2016/07/02

Rodrigo Duterte: "Tôi đã đụng chạm với Giáo Hội vì nó không còn thực tế"

Rodrigo Duterte: "I've been colliding with the Church because it’s no longer realistic"
by Joseph Pelletier/ ChurchMilitant.com


LTS: Đây là bản dịch từ một bài trên mạng churchmilitant.com (binh sĩ của giáo hội) về mối quan hệ giữa tổng thống Rodrigo Dutert và Giáo Hội Ca-tô Rô-ma ở Philippines. Nguyên bản tiếng Anh gọi ông Rodrigo Duterte  là nhà "độc tài", hình như cố tạo dư luận chống lại ông, nhưng nội dung bài viết thể hiện rất rõ mối rạn nứt này. Dân Phi toàn tòng đã tỉnh ngộ chăng? Hay đang có một âm mưu gì với Rodrigo Duterte? (SH)
 

MANILA (ChurchMilitant.com) - Tổng thống mới đắc cử của Philippines đưa ra lập trường về việc ngừa thai thay cho quan điểm của Giáo hội Công giáo Rôma. 

Phát biểu hôm thứ Hai tại  buổi lễ chào cờ trước tòa thị chính Davao, Rodrigo Duterte tuyên bố các kế hoạch triển khai thực hiện "Chương trình kế hoạch hóa gia đình". Ông đã từng thực hiện chương trình này trong thời gian làm thị trưởng thành phố Davao, trong đó bao gồm sự thúc đẩy qui mô tổng lực cho sự ứng dụng phương pháp ngừa thai hay triệt sản, và tặng thưởng tiền mặt cho những người tự nguyện đi thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng, kể cả tặng thưởng cho các bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật.

Nhà độc tài thừa nhận được người ta biết đến qua những nhận xét thẳng thắng của mình. Duterte cũng nói đùa về việc bắt buộc "thiến" đối với những người đàn ông nào từ chối hợp tác với chương trình của mình.

Đề cập đến số con cái lý tưởng cần đủ cho mỗi gia đình, ông tuyên bố: "Ba là đủ rồi". Ông quả quyết rằng gia đình nào có số con nhiều hơn có xu hướng rơi vào cảnh nghèo khổ. Tỷ lệ sinh trung bình hiện tại trong nước Philippines có đa số là người Công giáo là 2,9 con cho mỗi gia đình, mặc dù dân số đã tăng thêm 10 triệu kể từ năm 2010, và là một trong những quốc gia có dân số tăng nhanh nhất châu Á.

Duterte, người dự kiến sẽ nhậm chức vào thứ năm (30 tháng 6, 2016), cũng đưa ra lời khen ngợi cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos, người lãnh đạo Tin lành đầu tiên của quốc gia, người được cho là đã "đi xa nhất trong bất kỳ chính quyền nào trong việc phản đối vị trí của Giáo Hội về ngừa thai và phá thai." Tương tự như vậy, người tiền nhiệm của Duterte, Benigno Aquino, công khai thách thức Giáo Hội về việc ngừa thai với việc thông qua một đạo luật năm 2012, gọi tắt là Dự luật Sức khỏe Sinh sản (SKSS), cung ứng miễn phí việc ngừa thai và sinh đẻ có kế hoạch, thêm vào đó là việc thực hiện các chương trình giáo dục giới tính trong các trường công lập; tính hợp hiến của các đạo luật được tòa án tối cao tán thành vào năm 2014.

Liên quan đến mối quan hệ gây tranh cãi của mình với Giáo Hội Công giáo Rôma, Duterte tiết lộ ông đã  "đụng chạm với Giáo Hội vì nó không còn thực tế," khi đề cập lời rao giảng của Giáo Hội về việc ngừa thai.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày Chủ nhật trên chương trình truyền hình thành phố Davao hàng tuần, Duterte cáo buộc Giáo Hội về việc làm cho dân Philippines "hoàn toàn chẳng biết gì" về việc ngừa thai, và sử dụng lời rao giảng của Giáo Hội như một phương tiện để kiểm soát công chúng. Ông cáo buộc "Mấy ông [lãnh đạo Giáo hội] nói với bọn trẻ con rằng chúng sẽ xuống hỏa ngục", "Các ông luôn luôn sử dụng điều này để dọa chúng. Nhưng điều đó là không đúng sự thật. Hỏa ngục là đây này."

Trong danh sách các chướng ngại sẽ được vị tổng thống mới tháo gở là bình luận mới nhất của ông hôm Chủ Nhật chống lại Giáo Hội Công giáo Rôma và các giáo phẩm lãnh đạo ở Philippines, kể cả việc gọi GH Francis là "con trai của một con điếm" trong vụ tắc nghẽn giao thông do chuyến thăm Philippines của giáo hoàng vào Tháng Giêng. Trong thời gian tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống, Duterte cũng đe dọa sự có mặt của Giáo Hội tại Philippines, ông nói:

Tôi sẽ hủy diệt Giáo hội và tình trạng hiện nay đã có quá nhiều linh mục và những gì họ làm. Linh mục, giám mục các ông, các ông lên án tôi và đề nghị tôi rút lui, nhưng rồi tôi sẽ bắt đầu mở miệng. Hiện có rất nhiều điều bí mật mà chúng tôi còn giữ kín từ khi còn là trẻ con. Đừng ép (tôi nói) vì tôn giáo này không phải là cái gì thiêng liêng.

 Thêm vào đó, trong mùa bầu cử, Duterte không được các giám mục hỗ trợ, ông gọi Giáo Hội là "tổ chức đạo đức giả nhất hạng."

"Một số người dân ở ngay tại Philippines thậm chí còn không có khả năng có cái để ăn hoặc thuốc chữa bệnh trong khi các ông đang thụ hưởng tiền bạc của người dân," [lời chửi rủa] Duterte cáo buộc. "Các ông có tự thấy xấu hổ không [lời chửi rủa]?"

Nhiều ý kiến của nhà độc tài đã được gửi thẳng đến hội nghị các giám mục Ca-tô Rôma giáo của Philippines, Chủ tọa hội nghị tổng giám mục Socrates Villegas than thở "người dân nước tôi đã trở thành thứ cặn bã."
SG, th. 6-2016


Người dịch: Nguyễn Trí Cảm


Rodrigo Duterte: "I've been colliding with the Church because it’s no longer realistic"
MANILA (ChurchMilitant.com) - The newly elected president of The Philippines is taking on the Catholic Church over its stance on contraception.
Speaking Monday at a flag-raising ceremony in front of Davao city hall, Rodrigo Duterte announced the plans on implementing the "program of family planning" he had enforced while acting as mayor of Davao City, which included a massive push for birth control use and sterilization and offered cash rewards to those who voluntarily underwent vasectomies or ligations, in addition to the doctors who offered to perform the surgeries. 
A self-professed dictator known for his crass remarks, Duterte also joked about imposing forced castration on men who refuse to cooperate with his program.
Referring to his own ideal of the sufficient number of children per family, the dictator declared, "Three is enough," stating that families with more children tend to find themselves in abject poverty. The current birthrate average in the majority-Catholic country is 2.9 children for each Filipino family, although the population has increased by 10 million since 2010 and is one of Asia's fastest growing populations.
Duterte, who is scheduled to take office Thursday, also offered praise to former Philippines president Fidel Ramos, the nation's first Protestant leader, who is credited for having "gone the farthest of any administration in opposing the Church's positions on contraception and abortion." Similarly, Duterte's predecessor, Benigno Aquino, publicly challenged the Church on contraception with the passage of a 2012 law, referred to as the Reproductive Health (RH) bill, that provided free access to contraception and birth control, in addition to implementing sex education programs in the nation's schools; the constitutionality of the law was upheld by the country's supreme court in 2014. 
Referencing his own contentious relationship with the Catholic Church, Duterte revealed he has been "colliding with the Church because it's no longer realistic," referring to the Church's teaching on contraception.
In an interview Sunday on his weekly Davao City television show, Duterte charged the Church with keeping the Philippines' population "in total ignorance" regarding birth control and using Church teaching as a means of controlling the public. "You [Church leaders] tell the children that they will go to Hell," he accused. "You always use that to scare them. But that is not true. Hell is here."
Sunday's comments are the newest in a list of barbs leveled by the new president against the Catholic Church and its leaders in the Philippines, including calling Pope Francis "a son of a whore" during a traffic jam caused by the papal visit to the country in January. During his run for the presidency, Duterte also threatened the presence of the Church in the Philippines, stating,
I will destroy the Church and the present status of so many priests and what they are doing. You priests, bishops, you condemn me and suggest I withdraw, but then I will start to open my mouth. There are so many secrets that we kept as children. Do not force (me to speak) because this religion is not so sacred.
Additionally, during the election season, when Duterte did not receive the support of the bishops, he called the Church "the most hypocritical institution."
"Some people here in the Philippines can't even afford to have food to eat or get medicine while you're enjoying the money of the [expletive] people," Duterte accused. "Aren't you ashamed of yourselves, you [expletive]?"
Many of the dictator's comments have been addressed by the Philippines' Catholic bishops conference, with president Bp. Socrates Villegas lamenting, "My countrymen have gone to the dregs." 
Source http://www.churchmilitant.com/news/article/dictator-duterte-tackles-contraception-catholic-church

2016/07/01

BỘ TRƯỞNG TRƯƠNG MINH TUẤN: CÓ THẾ LỰC CHỐNG PHÁ LỢI DỤNG TÌNH TRẠNG CÁ CHẾT ĐỂ KÍCH ĐỘNG GÂY BẤT AN

Tại cuộc họp báo Chính phủ chuyên đề diễn ra chiều 30/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã lý giải vì sao đến thời điểm này mới công bố nguyên nhân cá chết và khẳng định không có chuyện ngăn cản báo chí đưa tin về sự việc này.


Việc chính thức công bố nguyên nhân, chủ thể cũng như các biện pháp xử lý xung quanh việc cá chết chứng tỏ Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương công khai minh bạch diễn biến và các biện pháp xử lý sự cố môi trường nghiêm trọng này.

Tôi xin nhắc lại, ngay từ đầu, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước , Chính phủ đã tích cực, quyết liệt chỉ đạo. Thủ tướng, các Phó thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và tổ chức hàng chục cuộc họp về vấn đề này, yêu cầu điều tra nhanh chóng, xác định nguyên nhân và thủ phạm gây ra nguyên nhân, đánh giá thiệt hại kinh tế, xã hội, môi trường, kịp thời có biện pháp hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật các tổ chức cá nhân sai phạm, bất kể họ là ai.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Tại sao tìm ra nguyên nhân nhưng chậm công bố. Chúng ta biết, công bố nguyên nhân là để giải quyết kịp thời hậu quả, công bố thủ phạm là để xử lý sai phạm, điều tra nguyên nhân và điều tra thủ phạm là hai quá trình điều tra khác nhau và công bố vào các thời điểm khác nhau.

Điều tra nguyên nhân được tiến hành bởi các nhà khoa học, đối tượng là các dữ kiện. Điều tra tìm thủ phạm được tiến hành bởi các cơ quan điều tra phối hợp với các nhà khoa học, đối tượng là con người nên phức tạp hơn nhiều. Như tôi đã nói tại cuộc họp báo lần trước, việc công bố ai là kẻ gây ra sự cố nghiêm trọng này cần có quá trình điều tra để xác định chứng cứ, quá trình điều tra có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các nhà khoa học và các địa phương.

Tôi xin nhấn mạnh, kết quả điều tra là khách quan, chỉ dựa trên chứng cứ, hoàn toàn loại trừ mọi sự can thiệp làm chậm quá trình điều tra và làm sai lệch kết quả từ bất cứ khâu nào của quá trình điều tra. Các cơ quan tham gia điều tra đã nỗ lực rất lớn, làm hết năng lực và trách nhiệm của mình.

Thời gian qua, dư luận trên các trang mạng xã hội có nhiều ý kiến phản ứng việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết. Tôi cho rằng sự bức xúc đó là sự chính đáng và dễ hiểu, vì sự cố này liên quan đến sự an lành của đất nước, liên quan đến đời sống người dân, đặc biệt là đời sống của hàng vạn ngư dân ven biển tại 4 tỉnh miền Trung.

Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá, sự suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi cho quá trình điều tra. Tôi cần nói thẳng rằng, có thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, thậm chí kích động gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân.

Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc chính đáng của đông đảo người dân nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá Đảng, Nhà nước.

Đến giờ này, có thể khẳng định việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra sự cố môi trường này là kịp thời.

Thực tế chúng ta thấy, sau khi sự cố môi trường xảy ra, báo chí trong và ngoài nước đã đưa rất nhiều, báo chí Việt Nam đã thông tin nhiều chiều về tình trạng cá chết với tần suất dày đặc.

Đảng và Nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin, không chỉ người dân cần biết sự thật mà Đảng và Nhà nước cũng cần biết sự thật, nên yêu cầu tất cả các bộ ngành, địa phương phải vào cuộc.

Tuy nhiên, sau một thời gian, đối với báo chí trong nước, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi có đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng Luật Báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin suy diễn, quy chụp để chờ kết luận điều tra. Việc này là cần thiết để tránh những thông tin suy diễn làm trở ngại quá trình điều tra, tác động đến quá trình điều tra. Trong một sự cố nghiêm trọng và phức tạp như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm, sự điều tra của báo chí không thể thay thế được điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học.

Nhìn chung, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã thông tin kịp thời về sự cố này, đã có sự hậu thuẫn đáng ghi nhận của các cơ quan điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân và thủ phạm gây ra sự cố môi trường này.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nếu chúng ta cung cấp hết thông tin cho báo chí, thì chúng tôi không còn gì là bảo bối để đấu tranh, tìm ra nguyên nhân nữa.

Thanh Huyền

Vụ Formosa, Zân chủ Việt đòi công lý cho ai?

Loa Phường

Kết quả hình ảnh cho họp báo chính phủ 30.6 nguyên nhân cá chết
Khung cảnh cuộc họp báo Chính phủ 30.6.2016
Sau khi Chính phủ công báo nguyên nhân và thủ phạm cá chết kèm theo mức xử lý với thủ phạm "thấu tình đạt lý", như xin lỗi,  đền bù 500 triệu USD,  khắc phục hệ thống xả thải, cam kết tuân thủ pháp luật... Về phía chính quyền,  sẽ xử lý trách nhiệm từ trên xuống dưới (cứ từ từ hóng),  sẽ xây dựng phương án đền bù,  tiền sẽ chi trực tiếp cho dân...  Phải nói rằng,  Chính phủ xứ ta nói và làm kín kẽ,  kỹ càng các phương án.  Ngày cả doanh nghiệp Formosa cũng được khuyến cáo nghỉ 5 ngày sau công báo để bảo vệ an toàn cho người và tài sản!!!


Kết quả hình ảnh cho formosa xin lỗi gây ô nhiễm biển miền trung cam kết bồi thường
Lãnh đạo Formosa xin lỗi người dân
Như các nước khác,  hẳn họ sẽ cho ngay cái kết quả lên rồi dân chúng thoả sức kiện cáo tùm lum.  Nhưng Chính phủ xứ này hiểu dân của họ,  chưa chắc chịu kiện mà dùng luật gậy gộc,  thúng xẻng cùng cờ đỏ sao vàng, kèm theo dây chằng để buộc đồ chở về nhà...Kinh nghiệm vụ Bình Dương  được xem là một kinh nghiệm đắt giá. Vì vậy cùng với kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên môi trường,  Bộ Công an cũng vào cuộc,  củng cố chứng cứ chắc chắn,  truy ra đúng thủ phạm,  hoặc đền bù thích đáng hoặc khởi tố theo đúng trình tự luật pháp.  Tất nhiên,  trong kinh doanh vì lợi nhuận nên gây ra hậu quả nghiêm trọng thường không mấy nước chọn phương án "giết cùng diệt tận", cho nó sống để còn khắc phục thiệt hại,  tạo môi trường đầu tư thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục nuôi dân,  đóng thuế, đầu tư trở lại môi trường.  Nên nhớ,  vô số doanh nghiệp nước ngoài đang nhìn cách xử lý của ta với Formosa để "liệu đường  đi nước bước".
Nhìn lại từ ngày 2/6, Chính phủ đã tuyên bố xác định nguyên nhân cá chết,  đến tận ngày 28/6, Formosa mới cúi đầu nhận tội,  29/6, ngành công an tuyên bố nguyên nhân và thủ phạm,  ngày 30/6 thì Chính phủ hoàn tất,  ra công bố chính thức. Chứng tỏ,  Formosa rất cứng đầu,  và cuộc đấu này căng thẳng đến phút thứ 90 khi thời hạn đưa ra là phải công bố trong tháng 6!
Bình luận về kết quả này,  nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ cho đây là thắng lợi lớn của Chính phủ,  khi tìm ra được nguyên nhân và đã buộc được tên tội phạm có sừng có mỏ nhận tội.
Tuy nhiên, như  nằm trong dự đoán,  công bố đưa ra là cả làng zân chủ dậy sóng ,  tạo hiệu ứng truyền thông áp đảo,  nào là: Chính phủ bán rẻ con dân,  500tr USD đánh đổi sinh mệnh dân tộc,  số tiền đó sẽ rơi vào túi quan lớn quan bé,  thậm chí dựng nên kịch bản ăn chia giữa quan chức với tội đồ Formosa, ... Rút cục phương án của họ là phải lật đổ chế độ này trả đất nước cho "DÂN" mới không để có Formosa nào nữa, phải truy tố từ lãnh đạo cao nhất cho đến các bộ máy liên quan thì Chính phủ mới chứng tỏ "thực tâm"!!!!
Bình luận về nhóm" thổ dân" này (trong đó có thành phần zân chủ) ,  Facebook Lương Trần cho rằng " khác biệt lớn nhất giữa Chánh phủ và thổ dân là ở LÝ TRÍ.  Đứng trước một sự việc, Thổ Dân muốn giải quyết theo lối "cho chết mẹ nó đi" , phải ăn thua đủ , phải cạn tàu ráo máng , phải đánh cho nóa "phiến giáp bất hoàn" , ra sao tính sau , hả giận với cực khoái là được. !!!!
    Cũng sự việc đấy , anh CHÁNH PHỦ luôn tìm cách giải quyết làm sao CÓ LỢI NHẤT, nghĩa là nhân dân (có thổ dân ở trỏng) và đất nước được hưởng lợi ích lớn nhất.  Chánh phủ không chọn phương án đạt cực khoái với hả hế. Chánh phủ hiểu rõ nếu vì cực khoái chốc lát mà đánh đổi lợi ích lâu dài thì khi đói ăn đói mặc lũ thổ dân nó cũng trách móc chửi bới chánh phủ mà thoai
   Trong sự vụ Formosa ,chánh phủ Việt Nam phải đảm bảo 4 mục tiêu khó nhằn : 
1.  Trừng trị thủ phạm , bắt thủ phạm đền bù qua đó nhắn gởi các anh tư bổn khác đang manh nha í định phá hoại môi trường :" Liệu hồn đấy" 
2.  Giữ được mức độ hấp dẫn đầu tư 
3.  Chính trị ổn định     
4.   Cần câu cơm của mấy chục ngàn lao động , chưa kể lồng pào buôn gánh bán mẹt xung quanh Formosa"
....
Tái khẩu : lạ cái ai cũng biết Mỹ rải Dioxin tàn phá đất nước này thế nào , giết hại tận mấy thế hệ Việt Nam ra sao nhưng có đông Thổ Dân hô hào "khép lại quá khứ". Mới đây , các thổ dân cũng hô hào tha thứ cho  tên sát nhân Bob Kerry dù hắn chưa một lần ăn năn xám hối"

Một bạn fbker khác tổng kết,  trừ những vụ tràn dầu,  thủ phạm bắt quả tang đều được đền bù thiệt hại khủng đang là mục tiêu so sánh để lên án Chính phủ cùng hàng loạt "thuyết âm mưu"  kiểu tham nhũng,  bán nước,  còn các anh chị zâm chủ chẳng dám so sánh với các vụ tính chất tuơng tự ở phần lớn các nước là chìm xuồng vì không xác định thủ phạm,  một số vụ khác như ở Mỹ,  Nhật thì dân chúng với luật sư thiện nghệ vào cuộc cũng mất 3 năm,  thậm chí 10 năm mới buộc được doanh nghiệp bồi thường thiệt hại!
Không phải là tự hào nhưng Chính phủ mới đã làm việc rất hiệu quả dù ngày đầu lúng túng ,  thậm chí bị phê kém cỏi trong xử lý khủng hoảng truyền thông và thảm họa môi trường. Tất nhiên,  nói vậy cũng phải thừa nhận vụ Formosa là bài học trong công tác quản lý  doanh nghiệp,  bảo vệ môi trường và cái giá phải trả cho sự yếu kém của nó là không tiền nào mua nổi,  không cách nào lấy lại được.  Việc Chính phủ trước ngày công bố đã răn đe đám phản động chớ kích động biểu tình,  bạo loạn cũng cho thấy họ rất hiểu bản chất của đám "ZÂN"  này. Chúng đâu quan tâm gì đến công lý cho ai,  việc gì lợi cho dân cho nước,  mà chỉ chầu trực cơ hội đòi lật đổ như giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề cần làm trên đất nước này vậy.

Cá chết và một chính phủ minh bạch

Kỳ Duyên 

Chính những bài học trả giá đi trước của các quốc gia phát triển bao giờ cũng giúp ích cho những quốc gia đi sau, trong đó có Việt Nam.
Chỉ tiếc, dường như những bài học đó vẫn chưa được nằm lòng. Và vì thế mà môi trường sống của nước Việt chưa bao giờ có bài học cuối cùng. Vì sao?
500 triệu USD đền bù và lời xin lỗi
Cuối cùng, nỗi đau lớn nhất của người dân suốt hai tháng nay cũng được… vỡ ra.
Chiều ngày 30/6, vào lúc 17 giờ, đã diễn ra cuộc họp báo của Chính phủ chính thức công bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết. Cùng đó là giải pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và phương án đền bù cho ngư dân vùng ảnh hưởng. Cuộc họp được người dân cả nước chờ đợi theo dõi, với bao tâm trạng.
Hai tháng qua, hiện tượng cá chết đã thu hút toàn bộ sự quan tâm của cả đất nước, chất chứa cả hoài nghi và đau đớn. Khiến toàn bộ hệ thống chính trị, nhân dân, truyền thông cả nước phải vào cuộc với thái độ tích cực, quyết liệt. Vì cá chết, biển bị bức tử, không chỉ là nguồn sống của ngư dân 04 tỉnh miền Trung, mà còn là sự hủy hoại kinh tế biển, kinh tế du lịch, môi trường sống lâu dài, ảnh hưởng sức khỏe, thể lực của cả một dân tộc, vào những năm tháng vận nước đang cực kỳ nhiều thách thức.
Nhưng hiện tượng cá chết cũng đòi hỏi sự phân tích khách quan và sáng suốt, khoa học về môi trường, loại trừ dần những giả thiết thiếu cơ sở khoa học, giữa dầy đặc thông tin thiện chí, thiếu thiện chí, khoa học, phản khoa học tung ra trên các trang mạng xã hội, trong thời đại thế giới phẳng.
Người đứng đầu Chính phủ đã nhanh chóng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật bất kỳ ai vi phạm các nguyên tắc bảo vệ môi trường. Ngành chức năng đã huy động hơn 100 nhà khoa học đầu ngành của 30 cơ quan trong và ngoài nước, vào cuộc, điều tra, phản biện độc lập để có được kết luận chính xác nhất.
Còn sự minh bạch là điều dư luận xã hội chờ đợi nhất.
Kết quả điều tra đã cho thấy: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 04 tỉnh miền Trung chết bất thường (VietNamNet, ngày 30/6).
Cũng theo VietNamNet, trước đó, ông Trần Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, cho biết, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ TN&MT chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ đã gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ.
Ngày 28/6, sau nhiều lần làm việc với Bộ TN&MT, các bộ ngành, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm làm hải sản chết hàng loạt tại 04 tỉnh.
Trong hàng loạt cam kết của Formosa với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, có 03 điểm đáng chú ý nhất. Đó là: 1) Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2) Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD. 3) Cam kết hoàn thiện công nghệ sản xuất để xử lý triệt để chất thải trước khi thải ra môi trường, không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua….
Còn trong lời xin lỗi, Chủ tịch Formosa Trần Nguyên Thành cùng ban lãnh đạo Formosa cam kết, thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với Chính phủ liên quan đến vụ việc này, cam kết không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam.
Người dân Việt Nam đang chờ đợi những cam kết nói trên biến thành hiện thực.
Nhưng người dân Việt Nam, cũng chờ đợi ở Chính phủ sự xử lý nghiêm khắc những ai ai có trách nhiệm trong vụ việc đau xót này. Chờ đợi ở các ngành chức năng, chính quyền cơ sở sự minh bạch trong việc thực hiện các phương án đền bù, công bằng, công tâm, răn đe những hành vi ăn chặn, tham nhũng của người dân những vùng thiệt hại.
Một kết thúc có hậu, sau quá nhiều đau đớn và tổn thất lẽ ra không đáng có.
Đùa với sinh mạng người dân?
Hết biển lại đến sông.
Có lẽ, vì quá ám ảnh vụ hàng trăm tấn cá chết ở Vũng Áng mà những ngày này, bỗng rộ lên trên báo chí tâm lý người dân ven sông Hậu rất lo ngại việc Nhà máy Giấy Lee &Man của Trung Quốc (đặt tại Cụm Công nghiệp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đi vào vận hành mỗi năm sẽ xả thải khoảng 28.500 tấn xút (NaOH) ra sông Hậu, chắc chắn gây ô nhiễm môi trường.
Cho dù nhà máy chưa vận hành, nhưng khi báo chí vào cuộc, cũng tóe loe ra biết bao vấn đề, chứng tỏ lo ngại của người dân sông Hậu thật …nhãn tiền.
Bởi trước hết, đây là một dự án khủng. Nhà máy được xem là có quy mô lớn nhất Việt Nam, nằm trong số 05 nhà máy giấy lớn nhất thế giới, tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD, đang ở giai đoạn hoàn thiện. Còn theo TS Tô Văn Trường, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” không có quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang. Và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020 cũng không có quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL.
Vậy tại sao lại có nhà máy này?
Chỉ biết, tháng 8-2007, Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam tổ chức khởi công dự án Nhà máy giấy Lee & Man khiến không ít tỉnh ngỡ ngàng trước chính sách thu hút đầu tư của Hậu Giang, bởi năm 2004, khi tách từ Cần Thơ (cũ), tỉnh này ngoài làng lúa, làng.. hoa quả, hầu như chưa có gì đáng kể, thậm chí còn rất khó khăn.
Đáng chú ý nhất, những nguyên tắc khi triển khai các dự án liên quan đến môi trường đã được Nhà máy Giấy Lee & Man vượt qua, như không có gì là không thể.
Đó là khi mới thành lập, họ đã không làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), mà chỉ làm bản cam kết bảo vệ môi trường. Năm 2008, theo quy định của Nghị định số 21 của CP, họ buộc phải làm báo cáo ĐTM.
Phải khẳng định, những tác động về môi trường của các cụm công nghiệp không thể thuần túy là dân sinh, mà còn là vấn đề khoa học, cần có những ý kiến phản biện dưới góc nhìn và trình độ am hiểu khoa học nhất định, không thể chỉ là những ý kiến nhận xét chung chung, đa dạng kiểu .. “mặt trận”, mỗi thứ một tí rất hình thức, để cuối cùng nhận được khuyến cáo chỉ là “cần lưu ý thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường” và nhất là “giải tỏa đền bù phải thỏa đáng”(!)
Vì sao họ lại chỉ gửi tham vấn một cách sơ sài như vậy. Liệu đó có phải là “cơ sở thực tiễn” để tiến hành triển khai dự án?
Chưa kể, cũng vẫn theo ông Nguyễn Hữu Thiện, một dự án khổng lồ như thế, mối quan ngại chính nằm ở chất lượng nước thải. Trong khi tổng kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước thải chỉ gần 44 triệu đồng/năm với tần suất giám sát 04 lần/năm (với 15 chỉ tiêu). Trong khi vào mùa khô, thủy sản tập trung rất nhiều ở cửa sông Hậu, thì kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước thải chưa đến 50 triệu đồng so với rủi ro, với những thiệt hại to lớn như vậy, hệt chuyện đùa.
Liệu có phải nhà đầu tư Trung Quốc đang…. đùa với sinh mạng của hàng vạn người dân vùng sông Hậu?
Bao nhiêu dòng sông sẽ qua đời?
Còn cơ quan chức năng thì sao? Trả lời báo chí, ngày 27/6, lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường (TN& MT) Hậu Giang cho biết, sẽ giám sát, quan trắc nước thải của dự án nhà máy giấy 24/24 giờ, từ trụ sở của sở TN&MT thông qua hệ thống máy tính. Theo đó, thiết bị quan trắc nước thải tự động sẽ do phía công ty lắp đặt, đấu nối, còn sở TN&MT chỉ nhận kết quả từ máy tính. Nhưng, đến nay hệ thống trên chưa được lắp đặt. Hiện hệ thống máy tính sở TN&MT, UBND mới đang trong quá trình chuẩn bị… đầu tư!
Được biết Bộ TN& MT sắp tới sẽ thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, trong đó có Công ty TNHH Giấy Lee & Man.
Ngày nay, quốc gia nào cũng hiểu, tăng trưởng muốn bền vững phải luôn gắn liền với bảo vệ môi trường. Bởi nhân loại đã trải qua không biết bao nhiêu tấn bi kịch- mặt trái của sự phát triển, khi mà kiến thức lẫn tầm nhìn của con người còn hạn chế, mà nhà tư bản thì “Nếu lợinhuận 300% thì bị treo cổ cũng sẵn sàng làm” (Karl Marx). Chính những bài học trả giá đi trước của các quốc gia phát triển bao giờ cũng giúp ích cho những quốc gia đi sau, trong đó có Việt Nam.
Chỉ tiếc, dường như những bài học đó vẫn như chưa được nằm lòng. Và vì thế mà môi trường sống của nước Việt chưa bao giờ có bài học cuối cùng. Vì sao?
Theo báo Tuổi trẻ ngày 28/6, cũng chẳng riêng gì sông Hậu, mà ngay sông Tiền, đeo bám dọc hai con sông lớn của đồng bằng sông Cửu Long là hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Chưa rõ mức độ gây ô nhiễm của những nhà máy, xí nghiệp này, nhưng hai bên bờ sông và những kênh rạch quanh đó đang chết dần. Tại nhiều nhà máy, khu vực xung quanh bốc mùi hôi thối, đầy ruồi nhặng, nước sông ở đó đầy rác rưởi, đen ngòm.
Còn trong một báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để … giảm chi phí. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận.
Chợt nhớ ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Có một dòng sông đã qua đời
Còn giữa thời kim tiền này, có bao nhiêu dòng sông sẽ qua đời?
Và biển nữa. Ngày xưa biển không… cá chết như bây giờ???
Đến bao giờ biển sẽ lại hồi sinh?

Vì sao 500 triệu USD?

Mẹ Đốp
Đại diện công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xin lỗi. Ảnh cắt từ clip.


Đây có lẽ là câu hỏi thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của dư luận sau khi Chính phủ chính thức công bố nguyên nhân hiện tượng cá chết ở một số tỉnh Miền Trung trong thời gian qua. Điều này lại thực sự nóng lên khi một số thông tin cho rằng, dù chưa tiến hành giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân nhưng Chính phủ đã vội vàng đồng ý với Formosa về mức tiền bồi thường là 500 triệu USD tương đương với 11,5 nghìn tỷ đồng. 
Fb Tạ Phong Tần: "Chưa giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân đã vội vàng hài lòng bàn tính chuyện chia chác 500 triệu USD và quay lại hăm dọa dân. Chuyện khốn nạn này chỉ có nhà cầm quyền csvn mới làm được". 

Trước hết, khách quan mà nói thì 500 triệu USD dùng để bồi thường cho những thiệt hại mà môi trường biển miền Trung cũng như những người dân dựa vào biển để mưu sinh thì quả thực là quá ít ỏi. Đây cũng là điều được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận trong phần trả lời câu hỏi của Phóng viên Hãng tin Nikkei Nhật Bản trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết vào chiều ngày 30/06/2016 tại Hà Nội: "Con số 500 triệu USD với chúng tôi không phải là lớn...". Và với việc chưa tiến hành giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân mà Chính phủ đã đồng ý với mức đền bù này e rằng là hơi tắc trách và người chịu thua thiệt không ai khác chính là người dân. 

Tuy nhiên, đó là góc nhìn của những người ngoài cuộc, những người xét đoán sự việc qua lượng thông tin ít ỏi mà mình thu nhận được. Để hiểu sâu hơn về lí do tại sao Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương chấp nhận con số bồi thường 500 triệu USD mà không phải lớn hơn như thế và việc bồi thường phải được tiến hành sau khi đã giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân (?), xin được chia sẽ thêm đôi điều như sau: 

1. Ngoài việc thừa nhận "Con số 500 triệu USD với chúng tôi không phải là lớn..." thì trong phần trả lời của mình trước câu hỏi của Phóng viên hãng tin Nikkei Nhật Bản, người đứng đầu Bộ Tài nguyên & Môi trường còn cho biết thêm: "Con số này được thống nhất vì mới tính toán tới thiệt hại kinh tế, môi trường biển còn những thiệt hại lớn hơn rất nhiều đó là tổn thương tâm lý, những hệ lụy khác chưa thể tính được. Điều chúng tôi muốn không phải là tiền, chúng tôi muốn Formosa và cổ đông hiểu rằng họ phải có trách nhiệm với những gì đã ra gây ra tại Việt Nam”.

Nghĩa là ngay từ đầu, trong cuộc đấu trí, quy kết trách nhiệm với Formosa, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã không đặt nặng vấn đề tiền bồi thường bởi nó sẽ là vô cùng tận khi mà thảm hoạ vừa qua do côn ty này gây ra là cực lớn. Điều mà phía Việt Nam cần hơn cả chính là sự thừa nhận và cam kết của công ty này nếu muốn tiếp tục hoạt động trên đất Việt Nam. Cho nên, đây là lí do lí giải tại sao liên quan hạng mục bồi thường Chính phủ không tiến hành sau khi giám định thiệt hại và đã tính toán mức bồi thường cho dân mà chỉ tiến hành "thống nhất" trên cơ sở thiệt hại do kinh tế, môi trường biển mà chưa tính toán đến những thiệt hại lớn hơn rất nhiều đó là tổn thương tâm lý, những hệ lụy khác.  

2. Bồi thường 500 triệu USD là một trong 05 nội dung trong bản cam kết mà phía Formosa hứa sẽ thực hiện trước Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong văn bản gửi tới ngày 28/06/2016. Nói như thế để thấy rằng, trong vấn đề 'trách nhiệm" của Formosa tiền không phải là tất cả như quan niệm của nhiều người. Nội dung phân tích sau đây trong bài viết "Tiền không phải là tất cả" đăng trên http://viet24h.org cho thấy rất rõ những 03 cam kết còn lại (ngoài tiền bồi thường và lời xin lỗi) mới thực sự là quan trọng và cần thiết sau những gì đã xảy ra: 

"Cụ thể, ở cam kết thứ nhất, Formosa sẽ công khai xin lỗi Chính phủ, người dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng. Dù chưa thể bù đắp được tất cả những tổn thất về tinh thần, tâm lý cho những người dân Việt Nam sống trong lo âu và sợ hãi sau khi có hiện tượng cá chết nhưng lời xin lỗi từ chính thủ phạm gây ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho chúng ta thấy mình được tôn trọng. Đó cũng là điều mà bất cứ quốc gia nào lâm vào cảnh tương tự cũng sẽ cần.
Ở cam kết thứ hai và thứ ba, Fomosa hứa sẽ khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của xử lý nước thải, chất thải, cam kết xử lý triệt để các chất thải độc trước khi đưa ra môi trường theo quy định, không để tái diễn sự cố như đã xảy ra; Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung xây dựng, bảo đảm không để xảy ra ô nhiễm, nhằm tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế. Tôi cho đây là 02 nội dung cam kết quan trọng nhất mà cho dù số tiền bồi thường thiệt hại lớn hơn con số 500 USD cũng sẽ không ý nghĩa bằng. Những tổn thất về ô nhiễm môi trường biển đã gây nên thì tất yếu chúng ta sẽ phải tính toán để khắc phục phần nào và thời gian sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó nhưng lời 02 lời cam kết này sẽ là một lời đảm bảo cho sự việc tương tự sẽ không xảy đến trong tương lai. Đó mới là điều mà mỗi người dân cần nhất sau tất cả những gì đã xảy ra.
Cam kết thứ 4 (Thực hiện nghiêm túc các cam kết, nếu vi phạm sẽ chịu xử lý của pháp luật Việt Nam) có thể xem là một điều kiện cần để đảm bảo rằng nội dung cam kết 2, 3 sẽ được thực hiện nghiêm túc. Trên thực tế việc đưa một chủ thể ra để xử lý vì họ có sai phạm, trong bất cứ trường hợp nào cũng đều là hạ sách bởi khi đó những tổn thất đã gây nên sẽ khó có thể trả lại như ban đầu. Đó là chưa nói tới những hệ luỵ đi kèm với nó có thể xảy ra ví dụ như người dân ăn cá nhiễm độc vừa qua. Nhưng để răn đe và hạn chế những sai phạm đã xảy ra thì điều khoản này là hết sức cam kết, sẽ không có một doanh nghiệp nào muốn bị xử lý hình sự bởi luật pháp của Nhà nước sở tại vì đó có thể xem là dấu chấm hết không chỉ cho doanh nghiệp tại nơi họ bị xử lý mà sẽ không một đất nước nào dám chào đón họ đến đầu tư!". 
Hơn nữa, đã có những thời điểm, nhất là trong quá trình chờ đợi Chính phủ công bố nguyên nhân hiện tượng cá chết đã có những bài viết phân tích, mổ xẻ căn nguyên gốc rễ gây nên thảm hoạ vừa qua. Trong đó, dù không có các bằng cớ xác đáng và thuyết phục nhưng nhiều học giả, người viết đã cho rằng việc bất chấp lợi nhuận của Chính quyền các cấp trong việc cấp phép cho Formosa vào đầu tư, xây dựng nhà máy tại Hà Tĩnh. Và dù chưa có gì là rõ ràng cho đến thời điểm hiện tại nhưng rõ ràng vai trò của đồng tiền đã bị lên án và phê phán. Song thật là nghịch lý khi Chính phủ đã công bố nguyên nhân, thủ phạm cá chết thì "đồng tiền" lại tiếp tục được đề cập và đặt nặng dù những nội dung cam kết khác còn giá trị hơn. Phải chăng, người ta chỉ lên án sự tác động đồng tiền cho vui chứ thực chất ai cũng loá mắt vì tiền, kể cả những đồng tiền đổi lấy sự chết chóc, đau thương trong 3 tháng qua trên dải đất miền Trung vốn dĩ đã chịu đựng quá những điều tai ương! 
Tiền nhiều chắc gì đã giải quyết được những gì đã xảy ra!

SAO GẦN 03 THÁNG MỚI CÔNG BỐ NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT?

"Bộ trưởng nói cá chết do độc tố cực mạnh thải ra môi trường. Vậy sao gần 3 tháng mới công bố nguyên nhân cá chết?". Đây là nội dung câu hỏi được Phóng viên Báo Vietnamnet gửi đến các đại diện Chính phủ trong cuộc họp báo công bố nguyên nhân hiện tượng cá chết tại một số tỉnh Miền Trung vào chiều ngày 30/06/2016 vừa qua. 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà (Nguồn: Internet). 

Tuy nhiên, ngược lại với quan điểm của Phóng viên báo Vietnamnet, một đại diện của Chính phủ có mặt tại buổi họp báo, Bộ trưởng bộ KH& CN Chu Ngọc Anh đã phủ nhận ý kiến cho rằng, việc công bố nguyên nhân cá chết sau 03 tháng là chậm. Lí giải cho ý kiến này, vị Bộ trưởng này đã đưa ra những bằng cớ có tính chất so sánh về việc công bố nguyên nhân của các thảm họa với quy mô tương tự; theo đó đối với sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra tại Chiba Nhật Bản vào tháng 12/2004, nhà chức trách nước này đã phải mất hơn 1 năm sau (tức ngày 27/12/2005) mới có thể công bố nguyên nhân chính thức. 
03 tháng mà đã tìm ra nguyên nhân, thủ phạm gây nên thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại một số tỉnh Miền Trung vì thế cần được hiểu là nhanh chứ không phải là chậm như đồn đoán! 
Chưa hết, sau khi Chính phủ chính thức công bố về nguyên nhân cá chết, trong bài trả lời phóng vấn các báo đài, với tư cách là một chuyên gia và cũng từng đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & môi trường trong thời gian dài, GS Đặng Hùng Võ đã "chấm điểm 10" cho nỗ lực của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đối với sự cố ô nhiễm môi trường Biển vừa qua. Được biết đến là một người tương đối khắt khe trong đánh giá các vấn đề khoa học nên người viết hiểu rằng, chắc chắn nếu vì chuyện Chính phủ sớm công bố ra nguyên nhân thì vị GS này sẽ không đánh giá cao đến thế. 

Qua theo dõi của cá nhân người viết, nguyên nhân khiến ông GS Võ đánh giá cao Chính phủ và các bộ ngành chức năng chính là tổng hòa của nhiều yếu tố đi kèm. Cụ thể, đó là việc nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và tiến hành các công đoạn trong đó một cách khoa học, khách quan, bài bản, chính xác.

Ở đây, chúng ta phải thực thà công nhận rằng, việc sớm công bố nguyên nhân cá chết là một điều kiện tiên quyết và cần thiết nhất để tiến hành các công đoạn sau đó; Tuy nhiên, nếu chúng ta vội vàng công bố ngay sau khi các chuyên gia, nhà khoa học tìm thấy nguyên nhân hiện tượng cá chết thì e rằng, chúng ta mới chỉ giải quyết được 1 nửa yêu cầu đặt ra trong việc giải quyết thảm họa vừa qua. Phía thủ phạm gây ra thảm họa (Formosa) sẽ không bao giờ tính đến chuyện bồi thường, xin lỗi hay có những cam kết lâu dài trong tương lai với Chính phủ và người dân. Bởi, việc sớm công bố nguyên nhân ngoài việc không tạo thời gian, không gian cho hai bên đàm phán, đối thoại với nhau để tìm ra tiếng nói chung thì việc bị dồn đến bước đường cùng sẽ vì thế khiến cho Formosa hành động theo kiểu "không có gì để mất". Thành ngữ "Chó cùng rứt giậu" mà chúng ta hay nói đến là vì thế! 

Vậy nên, nếu đề cập đến việc chậm trễ thì đó là sự chậm trễ trong công bố nguyên nhân chứ không phải là sự chậm trễ trong nghiên cứu nguyên nhân cá chết. Còn vì sao mà chậm trễ trong công bố nguyên nhân cá chết thì như đã nói ở trên, chúng ta cần một khoảng thời gian để tiến hành đàm phán, ép thủ phạm gây nên hiện tượng cá chết phải chấp thuận với các điều kiện phù hợp, căn cơ nhất. Bản cam kết 05 điểm phía Formosa đưa ra trong công văn ngày 28/06/2016 của công ty này gửi Chính phủ chính vì thế là kết quả của một cuộc đấu trí quyết liệt sau khi đã tìm ra nguyên nhân hiện tượng cá chết! Vì vậy, xin khẳng định lại rằng, 03 tháng để tìm ra nguyên nhân cá chết và buộc thủ phạm phải cúi đầu thừa nhận là một kỳ tích của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Điều đó xứng đáng với thang điểm 10 như đánh giá của GS Đặng Hùng Võ! 

An Chiến

HÓT: VÌ SAO FORMOSA THỪA NHẬN GÂY RA HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT?

Vì sao Formosa thừa nhận gây ra hiện tượng cá chết?

Video công ty Formosa xin lỗi về vụ cá chết 

Theo kết quả của cuộc họp báo chiều nay (ngày 0/06/2016), Chính phủ khẳng định Formosa là thủ phạm khiến cá chết hàng loạt. Kết quả cũng cho hay: Ngày 28/06/2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh cũng đã chính thức cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã gây nên thảm hoạ vừa qua. Đồng thời công ty này đã cam kết 5 điểm với Chính phủ Việt Nam, bao gồm: 
1 Công khai xin lỗi Chính phủ, người dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng. 
2. Cam kết bồi thường với số tiền 500 triệu USD. 
3. Khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của xử lý nước thải, chất thải, cam kết xử lý triệt để các chất thải độc trước khi đưa ra môi trường theo quy định, không để tái diễn sự cố như đã xảy ra. 
4. Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung xây dựng, bảo đảm không để xảy ra ô nhiễm, nhằm tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế. 
5. Thực hiện nghiêm túc các cam kết, nếu vi phạm sẽ chịu xử lý của pháp luật Việt Nam.
Toàn văn bức thư của Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành gửi tới toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. 

Trước đó, vào sáng nay trong bức thư gửi tới toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành đã nhận trách nhiệm và cam kết khắc phục hậu quả. Bức thư có đoạn viết: "Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù, đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ". 

Ngoài ra, tại cuộc họp báo, đại diện của Chính phủ (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & môi trường Trần Hồng Hà cũng đã lí giải nguyên nhân vì sao hôm nay mới công bố nguyên nhân cá chết. Theo Bộ trưởng Hà, "đây là sự cố xảy ra trên diện rộng, rất phức tạp và nghiêm trọng nên phải tiến hành khách quan, bài bản, chính xác. Trước yêu cầu chính đáng của người dân, với sức ép rất lớn, chúng tôi xác định phải tiến hành công việc này có tính toán đầy đủ để đảm bảo chứng cứ không chỉ xác định nguyên nhân vì sao mà còn xác định ai làm thủ phạm. 

"Khi có kết quả, Thủ tướng chỉ đạo, việc làm khoa học phải theo trình tự khoa học nên chúng tôi đã lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học trong và ngoài nước một cách độc lập. Vì thế hôm nay chúng tôi mới công bố". 

Từ kết quả của buổi họp báo có thể nhìn nhận và đánh giá một số vấn đề như sau: 

1. Việc Formosa chính thức thừa nhận là thủ phạm khiến cá chết hàng loạt không phải là động thái tự thân của công ty này bởi như đã nói ở Entry trước đó, "cũng giống như những tên tội phạm trên lĩnh vực kinh tế, chúng sẽ không đời nào thừa nhận ngay hành vi của mình bởi như nội dung thứ 8 trong Công văn ngày 19/06/2016 của công ty này gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì họ đã đề nghị "Chính phủ Việt Nam giúp giữ uy tín của FHS và các công ty cổ đông của FHS trên trường Quốc tế". Hay nói cách khác, họ sẽ không thừa nhận bởi nó trực tiếp liên quan vấn đề uy tín cũng như tương lai của họ; việc thừa nhận vì thế là bước đường cùng, là biện pháp để họ tránh được những thiệt hại về phía mình". 

Đó là kết quả của việc vừa cố gắng sớm tìm ra nguyên nhân hiện tượng cá chết và sử dụng các bằng chứng khoa học để đấu tranh buộc công ty này phải thừa nhận sai phạm của mình từ Chính phủ và các cơ quan chuyên môn. Và xin khẳng định lại rằng với quy trình 03 giai đoạn như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà chỉ ra (bao gồm: Thứ nhất là phải hình dung được, giải thích được cái gì đang diễn ra từ 4 tỉnh ven biển của miền Trung, cơ chế gì gây ra cái chết của hải sản. Đây là nhóm rất khó rất phức tạp. Thứ hai, xác định nguồn gây ô nhiễm từ đâu. Và thứ ba, xác định thủ phạm là tổ chức, cá nhân nào") để xác định nguyên nhân và thủ phạm hiện tượng cá chết thì thời gian hơn 2 tháng vừa qua không phải là quá lâu. Chỉ có những ai không hiểu hoặc cố tình không hiểu mới cho là chậm, là không quyết liệt! 

Và cũng tin chắc rằng, với việc buộc công ty Formosa phải thừa nhận trách nhiệm cũng như cam kết khắc phục hậu quả, Chính phủ đã không chỉ giải quyết được căn cơ vấn đề ô nhiễm môi trường biển, ngăn chặn được các hoạt động tương tự mà hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt Nam cũng không hề bị ảnh hưởng. Ngược lại, với nhiều nhà đầu tư chưa đến Việt Nam, họ sẽ an tâm hơn khi chứng kiến cách hành xử hết sức thấu tình, đạt lý của giới chức Việt Nam. Đó cũng là lời cam kết của Chính phủ về một môi trường đầu tư hết sức thân thiện và hành xử trên cơ sở quy định của pháp luật! 

2. Formosa đã nhận trách nhiệm và họ cũng đã cam kết 05 điểm với Chính phủ Việt Nam. Điều này cho thấy Công ty này đã hoàn toàn ý thức được những gì đang diễn ra. Họ hiểu họ đang ở đâu và điều gì sẽ diễn ra nếu họ vẫn cứ ngoan cố và cố tình không thừa nhận sai phạm do chính mình gây nên. Đây cũng sẽ là một bài học lớn và là lời cảnh báo thực sự cho những nhà đầu tư khác sau Formosa đến đầu tư, làm ăn tại Việt Nam. Rằng, dù có thể rất cần các nguồn đầu tư bên ngoài để tạo động lực phát triển kinh tế trong nước nhưng không có nghĩa Việt Nam sẵn sàng bỏ qua, không quan tâm tới những tổn thương cho môi trường tự nhiên. 

Trên thực tế, trước thời điểm công bố chính thức nguyên nhân, thủ phạm gây nên hiện tượng cá chết, theo một nguồn tin đáng tin cậy thì Formosa đã cố tình lấy các lí do khác nhau để lấp liếm, không thừa nhận hành vi của mình. Tuy nhiên, với một thái độ kiên quyết, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra tối hậu thư cho công ty này và trong trường hợp vẫn giữ nguyên thái độ thì Việt Nam sẽ chính thức tạm đình chỉ hoạt động của công ty; đồng thời sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết khởi tố hình sự vụ án và tổ chức điều tra nguyên nhân cũng như thủ phạm gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt. Chính điều này đã tác động rất lớn đến thái độ ứng xử của công ty này được thể hiện trong công văn của công ty gửi đến Chính phủ ngày 28/06/2016 vừa qua. 

Formosa là một công ty lớn, cho nên chúng ta hãy yên tâm và tin tưởng rằng, họ sẽ không tái phạm, gây nên một thảm hoạ tương tự trong tương lai gần. Bởi, sau tất cả những gì đã qua, điều họ cần hơn hết thảy chính là chữ tín, mất nó đồng nghĩa với công ty này hết đường làm ăn từ bên ngoài, điều này chắc chắn sẽ không bao giờ diễn ra. Chính vì vậy, bình tĩnh chờ đợi những động thái sau lời cam kết của Formosa là điều chúng ta có thể làm để không tạo cớ, điều kiện để công ty này có thể lật lọng....

CÓ HAY KHÔNG VIỆC CHE DẤU THÔNG TIN VỀ CÁ CHẾT TẠI MIỀN TRUNG?


Đây là toàn bộ nội dung câu hỏi được Phóng viên Báo điện tử Infonet đặt ra với các đại diện của Chính phủ tại buổi họp báo vào chiều ngày 30/06/2016. Nội dung này đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông trả lời ngắn gọn như sau: 
"Ngay sau khi sự cố xảy ra, báo chí đã thông tin rộng rãi về vụ việc. Tuy nhiên có một thời gian để đảm bảo cho quá trình điều tra, chúng tôi đã yêu cầu các cơ quan báo chí tạm ngừng các thông tin suy diễn, quy chụp để tránh tác động và gây trở ngại tới quá trình điều tra. Trong một vụ việc phức tạp như cá chết vừa rồi điều tra của báo chí không thể thay thế được điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các nhà khoa học. 
Người đứng đầu Bộ Thông tin & truyền thông, đồng thời là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ rõ nguyên do khiến một số người (trong đó có đội ngũ làm báo) nghi ngờ việc che dấu thông tin về vụ việc cá chết. Theo đó, cái mà một số người ngộ nhận "che dấu thông tin" đó thực chất là một biện pháp được Bộ Thông tin & truyền thông thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động của báo giới không ảnh hưởng tới quá trình điều tra của các cơ quan chuyên môn, tránh những quy chụp không phù hợp khi chưa có căn cứ xác đáng gây nên những hệ luỵ không đáng có. 

Trong nội dung phát biểu của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, ông này cũng không phủ nhận vai trò, tác động của báo chí trong vụ việc vừa qua. Quyền lực thứ 4 này cũng đã góp phần không nhỏ để sự việc có được kết quả như ngày hôm nay, tuy nhiên, ông này cũng khẳng định rằng: "Trong một vụ việc phức tạp như cá chết vừa rồi điều tra của báo chí không thể thay thế được điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các nhà khoa học". Đây cũng là nguyên nhân lí giải vì sao một khi các cơ quan bảo vệ pháp luật và các nhà khoa học vào cuộc thì hoạt động báo chí nên dừng lại. Và có như vậy thì điều tra mới sớm có kết quả để công bố công khai và tạo điều kiện để buộc thủ phạm gây nên thảm hoạ phải cúi đầu nhận tội! Thiết nghĩ đây là điều mà đội ngũ làm báo cần phải biết để hoạt động tác nghiệp của mình không cản trở, làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác. 

Cũng liên quan nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & môi trường Trần Hồng Hà đã bổ sung thêm: "Nếu chúng tôi cung cấp thông tin hết, sẽ không còn “bảo bối” để đấu tranh với thủ phạm". 
Công văn được cho của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đề ngày 18/06/2016 gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (Nguồn: Internet)

Mặc dù chưa được công bố chính thức, nhưng theo một số nguồn tin đáng tin cậy, để buộc Formosa phải thừa nhận là thủ phạm gây nên hiện tượng cá chết tại vùng biển một số tỉnh Miền Trung vừa qua cũng như phải đưa ra cam kết 5 điểm thì Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã phải có những cuộc đấu trí với công ty này. Và để từ chỗ công ty này cố tình lấp liếm khi cho rằng Formosa chỉ là một trong số những tác nhân gây nên hiện tượng cá chết và đổ lỗi cho một nguyên nhân không đâu, hết sức khó hiểu (mất điện trong một số ngày nên hệ thống kiểm soát nước thải không hoạt động) trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 18/06/2016 đến kết quả như đã được công bố trong buổi họp báo ngày hôm qua thì không thể không nói đến yếu tố mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà xem là "bảo bối" để đấu tranh với thủ phạm: Bí mật thông tin về kết quả điều tra nguyên nhân hiện tượng cá chết. 

Có lẽ những ai theo dõi câu chuyện sẽ thừa được điều gì sẽ xảy ra nếu báo chí được quyền tiếp cận ngay kết quả điều tra nguyên nhân hiện tượng cá chết. Nó không chỉ sẽ biến Formosa Hà Tĩnh gánh chịu những tổn thất như những công ty của Trung Quốc, Đài Loan đã gánh chịu trong thời điểm giàn khoan HD981 có mặt tại thềm lục địa Việt Nam. Mặt khác, Formosa Hà Tĩnh cũng vì thế mà có điều kiện để chuẩn bị, đối phó với những kết quả do các nhà chức trách khoa học nghiên cứu và đưa ra. Một cuộc cãi vã không có hồi kết vì thế sẽ xảy ra mà không giải quyết được bất cứ điều gì bởi một khi uy tín, hình ảnh không được giữ gìn thì Formosa sẵn sàng chơi bài cùn với Việt Nam trước khi họ chấp nhận rút lui khỏi lãnh thổ của chúng ta! 

Cho nên, việc báo chí chưa được tiếp cận thông tin về quá trình điều tra, kết quả điều tra mà một số người ngộ nhận là "che dấu thông tin" đó thực chất là cách mà nhà chức trách Việt Nam buộc Formosa phải thừa nhận toàn bộ những gì do mình gây nên và cam kết các nội dung khắc phục, bồi thường; đồng thời đảm bảo cho Formosa không chịu những tổn thất khác như những gì đã xảy đến trong quá khứ! 

An Chiến

BỒI THƯỜNG 500 TRIỆU USD: NHIỀU HAY ÍT?

Cùng với việc (1) Công khai xin lỗi Chính phủ, người dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng; (2) Khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của xử lý nước thải, chất thải, cam kết xử lý triệt để các chất thải độc trước khi đưa ra môi trường theo quy định, không để tái diễn sự cố như đã xảy ra; (3) Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung xây dựng, bảo đảm không để xảy ra ô nhiễm, nhằm tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế và (4) Thực hiện nghiêm túc các cam kết, nếu vi phạm sẽ chịu xử lý của pháp luật Việt Nam thì việc cam kết đền bù 500 triệu USD tương đương với 11 nghìn tỷ là số tiền mà công ty Formosa Hà Tĩnh cam kết sẽ bồi thường cho thảm hoạ cá chết tại một số tỉnh miền Trung vừa qua.


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà (Nguồn: Internet). 

Tuy nhiên, ngay lập tức con số bối thường này đã bị dư luận đặt ra những dấu hỏi có tính hoài nghi. Cụ thể một số người đã cho rằng nó quá ít so với những gì mà môi trường biển Miền Trung và những con người dựa vào biển để mưu sinh đã phải chịu đựng suốt 3 tháng qua. Chưa hết, người ta còn nghĩ ra đủ thứ từ điều này, kiểu như có hay không chuyện đi đêm giữa Chính phủ và Formosa trong việc đưa ra con số về đền bù thiệt hại đã xảy ra.... 

Thông tin thêm đây cũng là nội dung câu hỏi được phóng viên Hãng tin Nikkei Nhật Bản đặt ra với đại diện của Chính phủ trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết vào chiều ngày 30/06/2016 tại Hà Nội. 

Để nhìn nhận rõ hơn về điều này, trước hết xin được trích toàn văn nội dung trả lời của Bộ trưởng Trần Hồng Hà đối với câu hỏi của Phóng viên Hãng tin Nikkei Nhật Bản: 

“Con số 500 triệu USD với chúng tôi không phải là lớn. Con số này được thống nhất vì mới tính toán tới thiệt hại kinh tế, môi trường biển còn những thiệt hại lớn hơn rất nhiều đó là tổn thương tâm lý, những hệ lụy khác chưa thể tính được. Điều chúng tôi muốn không phải là tiền, chúng tôi muốn Formosa và cổ đông hiểu rằng họ phải có trách nhiệm với những gì đã ra gây ra tại Việt Nam”.

Đúng như Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, con số mà Formosa cam kết sẽ bồi thường cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam sau vụ cá chết vừa qua là không lớn; nó cũng không thể so sánh với những thiệt hại mà môi trường biển cũng như những người dân sống bằng nghề đánh bắt, du lịch từ biển phải gánh chịu suốt 3 tháng qua và nó càng không thể bù đắp được tổn thương tâm lý, những hệ lụy khác chưa thể tính được. Nhưng sở dĩ chúng ta chấp nhận và đồng ý với con số đó bởi suy cho cùng, đó cũng chỉ là một trong 05 nội dung mà công ty này cam kết trước Chính phủ và người dân các tỉnh miền Trung. Tính chịu trách nhiệm của Formosa với những gì đã ra gây ra tại Việt Nam vì thế không phải được cân đo, đong đếm từ số lượng tiền mà họ sẽ bồi thường cho chúng ta. 

Ở đây, xin chỉ ra một khía cạnh để những ai quan tâm sự việc hiểu được lí do tại sao Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương chấp nhận con số bồi thường 500 triệu USD mà không phải lớn hơn như thế và việc bồi thường phải được tiến hành sau khi đã giám định thiệt hại, chưa tính toán mức bồi thường cho dân (?) Theo đó, ở một góc độ nào đó, chúng ta đồng ý với ý kiến cho rằng, tiền bồi thường là một nhân tố cần thiết để phía Nhà nước, các cơ quan chức năng sử dung trong việc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường biển, trả lại một phần nào đó sự trong sạch ho biển và hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vụ việc vừa qua. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Formosa chấp nhận bồi thường ở con số cao hơn rất nhiều, thậm chí sẽ gấp 3, gấp 4 lần con số 500 triệu USD ở thời điểm hiện tại và xin lỗi nhưng đổi lại họ không thực hiện 03 nội dung cam kết còn lại (1- Khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của xử lý nước thải, chất thải, cam kết xử lý triệt để các chất thải độc trước khi đưa ra môi trường theo quy định, không để tái diễn sự cố như đã xảy ra; 2 - Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung xây dựng, bảo đảm không để xảy ra ô nhiễm, nhằm tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế và 3- Thực hiện nghiêm túc các cam kết, nếu vi phạm sẽ chịu xử lý của pháp luật Việt Nam)? Tin chắc rằng, cái điệp khúc làm sai thì chịu bồi thường sẽ lặp đi, lặp lại nhiều lần mà cái đáng, cần giải quyết thì vẫn không có thêm bất cứ động thái tích cực gì? Biển Đông khi đấy chắc chắn sẽ là biển Chết chứ không ở trong tình trạng hiện tại! Cái thiệt hơn trong câu chuyện đang nói là ví thế. 

Chính vì vậy, chúng ta có thể chấp nhận một con số vừa phải (500 triệu USD) nhưng đổi lại chúng ta có một sự đảm bảo ở tương lai. Và xin thưa với những ai đang xem "Tiền là tất cả" hiểu được rằng, tương lai mới là điều mà chúng ta sẽ phải nghĩ đến trong hành động ở thời điểm hiện tại nếu không muốn môi trường sống của các thế hệ tương lai sẽ xấu đi, cái chết sẽ hiện hữu thay vì sự sống.... 

Mặt khác, theo dõi vụ việc ô nhiễm môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung từ đầu, tôi hiểu rằng, điều mà đa số những người dân, nhất là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp mong mỏi không phải là được bồi thường bao nhiêu, bởi số tiền đó dù lớn đến mấy rồi cũng sẽ hết và cuộc sống phía trước của họ sẽ ra sao khi họ không thể mưu sinh trên Biển? Một môi trường biển thực sự trong sạch trở lại và không xảy ra những thảm hoạ tương tự mới là sự mong mỏi đó; trong khi đó 03 nội dung được Formosa nói đến trong bản cam kết cùng với việc bồi thường tiền và xin lỗi Chính phủ, nhân dân Việt Nam có thể hiện thực hoá sự kỳ vọng đó. Vậy nên, tiền có thể rất quan trọng cho cuộc sống của bất cứ ai, là điều kiện cần để khắc phục những thảm hoạ đã gây nên cho môi trường tự nhiên  nhưng xin khẳng định lại, nó không phải là tất cả. Hãy đừng loá mắt bởi đồng tiền bởi không phải lúc nào, ở đâu tiền cũng là vật có thể cứu cánh nhân sinh! 

An Chiến