 Y được mãn hạn tù giam và tiếp tục bị quản chế tại địa phương 4 năm. Tuy nhiên trong thời gian bị quản chế, Y vẫn giữ thái độ chống đối Nhà nước Việt Nam đến cùng: “Tôi quên sao được những năm tháng bị đầy ải trong tù và quản thúc tại chính quê hương mình”. Với tư tưởng đó, Phạm Văn Trội vẫn tiếp tục viết bài, trả lời phỏng vấn của các kênh thông tin, cá nhân phản động trong và ngoài nước. Như vậy Phạm Văn Trội sau khi ra tù vẫn như Phạm Văn Trội trước khi vào tù, hơn nữa tư tưởng chống đối còn mạnh mẽ hơn.
        Thứ tư, tại sao Phạm Văn Trội lại chống đối đến cùng như vậy? có lẽ đây là câu hỏi mà chúng ta đều muốn biết, điều gì đã khiến cho Y “kiên trì” chống đối đến vậy? Điều đầu tiên có lẽ dễ nhìn thấy nhất đó là mức án cho Phạm Văn Trội còn quá nhẹ, chính quyền Việt Nam còn quá nhân đạo với Y nên chưa đủ sức răn đe những kẻ cứng đầu cứng cổ như vậy. Tiếp nữa có lẽ là xuất phát từ bản thân hắn, bản thân không nghề nghiệp ổn định sống lang thang, ăn chơi lêu lổng nên đổ lỗi cho chế độ, cho đất nước rằng đã không chăm lo cho cuộc sống của hắn được. Còn nữa, hàng ngày hắn cũng như nhiều thanh niên khác đều bị các phần tử xấu, nhà rận chủ tìm cách tác động, lôi kéo, truyền bá tư tưởng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Do đó với bản lĩnh chính trị không vững vàng Y đã bị lôi kéo và lấn ngày càng sâu vào con đường này. Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng, có lẽ là quyết định đối với Trội đó là số tiền Y được các cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước trả cho các hành vi tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước là khá lớn và mà mơ ước của những kẻ vô công rồi nghề như hắn. Số tiền này từ 6 đến 7 triệu cho mỗi nhà chống phá, có khi lên đến 40 triệu cho các nhà chống cộng khét tiếng. quả là việc nhẹ lương cao mà Phạm Văn Trội đã không thể nào từ bỏ được.
        Từng đó cũng đủ hiểu về con người Phạm Văn Trội, con người này có lẽ chả có bản án nào thích đáng dành cho hắn, cho hành vi chống phá của hắn. Thiết nghĩ bản án thích hợp nhất chính là sự trừng phạt của cộng đồng, của xã hội dành cho hắn.

Bao Công

Cái tầm của Putin

Hoa đất

Putin quyết định không trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ

Ngày 29-12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra sắc lệnh hành pháp trừng phạt sáu cá nhân, năm cơ quan, trục xuất 35 nhà ngoại giao và đóng cửa hai khu phức hợp của Nga trên đất Mỹ giúp đỡ hoạt động tình báo của Nga, vì Nga tấn công mạng, can thiệp bầu cử Mỹ. Trong quan hệ ngoại giao, việc trục xuất cơ quan đại diện của quốc gia khác là chuyện hoàn toàn bình thường.

Đáp trả cho hành động khá bất ngờ này của ông Obama, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đề xuất trục xuất 31 nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, bốn nhà ngoại giao Mỹ ở St. Petersburg. Lịch sử trả đũa ngoại giao trong quan hệ Nga – Mỹ là điều không còn mới lạ, tuy nhiên các ứng xử của Putin lại một lần nữa thể hiện tầm vóc của con người này. Trong thông báo mới nhất, Tổng thống Putin khẳng định ông sẽ không trục xuất 35 nhà ngoại giao, hay đóng cửa bất kỳ cơ quan ngoại giao nào của Mỹ ở Nga, theo đề xuất của Bộ Ngoại giao Nga.

Qua sự kiện này, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, chính sách hoàng hôn nhiệm kỳ của Obama

Điều này một lần nữa khẳng định rằng, các quyết sách trong quan hệ ngoại giao của Obama thời gian qua là hết sức sai lầm. Gần một tháng trước khi về hưu, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành hai đạo luật về nhân quyền và tôn giáo, được thành phần “rận chủ” Việt Nam hoan nghênh ầm ĩ. Hai dự luật đó là: 

Ngày 16/12, Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế, tức H.R. 1150, quy định mọi hành động vi phạm sẽ được báo cáo trực tiếp đến Ngoại trưởng Mỹ, và cập nhật “Danh sách cần theo dõi đặc biệt” đối với các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo.

Đến ngày 23/12 - ngày làm việc cuối cùng ông Obama ký tiếp Dự luật S. 2943 - Đạo luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) “áp dụng các biện pháp chế tài trên toàn thế giới và cho phép áp đặt lệnh trừng phạt chống lại tất cả những cá nhân đã tham gia các hoạt động tham nhũng và vi phạm nhân quyền”. 

Trong nhiệm kỳ của mình, dưới sự dẫn dắt của Obama, nước Mỹ vi phạm nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Đáng chú ý, nhân quyền còn là công cụ để Mỹ thực hiện cuộc cách mạng Mùa xuân Arập hay gây ra tình hình bất ổn ở Trung Đông. Cũng dễ hiểu, khi ký các quyết định này, Obama chẳng cần quan tâm đến sự phản ứng của dư luận bởi vì kiểu gì mình cũng nghỉ hưu rồi.

Thứ hai, tầm vóc của Putin với chính sách “lấy nhu thắng cương”

Trong đối nhân xử thế, muốn không làm cho người khác tổn thương cần phải học cách nhẫn nhịn, chịu đựng. Một khi đã rèn luyện được khả năng nhẫn nhịn, chịu đựng, chính Putin đang thuần thục triết lý phương Đông “lấy nhu thắng cương”. Nhu luôn thắng cương bởi nhu chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài còn sức mạnh thật sự của nó luôn ẩn dấu bên trong chứ không phải như cương, sức mạnh thể hiện ra ngoài nhưng chỉ là vũ dũng. Người thông minh như Putin luôn biết cách lấy nhu thắng cương để có kết quả tốt nhất.

Thứ ba, mối quan hệ Mỹ - Nga sẽ có bước phát triển

Tổng thống Donal Trump hoan nghênh quyết định lần này của Putin khiến tất cả phải ngầm hiểu rằng, Putin không muốn tạo ra bất cứ vật cản nào cho quan hệ hai nước. Chiến tranh lạnh giữa hai nước sẽ chẳng mang lại một chút lợi ích nào, ngược lại nó còn là cơ hội để các cường quốc mới nổi như Trung Quốc vươn lên. Cả hai vị tổng thống hiểu điều này hơn ai hết, bởi chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn.