2016/08/03

Thủ tướng: VỀ KÊ KHAI TÀI SẢN, TỔNG BÍ THƯ LÀ CÁN BỘ VÔ CÙNG LIÊM KHIẾT

(Công lý) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định nội dung trên trong buổi tiếp xúc cử tri tại thành phố Hải Phòng sáng nay (3/8).


Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri trên địa bàn thành phố. Đại biểu Nguyễn Thị Nghĩa đã thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.

Tại buổi tiếp xúc, đại diện cử tri Thành phố Hải Phòng cũng đã nêu lên nhiều vấn đề mà cử tri thành phố quan tâm. Đánh giá cao và ủng hộ chỉ đạo của Thủ tướng quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành đồng, phục vụ nhân dân, cử tri mong muốn Chính phủ quán triệt tinh thần này đến chính quyền các cấp. Cùng với đó, cử tri cũng mong muốn cải cách hành chính dù có kết quả bước đầu tích cực, nhưng cần tiếp tục có giải pháp mạnh mẽ hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Cử tri thành phố mong muốn các cơ quan chức năng có giải pháp để tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Cử tri cũng đề nghị có giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, khắc phục vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra nghiêm trọng.

Cử tri cũng thể hiện sự quan tâm đến vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra; vấn đề đầu tư nguồn lực phát triển các đảo tiền tiêu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo; vấn đề tuyển chọn cán bộ công chức vẫn có sự ưu tiên người nhà hơn là người tài; vấn đề tiêu cực nhũng nhiễu của công chức, cán bộ vẫn còn.

Thủ tướng trò chuyện thân mật với cử tri Hải Phòng

Thay mặt các đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn các cử tri đã tin tưởng bầu vào Quốc hội khóa XIV. Thủ tướng nhấn mạnh, người dân Hải Phòng có truyền thống đoàn kết, quyết tâm, gắn bó từ trong lịch sử kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thủ tướng nêu rõ, những đại biểu Quốc hội được cử tri bầu phải thấy rõ trách nhiệm của mình trước cử tri và nhân dân để từ đó phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được cử tri giao phó.

Hải Phòng cần xây dựng, phát triển xứng với tiềm năng

Thủ tướng đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Hải Phòng với mức tăng trưởng từ đầu năm đến nay là trên 10%; trong đó, ấn tượng nhất là chỉ số tăng trưởng công nghiệp và thu nội địa. Thủ tướng cho rằng, đây là mức tăng trưởng khả quan của Hải Phòng trong bối cảnh kinh tế thế giớivà đất nước còn gặp nhiều khó khăn.

Đề cập đến việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng – nhiệm vụ được coi là một cuộc cách mạng ở Việt Nam, Thủ tướng đề nghị thành phố phải không ngừng đổi mới việc triển khai xây dựng, hoàn thiện và thực thi các tiêu chí nông thôn mới theo hướng không ngừng nâng cao mức sống của người dân; làm đổi thay bộ mặt nông thôn. Đảng, Nhà nước luôn coi chương trình xây dựng nông thôn mới là ưu tiên đặc biệt và sẽ dành nguồn lực mạnh mẽ để thực hiện chương trình này, Thủ tướng cho biết.

Đề cập đến vị trí quan trọng, thuận tiện cho phát triển kinh tế, giao thương, xuất nhập khẩu của thành phố Cảng Hải Phòng – một trong những trung tâm kinh tế khu vực Đông Bắc Tổ quốc, Thủ tướng mong muốn thành phố cần tận dụng, phát huy tốt lợi thế, ưu thế về vị trí địa lý, truyền thống vẻ vang để tiếp tục xây dựng và phát triển thành phố xứng tầm với tiềm năng, không ngừng nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của người dân.

Tán thành ý kiến của cử tri đề nghị nâng cấp hạ tầng giao thông của thành phố, nhất là về tuyến đường sắt, Thủ tướng cho rằng đây là yêu cầu phù hợp nhằm nâng cao khả năng kết nối, phát triển kinh tế xã hội giữa Hải Phòng với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và cả nước.

Nhấn mạnh đến công tác giáo dục, đào tạo của thành phố, Thủ tướng cho biết Chính phủ đang triển khai mạnh mẽ các mô hình cải cách giáo dục. Thủ tướng cũng mong muốn, với truyền thống về lĩnh vực này, Hải Phòng cần phấn đấu trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về giáo dục đào tạo.

Chính phủ dám làm, dám chịu

Ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết của cử tri thành phố, Thủ tướng cũng dành thời gian trả lời, làm rõ một số vấn đề các cử tri quan tâm. Giải thích rõ hơn về Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ kiến tạo là Chính phủ phải làm tốt công tác quản lý Nhà nước; sử dụng tốt các công cụ kiến tạo phát triển như hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, bảo vệ môi trường, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ kiến tạo phải dũng cảm, đương đầu, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Chính phủ kiến tạo còn phải là một mô hình Chính phủ hiệu quả, tinh gọn và liêm chính từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ kiến tạo phải sử dụng tốt từng đồng thuế của người dân, vận dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phục vụ phát triển.

Chính phủ liêm chính, kiến tạo phải là một Chính phủ không có tham nhũng, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ.

Không để Formosa tái diễn gây hậu họa cho môi trường

Liên quan đến vấn đề mối trường trong đó cử tri đặc biệt lo ngại trước những hậu quả Formosa gây ra cho biển miền Trung, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng Lê Xuân Cải cho biết là người lính bước ra từ 2 cuộc chiến tranh và thấy thấm thía hậu quả của chất độc màu da cam, ông cho rằng việc phá hoại môi trường của Formosa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nếu không có biện pháp khẩn cấp thì vài năm nữa di hoạ không kém gì chất độc màu da cam. “Vài năm, vài chục năm nữa con cháu các tỉnh ven biển sẽ phải đón nhận những cháu bé bị quái thai do tác động môi trường bẩn. Mới chỉ chạy thử mà tác hại đã gây ra cho 4 tỉnh miền Trung ghê gớm như vậy mà nay vẫn cho họ thải ra biển thì tương lại sẽ vô biệu hoá toàn bộ các tỉnh ven biển Việt Nam, xoá bỏ toàn bộ ngành du lịch, hải sản của tất cả các tỉnh ven biển. Tôi khẩn khoản đề nghị Thủ tướng rằng chúng ta phải sửa sai bằng cách nào đó để ngăn chặn tình trạng này. Rất mong Thủ tướng, Chính phủ lắng nghe các nhà tư vấn độc lập bởi hậu hoạ Formosa gây ra không kém gì chất độc màu da cam để lại”, ông Cải bày tỏ.

Đặc biệt theo cử tri cựu chiến binh này, việc cấp 70 năm cho Formosa là đúng hay sai? “Nếu luật cho phép thì phải sửa luật nếu luật không cho phép thì phải xử lý, ai sai phải chịu trách nhiệm”- ông Cải kiến nghị.

Giải đáp vấn đề nay, Thủ tướng khẳng định: “Không thể phát triển kinh tế bất chấp huỷ hoại môi trường, không thể Formosa tái diễn, bằng mọi giá phải bảo vệ môi trường. Vừa qua chúng ta có lơi lỏng vấn đề này, nay cần siết chặt, làm rõ trách nhiệm”.

Về việc cấp 70 năm cho Formosa có sai, Thủ tướng khẳng định việc cấp là đúng vì dự án lớn ở vùng đặc biệt khó khăn (dự án tới 10 tỉ USD và Hà Tĩnh là địa phương khó khăn). “Việc cấp không sai nhưng sai về môi trường là rõ ràng. Họ đã nhận tội và cam kết không tái phạm. Cử tri hỏi tại sao không khởi tố bắt giam vì luật pháp hiện hành quy định là khởi tố phải mất 3-4 năm thì để có tiền đền bù cho dân rất lâu và dự án tới 10 tỉ USD cũng không hề đơn giản”- Thủ tướng nói.

Bình tĩnh và tin tưởng vào Đảng, nhà nước trong vấn đề bảo vệ chủ quyền

Giải đáp lo lắng của ông Cải rằng đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) là tiền tiêu án ngữ phía Đông Tổ quốc, có vị trí hết sức quan trọng và việc quan tâm hiện nay chưa đủ?, Thủ tướng cho biết hàng triệu người đã hi sinh, đổ máu trong chiến tranh. “Tình hình hiện nay việc đầu tư quốc phòng, nhất là các đảo tiền tiêu của Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền. Đầu tư, xây dựng bảo vệ đảo theo đúng tinh thần luật pháp quốc tế, bình tĩnh xử lý các vấn đề nhạy cảm trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nhân dân hãy bình tĩnh và tin tưởng vào Đảng, nhà nước, Chính phủ trong chính sách đối ngoại, quốc phòng an ninh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng thời, khẳng định, biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc; việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam, Thủ tướng đề nghị các lực lượng chuyên trách của Hải Phòng cần không ngừng nâng cao cảnh giác. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, phải luôn kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền, biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Đấu tranh chống tham nhũng không có vùng cấm 

Tại buổi tiếp xúc, có ý kiến cử tri đề cập đến chống tham nhũng, ông Nguyễn Trọng Lô, cán bộ hưu trí, phát biểu: “Sau hàng loạt câu hỏi được chuẩn bị trước và Thủ tướng có gợi ý chất vấn, tôi rất tâm đắc. Thời gian qua, Thủ tướng sâu sát, ở đâu có chuyện là đến tận nơi lắng nghe, tìm hiểu - điều này thể hiện “phong cách Hồ Chí Minh”. Thủ tướng nói điều gì bức xúc bà con cứ bày tỏ, tôi xin nói 2 điều không chỉ ở Hải Phòng mà là cả nước, đó là công tác cán bộ và chống tham nhũng”.

Ông Lô dẫn lại buổi họp Chính phủ đầu tiên (ngày 1/8), Thủ tướng có nói: “Chúng ta tìm người tài chứ không phải tìm người nhà” và việc này diễn ra nhiều nơi, kể cả Hải Phòng. “Rất nhiều trường hợp người nhà chứ không phải người giỏi, có nhiều người giỏi hơn sao không chọn cứ chọn con mình, cháu mình, bạn mình, con bạn bè mình. Tôi có thể kể ra hàng chục trường hợp ở TP này”, ông Lô khảng khái.

Về tham nhũng, tiêu cực, ông Lô cho rằng người có chức quyền thì tham nhũng hàng chục tỉ đồng còn cấp thấp là “vòi vĩnh” mỗi khi người dân đến cơ quan công quyền. “Bản thân tôi là cựu lãnh đạo TP mấy chục năm mà khi đi làm thủ tục hành chính cũng bị gây khó khăn”, ông Lô bức xúc. Từ đó đại biểu này đặt vấn đề: “Tham nhũng ở TP Hải Phòng cũng có, nhiều đồng chí lương có từng đó, không làm thêm gì nhưng tại sao tài sản lớn thế? “Lâu nay chúng ta cứ nói kê khai tài sản nhưng dân có thấy công khai gì đâu? Tôi biết nhiều cựu lãnh đạo TP này giàu lắm nhưng chẳng thấy ai tới hỏi xem ở đâu mà ra. Họ lương bằng tôi mà họ giàu thế thì phải có tham nhũng chứ”.

Về vấn đề cử tri phản ánh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần tuyển được người giỏi, có năng lực, bản lĩnh giải quyết những vấn đề của đất nước. “Biên chế không nhiều nên cố gắng tuyển được người có tài. Còn ưu tiên thì chỉ khi 2 cán bộ năng lực 9,5 và 10 thì có thể ưu tiên là con emgia đình liệt sĩ và phải công khai”.

Về tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, Thủ tướng nói: “Cán bộ mà vòi vĩnh, nhũng nhiễu là xấu lắm. Đồng thời cần có chính sách để cán bộ đảm bảo cuộc sống”.

Cùng đưa ra ý kiến về vấn đề tham nhũng, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng, ông Hoàng Xuân Lâm, thẳng thắn cho rằng có nơi đạo lý cán bộ, xã hội xuống đáy. “Hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám đến nay chưa thấy bao giờ đạo đức tệ hại như vậy. Tổng Bí thư hãy làm gương kê khai tài sản để cán bộ cả nước từ Trung ương đến xã phường kê khai tài sản. Phải làm mạnh, đấu tranh mạnh với nạn tham nhũng”, ông Lâm thẳng thắn bày tỏ.

Chia sẻ với tâm tư của ông Lâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, có xuống cấp nhưng không phải là tệ hại nhất mà vẫn có lớp trẻ có lý tưởng, niềm tin và có phẩm chất cách mạng. “Về Tổng Bí thư kê khai tài sản, xin được nói Tổng Bí thư là cán bộ vô cùng liêm khiết và toàn bộ đại biểu Quốc hội đều phải kê khai tài sản để xứng đáng là người đại diện xứng đáng của nhân dân, được nhân dân giám sát”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng cũng nhất quán nêu rõ quan điểm, Chính phủ quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quán triệt tinh thần “không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng”. Song song với đó, Chính phủ đang tích cực chấn chỉnh hoạt động thực thi công vụ; đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động.

Ngoài ra, chia sẻ với lo lắng của cử tri trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủ tướng cho biết, Chính phủ nhiệm kỳ mới đặc biệt coi trọng việc đấu tranh ngăn chặn thực phẩm bẩn. Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương cần có các giải pháp, chương trình hành động cụ thể, đồng bộ và khả thi để tạo ra sự thay đổi căn bản trong nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Chính phủ cũng đang tiến hành rà soát, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kể cả xử lý hình sự. Trong công tác này, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức và nhân dân để nâng cao hiệu quả giám sát; hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Thủ tướng cũng cho biết, Quốc hội đã thảo luận, quyết định đưa nội dung giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016” vào nội dung Chương trình giám sát của Quốc hội.

Cuối cùng, Thủ tướng mong muốn cử tri, nhân dân Hải Phòng tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương phấn đấu đạt cao nhất chỉ tiêu kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2016 với tinh thần dám nghĩ, dám làm, kiến tạo và phát triển; đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước trong năm 2016.

Nhân dịp công tác tại Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, động viên cán bộ, công chức Văn phòng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thành phố Hải Phòng.

ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG (KỲ 1)

Nguyễn Đăng Ninh


Đèn tín hiệu giao thông (Kỳ 1)

Tiền thân của chiếc đèn tín hiệu giao thông được cho là phát minh của người Anh thần thánh vào năm 1800. Ban đầu, nó chỉ là tấm biển viết chữ GO và STOP do các thầy cẩm giơ lên để điều tiết đám xe ngựa và người đi bộ. Đến năm 1868 thì những chiếc biển này được thay bằng đèn thắp bằng khí ga có hai mầu xanh và đỏ. Chiếc đầu tiên được lắp ở giao lộ George Street và Bridge street gần tòa nhà quốc hội ở London. Cấu tạo hệ thống đèn này chỉ gồm một tay đòn sắt treo 2 cái đèn và vươn ra giữa ngã tư. Tín hiệu đèn được các thầy cẩm điều khiển bằng tay. Trước khi thay đổi tín hiệu, các thầy sẽ rướn cổ thổi ba hồi còi để cảnh báo. Luật giao thông của nước Anh thần thánh hồi đó qui định rõ như sau:

Đèn xanh là được đi, đỏ là cấm đi, và khi nghe thấy hiệu còi toe toe toe thì những phương tiện ngoài khu vực ngã tư là phải dừng lại trước vạch dừng. Những phương tiện đã nằm trong khu vực ngã tư thì được đi tiếp.

Hệ thống đèn giao thông của người anh thần thánh tỏ ra không an toàn cho người điều khiển. Năm 1869, một cột đèn bị rò khí ga và phát nổ khiến hai thầy cẩm phải nhập viện trong tình trạng bỏng nặng. Và lúc này, các thầy cẩm người Mỹ bắt đầu lên tiếng.

Tại Mỹ năm 1912 viên cảnh sát Lester Wire đã cải tiến hệ thống đèn giao thông đầu tiên chạy bằng điện với hai mầu đèn: màu đỏ và màu xanh lá cây. Hệ thống đèn giao thông điện đầu tiên này được lắp đặt ở Cleveland. Và để cảnh báo sự thay đổi giữa hai mầu đèn, các nhân viên cảnh sát vẫn phải gân cổ lên để thổi ba hồi còi dõng dạc. Rắc rối xảy đã ra khi các phương tiện cơ giới tăng vọt, tiếng còi của cảnh sát thường lot thỏm trong tiếng động cơ xe cộ và do vậy chiếc đèn vàng ra đời như một sự tất yếu.Chiếc đèn vàng này cũng là phát minh của một thầy cẩm Mỹ.

Vào năm 1920, William Potts một sĩ quan cảnh sát Mỹ ở Detroit đã quyết định cải tiến và chế tạo ra hệ thống đèn giao thông với ba mầu là đỏ, vàng và xanh lá cây. Hệ thống đèn mới này lần đầu tiên được lắp đặt trên giao lộ giữa Avenues Woodward và Michigan tại Detroit. Một vài năm sau, loại đèn tín hiệu này đã lan ra toàn thế giới. 

Ở Việt nam mặc dù luật giao thông và đèn tín hiệu cũng chả khác gì Anh hay Mỹ, chỉ khác là có những con người quí trọng từng giây. Họ quí đến nỗi nhiều khi hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy vài giây ngắn ngủi. Đối với họ,chiếc đèn vàng chỉ đơn giản là tín hiệu tăng ga. Và để đối phó với tình trạng tăng ga này, các thầy cẩm Việt nam gần đây đã quyết định tăng giá phạt.

Điều bất cập duy nhất ở đây là sự mập mờ giữa việc phương tiện nằm trong ngã tư và ngoài ngã tư ( căn cứ để phạt). Sẽ rất khó cho thầy Cẩm dưới cái nóng lóa mắt và ngã tư đông đặc nhận ra phương tiện nào cần phải phạt vì lỗi vượt đèn vàng và phương tiện nào được chạy tiếp. Chắc chắn sẽ có những vụ tranh cãi nảy lửa giữa các thầy Cẩm và người bị phạt kèm theo đó là vài clip minh họa.

Sự bất cập này sẽ được giải quyết khi toàn bộ những chiếc đèn giao thông 3 mầu kiểu 100 năm trước được thay dần bằng đèn kiểu mới chỉ 2 mầu xanh đỏ kèm đồng hồ đếm ngược. Với những chiếc đèn kiểu mới này người tham gia giao thông sẽ dễ dàng hơn khi nhận biết tín hiệu thay đổi.

Và cho tới lúc đó, khi nhìn thấy đèn vàng, bạn nên liếc gương chiếu hậu để kiểm tra trước khi đạp phanh dừng lại.

Ảnh: Potsdamer Platz in Berlin, Germany, in 1925 with the traffic light tower in the centre.Hulton Archive

Kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy có liên quan trong việc tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh

Ngày 3-8, Tỉnh ủy Hậu Giang có Công văn số 124-TB/VPTU, gửi các cơ quan thông tấn, báo chí thông báo kết quả Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về việc kiểm điểm Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, các cá nhân có liên quan trong việc tiếp nhận đồng chí Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang.

Ông Trịnh Xuân Thanh (Nguồn: Internet). 

Theo đó, thực hiện Công văn số 1578-CV/VPTW ngày 18-7-2016 của Văn phòng Trung ương Đảng về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về các công việc cần làm tiếp sau khi có Thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh; trong đó, yêu cầu BTV Tỉnh ủy Hậu Giang kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm trong quá trình tiếp nhận đồng chí Trịnh Xuân Thanh.

Trong 2 ngày, 1 và 2-8-2016, BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh Hậu Giang tiến hành họp để kiểm điểm trách nhiệm của tập thể BTV Tỉnh ủy, các cá nhân có liên quan và đồng chí Trịnh Xuân Thanh. Kết quả như sau:

- Đối với tập thể BTV Tỉnh ủy, trên cơ sở chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và gợi ý của Đoàn kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, BTV Tỉnh ủy tiến hành kiểm điểm nghiêm túc, trách nhiệm về quá trình tiếp nhận đồng chí Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang.

Theo đó, BTV Tỉnh ủy đánh giá việc thực hiện các bước trong quy trình tiếp nhận đồng chí Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang được tập thể Thường trực Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy trình xin ý kiến các cơ quan Trung ương. Quá trình thực hiện có làm việc, trao đổi cụ thể với Ban Tổ chức Trung ương và Ban cán sự Đảng Bộ Công thương. Tuy nhiên, việc tiếp nhận đồng chí Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang, Thường trực, BTV Tỉnh ủy có khuyết điểm trong công tác thẩm định hồ sơ cán bộ; không chỉ đạo các cơ quan tham mưu rà soát quá trình và năng lực công tác của đồng chí Trịnh Xuân Thanh.

Khi thực hiện chủ trương xin tăng cường cán bộ về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy chưa bàn bạc, thảo luận kỹ với tập thể BTV Tỉnh ủy. Qua kiểm điểm, Thường trực, BTV Tỉnh ủy nghiêm khắc nhận trách nhiệm về các hạn chế, khuyết điểm vừa nêu, đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm trước tập thể BCH Đảng bộ tỉnh.

- Đối với cá nhân có liên quan, đồng chí Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu Giang. Là Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, đồng chí đã trực tiếp tham khảo một số đồng chí ở Trung ương và bạn bè quen biết, đề xuất với Thường trực, BTV Tỉnh ủy về việc tiếp nhận đồng chí Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang. Đồng chí có khuyết điểm chủ quan, không chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thẩm định kỹ hồ sơ, quá trình công tác của đồng chí Trịnh Xuân Thanh trước khi tiếp nhận. Đồng thời chưa bàn bạc kỹ trong tập thể BTV Tỉnh ủy trước khi có văn bản xin đồng chí Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang (vì Hậu Giang có nhu cầu một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực công nghiệp). Bản thân đồng chí nhận sai sót về cách làm, dẫn đến dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến cá nhân đồng chí và tập thể Đảng bộ tỉnh. Đồng chí đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trước BTV Tỉnh ủy.

- Đối với đồng chí Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy, là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015, bản thân đồng chí tự thấy thiếu trách nhiệm trong tham gia góp ý kiến trong việc thẩm định hồ sơ cán bộ và quá trình công tác trước khi tiếp nhận đồng chí Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Hậu Giang.

Vấn đề liên quan đến biển số xe 95A-0699 (xe tư nhân do đồng chí Trịnh Xuân Thanh tự mượn sử dụng khi về Hậu Giang), để tạo điều kiện cho đồng chí đi lại công tác (chứ không có mục đích nào khác), việc chỉ đạo đồng chí Giám đốc Công an tỉnh cấp biển số xanh là không đúng với quy định. Bản thân đồng chí nghiêm túc tự kiểm điểm với vai trò là Phó Bí thư Tỉnh ủy nhưng chưa đề xuất, bàn bạc trong Thường trực Tỉnh ủy để thẩm tra hồ sơ và nhân thân đồng chí Trịnh Xuân Thanh trước khi tiếp nhận về công tác tại Hậu Giang. Bản thân đồng chí xem đây là bài học kinh nghiệm trong phương pháp lãnh đạo, điều hành công việc chung của địa phương.

- Đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh, trên cơ sở tờ trình của BTV Tỉnh ủy, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đồng chí Trịnh Xuân Thanh của Đoàn Kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và bản kiểm điểm cá nhân của đồng chí Trịnh Xuân Thanh, tập thể BCH Đảng bộ tỉnh Hậu Giang, tiến hành thảo luận về trách nhiệm của đồng chí Trịnh Xuân Thanh trong việc quản lý, điều hành để xảy ra thua lỗ tại Tổng Công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng; việc thực hiện các quy định về công tác tổ chức cán bộ; việc thực hiện chế độ và sử dụng xe tư nhân gắn biển số xanh từ khi đồng chí về công tác tại tỉnh Hậu Giang.

Qua thảo luận, BCH Đảng bộ tỉnh nhận thấy, việc thua lỗ tại PVC từ những năm 2011-2013, do nhiều nguyên nhân, BCH Đảng bộ tỉnh Hậu Giang chưa có đầy đủ thông tin, không nắm rõ vụ việc này, do vậy không có cơ sở để phản biện trong quá trình kiểm điểm đồng chí Trịnh Xuân Thanh. Đề nghị Đoàn kiểm tra nên làm việc cụ thể với PVN - PVC.

BCH Đảng bộ tỉnh Hậu Giang sẽ báo cáo kết quả kiểm điểm tập thể, các cá nhân liên quan và đồng chí Trịnh Xuân Thanh về Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo quy định.

TIÊN ÔNG KHỞI NGHIỆP

Báo chí đang lancer anh tiên ông xe ôm ở hẻm 69 PĐP, Saigon vì tổ chức nhiều dịch vụ miễn phí, trọn gói, đương nhiên cho người nghèo.


Bình trà đá miễn phí nơi chân cột điện, ảnh minh hoạ không nhất thiết khác sự thật.

Đầu tiên là bình trà đá miễn phí, anh tiên ông có cái bình inox 20 lít gắn chân cột điện ngay khúc cua, nếu trời tối hoặc không chú í khi lái xe, rất có thể các bạn sẽ bị mắc tà áo, cà vạt hay cắm mẹ đầu vào bình nước cùng chiếc biển sắt chết tốt. Như thường lệ, anh tiên ông sẽ vô tội, tôi thách toà án nào dám xử tù Ông Tiên đấy, khi ông tiên lấn vỉa hè, thì vỉa hè đó không còn thuộc phận sự quản lý của quân trần-tục nữa.

Hoặc khi cột điện bị rò điện, thì bình nước inox kia sẽ biến thành cái bẫy lộ thiên, diết lũ ngu nghèo và lười nhác đéo mang nổi theo chai nước uống chết nhe răng chó. Về điểm này, tôi lại khen tiên ông chu đáo.

Hoặc bọn uống nước sẽ đau bụng lòi trĩ, vì bình nước chỉ có 2 cái cốc, mỗi ngày trung bình hết 25 lít (theo lời tiên ông), có nghĩa là khoảng 250 người uống chung 2 cái cốc mỗi ngày giữa trời nắng 41 độ C của Saigon, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu khu vực xung quanh đầy cứt lỏng và giấy lộn chùi đít của bọn uống nước đau bụng ỉa chảy bậy ra, thật thanh nhã.

Nhưng điều này không đáng lo lắm, ở con hẻm này có cả một tủ thuốc miễn phí, để phơi sáng lộ thiên luôn. Tức là nếu thuốc có hạn sử dụng 12 tháng, thì sẽ được rút xuống còn 12h, để thuốc từ sáng đến giữa trưa nó sẽ biến thành một loại dược chất khác hoàn toàn, có thể mang về đánh bẫy chuột hiệu quả hơn bả viên.

Thuốc ở đây không cần kê đơn (vì không có bác sĩ), ai hợp mệnh màu gì lấy thuốc màu nấy. Sẽ có khoảng 30 bệnh khác nhau có cùng một triệu chứng đau bụng (do uống trà đá miễn phí chẳng hạn), mỗi bệnh có phác đồ điều trị khác nhau, thuốc tiêm, uống khác nhau nhưng ở đây thì không. Mỗi người hãy tự chọn viên thuốc số-mệnh của mình, nếu may mắn chọn trúng, bạn sẽ không chết.

Cũng đừng quá lo lắng nếu chết, ở hẻm này còn dịch vụ cuối cùng, đó là miễn phí áo quan.

Tức là nếu chọn sai thuốc, và vật ra hẻm sùi bọt mép giãy đành đạch như lão Hạc cắn nhầm bả chó, các ông tiên ở hẻm sẽ lo áo quan cho các bạn. Theo lời anh tiên ông, đã có tầm chục người được vinh dự dùng thử dịch vụ áo quan miễn phí, feedback của khách hàng là khá tích cực, áo quan chắc chắn, vừa như in, làm bằng gỗ đẹp, ấm áp tình người dưới lòng đất lạnh.

Còn một số dịch vụ nữa như cấp cíu người bị tai nạn thay bệnh viện, nếu ai bị xe tông ngã lăn long lóc ra đường, thay vì gọi 115, họ sẽ được ông tiên mang vào hẻm cíu chữa, nếu rạn sọ thì thoa dầu gió, gãy xương thì truyền khí-công, chẳng may không qua khỏi thì đã có dịch vụ áo quan tiếp nhận. Nhìn chung, đây là một chuỗi dịch vụ trọn gói, có tính liên kết, chuyên nghiệp và xã hội hoá rất cao, các doanh nghiệp xã hội và ngành du lịch nên học hỏi.

Cũng được biết thêm, ở một ngã tư rất lớn của Saigon, cũng có một tiên bà dựng bình nước miễn phí cho người nghèo để tích đức, trước đây tiên bà buôn bán nhỏ lẻ, bị bắt vài bánh, mấy đứa con trai đi du học dài hạn ở Chí Hoà Viên, nên quyết định làm từ thiện. Sau một thời gian cắm bình trà đá, cả khu vỉa hè giờ đã sừng sững dựng lên một hàng cơm to như toà nhà 8B Lê Trực do bà tiên quản lý kiếm rất ác. Thật là một kinh nghiệm to lớn cho anh em start-up nước nhà, không phải IT, mà là từ thiện, sẽ là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận của tương lai.

Nguồn: Phú Ngẫn

GIỚI HẠN CỦA TỰ DO TÔN GIÁO


(Nhân Dân): Trong thế giới hiện đại, mọi nhà nước đều khẳng định quyền tự do tôn giáo trong xã hội, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc: Mọi hoạt động tôn giáo phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Điều đó cho thấy, tự do tôn giáo là có giới hạn. Vì thế, một số người đang lấy tư cách tín đồ thay thế tư cách công dân trong hoạt động xã hội, cần nhận thức nghiêm túc về vấn đề này…

Thời gian qua, CH Pháp phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực vì một bộ phận cực đoan trong cộng đồng Hồi giáo đã lợi dụng tự do tôn giáo để có hành động vi hiến. Trước thực tế đó, các cơ quan lập pháp, hành pháp của nước này đưa ra một số biện pháp cứng rắn. Ngày 16-2-2016 trang mạng Đài Phát thanh Đức (Deutschlandfunk) đăng bài Sợ khủng bố - Một người Pháp theo đạo Hồi giáo phản đối sự quản thúc. Bài báo cho biết, kể từ sau các cuộc tiến công khủng bố vào tháng 11-2015, chính quyền Pháp đã khám xét hơn 3.000 ngôi nhà và đã quản thúc khoảng 400 người. Những biện pháp này được tiến hành mà không có lệnh của tòa án. Yumes (Y-u-mét) 29 tuổi, không được rời khỏi căn hộ của mình vào ban đêm; vì cảnh sát cho rằng, anh này đã đến thăm một thánh đường Hồi giáo và liên hệ với một số người Hồi giáo cực đoan. Yumes coi đây là việc làm sai trái và mình vô tội, cho nên đã kiện ra tòa song không được tòa chấp nhận. Vì vậy, Yumes không được ra khỏi địa phận thành phố vào ban ngày. Không chỉ các hành động liên quan bạo lực hay khủng bố, mà trong cư xử hằng ngày, ngay cả việc ăn mặc, có biểu hiện lợi dụng tự do tôn giáo cũng bị cấm. Thí dụ ở Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và bang Tessin (Tét-sin, Thụy Sĩ) cấm phụ nữ Hồi giáo mặc Burka (buốc-ca - kiểu áo dài che toàn thân). Tòa án Nhân quyền châu Âu đã phán quyết coi điều luật nghiêm cấm như vậy là chuẩn xác. Ngày 11-4-2016, trang mạng của Đài Phát thanh Đức đăng bài Pháp 5 năm cấm mặc Burka. Bài báo cho biết, thời gian qua ở Pháp có 1.500 người phụ nữ mặc Burka ở nơi công cộng đã bị phạt tiền, mỗi lần phạt 150 ơ-rô. Cả khi đang làm việc mà phụ nữ theo Hồi giáo trùm khăn che đầu cũng có thể bị cấm. Như ngày 31-5-2016, Báo miền nam Đức (Süddeutsche Zeitung) đăng bài Cấm khăn trùm đầu lệnh ở nơi làm việc là hợp pháp về trường hợp một phụ nữ Hồi giáo làm việc tại bộ phận lễ tân của một công ty thuộc Vương quốc Bỉ. Sau ba năm làm việc, phụ nữ này yêu cầu được phép trùm khăn che đầu của phụ nữ theo Hồi giáo, nhưng đã không được chấp nhận và bị buộc thôi việc. Công ty này bị kiện ra tòa, vì nguyên đơn cho rằng, đã vi phạm tự do tôn giáo. Nhưng các thủ tục xét xử ở Bỉ lại đều xác nhận sự chuẩn xác của việc nghiêm cấm. Cuối cùng, tòa phúc thẩm của Vương quốc Bỉ chuyển hồ sơ tới Tòa án Nhân quyền châu Âu. Công tố viên Tòa án Nhân quyền châu Âu tuyên bố việc cấm là đúng luật và cho biết tòa sắp ra phán quyết cuối cùng trên tinh thần đó.

Tương tự, ngày 25-5-2016, trang mạng Đài Phát thanh và Truyền hình Thụy Sĩ (SRF) đăng bài Những giới hạn của tự do tôn giáo, theo đó, một sự việc xảy ra ở Trường tiểu học Therwil (The-vi-lơ) được bàn luận vượt ra khỏi ranh giới đất nước. Hai học sinh nam, con của một gia đình di cư đến từ Syria (Xy-ri) từ chối bắt tay cô giáo của mình, vì cho rằng, đàn ông theo đạo Hồi không được phép làm điều đó. Cơ quan giáo dục không chấp nhận hành động này và trưng cầu giám định của chuyên gia pháp lý. Theo bản giám định được công bố, thì từ chối bắt tay phụ nữ ở Thụy Sĩ là một hành động vượt quá khuôn khổ tự do tôn giáo. Nếu hai học sinh tiếp tục lạm dụng tự do tôn giáo sẽ bị phạt. Liên quan đến tự do tôn giáo của học sinh trong hoạt động nhà trường, ở CHLB Đức cũng có một thủ tục xét xử theo luật hành chính tại tòa án chuyên trách cao nhất Liên bang. Như bài Tự do tôn giáo: Phụ nữ Hồi giáo phải tham gia học bơi trên Thời gian trực tuyến (Zeit Online) ngày 11-9-2013 cho biết, một nữ sinh 11 tuổi ở Frankfurt (Phơ-ranh-phuốc) xin nhà trường cho miễn học môn bơi lội, vì theo quy định của đạo Hồi, phụ nữ không được mặc hở hang trước nam giới. Và nhà trường đã từ chối yêu cầu. Tiếp đó, đơn kiện của nữ sinh đã bị tòa án các cấp từ địa phương đến trung ương bác bỏ. Tòa án hành chính tối cao cũng phán quyết, tự do tôn giáo không thể vượt qua giới hạn; để tôn trọng các quy định khác, nếu thấy cần thiết nữ sinh này có thể mặc áo bơi che toàn thân.

Ở CHLB Đức, luật pháp không cấm phụ nữ theo Hồi giáo mặc Burka tại nơi công cộng, nhưng cấm nữ sinh dùng Niqab (tấm màn che mặt, thường được dùng cùng áo choàng mầu đen) khi đến trường. Tạp chí Tấm gương trực tuyến (Spiegel Online) đăng bài Phán quyết ở Bavaria: Học sinh không được đến lớp học với bức màn che mặt ngày 25-4-2014, cho biết, một nữ sinh trường học nghề ở bang Bavaria (Ba-va-ri-a) đã kiện ra tòa vì bị cấm dùng Niqab khi đến trường. Tòa án hành chính tối cao của bang này phán quyết rằng, giới hạn tự do tôn giáo như vậy là không trái luật. Mới đây, một sự kiện được nhắc tới để chỉ ra giới hạn của tự do tôn giáo. Như theo bài Người phụ nữ mặc Burka cũng muốn mình như tất cả phụ nữ Đức khác đăng trên tờ Thế giới (Die Welt) ngày 20-4-2016 thì một phụ nữ theo đạo Hồi với tư cách vừa là nhân chứng, vừa là người bị hại vì bị xúc phạm, khi ra trước tòa án của tiểu bang Munich (Mu-ních) trong phiên xử phúc thẩm đã mặc Burka và che kín mặt. Trong thủ tục sơ thẩm, phụ nữ này từ chối cho quan tòa xem mặt vì lý do tôn giáo. Nhưng tòa án đã làm tất cả, kể cả trưng cầu giám định về luật Hồi giáo để chứng minh tự do tôn giáo không thể vô giới hạn, đồng thời buộc phụ nữ này phải chấp nhận yêu cầu của tòa.

Những gì xảy ra vừa qua ở CHLB Đức đối với giáo phái “Mười hai bộ lạc” được coi là thí dụ sinh động về giới hạn của tự do tôn giáo. Ra đời từ những năm 70 thế kỷ trước ở Mỹ, giáo phái “Mười hai bộ lạc” coi mình là dòng Kitô giáo ban đầu và chính thống, mọi thành viên giáo phái sinh sống, thực hành đức tin theo đường hướng trung thành Kinh thánh. Cuối thế kỷ 20, giáo phái này mở rộng ảnh hưởng tới các nước châu Âu như Pháp, Đức, CH Séc… Do phương cách sống, quan niệm sống có đặc điểm riêng cho nên ở Đức họ đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong giáo dục thành viên trẻ. Không chấp nhận giáo dục công cộng, họ tự lo tổ chức dạy học. Theo giáo phái “Mười hai bộ lạc”, giáo dục giới tính là cấm kỵ, roi vọt và hành vi đánh đập được thực hiện phổ biến đối với trẻ em. Cơ quan công quyền CHLB Đức đã có biện pháp cứng rắn, như phạt tiền, truất quyền nuôi dưỡng con cái. Ngày 15-1-2014, trang mạng Đài Phát thanh Đức đăng bài Cô giáo hay đánh đập của cộng đồng tôn giáo “Mười hai bộ lạc” phải ngồi tù cho biết: Một cô giáo 56 tuổi thường đánh đập học sinh theo truyền thống tôn giáo của mình và đã bị kết án hai năm tù sau phiên tòa phúc thẩm. Sau khi chủ tọa đọc xong bản án, bị cáo bị bắt giam ngay tại phòng xét xử.

Ngày 15-6-2004, trang mạng bpb.de thuộc Trung tâm giáo dục chính trị Liên bang - cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ CHLB Đức, đăng bài Những giới hạn của tự do tôn giáo, có đoạn viết: “… Tự do thực hành tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người, được xác định trong tất cả các hiến pháp và trong Tuyên bố Nhân quyền của Liên hợp quốc. Nhưng tự do này không phải là tuyệt đối. Tự do tôn giáo bị hạn chế trong những quyền cơ bản và quyền của con người khi có sự cạnh tranh, vi phạm tự do của người khác. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ các quyền cơ bản khi có cạnh tranh và mang lại một cân bằng xác đáng... Với các giới hạn của các quyền cơ bản - đặc biệt là quyền tự do thực thi tôn giáo - thì trách nhiệm thuộc về trật tự nhà nước và tòa án. Cần nhận biết sự tách biệt giữa nhà thờ với nhà nước và cần chỉ rõ các giới hạn. Giới hạn ở đây là phải nhận thức rằng, giới luật tôn giáo không phải là xác định trật tự chính trị, cần phải được ràng buộc qua việc tôn trọng các quyền con người. Cứu rỗi tôn giáo không thể là nỗ lực phấn đấu về chính trị…”.

Dẫn chứng và quan điểm nêu trên cho thấy, chính quyền các nước phương Tây không làm ngơ trước bất kỳ hành động nào đi ngược quy định chung của xã hội, dù người vi phạm là thành viên một cộng đồng tôn giáo. Họ thường xuyên nhắc nhở, kêu gọi mọi người suy nghĩ, hành động trên cơ sở nguyên tắc: Tự do tôn giáo là có giới hạn. Rất nhiều người bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có hành vi nhân danh tôn giáo mà vượt qua những giới hạn luật pháp cho phép. Vậy nên thiết nghĩ, dù ở Việt Nam hay phương Tây thì việc đề nghị Nhà nước giải quyết yêu cầu nào đó là quyền của người dân, tuy nhiên, Nhà nước lại đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm thực hiện các quyền này trong tư cách công dân, trong khuôn khổ luật pháp, không nhân danh tư cách nào khác. Ngày nay, nhân loại đã phát triển tới thời kỳ mọi xã hội đều được tổ chức, quản lý trên cơ sở pháp luật, yêu cầu trước hết mỗi người phải là một công dân sống, làm việc theo pháp luật. Nhân loại đã đi qua thời tôn giáo nào đó tự cho mình quyền đứng trên pháp luật. Chính vì thế không ai có thể tự cho mình có quyền nhân danh tôn giáo để đưa ra đòi hỏi phi lý, rồi khi không được đáp ứng thì lu loa chính quyền xâm phạm tự do tôn giáo! Từ ngày thành lập đến nay, Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn có đường lối, chính sách nhất quán trong khi khẳng định quyền tự do tôn giáo của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để công dân theo bất kỳ tôn giáo nào cũng có thể vừa thực hiện trách nhiệm công dân, vừa thực hành đức tin tôn giáo của mình. Không ai có thể phủ nhận sự thật là mọi tôn giáo ở Việt Nam luôn được Nhà nước tôn trọng, tạo điều kiện để phát triển. Do vậy, việc một số quốc gia, tổ chức quốc tế bằng thái độ phiến diện, thiếu khách quan, sử dụng cái gọi “tiêu chuẩn kép” để đưa ra những đánh giá sai trái về tự do tôn giáo ở Việt Nam, xét đến cùng là nhằm làm tổn hại uy tín của Nhà nước Việt Nam và phải chăng qua đó, họ muốn hậu thuẫn, tiếp tay cho một số người đã và đang nhân danh tự do tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối?

THANH HẢI

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/30262302-gioi-han-cua-tu-do-ton-giao.html

KHI KẺ NÔ LỆ DẠY TA YÊU NƯỚC


Xichloviet



Đọc bài viết “ Cách Đối Xữ Giữa Người Thắng Kẻ Thua Trong Cuộc Chiến” của Tác giả Phan Hoài Nam đăng lại trên kbchn.net tôi chợt nhớ cũng tác giả này từng có bài viết có ý rằng phải để cho Tàu nó đánh VN thì . . . . dân ta mới phục hồi lại lòng yêu nước. Lần này ông ta lại khuyên người Việt nên học yêu nước theo kiểu … Mỹ.   Bó tay,  chỉ có những người sùng Mỹ và rất hận CS mới có thể viết ra được như thế.

Viết lách lưu manh của dân chống cộng kiểu như PHN bao năm qua dù có che đậy thế nào chăng nữa cũng không thể dấu được cái đuôi  cho thấy họ còn hận CS ghê lắm nên viết lách thế nào cũng phải đã giò lái anh CS một cái mới hả dạ. Vòng vo tam quốc tứ xứ thập phuơng xuyên tạc rồi cũng không nhịn được phải phang anh CS một cái mới ăn được cơm.

Mở đầu bài viết anh PHN này đã trình làng ngay cái đuôi mình . PHN  viết :

Ai cũng biết chỉ có lòng yêu nước mới có thể giúp cho dân tộc VN thoát ra khỏi bế tắc hiện nay và để được sống đúng với nhân phẩm con người."

Anh ta cho rằng dân tộc VN dù đang độc lập thống nhất dù đang phát triển dù thoát khỏi đói nghèo được Liên hiệp Quốc đề cao, dù nhận được bao nhiêu lời ngợi khen của thế giới thì vẫn đang “ bế tắc “  và chẳng có nhân phẩm tí nào. ( Tất cả cũng chỉ vì CS đúng không ông PHN?)

Đối với  PHN và những người đang hăng say chống cộng  thì suy diễn này rất dễ hiểu.   “Bế tắc” có nghĩa là dân Việt  không dám làm cái cách mạng  hoa lài hoa hồng như PHN và các anh cờ vàng mong đợi. Đúng ra là PHN và các anh cờ vàng quá bế tắc trong việc phát động người dân căm thù CS như mình,  người dân không nổi dậy như các anh kỳ vọng thế là PHN  úp cái “bế tắc “ ấy ngay lên đầu người dân và các anh đổ tại người dân không yêu nước cho nên CS mới mạnh, thế thôi, chẳng có gì lạ cả.

PHN viết:
 “  Cũng vì lòng yêu nước mà từ đầu thế kỷ 18, đã có những phong trào trí thức người Nhật tìm cách thoát khỏi quỹ đạo văn hóa của người Trung Hoa” ….. “Sự khác biệt giữa đất nước chúng ta và nước Nhật cũng chính từ sự khác biệt về lòng yêu nước. Cùng là một nước ở Á Châu, diện tích, dân số, tài nguyên gần như nhau nhưng một nước thì giàu có và được cả thế giới kính nể, còn nước kia thì ngược lại…”

Viết như thế PHN  hoặc  là  cố tình bôi nhọ dân tộc hoặc là không hiểu tí gì về văn hóa  và lịch sử Việt Nam.

Chẳng lẽ PHN không biết dù có những tương đồng nhiều mặt nhưng sự khác biệt lớn nhất của nước ta với nước Nhật là khác biệt về lịch sử?

Không phải từ thế kỷ 18 ,mà từ khi lập quốc, và nhất là trong thời gian dài Bắc thuộc,  dân tộc  ta  đã nỗ lực liên tục  duy trì bản sắc riêng của mình để tránh nguy cơ bị Tàu nó đồng hóa. Ta có quyền tự hào rằng dân ta có tinh thần độc lập cao không thua kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Từ xa xưa phong tục nhuộm răng ăn trầu  phổ biến trong xã hội phong kiến cũng vì mục đích tạo bản sắc độc lập riêng.

“Búi tó củ hành làm anh thiên hạ” đó là lời truyền miệng nhau trong dân gian cũng chỉ  để tạo bản sắc khác hẳn với người Tàu. Về ngôn ngữ, dân tộc ta có ngôn ngữ riêng, lấy chữ nôm làm chữ viết riêng. Khi các nhà truyền đạo Ca tô theo chân đế quốc vào nước ta phiên âm ngôn ngữ việt ra ngôn ngữ la tinh dễ học để phục vụ cho mục đích  truyền giáo  thì dân ta  không bỏ qua cơ hội dùng chữ này để mở mang dân trí và nó trở thành quốc ngữ hoàn toàn khác với người Tàu. Đó là tố chất thông minh sáng tạo và tinh thần học hỏi của người Việt, nó phát sinh từ lòng yêu nước, yêu dân tộc mà ra. Cả dân tộc Việt cùng nhau bảo tồn văn hóa chứ không phải chỉ có trí thức Nhật tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng Tàu như PHN ba hoa.

Tục nhuộm răng là một nét văn hóa độc đáo của dân ta để phân biệt với các tộc người khác và giữ gìn bản sắc dân tộc.  Hầu như tất cả người dân Việt Nam từ kẻ nghèo cho đến người giàu, từ giai cấp nông dân cho đến giới quan lại, điền chủ, hoàng thân quốc thích, vua chúa ai ai cũng nhuộm răng.Trong bài hịch củavua Quang Trung khi kéo quân ra Bắc đánh giặc Thanh vào năm 1789  có câu liên quan đến tục nhuộm răng vì đây là một tập tục quan trọng trong văn hóa người Việt.

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
           Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Lời dụ này đã thể hiện rõ mục đích cuộc tiến quân (bảo vệ các truyền thống văn hóa dân tộc như các tục để tóc dài, nhuộm răng đen khác Tàu) và quyết tâm đánh giặc đến cùng (đánh cho kẻ xâm lược không kịp trở tay, thân không còn mảnh giáp) và khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam (đánh cho lịch sử muôn đời biết rằng nước Nam anh hùng này là nơi đất có chủ).

Sang thế kỷ 20, dân tộc ta đã cho thế giới  thấy sức mạnh kỳ diệu từ lòng yêu nước trong cuộc chiến tranh giành độc lập,  quá thừa để bàn cãi ở đây.

Các anh cờ vàng và anh PHN này thường hay dùng nước Nhật để so sánh với VN và đi đến kết luận là cùng một màu da,  tương đồng về địa lý, và dân số nhưng người Nhật phát triển vượt trội rồi đổ cái chậm tiến lạc hậu đói nghèo đó lên đầu nhà cầm quyền thậm chí như PHN đổ cả lên đầu dân tộc ta.
So sánh VN với Nhật PHN không thể không biết hoặc biết mà cố tình lờ đi rằng ngay  từ năm 1894 Nhật đã đánh thắng Trung Hoa buộc phải nhường Đài Loan  và công nhận riều Tiên  độc lập qua Hiệp ước Shimonosheki .

Từ năm 1905 Nhật đã là cường quốc, Nhật đánh bại nước Nga có hải quân hạng nhì thế giới bấy giờ,  Nước Nga của Sa Hoàng thảm bại  buộc phải trao một số quyền đáng kể ở Triều Tiên và Trung Quốc cho Nhật Bản. Theo đó, Tokyo được trao bán đảo Kwantung cùng với cảng Arthur và phía nam đảo Sakhalin cho tới vĩ tuyến 50.

Và sau thất bại của Nga, các cường quốc phương tây buộc phải thừa nhận đất nước mặt trời mọc là một sức mạnh vào hàng thế giới.

Đó là về hải quân, về không quân thì năm 1945 khi dân VN còn chân đất kéo xe tay,  người kéo cày thay trâu  và hơn 90% người dân mù chữ thì Nhật Bản đã có máy bay đánh  Trân Châu Cảng khiến  Mỹ phải kinh hồn bạt vía, thất điên bát đảo.

Trước khi thua trận bằng 2 quả bom nguyên tử của Mỹ,  Nhật từng đã xâm lược Trung Hoa trong 8 năm trời từ năm 1937 đến 1945.

Những cây viết cờ vàng thường so sánh với Nhật hay Nam Hàn để chê bai dân tộc mình,  lèo lái suy nghĩ của người đọc về huớng  tương đồng về văn hóa, địa lý, màu da nhưng người Việt lại chậm tiến so với người họ, mà cố tình lập lờ,  cố tình quên đi lý do lịch sử hoàn toàn khác nhau.  Hoặc là họ lưu manh trí trá cố đánh lừa người đọc hoặc họ không đứng ở góc nhìn của dân tộc để nhìn lịch sử mà họ đứng ở góc nhìn của kẻ quen làm nô lệ.

Hết so sánh với người Nhật, PHN lại so sánh cuộc chiến VN với cuộc nội chiến Mỹ để đá giò lái CS, rồi khuyên dân ta nên . . . . .học Mỹ về lòng yêu nước.

PHN viết :” Hy vọng rằng qua bài học về lòng yêu nước của người Mỹ và Nhật chúng ta có thể rút được vài điểm nào đó để tìm cách xây dựng lại lòng yêu nước của người Việt Nam.”
Xưa nay rất nhiều nước trên thế giới cho rằng cần học VN về lòng yêu nước chứ chưa từng  thấy có ai khuyên VN nên học lòng yêu nước từ Mỹ cả. Duy nhất chỉ có PHN có đầu óc như thế.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, và nhất là sau 1975, cả thế giới đã phải nhìn nhận tinh thần bất khuất và sức mạnh từ lòng yêu nước mãnh liệt của dân tộc VN.  VN được xem là tấm gương cho những nước thuộc địa, những nước bị cường quốc áp bức. Ngay những chiến binh Mỹ cũng vô cùng ngạc nhiên về sức mạnh từ lòng yêu nước của dân Việt và xem đó  là tấm gương cho các nước yếu, thế mà PHN khuyên dân ta phải học theo Mỹ mới có được lòng yêu nước. Chỉ có đầu óc quen làm nô lệ mới nghĩ ra và can đảm viết lên điều này.

Ngày nay bất cứ ai muốn tìm hiểu cũng có thể tìm được thông tin và ai cũng nhận ra hai cuộc chiến Nam Bắc Mỹ và cuộc chiến tranh VN hoàn toàn khác xa nhau cả về tính chất lẫn  quy mô. Việc so sánh là là có ý đồ đen tối và vô cùng khập khiễng.

Cuộc chiến tranh VN là cuộc chiến tranh đánh đuổi ngoại xâm  giành độc lập từ 2 đế quốc. Dù cuộc chiến có sự hiện diện của quân đội VNCH đi nữa nó cũng không thể gọi được là cuộc nội chiến vì VNCH được đẻ ra và là công cụ của Pháp rồi đến Mỹ.  Đánh Pháp, đánh Mỹ là buộc phải đánh VNCH, dù đó là anh em,  dù đó là đồng bào.  Đó là điều dĩ nhiên, đó là sự bắt buộc,  đó là sự nghiệt ngã của chiến tranh. Đó mới là nguyên nhân của những nỗi niềm cờ vàng kéo dài gần 4 thập kỷ qua.

Một quân đội được đẻ ra và nuôi dưỡng bởi đế quốc, được chỉ huy bằng những tướng lãnh được đào tạo bởi thực dân và đế quốc như quân đội VNCH, bị  sai khiến và lệ thuộc hoàn toàn vào  ngoại bang không thể so sánh với quân ly khai miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ được.

Những người CS từng  xác định trong chiến lược của mình là chỉ cần đuổi bố chạy thì con sẽ chết, họ đã đúng và thưc tế đã chứng minh y như thế.  Hiệp định Paris CSVN cũng ở chiếu trên ký với bố Mỹ chứ không phải với con VNCH.

Từ bản chất cuộc chiến hoàn toàn khác nhau cho nên những so sánh của PHN về cuộc chiến VN với cuộc nội chiến Mỹ hoàn toàn không có giá trị.

PHN đề cao “tinh thần hào hiệp mã thượng” của người Mỹ, nhưng lại nhìn dân tộc VN  với cái nhìn đã bị Mỹ hóa và đầy hận thù  cho nên thể không thấy được dân tộc ta ứng xử nhân bản như thế nào với cựu thù.

Nói về tính  nhân bản và tinh thần mã thượng của  dân tộc ta thì chính người Mỹ phải công nhận trước tiên. Những cựu binh Mỹ từng gây tội ác với nhân dân ta vô cùng ngạc nhiên bởi thái độ của người dân đối với họ khi họ quay lại chiến trường xưa, chính thái độ và cách hành xử nhân bản đó đã cảm hóa được rất nhiều người mà ta có thể tìm thấy vô số dữ kiện loại này trên interrnet.

Nếu so sánh điều này với người Nhật thì PHN hãy đọc bản tin sâu đây :


Tạp chí National Geographic Vol.182, No. 5 ra ngày 18 – 11- 1992 có bài “Portugal’s sea road to the East” p. 56- 93, cho biết : Vào năm 1638 tại Nagasaki Nhật bản có khỏang 100 ngàn giáo dân Công giáo làm nội ứng cho quân Bồ Đào Nha xâm chiếm Nhật. Triều đình Nhật cử tướng Lemitsu đem đại quân đến đánh bật bọn xâm lược ra khỏi đất nước. Tất cả cha cố, thừa sai bị tử hình, và 37 ngàn tên giáo dân Công giáo nối giáo cho giặc bị tiêu diệt . Một số tên trốn thoát nhảy theo tàu Bồ Đào Nha trốn sang Hội An Việt Nam.”

Ở VN chiêu trò của thực dân cũng chẳng khác gì . Nửa cuối thế kỷ 19 có đến 600 ngàn người theo tôn giáo này phá bỏ tập tục cha ông, lìa bỏ nề nếp văn hóa dân tộc . Tuy nhiên, trước khi Pháp đổ quân xâm chiếm Việt Nam, những người Công giáo được coi là những công dân lầm lạc vì nhẹ dạ và ngu dốt nên Triều Đình và nhân dân Việt Nam không nỡ ra tay với  họ. Nhưng kể từ khi Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1858, đa số giáo dân Công giáo đã trắng trợn ra mặt theo giặc và phản bội Tổ Quốc.

Năm 1873, 5000 giáo dân Ca tô dưới sự lãnh đạo của linh mục Trận Lục giúp Pháp hạ thành Ninh Bình và đánh chiếm chiến lũy Ba Đình cỉa Đinh Công Tráng.

Trần Bá Lộc, sinh năm 1834 trong một gia đình Công giáo tại Long Xuyên. Lộc xin vào đoàn quân Công giáo do Charner tổ chức chuyên việc lùng quét các nhóm quân kháng chiến. Sau khi tham gia nhiều trận đánh tái chiếm Rạch Giá, Lộc được Pháp phong chức tổng đốc Rạch Giá. Y là tên đại Việt gian được Pháp tín nhiệm trao nhiệm vụ triệt hạ phong trào kháng chiến từ Quảng Nam đến Phan Thiết. Với nhiệm vụ này, Trần Bá Lộc đã giết hại khoảng 25 ngàn người Việt yêu nước.

Trần Tử Ca, nguyên là một người bên lương, sinh trưởng tại Gò Vấp. Lúc đầu y đi theo kháng chiến, nhưng sau đó y theo đạo, rời bỏ hàng ngũ kháng chiến theo giặc chống lại Tổ Quốc. Năm 1862, Ca được Pháp bổ làm tri huyện Hóc Môn. Năm 1865, y đi theo quân đội Pháp càn quét các tỉnh miền Tây. Đêm 9-2-1885, Ca bị nghĩa quân giết chết .

Huỳnh Công Tấn   một người Công giáo trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861. Ngày 20-8-1864, Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết  Trương Định tại Gò Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập Công giáo vây bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc. Như vậy, riêng một mình y đã sát hại được hai nhà cách mạng kháng chiến nổi tiếng tại Nam Kỳ. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn này !

Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng, nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định.Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử. “(1)

Nhìn những sự kiện lịch sử nêu trên, nếu so sánh hành động tàn sát giáo dân của người Nhật với việc cấm đạo của vua quan các triều đại phong kiến VN thì VN còn quá nhẹ, quá  hiền và quá nhân đạo.

Học gì từ “tinh thần hào hiệp mã thượng” của người Mỹ và người Nhật đây hả ông PHN?

PHN viết :
Người Việt Nam ngày nay không còn mấy ai hãnh diện về đất nước 

Không hiểu PHN căn cứ vào đâu để phát biểu hàm hồ  như thế, Cứ nhìn những giọt nước mắt sung sướng nghẹn ngào mỗi khi cờ VN được kéo lên khi vận động viên đem huy chương về cho tổ quốc. Cứ nhìn màu đỏ rực lửa trên sân vận động mỗi khi có đội VN thi đấu. Cứ nhìn rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường khi VN thắng trận đủ để thấy PHN phát biểu lếu láo và vô cùng cảm tính. Cũng chỉ vì căm thù mà  PHN hồ đồ dán cái bất mãn của mình cho cả dân tộc.

PHN viết :
Vào ngày 7/5/1975, có nghĩa là chỉ có 1 tuần sau khi quân đội Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trong lễ ăn mừng chiến thắng tướng Trần Văn Trà đã nói trước mặt mọi người: “Trong cuộc chiến này, cả Miền Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận”.

Và dĩ nhiên, sau khi bóp méo câu nói của Tướng Trà rồi so sánh với phát biểu  của tướng Ulysses Grant PHN phán thòng thêm một câu đá giò lái CS như sau :

“…câu nói của tướng Trần Văn Trà là câu nói mị dân, nằm trong mục đích tuyên truyền của chế độ để gạt tất cả những quân dân cán chính của VNCH, tin vào chính sách “khoan hồng của Đảng”

Thực tế Tướng Trà phát biểu  không phải là trong lễ mừng chiến thắng như PHN viết, mà phát biểu  khi ông trực tiếp gặp tổng thống Dương Văn Minh, phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ tướng Vũ Văn Mẫu vừa thông báo quyết định, vừa truyền đạt chính sách của cách mạng như sau :

“Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định trả tự do cho các ông về với gia đình. Giờ đây miền Nam Việt Nam đã được hoàn toàn giải phóng, nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai đã toàn thắng…


Bây giờ đất nước Việt Nam đã độc lập và thống nhất, không phải là lúc nói chuyện người thắng kẻ thua. Đối với chúng ta, không có kẻ thua, người thắng mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta thắng Mỹ…

Mỗi người Việt Nam lúc này hãy thực hiện tốt chính sách hòa hợp dân tộc của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đem hết sức lực và trí tuệ của mình để góp phần xây dựng đất nước sau 30 năm chiến tranh tàn phá…”.


Ngay từ những giờ phút đầu tiên khi đối phương đầu hàng Tướng Trà đã nói đến việc hòa giải dân tộc.

Kiểu bóp méo xuyên tạc và so sánh trí trá xảo quyệt của PHN dễ làm cho những người thiếu thông tin bị lừa. Nếu phải so sánh các hành xử của các tướng lãnh Nam Bắc Mỹ trong cuộc nội chiến thì hãy so sánh với sự chống đối và ly khai của Ba Cụt dưới chế độ VNCH là chính xác nhất. Ba cụt cũng ly khai và không chấp nhận quyền lực của Ngô Đình Diệm, Ba cụt cũng thất bại như các tướng miền Nam trong cuộc chiến Nam Bắc Mỹ nhưng Ba Cụt thì  cuối cùng bị Ngô Đình Điệm . . .  tử hình. Không hiểu sao PHN không phân tích “tinh thần mã thượng” của chế độ VNCH và  lý do gì chế độ VNCH không học theo Mỹ trong trường hợp này nhỉ?

Đứng trên quan điểm của kẻ phi dân tộc thì luôn có hành xử phản dân tộc. Đứng trên quan điểm của kẻ quen làm  nô lệ thì không bao giờ hiểu được giá trị đích thực của độc lập tự do. Nhưng đó lại chính là góc nhìn của những kẻ chống cộng bao năm nay . Chính từ góc nhìn này cộng với  hận thù triền miên mà họ không bao giờ có được niềm  tự hào của người dân Việt như chúng ta. Họ bi quan cho cái tiền đồ chống cộng của họ,  họ đổ lỗi cho hoàn cảnh, họ đổ lỗi cho Cộng Sản và thậm chí đổ lỗi cho  cả dân tộc ta như luận điệu của cây viết cờ vàng PHN này.
Đó cũng là lý do tôi đặt tựa cho bài viết này là “KHI KẺ NÔ LỆ DẠY TA YÊU NƯỚC”

(1) Charlie Nguyễn  : Hồ Sơ Tộc Ác của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công GiáoViệt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19

KẺ BỎ CHẠY KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN DÂN

Vì sao người ta bỏ chạy khi CSGT hoặc CSCĐ tuýt còi?


Điều đầu tiên phải khẳng định "KẺ BỎ CHẠY KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN DÂN". Tôi chắc chắn về điều đó! Cha tôi, mẹ tôi, bác tôi, cậu tôi, anh em tôi, bạn tôi...không ai trong số họ bỏ chạy khi bị thổi phạt, nhân dân không bao giờ bỏ chạy. Vì vậy, kẻ bỏ chạy hắn không phải một trong số nhân dân.

Hắn có thể là ai?

Là tội phạm giết người đang trốn truy nã toàn quốc.

Là kẻ buôn ma tuý sừng sỏ.

Là kẻ bán ma tuý cho con cái của bạn.

Là kẻ vừa giết ai đó rồi bỏ chạy.

Là quân trộm cướp bất lương.
.....

Vì vậy không những cảnh sát phải truy đuổi nó mà chính nhân dân cũng phải truy đuổi nó. Không cho nó thoát! Dù có thiệt hại bao nhiêu cũng phải chấp nhận đánh đổi để đất nước có một nền hoà bình thật sự.

Hãy như Philippin - BẮN HẾT TỘI PHẠM.

Nguồn: Trần Văn Hoàng Phúc

TRUNG QUỐC KÊU GỌI CHUẨN BỊ "CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRÊN BIỂN"


Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" để đối phó với những mối đe dọa an ninh ngoài khơi và bảo vệ cái gọi là chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn "kêu gọi công nhận sự nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt là mối đe dọa từ ngoài biển", hãng tin Xinhua hôm nay cho biết.

Quân đội, cảnh sát và người dân nên chuẩn bị sẵn sàng để "bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ", ông Thường nói trong chuyến thăm tỉnh Chiết Giang. Hãng tin không nêu ngày diễn ra chuyến thăm và không cung cấp thêm chi tiết.

Bình luận của ông Thường được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tòa Trọng tài, The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ phán quyết này.

Trung Quốc còn cải tạo một số đá chiếm phi pháp ở Biển Đông, biến chúng thành đảo nhân tạo rồi xây đường băng cùng các công trình trên đó. Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra trên biển sát các đá để khẳng định nguyên tắc tự do đi lại, động thái khiến Trung Quốc tức tối.

Trung Quốc hôm nay ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc" ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây. Động thái này được cho là nhằm tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Nhật Bản cùng ngày ra sách trắng quốc phòng cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ tạo ra xung đột với các quốc gia khác trong khu vực liên quan đến lập trường của Bắc Kinh về tranh chấp trên biển.

Như Tâm

Ông Hun Sen hà tất phải giải thích: “Việt Nam không phải ông chủ của tôi”?

(Giáo Dục) - Ông Hun Sen đường đường là đương kim Thủ tướng một nước, hà tất phải đôi co với một tiếng nói nào đó trên mạng xã hội không ưa mình.

The Phnom Penh Post ngày 2/8 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua đã đáp lại cáo buộc của một người sử dụng Facebook với tên gọi “Pham Duc Hien” rằng ông đã “phản bội” nước láng giềng phía Đông của Campuchia bằng tuyên bố: Việt Nam không phải là ông chủ của tôi!

Tờ báo The Phnom Penh Post đánh giá, ông Hun Sen đã sử dụng ngôn ngữ “mạnh mẽ bất thường” để phản ứng với một nhận xét từ một người nào đó trong cộng đồng mạng.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: VOA Cambodia.

“Bạn cần phải biết rằng tôi chỉ trung thành với nhân dân Campuchia, Đức Vua và người vợ yêu quý của tôi. Việt Nam không phải là ông chủ của tôi mà tôi phải trung thành với họ.

Nếu bạn là một người Việt Nam sống tại Campuchia, bạn phải tôn trọng pháp luật của Campuchia. Nếu bạn đang sống ở Campuchia một cách bất hợp pháp, bạn sẽ phải rời khỏi Campuchia.

Còn nếu bạn đang sống ở Việt Nam, xin vui lòng yêu quý các nhà lãnh đạo Việt Nam.”Thủ tướng Campuchia tuyên bố.

Xung quanh phát biểu này của ông Hun Sen, The Phnom Penh Post đưa ra lý giải:

“Những người phản đối Thủ tướng Hun Sen từ lâu đã chỉ trích mối quan hệ giữa đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền với Việt Nam.

Những người này cho rằng, Việt Nam – quốc gia đã từng ủng hộ cuộc chiến chống lại lực lượng (diệt chủng) Khmer Đỏ và giúp các thành viên cốt cán của CPP lên vị trí quyền lực, vẫn còn có quá nhiều ảnh hưởng trong vương quốc.

Tuy nhiên gần đây Campuchia đã thay đổi thái độ hướng về phía Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia. Giới phân tích Campuchia tin rằng điều này giúp Thủ tướng Hun Sen cởi mở hơn trong quan hệ với Việt Nam.

Năm ngoái Bộ Ngoại giao Campuchia đã công bố một số công hàm ngoại giao ngắn gọn gửi đến Việt Nam phản đối việc xây dựng trong khu vực “biên giới có tranh chấp”, một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều người dân Campuchia.

Phát biểu ngày hôm qua, nhà quan sát chính trị Ou Virak nhận xét, những ý kiến xuất hiện gần đây nhằm vào (lôi kéo) các cử tri thích chỉ trích Việt Nam, đồng thời là nỗ lực để trung hòa một trong những vũ khí chính của phe đối lập nhằm vào ông.

“Nhưng câu hỏi đặt ra là: Họ có tin ông không?” Ou Virak nhấn mạnh. Có một sự khác biệt giữa phương tiện truyền thông xã hội và các bản tin về chính sách đối ngoại.”

Phát biểu của ông Hun Sen không xứng tầm cương vị Thủ tướng

Những bình luận của truyền thông và giới quan sát Campuchia cho thấy, dường như phát biểu này của Thủ tướng Hun Sen không đơn thuần là câu trả lời bột phát nhằm vào một bình luận cụ thể từ một người dùng Facebook nào đó trên mạng internet.

Tuy nhiên ở cương vị Thủ tướng một nước, người viết cho rằng chuyện ông Hun Sen phải giải thích một điều đương nhiên là việc không cần thiết.

Là 2 nước láng giềng cùng nằm trong bán đảo Đông Dương, cùng đấu tranh giành độc lập từ thực dân ngoại bang đô hộ, việc hai bên có sự hợp tác qua lại giúp đỡ nhau là chuyện thường tình, đó là việc của quá khứ.

Không có hôm qua thì đâu có hôm nay, đó là chuyện thường tình không cần phải giải thích, càng không nên cố bác bỏ.

Còn ngày nay, ông Hun Sen đường đường là đương kim Thủ tướng một nước, hà tất phải đôi co với một tiếng nói nào đó không ưa mình. Bởi lẽ khi đã ngồi vào chiếc ghế quyền lực, tức là các chính khách đã chấp nhận phải sống chung với tin đồn, dư luận thị phi.

Ông Hun Sen là đương kim Thủ tướng Campuchia, việc ông chỉ trung thành với nhân dân Campuchia, Đức vua Sihamoni (và vợ ông) có lẽ là điều đương nhiên không phải bàn cãi. Càng thanh minh, ông chỉ càng khiến người ta có cớ để nghi ngờ.

Bình luận của The Phnom Penh Post và Ou Virak cũng cho thấy, tư tưởng bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia đã được phe đối lập CNRP sử dụng làm chiêu bài kích động, lôi kéo các cử tri trẻ tuổi, thiếu kiến thức và thông tin về quan hệ hai nước, đáng lẽ ra phải là bài học để Thủ tướng Hun Sen tránh xa.

Chính ông Hun Sen đã nhận thấy sự nguy hiểm của một số quan điểm chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia do một số thế lực chính trị đối lập kích động có thể gây bất ổn xã hội tại đất nước Chùa Tháp.

Cũng chính ông Hun Sen đã chỉ đạo các cơ quan chức năng Campuchia trừng trị thích đáng những kẻ ngụy tạo bản đồ, tài liệu để tuyên truyền xuyên tạc về biên giới Campuchia – Việt Nam với đầy đủ chứng cứ thuyết phục, làm yên lòng dân và dẹp bỏ những mầm mống phản loạn.

Biên giới Việt Nam – Campuchia tạm thời đã không còn là con bài hữu dụng để các phe phái chính trị đối lập tại Campuchia có thể lợi dụng để chống lại lợi ích chính đáng của nhân dân, đất nước Campuchia, CPP và cá nhân ngài Thủ tướng.

Nay bỗng dưng ông lại có những phát biểu dễ bị người ta lợi dụng, thực là điều khó hiểu.

Còn nếu giả thuyết mà nhà phân tích Ou Virak đưa ra là đúng thì thật tai hại. Sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi làm mồi nhử lôi kéo phiếu bầu có thể mang lại những hiệu quả nhất thời, nhưng chắc chắn về lâu dài sẽ là mồi lửa châm ngòi xung đột trong xã hội Campuchia, gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng.

Người viết hy vọng rằng, bình luận của ông Ou Virak chỉ là một “thuyết âm mưu”, chỉ thể hiện góc nhìn của cá nhân ông chứ không phải ý định của Thủ tướng Hun Sen.

Xương máu của hàng ngàn bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia xóa bỏ nạn diệt chủng, xóa bỏ lực lượng phạm tội ác chống lại loài người – Khmer Đỏ được Bắc Kinh hậu thuẫn, đó là một sự thật. Bởi lẽ láng giềng liền dậu liền sân, giúp nhân dân Campuchia cũng là giúp mình.

Bất cứ một kẻ nào xuyên tạc lịch sử, phỉ báng sự hinh sinh và giúp đỡ cao quý ấy của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đều phải bị lên án.

Cá nhân người viết cho rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng thân thiện, hai thành viên bình đẳng trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc như tất cả các quốc gia còn lại.

Không có chuyện ai là “ông chủ” của ai. Tuy nhiên, nếu cứ để cho những mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy thì cái thời của Khmer Đỏ quay lại cũng không phải là điều không thể, nhân dân Campuchia sẽ lại phải đối mặt với chết chóc, hoàng tàn.

PHÓNG SỰ PATE VÀ XÚC XÍCH CỦA VTV24 LẠI BỊ TỐ LÀM GIẢ

Cuteo@


Phóng sự "Thâm nhập cơ sở xản xuất xúc xích và pate bẩn" trong chương trình Nói không với thực phẩm bẩn của Trung tâm tin tức VTV24 lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các phóng viên về lương tâm nghề báo.

Công bằng mà nói, Chương trình Nói không với thực phẩm bẩn của Trung tâm tin tức VTV24 là chương trình nên làm, nhưng với điều kiện nó phải là sự thật.

Phóng sự của chương trình với nội dung thâm nhập vào một cơ sở xản xuất xúc xích, pate bẩn hiện đang bị người xem bóc mẽ là làm giả và dàn dựng. Xem clip:

http://www.youtube.com/attribution_link?a=zv89gQU-Axs&u=/watch%3Fv%3DyvNgpqXZiLo%26feature%3Dem-upload_owner

Sau khi phóng sự dài 4 phút được thực hiện tại một cơ sở sản xuất xúc xích, pate ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), ngay lập tức đã bị bóc mẽ bởi những tình tiết vô lý:

1. Hình ảnh ông chủ cơ sở sản xuất từ năm 14 tuổi rất vui vẻ, nhiệt tình và có phần hơi thái quá đã làm người xem nghi ngờ. Tôi tin rằng, không một ông chủ cơ sở sản xuất nào lại đồng ý cho ê kíp thực hiện phóng sự về chuyện sản xuất thực phẩm bẩn của mình đâu. Chả lẽ họ không sợ bị phạt?

2. Phóng viên nữ luôn miệng kêu hôi tanh, chứng tỏ cô không hiểu biết gì về thực phẩm. Nguyên liệu mà không có mùi thì chỉ có thể là nguyên liệu đã được tẩy bằng hóa chất và việc làm sạch lòng bằng chanh và muối là điều hết sức bình thường.

3. Xem clip, những gì mà cô phóng viên nói là gia vị không rõ nguồn gốc đều rất dễ nhận ra, đó là ngũ vị hương. Tôi ngạc nhiên vì cô PV không hề biết đến hàn the, và nực cười là cô gọi nó là bột thạch anh.

4. Clip cho thấy tại Cơ sở sản xuất ruồi nhặng khá nhiều, đó là thực tế đáng lo ngại. Nhưng quan sát kỹ, sau khi làm sạch thì toàn bộ nguyên liệu được đưa vào máy xay và chiếc máy này không có ruồi nhặng như cô luôn miệng kêu ca. có lẽ, điểm trừ duy nhất làm cho món ăn trở nên mất vệ sinh là chủ xưởng dùng tay không chế biến.

Tôi chưa kết luận gì, nhưng cảnh quay là thật, còn ê kíp có dàn dựng hay không thì cần có lời giải thích từ nhà đài.