2017/01/01

Các hình thức đấu tranh bất bạo động năm 2016

Zaza


Trong chiến lược diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, các thế lực thù địch luôn chú ý đến hình thức đấu tranh bất bạo động. Khác với hình thức bạo lực nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, có thể hiểu đấu tranh bất bạo động là phương thức hoạt động chống đối không sử dụng vũ khí, súng đạn mà sử dụng các thủ đoạn bất hợp tác, bất phục tùng, bất tuân dân sự kết hợp với sử dụng áp lực của quần chúng để gây áp lực với Đảng, Chính phủ từ đó làm suy yếu, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và chính phủ Nhà nước đương nhiệm ở các quốc gia.

Thời gian qua, phương thức này đang được các thế lực chính trị sử dụng như một vũ khí quan trọng hàng đầu nhằm làm suy yếu tiến tới lật đổ chính quyền nhà nước đương nhiệm tại các quốc gia. Thực tiễn các cuộc “cách mạng màu” ở một số nước như: Gruzia (2003), Ucraina (2004), Kưrgưstan (2005)...; cuộc“cách mạng hoa nhài” lật đổ chính phủ đương nhiệm tại một số nước Bắc Phi và Trung Đông thời gian vừa qua cho thấy vai trò to lớn của phương thức “bất bạo động”. Được sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài, các lực lượng đối lập, phần tử chống đối chính phủ tại các quốc gia này triệt để lợi dụng sự khủng hoảng, bất ổn của tình hình chính trị, xã hội trong nước, thông qua hô hào “đấu tranh bất bạo động” đã kích động, lôi kéo được hàng vạn người dân xuống đường biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính phủ cầm quyền.

Ở Việt Nam thời gian qua hình thức này được biểu hiện trên một số khía cạnh cụ thể sau:

1. Chiến dịch Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội

Phong trào tự ứng cử của zân chủ


Khởi đầu từ lời kêu gọi trên trang cá nhân của đối tượng Nguyễn Quang A vào ngày 5/2/2015, chiến dịch Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội ra đời với một vài thành phần khác tham gia. Mục tiêu của các đối tượng là lợi dụng kỳ bầu cử với khẩu hiệu dân chủ, nhân quyền để chui sâu, leo cao vào cơ quan dân cử, từng bước tác động, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, âm mưu này nhanh chóng bị phát giác, nhiều đối tượng bị loại từ vòng gửi xe trong lúc lấy phiếu tín nhiệm, nhiều đối tượng bị cộng đồng vạch mặt vì những hành vi vi phạm pháp luật… Đáng chú ý, nhiều đối tượng zân chủ được Việt Tân trang bị kiến thức, cách thức ứng cử và cả hậu thuẫn về mặt tài chính nhằm gây dựng ngọn cờ chính trị ở trong nước.

2. Biểu tình “ôn hòa”

Chiêu bài tọa kháng của zân chủ

Nhằm đối phó với cơ quan chức năng, giới zân chủ Việt sử dụng hình thức biểu tình “ôn hòa” nhằm từng bước gây áp lực lên chính quyền kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài.

Đặc biệt lợi dụng sự cố môi trường biển ở miền Trung, các đối tượng kích động người dân biểu tình tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Phần lớn chúng diễn ra buổi sáng chủ nhật, thu hút khá nhiều thành phần trong xã hội tham gia: zân chủ, đối tượng chống đối, dân oan… Nhiều dấu hiệu cho thấy có sự hậu thuẫn về mặt tài chính từ bên ngoài cho các đối tượng bên trong để kích động nhân dân xuống đường, biến những bức xúc trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng với chính quyền tiến tới lật đổ chế độ.

3. Sử dụng nghệ thuật để câu like

Triển lãm giấy triệu tập của Huỳnh Ngọc Chênh

Lợi dụng sự cố Fomosa một “Đám tang cá” được thực hiện bởi nhóm nghệ sĩ trình diễn tại Huế để phản đối vụ việc này. Nhân vật chính trong buổi trình diễn được vẽ trắng toàn thân, miệng ngậm cá, cùng các nghệ sỹ khác đã thực hiện hóa trang đầy độc đáo, mang theo nhạc cụ để vừa đi bộ vừa chơi nhạc. Đây không phải là nghệ thuật mà ẩn chứa ý đồ gây bức xúc trong dư luận, kích động tâm lý đám đông. Hay như Blog Dưa Leo tạo ra các sản phẩm âm nhạc xuyên tạc các vấn đề xã hội dưới góc nhìn cá nhân để câu Like. Huỳnh Ngọc Chênh thì lại tìm cách triển lãm “giấy mời”, “giấy triệu tập” của cơ quan chức năng làm bằng chứng vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

4. Tẩy chay

Chiêu bài tẩy chay bầu cử

Phong trào “tẩy chay” của một bộ phận zân chủ Việt phần nào nói lên sự yếu ớt trong lực lượng và đường hướng hoạt động của chúng. Khi không còn khả năng chống đối, chúng quay sang chiêu bài “tẩy chay”. Điển hình là chúng hình thành phong trào tẩy chay kỳ bầu cử quốc hội, tẩy chay điều 258 bộ luật hình sự, tẩy chay Fomosa tiến tới kích động xu thế “thoát Trung’… Tất cả đều thể hiện cái nhìn thù địch với chế độ nhằm kích động tâm lý  tiêu cực trong quần chúng.

NHÂN QUYỀN VIỆT NAM NĂM 2017 SẼ NGÀY CÀNG TỐT ĐẸP HƠN

Nếu như trong năm 2016 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã duy trì vàphát triển tốt mọi chủ trương, chính sách để đảm bảo vấn đề nhân quyền, tự do, dân chủ cho mọi người dân Việt Nam.
NHÂN QUYỀN VIỆT NAM NĂM 2017 SẼ NGÀY CÀNG TỐT ĐẸP HƠN
Trong năm vừa qua vởi việc tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, Đảng và Nhà nước ta đã đảm bảo mọi công dân Việt Nam được thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng giúp người dân được thực hiện đầy đủ hơn quyền cở bản của công dân, quyền con người thông qua người đại diện do chính những người dân bầu ra.
Năm 2016 cũng là năm Quốc hội nước ta hoạt động khá tích cực khi tiến hành nhiều phiên họp để lên kế hoạch cũng như thông qua nhiều dự án luật, đặc biệt là các văn bản luật có nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề nhân quyền thì đều được xem xét khá kỹ lưỡng, thận trọng trước khi ban hành nhằm đảm bảo tốt hơn quyền con người.
Ngoài ra, Nhà nước ta cũng mạnh tay trấn áp mọi hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các chính sách củ Dảng và Nhà nước ta về tự do, dân chủ, nhân quyền để tiến hành nhiều hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hay tổ chức khác. Tiêu biểu như vụ xử Trần Kim Anh 13 năm tù và Lê Thanh Tùng 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ luật hình sự, bắt giam để điều tra hành vi lợi dụng quyền tự do phát tán các tài liệu, thông tin vi phạm pháp luật đối với một số blogger như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Bác sĩ Hồ Hải, blogger Nguyễn Phúc Gia Huy, Nguyễn Danh Dũng.
Trong năm 2016, mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng duy trì và bảo vệ nhân quyền với nhiều chính sách cũng như hoạt động thực tiễn, nhưng những kẻ giả danh nhân quyền vẫn không ngừng kích động, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam một cách vô căn cứ, chúng luôn kêu gọi các tổ chức, các chính phủ phương Tây can thiệp vào các công việc nội bộ của Việt Nam thông qua chiêu bài dân chủ, nhân quyền. Hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của các nhà dân chủ rởm vẫn được chúng duy trì thực hiện trong năm 2017 và sẽ là gánh vác nặng nề cho các cơ quan chức năng nước ta đi giải quyết hậu quả mà những đối tượng xấu này mang lại.
Năm 2017 sẽ lại là một năm phát triển vượt bậc của đất nước ta về mọi mặt, trong đó có vấn đề nhân quyền. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục duy trì và bảo đảm thực hiện mọi chính sách để phát triển nhân quyền, nghiên cứ và ban hành các đạo luật quan trọng liên quan đến tự do, dân chủ, nhân quyền như luật về hội, Luật tín ngưỡng tôn giáo…và tất nhiên việc phát triển vẫn phải đi liền với việc ngăn chặn, xử lý mọi hành vi xâm phạm nhân quyền hoặc lợi dụng vấn đề nhân quyền để thực hiện những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch.
Công Lý

KHI NGUYỄN HỒ NHẬT THÀNH LÀM ĐÀO TẠO

Loa Phường


Nguyễn Hồ Nhật Thành

 Mới đây, trên trang facebook của mình, Nguyễn Hồ Nhật Thành đăng một bài viết rất dài, đặt một cái tên rất kêu: “Bạo lực không làm ta khuất phục” (Nghe na ná cái cấu trúc câu “Bức xúc không làm ta vô can”), kể lại câu chuyện anh Thành bị công an ngăn chặn chương trình đào tạo nhà hoạt động xã hội trẻ do chính anh quản lí, rồi từ đó lan man sang chuyện anh bị hành hung khi được thả từ đồn công an về nhà. Bài viết của Thành nhận được lượng like và chia sẻ khá lớn. Tuy nhiên, nếu là một người tỉnh táo, qua bài viết của Thành, chúng ta sẽ nhận ra rằng Thành không có tư cách gì để đi đào tạo người khác.

Thú thật, phải đến khi đọc bài viết này của Nguyễn Hồ Nhật Thành, tôi mới biết anh làm công tác đào tạo. Điều khiến tôi bất ngờ là ở chỗ, một người học hành không đến nơi đến chốn, lại không có chuyên môn gì đặc biệt, không phân biệt được hoạt động xã hội và hoạt động chính trị lại có thể nắm giữ vị trí quản lí đào tạo cho một chương trình về nhà hoạt động xã hội trẻ. Nhìn các thành tích Thành tham gia trong giới zân chủ thì thực chất đó chỉ là những hoạt động lật đổ mạo danh dân sự.
Như vậy, trên thực tế, nếu có một chương trình nào đó do Thành đào tạo, chúng ta buộc phải đặt ra nghi vấn về nội dung cũng như chất lượng của chương trình đó.
Trong phần kể lể dài dằng dặc được đăng trên facebook cá nhân, Thành có trích nguyên văn lại câu nói mà anh đã nói khi ở đồn công an: “Tao thích thì tao nói, còn đéo thích thì tao sẽ im lặng, mày ngon thì đánh tao đi, loại tụi mày chỉ được cái ăn hôi đánh hội đồng. Nếu bản lĩnh thì mày với tao đánh tay đôi!”. Qua cách nói vô văn hóa, bất cần này, có thể kết luận rằng Thành cũng chẳng ôn hòa, bình tĩnh gì như lời anh ta bộc bạch với anh công an, mà sẵn sàng dung bạo lực để chống lại người thi hành công vụ. Cộng thêm với cách xưng hô đầu đường xó chợ, thái độ mất bình tĩnh rõ rệt lại càng chứng minh Thành không có tư cách để đi đào tạo các bạn trẻ đang có nhu cầu phát triển bản thân. Mà rõ ràng, nếu để một kẻ đầu đường xó chợ, học hành không đâu vào đâu đào tạo, thì sẽ chỉ đào tạo ra đám hoạt động đầu đường xó chợ mà thôi!
Cách nói và hành động của Nguyễn Hồ Nhật Thành cũng mâu thuẫn với chính lời nói của anh ta ngay sau đó, hay gọi là nói một đằng, làm một nẻo:"Đất nước này phải thay đổi tốt hơn, đó là điều chắc chắn. Anh muốn sự thay đổi đó sẽ diễn ra trong hòa bình hay bạo động và hỗn loạn? Tôi không chờ anh trả lời và tiếp tục nói, hơn ai hết tôi thực sự muốn sự thay đổi của đất nước mình diễn ra trong hòa bình, không ai muốn đi chống phá đất nước của tổ tiên, của nơi mình sinh ra như các anh thường quy chụp. "
Nếu Thành muốn thay đổi diễn ra trong hòa bình, anh ta đã không dùng những lời lẽ lỗ mãng, kích động như đã trình bày ở trên. Chính từ lời nói và việc làm không đi đôi với nhau này, chúng ta mới đủ cơ sở để bác bỏ mọi lập luận của Thành, và nhận thấy mọi lời nói của Thành đều trở nên vô nghĩa.
Không chỉ vậy, cả một bài viết dài kể lể rất nhiều về việc bản thân bị hành hung song lại không hề có một bức ảnh nào được đăng tải lên để chứng minh thương tích như lời Thành nói. Điều này thật sự khiến người đọc nghi ngờ về độ xác thực của những thứ anh ta viết ra. Bài viết có thể đã lấy một cái tên rất kêu, kể lại một chuyến hành trình vì lí tưởng rất thương tâm, nhưng đến khi cần bằng chứng thì người viết lại không thể đưa ra bằng chứng. Nhìn qua, những gì Nguyễn Hồ Nhật Thành viết có thể lòe bịp được người đọc non trẻ, nhưng chỉ cần chú ý một chút là có thể tự đặt ra câu hỏi về tính xác thực trong bài viết lần này của Thành.

OBAMA ĐANG THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG TIỂU NHÂN CẮN CÙN

Sôi động nhất trong dịp cuối năm là sự kiện gia tăng căng thẳng giữa quan hệ Nga – Mỹ với việc Chính phủ sắp nghỉ hưu của Tổng thống Obama thực hiện hành động đình đám cuối cùng là hành động Mỹ vừa trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga vào ngày 30/12, sau cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống tháng trước. Theo BBC đưa tin: Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tuyên bố cho các nhà ngoại giao thuộc sứ quán Nga ở Washington và lãnh sự quán tại San Francisco 72 giờ để họ và gia đình rút khỏi Mỹ.
OBAMA ĐANG THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG TIỂU NHÂN CẮN CÙN
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Chính quyền của Tổng thống Obama đang cố gây thêm chia rẽ trong quan hệ Nga – Mỹ trước khi rời khỏi Nhà Trắng bằng hành động căng thẳng nhất trong vấn đề ngoại giao giữa các quốc gia là trục xuất Đại sứ cùng các nhân viên lãnh sự về nước. Trong thời khắc chuyển giao quyền lực giữa Obama và tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là lúc Obama tiến hành nhiều hành động khác thường, phá vỡ mọi lợi ích của nước Mỹ. Hành động này cũng dễ hiểu bởi chính Obama cũng không ưa gì vị Tân Tổng thống mới đắc cử, thời điểm dang diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thì Obama luôn đứng về phía Hillary và chỉ trích nửa còn lại là ông Donald Trump. Vì vậy các nhà dân chủ đừng nói Mỹ không có lợi ích nhóm, mà lợi ích nhóm của Mỹ là vô cũng rõ rệt, sự chia rẽ đảng phái rất lớn, không ăn được là đạp đổ được thể hiện rất rõ rệt khi Obama đang ra sức phá vỡ mọi kế hoạch mà Donald Trump dự định sẽ làm trong thời gian đầu nhận chức.
Đi kèm với lệnh trục xuất của Chính quyền Obama thì thân nhân bao gồm người già và trẻ em của nhân viên Ngoại giao Nga ở Mỹ cũng phải xách vali về nước. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 30/12 cho biết, số công dân nước này bị Mỹ trục xuất theo lệnh trừng phạt mới, là 96 người. Cùng với việc đuổi nhân viên ngoại giao nước ngoài về, Chính phủ Obama vẫn thực hiện hành động thường thấy của tư bản chủ nghĩa là cho đóng cửa toàn bộ trụ sở Đại sứ, nhà cửa liên quan đến Đại sứ và sẽ cho thu hồi trong thời gian tới, chuyển quyền sở hữu về tay chính phủ Mỹ.
Hành động tiểu nhân cắn cùn này của Obama lại nhận được sự đáp trả rất nhân văn của Tổng thống Nga Putin. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết đã đệ trình đề xuất lên Putin về việc trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ và cấm nhân viên ngoại giao Mỹ sử dụng hai cơ sở ở Moscow, để trả đũa lệnh trục xuất và lệnh cấm của Washington. Ngay sau đó, Tổng thống Putin đã tuyên bố sẽ không trục xuất bất kỳ ai trong thời điểm này: “Chúng tôi sẽ tiến hành những bước đi xa hơn nhằm khôi phục quan hệ Nga-Mỹ dựa trên chính sách tương ứng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump”.
Giường như quan hệ tốt đẹp giữa hai vị Tổng thống Putin và Donald Trump đã vượt qua khỏi rào cản đảng phái, chế độ chính trị. Hành động chia rẽ tiểu nhân của vị Tổng thống sắp bãi nhiệm Obama không hề làm sứt mẻ mối quan hệ này. Đến thời Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền thì mối quan hệ giữa hai cường quốc thế giới sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, hợp tác để cùng phát triển thế giới. Nếu chính quyền của Obama tiếp tục thì rất có thể chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga sẽ xảy ra.  
Công Lý

Chẳng phải Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn muốn “ghi nhớ công ơn” của VNCH đó sao?

CHIẾN DỊCH CỨU ĐÔNG YÊN CHỈ LÀ KẾ HOẠCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO

Nhân những ngày cuối năm, các nhà dân chủ rởm của ta tổng kết thành quả phá hoại trong năm cũ và lập ra nhiều bản kế hoạch tiếp tục phá hoại trong năm 2017. Mới đây, vẫn là chủ đề tôn giáo, mảng “hot” của nghề dân chủ hiện nay bởi việc kích động giáo dân có vẻ dễ dàng hơn so với những mảng khó nhằn khác, các nhà dân chủ của ta đang lan truyền bản “chiến dịch cứu Đông Yên” với từng bước thực hiện để biến vùng giáo này trở thành điểm ngày càng nóng hơn.
CHIẾN DỊCH CỨU ĐÔNG YÊN CHỈ LÀ KẾ HOẠCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO
Giáo xứ Đông Yên luôn được coi là điểm nóng về an ninh trật tự từ sau vụ việc thu hồi đất của chính quyền huyện Kỳ Anh. Mọi nguồn cơn đều xuất phát từ vị linh mục quản xứ ở đây là Trần Đình Lai, một nhà dân chủ giả hiệu gắn mắc linh mục, kể từ khi vị linh mục này về quản xứ thì vùng đất này không mấy khi được yên bình, liên tục xảy ra nhiều vụ tập trung đông người tại nơi công cộng trái pháp luật. Sau khu công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải làm thủy hải sản chết hàng loạt, mức độ kích động của Trần Đình Lai tăng lên gấp bội, thường xuyên giao giảng những nội dung xuyên tạc sai sự thật, kích động bà con ngư dân thuộc vùng giáo khiếu kiện bừa bãi, gây cản trở cho công tác giải quyết hậu quả cũng như bồi thường thiệt hại cho chính bà con ngư dân. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại, vùng giáo Đông Yên vẫn chưa ổn định về an ninh trật tự.
Nhằm lừa bịp giáo dân, tiếp tục đầu tư vào công cuộc phá hoại vùng đất này, các nhà dân chủ đề ra ba bước trong tiến trình cái gọi là “Chiến dịch cứu Đông Yên” mà các nhà dân chủ bày ra. Ba bước được nêu trong bản chiến dịch đó là:
+ Trong vòng 12 tháng tạo nguồn sinh kế thay thế cho người dân để họ có thể duy trì cuộc tranh đấu một cách trường kỳ;
+ Trong vòng 24 tháng hoàn toàn đẩy lùi mối đe doạ xoá sổ xứ đạo;
+ Trong vòng 48 tháng hoàn tất việc đòi Formosa bồi thường thoả đáng để giúp người dân hoàn toàn phục hồi môi sinh và ngành ngư nghiệp.
Ba  bước trên chỉ là mục đích phô trương bên ngoài để lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Các thủ đoạn đằng sau đó mới đáng chú ý đến. Ngoài chiêu bài tôn giáo mà bấy lâu nay các nhà dân chủ vẫn lợi dụng ở địa bàn Đông Yên thì chúng còn hướng đến việc mời gọi các tổ chức phi chính phủ, các thế lực thù địch can thiệp sâu vào công việc nội bộ này của nước ta. Hành động “cõng rắn cắn gà nhà” này đều vì lợi ích cá nhân mà trước mắt là tiền từ các tổ chức phản động rót vào Việt Nam.
Một vùng đất bất trị, không tuân theo quy định của Nhà nước như vậy thì việc cứu nguy cho Đông Yên không phải như những nội dung do các nhà dân chủ vạch ra, nguyên nhân sâu sa vẫn là vị linh mục quản xứ hám lợi ở đây, bất chấp những tác hại đem lại cho bà con giáo dân của mình, linh mục quản xứ vẫn bắt tay với các nhà dân chủ để tiến hành vô vàn chiêu trò phá hoại, biến nơi đây thành một điểm nóng về tôn giáo, làm ảnh hưởng đến uy tin của đạo Công giáo.
Như vậy, chẳng cần vạch ra nhiều bước, không cần nhiều thời gian như cái trò “chiến dịch cứu Đông Yên” mà các nhà dân chủ bày ra, chỉ cần tống cổ, buộc thôi việc linh mục quản xứ ở đây thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa, bình yên sẽ trở lại nơi đây.
Công Lý

HÀ NỘI SẼ XỬ LÝ NGHIÊM NHỮNG XE KHÁCH “ĐÌNH CÔNG” TẠI BẾN MỸ ĐÌNH

Sáng ngày 30/12, tại bến xe Mỹ Đình diễn ra cảnh ùn ứ nghiêm trọng bởi một số nhà xe không chấp hành quy định điều chuyển của cơ quan chức năng và từ chối phục vụ khách hàng. Hành động này rơi đúng vào thời điểm nghỉ lễ Tết dương lịch khiến nhiều người không thể bắt xe về quê, phải đi xe dù hoặc mất tiền đi xe ôm, taxi sang bến xe khác. “Thượng đế” đang bị các nhà xe biến thành kẻ “ăn xin”.
HÀ NỘI SẼ XỬ LÝ NGHIÊM NHỮNG XE KHÁCH “ĐÌNH CÔNG” TẠI BẾN MỸ ĐÌNH
UBND thành phố Hà Nội có văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung về phương án điều chuyển các lượt xe khách chạy trái tuyến trên địa bàn. Theo đó, ông Chung yêu cầu, từ ngày 2/1/2017, Sở GTVT phải thực hiện việc trên và sẽ chỉ đạo Công an “nhốt” các xe khách vi phạm. Theo văn bản số 526 do Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát đi, thời gian qua tập thể lãnh đạo UBND thành phố đã chỉ đạo lập và triển khai phương án sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô, không để xảy ra tình trạng xe khách chạy xuyên tâm. Tuy nhiên, Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị triển khai thực hiện quá chậm. UBND thành phố yêu cầu Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị liên quan thực hiện ngay và triệt để việc sắp xếp, điều chuyển toàn bộ các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh tại các bến xe trên địa bàn theo quy hoạch, như đúng luồng tuyến, đúng bến, không chạy xuyên tâm thành phố…
Thực hiện chỉ đạo trên, cuối tuần qua, Sở GTVT đã đưa ra phương án điều chuyển. Theo đó, từ ngày 2/1, triển khai điều chuyển các tuyến chạy đến các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình đang hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng chuyển về bến xe Nước Ngầm. Điều chuyển các tuyến chạy đến các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái đang hoạt động tại các bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa chuyển về bến xe Mỹ Đình. Các tuyến xe đi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kon Tum, Sơn La, Thanh Hóa (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo hướng Hồ Chí Minh) đang hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm về bến xe Yên Nghĩa.
Không phải tất cả các nhà xe đều có hành động không đẹp như vậy, chỉ có một số tuyến xe từ Mỹ Đình đi Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trưa 30/12, lãnh đạo bến xe Mỹ Đình cho biết, theo ước tính sơ bộ khoảng 100 lượt xe từ chối đón khách khiến nhiều người không được phục vụ nhu cầu đi lại, ùn ứ trong bến.
Hành động thiếu văn minh, không tuân thủ quy định của chính quyền gây ra tình trạng hỗn loạn tại bến xe Mỹ Đình sẽ bị xử lý nghiêm. Theo thông báo mới nhất, Sở GTVT Hà Nội sẽ đề nghị Sở GTVT các tỉnh thu hồi phù hiệu 1 tháng nhà xe bỏ rơi khách ở bến xe Mỹ Đình, ông  Vũ Văn Viện – GĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở sẽ đề nghị các Sở Giao thông các tỉnh thu hồi phù hiệu 1 tháng nhà xe bỏ rơi khách ở bến xe Mỹ Đình. Trường hợp chưa thực hiện xử lý được, các bến xe ở Hà Nội sẽ từ chối phục vụ đối với các nhà xe này.
Việc điều chuyển xe khách lần này của Thành phố Hà Nội là khá hợp lý cho giao thông vốn đã ùn tắc tại Hà Nội. Các xe khách cùng một tỉnh sẽ được điều chuyển về cùng một bến xe sao cho không có xe khách nào đi xuyên tâm vào thành phố Hà Nội, sẽ không có trường hợp ngoại lệ bởi bất cứ xe khách nào đi sai phân tuyến sẽ bị xử lý rất nặng. Hành động quyết liệt này của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhằm đem lại trật tự cho thành phố Hà Nội, tránh việc ùn tắc do nhiều xe khách đi lại trong nội đô.
Các nhà xe cần chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Thành phố Hà Nội. Mặc dù sẽ có thiệt hại nhất định trong việc điều chuyển này nhưng xét về mặt lâu dài thì kế hoạch này sẽ rất có lợi cho cả nhà xe lẫn hành khách bởi tính hợp lý trong quy hoạch, tránh được ùn tắc giao thông. Dù trong hoàn cảnh nào thì các nhà xe cũng không nên bỏ rơi khách hàng của mình như vậy, nhất là dịp cuối năm sum họp gia đình.
Công Lý

NGUỒN GỐC LÁ CỜ VÀNG CỦA CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA CŨ


Trong những năm qua, bè lũ phản động lưu vong và những kẻ có tư tưởng chống cộng luôn điên cuồn tìm mọi cách để chống phá Đảng và Nhà nước ta bằng cả bạo động vũ trang và kích động về chính trị. Tuy nhiên sau sự phá sản của kế hoạch “Đông tiến 3” dưới sự chỉ huy củaHoàng Cơ Minh nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòathì các tổ chức phản động đã không còn dám có ý định bạo động vũ trang nữa mà chuyển sang các biện pháp kích động chính trị nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc. Để lấy chính danh cho các hoạt động của mình, chúng đã lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng hòa để đại diện cho các hoạt động của chúng.


Trước khi chỉ ra những tư tưởng sai lầm, ngu dốt của chúng người viết xin đưa ra một số dẫn chứng lịch sử về lá cờ qua các thời kỳ lịch sử của Việt Nam như sau:



Tại sao lại nền vàng là phổ biến?

Có thể thấy màu vàng hay nền vàng là màu phổ biến  trên lá cờ qua các triều đại trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không phải không có những lá cờ nền đỏ (Cờ Tây Sơn, cờ triều Lê). Vậy tại sao lại là cờ nền vàng mà không phải là nền đỏ hay màu khác. Màu vàng là màu tượng trưng cho ngôi vua, cho quyền lực của chế độ và nhà vua phong kiến. Đặt trong bối cảnh lịch sử có thể dễ thấy được, những lá cờ trong giai đoạn phong kiến tính đến thời điểm nhà Nguyễn còn tồn tại thìđa số nền vàng chính là với mục đích đại diện cho quyền lực của thế lực phong kiến của gia tộc đang nắm trong tay ngôi báu. Mặt khác, xét về một góc độ nhất định, đó chính là sự chứng minh với phương Bắc về chủ quyền nước Việt trong các thời kỳ lịch sử.

Bè lũ phản động luôn cho rằng cờ vàng chính là lá cờ lịch sử và lá cờ đỏ sao vàng hiện tại đã phủ nhận sạch trơn lịch sử nước Việt.

Lại nói về “sự phủ nhận lịch sử”, ta có thể đặt ra một câu hỏi: Trong lịch sử triều đại sau phủ nhận triều đại trước, vậy thì nếu là một ông vua của triều đại vừa mới dựng lên liệu rằng ông vua đó có thể để lại dư âm của triều đại trước ngay trên lá cờ của triều đại mình hay không? Tất nhiên là KHÔNG!
Tuy nhiên, màu nền vàng vẫn luôn tồn tại trong các lá cờ qua các triều đại. Vậy thì giá trị của nền vàng được duy trì không phải là sự kế thừa các triều đại mà chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tượng trưng cho vương quyền phong kiến. Từ đó có thể khẳng định rằng việc bè lũ phản động luôn miệng gán ghép “màu vàng” hay “cờ vàng” là lá cờ đại diện cho dân tộc, lá cờ của lịch sử nước Việt rốt cuộc chỉ là sự gán ghép khiên cưỡng một cách bịp bợm, ngu dốt.

Lá cờ từ thời vua Thành Thái – vị vua chống Pháp???

Lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiên khởi đầu vào năm 1890 trong thời vua Thành Thái.Năm 1890, ngay khi Thành Thái vừa mới lên ngôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ được Vatican đạo diễn cho làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890).

Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân bị chính quyền Liên Minh Pháp - Vatican truất phế vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng). Như vậy tuổi thọ của lá cờ vàng ba sọc đỏ lần thứ nhất chỉ có 26 năm. Vào năm này, chính quyền Bảo Hộ đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngai vàng. Bửu Đảo lấy vương hiệu là Khải Định và dùng cờ Long Tinh (có mầu sắc và thiết kế như đã nói ở trên) làm cờ hiệu. Cũng nên biết từ năm 1863 cho đến năm 1885, triều đình Huế dụng cờ Long Tinh Kỳ (nền vàng, viền xanh, chấm đỏ lớn ở giữa) làm cờ hiệu.

Trong lá thư viết tay đề ngày 17/11/1914 gửi cho Toàn Quyền Đông Dương của ông vua gỗ Thành Thái có đoạn: ".... vậy xin Đức dám quốc ra lòng công bình nhơn đức tha tội cho tôi đặn[g] về xứ sở tôi kẻo tôi bị đầy biệc xứ đã tám năm rồi mà tôi vẫn giữ phép tắc luôn luôn trung [thành] với mẫu quốc luôn luôn, trăm lạy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn này cho tôi với thì tôi cảm ơn quan lớn vô cùng. Theo đây tôi cũng có nhờ quan lớn làm phước trao dùm cái phong thơ chữ như mà tôi gửi cho triều đình Annam đặn[g] tôi xin về Huế. Trăm lạy quan lớn!"

Viết như thế thì còn gì là tư cách của một ông vua?

Về chuyện ông vua Thành Thái chống Pháp, nếu có, thì có lẽ là chống Pháp cho Vatican. Vua Thành Thái đã bị Vatican lợi dụng qua sự móc nối của ông Ca-tô Ngô Đình Khả, giống như Đảng Việt Nam Quang Phục (còn gọi là Đại Việt Phục Hưng Hội) của Hoàng Thân Cường Để và ông Ca-tô Ngô Đình Diệm.

Cũng nên biết, Pháp và Vatican tuy rằng đã cấu kết với nhau thành một Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cùng đánh chiếm và cùng thống trị Đông Dương, nhưng hai thế lực này là những kẻ đồng sàng và dị mộng, luôn luôn hục hặc với nhau và muốn hất cẳng nhau để nắm độc quyền cai trị Đông Dương. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi nhận trong bài viết Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân Đến Ái Quốc (tiểu mục C: Sự Chuyển Hướng Của Hội Truyền Giáo) như sau:

"Từ năm 1890, nếu không phải sớm hơn, một hiện tượng đặc thù xảy ra là sự rạn nứt giữa Hội truyền giáo và chính quyền thực dân Pháp, đưa đến những tranh chấp không ngừng, có thể gọi là “chiến tranh lạnh.”

Cuộc chiến tranh lạnh này đã khởi đầu từ ngày chủ nghĩa Cộng Hòa và khuynh tả thống trị chính giới Pháp, và chỉ tạm hòa hoãn trong giai đoạn 1895-1899, thường được biết như thời kỳ “ralliement” – tức chiêu hồi hay liên kết giữa hai phe Ki-tô và Cộng Hòa trung dung, để ngăn chặn ảnh hưởng phe tả khuynh. Từ năm 1899, Quốc Hội Pháp trực diện tấn công Giáo Hội bằng các Sắc luật năm 1901, 1904 và 1905, chính thức giải thoát xã hội Pháp khỏi sự kềm tỏa của thần quyền Ki-tô từ nhiều thế kỷ. Dưới thời chính phủ Emile Combes (1902-1904) của Khối Tả phái (Bloc des Gauches), tinh thần chống Giáo Hội ngày càng mạnh.

Một điểm nữa người viết muốn đề cập chính là hoàn cảnh sự ra đời lá cờ vàng ba sọc dưới thời Thành Thái.Thực ra, tin cờ vàng ba sọc có từ thời Thành Thái chỉ mới xuất hiện khoảng mười năm gần đây trên mạng. Sớm nhất trong tiếng Việt có lẽ là bài “ Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống ” của Nguyễn Đình Sài. Tác giả là một thành viên cao cấp của tổ chức Việt Tân (nay đã rời bỏ tổ chức này) và bài được đăng trên trang mạng của Việt Tân tháng 9/2004. Nói về lá cờ của vua Thành Thái, ông Nguyễn Đình Sài dẫn chứng từ trang mạng Worldstatesmen của Ben Cahoon.

Một trang mạng hay bất cứ tài liệu nào khác không thể coi là dẫn chứng đáng tin cậy, trừ phi có ghi xuất xứ của thông tin và xuất xứ này có thể kiểm chứng được. Trang mạng của Ben Cahoon không ghi xuất xứ thông tin này. Nguyễn Đình Sài biện minh (hay ngụy biện) rằng đây là một “ phát kiến (innovation) ” về lịch sử (xem phụ lục) và phân biệt “ phát kiến ” với “ phát minh ” hay “ bịa đặt ” !
Dưới triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ lễ đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc, lúc rời khỏi kinh thành Huế, vua Hàm nghi đã mang theo và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Cho nên lúc tại vị vua Đồng Khánh đã phải dùng một cái ấn ngọc khác. Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức hay vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái? Thiếu ấn ngọc, di chiếu, nhưng lại thừa một toán lính Pháp bồng súng đóng ở bên trong cửa Ngọ Môn.

Như vậy, nếu lấy lá cờ vàng “từ thời Thành Thái” làm đại diện liệu rằng có phải là sự ngu dốt, bịa đặt khập khiễng cho quyết tâm chống ngoại xâm, ý chí tự cường của dân tộc hay không?

Sự trở lại của Bảo Đại

Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng). Theo đánh giá của người Mỹ, Bảo Đại ít tham gia vào công việc của chính phủ, giành nhiều thời gian cho nghỉ mát!?

Thời điểm này, lá cờ vàng ba sọc đỏ tiếp tục được sử dụng với ý nghĩa là quốc kỳ cho Chính phủ Lâm thời. Tuy nhiên, nhìn lại một chút có một sự thật lịch sử đó là Bảo Đại và chính phủ của ông ta không hề có một sự tham gia dù ít dù nhiều vào công cuộc đánh Pháp, đuổi Nhật, dành độc lập cho Việt Nam. Tất cả những thành quả ấy đều là do Việt Minh lãnh đạo toàn dân mà có được? Vậy thì liệu rằng một lá cờ chỉ mang tính chất “tượng trưng cho có” và một ông vua gỗ liệu có đủ sức thuyết phục trước toàn dân, có xứng đáng là quốc kỳ đại diện cho một dân tộc Việt Nam anh hùng, đã vượt qua muôn vàn gian khổ để dành độc lập từ hai kẻ thù mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Nhật?

Lá cờ của chế độ Việt Nam Cộng hòa

Chế độ Việt Nam Cộng hòa được thành lập dưới sự bảo hộ của Mỹ. Trong thời đệ nhất Cộng hòa, Ngô Đình Diệm không hề ban bố hay ra một sắc lệnh hay văn bản nào quy định lá cờ vàng ba sọc là quốc kỳ mà thừa hưởng ngay từ lá cờ que ly trước đó. Rất nhiều ý kiến khác nhau về ý kiến ba sọc đỏ này. Có thể là tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng cũng có ý kiến cho rằng ngầm tượng trưng cho Chúa ba ngôi (Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần). Thời điểm này, chính quyền Diệm chủ trương đàn áp đạo Phật, phổ biến Thiên Chúa giáo.

Sang thời đệ nhị Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu cũng không hề có bất cứ quyết định nào về chọn quốc kỳ. Tất cả việc mọi quyết sách và hoạt động nhà nước trong giai đoạn này của chế độ Việt Nam Cộng hòa đều hoàn toàn do đế quốc Mỹ chỉ đạo. Mặt khác, tất cả các chính sách của chế độ này không có gì khác ngoài việc quay mũi súng giết hại đồng bào, thi hành các chính sách Diệt cộng tàn ác, dã man, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Liệu lá cờ của một chế độ bán nước hại dân, luồn cúi để cung phụng cho ngoại bang có xứng đáng là lá cờ dân tộc, có xứng đáng là lá cờ tượng trưng cho lịch sử của dân tộc Việt Nam anh hùng?

Và tính chính danh của lá cờ vàng trong thời điểm hiện tại

Hiện tại, lá cờ vàng ba sọc đỏ được chính quyền của một số thành phố và bang của Mỹ mệnh danh là "lá cờ tự do và di sản" (tiếng AnhHeritage and Freedom Flag). Cùng với sự giải thể của Việt Nam Cộng hòa, lá cờ này hiện không còn đại diện cho bất kì chính thể, quốc gia nào được thế giới công nhận. Như vậy là ở thời điểm hiện tại, lá cờ này không còn đại diện cho bất cứ chế độ hay nhà nước nào mà chỉ đơn giản là phương tiện cho các tổ chức chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam sử dụng với những mục đích phá hoại mà thôi.

Đến đây, người viết không hề có ý kiến phê phán hay miệt thị những lá cờ “nền vàng” trong lịch sử vì ít nhất trong những giai đoan cụ thể trong thời kỳ phong kiến những lá cờ nền vàng là đại diện có một Việt Nam độc lập, tự tôn trước các thế lực xâm lược phương Bắc. Tuy nhiên, với lá cờ vàng ba sọc thì hoàn toàn khác. Nó chỉ là phương tiện của những tổ chức chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, những chế độ “bù nhìn”, “bán nước hại dân”, coi “quân xâm lược và lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích và lòng tự hào dân tộc Việt|. Lá cờ vàng ba sọc đỏ không đủ tư cách đại diện cho dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm anh dũng, quật cường!!!

HNN (chiasekienthucnet)

SỰ THẬT VỀ "10 LÍ DO ĐỂ YÊU MỘT CÔ GÁI "PHẢN ĐỘNG""

Loa Phường

                                 

Ngày 27 tháng 12 vừa qua, blog Café Ku Búa đăng tôn vinh những cô nàng “phản động” bằng bài viết “10 lí do để yêu một cô gái “phản động””. Vẫn biết đây là một bài viết mang tính “chém gió” cao, song khi đọc tôi vẫn không nhịn được cười. Không biết những cô nàng “phản động” trong bài là ai, chỉ biết rằng nhìn vào những Bùi Hằng, Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, người ta có thể liệt kê ra được đến 100 lí do để không yêu một cô gái “phản động”.

Không bàn đến việc người viết lập lờ đánh lận con đen giữa khái niệm “phản động” và “biết quan tâm đến vấn đề chính trị xã hội”, tôi chỉ xin đi sâu vào một số nội dung được phản ánh trong bài.
Thứ nhất, nhìn vào đội ngũ những cô nàng “phản động” hiện nay, kiếm mỏi mắt cũng không tìm được một ai xinh đẹp. Chính vì xấu ma chê quỷ hờn mà các “nhà dân chủ” mỗi khi muốn tung hô đều phải gạt yếu tố ngoại hình sang một bên, tập trung vào những “vẻ đẹp bên trong” như: Không coi trọng túi tiền, không quan tâm showbiz, sẵn sàng chửi cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ,… Và nếu thực tế là có đến mười lí do để yêu những cô gái phản động này thì Đoan Trang đã không trở thành gái ế, cũng như Bùi Hằng sẽ chẳng bao giờ bị 3 ông chồng bỏ chạy; hoặc nếu thực sự blogger Ku Búa tin vào mười điều ấy, cũng như các anh hào hoạt động dân chủ tin, thì sao chính họ không đến rước những cô gái “đặc biệt” ấy về nhà? Có chăng là vì các bậc chính nhân quân tử ấy cũng chẳng thể nào chịu thấu nên mới ra sức tung hô như vậy đề bù đắp lại phần nào!
Thứ hai, quả thực đã có các Hội Phụ Nữ Nhân Quyền được lập ra, nhưng vốn không phải chỉ là để tôn vinh hay đánh bóng tên tuổi cho các gái nhân quyền, mà chủ yếu là lập ra để dễ xin tiền hơn. Các nữ tướng như Đoan Trang, Bùi Hằng, Cấn Thị Thêu ai ai cũng rủng rỉnh túi tiền nên đám đàn ông dân chủ tất phải chạy theo nịnh bợ. Nhưng nịnh bợ bằng cách nào bây giờ? Các nữ tướng thì đúng là nữ tướng, không có lấy một ưu điểm nào từ “vú, mặt cho đến mông” như các em hot girl đang sốt xình xịch trên mạng, cũng không có vốn kiến thức chuyên môn sâu rộng để tập trung khen ngợi. Vậy nên tất cả những gì cánh mày râu dân chủ có thể làm đó là đưa ra những lí do chung chung cùng với kiểu nịnh nọt nông cạn.
Các ông dân chủ viết bài trên có lẽ đã quên suy ra từ bản thân rằng, đàn ông chỉ thích yêu gái xinh, hoặc gái thông minh, hoặc cả hai. Chứ chẳng ai hơi đâu lẽo đẽo chạy theo một cô nàng xấu xí, suốt ngày nói chuyện lí tưởng chính trị nhưng lại chẳng giúp ích được gì cho đời và cho xã hội. Thế rồi, dù có bao biện bằng bất cứ lí do nào đi nữa, các gái “phản động” nào đã xấu thì ế vẫn hoàn ế. Đó là điều khỏi phải bàn cãi!

CÁC "NHÀ DÂN CHỦ" CÓ THỰC SỰ ĐÁNG THƯƠNG?

Loa Phường





Trưa ngày 28 tháng 12 năm 2016, “nhà báo”, “nhà dân chủ” Phạm Đoan Trang đăng lên facebook cá nhân bài viết “Mấy người làm gì mà bị đối xử như thế?”. Bằng giọng điệu thống thiết của một người yêu nước đến vô cùng, Đoan Trang đã “kêu oan” cho những “nhà hoạt động” khác cùng chiến tuyến với mình. Câu hỏi “Họ đã làm gì?” trở đi trở lại trong bài, kèm theo so sánh giữa “họ” và những “người bình thường”, dường như đã lấy đi kha khá nước mắt và lòng thương từ người đọc.

Tuy nhiên, dù Đoan Trang có viết hay và cảm động đến đâu, trên thực tế, cô cũng chỉ đang cố biện minh cho đám zân chủ từng bị bắt vì trốn thuế, ấu dâm và khủng bố. Những cái tên như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Dũng (Dũng Aduku), Lê Nguyên Hồng, Bùi Hằng,… dường như chẳng còn xa lạ đối với cả đám zân chủ và những người công dân bình thường theo cách nói của Đoan Trang. Những người kia, họ chẳng làm gì bất thường cả, họ có thể không tham gia hội thảo, không đi ra nước ngoài học hay dự mít tinh, đi tuần hành,… Nhưng những gì họ làm còn ghê gớm hơn thế. Trốn thuế, ấu dâm hay khủng bố đều là những hành vi vi phạm pháp luật. Và đó chính là điều “họ” đã làm. Thế nhưng trong bài viết của mình, Đoan Trang lờ tịt đi những hành động ấy. Việc che giấu đó không phải là để bao biện cho đám dân chủ thì còn là để làm gì?
Ngoài ra, trên thực tế,  chẳng có gì là “kỳ thị và ngược đãi” như lời Đoan Trang rêu rao trên facebook. Đơn giản là những người đó đang hoạt động vi phạm pháp luật khi bắt tay với các thế lực bên ngoài để gây náo loạn trong nước. Và nhiệm vụ của công an là đề phòng, cũng như bảo vệ trước những nguy cơ bạo loạn có thể xảy ra, lại nhất là do các cá nhân trong nước bắt tay nhau, móc nối với thế lực phản động quốc tế để thực hiện.
Không chỉ vậy, những gì Đoan Trang viết trong bài về những vụ biểu tình ôn hòa là hoàn toàn sai sự thật. Tiêu biểu cho những vụ biểu tình KHÔNG ôn hòa, phải nhắc lại câu chuyện thương tâm ở khu lọc hóa dầu Nghi Sơn hồi tháng 5 năm 2010. Vụ xô xát diễn ra giữa hàng chục người dân nơi đây với đơn vị thi công, khiến một người chết và hai người bị thương nặng.  Hoặc những vụ biểu tình có sự xuất hiện của Bùi Hằng thì không bao giờ ôn hòa được, nếu không muốn nói là sẽ ầm ĩ và gây rối đến trật tự công cộng. Bùi Hằng thường la hét, lăn lộn, chửi bới, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ. Với câu nói nổi tiếng “Đứa nào không hô yêu nước, đứa ấy là con chó”, Bùi Hằng nhanh chóng trở thành “nữ tướng” của phong trào dân chủ Việt Nam. Nhìn vào hai trường hợp như vậy, liệu Đoan Trang có còn dám cao giọng khẳng định, những nhà dân chủ này “không làm gì”?
Mục đích thật sự của đám dân chủ nửa mùa kể trên vốn không phải là ủng hộ lí tưởng dân chủ, nhân quyền, mà là làm cách mạng lật đổ với sự can thiệp của Việt Tân. Hoặc thực ra, còn có một mục đích thấp hèn hơn: Tất cả những gì đám dân chủ trong nước đang làm chỉ là một màn kịch rẻ tiền để kiếm chác xin ăn của những người Việt ở hải ngoại. Thế nên, dù Đoan Trang có dùng lời lẽ bi thiết đến đâu cũng không thể che đậy được sự thật vẫn tồn tại sờ sờ trước mắt về hành động vi phạm pháp luật của đám dân chủ, cũng như mớ mục đích tầm thường, giả dối mà bè lũ chúng đang theo đuổi.

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CỨ MÃI BẤU VÍU VÀO SỰ KIỆN ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA?

Sự kiện Đức Mẹ lần đầu hiện ra với các trẻ mục đồng Bồ Đào Nha vào ngày 13/5/1917 và những lần kỷ niệm sau đó đặc biệt là lần kỷ niệm 13/5/1981, theo quan niệm của người theo đạo Công giáo gắn liền với những dấu tích sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản. Tuy nhiên, xem chừng ngoài những mối liên hệ được thêu dệt và hết sức rời rạc khi nói về sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu thì nay sự kiện này lại được gắn với một sự kiện khác là Đức Mẹ Fatima cứu mạng Đức Gioan Phaolô qua câu chuyện được Hồng Y Dziwisz (người được biết từng có 39 năm làm thư ký cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) chia sẻ với tờ Register nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.


Sau đây là toàn văn nội dung trả lời của Hồng Y Stanislaw Dziwisz với tờ Register: 
"Những cuộc hiện ra ở Fatima có ý nghĩa như thế nào với Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trước và sau khi ngài được bầu làm giáo hoàng? Đặc biệt với vụ ám sát ngày 13/5/1981, đúng ngày kỷ niệm Đức Mẹ lần đầu hiện ra với các trẻ mục đồng Bồ Đào Nha vào ngày 13/5/1917?
Đức Thánh Cha đã không lưu tâm đặc biệt đến những cuộc hiện ra ấy cho đến khi xảy ra vụ ám sát ngài vào năm 1981. Ở Tổng giáo phận Krakow, người ta vẫn sùng kính Đức Mẹ Fatima, ngài ủng hộ điều đó, nhưng không đặt ưu tiên điều ấy trong sứ vụ của mình.
Và Fatima đã trở nên rất thân thuộc với ngài vào ngày 13/5/1981, khi ngài nhận thấy được tầm quan trọng của sự kiện này. Ngài liên kết vụ ám sát với sự kiện, khi biết rằng nó diễn ra vào ngày kỷ niệm Đức Mẹ lần đầu hiện ra ở Fatima. Ngài đã cận kề với cái chết, và tin rằng Đức Mẹ đã cứu mạng sống mình. Đã có những lúc tình hình như ngàn cân treo sợi tóc, và các bác sĩ đến bên tôi và nói, cần thực hiện những nghi thức sau cùng vì tình huống rất nguy kịch, tim của Đức Giáo hoàng có vẻ như sắp ngừng đập.
Đức Gioan Phaolô II đã đề nghị Hồng Y Franjo Šeper, lúc đó là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, gửi toàn bộ tài liệu về các cuộc hiện ra ở Fatima – đặc biệt là bí mật thứ ba – đến bệnh viện nơi ngài đang điều trị. Tôi nghe nói rằng các giáo hoàng trước cũng đọc những bí mật ấy, nhưng họ chỉ đọc rồi để đó.
Đức Gioan Phaolô II sau đó đã quyết định rằng ngài phải thực hiện điều mà Đức Trinh Nữ Maria đã đề nghị những trẻ em ở Fatima: tức dâng hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ; rồi sau đó tự do sẽ trở lại với nước Nga.
Đức Thánh Cha đã thực hiện điều này nhưng hơi khác đi một tí, và ngài đã dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ những quốc gia chịu ách nô lệ của cộng sản. Ngài lên kế hoạch thực hiện việc này cùng với các giám mục trên thế giới. Tuy nhiên khi mọi thứ đã sẵn sàng, thì Đức Thánh Cha lại ốm nặng, ngài phải trở lại bệnh viện, và vì vậy sự kiện đã không xảy ra. Nhưng nó xảy ra sau đó, khi bức tượng gốc Đức Mẹ Fatima được đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô (Vatican). Đó là một buổi lễ lớn, với sự tham dự của nhiều người.
Tôi được biết, sau nghi lễ dâng hiến các nước Đông Âu cùng với các giám mục, nữ tu Lucia (một trong 3 trẻ được Đức Mẹ hiên ra) nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã hoàn thành yêu cầu của Đức Mẹ. Cũng từ thời điểm đó, các giám mục cho biết đã có những thay đổi. Những thay đổi này tiếp tục tăng tốc, dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống chính trị cũng như sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản, giúp các nước bi nô lệ bởi cộng sản được tự do.
Năm 1982, Đức Gioan Phaolô II đến thăm Fatima để tạ ơn Mẹ đã cứu mạng ngài một năm trước đó, và đã có một nỗ lực ám sát ngài lần thứ hai. Tuy nhiên, vụ ám sát năm 1982 được ít người biết đến so với vụ ám sát ở Vatican năm 1981".
Có một điều dễ nhận thấy là trong câu chuyện mới này dù được kể bởi một nhân chứng, người đã có tới 39 năm bên cạnh nhân vật chính (Giáo hoàng Gioan Phaolô II) nhưng nó vẫn không thể thoát khỏi những ý đồ suy diễn. Đoạn văn sau đây cho thấy rất rõ  điều đó: "Và Fatima đã trở nên rất thân thuộc với ngài vào ngày 13/5/1981, khi ngài nhận thấy được tầm quan trọng của sự kiện này. Ngài liên kết vụ ám sát với sự kiện, khi biết rằng nó diễn ra vào ngày kỷ niệm Đức Mẹ lần đầu hiện ra ở Fatima. Ngài đã cận kề với cái chết, và tin rằng Đức Mẹ đã cứu mạng sống mình". 

Nghĩa là nó được hình thành trên ý nghĩ chủ quan của một con người cụ thể qua một chi tiết trùng hợp: Ngày ngài thoát nạn bởi một cuộc ám sát trùng với ngày kỷ niệm Đức mẹ hiện ra tại Fatima. Ngoài ra, nó không có bất cứ một bằng cớ nào thực sự xác đáng đóng vai trò dẫn dụ.

Đồng ý rằng, đã là tôn giáo thì nó không thể tách rời sự huyền bí, bởi những phép màu siêu nhiên, hư hư thực thực. Và ai cũng hiểu rằng, Giáo hội Công giáo hay bất cứ tôn giáo nào cũng cần nó để duy trì, củng cố đức tin trong thời buổi khoa học công nghệ mới đang làm cho một số hiện tượng bị lụn bại, vô giá trị.... Vậy nhưng, liệu có cần thiết không khi vẫn cố bám víu vào một sự việc cũ và gắn với xu hướng phủ nhận những giá trị của một chế độ mà sự sụp đổ chỉ mới dừng lại ở mô hình chứ không phải là toàn bộ? 


Liệu có cần không khi sự kiện Fatima năm 1917 đang làm cho một số Giáo hội Công giáo ở một số nước đang mất đi sự đối thoại hòa hợp, thậm chí đối kháng với chính quyền sở tại? Và tin chắc rằng, không có được sự hòa hợp và khi có sự đối kháng thì không bao giờ tinh thần "Sống phúc âm trong lòng dân tộc", một luận thuyết có tính nền tảng trong Công đồng Vatican II do Giáo hoàng Gioan Phaolo II khởi xướng. Cổ súy và mãi bấu víu vào sự kiện Đức mẹ hiện ra tại Fatima cũng chính là đang đi ngược lại với đường hướng của Giáo hoàng Vĩ đại Gioan Phaolo II, là ghi danh Juan María Fernández Krohn, một linh mục người Tây Ban Nha đã cố gắng ám sát thánh Gioan Phaolô II tại Fatima vào năm 1982 " Ông là một linh mục truyền thống, thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X. Huynh đoàn này đã chỉ trích Đức Gioan Phaolô vì đã hỗ trợ các cải cách của Công đồng Vatican II". 

An Chiến