2016/09/05

Giám mục Nguyễn Thái Hợp và đàn "Linh cẩu" của ông ta đã bán mình cho đám quỷ Satan Việt Tân như thế nào?


Sinh thời, nhà văn, nhà thơ, nhà triết học thiên tài người Đức Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) đã viết vở kịch nổi tiếng “Faust”. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Faust, một học giả thông minh tài giỏi trong chế độ phong kiến, là một người luôn miệt mài nghiên cứu khoa học. Chỉ vì những ham muốn danh vọng, "muốn tìm tuyệt độ cao siêu, muốn dò tận cùng bí mật", lại muốn "chứa vào lòng mọi bi, hoan, thiện, ác của trần gian", Faust đã đánh cược với con quỷ Mephisto đội lốt một con chó đen và cuối cùng, Faust đã không chịu thua cuộc trước những cám dỗ của cuộc đời cũng như những cạm bẫy mà con quỷ Mephisto đã bày đặt ra. và cuối cùng Faust đã chiến thắng. Trước khi chết, Faust đã dự cảm được rồi đây "một nhân loại tự do sẽ sống trên mảnh đất tự do" mà họ đã khai phá. Trên nền của cốt truyện dân gian Đức về một con người bán linh hồn cho quỷ dữ để thỏa mát khát khao hiểu biết và các ước mơ, Goethe đã đưa vào Faust nội dung triết lý sâu sắc nhằm chống lại các tín điều tôn giáo. Ông cho rằng: “con người không phải là một sinh vật độc ác; con người có bản tính nhân đạo và luôn có nỗ lực vươn lên không ngừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, chinh phục mọi thế lực hắc ám trong xã hội, làm chủ vận mệnh của mình nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.” Tác phẩm đề cao con người, với lao động của họ, như một động lực để tồn tại và phát triển. Bằng cái nhìn nhân ái, Goethe thể hiện sự bao dung và lòng tin vào mỗi hành động của con người, dù có thể họ đã có những lầm lạc không tránh khỏi trong bước đường hoạt động, nhưng cuối cùng vẫn tìm được đường đi đúng đắn để vươn lên.

Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, trên mảnh đất miền Trung Việt Nam “mưa úng đất, nắng đỏ trời; mẹ già nước mắt ướt đầm chân chim” lại có những con người băng hoại và độc ác. Tuy khoác trên mình bộ áo tu hành, tặng vật thiêng liêng của Chúa ban cho nhưng họ đã cam tâm tự bán mình cho quỷ dữ Satan, lừa dối, lung lạc con chiên, đưa họ vào vòng lao lý chỉ để phục vụ cho mục tiêu cơ hội chính trị bẩn thỉu của họ. Trong những ngày gần đây, nhân sự có môi trường đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, ảnh hưởng đến nhiều vùng ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, một số linh mục có thái độ chống đối chính quyền dưới bàn tay điều khiển của Giám mục chánh tòa Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã kích động giáo dân biểu tình, gây bạo loạn chống chính quyền. Chúng mượn cớ Formosa có những sai phạm nghiêm trọng để từ đó, đưa ra những lời lẽ kích động chống lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, sự an nguy của đất nước. Con người ấy là ai ?
1- Vài nét về Nguyễn Thái Hợp.
Nguyễn Thái Hợp sinh ngày 02-02-1945 tại Giáo xứ Làng Anh (Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An). Ông ta là con út trong một gia đình Công giáo gồm 6 người con (3 trai và 3 gái), nhưng 4 người đã từ trần và người chị duy nhất hiện đang sống ở Mỹ. Sau cuộc cải cách ruộng đất và cái chết của thân phụ ông ta, ông ta theo gia đình di cư vào miền Nam Việt Nam năm 1954. Chế độ Ngô Đình Diệm coi ông ta và gia đình ông ta là “nạn nhân của Cộng sản Bắc Việt”, bị “đấu tố và bức hại” trong cải cách ruộng đất. Nguyễn Thái Hợp được các linh mục “Dòng Chúa cứu thế” để mắt đến và “chăm sóc” kỹ lưỡng. Ngày 15-8-1964, Nguyễn Thái Hợp được đưa vào học giáo lý Công giáo tại Tập viện dòng Đa Minh tại Vũng Tàu.Từ năm 1965 đến năm 1972, ông ta lần lượt tốt nghiệp các khoa triết học và thần học tại các Học viện dòng Đa Minh tại Vũng Tàu và Thủ Đức.

Vào cuối những năm ’60, đầu những năm ’70 của thế kỷ trước, Thiên chúa giáo La Mã có chủ trương “thích nghi thời đại” để hoạt động trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, con người dần đi theo chủ nghĩa hiện thực. Và thế là vừa tốt nghiệp trường dòng, từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Thái Hợp lại được “Nhà Chung” đưa đi học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông ta tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân Triết học Đông Phương. Ngày 8-8-1972, ông ta được thụ phong Linh mục tại Sài Gòn.

Từ năm 1972 đến năm 1978, ông ta tiếp tục theo học tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) và có được tấm bằng tiến sĩ Triết học phương Tây. Từ năm 1978 đến năm 1979, ông ta học khoa Kinh tế chính trị tại Đại học Genève, Thụy Sĩ. Từ năm 1981 đến năm 1986, ông ta giảng dạy tại Phân khoa Thần học thuộc Học viện Thần học Gioan XXIII tại thành phố Lima, thủ đô Peru. Từ năm 1984 đến năm 1991, ông ta được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Học vụ (như Trưởng phòng Giáo vụ) của Học viện này.

Từ năm 1989 đến năm 1994, ông ta kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas tại Lima, Péru. Trong thời gian này, ông ta còn tham gia giảng dạy và tham dự Hội nghị Thiên chúa giáo tại nhiều nước châu Mỹ Latinh như Brazil, Colombia, Costa Rica, Venezuela, Bolivia, Cộng hòa Dominicana... Năm 1994, ông ta được phong Tiến sĩ danh dự về Thần học luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời ở São Paulo, Brazil.

Năm 1995 ghi một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Thái Hợp. Từ Brazil, ông ta được đưa sang Mỹ qua ngả Canada để dự một khóa học ngắn hạn về “đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” và phương thức tiến hành “cách mạng sắc màu” do Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (National Endowment for Democracy- NED) và Quỹ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Quỹ này đảm nhận phần hoạt động hợp pháp bên ngoài của các chiến dịch bí mật của CIA. Bắt đầu từ đây, Nguyễn Thái Hợp được sử dụng như một con bài chính trị trong mưu toan thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam mà CIA thực hiện như một phần tiếp theo của kế hoạch hậu chiến sau khi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh thất bại và buộc phải chuyển đổi thành Việt Nam Canh tân cách mạng đảng (tức Việt Tân).

Tuy nhiên, CIA không vội đưa Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam. Để che giấu tung tích về thời gian 1 năm được huấn luyện tại Mỹ, trong 8 năm từ 1996 đến 2000, Nguyễn Thái Hợp được bố trí giảng dạy tại Phân khoa Xã hội học thuộc Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô, Roma, một phân khoa bổ trợ bình thường ít được chú ý như các phân khoa triết học và thần học.

Năm 2000, Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam nhưng không giữ chức sắc nào trong giới Thiên Chúa giáo Việt Nam. Ông ta giấu mình trong một vỏ bọc khi giữ chức Giám đốc học vụ của Trường dòng Đa Minh Việt Nam và là thành viên của Ủy ban Giáo lý đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Nguyễn Thái Hợp đã tham gia nhiều hoạt động xã hội nhằm gây lòng tin trong dư luận người dân theo Thiên chúa giáo. Ông ta thành lập và hướng đạo Nhóm Đức tin và Văn hóa, một tổ chức hoạt động bất hợp pháp. Ông ta cũng mở lớp “Thần học giáo dân” trái phép vào năm 2000. cả hai tổ chức này đều nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của Giáo hội Việt Nam, không được Nhà nước cấp phép. Ông ta cũng tổ chức Lễ Hội Giáng Sinh của các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; lập Phòng khám từ thiện Mai Khôi để chăm sóc và chữa trị những người có HIV/AIDS; thường xuyên tổ chức các chuyến khám bệnh cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao.

Từ năm 2006, ông ta là thành viên của Ủy ban Từ vựng Công giáo, chủ nhiệm Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình. Bề ngoài, câu lạc bộ này được thành lập để gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và học hỏi của những người Công giáo dấn thân phục vụ Giáo hội và xã hội Việt Nam hiện tại theo tinh thần Phúc Âm nhưng thực chất là nơi bàn bạc những biện pháp, thủ đoạn chống phá nhà nước, chống phá chế độ, gây rối trật tự xã hội.

Với chức vụ Giám đốc học vụ, Nguyễn Thái Hợp liên tục đi rao giảng tại Trung tâm Học vấn Đa Minh, Gò Vấp, Học viện Liên dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình, Học viện La San, Đại chủng viện Cái Răng, Đại chủng viện Sao Biển, Nha Trang, Đại chủng viện Vinh Thanh, Học viện Fransisco .v.v… Trong quá trình rao giảng, ông ta luôn che giấu thái độ chính trị và xuất thân của mình, thực hiện chiến lược “náu mình chờ thời”. Và cái Nguyễn Thái Hợp cho là thời cơ đã đến.

Ngày 13-5-2010, Nguyễn Thái Hợp được Giáo hoàng Benedictus XVI (tên thật là Joseph Aloisius Ratzinger) bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Vinh thuộc Giáo tỉnh Hà Nội thay cho Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên nghỉ hưu. Lễ tấn phong của ông ta được tổ chức linh đình ngày 23-7-2010 với hàng vạn người dân theo Thiên Chúa giáo tham dự. Từ ngày được bổ nhiệm, Nguyễn Thái Hợp nhanh chóng thăng tiến trong Giáo hội Công giáo Việt Nam nhờ sự “năng động” của mình. Tại Đại hội lần thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam họp tháng 10 năm 2010, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam do Nguyễn Thái Hợp đề xuất được thành lập. Ông ta được bầu làm chủ tịch của ủy ban này trong nhiệm kỳ đầu tiên 2010-2013 và được tái cử trong nhiệm kỳ 2013-2016. Cũng từ ngày được bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Vinh, “cái kim trong bọc” Nguyễn Thái Hợp bắt đầu lòi ra. Ngày mà Nguyễn Thái Hợp được thụ phong chức Giám mục cũng là ngày ông ta tăng cường những hoạt động chống phá quyết liệt đối với Nhà nước Việt Nam và chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam.
2- Giám mục Nguyễn Thái Hợp, kẻ phản quốc cầu vinh, bán Chúa cầu danh.
Sau khi trở về Việt Nam, ẩn giấu đằng sau những lời có cánh về tình yêu quê hương đất nước, về mong muốn làm cho quê hương đất nước phát triển là những vần thơ không thể chấp nhận được đối với một giám mục chủ chăn mà ý tứ của nó chẳng khác gì việc trước đó mấy năm, Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt “lấy làm nhục nhã khi cầm tấm hộ chiếu Việt Nam”. Nguyễn Thái Hợp viết những vần thơ tồi tệ nhất của một kẻ có tư tưởng phản quốc:
“Rứa là hết chiều ni em đi mãi.
Chỉ có điên mới quay trở lại Việt Nam.
Vinh cái chó gì cái kiếp mọi An Nam.
Đi đến đâu cũng bị rầy la xua đuổi.
Em mới hiểu thế nào là khổ tủi.
Càng dày thêm uất hận xứ VINA”
Đó mới là bản chất thật sự của một kẻ vong bản cầu vinh mặc dù ông ta thừa biết rằng “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Với những dòng thơ này, Nguyễn Thái Hợp đã tự hạ mình tới mức không bằng một con chó.

Trên thực tế, từ khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp về làm “chủ chăn” từ năm 2010 đến nay, Giáo phận Vinh đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật mang tính hệ thống. Điều đó đã ảnh hưởng đến cả giáo hội và chính quyền, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ mối đoàn kết lương - giáo. Đó là những vụ việc: Lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật ở Giáo xứ Ngọc Long, xã Công Thành - huyện Yên Thành; Giáo xứ Làng Rào, xã Nghi Hương – huyện Tân Kỳ; Giáo xứ Lập Thạch, xã Nghi Thạch – huyện Nghi Lộc, Giáo họ Yên Trạch, phường Thu Thủy (Thị xã Cửa Lò). Tổ chức hành lễ ngoài cơ sở thờ tự vi phạm Pháp lệnh Tôn giáo của Nhà nước Việt Nam ở xã Yên Khê – huyện Con Cuông; xã Nghĩa Xuân – huyện Quỳ Hợp; xã Châu Bình – huyện Quỳ Châu. Gây rối trật tự công cộng, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Yên Khê – huyện Con Cuông; Giáo xứ Mỹ Yên xã Nghi Phương (Nghi Lộc)…

Trong việc tách, lập xứ, họ đạo mặc dù mới trình xin đang được chính quyền các cấp xem xét giải quyết, hoặc chưa trình xin nhưng giáo hội đã tự ý thành lập các xứ, họ đạo. Không những thế, còn tổ chức các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, hoặc tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng giáo dân, xảy ra ở các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu...

Trước tình hình trên, ngày 17/9/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 5483/UBND-NC gửi đích danh Giám mục Nguyễn Thái Hợp thông báo về các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật trong thời gian qua, trong đó nêu rõ: Chỉ tính riêng trong khoảng 01 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 23 vụ vi phạm pháp luật và vụ việc liên quan đến giáo dân. Trong đó, hoạt động đòi lại đất, xây dựng công trình trái pháp luật (10 vụ); chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản (01 vụ); tụ tập đông người khiếu kiện, chặn xe (02 vụ)...

Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng đã tập trung giải quyết các sự việc theo đúng quy định của pháp luật, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của người dân; đã gặp gỡ, trao đổi với linh mục quản xứ, các chức việc đề nghị phối hợp với chính quyền trong giải quyết các vấn đề nêu trên nhằm ổn định tình hình. Thế nhưng, một số linh mục quản xứ đã tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền trong giải quyết vụ việc. Họ còn rao giảng những nội dung sai sự thật, làm cho giáo dân nhận thức sai về chủ trương, chính sách của nhà nước; kích động giáo dân gây rối, chống đối chính quyền... Do vậy, đến nay, nhiều vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí có những vụ việc mới phát sinh ngày càng phức tạp hơn.

Một trong các quyết định bổ nhiệm các chức vụ quản xứ của Nguyễn Thái Hợp gây nhiều tranh cãi trong Giáo phận Vinh..

Để củng có bộ máy tay chân, biến những xứ đạo vốn bình yên thành các điểm nóng, Nguyễn Thái Hợp đã tự ý điều động bổ nhiệm một số linh mục thân tín, có đầu óc chống cộng mà không thông qua Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giáo tỉnh Hà Nội như Juse Ngô Văn Hậu, Quản xứ Kỳ Tân, Tân Kỳ, Nghệ An; Juan Nguyễn Văn Niên, Quản xứ Tường Sơn, Anh Sơn, Nghệ An; G. B. Lê Bá Phượng, Quản xứ Thạch Tượng, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Linh mục Anton Đậu Thanh Minh vốn là người có tư tưởng ôn hòa tại giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh của bị Nguyễn Thái Hợp đổi đi làm quản xứ Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tình. Thay vào đó là linh mục Phero Trần Đình Lai, một người có tư tưởng cực đoan, chống đối chính quyền quyết liệt. Chưa hết, Nguyễn Thái Hợp còn vô cớ cách chức Giám đốc Đại chủng viện Vinh Thanh Nguyễn Khắc Bá chỉ vì ông này không đồng ý với quan điểm chống chính quyền của Nguyễn Thái Hợp. Chính những hành động vô lối này của Nguyễn Thái Hợp đã bị công dân theo Thiên chúa giáo ở Đông Yên phản đối quyết liệt. 156 hộ giáo dân Đông Yên đã ký vào đơn (Thỉnh nguyện thư) phản đối Giám mục Nguyễn Thái Hợp và tố cáo ông này ăn chặn tiền đóng góp của giáo dân. Một giáo dân có tên là Juse Khánh Bình đã nói với một giáo hữu: “Phero Quang Vinh, tôi hiểu tâm tư của anh. Không buồn sao được khi những con người tận tâm với Giáo hội lại bị những kẻ xấu bằng quyền lực của mình "xử lý". Với cách làm việc của Giám mục Hợp thì không thể có các linh mục “Chúa chọn”, mà chỉ có các linh mục "Hợp chọn". Họ không phục vụ cho Chúa trời mà chỉ là "quân cờ", là "tay sai" cho ông ta”. Trên thực tế, các “linh mục Hợp chọn” đã không còn là linh mục nữa mà trở thành đám “linh cẩu” bán mình cho quỷ Sa tăng.

Sau hơn 5 năm kể từ ngày về với Giáo phận Vinh, Nguyễn Thái Hợp đã "có công" biến Giáo phận Vinh từ một giáo phận vốn yên bình trở thành một giáo phận “nóng”, phức tạp với nhiều vụ việc vi phạm pháp luật; biến những giáo dân vốn hiền lành, chân quê thành những kẻ chỉ biết nổi loạn, gây rối, chống đối chính quyền.

Đó là lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật ở Giáo xứ Ngọc Long, xã Công Thành - huyện Yên Thành; cướp đất ở Giáo xứ Làng Rào, xã Nghi Hương - huyện Tân Kỳ; ngang nhiên lấn chiếm đất đai tại Giáo xứ Lập Thạch, xã Nghi Thạch - huyện Nghi Lộc, giáo họ Yên Trạch, phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò.

Đó là gây rối trật tự công cộng, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Yên Khê - huyện Con Cuông; bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản công dân ở giáo xứ Mỹ Yên xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc.

Đó là, kích động hàng trăm giáo dân ở giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh) gây rối, không chịu di rời trả lại mặt bằng cho tỉnh Hà Tĩnh thi công cảng Vũng Áng mặc dù đã nhận tiền đền bù. Trong vụ này, Nguyễn Thái Hợp đã giữ lại 20% số tiền đền bù (không biết nhằm mục đích gì) của các hộ dân xung quanh nhà thờ mà không chịu thanh toán.

Đó là, ngầm ủng hộ để linh mục Lê Công Lượng - quản xứ Giáo họ Yên Lạc thuộc Giáo xứ Xuân Kiều kích động hơn 500 giáo dân mang theo cuốc, xẻng, búa đến đập phá tường rào và cướp đất của Trường mầm non Nghi Kiều, Nghệ An.

Đó là, sinh ra một lứa linh mục mới thiếu trình độ, thiếu đức tin, hoạt động không đúng với vai trò và bổn phận của một giáo sỹ Công giáo, mang màu sắc chính trị tiêu cực, điên cuồng phục tùng Giám mục Hợp mà không biết đúng sai nhằm vụ lợi cá nhân hoặc phục vụ tiến thân. Thậm chí, có linh mục còn có quan hệ bất chính với phụ nữ, như chính ông Hợp giải thích cho giáo dân Đông Yên.

Và cuối cùng, đó là, sự lục đục, mất đoàn kết trong nội bộ hàng giáo sỹ (với khoảng 250 linh mục), cấp dưới không tôn trọng bề trên; là cách dùng người độc đoán, bè phái, làm suy yếu hoạt động điều hành giáo phận…

Thỉnh nguyện thư tố cáo Nguyễn Thái Hợp của Giáo dân Đông Yên (Nguồn: internet. 

Giuse Trần Đình Quý, một giáo dân Đông Yên đã viết một lá thư gửi Nguyễn Thái hợp, trong đó giải thích vì sao giáo dân cư xử "vô lễ" với giám mục: "Họ là con chiên mà dám bao vây, giật áo Đức Cha, gọi Đức Cha là thằng, lớn tiếng dạy bảo Ngài về luật của Giáo hội. Vậy Ngài đã làm gì để các con chiên của Ngài phải vô lễ với Ngài đến như vậy ?".

Có lẽ, một Giám mục chỉ quen với những hành vi chia rẽ tôn giáo, chống phá chính quyền, coi thường giáo dân như vậy là nguồn cơn phản kháng của những giáo dân lương thiện. Một khi chính các chủ chăn chà đạp lên luật pháp và đức tin, coi thường giáo lý, giáo luật cũng như bất chấp đạo lý để làm điều mờ ám thì cũng là lúc mà tiếng nói của công lý được cất lên.
3- Khi Giám mục chủ chăn bắt tay với tổ chức phản động Việt Tân.
Khi Thánh đường Thiên Chúa giáo trở thành nơi che chở cho tổ chức khủng bố Việt Tân (Nguồn: Interenet). 

Khi “cuộc khủng hoảng cá chết” nổ ra, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc từ Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi những công dân Việt Nam theo Thiên chúa giáo cần bình tĩnh trước vấn đề cá chết hàng loạt mà hành xử, không để dẫn đến những hành vi manh động, vi phạm pháp luật. Nhưng Nguyễn Thái Hợp đã bất chấp lời kêu gọi đó mà thảo ra một Thư chung đầy giọng điệu kích động, hằn học, chĩa mũi dùi công kích chính quyền nhà nước và trắng trợn kêu gọi người dân biểu tình, tuần hành. Hưởng ứng thư chung đó, các linh mục Định Hữu Thoại (Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội), Nguyễn Văn Toàn (Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội), Nguyễn Đình Thục (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã kích động người dân theo Thiên Chúa Giáo tuần hành.

Những phần tử Việt Tân tham gia gây rối trật tự xã hội ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Nguồn: internet. 

Trong vụ việc gây rối vừa qua ở Giáo sứ Cồn Sẻ, người ta đã nhận thấy sự có mặt của Mai Văn Tám là giáo dân xứ Cồn Sẻ, xã Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình, một phần tử Việt Tân thuộc nhóm “Con đường dân chủ” vừa được Việt Tân đưa đi đào tạo ở Thái Lan về. Những đoạn clip vụ cáo Công an đánh dân, chính quyền đàn áp giáo dân đều do tên này quay và tung lên mạng. Trợ thủ đắc lực cho Mai Văn Tám là một giáo dân ở Thanh Hóa có nickname là “Trung Ton” (tên thật là Nguyễn Trung Tôn) và đồ đệ của hắn là Nguyễn Văn Tráng, nguyên là cựu chiến sĩ nghĩa vụ, một sinh viên bị lôi cuốn vào trào lưu “Con đường Việt Nam”, thành viên của cái gọi là “Hội anh em dân chủ”, thành viên “Hội thánh Ngôi sao lạ” và tự phong là Mục sư Tin Lành; từng chịu án quản chế cùng với Nguyễn Văn Đài. Và đương nhiên là không thể thiếu gương mặt của Lê Nguyễn Hương Trà, (tức Blogger “Cô Gái Đồ Long”), từng bị Cơ quan An ninh Việt Nam bắt tạm giam để điều tra về việc viết blog bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống chính quyền.
Linh mục Phero Nguyễn Văn Khải dưới lá cờ “ba que”
Linh mục Hoàng Anh Ngợi, kẻ thực hiện vụ kích động giáo dân gây bạo loạn ở Cồn Sẻ (Quảng Bình) dưới sự điều khiển của Giám mục Nguyễn Thái Hợp.
"Linh cẩu” Fero Trần Đình Lai, kẻ luôn rao giảng những luận điệu chống phá chính quyền.
Linh mục Lê Công Lượng, tay sai trung thành của Nguyễn Thái Hợp.
Mai Văn Tám, thành viên tổ chức bất hợp pháp “Con đường Việt Nam”, một chi nhánh của Việt Tân ở Quảng Bình.
Nguyễn Trung Tôn, thành viên tổ chức bất hợp pháp “Con đường Việt Nam” ở Thanh Hóa nhận tài trợ từ một thành viên của tổ chức Việt Tân.
Nguyễn Văn Tráng, sinh viên Đại học Hồng Đức, thành viên tổ chức bất hợp pháp “Con đường Việt Nam” ở Thanh Hóa.
Lê Thị Hương Trà, tức blogger “Cô gái Đồ Long” (trái), theo lời chỉ bảo của Lê Công Định không bỏ lỡ cơ hội “tái xuất giang hồ” tại miền Trung.

Khi bị Cơ quan An ninh Việt Nam và quần chúng nhân dân vạch trần bộ mặt thật là những kẻ nhân danh “vì môi trường” để âm mưu tạo nên một cuộc “cách mạng cá” với những chiêu bài và mục tiêu tương tự như “cách mạng sắc màu” ở Đông Âu, Kavkaz, Bắc Phi, Ả Rập và một số nước khác, các phần tử Việt Tân thuộc các tổ chức ngoại vi như “Con đường Việt Nam”, “Hội Anh em dân chủ”, “The Voice”, “Hội Blogger Việt Nam”, “Hội Bầu bí tương thân”(có vẻ hội này là của chị em Việt Tân bị Nguyễn Tường Thụy làm cho mang bầu)… lũ lượt từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh kéo nhau về Vinh. Tại đây, chúng đã nhân được sự “che chở” và “hợp tác” của giám mục Nguyễn Thái Hợp để tiếp tục lừa bịp giáo dân, tổ chức các hoạt động chống đối, phá rối trật tự trên địa bàn ba tỉnh miền Trung. Những khoản tiền mà tổ chức Việt Tân ở hải ngoại do lừa bịp mà quyên góp được của bà con Việt Kiều nhẹ da, cả tin cũng với những khoản tài trợ của NED và USAID cùng với một số tổ chức của CIA trá hình đội lốt NGO đã được chuyển về miền Trung cho các thành viên cốt cán của Việt Tân, và qua những người này, một phần không nhỏ những khoản đó đã được chuyển đến tay Giám mục Nguyễn Thái Hợp cùng đồng bọn.

Khi mà các giám mục và linh mục này bắt tay với tổ chức khủng bố Việt Tân thì cũng chính từ khi đó, họ đã trở thành những tên Juda, những kẻ bán đứng Chúa rồi. Họ không xứng đàng là thành viên của Giáo hội Thiên Chúa Giáo nữa. Năm 2009, trong chuyến đi Ad Limina của các Giám mục Việt Nam, Giáo hoàng Benedict XVI đã có bài Huấn từ với Hội đồng Giám mục Việt Nam trong đó Ngài đã có thông điệp: “người Công giáo tốt đồng thời là người công dân tốt”. Điều ấy cũng có nghĩa là, cùng với việc làm tốt vai trò của một giáo dân, với niềm tin đối với Thiên Chúa thì mỗi người Công giáo còn phải thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước. Nghĩa là nghĩa vụ kính Chúa và luôn đi đôi với trách nhiệm yêu nước. Nguyễn Thái Hợp và các đồng đảng của ông ta như Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Lê Công Lượng, Hoàng Anh Ngợi, Trần Đình Lai… đã không còn kính Chúa nữa. Họ đã để cho thánh đường phụng thờ Đức Jesus, Đức mẹ Maria và Chúa trời biến thành nơi che chở cho bọn đạo tặc Việt Tân khủng bố, đã làm cho thánh đường bị vấy bẩn, bị làm cho ô uế. Vậy thì cái sự kính chúa mà Nguyễn Thái Hợp vẫn suốt ngày ra ra nói với giáo dân của mình chắc chắn không phải thật lòng mà chỉ là sự giả dối đến đê tiện, là cái vỏ bề ngoài che giấu dã tâm đen tối của ông ta và đồng bọn. Thế nên Nguyễn Thái Hợp đích thực là kẻ bán Chúa cầu danh. Nguyễn Thái Hợp và những đồng đảng của ông ta đều đã trở thành những kẻ bán Chúa, phản quốc. Thiết nghĩ phải đổi tên thánh cho Phao Lồ Nguyễn Thái Hợp là Juda Nguyễn Thái Hợp mới đúng
4- Có phải giám mục nào, linh mục nào cũng là phản động không?
Không như đám “linh cẩu” lợi dụng sự cố môi trường để chống phá chính quyền, gây bạo loạn, Linh mục Nguyễn Đức Vĩnh đã kêu gọi giáo dân trong xứ đạo của mình quyên góp ủng hộ giáo dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

Xin trả lời ngay là hoàn toàn không ! Một trong những giá trị mà bất cứ tôn giáo nào cũng có, chứ không riêng gì đạo Công giáo, đó là tình liên đới, sự sẽ chia trên tinh thần nhân ái, đồng loại. Để thực hiện điều này, các tôn giáo đã không thiếu gì cách, như cách mà Linh mục Nguyễn Đức Vĩnh và giáo dân xứ Ngọc Long (xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An chọn cách quyên góp tiền, vật phẩm (chủ yếu là thực phẩm) để đưa vào ủng hộ bà con ngư dân 2 giáo xứ Trung Nghĩa và Cửa Sót (Hà Tĩnh). Nghĩa là họ chọn cái phương cách mà xã hội, nhà chức trách khuyến khích các tôn giáo thực hiện: Tham gia công tác từ thiện và bác ái xã hội. Điều đó minh chứng rõ ràng về tình liên đới mà người đồng đạo hướng về nhau cùng với trách nhiệm xã hội của người tu hành. Điều đó cũng hoàn toàn khác xa với những hành động phá hoại của Nguyễn Thái Hợp, Trần Đình Lai (Đông Yên, Kỳ Anh), Hoàng Anh Ngợi (Cồn Sẻ, Quảng Trạch), Nguyễn Đình Thục (Hợp Thành, Yên Thành)… Có một vị chức sắc đạo Công giáo đã từng nói rằng: "Một tôn giáo đúng nghĩa là phải lấy lòng từ bi để đối diện, giải quyết các vấn đề của cuộc sống". Và thiết nghĩ, Linh mục Nguyễn Đức Vĩnh và giáo xứ Ngọc Long đã làm rất tốt cái triết lý ngỡ như ai cũng hiểu, ai cũng thuộc lòng ấy !

Thiên Chúa giáo cũng như các tôn giáo lớn khác như Phật giáo, Hồi giáo đều có xuất xứ tốt đẹp. Mục tiêu của các tôn giáo đó đều là cứu rỗi loài người, dù là sự cứu rỗi ấy chỉ có ý nghĩa tinh thần và duy tâm. Tôn giáo đích thực không đáng và không bao giờ bị lên án. Chính những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện những mưu đồ chính trị bẩn thỉu, chống phá Nhà nước, gây rồi trật tự xã hội, lừa bịp và đẩy giáo dân đối đầu với chính quyền mới là những kẻ đáng bị vạch mặt, bị lên án. Chính vì vậy mà những hoạt động đầy tội ác của Giám mục Nguyễn Thái Hợp và đồng đảng của ông ta ở Giáo phận Vinh đã không bao giờ nhận được sự ủng hộ của các tòa Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các giáo phận lớn khác ở trong cả nước.

Với âm mưu gây mất ổn định xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong những vụ việc tương tự sẽ có thể tiếp tục xảy ra, mỗi người dân cần nêu cao ý thức và cảnh giác trước âm mưu lợi dụng của các thế lực thù địch. Nếu không chính những người bị lợi dụng lại trở thành người vi phạm pháp luật để cho bè lũ phản động thực hiện âm mưu đen tối. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và sẽ nghiêm trị những thành phần xấu xa, những phần tử xúi dục, kích động, cầm đầu cuộc bạo loạn nhân danh bảo vệ môi trường, mượn nhà thờ, mượn Thiên Chúa giáo, núp bóng dưới bàn tay của Juda Nguyễn Thái Hợp. Và một lần nữa, âm mưu lợi dụng Thiên Chúa giáo, núp bóng nhà thờ để phá hoại, gây rối, gây bạo loạn của Việt Tân chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.

Nguồn: Tâm Minh Nguyễn

CHUYỆN BỎ ĐẢNG

Cuteo@

Nghe tin ông Cựu Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM bỏ Đảng, cánh dân chủ cuội hí hửng nhảy vào đưa lên phây, làm như chuyện động trời.

Ông Võ Văn Thôn 75 tuổi, nghỉ hưu đã 16 năm, bị tổ chức đảng kỉ luật ở mức nhẹ hều là khiển trách bởi đã tự ý tham gia ứng cử mà phớt lờ quy định của đảng, là tổ chức mà ông thề non hẹn biển khi làm đơn gia nhập. 

Ông Võ Văn Tạo, một người bị người dân phong là "Rận chủ" biết chuyện và vội vã đăng tin, đồng thời chua thêm câu: "Được biết, tình hình ông và gia đình đang bị an ninh gây sức ép rất căng. Bạn bè đến thăm đều bị theo dõi".

He he, ông Thôn bỏ đảng quan trọng vậy à?

Thật ra, ông Thôn bỏ đảng bằng cách nộp đơn đề nghị chi bộ nơi ông sinh hoạt xem xét là chuyện bình thường. Điều này cho thấy, dù không "tâm phục khẩu phục" với hình thức kỷ luật mà chi bộ đưa ra, nhưng ông vẫn có sự tôn trọng nhất định đối với tổ chức mà ông gắn bó 51 năm. 

Đối với đảng, hàng tháng có tới hàng trăm hàng ngàn đơn tình nguyện gia nhập, họ thỏa mãn các tiêu chí khắt khe nhưng cũng còn chờ được xem xét. Hàng tháng, cũng không ít kẻ bị tống cổ ra khỏi đảng vì mất dạy hoặc vi phạm các quy định của đảng. Tất nhiên, cũng có vài ba kẻ bất mãn vì không được nuông chiều mà giận dỗi rồi tuyên bố ra khỏi đảng. Đó là chuyện quá bình thường, đảng vẫn mạnh vẫn khát khao cống hiến, chả có gì to tát đến mức làm rùm beng trên mạng như cháy nhà.

Trước ông Thôn, có tới vài chục người "tai to mặt nhớn" cũng đã tuyên bố ra khỏi đảng và được giới "dân chủ cuội" hả hê hí hửng tuyên ngôn, rằng đảng đến ngày lụi tàn. Rốt cuộc, có chết ai đâu, đảng vẫn lớn mạnh và lại trở nên trong sạch hơn. 

Nhớ câu chuyện ông Cống rãnh nào đó bỏ đảng, lên mạng nhăng quậy post đơn kêu cứu rầm trời, kể công lao này nọ, cuối cùng bị dân mạng bóc phốt thành thằng nói phét. Những chuyện như thế cũng chả khác ông Chu Hảo, Nguyên Ngọc hay Quang A ăn tục nói phét đánh rắm rong bờ hồ. Tất cả cũng chỉ kiếm cơm vả vào mồm. 

Không hề ngoa khi nói, 100 thằng bỏ đảng là 100 thằng đui què mẻ sứt, hết hạn sử dụng hoặc thi thoảng có đứa biết chắc sẽ đứt thực quản do vi phạm điều lệ đảng nên nhanh chân chuồn chuồn làm thượng sách.

Riêng Nguyễn Đình Cống, Võ Văn Tạo, Đặng Xương Hùng hay thậm chí là Lê Hiếu Đằng cũng chỉ là loại sống dựa vào hơi đảng mà hưởng lộc, nay hết nạc, khó gặm xương thì bê quay kiếm chác khác bằng hành vi lưu manh tráo trở, phản trắc. Những loại này biến được khỏi đảng thì càng nhanh càng tốt. Với ông Thôn, tôi không nghĩ ông thuộc dạng này.

Khôi hài trò bỏ phiếu cho ứng viên giải thưởng nhân quyền Hà Lan


Người ta thường nghe đến chuyên bỏ phiếu để trao giải cho bài hát có nhiều người thích, cô hoa hậu khả ái, ca sỹ được nhiều người ái mộ…chứ bỏ phiếu để xét chọn ứng cử viên cho giải thưởng nhân quyền quốc tế chỉ với vài dòng giới thiệu ngắn gọn từ hàng chục ứng viên nhiều quốc gia khác nhau từ một chính phủ phương Tây thì xem ra đúng là trò hề. Bởi dù là bỏ phiếu để xét ngôi hoa hậu, xét giải ca sỹ, Ban tổ chức có tính chuyên nghiệp cũng cần cân đối giữa hội đồng chuyên môn và sự ủng hộ của khán giả, chứ đừng nói đến thẩm định một lĩnh vực, một tài năng, một gương mặt cống hiến cho xã hội từ các quốc gia khác nhau, ngôn ngữ khác nhau lại hoàn toàn phụ thuộc vào …lượng phiếu bầu bằng hình thức quá ư dễ dãi: chỉ cần một thư điện tử cho một lựa chọn (vote)!

Với hình thức thẩm định mang tính chuyên môn sâu này này thường cần đến Ban tổ chức với các chuyên gia tương ứng lựa chọn, bình xét giải. Nhưng với cách tổ chức trao giải của Ban tổ chức Giải thưởng nhân quyền Tulip của Chính phủ Hà Lan lại khiến người chứng kiến thấy khôi hài và bá láp. Thực tế những gì diễn ra xung quanh việc “vote for Tulip Award 2016” này đã phản ánh sự thiếu quan tâm hay nói các khác, sự coi rẻ của cộng đồng mạng dành cho nó.




Sau 7/10 ngày bỏ phiếu với 10 ứng viên đại diện nhiều nước khác nhau lọt vào vòng bỏ phiếu này, lượng người tham gia vote nay mới đạt hơn 22 ngàn thư điện tử (email) – có lẽ chưa bằng lượng like cho một comment của một ca sỹ hay một clip ba xu! Trong khi đó, bất cứ ứng viên hoặc các fan của ứng viên nào trước giải thưởng có giá trị lớn về kinh tế như vậy (100 ngàn Euros) cũng đều muốn hô hào vận động cộng đồng bỏ phiếu cho mình.

Nhìn vào danh sách ứng viên, có thể nói trừ một vài gương mặt cá nhân, thì phần lớn là tổ chức với dòng ngắn ngủi về thành tích cống hiến cho bảo vệ nhân quyền trên một lĩnh vực/một tầng lớp/một giới ở quốc gia, phần lớn họ hoạt động hợp pháp ở các quốc gia có xung đột, chiến tranh, nội chiến nguy hiểm, thực hiện việc bảo vệ quyền nhóm người trong tình trạng nguy hiểm, nên họ xứng đáng được vinh danh. Ấy nhưng một số ứng cử viên có số phiếu tệ hại, thê thảm!

Xem giới thiệu về 10 ứng viên http://www.humanrightstulip.nl/candidates-and-voting

Việt Nam có một ứng viên là ông Nguyễn Quang A, được giới thiệu như người có sáng kiến/phát động phong trào ứng cử vào Quốc hội – nơi mà ông ta thấy vấn đề phi dân chủ giữa nội dung trong Hiến pháp và thực tế. Đọc những dòng giới thiệu này đủ hiểu, người đề cử ông Nguyễn Quang A không hiểu gì về chính trị/nhân quyền Việt Nam. Bởi vấn đề tự ứng cử, bất cứ kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND nào cũng có sự kêu gọi và tham gia của thành phần “đấu tranh dân chủ” như ông Nguyễn Quang A với phân tích, xuyên tạc chế độ bầu cử Việt nam y như nhau. Năm 2016 vừa qua, ông Quang A thành công hơn các nhân vật trước đó ở chỗ, ông kêu gọi được nhiều người ứng cử từ thành phần “đấu tranh dân chủ” hơn mà thôi. Cách thức/động cơ phát động ứng cử của ông Quang A không xuất phát từ mục đích “đấu tranh dân chủ” mà xuất phát từ hằn học, đáp trả lại câu nói của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng ở Việt Nam đã có “dân chủ đến thế là cùng”! Thực tế ông ta đã thất bại và cả “phong trào dân chủ ứng cử” ấy do ông ta cổ súy thất bại thảm hại như mọi lần trước đây khi bị chính dân chúng lật tẩy những chiêu trò/thủ đoạn vận động ủng hộ bất lương, tư cách đạo đức thấp kém, nhận thức chính trị cực đoan, …mà tiêu biểu nhiều scandal nhất lại rơi vào chính ông Nguyễn Quang A. Ông Nguyễn Quang A bị chính họ hàng ruột thịt, hàng xóm sát vách lên án tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và phải lôi kéo đồng bọn đến phá rối, tẩy chay hội nghị, xúc phạm, khủng bố cử tri của mình để vớt vát danh dự bản thân.
Thêm nữa, việc các ứng viên tự do ứng cử vào cơ quan quyền lực này là rất lớn ở Việt Nam và năm nào cũng có ứng viên tự do đắc cử, nhiều người có uy tín, ảnh hưởng xã hội thực sự, là bằng chứng hiển nhiên cho thấy, luận điệu vu cáo về “phi dân chủ” trong bầu cử trái ngược với thực tế khi chính các Đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và truyền thông luôn ủng hộ càng nhiều ứng viên ngoài Đảng càng tốt cũng như tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng/thu hút ứng viên thuộc diện này!

Tuy nhiên, ngay từ khi ông Nguyễn Quang A lọt vào danh sách bỏ phiếu này thì các hot facebooker, các trang tin “đấu tranh dân chủ” nổ ra cuộc vận động rầm rộ chưa từng có kêu gọi người bỏ phiếu cho ông ta. Chẳng hạn, ông Nguyễn Thanh Trang, Chủ tịch Mạng lưới nhân quyền Việt Nam ở Mỹ gửi đến hàng trăm nhóm yahoogroup (mỗi nhóm có hàng chục ngàn email) hướng dẫn cách thức bỏ phiếu cho ông Nguyễn Quang A với quảng bá rằng đây là giải thưởng “có tầm vóc quốc tế”, có khả năng “bảo hiểm thêm cho sự an toàn cho anh A khi hoạt động nhân quyền trong một thể chế độc tài


Các facebooker thuộc “CLB ngàn like” như  Đoan Trang, Hoàng Dũng, Nguyễn Anh Tuấn… hay các trang fanpage, website như “Nhật ký yê nước”, “Dân Làm báo”, “Bauxite Việt Nam”, … với đông thành viên là “nhà đấu tranh dân chủ” đều đồng loạt đăng tải giới thiệu về giải thưởng này kèm lời ca tụng ông A với nhấn mạnh “Trị giá về tiền của giải là 100.000 euro, giúp người thắng giải có điều kiện để mở rộng hoạt động vì quyền con người” đều khiến các fan của họ nhất loạt tranh nhau vote cho ông Nguyễn Quang A với hy vọng “đại gia dân chủ” này sẽ sử dụng số tiền thưởng đầu tư cho “phong trào dân chủ” chứ không “tư túi” như blogger Mẹ Nấm Gấu từng đạt giải 50.000 Euros giải Người bảo vệ nhân quyền của Thụy Điển!

Vậy nên dễ hiểu với hàng ngàn “Việt kiều yêu nước” trên khắp thế giới cùng hàng trăm ngàn facebooker, blogger “đấu tranh dân chủ” trong nước, ông Nguyễn Quang A dễ dàng dẫn ngôi đầu trong đợt bỏ phiếu này, vượt xa cả người đẹp Nighat Dad, từng được tạp chí Time bình chọn là Thủ lĩnh lãnh đạo trẻ tiêu biểu năm 2015 của thế giới!
Tuy nhiên, với mức phiếu được vote hiện nay mới hơn 22 ngàn thư điện tử, một hình thức dễ dàng có thể gian lận lượng email vì một cá nhân có thể lập hàng chục/hàng trăm email khác nhau thì có thể thấy, giải thưởng này rất “rẻ tiền”, nó dễ dàng cho một cuộc đấu đá nếu như cộng đồng facebook Việt Nam giữa phe “đấu tranh dân chủ” với  phe “yêu nước” chiến với nhau. Nên rõ ràng, là mới chỉ có phe “dân chủ” đang vận động và được quá ít facebooker/blogger hưởng ứng. Nếu mà Ban tổ chức có tiết mục bỏ phiếu “không ủng hộ” thì chắc chắn ông Nguyễn Quang A sẽ nhân được số phiếu “không ủng hộ” áp đảo. Một số facebooker cho rằng, có thể cố gắng tìm hiểu và bỏ phiếu cho một ứng viên “tử tế” hơn trong danh sách 10 ứng viên đề cử đó nhằm loại bỏ ông Nguyễn Quang A. Có lẽ vì vậy mà lượng phiếu ủng hộ cô gái xinh đẹp như Nighat Dad tăng vọt mấy ngày nay!

Xem ra thế giới chẳng quan tâm gì đến cái giải thưởng bá láp này nhưng ở xứ sở chuộng ngoại, sính tây, nổ truyền thông bịp trên mạng như ở Việt Nam, những người quan tâm đến chính trị cũng buộc phải làm những việc chẳng ra gì chỉ vì không thể chấp nhận kẻ như ông Nguyễn Quang A sẽ được truyền thông BBC, VOA, RFA, RFI hay  Dân làm báo, Nhật ký yêu nước, Nguyễn Lân Thắng, Lê CÔng Định… ca tụng về thứ “thành công rực rỡ” của “phong trào dân chủ Việt Nam” chỉ vi ông Nguyễn Quang A đã giành giải khôi nguyên của Tulip 2016!

Xin phổ biến một trong các cách “tẩy chay” ông Nguyễn Quang A là bỏ phiếu cho  nighat-dad hoặc el-nadim-centre hoặc pierre-claver-mbonimpa…bằng cách thức như sau:

Bước 1: Bấm vào vote cho một trong các ứng viên khác (mỗi email chỉ được bỏ phiếu cho một người)
….


Bước 2: Điền thư điện tử của mình vào mục “E-mail address* ” và điền số trên màn hình vào mục “Captcha code”


Bước 3: Quay lại (đăng nhập vào) email của mình để khẳng định lại phiếu đã bầu bằng cách ấn vào chữ “confirm vote”


Chúng ta hãy chịu khó tham gia vào trò hề này không phải vì ủng hộ nó. Mục đích chính vì không muốn chứng kiến đám zận chủ đắc thắng, có thêm một cái cớ để bôi nhọ chính quyền Việt Nam hiện nay là “độc tài khét tiếng”, “đàn áp dân chủ, nhân quyền khủng khiếp” đến mức một cá nhân như ông Nguyễn Quang A được “cả thế giới tôn vinh” hay “đây là thắng lợi vĩ đại của phong trào dân chủ Việt Nam”, “cả thế giới ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam”, “phong trào dân chủ Việt Nam sẽ giành thắng lợi, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thất bại thảm hại khi thế giới ủng hộ”….

Võ Khánh Linh 

KHÔNG CÓ CHUYỆN ÁO SÔN CHƯA MẶC MỘT LẦN

Em Sôn ở Tây Nguyên tự tử, nguyên nhân mù mờ do các báo ăn ốc nói mò là do không có áo mới đến trường, nhưng sau khi điều tra kĩ thì không phải thế. Nhiều thuyết âm miu được đưa ra, nhưng chưa thấy ai đề cập đến khả năng em là nạn nhân của bạo lực học đường dẫn đến trầm cảm. Bạo lực học đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử của học sinh, khoảng hơn 2000 trường hợp mỗi năm và nạn nhân có xu hướng tự tử cao hơn tới 9 lần so với những học sinh khác, cao hơn cả nguyên nhân áp lực trong học tập.

Theo quan điểm của cụ Mác râu thì bạo lực là tất iếu khi mọi thương thuyết đều không đi đến kết quả, bạo lực học đường không ngoại lệ.

Chưa có giải pháp nào hĩu hiệu cho nạn bạo lực học đường, kể cả ở các nước phát triển. Ví như một ngôi trường có 9999 học sinh ngoan, thì chỉ cần có 1 đứa nghịch phá và có tư duy thủ lĩnh, sẽ lôi kéo được lực lượng rất nhanh. Những đứa to xác, phát triển thể chất sớm nếu bắt nạt bạn bè thường hiếm khi nặng tay, đây là hành vi lạm dụng sức mạnh đơn thuần, bọn này khá dễ bảo, nếu phát hiện sớm trước khi chúng biến trò đánh bạn thành thú vui và có phương pháp thích hợp thì không đáng ngại.

Những trò bạo lực nguy hiểm, ngu và ác thường là từ các băng nhóm, đa phần là bọn chân cò tay rện, Phú từng điểm qua hồ sơ của 100 đứa học sinh anh chị cộm cán nhất ở các trường trung học, tất cả (100%) đều gày nhom, bé, lùn nhưng cực lì, đánh nhau rất máu, kể cả bọn to xác hay giỏi võ cũng khá ngán bọn này.

Nữ sinh thì phức tạp hơn, khoa học mà nói nếu bọn con gái chơi thành nhóm nhỏ 3-5 đứa, tách biệt với bọn con gái khác trong lớp, thì sẽ hay đánh bạn hơn. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đó là quan sát, tìm cách gắn kết cả lớp lại, đừng để em nào bị tách ra khỏi tập thể. Nếu 1 đứa bị tách ra, nó sẽ là nạn nhân bị bạo hành. Nếu vài đứa tách ra, chơi với nhau, chúng sẽ biến thành thủ phạm bạo hành.

Học sinh khi bị các băng nhóm học sinh khác đánh hay trấn lột thì ít để lại thương tổn tâm lý hơn, chúng quan niệm rằng mình không phải nạn nhân duy nhất, và hiểu rằng hành vi của bọn kia là xấu xa, chỉ là may mắn nên bọn đấy chưa bị bắt hay đuổi học.

Vấn đề nằm ở những trò bắt nạt nhằm vào một số em học sinh cụ thể, diễn ra lâu dài, công khai, không nhằm mục đích gì cả, không trấn lột tiền, không ép làm việc xấu, nó không nghiêm trọng để giáo viên hay các học sinh khác can thiệp, thậm chí còn coi như trò giải trí, mua vui miễn phí. Sự thờ ơ trở thành đồng loã. Có thể chỉ là bị giật tóc (nếu là nữ), bị búng tai nhè nhẹ (nếu là nam) hoặc đập kính mắt, vứt cặp sách xuống sân, hay đơn giản là quây xung quanh hò hét, hỏi cung, doạ dẫm.. vv, những trò này không quá đau về thể xác, nhưng do diễn ra lâu dài, kiểu như đặc biệt ngứa mắt với 1 số người nhất định, đến mức cứ gặp là cả lũ xông vào kiếm chuyện, trò này đặc biệt gây huỷ hoại tâm lý kinh khủng, khiến trẻ tự ti, méo mó nhân cách, mất niềm tin vào mọi người xung quanh, sợ đến trường và nguy hiểm hơn, khi có cơ hội chính nạn nhân sẽ lại biến thành kẻ bắt nạt. Một dạng tâm lý trả thù đời thường thấy ở kẻ iếu bị dồn nén.

Và đừng quên gần như tất cả các vụ đánh nhau nghiêm trọng, xé áo lột quần cạo đầu bôi vôi đều là vì lí do tình cảm. Con nhỏ có người iêu sớm chưa hẳn đã đáng lo, vì ít ra còn biết là nó iêu đứa nào, hoàn cảnh ra sao, chỉ cần gặp gỡ cả 2 đứa nói chuyện nghiêm túc, thì nguy cơ con gái cưng bị xé áo hoặc đi xé áo đứa khác, sẽ giảm đáng kể. Vừa an toàn vừa tránh những rủi ro về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, chính ra người Mông rất khôn, bọn nhỏ nhỏ cho iêu nhau sớm luôn đi đỡ phải lo ngay ngáy như ôm quả bom nổ chậm.

Theo dõi (trong bí mật) con cái trên facebook cũng là một í tưởng hay, không hiếm những sự vụ là do vạ miệng trên mạng xã hội.

Tâm lý trẻ mới lớn rất phức tạp, nhưng theo quy luật. Dường như tất cả những ai chưa từng va vấp kiếm sống, chưa lo cơm áo gạo tiền bon chen lừa lọc, đều có nếp tư duy rất giống nhau.

Hiểu bọn trẻ không khó, thật ra tôi thấy ngạc nhiên khi ngay cả các phụ huynh trẻ cũng không nắm được tâm lý con em mình, các bạn cũng đã từng trải qua tuổi đấy chưa lâu lắm, hồi đó các bạn suy nghĩ thế nào thì giờ chúng cũng suy nghĩ như vậy. Còn nếu ngu đến mức không nhớ nổi thời học sinh mình suy nghĩ thế nào, thì tốt nhất đừng lập gia đình phá hoại nguồn gene vốn đã không tốt lắm của nước ta.

Clip ngắn về vấn đề bạo lực học đường của học sinh trường Ams - ngôi trường sản sinh ra non nửa số facebooker nghìn lai trên toàn cõi mạng, khá hay và bổ ích.

https://www.youtube.com/watch?v=Mb9c9Gti_CU&sns=em

Và đừng quên gia đình vẫn là quan trọng nhất trong việc định hình nhân cách của trẻ em, khi gia đình không còn là tổ ấm cho chúng trở về nữa, thì chúng sẽ buộc phải đi tìm những chỗ ấm hơn, và rất có thể sẽ trở thành một trong 2 phe của các trò bạo lực, phe bắt nạt hoặc nạn nhân, đều nguy hiểm như nhau.

Ảnh minh hoạ gia đình không nghèo lắm của nạn nhân bác bỏ giả thuyết của bọn lều báo, hoàn toàn không có chuyện "áo Sôn chưa mặc một lần"

2016/09/04

Vì sao 20 năm mới công bố ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969, nhưng do trùng ngày Quốc khánh nên Bộ Chính trị lúc bấy giờ thông báo là ngày 3/9. Hai mươi năm sau, toàn văn di chúc và ngày mất của Bác mới được công bố.


Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, di chúc của Bác đã được công bố. Song do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nên có một số điều chưa được công bố.

Dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất và chuẩn bị 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VI thấy trách nhiệm phải thông báo về ngày mất và di chúc của Người. Thông tin được công bố trong thông báo của Bộ Chính trị số 151 ngày 19/8/1989.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi trong sự tiếc thương của cả dân tộc. Ảnh tư liệu.
Di chúc công bố được chỉnh sửa
Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự tay đánh máy bản di chúc gồm 3 trang, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và góc trái có chữ ký người chứng kiến là Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng lúc bấy giờ.

Năm 1968, Bác viết tay bổ sung thêm 6 trang. Trong đó, Hồ Chủ Tịch viết lại đoạn mở đầu, đoạn nói về việc riêng đã viết trong bản 1965 và thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về công việc cần làm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố, làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước.

Đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc thương binh, Bác gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hoá, chuẩn bị thống nhất đất nước được gạch dọc bên trái ngoài lề. Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu di chúc gồm một trang viết tay.

Hội nghị bất thường của Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá 3) chiều 3/9/1969 đã giao Bộ Chính trị trách nhiệm công bố di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản công bố chính thức chủ yếu dựa vào bản 1965, trong đó một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng viết năm 1968 và 1969. Cụ thể, cơ cấu của bản di chúc đã công bố chính thức như sau:

Đoạn mở đầu lấy nguyên văn bản 1969 thay cho đoạn mở đầu bản 1965. Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969.

Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới giữ nguyên văn bản 1965.
Phòng nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu K 9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội). Ảnh:Giang Huy.

Đoạn viết về việc riêng, năm 1965, Người dặn dò việc hoả táng, để lại một phần tro xương cho miền Nam. Năm 1968, Bác viết lại đoạn này, dặn để tro vào 3 hộp sành, cho Bắc - Trung - Nam mỗi miền một hộp. Ngoài ra, Bác còn viết bổ sung một đoạn nói về cuộc đời bản thân: "Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".
Bản di chúc đã công bố lấy nguyên văn lời Bác viết về việc riêng năm 1968, trừ đoạn nói về hoả táng.
Bản di chúc công bố có một câu sửa lại. Bản năm 1965 Bác viết: “cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa”, bản công bố chính thức sửa lại là “cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.

Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khẳng định bản di chúc đã công bố đảm bảo trung thành với bản gốc. Việc chọn bản năm 1965 để công bố là đúng đắn vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác, bên cạnh có chữ ký chứng kiến của Bí thư thứ nhất là ông Lê Duẩn. 

Lấy đoạn mở đầu 1969 thay cho đoạn mở đầu 1965, theo Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng là hợp lý vì Bác qua đời năm 1969 và nội dung bản viết năm 1969 cũng phong phú hơn. Đoạn viết về việc riêng, bổ sung phần 1968 vào bản 1965 là rất cần thiết nhằm phản ánh cuộc đời đẹp đẽ, trong sáng, vì dân, vì nước của Bác.

"Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về yêu cầu hoả táng là thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 3) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bạn bè quốc tế có điều kiện tới thăm viếng, thể hiện tình cảm sâu đậm với Bác. Điều này đã xin phép Bác nên được làm khác với lời Bác dặn", bản thông báo năm 1989 nêu rõ.

Việc chưa công bố một số đoạn viết thêm năm 1968 về những việc cần làm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 3) giải thích: Năm 1969, khi Bác qua đời, cuộc kháng chiến còn gay go, ác liệt, Việt Nam chưa giành được thắng lợi cuối cùng, nên việc công bố lúc bấy giờ là chưa thích hợp.

Mặt khác, một số câu Bác viết rồi lại xoá, như đang cân nhắc, chưa xong hẳn, chưa nói rõ ý như thế nào. Khi Bác mất, cuộc chiến còn khó khăn và ác liệt, vì vậy, Bộ Chính trị đã quyết định sửa mấy chữ trong câu "cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa" thành "cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài".

Việc miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã chưa có điều kiện thực hiện. Năm 1989 tình hình kinh tế xã hội Việt Nam còn nhiều khó khăn, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) thấy cần có kế hoạch thực hiện mong muốn của Hồ Chủ tịch nên đã giao Hội đồng Bộ trưởng trình Quốc hội thực hiện.
Ngày Bác mất trùng ngày vui dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9h47 ngày 2/9/1969, ngày Quốc khánh của Việt Nam. Vì trùng với ngày vui lớn của dân tộc, Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng khoá 3 đã quyết định công bố lùi lại một ngày, là 3/9/1969.

"Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 6 cho rằng nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời", thông báo số 151 của Bộ Chính trị ngày 19/8/1989 nêu rõ. 

ĐÊM NẰM MƠ PHỐ

Ong Bắp Cày 



Nghe Thu Phương hát, thấy gai người vì xúc động trước nỗi thương nhớ và khao khát trở về chứa chất trong từng câu chữ. 

Thu Phương hát, ta vẫn nghe thấy tiếng nấc nghẹn, tiếng lòng khản đặc, day dứt, khắc khoải từ một nơi xa lắm.

Với “Đêm nằm mơ phố”, Việt Anh đã góp thêm cho Hà Nội một bài hát đẹp. Khi Hà Nội giao mùa, khi cái lạnh về, nghe “Đêm nằm mơ phố” để một lần nữa chìm đắm trong những hoài niệm đẹp đẽ và để thấy rằng tay mình đang cần hơi ấm từ một bàn tay.


Đêm đêm nằm mơ phố, trăng rơi nhòa trên mái
Đi qua hoàng hôn ghé thăm nhà.
Anh như là sương khói, mong manh về trên phố,
Đâu hay một hôm gió mùa thu.

Đâu hay mùa thu gió, đêm qua mặc thêm áo,
Tay em lạnh mùa đông ngoài phố
Đêm xin bình yên nhé, con đường vàng ánh trăng.
Đèn gió khuya quán quen chờ sáng

Đêm đêm nằm mơ phố, mơ như mình quên hết,
Quên đi tình yêu quá vô tình.
Sương giăng hồ Tây trắng, đâu trong ngày xưa ấy,
Tôi soi tình tôi giữa đời anh

Đêm đêm nằm mơ phố, trăng rơi nhòa trên mái
Đi qua hoàng hôn ghé thăm nhà.
Anh như là sương khói, mong manh về trên phố,
Đâu hay một hôm gió mùa thu.

Đâu hay mùa thu gió, đêm qua mặc thêm áo,
Tay em lạnh mùa đông ngoài phố
Đêm xin bình yên nhé, con đường vàng ánh trăng.
Đèn dầu khuya quán quen chờ sáng.

Đêm đêm nằm mơ phố, trăng rơi nhòa trên mái
Đi qua hoàng hôn ghé thăm nhà.
Anh như là sương khói, mong manh về trên phố,
Đâu hay một hôm gió mùa thu.

Đêm đêm nằm mơ phố, mơ như mình quên hết,
Quên đi tình yêu quá vô tình.
Sương giăng hồ Tây trắng, đâu trong ngày xưa ấy,
Tôi soi tình tôi giữa đời anh

Đâu hay một hôm gió mùa thu....

Zân chủ mạng xứ Việt thật hùng hậu!

Loa Phường 


Nguyễn Quang A

Ông Quang A và làng zân chủ khoe zầm trời về việc ông được lọt vào danh sách ứng cử cho giải Hoa Tulip: nào là niềm tự hào cho người Việt, nào là sự quan tâm của quốc tế với phong trào zân chủ Việt, nào là cơ hội quảng bá phong trào zân chủ Việt ra quốc tế, là cơ hội thoát Trung, thoát kiếp nô lệ, là bước ngoặt xã hội dân sự Việt nam... Không lố bịch nào diễn tả hết độ bay bổng của các thánh phán nhân sỹ trí thức, zân chủ Việt!

Giải thưởng Tulip về nhân quyền không khác mấy một khoản đầu tư cho sáng kiến thúc đẩy nhân quyền giành cho người khởi xướng của một nhà đầu tư ngoại quốc. Khoản tiền 75 ngàn/100 ngàn Euros đến tay người nhận giải, tương đương 1,8 tỷ VNĐ chắc chỉ tương đương bằng nguồn thu quỹ Cứu lấy dân oan một năm là cùng, mà được thổi lên thành nhiều "cơ hội" như vậy đối với phong trào zân chủ, kể cũng lạ!

Trong số 10 ứng viên, có thể nói điểm sáng về sáng kiến và triển vọng triển khai sáng kiến đối với nhân quyền Việt Nam xem ra gần cuối bảng, thua xa những cá nhân tiêu biểu như cô Nighat Dad ở Pakistan có hoạt động bảo vệ nhân quyền cho giới nữ ở đất nước xung đột sắc tộc, tôn giáo trầm trọng, từng được tạp chí Time bình chọn là một trong số lãnh đạo Thế hệ mới năm 2015. Hay như bà Nahid Gabralla ở Sudan nổi tiếng trong các hoạt động dũng cảm bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái hay nạn nhân xâm phạm giới. Phần lớn ứng cử viên khác là các trung tâm, tổ chức bảo vệ nhân quyền tiêu biểu ở các quốc gia chìm trong xung đột , bạo lực, chiến tranh. Việc ông "thành tích" khiêm tốn đấu tranh đòi quyền ứng cử cho ứng cử viên tự do thực chất là nhà đấu tranh chính trị, hoàn toàn không dính dáng nhiều đến lĩnh vực nhân quyền như đúng ngữ nghĩa và bối cảnh của nó.

Tuy nhiên, ngay từ khi Ban tổ chức mở vote cho các ứng viên, với sự nhanh nhẹn của ông Quang A và phong trào dân chủ mạng xứ Việt, số phiếu đổ về cho ông A tăng tốc lên đỉnh, vượt xa các ứng viên khác, cho thấy lực lượng "đấu tranh nhân quyền" xứ Việt cực nhạy bén và hùng hậu, thậm chí có thể nói là đã áp đảo hoàn toàn. Nghe nói ông Quang A đang đứng đầu bàng xếp hạng với 5 hay 6000 phiếu, chiếm cỡ gần 40% lượng phiếu bầu.

Tìm hiểu cách bỏ phiếu thì vô cùng đơn giản. Chỉ cần mỗi địa chỉ email là  đủ để vote. Kinh nghiệm các lần vote trên mạng ở người Việt, nhất là phong trào dân chủ, mỗi người có hàng chục tài khoản, chịu khó hơn thì hàng trăm tài khoản là hết sức bình thường. Chưa kể một người có thể bỏ phiếu cho cả nhà, nên các lần giới zân chủ làm vote thì lần nào cũng "hùng hậu". Các tài khoản này không chỉ có ích lợi khi cần vote mà còn phục vụ report tài khoản, người Việt đã chứng minh vị trí số 1 thế giới. Vậy nên bày ra trò vote để chọn ứng cử viên đạt giải thì bất cứ cuộc thi nào thế giới cũng sẽ thua người Việt! Nếu căn cứ vào cách này để loại các ứng viên khác thì xem ra mục đích của Ban tổ chức không phải là muốn tìm ra ứng viên xứng đáng thực sự mà chỉ muốn PR cho giải thưởng.

Xem ra Ban tổ chức bá láp 1 thì ứng viên Quang A và các "nhân sỹ trí thức" cùng hộ phong trào zân chủ Việt bá láp gấp hàng chục lần.