2016/10/02

Vụ công an túm tóc kéo lê một phụ nữ: TỪ MỤ BẢO KÊ BIẾN THÀNH CÔ GÁI BÁN RONG

Cuteo@


Phải công nhận báo chí an nam tài tình. Chỉ vài động tác cắt cúp và kỹ thuật viết bài, họ có thể biến đúng thành sai và ngược lại, sai thành đúng. Thế mới thánh.

Lạ lùng, dạo này họ hay gọi những kẻ đầu đường xó chợ, du thủ du thực, những kẻ bất tuân luật pháp là "dân". 

Hôm qua, báo chí lộn gằm đã thành công khi biến một mụ đàn bà bất lương thành một người tử tế nhân hậu đáng thương, đồng thời cũng biến một anh cam sẵn lòng vì công việc và chăm lo thiện nguyện thành một kẻ xấu xa, tàn bạo, đáng bị lên án. Họ còn thành công hơn khi biến anh cam là người đại diện của chính quyền trong hành xử với "dân". Ôi quân khốn nạn tột cùng.

Kẻ được bọn khốn nâng bi kèn sáo là Thảo xì ke, hay còn gọi là Thảo sẹo, tức Hồ Thị Thu Thảo. 

Thảo xì ke là con nghiện lòi tù và, sống bằng nghề xin đểu, bảo kê, thu phế của những người bán hàng rong trên địa bàn hồ Con Rùa. Thảo cũng nổi danh lẫy lừng với vai trò chống lưng phò phạch, chăn dắt người già và con nít đi ăn xin và bán ma túy dạo. 

Thị là loại cặn bã rác rưởi, là nỗi kinh hoàng với người dân Sài Gòn và du khách khi đến nơi này.

Tờ Zing đã tiên phong đăng clip đã bị cắt cúp biên tập làm người đọc hiểu sai bản chất vụ việc mà chĩa súng vào dái công an. Đó là đòn trả thù hạ đẳng của kền kền vào công an khi đuối lý vụ vuốt má vêu mõm trên cầu Nhật Tân. Bằng động tác này, các phóng viên não mông đang tự biến mình thành những kẻ bảo kê cho cái ác. 

Nói cách khác, họ là quân báo chí lộn gằm.

Tôi đéo nói nhiều, dưới đây là full clip cho thấy bản chất vụ việc và cũng cho thấy Thảo xì ke cùng đồng đảng nguy hiểm như thế nào:

LƯƠNG TÂM BỊ ĐÁNH MẤT


         Mấy ngày nay dư luận xôn xao vụ đồng chí đứng đầu một tỉnh nọ có “người tình bí mật” hay nói theo cách dân dã là “bồ nhí”. Chuyện vẫn chưa đi đến hồi kết. Truy xuất nguồn gốc, hóa ra nó khởi nguồn từ một trang tin lề trái - vốn được xem là nồi lẩu thập cẩm đủ loại bát nháo và đa số là “tin vịt”.


           Có thể thấy thời gian gần đây những tin tức “sốt dẻo” nhằm mục đích câu like, gây sự chú ý để tạo “bão mạng” thì rất ít khi là tin về các ngôi “sao xẹt” kiểu như Tưng, Rơi nữa mà phải là những người “chức cao vọng trọng”. Có lẽ nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của đa phần các bạn đọc hiện nay nên một số blog, trang mạng xã hội mà phần nhiều là các trang mạng và blog của các tổ chức “rận chủ” đã đưa thông tin “sốt dẻo” kiểu này. Tuy nhiên những dẫn chứng, minh họa bằng cả hình ảnh mà các trang mạng, blog này đưa ra chỉ là những tin đồn chưa được kiểm chứng, xác thực.
Vậy đâu là sự thật đằng sau những tin đồn đó?
          Ở góc độ bài viết này, tác giả xin mạn phép không đi sâu vào phân tích đúng sai của những bài viết trên các trang blog, mạng xã hội của bọn “rận chủ” ấy mà đánh giá ở khía cạnh lương tâm của người cầm bút. Ông cha ta đã có câu rằng “lưỡi không xương trăm đường lắt léo” để nói về miệng lưỡi con người, về mặt tiêu cực của những lời nói làm tổn thương người khác. Thiết nghĩ rằng, khi viết về những tin như thế, người viết nên phải đứng ở góc độ của người được đưa tin mà đánh giá một cách khách quan. Giả dụ rằng những tin đó là “tin vịt” thì người viết hoặc một nhóm người viết kia chắc là phải đi tù cả lũ. 
       Nghe đâu đó rằng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để xác minh đúng sai của vụ việc và những người viết bài kia có lẽ đang im thin thít nghe ngóng động tĩnh. Sự việc đến đâu thì hồi sau sẽ rõ./.
                                     Lâm Tặc

2016/10/01

Vụ cảnh sát 'gạt tay trúng má phóng viên': Báo Tuổi trẻ và CAHN nói gì?


Lãnh đạo báo Tuổi trẻ cho rằng, phóng viên của họ bị “cản trở tác nghiệp” và việc ra quyết định xử phạt hành chính là thiếu căn cứ. Trong khi đó, cơ quan công an khẳng định phóng viên đã “xâm phạm hiện trường”.


Hình ảnh được Công an Hà Nội kết luận Công an Đông Anh “gạt tay”. Ảnh: MC
Xử phạt thiếu căn cứ?
Hôm qua (30/9), phát ngôn chính thức trên báo Tuổi trẻ, ông Lê Xuân Trung, Phó tổng biên tập báo này nói: “Chúng tôi đề nghị Công an TP Hà Nội xem xét lại quyết định xử phạt hành chính đối với nhà báo Quang Thế. Theo lời anh Quang Thế tường trình với chúng tôi, anh chỉ có lỗi để xe máy trên cầu Nhật Tân khi vội vàng tác nghiệp, chứ không bị những lỗi khác như quyết định xử phạt của Công an quận Tây Hồ”.
Ông Lê Xuân Trung cho biết thêm, những hình ảnh ghi lại vụ việc này cũng cho thấy các nhà báo đã bị ngăn cản ngay từ đầu nên họ không thể tác nghiệp, chưa thu thập được thông tin về vụ tài xế taxi tự tử. Hiện trường không được giới hạn rõ trong phạm vi nào nên không thể kết luận các nhà báo đã “vào khu vực cấm” và “cản trở hoạt động của tổ chức, cá nhân” như quyết định xử phạt quy kết.
Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ cũng cho rằng, cơ quan công an không có biên bản về các lỗi hành chính mà anh Quang Thế bị cho là vi phạm thì căn cứ trên cơ sở nào để xử phạt anh Thế rất nhiều lỗi như vậy?
Công an Hà Nội khẳng định  phóng viên “xâm phạm hiện trường”
Trong khi đó, phát ngôn trên báo An ninh Thủ đô, thượng tá Nguyễn Xuân Hùng - Đội trưởng Thanh tra pháp luật, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội - phân tích, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, lực lượng bảo vệ hiện trường có thể căng dây, nhưng trong trường hợp khẩn cấp chưa có dây để căng, những người làm nhiệm vụ có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất trong việc thông báo, yêu cầu những người không có nhiệm vụ không được xâm phạm hiện trường.
Theo ông Hùng, trong sự việc xảy ra ở cầu Nhật Tân sáng 23/9, Công an xã Vĩnh Ngọc, cán bộ công an Đồn Công an Bắc Thăng Long trong trang phục cảnh sát và chiến sỹ Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh đã hướng dẫn rõ và yêu cầu đối với người không có nhiệm vụ rời khỏi hiện trường. Trong trường hợp ấy, lực lượng thực thi nhiệm vụ chính là những “cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường.
Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng thông tin thêm về những yếu tố liên quan đến khái niệm “hiện trường”. Theo đó, căn cứ Điều 2, Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định danh mục bí mật Nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng CAND là bí mật thuộc độ Tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc danh mục bí mật Nhà nước. Bên cạnh đó, Điều 14, Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định, “người không có phận sự không được phép tiếp cận khu vực, địa điểm cấm và nơi cất giữ bí mật Nhà nước”.
Theo ông Hùng, anh Thế và một số người không được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng vẫn cố tình tìm cách vào hiện trường, bị lực lượng chức năng yêu cầu rời hiện trường, là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Cũng theo thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, đơn tố giác của phóng viên Quang Thế về việc bị hành hung gây thương tích trên cầu Nhật Tân đã được Công an xã Vĩnh Ngọc và Công an huyện Đông Anh tiếp nhận giải quyết kịp thời, đúng thủ tục, trình tự. CQĐT cũng đã đề nghị trưng cầu giám định để đánh giá ảnh hưởng thương tích, sức khỏe đối với anh Thế, nhưng anh Thế từ chối. Anh Thế cũng không có yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với người gây thương tích. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự, CQĐT xác định không đủ các yếu tố, chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Minh Đức (Báo Tiền phong điện tử)

Ông chú đảng viên và chuyện kê khai tài sản riêng


 Là đảng viên kỳ cựu, chú tôi luôn một lòng cống hiến cho Nhà nước, không tơ hào của công, chỉ chuyên tâm vào việc viết thơ, viết văn...


Chú tôi là đảng viên kỳ cựu. Cả đời ông cống hiến cho Nhà nước, không tơ hào của công. Thời trai trẻ, ông lọt vào mắt xanh con gái một vị tướng. Ông ở rể trong căn nhà vườn rộng thênh cho đến giờ khi đã gần 80 tuổi. Vậy là quá đủ với ông, một người chỉ chuyên tâm vào việc viết thơ, viết văn làm đẹp cho đời.
Đợt đảng viên phải kê khai tài sản, đất đai, trong khi nhiều người khai man đống tài sản, tiền nong kếch xù, ông hỏi tôi: "Vợ chồng chú mua mảnh đất mấy thước vuông ở nghĩa địa làng chờ để sau này làm mộ. Mảnh này mới đích thực là chính chủ, có phải khai là tài sản không nhỉ?".
Hỏi rồi không đợi tôi trả lời, ông cười ý vị: "Mình phải khai vì đó chính là tài sản của mình lúc sau già". Một đời không có lấy bất cứ tài sản quý giá chính chủ nào. Giờ ngấp nghé cõi cỏ hoang, mới được làm chủ mấy thước vuông đất. Nhưng tôi thấy ông vui và thanh thản vô cùng...

Ảnh minh họa (Ảnh: KT).
Tuổi già nhiều nỗi nông sâu. Người như ông quen sống thanh bạch, sớm tối nói chuyện ân nghĩa, không mảy may chuyện huy chương, huy hiệu, danh lợi... Mặc kệ xung quanh nhiều người cả đời gục mặt vào "đấu đá", mải mê quyền chức, cái gì cũng sợ, sợ trách nhiệm, sợ bị mang tiếng, sợ mất thanh danh, sợ bị tiếm quyền, sợ bị cấp dưới hạ bệ...
"Sinh lão bệnh tử", ai cũng sẽ đến lúc già. Ở quê ngày trước cứ năm mươi là đã được mừng thọ. Giờ tuổi thọ trung bình tăng lên, năm chục vẫn còn xoan, phong độ lắm. Người làm nhà nước đến tuổi sẽ về hưu. Ứng xử với giai đoạn này không phải dễ. Với nhiều cụ, ngần ấy năm ăn lương công bộc thế là hài lòng rồi; trong khi có cụ, sáu mươi đã nghỉ thì vẫn còn thòm thèm, hối tiếc... Người mặc cảm tự ti nghĩ mình vô dụng rồi, không còn đóng góp được gì nữa; người lại bất mãn cho là bị người đời cô lập, hắt hủi ra rìa.
Nhiều cụ không chuẩn bị tâm lý vững vàng nên khi về hưu bị hụt hẫng, nhất là các cụ đang có chức quyền, có nhiều bổng lộc, nhiều đệ tử, lính tráng "hầu hạ". "Thớt có tanh tao ruồi mới đậu/Ang không mật mỡ kiến bò chi". Với những người, thuở thanh xuân không bè bạn tâm giao nghĩa tình mà xử theo kiểu trả - vay, xin - cho sòng phẳng thì xế chiều thường không chịu nổi cảnh buồn tẻ của lẽ đời.
Ở một số nước phát triển, người ta gắn những tấm biển ghi rõ tuổi cây vào các thân cổ thụ. Đó là sự trân trọng các giá trị. Những hàng cây như những "người già" làm trong lành thành phố, giữ cho thành phố cốt cách xưa trong vóc dáng mới. Đời cây đời người. Cây càng cao bóng càng rộng; cây càng lâu năm càng nhiều thớ gỗ. Con người cũng vậy thôi. "Dụng nhân như dụng mộc", già nua đâu phải đã hết thời, các cụ vẫn còn sứ mệnh của mình, che bóng cả rợp xuống cuộc đời.
Nhưng ở cái thời người ta đốn hạ nhau như đốn cây rừng, thì các cụ sao đã hết nỗi niềm trắc ẩn, chưa tĩnh tâm được mà ngồi dưới gốc cây nghe gió vườn reo... Người già giờ vò võ cô đơn hơn trước. Hiện nay, xu hướng người già không muốn phụ thuộc con cái tích góp tiền tìm vào trung tâm dưỡng lão hưởng những ngày tháng cuối đời đang tăng lên. Giờ cũng có nhiều người già tự rủ nhau mua trước đất mộ, viết trước di chúc, thừa kế tài sản... cho xong cái nợ đời.
Các cụ giờ khuyên nhau nhiều điều rất chi ngậm ngùi, đại loại như "Dâu hiền rể thảo không bằng tiền lão lão xơi"; về già nên có ba thứ: "Có vợ để chăm, có quỹ để tiêu, có nhà để ở"... Cả một đời lo cho con cái, chả đứa nào quan tâm, cuối đời ốm bệnh mấy anh em cãi vã chia lịch chăm sóc, kèn cựa tính sổ công lãi để những mong chia phần thừa kế.
Lúc khỏe nào có được thưởng thức, thăm thú đó đây, lúc gặp tổ tiên rồi con cháu gửi xuống bao nhiêu là của ngon vật lạ, xe hơi, nhà cao cửa rộng, tiền vàng... Sống - nhà cửa cao ráo mà hiu quạnh, thác - mộ chí hoành tráng vẫn lại quạnh hiu.
Cái hữu hạn không chỉ nằm ở sức khỏe, bệnh tật, mà còn nằm trong thái độ của người trẻ đối với người lớn tuổi. Đã xuất hiện nhiều hơn sự băng hoại đạo đức trong một bộ phận những đứa con nghịch tử coi bố mẹ chẳng ra gì. Thật đau lòng những vụ giết, bạo hành, hắt hủi cha mẹ. Trên trang mạng xã hội facebook, dư luận rất phẫn nộ với nhiều trang cá nhân tung lên mạng những câu chửi thậm tệ nhằm vào chính bố mẹ mình...
Như một vòng quay, người già đến ngưỡng lại trở về như một đứa trẻ. Vậy thì người trẻ cần là những người bạn chia sẻ, cảm thông. Đứa cháu trong nhà nhìn cách hành xử của bố mẹ chúng với ông bà để rồi có hành vi tương tự.
Cùng ghi nhớ, tuổi trẻ là quá khứ của người già. Tuổi già là hình bóng mai này của tuổi trẻ. Đơn giản vậy thôi để mà căn chỉnh. Mọi sự càng nhẹ, lòng dạ càng thênh thang, tránh xa mọi phiền muộn. Sức khỏe, niềm vui ở đó chứ đâu!./.
Trần Nhật Minh (Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam)

CÁC BẠN BÁO BƠI HẾT VÀO ĐÂY: CĂN CỨ PHÁP LÝ VỤ TRẦN QUANG THẾ VÀ CSHS ĐÔNG ANH


Làm rõ những căn cứ pháp lý trong vụ việc liên quan đến phóng viên và chiến sỹ Công an trên cầu Nhật Tân

ANTD.VN - Ngày 29-9, sau khi CATP Hà Nội thông tin về kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc giữa phóng viên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh với chiến sỹ Đội CSHS, CAH Đông Anh, trên cầu Nhật Tân; một số cơ quan báo chí đã có bài viết đặt vấn đề về căn cứ pháp lý của những quyết định xử lý.

Để rộng đường dư luận, chiều 30-9, PV Báo An ninh Thủ đô đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật, Văn phòng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội:

Không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, đơn của anh Trần Quang Thế - PV Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, về việc bị hành hung gây thương tích trên cầu Nhật Tân, đã được Công an xã Vĩnh Ngọc và CQĐT CAH Đông Anh tiếp nhận giải quyết kịp thời, đúng thủ tục, trình tự tố tụng.

“Căn cứ kết quả xác minh tố giác tội phạm, CQĐT có đủ căn cứ xác định anh Thế không bị thương tích”, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, và thông tin, ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo, CQĐT đã tiến hành kiểm tra dấu vết thân thể, cùng căn cứ kết quả khám thương của bệnh viện Việt Đức, để đưa ra kết luận nêu trên. CQĐT cũng đã đề nghị trưng cầu giám định để đánh giá ảnh hưởng thương tích, sức khỏe đối với anh Thế, nhưng người liên quan đã từ chối.

Anh Thế cũng không có yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với người gây thương tích. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự, CQĐT xác định không hội đủ các yếu tố, chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Áp dụng chế tài đúng người, rõ vi phạm

Tái khẳng định có sự việc xô xát giữa anh Trần Quang Thế với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh trên cầu Nhật Tân, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nêu rõ, quá trình tiếp nhận, điều tra và xử lý sự việc, CQĐT đã thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Giám đốc CATP: hết sức khách quan, cá nhân nào sai đến đâu, xử lý nghiêm đến đó.

Cụ thể, CQĐT đã thu thập các tài liệu, chứng cứ, gồm: lời khai của anh Trần Quang Thế; hình ảnh, clip đăng tải trên một số phương tiện thông tin; lời khai của những người liên quan và các nhân chứng; cùng báo cáo của những người làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường…Từ đó xác định, chiến sỹ Cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng đã xảy ra xô xát bằng chân tay với anh Trần Quang Thế, nhưng chưa gây ra hậu quả, tác hại đối với sức khỏe của anh Thế.

Tuy nhiên, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng đã vi phạm Quy tắc ứng xử của sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên chức trong Công an nhân dân, ban hành theo Quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an. Căn cứ theo Thông tư số 16 ngày 8-4-2016 của Bộ Công an, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng bị xử lý theo Điều 12, với chế tài cao nhất là khiển trách. Hiện, CATP Hà Nội đã giao Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với CAH Đông Anh tổ chức kiểm điểm đối với đồng chí Ngô Quang Hưng, mức xử lý kỷ luật Khiển trách.

Về hành vi, trách nhiệm của đồng chí Nguyễn Văn Thuyên, Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh. Có thông tin cho rằng đồng chí Thuyên đã dùng tay gạt máy quay của một người tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên qua xác minh tại Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, CQĐT ghi nhận các phóng viên của báo Pháp luật Việt Nam trình bày, khi đi tác nghiệp không bị ai đánh hoặc làm hư hỏng máy quay. Do đó, chưa có cơ sở kết luận đồng chí Thuyên có hành vi hủy hoại tài sản, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đối chiếu với Quy tắc ứng xử trong Công an nhân dân, CATP Hà Nội đã yêu cầu đồng chí Thuyên kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm sau sự việc này.

Về hành vi của anh Trần Quang Thế; Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, căn cứ tài liệu điều tra, CQĐT có đủ cơ sở xác định trong quá trình ở hiện trường, anh Thế đã có những hành vi vi phạm hành chính, gồm:

Vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép (Vi phạm điểm đ, khoản 1 - Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình); chụp ảnh tại khu vực cấm (vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 - Nghị định 167/CP); có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ (vi phạm điểm b khoản 2, Điều 6, NĐ 167/CP); lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân (vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản); đỗ xe mô tô trên cầu (vi phạm điểm d, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt); không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông (vi phạm điểm C, Khoản 1, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP).

Căn cứ kết quả điều tra và theo Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định “Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính”, CQĐT đã chuyển hồ sơ đến CAQ Tây Hồ, đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, để ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, chế tài được áp dụng đối với anh Trần Quang Thế chỉ ở mức trung bình.

“Cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường

Thượng tá - Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật của Văn phòng Cơ quan CSĐT, CATP Hà Nội, đã dùng hình ảnh ấy, để nhìn nhận tính chất và phản ứng kịp thời của lực lượng chức năng, trong quá trình tổ chức và phục vụ công tác điều tra vụ việc có dấu hiệu trọng án trên cầu Nhật Tân, hôm 23-9.

Có ý kiến cho rằng, anh Trần Quang Thế tác nghiệp không phải ở khu vực bảo vệ hiện trường vụ án, vì khu vực đó không có biển báo, không được căng dây.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng phân tích, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, lực lượng bảo vệ hiện trường có thể căng dây; nhưng trong trường hợp khẩn cấp chưa có dây để căng, những người làm nhiệm vụ có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất trong việc thông báo, yêu cầu những người không có nhiệm vụ không được xâm phạm hiện trường.

Trong sự việc xảy ra ở cầu Nhật Tân sáng 23-9, Công an xã Vĩnh Ngọc, cán bộ công an Đồn Công an Bắc Thăng Long trong trang phục cảnh sát và chiến sỹ Đội Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh đã hướng dẫn rõ và yêu cầu đối với người không có nhiệm vụ rời khỏi hiện trường. Trong trường hợp ấy, lực lượng thực thi nhiệm vụ chính là những “cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường.

Với quan điểm, phân tích đó, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng thông tin thêm về những yếu tố liên quan đến khái niệm “hiện trường”.

Căn cứ Điều 2, Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về danh mục bí mật Nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng CAND là bí mật thuộc độ Tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

Bên cạnh đó, Điều 14, Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định, “người không có phận sự không được phép tiếp cận khu vực, địa điểm cấm và nơi cất giữ bí mật Nhà nước”.

Anh Trần Quang Thế và một số người không được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng vẫn cố tình tìm cách vào hiện trường; bị lực lượng chức năng yêu cầu rời hiện trường, là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc lắng nghe những ý kiến xung quanh sự việc xảy ra trên cầu Nhật Tân sáng 23-9, giữa PV Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh; ngày 27-9-2016, tại trụ sở CATP Hà Nội, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc CATP đã mời, chủ trì buổi đối thoại với đại diện Báo Tuổi trẻ và Hội Nhà báo Việt Nam.

Tại buổi đối thoại, phóng viên Trần Quang Thế đã bày tỏ hoàn toàn nhất trí với kết quả xác minh của Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội.

Được sự đồng ý của CATP, Báo ANTĐ chuyển tải đến bạn đọc Biên bản đối thoại:






Phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện sâu sắc tầm vóc, trí tuệ của Người - vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, của Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta. Dưới đây xin đề cập và làm rõ thêm một trong những phong cách tiêu biểu của Hồ Chủ tịch - phong cách quần chúng.

Bữa cơm thường nhật tại căn cứ cách mạng 
của Hồ Chủ tịch. (Ảnh: tư liệu)
Phong cách của một con người được biểu hiện sinh động trong cuộc sống thường nhật, công tác. Ở Hồ Chí Minh cũng vậy, chỉ có điều đó là phong cách của một vị lãnh tụ kính yêu của cách mạng và dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng đã có nhiều tư liệu nghiên cứu và bài viết về phong cách của Người, như: phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, phong cách quần chúng Hồ Chí Minh,... Đề cập về phong cách quần chúng của Người là việc vừa khó lại vừa dễ. Dễ vì phong cách quần chúng Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ ràng thông qua hình ảnh, cử chỉ, giọng nói của Người khi tiếp xúc với quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Nhưng, khó bởi lẽ nó hết sức phong phú, sinh động và không thể khái quát hết được nội hàm, có chăng chỉ đề cập được những nội dung tiêu biểu mang tính đặc trưng của phong cách quần chúng Hồ Chí Minh.
Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm Quốc khánh, mọi người dân Việt Nam lại bồi hồi nhớ về hình ảnh và giọng nói giản dị, gần gũi của Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đó thực sự là giờ phút thiêng liêng mãi mãi khắc ghi vào lịch sử và trong lòng người dân nước Việt. Đặc biệt, với những người trực tiếp tham dự sự kiện ngày 02-9-1945 thì càng không thể quên phong cách quần chúng của Bác khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ - “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”.
Câu nói giản dị ấy, thân thương ấy của vị lãnh tụ kính yêu truyền cảm xúc vô cùng lớn, làm lay động lòng người. Chúng ta biết, trong thời điểm Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khẳng định nước ta được độc lập, tự do, ở Quảng trường Ba Đình không chỉ có nhân dân Việt Nam, mà còn có cả khách nước ngoài; nhưng câu nói không nằm trong bản Tuyên ngôn lại hướng tới người dân Việt Nam, vì hai tiếng “đồng bào”. Người Việt Nam, ai cũng hiểu “đồng bào” có nghĩa là cùng một bọc trong truyền thuyết Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ - thủy tổ của các dân tộc Việt, và từ “đồng bào” được nhân dân ta sử dụng khi muốn thể hiện sự sẻ chia, đoàn kết, thống nhất cao trong hành động. Do vậy, sự quan tâm đến mọi người và phong cách quần chúng giản dị rất Việt Nam của Bác đã chạm đến hàng triệu trái tim đồng bào khi đó. Từ đây, Hồ Chủ tịch luôn luôn được các thế hệ người Việt gọi bằng Bác Hồ hoặc Cụ Hồ một cách thân thương, kính trọng. Buổi đầu tiên ra mắt trước quốc dân đồng bào của Bác, đã góp phần quan trọng để nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam; không quản ngại hy sinh, gian khổ, sẵn sàng đi theo cách mạng, xây dựng nên một nước Việt Nam độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Những ngày ở Việt Bắc, Hồ Chủ tịch tự chẻ củi, nấu ăn. (Ảnh: tư liệu)
Câu nói ngắn, nhưng hàm chứa trọn vẹn phong cách quần chúng đặc trưng của Hồ Chủ tịch. Trong quá trình hoạt động lãnh đạo cách mạng, Bác luôn chú trọng công tác vận động quần chúng và tự mình thực hiện, nhằm làm cho nhân dân trong nước cũng như kiều bào nước ngoài tích cực tham gia và ủng hộ cách mạng. Vì vậy, từ lời nói đến việc làm, phong cách sống, sinh hoạt của Bác không hề xa dân, trái lại luôn gần gũi, thân thiết với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là những người lao động. Bác ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân phải sống trong cảnh áp bức, lầm than; tình thương bao la của Bác được nhà thơ Tố Hữu thể hiện bằng những câu thơ đầy cảm xúc: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế/Ôm cả non sông mọi kiếp người”. Chính tình cảm cao thượng đó của Người tỏa ra một cách tự nhiên mỗi khi giao tiếp với nhân dân, nên mọi người có thể cảm nhận được và dễ dàng tin theo; cũng như sự gần gũi, giản dị, thấu hiểu nhân tình, thế thái của Bác đã làm cho mỗi người thấy Bác như mình, thân thiết với mình và có thể tự tìm thấy phần nào hình ảnh bản thân trong con người Bác, đúng như Chế Lan Viên đã viết: “Ôi giữa lòng ta, Bác đến tự hồi nào/Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc” và thậm chí “Ta nhận vào ta phẩm chất của Người”. Đó gọi là “sức hút” kỳ lạ, làm cho quần chúng đến với Người không chút e ngại, bình dị, tự nhiên. Nhà báo người Ôxtrâylia - Wilfred Burchett, từng nhiều lần phỏng vấn Hồ Chủ tịch đã nhận xét: "Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch có khả năng khiến người ta thấy nhẹ nhõm ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và trình bày những vấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng…”. Như vậy, phong cách quần chúng Hồ Chí Minh xuất phát từ tình cảm thực sự đối với nhân dân, nghĩa là: đau với cái đau của nhân dân, cùng lo toan, trăn trở, mưu cầu hạnh phúc với nhân dân và không bị nhiễm bệnh chủ quan, quan liêu, đại khái, hình thức,... Điều này, đã được chính Hồ Chủ tịch đúc kết, Người viết: “…muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư.”1, hoặc “Muốn dân chúng tin mình, phục mình, yêu mình, thì mình phải kính trọng, thương yêu dân chúng2 và phân tích rõ sự khéo léo khi tiếp xúc với nhân dân: “Khéo đây không phải là cái lối khéo bề ngoài, mà khéo có nghĩa là phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân3; đồng thời: “Tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, thì mọi người dân mới nghe4, không được “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích.”5.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã sử dụng rất nhiều ngôn ngữ, thể loại báo chí, văn học để truyền bá tư tưởng cách mạng và đấu tranh chống đế quốc, thực dân phong kiến. Tuy nhiên, tùy đối tượng, thể loại Bác đều có cách viết và nói phù hợp: đanh thép, lý luận thâm thúy, giản dị, phổ thông,... Khi viết, nói chuyện với quần chúng nhân dân, Bác luôn sử dụng từ ngữ thông dụng và lời nói mộc mạc, trung thực, gần gũi, dễ hiểu, đặt đúng nơi, đúng chỗ nên có sức thuyết phục cao, đi vào lòng người. Từ kinh nghiệm của bản thân, Bác đã nhiều lần truyền đạt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình vận động quần chúng. Bác căn dặn các đội viên tuyên truyền xung phong: “Chú ý đến cách phô diễn ý tưởng. Hết sức phổ thông. Cố vào sâu trong dân chúng. Lấy những thí dụ tầm thường trông thấy trước mắt mà nói. Tránh những danh từ khó hiểu. Làm sao cho được 50 người hiểu rõ còn hơn là được 500 người chỉ hiểu lờ mờ.”, “Phải biết nhẫn nại. Nói với người nghe một lần người ta không hiểu thì nói đến hai lần, ba lần... Về đức tính này, phải học theo những người đi truyền giáo.6, hoặc trong Thư gửi đồng chí Hoàng Hữu Nam, Thư gửi Đại hội báo giới,… Bác cũng góp ý rất nhiều về sử dụng tiếng ta và từ ngữ dễ hiểu, v.v.
Bác Hồ chơi bóng chuyền với các chiến sĩ bảo vệ. (Ảnh: tư liệu)
Như vậy, chỉ với một câu hỏi Hồ Chủ tịch quan tâm đến quần chúng nhân dân trong thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc, đã hiện ra cho chúng ta thấy phong cách quần chúng điển hình của Người. Mặc dù đã đi xa, nhưng mỗi dịp kỷ niệm các sự kiện liên quan đến Bác, chúng ta như thấy Người đang ở rất gần đâu đây, dẫn đường chỉ lối cho nhân dân Việt Nam vững bước tiến tới tương lai. Phong cách quần chúng đậm chất giản dị, gần gũi của Người vẫn rất mới trong giai đoạn hiện nay và còn nguyên giá trị đối với mai sau. Có thể dẫn ra đây nhiều câu nói có giá trị xuyên thời gian của Người. Ngay từ năm 1950, nói về bệnh quan liêu Bác đã nêu ngắn gọn, khái quát nhưng lại rất cụ thể, rõ ràng, đó là: “Nguyên nhân của nó vì xa cách quần chúng, không hiểu biết dân chúng, không học hỏi dân chúng...”, đến biểu hiện căn bệnh: “chỉ biết dùng mệnh lệnh. Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm dân chúng tự giác và tự động.”, “ Chỉ biết khai hội nghị, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích, kiểm tra.”, “Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình,…” và cách chữa: “ Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết. Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân...”.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang quán triệt và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ dẫn chứng tiêu biểu ở trên, chúng ta thấy để học tập, làm theo phong cách của Bác, trước hết cần phải học tập và làm theo phong cách quần chúng của Người. Đó cũng là hành động thiết thực nhất để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Đại tá NGUYỄN CÔNG TÂM (tạp chí Quốc phòng toàn dân)
_______________
1 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 52.
2 - Sđd, Tập 5, tr.394
3 - Sđd, Tập 7, tr.270
4 - Sđd , Tập 6, tr.279
5 - Sđd, Tập 5, tr126
6 - Sđd, Tập 4, tr. 72.

THÍCH KHÔNG TÁNH ĐÃ KẾT NỐI VỚI TRỊNH BÁ PHƯƠNG MỤC ĐÍCH GÌ?

Có lẽ cộng đồng mạng không còn xa lạ gì với hai cái tên Thích Không Tánh và Trịnh Bá Phương. Đây đều là những kẻ đang có nhiều hành động lợi dụng cái mác “tôn giáo” “dân oan” nhằm thực hiện những ý đồ đen tối theo sự chỉ đạo của các quan thầy hải ngoại. Cả hai nhân vật này trong thời gian qua đều là những kẻ cơ hội khi lợi dụng những sự việc nhạy cảm để đả kích, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
THÍCH KHÔNG TÁNH ĐÃ KẾT NỐI VỚI  TRỊNH BÁ PHƯƠNG MỤC ĐÍCH GÌ?
Câu chuyện về chùa Liên Trì bị cưỡng chế di dời đến địa điểm mới để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm tháng 9 vừa qua đã gây sự chú ý đặc biệt của đám rận chủ trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài thiếu thiện cảm với Việt Nam với những luận “Việt Nam đàn áp tôn giáo”. Trong khi quần chúng nhân dân thuộc diện di dời đều ủng hộ và đã hoàn tất việc bàn giao mặt bằng, trong đó có cả các cơ sở tôn giáo để đến địa điểm mới được chính quyền hỗ trợ xây dựng cơ sở rất khang trang. Còn Thích Không Tánh lại cố tình đi ngược lại với chủ trương đúng đắn đó, không chịu di dời, và sau nhiều lần chính quyền thuyết phục đã buộc phải dùng biện pháp cưỡng chế thì ông ta lại diễn một vở kịch để vu cáo chính quyền.
Cũng cần phải nói thêm là chùa Liên Trì cũng là một địa điểm mà đám dân chủ thường xuyên tụ tập để tiến hành các hoạt động phá hoại. Còn Thích Không Tánh không chỉ tạo điều kiện về mặt địa điểm cho các hoạt động phá hoại của đảm dân chủ mà ông ta còn trực tiếp có những hành động phá hoại chính sách tôn giáo như không tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là thành viên của cái gọi là “hội đồng liên tôn Việt Nam” – một ổ nhóm của các đối tượng đội lốt tôn giáo thường xuyên ra các bản tuyên bố nọ kia, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam một cách vô căn cứ.
Còn đối với Trịnh Bá Phương, một kẻ xuất thân trong một gia đình “dân oan”. Cái mác “dân oan” đã được cả gia đình Phương triệt để lợi dụng để gây mất an ninh trật tự và để nhận tiền “hỗ trợ” của đám dân chủ trong nước và hải ngoại. Trịnh Bá Phương cũng đã biết “vươn mình” để trở thành thủ lĩnh của cái gọi là “dân oan”  với những hành động gây rối ngày càng phức tạp và ngày càng mở rộng phạm vi nội dung hoạt động (ngoài vấn đề đòi đất dưới mác “dân oan” giờ Phương còn nhấn mạnh vào vấn đề dân chủ, nhân quyền). Cũng giống như Thích Không Tánh, mới đây, Trịnh Bá Phương cũng có một sự kiện liên quan được đám dân chủ cũng như các tổ chức, cá nhân thiếu thiện cảm với Việt Nam đặc biệt để tâm đến đó là phiên Tòa xét xử Cấn Thị Thêu – mẹ y về tội gây rối trật tự công cộng. Phải nói thêm đây là lần thứ hai mà mẹ Phương nhập khám với hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng với Phương giường như tấm gương của mẹ y khiến y hoạt động phá hoại ngày càng mạnh mẽ hơn và thể hiện sự láu cá hơn người. Trong khi mẹ thì đang trong trại giam, đang phải chịu hình thức xử lý nghiêm khắc về hành vi phạm tội của mình thì Phương ở ngoài thay chân mẹ dẫn dắt dân oan và ung dung ngồi hưởng tiền hỗ trợ vì “ủng hộ” mẹ y đi tù.
Cũng theo đám dân chủ đang hàng ngày về tận nhà Phương để ủng hộ, động viên sự thiệt thòi khi mẹ y đi tù thì lần này có cả Thích Không Tánh cũng lặn lội đường xa ra thăm và động viên gia đình y. Ngày 29/9/2016, trên trang cá nhân của mình, Phương rất vui mừng thông tin về việc Thích Không Tánh ra thăm gia đình y:
“Thật bất ngờ khi hôm nay tôi được thỏa lòng mong ước, một lần gặp và nắm tay Hoà Thượng Thích Không Tánh.
Thầy cùng đệ tử đã vượt đường xa đến nghé thăm nhà, Thầy động viên gia đình tôi và gửi tiếp tế cho mẹ Thêu 2 triệu đồng. Tôi và người em cũng động viên, mong Thầy giữ gìn sức khỏe sau biến cố chùa Liên Trì bị tàn phá bởi quan chức cộng sản. Trước lúc ra về Thầy đã gửi lời hỏi thăm đến tất cả bà con dân oan Dương Nội.”
Việc Thích Không Tánh và Trịnh Bá Phương – hai kẻ phá hoại có nhiều điểm chung gặp nhau đã đặt ra nhiều hoài nghi. Phải chăng việc Thích Không Tánh lặn lội đường xa ra gặp Trịnh Bá Phương là một sự ủng hộ cho những kẻ phá hoại? Hay chăng Thích Không Tánh đang tìm cách móc nối với thủ lĩnh của dân oan để tiếp tục hoạt động phá hoại?
Công Mẫn

TRÒ HỀ MANG TÊN “TỔ QUỐC LÂM NGUY CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?”

Ngày 25/9 vừa qua, Hội cựu tù nhân chính trị ở Bắc California đã tổ chức buổi thảo luận “Tổ quốc lâm nguy, chúng ta phải làm gì?” và ra mắt sách “Đế quốc mới Trung cộng”. Hoạt động này được tổ chức bởi những đối tượng lưu vong bên nước ngoài, vẫn nung nấu ý định phá hoại chế độ mà đất nước ta đang duy trì, phát triển.
Hội cựu tù nhân chính trị ở hải ngoại thực chất là lũ Ngụy quân chạy loạn sau chiến tránh, bám theo binh lính ngoại xâm nước ngoài chạy trốn sang Mỹ, Canada…Cho đến bây giờ, những đối tượng này vẫn luôn thực hiện nhiều hành động xấu không có lợi đất nước Việt Nam, vẫn là tay sai đắc lực cho các thế lực thù địch nhằm phá hoại đất nước ta như sau khi chiến tranh vừa kết thúc.
TRÒ HỀ MANG TÊN “TỔ QUỐC LÂM NGUY CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?”
Quang cảnh buổi hội thảo
Buổi hội thảo này chỉ là trò hề mà các nhà dân chủ, các đối tượng phản động lưu vong thực hiện nhằm bôi bác, đả kích đất nước ta. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người xem luôn là một rừng cờ vàng ba sọc, biểu tượng đặc trưng của một chế độ thối nát Ngụy quyền khi bán rẻ đất nước cho đế quốc Mỹ. Với bản chất bẩn thỉu như vậy thì mục đích của buổi hội thảo này cũng không tốt đẹp gì cho đất nước ta. Mặc dù không quay trở lại Việt Nam, không hề biết tin tức về Việt Nam những các đối tượng tham gia buổi thảo luận này vẫn khẳng định tình hình đất nước ta đang hỗn loạn và cần có nhiều hành động can thiệp vào đất nước ta hơn.
Đối tượng cầm đầu buổi hội thảo là Phạm Trần Anh với tư tưởng cực đoan chống chế độ xã hội chủ nghĩa. Kết thúc hội thảo, Phạm Trần Anh đã đưa ra nhiều thông tin sai trái về tình hình đất nước Việt Nam, qua đó hô hào Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi về tôn giáo (CPC), đòi khởi kiện, tống cổ công ty Formosa khỏi Việt Nam và kêu gọi đồng bào hải ngoại không gửi tiền về Việt Nam. Những luận điệu này đã quá quen thuộc với các nhà dân chủ trong nước, suy cho cũng thì các nhà dân chủ trong nước cũng làm theo sự chỉ đạo của bọn người lưu vong này thôi.
Hội cựu tù nhân chính trị lưu vong ở nước ngoài tập hợp những thành phần bất mãn với chế độ hoặc làm tay sai bán nước cho đế quốc, thực dân, luôn mang tư tưởng chống phá cực đoan. Một nhóm rất nhỏ người Việt sinh sống và làm việc ở hải ngoại là những thành phần bám theo chân binh lĩnh Mỹ Ngụy chạy trốn khỏi Việt Nam khi đất nước ta giành được độc lập. Bọn chúng luôn mang trong đầu tư tưởng hằn thù dân tộc, luôn nung nấu ý định trả thù, bất chấp hành động đó đi ngược lại với lợi ích của dân tộc Việt Nam.
Buổi hội thảo được tổ chức ở một nước trùm tư bản, được bảo kê cũng như tài trợ từ chính nước đó nên đám người ô hợp lưu vong này tự do xuyên tạc, bịa đặt mọi vấn đề liên quan đến Việt Nam. Phần đông kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài là rất tốt, luôn có tâm trí hướng về quê hương đất nước Việt Nam, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, lại xuất hiện một bộ phận nhỏ người Việt lưu vong mang trong mình tư tưởng ích kỷ, hẹp hòi, mang tư tưởng hận thù và luôn tìm mọi cách để phá hoại đất nước ta.
Công Lý

Nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về hiểu địch để đánh thắng địch


Trong tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn chú ý đến việc tìm hiểu địch, phân tích, đánh giá, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của chúng, từ đó nghiên cứu, tổ chức, xây dựng lực lượng và cách đánh của ta cho phù hợp để đánh thắng chúng. Chính vì biết đánh giá đúng kẻ thù, quyết đánh và quyết thắng, đồng thời biết đánh và biết thắng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề có tầm quan trọng quyết định đối với thắng lợi của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Những vấn đề đó bao gồm từ việc định ra đường lối chính trị, đường lối quân sự đến việc chỉ đạo chiến lược, điều khiển đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao… Đặc biệt, trong đấu tranh vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng có những quyết định kịp thời, sáng suốt, phù hợp với tình hình, kể cả về nghệ thuật quân sự (chiến lược và chiến dịch), về bố trí và sử dụng lực lượng, về tạo và nắm thời cơ trong những thời điểm quyết định… Nhờ đó, luôn tạo nên cục diện có lợi cho cách mạng, có cách đánh thông minh - thắng địch từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. 


Bác Hồ chỉ đạo Chiến dịch Biên giới 1950. Ảnh: Tư liệu

Đứng vững trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nắm vững khoa học đấu tranh cách mạng, khoa học chiến thắng kẻ thù trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc hiểu địch, hiểu ta, hiểu thời, hiểu thế, biết lợi dụng mâu thuẫn và phân hóa, cô lập kẻ thù là nhân tố không thể thiếu để chiến thắng. Kế thừa tư tưởng, quan điểm giữ nước của dân tộc, Người khái quát: Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng. Hiểu địch là phải hiểu cả điểm mạnh để hạn chế và điểm yếu của chúng để khoét sâu, tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho ta… Đó là một nội dung xuyên suốt tư tưởng quân sự của Người.

Thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng đã chứng minh điều đó. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng mới được thiết lập, quân đội mới được xây dựng với trang bị còn thô sơ, hạn chế về tài chính, nạn đói, nạn lụt xảy ra liên tiếp, nhân dân ta đứng trước những thử thách hiểm nghèo cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược. Ở phía Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng vin vào việc tước vũ khí quân Nhật, kéo vào nước ta, rải quân từ vĩ tuyến 16 trở ra, thực chất là có âm mưu xâm chiếm miền Bắc nước ta. Ở miền Nam, quân đội đế quốc Anh kéo đến. Chúng mượn tiếng tước vũ khí quân Nhật, kỳ thực là giúp quân Pháp chiếm lại nước ta. Trong khi đó, bè lũ phản cách mạng trong nước, bọn thân Mỹ, thân Tưởng, thân Pháp ra sức hoạt động chống phá cách mạng. Những khó khăn chồng chất cùng với nguy cơ xâm lược của kẻ thù đặt nước ta vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng ta và Chính phủ đã căn cứ vào âm mưu và hành động cụ thể của từng tên đế quốc để có đối sách thích hợp; đã chỉ rõ thực dân Pháp là kẻ thù chính của ta lúc này, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng và có sách lược mềm dẻo, hòa hoãn với các kẻ thù khác, nhằm tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

Do xác định đúng kẻ thù chính ngay từ đầu, nên khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn (ngày 23-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta đã thống nhất với quyết tâm kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ và kêu gọi nhân dân, huy động sức mạnh cả nước cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đối với quân Tưởng, chủ trương của ta là hòa hoãn, làm cho chúng rút quân càng nhanh càng tốt ra khỏi miền Bắc nước ta. Cái khó là ta vừa phải tranh thủ chúng, vừa phải chống lại âm mưu của chúng tiếp sức cho bọn tay sai hòng lập một chính quyền nếu không chống cộng thì ít nhất cũng không cộng sản. Trong tình huống gay go, cấp bách ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, chúng ta phải kiên quyết giữ vững chính quyền, nhưng phải mềm dẻo trong việc đối phó với quân Tưởng (1). Trong những lần tiếp xúc với các tướng lĩnh của Tưởng Giới Thạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nêu chủ trương, “Hoa - Việt thân thiện” và sẵn sàng hợp tác với quân Tưởng trong thời gian họ làm nhiệm vụ tiếp quản sự đầu hàng của quân Nhật. Bằng sự hiểu biết sâu sắc đối tượng và sức thuyết phục của một nhân cách lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảm hóa được chúng. Để tránh sự hiểu nhầm ở ngoài nước và trong nước có thể ảnh hưởng đến tiền đồ giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta cố gắng kiềm chế trước những hành vi cướp bóc, ức hiếp của quân Tưởng đối với dân ta; nhân nhượng mở rộng cho Việt quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội… Với sách lược đó, ta đã nhanh chóng đẩy được 20 vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước, nhằm tập trung lực lượng đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đứng trước những khó khăn, thách thức lớn trong giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ, đem quân đội Mỹ trực tiếp xâm lược nước ta, với tầm nhìn chiến lược, sự phân tích khách quan, khoa học cục diện, xu thế phát triển của tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân cả nước đoàn kết chiến đấu và khẳng định rõ ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, một triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng ngàn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng không thể lay chuyển được ý chí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng… Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (2). Dám đánh và quyết đánh, biết đánh và biết thắng… là biểu hiện thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đánh giá kẻ thù và niềm tin vào sức mạnh vô bờ của quần chúng cách mạng, vào truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của cả dân tộc.

Quyết tâm hy sinh chiến đấu của quân và dân ta mang tính lâu dài vì kẻ thù xâm lược là những tên đế quốc to. Đánh lâu dài trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một quá trình tiến công địch liên tục, “kiên quyết không ngừng thế tiến công”, chỉ có tiến công chứ không lùi. Đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng… đồng nghĩa với đánh lui địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, đi đến đánh bại hoàn toàn quân địch. Đây chính là quá trình lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù, phân hóa, cô lập chúng, đồng thời tăng cường và phát triển sức mạnh của cách mạng, của toàn dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân để đánh thắng địch. Với thiên tài quân sự đó, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài 30 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá đúng kẻ địch, dự đoán đúng tương lai, tạo ra những thời cơ lớn, đưa cách mạng tiến lên bằng những nhảy vọt về chiến lược, giành thắng lợi lớn trong những chiến dịch. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

Ngày nay, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới, chúng ta cần ra sức học tập, nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong đó có rất nhiều vấn đề mới đặt ra về hiểu địch để đánh thắng chúng trong mọi tình huống. Trước mắt, cần tăng cường công tác nắm vững, nghiên cứu và dự báo tình hình, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, tập trung đi sâu vào nghiên cứu chiến lược. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, không để bị bất ngờ. Chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, phá hoại của các thế lực phản động ngoài nước, không để chúng móc nối, cấu kết với lực lượng phản động trong nước tổ chức lực lượng chống đối. Đồng thời, chúng ta tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc, nâng cao tiềm lực quốc phòng. Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng. Tổ chức rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh - kinh tế - đối ngoại. Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa… tạo thế trận quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ở các địa bàn chiến lược./.
----------------
(1) Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, H. 1960, tr. 358(2) Hồ Chí Minh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, H.1970, tr. 282
Thiếu tướng, PGS, TS. Cao Thượng Lương (Tạp chí Cộng sản)