2016/12/04

NGÔ XUÂN PHÚC BỊ MỘT MỤC SƯ ĐẠO TIN LÀNH TRỘM ĐỒ TRÊN ĐẤT THÁI LAN

Trong stt 21 Tháng 11 lúc 11:35, trên đất Thái Lan, Ngô Xuân Phúc đã viết như sau:"Rời vn với rất nhiều lo lắng, có chút suy nghĩ chán nản. Nản không hẳn do mình hoàn toàn, mà nản bởi khó khăn để có một bạn hữu tốt, một đồng minh, và nản chán vì sợ không đủ kiên nhẫn hay sức và tuổi tác sẽ phụ công người, ai biết chờ đến bao lâu.


Tới được Thái lan và gặp khá nhiều thuận lợi, được nhiều bằng hữu giúp đỡ. Nhưng cũng có một nỗi buồn lớn, lại thêm lo lắng, đó là niềm tin bị phản bội, là những dấu hiệu bầy đàn xuất hiện để bảo vệ kẻ xấu.

Một phiên bản NP Quế Mai trên đất Thái, vì người đã đánh cắp niềm tin là một Mục sư, một Giáo sĩ. Anh ta đến chỗ mình chơi và nhân lúc mình ra ngoài đã thực hiện hành vi trộm đồ, cầm nhầm. Rất buồn vì đó là người đón mình từ ks về chỗ anh ta trọ để chuẩn bị cho công việc.

Niềm tin, sự tôn trọng, ... Mất tất, không hẳn là may khi còn ít tiền mình không bỏ trong cái ví cầm tay đó, vì giá trị vật chất đâu đo đếm được với tình bạn, với sự tin quý.

Rồi khi tình cờ nói chuyện với một chú em qua đây trước được chú em cho biết những chuyện tồi tệ khác của người anh mới này càng thêm buồn. Anh người quê Quãng Nam- Đà Nẵng.

Khi những chuyện như vậy được tiết lộ, hành vi xấu bị phát giác, thì không lâu sau, những điều mang tính chất dè chừng kiểu như răn đe xuất hiện từ cộng đồng. Buồn thêm vì như vậy có khác gì ở VN đâu, vì như vậy lại còn tồi tệ hơn ở VN. Những tác động hay hành vi kiểu đó của cộng đồng đức tin làm mình khó hiểu, nhưng cũng đành, và chỉ còn biết tự lo cho mình. Họ cũng bầy đàn và muốn dùng số đông, sức mạnh để đè nghiến những cá nhân lẻ loi, yếu đuối. Đáng thương hại thay.

Vâng, hi vọng sẽ không còn gặp lại hay may mắn không được gặp người như vậy nữa, anh NĐ Hạnh ạ. Lúc đi đón tôi, người anh khác đã bảo để anh ta đi, nhưng bị ngăn cản, thật tiếc vì giúp người để hại người thì thật quá nhẫn tâm.

Viết điều này còn vì một vài người khác không sợ hãi, đã thẳng thắn nói rõ về cái xấu của mục sư, họ chắc cũng ít nhiều bị những đối xử không tốt đẹp lắm. Văn thơ chữ nghĩa không làm được gì, nó chỉ biểu lộ rằng tôi bất bình lên án cái xấu của một cá nhân, hi vọng không vì cái chức Mục sư mà tín hữu, giáo chức làm khó nạn nhân và những người dám tố cáo. Cũng là tiếng nói đồng tình, đứng về phía những người đã lên tiếng một cách công tâm". 

Ở Entry mới này về Ngô Xuân Phúc, bog Việt Nam mới xin không bình luận chi tiết về cái tình cảnh mà Phúc đang gặp phải trên đất Thái. Bởi có lẽ nó đã quá rõ ràng ở những stt trước đó của gã. Chỉ xin được nói qua đôi điều về một chi tiết được Phúc nhắc đến trong stt nói trên với tư cách là "một phiên bản Nguyễn Phan Quế Mai trên đất Thái" (Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai được biết đến là người từng có tranh chấp với Ngô Xuân Phúc xung quanh bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình"): "Một phiên bản NP Quế Mai trên đất Thái, vì người đã đánh cắp niềm tin là một Mục sư, một Giáo sĩ. Anh ta đến chỗ mình chơi và nhân lúc mình ra ngoài đã thực hiện hành vi trộm đồ, cầm nhầm. Rất buồn vì đó là người đón mình từ ks về chỗ anh ta trọ để chuẩn bị cho công việc"

Người này cũng sau đó được Ngô Xuân Phúc cho biết là quê Quảng Nam- Đà Nẵng. Phúc cũng không quên so sánh hành vi trộm đồ, cầm nhầm của một Mục sư, một Giáo sĩ kia như một phiên bản Nguyễn Phan Quế Mai trên đất Thái cho thấy Phúc vẫn chưa thể quên được câu chuyện cũ và cũng được cho là nguyên nhân thúc đẩy Phúc sang Thái Lan làm bước đệm trước khi chính thức sang Mỹ. 

Vậy nhưng, nếu như trong sự việc với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, cái sự mất niềm tin mà Phúc nói đến (dù là gã tự nhận bài thơ Tổ quốc gọi tên mình là của mình) chỉ diễn ra với một con người bình thường về mặt sinh học và có đầy đủ các yếu tố của một con người bình thường: Tham - giận - sân - si. Thì cái sự mất niềm tin mà Phúc nói đến mới đây nhất xem chừng là tột đỉnh và sẽ không có cảnh giới nào cao hơn: Người lừa dối, trộm cắp tiền của Phúc là một đấng chân tu, một mục sư của đạo Tin Lành. 

Trên thực tế, trước những khó khăn của cuộc sống trong những ngày đầu sang Thái Lan, động lực giúp gã gắng gượng để chờ cơ hội đi Mỹ là sự quan tâm, tấm thịnh tình của những người đồng hương, những người bạn mới mà Phúc mới tiếp xúc. Việc bị đánh mất niềm tin trong sự việc với Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai cũng là môt lí do khác để Phúc thà chấp nhận cuộc sống bên Thái Lan chứ nhất định không quay đầu trở về Việt Nam. Song, như đã nói ở trên, hành vi của mục sư, người ông anh gốc Quảng Nam - Đà Nẵng ở trên đang thực sự thách đố sự kiên định, bám trụ của Phúc trên đất Thái. 

Hãy cùng xem Phúc sẽ nghĩ và hành động như thế nào sau cú sốc lớn về mặt tinh thần này!

An Chiến

Thẻ đảng của Ca sỹ Thu Phương bị làm giả

Chiềng Chạ


Hôm trước, Mõ nghe phong phanh bên blog Viêt Nam mới có biên bài về chuyện một số dân chủ giả cầy trưng diện thẻ đảng của Nguyễn Thị Thu Phương (tức là ca sỹ Thu Phương nổi tiếng với những ca khúc như: "Có phải em mùa thu Hà Nội", "Dòng sông lơ đãng", sinh ngày 09/10/1972 tại Kiến An, Hải Phòng (Việt Nam) từ năm 1991 để nói rằng, việc Thu Phương sang Mỹ ở thời điểm năm 2003 và quay trở lại biểu diễn trong nước dù trước đó cô bị "bị tước quyền công dân, mất quyền nghệ sĩ ở Việt Nam" trước đó có thể là động thái "LỢI DỤNG NGƯỜI VIỆT CỘNG HÒA ĐỂ VÀO MỸ". Họ cũng đặt ra một nghi vấn là "ĐẢNG VIÊN THÌ PHẢI Ở VIỆT NAM ĐỂ PHỤC VỤ CHO ĐẢNG, CỚ SAO LẠI QUÁ MỸ LÀM GÌ?" để nói rằng, việc Thu Phương sang Mỹ nằm trong một kế hoạch mà ca sỹ này là chủ thể thực hiện???? 

Ngoài những điều được blog Việt nam mới nói ra trong bài viết: NGUYỄN THU PHƯƠNG LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM? như: "Tuy nhiên, liệu việc Ca sỹ này từng là Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến việc cô rời khỏi đất nước để sang Mỹ định cư, sinh sống hay không thì qua tìm hiểu được biết: "Năm 2003, Thu Phương bất ngờ sang Mỹ cư trú, cô được cho là tự ý rời bỏ đất nước và có những phát ngôn gây tranh cãi về chính trị nên bị tước quyền công dân, mất quyền nghệ sĩ ở Việt Nam. Tuy nhiên Thu Phương vẫn giữ và sử dụng hộ chiếuViệt Nam của mình cho tới khi nhập quốc tịch và trở thành công dân Mỹ vào tháng 5 năm 2008. Cũng trong năm 2008, lần đầu tiên cô được cấp phép về nước biểu diễn trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 19. Từ đó đến nay song song với những hoạt động ở hải ngoại, Thu Phương thỉnh thoảng vẫn tham gia các chương trình âm nhạc trong nước". 

Thông tin từ Wikipedia này cho thấy, việc Thu Phương từng là đảng viên từ năm 1990 không liên quan quá nhiều tới những việc cô có mặt sau đó trên đất Mỹ. Đó là 2 thời điểm khác nhau trong cuộc đời của một con người. Thu Phương từng là Đảng viên nhưng tất cả đã khác đi khi cô "có những phát ngôn gây tranh cãi vềchính trị nên bị tước quyền công dân, mất quyền nghệ sĩ ở Việt Nam". Và có thể đây là lí do Thu Phương đã bị tước luôn danh hiệu Đảng viên và thay vì tiếp tục ở lại Việt Nam để phát triển sự nghiệp ca hát cô đã tìm đến nước Mỹ như một bến đỗ thứ hai trong cuộc đời! 

Việc Thu Phương được quay trở lại biểu diễn trong nước dù trước đó cô bị "bị tước quyền công dân, mất quyền nghệ sĩ ở Việt Nam" từ năm 2003 có thể xem là một biểu hiện chân thực của cái gọi là "truyền thống đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại" của người Việt Nam xưa và nay!".

Nhân câu chuyện này, Mõ xin có thêm đôi lời như sau: 
Có một điều rất dễ thấy là dù thẻ đảng của ca sỹ Thu Phương được cấp từ năm 1991, song dường như có một sự rất lạ là tấm thẻ đảng này còn rất mới. Hình ảnh trong thẻ cũng là hình ảnh của Thu Phương trong thời điểm hiện nay chứ không phải là hình ảnh của cô 25 năm về trước. 

Mặt khác, có môt nguyên tắc bất di bất dịch trong thực thi quyết định kỷ luật đảng đối với bất cứ cá nhân nào là sau khi Quyết định có hiệu lực, bản thân cá nhân đó sẽ phải nộp lại thẻ đảng viên cho cơ quan đã cấp trước đó. Việc tiêu hủy theo quy định cũng sẽ được tiến hành sau đó. Cho nên, công bằng mà nói thì việc tấm thẻ đảng của Thu Phương sẽ khó mà xuất hiện sau đó, dù cho cô đã chủ ý chụp lại để làm kỷ niệm! 

Chi tiết thứ 3 được nói đến, theo Fb Trần Hải Yến mẫu thẻ đảng trong bức ảnh được đưa ra để nghi hoặc (xung quanh chuyện ca sỹ Thu Phương từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam) là mẫu thẻ đảng bắt đầu có từ 19/5/2004. Mẫu thẻ đảng trước năm 2004 có hình thức và nhiều đặc điểm khác biệt. Dưới đây là một tấm thẻ đảng trước thời điểm 19/5/2004, những ai quan tâm có thể đối chiếu để chứng tỏ được rằng: Có thể tấm thẻ đảng có tên Ca sỹ Thu Phương là thẻ giả mà những kẻ có dụng ý xấu đã dùng công nghệ để ghép và chỉnh sửa. 
Nhưng tiếc thay do không không hiểu gì về các qui định được quy định trong Điều lệ Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam nên chúng đã bị lật tẩy lật tẩy. Thế mới biết, để bôi lem một cá nhân, môt con người không phải là chuyện dễ, và chỉ cần một sơ suất nho nhỏ thôi cũng đủ khiến những kẻ có dã tâm xấu phải trả giá! 

Thực, hư tình hình Triều Tiên

Loa Phường 


Ca sĩ ở Triều Tiên 
Hội đồng Bảo an LHQ vừa thông qua lệnh trừng phạt mới nhằm vào Bắc Triều Tiên do ông Kim Jong Un “trẻ trâu” đang điều hành với sự thống nhất tuyệt đối. Nguyên nhân chỉ vì nước này chế tác thành công vũ khí hạt nhân, gia nhập “các quốc gia hạt nhân” đang giữ “hòa bình” cho thế giới và các cuộc thử nghiệm gia tăng cường độ đang uy hiếp an ninh khu vực và thế giới.

Là người dân ở đất nước Việt Nam, cũng từng gánh chịu những cảnh bao vây, cấm vận của cả thế giới văn minh kia, chắc hẳn không chỉ tôi và nhiều người dân Việt nam thương cảm cho Triều Tiên – họ quá cương cường, không chấp nhận thỏa hiệp khi họ chỉ là dân tộc bé nhỏ, tứ bề không có lấy một đồng minh chia sẻ!?!

Một phản ứng yếu ớt, lấy lệ từ Nga, Trung cho rằng, nguyên nhân khiến bán đảo Triều Tiên nóng lên chính là từ dàn tên lửa, tập trận…rầm rập quanh biên giới Triều Tiên của Mỹ và đồng minh. Tiếc rằng, chốt lại họ vẫn bỏ phiếu thuận cho bao vây, cô lập nhằm bức tử Triều Tiên và hàng triệu người dân xứ này giữa thế giới “văn minh, nhân quyền” này.
Mới đây, một nhà báo phương Tây bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Triều Tiên đã tung lên hơn 30 tấm ảnh bị cho là “nhạy cảm” ở Triều Tiên cho ta thấy họ đáng thương cỡ nào trong thế giới “tự do thông tin”.  Cái gọi là “tự do ngôn luận” tha hồ “hiếp dâm” mọi chi tiết nhỏ nhất ở Triều Tiên mà “thế giới văn minh” chộp được. Nó là nguyên nhân trực tiếp khiến người ta quá quen thuộc với thông tin về đất nước Triêu Tiên với dữ liệu bị bóp méo về đất nước mình, vì không thể “mở miệng” tự bảo vệ trước sức mạnh của thứ “truyền thông tự do” kia. Những thông tin đại loại như ca sỹ ăn mặc hở hang bị “phanh thây” thế nào, vận động viên Triều Tiên thất bại về nước bị đối xử ra sao, ban nhạc này – tướng lĩnh kia chỉ có đôi câu phạm húy bị “tùng xẻo” kiểu gì…được truyền thông phương Tây chầu chực khai thác một cách đầy “đam mê”, thậm chí đến khi có hình ảnh chân thực phản bác 100% thì cũng chưa bao giờ  “thế giới văn mình” thèm cải chính….
Còn đây là đánh giá tư liệu về sức mạnh của Triều Tiên khiến vị đại sứ Việt Nam ấn tượng, không biết đến bao giờ Việt Nam mới đạt thành tựu khoa học – quân sự như Triều Tiên. Xin trích nguyên văn phần tổng hợp đánh giá về Triều Tiên của Fb Tâm Minh Nguyễn:
Tháng 9 năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt bở một quy định tại Thỏa ước tam cường tại Posdamm. Theo quy định này, Quân đội Liên Xô sẽ giải giáp quân phát xít Nhật và chiếm đóng khu vực phía Bắc vĩ tuyến 38. Quân đội Mỹ - Anh giải giáp quân Nhật và chiếm đóng khu vực phía Nam vĩ tuyến 38. Tại hai miền của Triều Tiên, đã xuất hiện hai lực lượng chính trị đối lập. Được sự bảo trợ của người Mỹ, Lý Thừa Vãn, một người Triều Tiên sống lưu vong tại Mỹ và có tư tưởng chống cộng cực đoan đã lên làm Tổng thống lâm thời ở miền Nam. Nhân dân miền Nam Triều Tiên không công nhận chính quyền này và yêu cầu thống nhất đất nước. Họ tiến hành biểu tình hoặc vũ trang nổi dậy chống lại chế độ quân quản của Mỹ và chính quyền lâm thời Lý Thừa Vãn mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Đảo Jeju từ ngày 3-4-1948 đến tháng 5-1949. Cuộc khởi nghĩa đã bị chính quyền Lý Thừa Vãn được quân dội Mỹ hỗ trợ đàn áp dã man khiến 30.000 thiệt mạng, 40.000 người khác phải lánh nạn sang Nhật Bản.
Trước âm mưu muốn dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt miền Bắc của chính quyền Lý Thừa Vãn, Ngày 9-9-1948, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Đảng Lao động Triều Tiên (có tiền thân là Đảng Cộng sản Triều Tiên thành lập ngày 25-4-1925) do lãnh tụ Kim Nhật Thành lãnh đạo đã tuyên bố thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đặt thủ đô tại Bình Nhưỡng. Năm 1949, các lực lượng Liên Xô và Mỹ cùng rút khỏi Triều Tiên. Từ năm 1950 đến năm 1953, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra đã cướp đi sinh mạng của 442.889 người Triều Tiên ở cả hai miền, 753.742 người bị thương, 144.495 nười mất tích. Trong cuộc chiến này, Mỹ có 38.316 quân nhân tử trận, Trung Quốc có 183.108 Chí nguyện quân hy sinh. Ngoài ra các nước Anh, Pháp, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Hy Lạp, Colombia, Bỉ, Hà Lan, Philippines, Thái Lan, Nam Phi, New Zealand, Luxemburg là đồng minh của Mỹ chiến đấu dưới cờ Liên Hợp Quốc cũng có 6.047 binh sĩ chết và mất tích. Ngày 27-7-1953, một hiệp định đình chiến được các bên ký kết tại Bàn Môn Điếm (Panmunjeom). Theo hiệp định này, một khu phi quân sự (DMZ) rộng mỗi bên 4 km được thiết lập dọc theo Vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, Lý Thừa Vãn đã từ chối ký kết hiệp định này. Triều Tiên bị chia cắt và từ đó đến nay, hai miền vẫn trong tình trạng chiến tranh về lý thuyết. Cũng từ đó đến nay, Triều Tiên bị Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây cấm vận nhiều lần với nhiều lý do khác nhau.
Ra khỏi chiến tranh, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên) bắt tay vào khôi phục kinh tế với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN. Phương tiện sản xuất tại Triều Tiên được quy thuộc sở hữu của nhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã, và hầu hết các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở và sản xuất lương thực được nhà nước tài trợ hoặc trợ cấp. Các thống kê cho thấy trong 10 năm sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Triều Tiên lên tới 25%/năm. Đó là mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới thời điểm đó và cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào vượt qua (trừ Liên Xô trong những năm 1930-1940). Trong 2 thập niên đầu sau chiến tranh (1954-1974), kinh tế Triều Tiên tăng trưởng với tốc độ cao, GDP đầu người năm 1976 thậm chí còn cao hơn so với Hàn Quốc.
Cuối thập kỷ 1960, toàn bộ nông thôn Triều Tiên đã có đường cấp điện đến từng hộ dân. Mạng lười đường sắt được điện khí hóa và diezel hóa. Đầu thập kỷ 1980, 70% diện tích đất canh tác của quốc gia này được tưới tiêu, 95% hoạt động gieo cấy và 70% hoạt động thu hoạch được cơ khí hóa. Năm 1984, lần đầu tiên tổng sản lượng lương thực của Triều Tiên đạt 10 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu một phần. Kinh tế công nghiệp của Triều Tiên thời điểm đó cũng phát triển với tốc độ rất cao. Ở thập kỷ 1960 - 1970, Triều Tiên đã từng cùng Nhật Bản được coi là hai nước công nghiệp lớn của châu Á, là một trong những quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất ở khu vực Đông Á.

Các nghệ sĩ Triều Tiên biểu diễn
Đến năm 1979, Triều Tiên được coi là một quốc gia đã hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa. Sự phát triển vượt bậc về kinh tế khiến GDP bình quân theo đầu người, tuổi thọ, tỉ lệ người biết chữ của Triều Tiên tăng lên nhanh chóng. Chế độ phúc lợi xã hội của Triều Tiên thời kỳ đó cũng khá cao. Năm 1979 cũng là năm Triều Tiên thực hiện trên toàn quốc chế độ giáo dục miễn phí và y tế công cộng miễn phí. Nhà nước cung cấp toàn bộ các đồ dùng cần thiết gồm áo khoác, áo lót, bít tất, găng tay và giày cho các đối tượng từ trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến sinh viên đại học. Việc phân bố nguồn của cải xã hội ở Triều Tiên khá đồng đều. Khách sạn Ryugyŏng, một tòa nhà cao 330m ở Bình Nhưỡng được dự định là khách sạn cao nhất thế giới khi đó bắt đầu khởi công năm 1987. Cũng trong năm ấy, hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng được khánh thành và là một trong 10 hệ thống tàu điện ngầm hiện đại của thế giới khi đó.
Sự tan rã của Liên Xô và khối XHCN Đông Âu những năm 1989-1991 đã ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế của Triều Tiên. Lợi dụng cơ hội này, Mỹ và phương Tây tiếp tục thắt chặt lệnh cấm vận và trừng phạt chống Triều Tiên. Trong những năm 1990, Triều Tiên bị thiếu hụt lương thực và liên tục vấp phải thiên tai lũ lụt gây khó khăn cho sản xuất nhưng tuyệt nhiên không hề có nạn đói như bộ máy tuyền truyền của Mỹ, phương Tây và Hàn Quốc phao đồn. Do sự phong tỏa và cấm vận về kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây, Triều Tiên bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế, không gian hợp tác chính trị quốc tế của Triều Tiên bị thu hẹp khiến cho kinh tế Triều Tiên bị đình trệ.
Tuy nhiên, cũng như Cuba, các chiêu bài cấm vận của Mỹ và phương Tây không thể bóp chết được Triều Tiên. Trong thập niên 2000, nền kinh tế Triều Tiên khởi sắc hơn. Nạn đói được đẩy lùi. Các cơ sở công nghiệp mới được xây dựng. Sản xuất nông nghiệp đã phục hồi. Theo Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), năm 2013, Triều Tiên đã sản xuất khoảng 5,93 triệu tấn lương thực và năm 2014 là 5,94 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Nguyên nhân vụ thu hoạch kỷ lục xuất phát từ đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo mới khi đề ra chủ trương thay đổi trong quản lý nông nghiệp từ năm 2012. Dù gặp khó khăn về kinh tế, Triều Tiên vẫn duy trì được nền khoa học ở trình độ cao và là một trong các quốc gia có học thức cao hàng đầu trên thế giới với một tỷ lệ dân số biết chữ lên đến trên 99%. Với chủ trương tự lực, tự cường, tự phát triển, Triều Tiên có rất nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự tương đương với các nước phát triển. Họ có thể tự chế tạo được nhiều sản phẩm công nghiệp cao cấp từ điện thoại di động, máy tính bảng cho tới máy bay không người lái, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa đạn đạo tầm xa, tên lửa mang vệ tinh lên vũ trụ... và đã thử thành công bom nguyên tử. Đặc biệt, tháng 12-2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa mang theo vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo quanh trái đất, trở thành một trong số ít các quốc gia làm chủ được công nghệ vũ trụ. Năm 2015, Triều Tiên bắt đầu tự sản xuất máy bay hạng nhẹ dựa theo thiết kế của chiếc An-2 của hãng Antonov và chiếc Cessna 172 Skyhawk của Mỹ. Một chỉ số đáng chú ý là dù GDP bình quân đầu người của Triều Tiên chỉ đạt 1.900 USD/người/năm nhưng tính theo PPP (sức mua tương đương) thì con số đó có thể lên đến trên 9.000 USD/người/năm. Triều Tiên cũng là nước có chỉ số HDI đạt loại khá, ước đạt 0,618 điểm (năm 2011)
Sau hơn nửa thế kỷ bị Mỹ và phương Tây cấm vận, Triều Tiên đã có những bước phát triển vượt bậc làm cả thế giới ngỡ ngàng. Một số du khách phương Tây sau khi tham quan Triều Tiên cho biết họ rất bất ngờ vì Triều Tiên mà họ thấy rất khác so với những cảnh quan cằn cỗi, người dân đói khổ, và quân đội kiểm soát ngặt nghèo được mô tả trên các phương tiện truyền thông của Mỹ và phương Tây. Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Quảng Ba cho biết: “Nếu chỉ đọc báo chí bên ngoài thì tưởng như Triều Tiên rất đói khổ, kiệt quệ. Song nhiều đoàn của Việt Nam và các nước khác sau khi thăm Triều Tiên về đều kinh ngạc: Không ngờ Triều Tiên lại phát triển đến như vậy... Về công nghệ cao, Triều Tiên có nhiều thành tựu mà ta phải ngưỡng mộ. Tiềm lực của người Triều Tiên chính là sức mạnh tinh thần và văn hóa, từ đó dẫn đến tiềm lực quốc gia của họ…
Đây là những hình ảnh nói lên một phần sự thật http://reds.vn/index.php/su-kien/3243-dien-mao-moi-cua-chdcnd-trieu-tien
Tương lai đất nước Triều Tiên sẽ ra sao khi bị Mỹ và đồng minh khép vào “trục ma quỷ”, “khủng bố” và sự quay lưng của các nước lớn như Nga, Trung khác nào dồn đất nước này đến chân tường mặc dù rõ ràng họ chưa hề “khủng bố” hay “tấn công” bất cứ đất nước nào khác ngoài “đe dọa” Hàn Quốc – đất nước mà họ cho là thuộc về dân tộc họ đang bị kẻ thù dân tộc thao túng.

Có vẻ như số phận của Triều Tiên gần giống như Cuba, nhưng bi đát hơn vì không có được một biểu tượng lãnh tụ như Phidel Castro có uy tín, ảnh hưởng chính trị được các quốc gia, dân tộc các nước thứ 3 ngưỡng vọng. Có thể một dân tộc Triều Tiên tự ti, lãnh đạo đất nước này “trẻ trâu”, truyền thông quá đáng sợ và Hàn Quốc quá mạnh và lại cùng dòng giống với Triều Tiên ,….càng khiến họ khép kín mình vào một vỏ bọc. 

Hôm nay cần nhắc lại tội ác lính đánh thuê Hàn Quốc trên đất Việt

Kính Chiếu Yêu


       Người dân Bình Hòa nhận sự giúp đỡ của đồng bào trong lễ tưởng niệm

Việt Nam và Hàn Quốc ngày nay đã bình thương hóa quan hệ và xóa bỏ hận thù để bắt tay làm ăn với nhau. Tuy nhiên, lịch sử vẫn cần được nhắc lại như một bài học không thể lãng quên.

Bấy lâu nay, chúng ta vẫn gọi lính Nam Hàn là đội quân đánh thuê cho Mỹ. Không phải vậy, quân đội của một quốc gia không thể nào là lính đánh thuê. Park Chung Hee gửi hơn 50.000 quân đến Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ. Quân đội "Đại Hàn" đến miền Nam Việt Nam với tư cách đồng minh của Mỹ, có bộ chỉ huy riêng, độc lập, không đặt dưới sự chỉ huy của ai. Chiến tích đánh đấm thì chẳng có gì nhưng thảm sát thường dân là nỗi xấu hổ và là tội ác man rợ của họ.

Cách đây 50 năm: Lính Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc càn quét thảm sát tại xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trong vụ thảm sát này, chúng đã giết hại 430 người, trong đó có 269 phụ nữ (có 12 phụ nữ bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 trẻ em, nhiều gia đình bị giết sạch không còn một ai.

Từ mờ sáng ngày 3-12-1966, lính Nam Triều Tiên từ đồi Châu Rê mở trận càn xuống xóm Tri Hòa. Khi đi qua cánh đồng gần nhà ông Đinh Trắp, phát hiện trong nhà có người trú ẩn nên đã nổ súng, ném lựu đạn và đâm lê vào buồng đất, giết hại 15 người dân đang trú ẩn tại đây.

Chiều 5-12-1966, lính Nam Triều Tiên sau khi dồn bắt tất cả nhân dân ở 2 xóm Tri Hòa và Long Bình gồm 37 người, chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em. Chúng tập trung người dân vào một địa điểm ở gò Đỗ, trong một hố bom lớn, rồi huy động tất cả các loại súng hiện đại của Mỹ bắn xối xả, hất xác toàn bộ người dân xuống hố bom.

Ngày 6-12-1966, lính Nam Triều Tiên tiếp tục mở cuộc càn quét toàn xã Bình Hòa, với cùng một cách như ở Tri Hòa, Long Bình, chúng đã giết hại 287 người dân lương thiện. Tất cả đều bị giết chết không còn nguyên vẹn.

Như vậy, chỉ trong 3 ngày, bọn lính đánh thuê đã gây ra vụ thảm sát tập thể thường dân vô tội hết sức dã man. Có tất cả 430 người đã chết.

Bình Hòa chỉ là một điển hình. Thảm sát Hà My (Quãng Nam), lữ đoàn lính "Rồng Xanh" Hàn Quốc đã bắn giết 135 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em; Thảm sát Bình An (Bình Định), từ ngày 23 đến 26/2/1966, khoảng 1.200 người dân thường của xã Bình An bị lính Nam Triều Tiên giết. Chỉ trong một giờ ngày 26/2, có 380 dân thường ở thôn Gò Dài đã bị giết, tất cả nạn nhân được chôn chung cùng một hố.

Quân Nam Triều Tiên tham gia vào chiến tranh Việt Nam vào năm 1965 (Chiến Tranh Cục Bộ) kéo dài đến tháng 3/1973 (sau hiệp định Paris). Quá trình tham chiến ngắn ngủi 8 năm của lực lượng "Đại Hàn Dân Quốc" đã gây ra trên 43 cuộc thảm sát đẩm máu vào dân thường Việt Nam trong đó có hơn 13 vụ thảm sát trên 100 người. Khắp các làng quê, mái tranh, vách đất miền Trung, nếu ai may mắn sống sót đều thuộc nằm lòng những cái tên "Mãnh Hổ", "Rồng Xanh", "Bạch Mã" và cái tên Tổng Thống "Park Chung Hee".

Hôm nay tại Bình Hòa, hàng trăm người dân, học sinh, gia đình nạn nhân và 9 nhân chứng của vụ thảm sát may mắn thoát khỏi những loạt đạn địch đã đến dự buổi lễ tưởng niệm. Một số người dân Hàn Quốc cũng đến dâng hương, quỳ lạy trước bia tưởng niệm những thường dân vô tội đã chết trong vụ thảm sát cách đây 50 năm.

Vết thương chiến tranh đã 50 năm, quá khứ đã khép lại nhưng lịch sử thì không thể nói khác được. Hậu duệ Việt - Hàn đừng bao giờ quên cái giá của chiến tranh.

2016/12/03

ĐỪNG XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN


         Trong khi cả nước đang hân hoan chào mừng kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2015), ngày biết bao thế hệ học sinh tri ân công lao dạy dỗ của thầy, cô thì vẫn còn ở đâu đó những kẻ tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ đạo đức Nhà giáo. Đáng buồn thay, không phải là một kẻ đầu đường xó chợ, một kẻ lưu manh côn đồ,… mà lại là một kẻ tri thức, một nhà báo “thực sự”. Kẻ mà tôi muốn nhắc đến đó là, Nguyễn Liên, người đã từng công tác tại Báo Đăk Lăk, đồng thời là một thợ ảnh chuyên nghiệp cũng đã có những hành động được coi là tởm lợm đến tận cùng của sự dối trá và mất dạy. Anh chôm được tấm hình quan chức Trung Quốc ôm gái nhà hàng và bình thêm một đoạn có nội dung lên án chuyện 21 nữ giáo viên ở Hà Tĩnh bị cử đi tiếp khách.
        Thực sự vẫn biết rằng với thời buổi công nghệ photoshop lên ngôi, thời buổi chị em tự tin khi tự sướng vì có camera 360,… thì việc cát ghép ảnh, hay chỉnh sửa ảnh là quá giản đơn và bình thường. Nhưng điều chúng ta muốn nói đến ở đây là mục đích của hành động này. Nếu hành động chỉnh sửa, hay chôm chỉa ảnh mà không vi phạm pháp luật Việt Nam, không trái với thuần phong mỹ tục của người Việt thì việc làm đó sẽ rất bình thường, không bị ngăn cấm. Nhưng lại có rất nhiều kẻ lợi dụng công nghệ này, để xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì không thể chấp nhận được.
        Nguyễn Liên đã xuyên tạc trắng trợn, đăng tải trên facebook cá nhân hình ảnh trộm được cùng với status với nội dung sau:“Người ta gọi đây là những tên tham quan, đây là hình ảnh một trong số 21 cô giáo được chủ tịch xã Hống Lĩnh và Phòng Giáo dục thị xã điều đi tiếp khách là quan chức Hà Tĩnh. Các bạn xem hình ảnh quan chức đang ấp cô giáo trong buổi tiếp khách mà trưởng phòng giáo dục thị xã gọi là “bình thường”…..”.
        Thật sự đây chỉ là một trò lừa rẻ tiền, chỉ có thể qua mặt được những người nhẹ dạ cả tin. Còn với những người cẩn thận một chút, thì Nguyễn Liên đừng mong vào rừng mơ mà bắt con tưởng bở nha. Tôi xin đưa 2 bức ảnh cho mọi người thấy:

       Ảnh trên FB Nguyễn Liên     
                           
Ảnh thực

        Tóm lại, một kẻ đi bôi nhọ đạo đức của những con người có công trong “sự nghiệp trồng người”, những con người mà khi nhắc đến tất cả chúng ta đều nghĩ ngay đến 2 từ cao quý. Kẻ đó lại đi bôi nhọ đúng vào ngày lễ kỷ niệm 20/11, ngày quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người thầy, người cô  thì thật sự không thể chấp nhận được. Tôi kêu gọi cộng đồng hãy chung tay ủng hộ “gạch đá” để trừng trị tên mất dạy này./.
                                                                Chim sẻ

TUYỆT THỰC CHIÊU TRÒ THẤT BẠI

Trong thời gian qua, vấn đề tuyệt thực của các nhà "dân chủ Việt" chắc hẳn không còn xa lạ với bạn đọc và khi nhắc đến tuyệt thực thì chắc hẳn mọi người liên tưởng đến những cái tên như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức,... Vậy tại sao các nhà "dân chủ Việt" lại tuyệt thực?
Đầu tiên xin khẳng định rằng, các nhà "dân chủ Việt" tiến hành tuyệt thực nhằm thu hút dư luận trong nước, sự chú ý các "dân chủ" khác hay chuẩn bị có đoàn nước ngoài đến thăm nước ta mà thôi. Mục đích của vấn đề này nhằm vu cáo chính quyền đối xử không tốt, đối xử bất công, họ bị bắt oan... hay muốn gây áp lực, đòi yêu sách với chính quyền mà thôi. Nhưng nếu họ tuyệt thực thật thì cho cam đằng này tuyệt thực mà lại còn béo hơn như Lê Quốc Quân (Quân béo) hay tuyệt thực không ăn cơm trại giam sau khi người thân tiếp tế đồ ăn và sau khi ăn hết đồ tiếp tế sẽ tiếp tục ăn cơm trại giam.
Đối với một người bình tuyệt thực hơn 15 ngày thì cơ thể chỉ còn da bọc xương và tính mạng luôn trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Vậy mà theo những bức ảnh phản ánh tình trạng "tuyệt thực" của những nhà "dân chủ" gần 1 tháng thì không thấy có dấu hiệu gì của tình trạng suy nhược cơ thể trầm trọng vì “tuyệt thực hơn một tháng”. Hơn thế nữa, tuyệt thực mà một số nhà "dân chủ Việt" vẫn không hề từ chối các suất ăn của trại giam và các thức ăn, đồ uống do gia đình và người thân gửi vào.

Các nhà "dân chủ" tiến hành "tuyệt thực" không khác gì Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù (kiên quyết không ăn khẩu phần ăn hằng ngày của phạm nhân, nhưng vẫn ăn những thứ gia đình tiếp tế như bánh kẹo, sữa...) hoặc như Trương Minh Tam "tuyệt thực" trong trại giam (chỉ bỏ ăn ngày thứ hai trong tuần, còn các ngày khác vẫn xơi căng rốn)... Chúng rủ nhau trước khi đi "tuyệt thực" cùng nhau ăn thật nhiều, thật no, ăn những thứ no lâu như trứng vịt lộn, xôi... để có sức chịu đựng đến tối về nhà lại ăn, sáng ngày 26-7 lại tiếp tục như vậy". Chưa kể "nhà dân chủ" Ánh Tuyết còn tự lộ tẩy mặt thật khi lên facebook rủ đồng bọn sau khi tuyệt thực thì tối 27-5... đi uống bia.
Đã đến lúc dừng chiêu bài cũ xì đó để các vị làm việc gì đó hữu ích hơn, đóng góp cho nhân dân hơn vì người dân mình biết rõ đâu là phải trái, đúng sai, đâu là những kẻ phá hoại, còn đâu là những người yêu nước chân chính. Vậy nên những nhà "dân chủ" hãy đừng có làm trò hề này cho thiên hạ xem nữa vì bản chất xấu xa đã bộc lộ rõ rồi./.

                                              Cowboy

NGƯỜI CHÂN CHÍNH NHẤT NĂM 2016-TRẦN HUỲNH DUY THỨC

ĐÌNH CHỈ NHÀ BÁO VIẾT FIDEL ĐỘC TÀI LÀ HỢP LÝ

Người dân thế giới thứ ba cần những “nhà độc tài” như Phidel Castro

Loa Phường


 Kết quả hình ảnh cho fidel
Fidel Castro
Chứng kiến 55 nước cử đoàn lãnh đạo cấp cao đến viếng lãnh tụ Phidel và trong đó nhiều nước giành nghi lễ quốc tang, chứng kiến người dân Cuba tiễn đưa Phidel, và… chứng kiến chính người dân Việt Nam xếp hàng dài trước ĐSQ Cuba đã đủ nói lên chân lý rằng, “nhà độc tài” Phidel Castro – kẻ thù của “thế giới tư bản”, kẻ thù 11 đời tổng thống Mỹ có vị trí ảnh hưởng như thế nào trong lòng người dân “thấp cổ bé họng” trên quả địa cầu này.

 Kết quả hình ảnh cho lễ viếng fidel
Người dân Cuba đến tiễn biệt Fidel
Ở thế giới tư bản phồn thịnh, tầng lớp lao động nghèo có thể không bao giờ chết đói vì được hưởng trợ cấp tối thiểu, nhưng những giá trị cuộc sống của họ, giá trị con người của họ đặt bên cạnh 1% tài phiệt, và cách biệt quá xa với giới thượng lưu, trung lưu xã hội ít ỏi sẽ thấy niềm tin, hạnh phúc thực sự của họ ra sao. Chính số dân này trở thành “mối đe dọa uy hiếp thường trực” với an ninh, tồn vong của chế độ tư bản và vì sao các nước tư bản phải duy trì hình thức trợ cấp đối với người nghèo nhằm giữ “ổn định xã hội” của họ.

Còn Cuba, một đất nước nghèo, sát nách nước Mỹ, bị bao vây cấm vận gần 60 năm qua, hãy nhìn vào chất lượng –giá trị cuộc sống của họ (xin trích tổng hợp tư liệu của fbker Tâm Minh Nguyễn):

“Tất cả trẻ em Cuba đều được giáo dục miễn phí ngay từ mẫu giáo lớn (5 tuổi) cho đến khi tốt nghiệp đại học hoặc học lên đến tiến sĩ. Trong suốt quá trình học tập ấy, học sinh, sinh viên không phải chi một xu cho tiền may đồng phục, tiền mua sắm sách vở, giấy bút và tùy theo từng trường còn được nuôi ăn một bữa hoặc cả ngày. Trẻ em Cuba từ khi đi học mẫu giáo đã được học 3 môn quan trọng. Đó là âm nhạc, khiêu vũ và bơi lặn. .... Không có một trẻ em Cuba nào bị thất học, dù đó là ở nơi “thâm sơn cùng cốc” trên hòn đảo tự do. Những thứ phúc lợi cho tương lai ấy, người Việt Nam có mơ cũng chưa thể mường tượng nổi.
Nền giáo dục của Cuba được xếp vào hàng tiên tiến nhất thế giới, ngang với Đan Mạch. Giáo dục tiểu học kéo dài 6 năm, giáo dục trung học được chia thành mức phổ thông cơ bản và dự bị đại học. Giáo dục đại học và sau đại học được tiến hành tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, viện sư phạm và các viện bách khoa. Bộ Giáo dục Cuba cũng điều hành chương trình Giáo dục từ xa, mở các lớp học buổi chiều và buổi tối tại các vùng nông thôn cho các lao động nông nghiệp không có điều kiện học tập theo chế độ tập trung. Nền giáo dục ấy mỗi năm đào tạo cho Cuba hơn 300.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 30% là sinh viên ngoại quốc. Trung bình năm Cuba đào tạo cho thế giới hơn 25.000 bác sĩ của 84 quốc gia khác nhau. Riêng năm 2006, có 1.800 sinh viên từ 47 nước đang phát triển đã tốt nghiệp và nhận bằng bác sĩ tại 21 trường đại học y của Cuba.
Chính phủ Cuba điều hành một mạng lưới y tế quốc gia và chịu trách nhiệm tất cả các nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tất cả người dân Cuba đều được khám, chữa bệnh miễn phí và được dùng những loại thuốc tốt nhất có thể. Cứ 1.000 người dân Cuba thì có 49 giường bệnh. (ở Mỹ là 33/1.000). Vào những bệnh viện ở Cuba, không có cảnh bệnh nhân chui từ gầm giường ra chào bác sĩ hoặc ba bốn bệnh nhân chung nhau một giường như ở Việt Nam. Việc một ông Ủy viên Trung ương Đảng nằm chung phòng điều trị với một người dân là chuyện bình thường, không có phân biệt đối xử. Còn những nhà ngoại giao nước ngoài làm việc ở Cuba và khách du lịch đến Cuba mới có bệnh viện riêng. Y tế Cuba đứng vào hàng đầu thế giới và họ đã chế ra được vaccin phòng chống bệnh ung thư, thuốc chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và nhiều loại biệt dược khác. Bà Margaret Chan, Giám đốc WHO đánh giá thành công của Cuba trong việc chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là một trong những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế toàn cầu, là chiến thắng y học rất vĩ đại của nhân loại trong cuộc chiến lâu dài với HIV/AIDS.
Ở “Quốc đảo tự do” này, cứ 130 người dân thì có một bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho họ. Toàn quốc Cuba có hơn 90.000 bác sĩ trên 11.239.363 dân. Một tỷ lệ bác sĩ/người dân cao nhất thế giới. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Cuba thấp nhất thế giới, ở mức 6,22/1000 em (Mỹ là 6,34/1000). CuBa cũng có lệ nhiễm HIV vào hạng thấp nhất thế giới, dưới 0,1% dân số (Ở Mỹ là 0,6%). Tất cả người dân, trẻ em Cuba đều được uống sữa tươi miễn phí. Nếu là trẻ em dưới 10 tuổi thì đều đều đặn mỗi ngày được uống nửa lít sữa. Nhà nào không có điều kiện ra cửa hàng nhận sữa thì có nhân viên phục vụ mang sữa đến tận nhà miền phí chuyên chở. Tuổi thọ bình quân của người dân Cuba được xếp vào tốp đầu thế giới: 75,11 năm đối với nam giới và 79,85 năm đối với nữ giới.
Chính phủ Cuba thường xuyên cử các đoàn y tế tới các khu vực có thiên tai, dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo (trong đó có Việt Nam) để hỗ trợ y tế cho người dân. Kể từ khi Cuba cử một nhóm bác sĩ đến giúp Chile khắc phục hậu quả của một trận động đất năm 1960 đến nay, nước này đã gửi hơn 135.000 lượt nhân viên y tế đến nhiều nơi trên thế giới trong các sứ mệnh nhân đạo. Hiện nay, có 25.000 bác sĩ Cuba đang làm nhiệm vụ nhân đạo tại 68 quốc gia trên thế giới. Khi cơn bão Katrina tàn phá cả Cuba lẫn miền Nam nước Mỹ, bất chấp chính sách thù địch của Mỹ đối với Cuba, lãnh tụ Fidel Castro vẫn cử 1.586 bác sĩ và nhân viên y tế Cuba sang giúp người dân Mỹ khắc phục hậu quả, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân Mỹ. Chính sách “Ngoại giao y tế nhân đạo” của nhà nước Cuba tạo ra lợi ích về chăm sóc sức khỏe và cải thiện quan hệ giữa các quốc gia là một trong những nền tảng chính sách đối ngoại của Cuba trong suốt hàng chục năm qua, mang lại những giá trị về nhân đạo và tạo lập hình ảnh quốc gia.
Thể thao Cuba cũng đứng trong tốp 15 trên thế giới, Cuba luôn đoạt nhiều huy chương nhất trong số các nước Mỹ La tinh tham gia Olympic mùa hè và nhiều lần nằm trong tốp 20 nước đoạt nhiều Huy chương vàng nhất trên thế giới. Tại Olimpic mùa hè 1976 ở Montrean (Canada), đoàn Cuba xếp thứ 8 với 6 Huy chương vàng (HCV), 4 Huy chương bạc (HCB), 3 Huy chương đồng (HCĐ). Tại Olympic mùa hè 1980 tổ chức tại Moskva (Liên Xô), đoàn Cuba xếp thứ 4 với 8 HCV, 7 HCB, 4 HCĐ. Tại Olympic mùa hè Barcelona năm 1992, Cuba giành 14 HCV, 6 HCB, 11 HCĐ, xếp thứ 5 (trên nước chủ nhà Tây Ban Nha đứng thứ 6). Thế vận hội mùa hè 1996 ở Atlanta (Mỹ), Đoàn thể thao Cuba xếp thứ 8 với 9 HCV, 8 HCB, 8 HCĐ. Tại Olympic mùa hè năm 2000 ở Sydney (Australia), đoàn Cuba xếp thứ 9 với 11 HCV, 11 HCB, 7 HCĐ. Tại Olympic Athens (Hy Lạp) năm 2004, đoàn Cuba xếp thứ 11 với 9 HCV, 7 HCB, 11 HCĐ. Tại Thế vận hội Rio de Janero 2016 ở Brasil, Cuba quay trở lại tốp 20 vị trí dẫn đầu với 5 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ. Trong khi đó, Việt Nam tham gia tới 15 kỳ Olympic mới đem về được 1 HCV và 3 HCB.
Sau khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ, Mỹ siết chặt hơn nữa các biện pháp cấm vận chống Cuba. Nhiều người dự đoán chỉ sau một năm, Cuba sẽ chạm tới điểm mốc của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, “Hòn đảo tự do” này là một lần nữa làm nên chuyện thần kỳ. Cuba đưa ra các biện pháp theo định hướng thị trường tự do có giới hạn nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nghiêm trọng thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, và dịch vụ xảy ra khi các khoản viện trợ của Liên Xô chấm dứt. Những biện pháp này gồm cho phép một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và chế tạo, hợp pháp hóa việc sử dụng đồng dollar Mỹ trong thương mại, bãi bỏ chế độ “đồng Peso kép” và khuyến khích du lịch. Năm 1996, lần đầu tiên, du lịch Cuba đã vượt qua ngành công nghiệp mía đường để trở thành ngành có nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Cuba làm cho nước này tăng gấp 4 lần thị phần du lịch của mình tại vùng Caribean trong hai thập niên liên tiếp, Với sự đầu tư to lớn của cả nhà nước và tư nhân vào hạ tầng du lịch, sự tăng trưởng của ngành này được dự đoán sẽ còn tiếp tục. Từ năm 2009, tỷ trọng các ngành kinh tế của Cuba thay đổi căn bản, trong đó nông nghiệp chiếm 4,3%, công nghiệp chiếm 21,6%, du lịch - dịch vụ chiếm 74%; làm cho cơ cấu lao động cũng thay đổi theo, trong đó nông nghiệp chiếm 20%, công nghiệp chiếm 19,4%, du lịch - dịch vụ chiếm 60,6%
Bất chấp thiệt hại do cấm vận, nền kinh tế Cuba vẫn phát triển ổn định. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người khá cao, đạt mức 19.950 USD USD/người/năm (theo sức mua tương đương - PPP) vào năm 2013, bằng 1/2 Nhật Bản và xếp hạng 59/185 quốc gia. Tổng GDP của Cuba năm 2012 đạt 172,3 tỷ USD (2013). Chỉ số phát triển con người (HDI) của Cuba ở mức cao, đạt 0,815 điểm vào năm 2013, xếp hạng 44 trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế của Cuba đều đặn mỗi năm tăng từ 4,7% đến 5,5% trong khi mỗi năm chỉ nhận được không quá 150 triệu USD viện trợ (chủ yếu là ODA). Nợ công của Cuba khoảng 19,44 tỷ USD, chỉ chiếm 11,28% GDP. Bội chi ngân sách mỗi năm không qua 1,2 tỷ USD/năm. Tỷ lệ lạm phát của Cuba cũng ở mức thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 1,5%/năm. Tỷ lệ người nghèo chỉ chiếm 1,3% dân số. Tỷ lệ thất nghiệp ở Cuba ở mức dưới 4%, chủ yếu là thất nghiệp bán phần”

Nhìn vào thang bảng giá trị, số liệu cho thấy, tại sao Phidel Castro lại là kẻ thù của thế giới tư bản do thế lực tài phiệt chi phối và tại sao ông lại trở thành lãnh tụ hiếm hoi thế kỷ 20 mà báo chí Mỹ phải thừa nhận có sức ảnh hưởng trong thế giới thứ ba đến thế. Ông là biểu tượng đối nghịch “giá trị” với thế giới “dân chủ, nhân quyền” ảo tưởng kia, là khao khát cháy bỏng của nhân dân các nước nhỏ, nhược tiểu luôn chịu sự “canh tranh khốc liệt” của các cường quốc như đàn sói đói trực chờ băm nát đất nước bé nhỏ của họ và nô dịch họ. Sự “độc tài” của ông khiến Cuba tồn tại hiên nganh trước mũi cường quốc số 1 thế giới trong sự ngưỡng mộ của toàn thể nhân loại đã cho thấy, thế giới thứ ba cần những “nhà độc tài” như ông đến cỡ nào.

Tiếc rằng, nhân loại thuộc các nước thứ 3 chỉ có một Phidel, vậy nên chỉ có một Cuba mà thôi. Vĩnh biệt ông và giá trị - lý tưởng đáng trân trọng. Lịch sử nhân loại sẽ đánh giá đúng đắn về ông, chắc chắn sẽ ở lăng kính khác với Tổng thống Obama. Nhưng câu nói lấp lửng, lập lờ của Obama cũng đủ khiến Tổng thống Mỹ này bị thế giới tư bản và các con chiên “dân chủ, nhân quyền” kết án là tội đồ. Thật hài cho nỗi khiếp sợ của họ trước cái chết của một “nhà độc tài” ở đất nước bé tí tẹo!

Lại là lý luận cùn của Tống Văn Công

Hoa đất

Tống Văn Công

Còn nhớ cách đây vài năm, Tống Văn Công với những bức xúc vì ĐCSVN "không chịu làm theo ý mình", chê bai "Đảng biến chất" đang làm hoài nghi dư luận về tính “cách mạng”, “góp ý” của vị Đảng viên nguyên là Tổng biên tập báo Lao Động này. Nguyên nhân được lý giải là do ảo tưởng của tư tưởng tự do báo chí phương Tây và hoạt động lôi kéo của các phần tử chống Cộng ở bên ngoài, Tống Văn Công bắt đầu thoái hóa tư tưởng, có các bài viết phủ nhận thành quả cách mạng. Nhiều luận điệu theo kiểu xế chiều của ông được các đối tượng chống Cộng xem là chỗ dựa để chống Đảng, Nhà nước. Không lâu sau, Tống Văn Công đã bị khai trừ khỏi Đảng vì vi phạm các quy định của Đảng viên, nhất là những điều đảng viên không được làm, kể cả phát ngôn và tuyên truyền các quan điểm sai trái. 

Là một cây bút kỳ cựu sa cơ trong buổi xế chiều, cứ ngỡ Tống Văn Công vui thú với tuổi già, ai ngờ ông lại xuất hiện đột ngột với nhiều phát ngôn gây sốc. Trả lời phỏng vấn BBC, Tống Văn Công vẫn cho rằng mình có quyền phán xét tất cả các vấn đề trong xã hội. Khi nói về hai điều 'hối tiếc và hãnh diện' trong nghề báo, hắn vẫn ngạo nghễ như chưa hề có cuộc chia ly với Đảng:

"Hối tiếc nhất điều gì" ư? Đó là tự nguyện làm công cụ của Đảng chứ không phải thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân. 

Còn hãnh diện? Từ này quá cao đối với tôi. Nhưng cũng xin trả lời thế này: Tôi đã cùng anh em báo Lao Động đưa tờ báo từ chỗ chỉ bán cho Công đoàn mua bằng tiền nhà nước, đến chỗ đưa ra bán ở các sạp báo cả nước với số lượng cao nhất so với các tờ báo trung lương hồi đó.

Chắc hẳn Tống Văn Công đến tuổi lú lẫn mất rồi. Báo chí ở Phương Tây hay ở Việt Nam đều mang tính giai cấp. Đấy là điều đã được lịch sử thừa nhận. Khi mang tính giai cấp nghĩa là nó phải phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Báo chí Việt Nam phải là phương tiện, công cụ của Đảng, Nhà nước nói chung, của từng nhân tố trong hệ thống chính trị Việt Nam nói riêng trong các hoạt động giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước. Theo các suy luận như Tống Văn Công phải chăng “tự do báo chí” thích phục vụ cho ai thì phục vụ hay sao?

Khi tham gia báo lao động với tư cách là một nhân viên quèn đến chức vụ Tổng biên tập đầy quyền lực, hắn thừa hiểu điều đấy. Nhưng sao Tống Văn Công lại phải chờ đến lúc xế chiều mới phát ngôn bừa bãi như vậy. Chắc hẳn rằng, khi lợi ích cá nhân của hắn bị đụng chạm hoặc bản lĩnh chính trị kém nên mới “đảo chiều” 180 độ. Đấy là chưa kể trước đây Tống Văn Công là một đảng viên, phải tuân thủ theo Điều lệ Đảng, công cụ của Đảng là điều dễ hiểu.

Ngoài ra hắn còn hãnh diện lên mặt vì có thành tích đưa báo lao động phát hành nhiều số, độc lập với ngân sách Nhà nước. Xin thưa rằng, trước đây trong thời kỳ bao cấp còn khó khăn, báo chỉ ở đây chả cấp phát. Sau đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao, không chỉ riêng báo Lao động mà hàng trăm tờ báo khác vẫn hoạt động bằng chính sản phẩm của mình, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Nói như Tống Văn Công khác nào hắn là người ban ơn, tiên phong cải cách cho báo chí Việt Nam.

Thật buồn cho những người bị khai trừ ra khỏi Đảng, lý luận vẫn cùn như ngày nào – Tống Văn Công.