2016/04/01

Ứng cử viên ĐBQH Phan Văn Phong đáng bị tù vì ngoại tình

Loa Phường
 Sau khi thành viên “phong trào No-U”, “nhà đấu tranh dân chủ”, ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Phan Văn Phong làm hồ sơ ra ứng cử thu hút sự chú ý của dư luận khiến nhiều người tò mò tìm hiểu về ông này, mới phát hiện gây sốc rằng, ông ta đã ngoại tình và có hai con riêng với “biểu tình viên Việt tân” Trần Thị Nga trước khi ra tòa li dị với người vợ hợp pháp. Đồng thời, trước đó, bà vợ chính thức này đã rất nhiều lần đánh ghen, đe dọa Trần Thị Nga vì đã cướp chồng bà, mỗi lần vậy Nga lại thường rêu rao là “công an” Việt Nam dùng côn đồ gây sự với bà ta.
 

Khai thác thông tin từ chính facebook của Phan Văn Phong (nick Lương Dân Lý) và Trần Thị Nga (nick Thúy Nga), người ta phát hiện ra ông này ly dị vợ ngày 26/3/2013. Trong khi đó, ngày 9/2/2013, Trần Thị Nga khoe trên facebook tổ chức ăn mừng đầy tháng cậu con trai thứ hai của Phong và Nga. Điều này có nghĩa, trước khi hoàn thành thủ tục ly hôn người vợ đầu, Phong đã kịp sản xuất ra hai đứa con trai với tình nhân không hôn thú, quan hệ của Phong và Nga là nguyên nhân chính khiến bà vợ hợp pháp không chịu nổi, dù đã có hai đứa con gái lớn tuổi phải chấp nhận ly hôn với ông ta, tức đã gây ra “hậu quả nghiêm trọng”, đồng nghĩa với theo Bộ luật hình sự cả Phong và Nga đều phải đi tù.


Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 quy định “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” đang có hiệu lực pháp lý ghi rõ:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều luật này được wuy định cụ thể hơn ở Điều 182 BLHS 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 tới đây, theo đó: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:
+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Như vậy, Bộ luật hình sự 2015 đã quy định một cách chi tiết và rõ ràng về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” hơn Bộ luật hình sự 1999.
Như vậy, có thể vợ ông Phong không tố cáo hoặc chính quyền, người dân địa phương không tố cáo nên Phong và Nga mới chưa bị xử lý, ít nhất là xử phạt hành chính, nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị xử lý hình sự.
Chỉ với tình tiết này cho thấy, gương mặt ứng cử Đại biểu Quốc hội của cái gọi là phong trào dân chủ thật bết bát. Hết Dũng Aduku phải đi tù vì quan hệ gái vị thành niên, Lã Việt Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Bùi Thanh Hiếu, Thảo Terasa, Dũng Mai và Phan Cẩm Hường…đều không ít thì nhiều quan hệ trai gái ngoài hôn nhân và bị dư luận phát giác. Còn những cô chưa chồng như Phạm Thị Đoan Trang thì bị tung ảnh khỏa than ăn chơi sa đọa, cô không có con mà nhiều chồng, nhiều bồ hoặc có con không có cha kể cũng chẳng ít gì. Có vẻ như chính quyền, công an cần quan tâm nhiều hơn đến vi phạm về đạo đức, về hôn nhân của những kẻ gắn mác “nhà dân chủ” này, kẻo họ lũ lượt làm ô uế các danh xưng “nhà hoạt động dân chủ”, “ứng cử viên Đại biểu Quốc hội” hay các giải thưởng nhân quyền quốc tế các kiểu mà thế giới phương Tây vinh danh khi chưa kịp tìm hiểu!!!

LŨ ÁC QUỶ TẠT A-XÍT VÀO MẶT NỮ SINH Ở TP.HCM ĐÃ BỊ BẮT

LâmTrực@

Tôi không nghĩ một cô gái lại có thể trả thù bạn gái của mình một cách tàn độc đến thế. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ lũ ác quỷ này lại đang là sinh viên.
Chỉ vì mâu thuẫn với bạn cùng phòng, mà nữ sinh tên Quyên lại rủ bạn trai đi mua axít và thuê người tạt vào mặt cô bạn cùng phòng cũ tên Hương.
Cổ nhân nói không sai, "nhân nào quả nấy" và "gieo gió ắt sẽ gặt bão". Chiều 1/4/16, Công an TP.HCM đã bắt được đủ 3 đối tượng gây ra vụ "cố ý giết người" nêu trên. Chúng gồm: Trương Thị Kiều Quyên (21 tuổi), Nguyễn Đình Thanh Tâm (20 tuổi) và Phạm Hoàng Long (19 tuổi, cùng ở Bình Thuận). 
Báo chí đã công bố, Long là nghi can trực tiếp cầm ca axít tạt vào mặt nữ sinh Hoàng Tăng Thị Thu Hương (20 tuổi, quê Đắk Lắk) và Trần Nguyễn Ái Duyên (quê Bình Thuận, 21 tuổi). Chính nữ sinh tên Quyên là người thuê Long thực hiện hành vi phạm tội với tiền công một triệu đồng.
Về nguyên nhân, nữ ác quỷ khai, sống chung phòng trọ với Hương từ khi theo học ở trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Miền Nam. Kể từ khi có bạn trai, ả và Hương xuất hiện mâu thuẫn khiến ả đã phải chuyển đến khu trọ ở quận 12. Đôi tình nhân ác quỷ này đã nảy sinh ý định tạt nước thải vào mặt Hương để trả thù. Nghĩ chất bẩn chưa đủ gây tổn thương, chúng ra chợ Kim Biên ở quận 5 mua bình axít. Cả 2 thuê Long tạt vào mặt Hương với tiền công một triệu đồng.
Bị tạ a xít, Hoàng Tăng Thị Thu Hương bị bỏng 75% diện tích khuôn mặt, và khiến mù mắt trái.
Thật khó tưởng tượng, lũ ác quỷ mới chỉ ở tuổi đôi mươi.
Bản án nào có thể tương xứng với hành vi của chúng?

LẠI NỔ LỚN TẠI PARIS

Lại nổ lớn ở Paris


Một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại phố Berite, quận 6 thủ đô Paris, Pháp.

Hiện trường vụ nổ ở Paris

Theo RT, vụ nổ được nghe thấy cách đây ít phút ở một tòa nhà trên phố Berite, quận 6 của Paris. Các nhân chứng nói rằng nóc tòa nhà này đã bị sụp hoàn toàn.

Lực lượng cứu hỏa đang có mặt tại hiện trường. Người dân sống trong tòa nhà đang được sơ tán.

Nguyên nhân của vụ nổ đang được làm rõ. Một số nhân chứng tại hiện trường cho biết đây có thể là một vụ nổ khí gaz. 

Chưa có phát biểu nào của cảnh sát về nguyên nhân vụ nổ.

Hiện tòa nhà này vẫn đang bốc cháy.

Thủ đô Paris Pháp từ mấy ngày qua đang căng như dây đàn sau vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ.

Từ hai ngày nay, người Pháp xuống đường biểu tình rầm rộ phản đối luật lao động sửa đổi. Các cuộc biểu tình đang làm cho tình hình an ninh trở nên khó kiểm soát.

Một số hình ảnh tại hiện trường.










Nh.Thạch
Nguồn: Theo RT

CHÍNH PHỦ BÁC ĐỀ NGHỊ CỦA TỈNH NGHỆ AN VỀ XÂY DỰNG KHU HÀNH CHÍNH TẬP TRUNG

Xét đề nghị của tỉnh Nghệ An về việc xây dựng khu hành chính tập trung các sở, ngành cấp tỉnh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An và các địa phương thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 2128/TTg-KTN ngày 24/11/2015 về việc tạm dừng việc đầu tư xây dựng Khu trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 2128/TTg-KTN ngày 24/11/2015 về việc tạm dừng việc đầu tư xây dựng Khu trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương trong thời gian qua và đề xuất giải pháp phù hợp, trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp khó khăn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, để có điều kiện đánh giá kỹ hơn và rút kinh nghiệm việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung.

Ảnh: Phối cảnh tổng thể của Trung tâm hành chính Nghệ An dự kiến xây dựng

VÕ AN ĐÔN BỊ NGƯỜI DÂN ĐẤU TỐ

Cuteo@


Chuyện không lạ bởi kết quả đã được dự báo trước.

Ấy chết, nói kết quả được dự báo trước là chưa ổn, bởi anh chị em làng Zân chủ lòi zom lại lợi dụng tự sướng. Phải nói thế này, kết quả được dự báo trước là do Đôn An Võ tự biết mình không đủ điều kiện để trở thành đại biểu Quốc hội, nhưng vẫn cứ tự ứng cử để làm khó chính quyền và người dân, và vì thế bị nhân dân gạch thẳng cổ.

Mấy anh xúi Võ An Đôn ra ứng cử thì coi Đôn chả ra cái cứt khô gì. Mấy anh chỉ coi Đôn là cái hàn thử biểu để đo nhiệt bầu không khí chính trị của nhân dân mà thôi. 

Thế mới biết Võ An Đôn chỉ là con tốt thí trong tay đám cờ vàng ba sọc, hoặc đám Việt Tân.

Sáng nay 01/4/2016, Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Yên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Võ An Đôn tại nơi cư trú, kết quả: 29/86 phiếu ủng hộ Đôn. Theo qui định thì Đôn bị loại vì dưới 50% phiếu bầu.

Bức xúc vì bị gạch, trong khi tưởng mình uy tín ngút ngàn, sáng nay, 1/4/16, Võ An Đôn đã phải muối mặt kêu: "TÔI BỊ ĐẤU TỐ SÁNG NAY".

He he, người như Đôn không bị người dân lương thiện đấu tố mới lạ. Luật sư gì mà toàn chơi với đám phản động ba que.

DÙ CHỦ ĐỘNG NHẬN "BÀO CHỮA MIỄN PHÍ" NHƯNG LS VÕ AN ĐÔN ĐÃ BỊ VỢ ÔNG TRẦN MINH LỢI THẲNG THỪNG TỪ CHỐI


Chân dung ông Trần Minh Lợi (Nguồn: FB Trần Minh Lợi)

Sau khi ông Trần Minh Lợi (trú tại thôn 4, xã Ea Bhốk, Cư Kuin, Đắk Lắk) - facebooker nổi tiếng với "tích cực chống tham nhũng" tại Đắk Lắk đã bị bắt vì hành vi "đưa hối lộ", có nhiều ý kiến thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Người cho rằng, tại sao người tích cực chống tham nhũng như Trần Minh Lợi lại bị bắt? Như vậy còn ai dám tố cáo tiêu cực? Liệu rằng, Công an tỉnh Đắk Nông bắt ông Lợi có khách quan không? Kẻ thì lợi dụng sự kiện này để đánh tráo, lấp liếm khái niệm hòng đánh lạc hướng dư luận theo hướng cơ quan công an đã bắt "người tố cáo tham nhũng"... Những phần tử cực đoan còn lợi dụng sự việc ông Trần Minh Lợi bị bắt để đăng tải các bài viết trên các trang mạng lề trái, mạng xã hội facebook xuyên tạc, bịa đặt bản chất vấn đề, xúi giục dư luận theo chiều hướng rằng, ông Trần Minh Lợi vì chống tham nhũng nên mới bị cơ quan công an bắt. Chúng tru tréo rằng, chính quyền đang đàn áp người chống tham nhũng...Vậy, bản chất của vụ việc là gì? 

Theo ý kiến của Đại tá Lương Ngọc Lếp – Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông trả lời báo chí rằng: "Tôi khẳng định, việc bắt giữ là đúng người đúng tội. Cơ quan điều tra không bắt Lợi về việc ông này chống tham nhũng, tiêu cực, vì đây là vấn đề tự do ngôn luận của công dân, nhà nước và luật không cấm. Bị can Lợi bị bắt vì liên quan đến vụ đưa hối lộ xảy ra tại Công an huyện Đắk Mil. Nếu chúng tôi làm sai, cũng phải sợ Điều 388 chứ. Vụ án đang điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin với nhà báo. Khi có kết quả điều tra, kết luận vụ án, chúng tôi sẽ tổ chức họp báo và thông tin rõ về sự việc”Bản thân Trần Minh Lợi không chủ mưu (đưa hối lộ) mà tham gia với vai trò xúi giục, giúp sức. Về nội dung sự việc, xem thêm ở đây

Sự việc trên dấy lên nhiều câu chuyện, đặc biệt trên mạng xã hội facebook có nhiều câu chuyện "thâm cung bí sử" về bản thân ông Trần Minh Lợi. Vụ án đang trong giai đoạn điều tra, sẽ có kết quả rõ ràng, cụ thể sau khi cơ quan công an điều tra kết thúc. Vẫn với phong cách, "ngửi" thấy sự việc liền lập tức "bâu" vào, Ls Võ An Đôn đã bị chị Phan Thị Thảo - vợ ông Trần Minh Lợi từ chối thẳng thừng khi vị luật sư họ Võ này chủ động nhận làm luật sư bào chữa cho ông Trần Minh Lợi. 

Nếu bản thân là một Ls tỉnh táo, khách quan thì sau hành động từ chối thẳng thừng của vợ ông Trần Minh Lợi trong việc Ls Võ An Đôn chủ động nhận bào chữa"miễn phí" thì bản thân Ls Võ An Đôn nên tự vấn bản thân rằng, năng lực và phẩm chất của chính mình hiện đang như thế nào mà vợ ông Trần Minh Lợi không tin tưởng để giao cho việc bào chữa vụ việc, kể cả được "miễn phí"? Ngược lại, vị Ls họ Võ này lại vu cáo rằng, vợ ông Trần Minh Lợi do "áp lực từ phía công quyền" nên mới"rút đơn mời tôi". Bản thân là một Ls, hành nghề Ls là phải dựa trên pháp luật, chứng cứ, lý lẽ xác đáng, cụ thể, chứ không phải động đến chuyện gì, Võ An Đôn cũng có thể "hồn nhiên" quay sang vu khống chính quyền như vậy. 

Quay trở lại vụ việc ông Trần Minh Lợi bị bắt, theo kết quả điều tra ban đầu, hành vi mà ông Trần Minh Lợi đã vi phạm pháp luật. Không thể phủ nhận bản thân ông Trần Minh Lợi rất nhiệt tình và cũng có một số kỹ năng cơ bản trong việc ghi âm, quay lén và thu thập thông tin trong việc chống tham nhũng. Tuy nhiên, ông Trần Minh Lợi đang quá sa đà, lạm dụng vào nghiệp vụ điều tra là nhập vai và cài bẫy. Việc thu nhập chứng cứ với việc tạo ra tình huống, thúc đẩy người khác vi phạm nhằm thu thập chứng cứ là 02 việc khác nhau. Đặc biệt, giữa chúng là một khoảng cách cực kỳ mong manh. Và ông Trần Minh Lợi đã "nhúng chàm" khi để khoảng cách mong manh này chạm vào nhau. 

Đấu tranh chống tham nhũng là hành động đáng được tuyên truyền, cổ vũ, là điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, nó phải gắn liền với việc tuân thủ pháp luật, chứ không phải chăm chăm vào việc kiểu gài bẫy với mục đích để người khác phạm tội hối lộ với kịch bản bản thân đưa hối lộ thì chính bản thân mình lại là người sai phạm. Kết quả điều tra sẽ được phía cơ quan công an công bố trong thời gian gần nhất, Vietnamngayvesẽ thông tin tới bạn đọc ngay khi có kết quả về vụ việc ông Trần Minh Lợi.

An Chiến

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro: “Cuba không cần đến quà tặng của đế quốc”

Mẹ Đốp


Đã có những ồn ào xung quanh chuyện Tổng thống Mỹ B. Obama đã từ chối không gặp gỡ với Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro trong chuyến công du lịch sử tới Cuba. Những lí do kiểu suy đoán là chính cũng vì thế được dịp nở rộ. Và trong bối cảnh báo chí chưa có thể giải mã được nguyên nhân vì sao có sự từ chối của Tổng thống Obama theo sự phản ánh của báo chí Mỹ thì có vẻ như nhiều người đã tự thỏa mãn với kiểu lí do như thế. 

Ở bài viếttrước đó, Mõ Làng cũng đã cố gắng luận giải vấn đề dưới góc nhìn của cá nhân. Trong đó, cũng đã đặt ra vấn đề: (1) Tổng thống B.Obama từ chối gặp Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro vì sợ dư luận trong nước. Đồng thời cũng đã khuyến cáo những ai theo dõi và quan tâm tới vấn đề hãy thử đặt ra một câu hỏi ngược lại: "Liệu Fidel Castro có muốn gặp Tổng thống Obama không khi ông này đến thăm Cu ba?". Và tôi tin đã nhiều người tự tìm cho mình một câu trả lời có tính xác đoán và công bằng nhất về một sự kiện bất thường trong chuyến công du của người đứng đầu Nhà Trắng trên đất Cuba. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các nhận định và phán đoán trước đó, tất cả đều mang tính suy đoán là chính và sự thật - chân lý sẽ chưa xuất hiện chừng nào một trong hai chủ thể của câu chuyện (Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Tổng thống Obama) chưa chính thức lên tiếng. Lí do của sự từ chối vì thế vẫn là một ẩn số với những ai theo đuổi câu chuyện đến tận cùng. 
Và Fidel Castro đã lên tiếng trước....
Trong một bức thư gửi đích danh Tổng thống Mỹ B.Obama vài ngày sau khi kết thúc chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ tới Cuba, Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã thể hiện cảm xúc của chính mình khi chứng kiến cuộc viếng thăm lịch sử. Bức thư có đoạn viết: “Obama đã đọc một bài diễn văn mà ông ấy dùng những từ ngọt ngào nhất để diễn cảm: ‘Đây là lúc quên đi quá khứ, để lại quá khứ sau lưng, chúng ta hãy cùng nhìn về tương lai, một tương lai hy vọng. Điều đó sẽ không dễ dàng. Sẽ có những thách thức và chúng ta phải cần thời gian nhưng sự kiện tôi có mặt ở đây đã cho tôi nhiều hy vọng hơn về những gì chúng ta có thể cùng làm với nhau như những người bạn, như gia đình, như láng giềng".

“Tôi (Fidel) nghĩ tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị đau tim khi nghe những lời này từ Tổng thống Mỹ. Sau sự cấm vận thô bạo kéo dài gần 60 năm, rồi còn những người đã chết trong các cuộc tấn công đánh thuê vào tàu-cảng Cuba, một máy bay đầy hành khách nổ tung trên không, những cuộc xâm chiếm đánh thuê, nhiều hành động bạo lực và cưỡng ép (vậy thì phải nói sao đây)? Không ai nên hoang tưởng rằng những người của quốc gia vị tha và phẩm hạnh này sẽ từ bỏ huy hoàng, quyền lợi và tài sản tinh thần mà họ giành được cùng với sự phát triển giáo dục, khoa học và văn hóa”. 

“Tôi cũng phải cảnh báo rằng chúng ta có thể sản xuất thực phẩm và sự dồi dào nguyên liệu mà chúng ta cần bằng nỗ lực và sự thông minh của người dân chúng ta. Chúng ta không cần đế quốc cho chúng ta bất cứ gì. Những nỗ lực của chúng ta sẽ là hợp pháp và hòa bình, tương tự như cam kết của chúng ta với hòa bình và tình hữu nghị đối với tất cả loài người sống trên hành tinh này”. 

Như vậy, mặc dù bức thư không đề cập đến lí do "ông Obama không gặp lãnh đạo Fidel Castro" (và trên thực tế ông Fidel Castro không có trách nhiệm hay nguyên cớ để nói về một điều mà trong một khía cạnh nào đó ông không quá liên quan/ báo chí chỉ đề cập đến một chiều mà không thử đặt câu hỏi ngược lại) nhưng qua nội dung đã thể hiện được phần nào điều chúng ta đang cần. Fidel Castro không quá tin tưởng vào triển vọng quan hệ hai nước dù cho người Mỹ đã tiến hành tiến trình hòa giải quan hệ với Cuba được gần 2 năm. Song Fidel Castro không phản đối các chính sách, thỏa thuận mà hai bên đang thực hiện, ông vẫn để mọi thứ diễn ra theo một lộ trình thuận lợi nhất. 

Việc Fidel Castro không phản đối hay chưa có sự ủng hộ tuyệt đối cho tiến trình bình thường hóa quan hệ không phải uy tín, sự ảnh hưởng của ông đã giảm sút. Cần nhớ rằng, người đang đảm nhận cương vị lãnh đạo tối cao tại Cuba là em trai của ông - một người đã tuyên thệ tiếp tục thực hiện lí tưởng của anh trai mình - ông Fidel Castro. Hiểu như thế để thấy rằng, sẽ không có chuyện "lệch pha" trong giới lãnh đạo Cuba hay giữa hai anh em nhà Castro trong thực thi chính sách đối với Mỹ. 

Rõ ràng, sẽ không ai dám phủ định vai trò từ việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ đối với nền kinh tế Cuba vốn bị cấm vận suốt 60 năm qua. Song điều mà giới chức Cuba luôn cần là sự ủng hộ tuyệt đối của người dân cho các chính sách của mình (điều đã giúp họ sống, tồn tại và thậm chí là phát triển suốt 60 Mỹ áp dụng chính sách cấm vận). Cho nên, đối với một sự kiện có ý nghĩa lịch sử và hệ trọng (Bình thường hóa quan hệ với Mỹ), Cuba không muốn có bất cứ một sự sai sót nào dù nhỏ nhất. Và sự thận trọng trong từng bước đi là điều mà họ sẽ phải thể hiện để người dân Cuba tiếp tục trao gửi niềm tin vào Nhà nước và trong bối cảnh như thế sẽ không ai đảm nhận vị trí "Nhạc trưởng" hơn lãnh tụ Fidel Castro. 

Không gặp/từ chối gặp Tổng thống B.Obama trong chuyến công du Cuba với Fidel Castro vì thế mà một sự mệnh lịch sử. Lãnh tụ Fidel Castro mới là người chủ động trong sự việc gây nóng dư luận này!

Nếu vụ việc của Minh Béo xảy ra ở Việt Nam


Tôi sẽ không nhắc về những tội danh của danh hài Minh Béo đang bị cáo buộc tại đất Mỹ. Tôi cũng không lạm bàn những góc tối mảng khuất của làng giải trí Việt, vốn dĩ xưa nay luôn hấp dẫn. Tôi cũng không bình luận về mọi thứ đang diễn ra trong cơn ầm ĩ mang tên Minh Béo này. 


Tôi chỉ viết một vài điều tôi nghĩ.

Minh Béo, thuở còn ở Việt Nam vẫn thường nhắn tin và gọi điện thoại cho tôi. Đa phần là mời xem công diễn các vở kịch tại Sân khấu của Minh Béo ở quận 11. Lần Minh Béo bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục cách đây hơn năm, tôi có gọi điện thoại trao đổi với Minh Béo, đó là cuộc điện thoại thuần công việc. Minh Béo lần đó từ chối nói nhiều, chỉ bảo Minh Béo đã ủy quyền cho luật sư.

Với Minh Béo, tôi không yêu không ghét, không thích không ủng hộ. Ngay cả danh vọng của Minh Béo theo quan sát của tôi cũng không phải là đỉnh cao hay điều gì đó từa tựa như ngôi cao kịch trường chẳng hạn. Chỉ là tôi cho rằng, nếu vụ việc của Minh béo xảy ra ở Việt Nam biết đâu sẽ đi theo chiều hướng khác.
Diễn viên hài Minh Béo. Ảnh: vnn.

Nếu Minh Béo vụ việc của Minh Béo xảy ra ở Việt Nam, biết đâu mọi thứ sẽ chỉ diễn ra trên truyền thông, Minh Béo sẽ tiếp tục câu chuyện tôi bị gài tôi bị hiểu lầm hay tôi bị lợi dụng tên tuổi.

Các tờ báo sẽ khai thác theo hướng một bên là Minh Béo trả lời, một bên là người tự xưng là nạn nhân tố cáo. Cứ vậy kéo dài không hồi kết cho đến lúc một vụ ầm ĩ khác thế chỗ. Như cái cách mà Minh Béo đã từng bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục vậy.

Các cơ quan chức năng vốn thường đứng ngoài những vụ lùm xùm, mà chúng ta quen gọi là scandal của cá nhân hoạt động trong làng giải trí Việt.

Thế nên mới có câu chuyện anh chàng ca sĩ Châu Việt Cường thản nhiên chơi trò xâm hại tình dục nữ sinh, nữ sinh ban đầu viết đơn tố cáo sau đó lại trần tình đó là chuyện không có thực.

Thế nên mới có câu chuyện cô Hoa hậu Thế giới người Việt Diễm Hương tố cáo bị gã chồng đại gia bạo hành, kèm theo chứng cứ mà chuyện vẫn chỉ diễn ra trên truyền thông. Không có bất cứ cơ quan chức năng nào lưu tâm, cũng không thấy Hội ngành nào lên tiếng.

Thế nên mới có câu chuyện chàng ca sĩ Ngô Kiến Huy cùng nữ ca sĩ Thanh Thảo mắng qua mắng lại xung quanh lời tố cáo Ngô Kiến Huy là cha ruột của cậu bé trai do em gái của ca sĩ Thanh Hảo hạ sinh.

Thế nên mới có câu chuyện anh chàng MC chạy xe vi phạm giao thông được Cảnh sát Giao thông bỏ qua về hồ hởi post facebook khoe được “ân xá”.

Có quá nhiều câu chuyện tương tự như tôi về những gì đã xảy ra trong làng giải trí Việt mà tôi vừa điểm lại, những câu chuyện ầm ĩ trên truyền thông và im lặng trước pháp luật. Thêm nữa là những câu chuyện đòi nợ, tố cáo lừa tình gạt tiền đầy rẫy.

Lâu dần, đám đông quên mất nghệ sĩ đầu tiên là một công dân và công dân thì phải chịu sự điều phối của pháp luật. Thêm nữa, có lẽ các cơ quan chức năng vẫn chưa có thói quen lên tiếng về những câu chuyện ấy, những câu chuyện đã được luật định rõ ràng.

Mặc định của tư duy có lẽ khiến họ tin rằng, chuyện của làng giải trí nhảm nhí thôi, chỉ là scandal đánh bóng tên tuổi hay hãm hại nhau thôi. Họ cứ chờ đợi cho đến lúc có đơn tố cáo thì mới chịu dợm người đứng lên.

Đừng thần tượng hóa tấm áo từng vấy máu đồng bào



Chúng ta không nên mang đôi mắt thù hằn vào rạp hát nhưng cũng đừng thần tượng hóa tấm áo từng vấy máu đồng bào.

Hậu Duệ Mặt Trời có lẽ là từ khóa hot nhất trên các diễn đàn, trang mạng xã hội hiện nay, nhất là các trang dành cho mẹ bỉm sữa và giới nữ tuổi teen. Đây là tên của bộ phim Hàn Quốc dài 16 tập, chủ yếu nói về quân đội Hàn trong sứ mệnh bảo đảm hòa bình thế giới.

Chưa chính thức công chiếu, phát sóng, song, bộ phim đã thu hút hơn 1 tỉ khán giả Trung Quốc tìm xem trực tuyến. Ở Việt Nam, con số này cũng lên tới hàng trăm nghìn người.

Việc một bộ phim Hàn gây bão ở Việt Nam chẳng có gì lạ. Song, mấy ngày qua, đã có những ý kiến phê phán về việc "cuồng" phim này của khán giả trẻ.

Nhất là khi một số ca sĩ, sao showbiz hớn hở khoe những bức ảnh mặc quân phục Hàn, giống của diễn viên họ thần tượng trên Facebook. Có hẳn những ứng dụng trên App Store, CH Play để có thể ghép ảnh mình vào những bộ quân phục Hàn Quốc.

Các ý kiến phê phán chủ yếu nhắc nhở lại những nỗi đau kinh hoàng mà lính Đại Hàn đã gây ra cho nhân dân ta tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Chúng được coi là những kẻ khát máu, dã man hơn bất cứ kẻ thù xâm lược nào từ trước tới nay khi hãm hiếp phụ nữ, người già, phanh thây trẻ em. Có làng chỉ còn một người may mắn sống sót trước sự tàn độc của lính Hàn.

Bia căm thù giờ vẫn còn đứng kể tội giặc Hàn ở nhiều làng Trung Bộ. Vì những lý do đó, mà một số người thấy bất bình khi giới trẻ đang tung hô bộ phim về quân đội Hàn Quốc hiện nay.

Trước sự phê phán ấy, đã có nhiều lời phản biện lại. Đa số đều cho rằng, đó là chuyện của lịch sử, quá khứ. Nghệ thuật chỉ nói tiếng nói của nghệ thuật.

Tôi cũng đồng ý với quan điểm cho rằng, phim ảnh chỉ là giải trí, là nghệ thuật. Chiến tranh đã xa rồi. Chúng ta không nên mang đôi mắt của sự thù hằn đem vào rạp hát.

Chưa kể, dù sao thì Hàn Quốc cũng là đối tác tin cậy của ta trên nhiều lĩnh vực, họ giúp đỡ ta nhiều trong quá trình hội nhập. Hiện nay, đất nước họ vẫn là thị trường an toàn và màu mỡ cho lao động Việt Nam.

Nhưng, thích phim, ngưỡng mộ diễn xuất của diễn viên khác hẳn với việc chúng ta bỏ quên lịch sử. Bỏ quên rằng, bộ quân phục của quân Đại Hàn nhuốm đầy máu của người Việt Nam. Vẫn còn không ít người dân Trung Bộ đang chịu nỗi đau do lính Đại Hàn gây ra.

Tất nhiên, những bộ quân phục dính máu kia không phải quân phục mà các diễn viên đang mặc. Các diễn viên không có tội. Bộ quần áo họ đang mặc đang mang thông điệp rất tốt. Nhưng dù tốt đến đâu, thì việc người trẻ Việt bỏ quên lịch sử, hớn hở khoác lên mình chiếc áo ấy, cũng có chút gì đó lố lăng, phản cảm.

Tôi tin, bộ quân phục của những người lính Cụ Hồ còn đẹp hơn nhiều. Dĩ nhiên, nó chỉ đẹp với những người có lòng tự tôn dân tộc, trân trọng lịch sử đất nước và biết điều hòa giữa quá khứ - hiện tại - tương lai.

Còn việc không hiểu lịch sử, lỗi lớn nhất thuộc về người làm giáo dục, văn hóa. Nhưng đừng nói giới trẻ chúng ta vô can.

Ám ảnh nhất với tôi lúc này, có lẽ là câu hỏi: Tại sao chúng ta ko có được những bộ phim làm khán giả trong nước bỏ cả phim Hàn để xem? Và bao giờ chúng ta mới có phim gây bão trên khắp thế giới?

Còn với các bạn trẻ, các ngôi sao showbiz thì tôi cũng chỉ muốn nhắc lại thêm một lần: Chúng ta không mang đôi mắt thù hằn vào rạp hát nhưng đã là người của công chúng thì cũng không nên thần tượng hóa tấm áo từng vấy máu đồng bào.
Nguồn: Tại đây

PHAN VĂN PHONG VI PHẠM CHẾ ĐỘ MỘT VỢ MỘT CHỒNG MÀ DÁM ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI!

Khoai@


Biết mình không đủ điều kiện của một đại biểu Quốc hội do vi phạm pháp luật về chế độ một vợ một chồng, nhưng vẫn cứ cố tình tự ứng cử là hành vi phá hoại.

Đó là ứng cử viên Phan Văn Phong

Đại biểu Quốc hội dứt khoát phải đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí được quy định tại Ðiều 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc: (1). Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; (2). Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật; (3). Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; (4). Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; (5). Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. 

Loại bỏ những hoạt động chống phá nhà nước bằng cách tham gia các hội nhóm bất hợp pháp, ông Phan Văn Phong còn vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Ông Phan Văn Phong, sinh năm 1954, trú tại 12 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông Phong đang sống cùng với vợ là Nguyễn Thị Thúy Mai nhưng lại có quan hệ bất chính với Nguyễn Thị Nga - người được biết đến như một "ả điếm cực đoan của làng dân chủ". Hệ quả của lối sống phóng đãng đó là ông Phong có thêm 2 đứa con ngoài giá thú là Phan Văn Phú, sinh năm 2010 và Phan Văn Tài sinh năm 2012.

Ông Phong đã vi phạm chế độ một vợ một chồng được quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999. Điều luật này được quy định cụ thể hơn ở Điều 182 BLHS 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 tới đây, theo đó: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm...".

Chính vì mối quan hệ này, mà ngày 22/12/2012, khi Trần Thị Nga đang ở trong nhà thờ Thái Hà, bà vợ ông Phong đã đến tận đây gặp Nga để làm rõ chuyện quan hệ với chồng bà, và tiện thể đưa đơn tố cáo hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của Nga cho linh mục quản xứ nhà thờ Thái Hà (178 Nguyễn Lương Bằng). Bà Mai cũng kiên quyết yêu cầu nhà thờ không được dung dưỡng, chứa chấp Trần Thị Nga và Phan Văn Phong gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia định của bà. Tuy nhiên, linh mục quản xứ đã nhận đơn tố cáo nhưng vẫn không có động thái tích cực nào được thực hiện. Nhà thờ Thiên chúa vẫn dung túng cho hành vi cướp chồng, phá hoại hạnh phúc gia đình chị Mai cho Trần Thị Nga.

Ngay sau đó, bà Mai đã phải nhờ cậy đến chính quyền các cấp nơi Nga cư trú kêu gọi sự giúp đỡ. Xem lá đơn tố cáo của vợ ông Phong bên dưới:


Rất tiếc, do Trần Thị Nga luôn di chuyển nên sự can thiệp, nhắc nhở của chính quyền gặp khó khăn.

Và đây là một bức thư giải quyết hậu quả tình nhân ngãi giữa facebooker Lương Dân Lý (tức Phan Văn Phong) và Trần Thị Nga vừa bị tiết lộ một cách có chủ ý trên mạng Internet, cho biết: ông Phong muốn giải quyết sòng phẳng chuyện tình cảm, con cái với Nga, không muốn Nga mượn con để khống chế, vòi tiền và uy hiếp ông ta. 




Theo lời người công bố lá thư, ông Phan Văn Phong là "thằng già máu gái", “bỏ vợ đẹp con khôn” theo Nga. Nhưng theo chính những người từng đứng trong "hàng ngũ" của Phong thì đó là mối quan hệ mèo mả gà đồng.

Chỉ với việc vi phạm chế độ một vợ một chồng, Phan Văn Phong không đủ tư cách của một đại biểu Quốc hội.

Liệu còn ai dám bỏ phiếu để Phan Văn Phong làm đại diện cho mình nơi Quốc hội?

TS Trần Công Trục: ĐƯA GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 943 VÀO BIỂN ĐÔNG, TRUNG QUỐC ĐỊNH GIĂNG BẪY PHÁP LÝ


Đưa giàn khoan Hải Dương 943 vào Biển Đông, Trung Quốc định "giăng bẫy pháp lý"

LTS: Để người dân hiểu về động thái nguy hiểm này của Trung Quốc, Infonet trân trọng đăng bài viết của Ts Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ về vấn đề này.

Theo thông báo này, gian khoan cách TP.Tam Á ở đảo Hải Nam 50 hải lý về phía tây nam, vị trí này nằm trong khu vực chồng lấn chưa được phân định giữa VN và Trung Quốc ở ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Thông báo trên website của MSA yêu cầu tàu bè giữ khoảng cách an toàn 1 hải lý khi qua lại xung quanh vị trí nói trên.

Hải Dương-943 là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 122 m và có thể khoan sâu đến 10.668 m. Đây là chuyến tác nghiệp đầu tiên của giàn khoan này sau khi được chuyển giao cho Công ty cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL) vào tháng 1.

Giàn khoan 981 đã từng gây bất ổn tại Biển Đông

Theo Cục Hải sự Trung Quốc, Hải Dương-943 sẽ được bảo vệ và hỗ trợ bởi các tàu Hải Dương-564, Hải Dương-617 và Hải Dương-618.

Với cự ly khoảng cách của vị trí này thì có thể thấy đây là vị trí được Trung Quốc tinh toán, lựa chọn khá kỹ để, một mặt, dễ bề áp đặt quan điểm có lợi cho mình trong khi hai bên đang tiến hành đàm phán phân định vùng biển chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ và mặt khác, để giăng bẫy pháp lý nhằm giành sự mặc nhiên thừa nhận việc giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 khi đưa ra yêu sach phi lý trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm luc địa đối với quần đảo Hoàng Sa mà họ đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1974. 

Có 2 nội dung cần được làm sáng tỏ để nhận ra “cái bẫy pháp lý” này:

1. Vị trí này nằm lệch về phía Đông của một “đường trung tuyến giả định” một khoảng cách đủ để tạo ra cảm giác rằng giàn khoan này hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc, nếu tinh theo một đường trung tuyến giả định nào đó.

2. Vị trí này, nếu theo quan điểm của Trung Quốc, là ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), nếu tình từ đảo Đá Bắc, một điểm cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã bóp méo quy định của UNCLOS 1982 về việc thiết lập hệ thông đường cơ sở cho quốc gia quần đảo mà họ đã chính thức công bố vào năm 1998. 

Do đó, chúng ta hãy cùng nhau phân tích kỹ từng nội dung quan trọng dưới đây.

Một là, đường trung tuyến được sử dung như thế nào trong đàm phán phân định ranh giới biển?

Về nguyên tắc, theo quy định của UNCLOS 1982, vùng chồng lấn được tạo thành bởi phạm vi của vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa giữa 2 quốc gia ven biển nằm đối diện hay liền kề nhau, trong khi đàm phán mà chưa có được ranh giới cuối cùng thì không bên nào được tự ý đơn phương tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác hay bất cứ hành động nào để khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong toàn bộ khu vực biển chồng lấn này.

Nếu muốn có hoạt động thăm dò, khai thác hay các hoạt động kinh tế - khoa học nào khác thì phải được thỏa thuận giữa 2 bên về một giải pháp tạm thời có tính thực tiễn và khi áp dụng giải pháp này không được làm ảnh hưởng đến quá trình đàm phán phân định theo nguyên tắc công bằng mà hai bên có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, trong khi chưa có đường phân định cuối cùng, không thể tạm thời sử dụng một “đường trung tuyến giả định” làm căn cứ giải quyết các hoạt động của hai bên tại khu vực chồng lấn. Bởi vì, theo quy định của Công ước LB 1982, tại Điều 74. Hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau:

1. Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.

2. Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.

3. Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.

4. Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế được giải quyết theo đúng điều ước đó.

Rõ ràng là vùng chồng lấn giữa hai vùng Đặc quyền kinh tế, UNCLOS 1982 không có quy định nào đề cập đến đường trung tuyến theo nghĩa được coi là giới hạn tạm thời để phân biệt vùng biển của bên này hay bên kia. Đường trung tuyến chỉ dược sử dụng trong trường hợp hoạch định ranh giới lãnh hải: Điều 15: Việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau: 

“Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trtrong vùng chồnglannsung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại.

Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác.”

Cho nên, nếu lấy trung tuyến để phân biệt phạm vi biển thuộc bên này hay bên kia để đơn phương tiến hành việc hạ đặt giàn khoan trong vùng chồng lấn này là hoàn toàn trái với các quy định của Công ước Luật biên 1982 và đi ngược lại thỏa thuân của 2 bên.

Hai là, vị trí giàn khoan này có phải liên quan đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa theo quan điểm của Trung Quốc không?

Nguy hiểm hơn nữa là vị trí hạ đặt giàn khoan này cũng nằm cách đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngoài 12 hải lý; nghĩa là nằm ngoài phạm vi lãnh hải của một thực thể nằm ở phía Bắc của quần đảo này. Có thể thấy rằng Trung Quốc đã tính toán : nếu không vấp phải phản đối của Việt Nam liên quan đên quần đảo này thì sau này Trung Quốc lý sự rằng vị trí hạ đặt giàn khoan này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) nhưng VN không có ý kiến phản đối . Điều đó có nghĩa Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và đã mặc nhiên thừa nhận yêu sách xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của Trung Quốc đối với quần đảo này. Nếu lên tiếng phản đối thì đồng nghĩa với việc đã thừa nhận Hoàng Sa có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thừa nhận quan điểm của Trung Quốc và đây chính mục tiêu của “cái bẫy pháp lý” nguy hiểm mà họ đã giăng ra, bất chấp thực tế xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa của Việt Nam và cho đến nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng không chịu đàm phán và tuyên bố Hoàng Sa thuộc về họ, không có tranh chấp.

Việc TQ hạ đặt giàn khoan HD 981 vào vùng ĐQKT VN năm 2014, chúng ta đã từng nhận định rằng đây là động thái “dương đông kích tây”, nhưng năm nay, với những gì đang diễn ra thì không thể chỉ nói như vậy mà cho thấy TQ đang cùng lúc thực hiện các mũi tiến công khác nhau nhằm đạt được chiến lược độc chiếm Biển Đông về địa- chiến lược, địa- chính trị, địa-quân sự, địa- kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, để che giấu các hoạt động sử dụng vũ lực, đẩy mạnh chủ trương quân sự hóa Biển Đông, dường như Trung Quốc đang ráo riết triển khai các hoạt động nhằm vào yếu tố đia- kinh tế. Đó cũng là nội hàm chủ yếu của mưu đồ độc chiếm Biển Đông với 3 mục tiêu cốt lõi: tranh giành nguồn tài nguyên dầu khí, không chế tuyến đường hàng hải, vơ vét tài nguyên sinh vật. Suy cho cùng, có lẽ đó cũng chính là mũi tiến công có hiệu quả nhất trong cuộc chiến tranh giành vị thế siêu cường trên biển mà Trung Quốc đã bày binh bố trận để triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông.

TS Trần Công Trục

VIỆT NAM SẼ LÀ ĐIỂM NÓNG VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO


Ngày 29/3, tại sự kiện Security World 2016, đại tá Võ Tuấn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao, cho biết Việt Nam đã được dự báo có thể là một trong những khu vực nóng bỏng về tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Việt Nam đang đứng thứ 11 trên toàn cầu về các hoạt động đe dọa tấn công mạng như phát tán mã độc, tấn công có chủ đích, đánh cắp dữ liệu...

Theo đại tá Võ Tuấn Dũng, số liệu của hãng bảo mật Symantec cho thấy, Việt Nam hiện đang đứng thứ 11 trên toàn cầu về các hoạt động đe dọa tấn công mạng. Những hoạt động đe dọa nhắm vào cơ quan doanh nghiệp tổ chức tại Việt Nam bao gồm, tấn công có chủ đích, các mối đe dọa trên thiết bị di động, phát tán mã độc, virus và đánh cắp dữ liệu. “Nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin chính từ các biện pháp quản lý bảo mật kém, nhiều lỗ hổng, dễ phá giải hoặc người sử dụng có quyền truy cập hệ thống nắm được các điểm yếu hay vô tình tạo cơ hội cho người khác truy cập đánh cắp dữ liệu”, đại tá Võ Tuấn Dũng khẳng định.

Lợi dụng các tiện ích của CNTT, tội phạm công nghệ cao thực hiện các hành vi phạm tội như phát tán các loại virus, phần mềm gián điệp, mã độc đối với ứng dụng di động, máy tính, kinh doanh ngân hang, mạng xã hội; tấn công xâm nhập và trộm cắp thông tin dữ liệu máy chủ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin số, thông tin cá nhân, thẻ tín dụng, thông tin của khách hàng, doanh nghiệp cũng trở thành mục tiêu tấn công. Tin tặc liên kết với các tội phạm công nghệ cao ở nước ngoài trên các lĩnh vực bao gồm trộm cắp thông tin thẻ tín dụng; gian lận cước viễn thông; tấn công truy cập bất hợp pháp vào những trang web thương mại điện tử từ nước ngoài; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet; tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc qua mạng; truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. “Các tội phạm công nghệ cao thường tập trung tại một số tỉnh thành phố trọng điểm, nơi có sự giao lưu hội tụ của nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng hoặc nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống”, đại tá Võ Tuấn Dũng nói.

Trên cơ sở đó, để hướng tới môi trường Internet an toàn, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cần phải rà soát, kiểm tra lỗ hổng bảo mật của website; sử dụng tường lửa, các chương trình diệt virus mạnh; khắc phục kịp thời các sơ hở; áp dụng các biện pháp quản lý quyền được khai thác thông tin, dữ liệu của cơ quan tổ chức; sử dụng các thiết bị có độ bảo mật cao nhằm hạn chế khả năng bị tấn công. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh, an toàn mạng, bảo mật dữ liệu về sử dụng mạng Internet như sử dụng công cụ kĩ thuật, nâng cao năng lực đầu tư cho công tác an ninh mạng khi xây dựng vận hành các trang web của nhà nước và doanh nghiệp. “Cơ quan nhà nước phải tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm công nghệ cao”, đại tá Võ Tuấn Dũng khẳng định.

Theo báo cáo của VNCERT, trong năm 2015, đơn vị này đã ghi nhận được 5.898 sự cố lừa đảo (Phishing), 8.850 sự cố thay đổi giao diện (Deface), 16.837 sự cố mã độc (Malware) tăng 1,7 lần so với năm ngoái, đã cảnh báo và khắc phục được 3.885 sự cố (trong đó có 87 sự cố liên quan đến các tên miền “gov.vn”). Nhìn chung mã độc đa số là các liên kết ẩn được nhúng vào website thực hiện các thao tác không mong muốn. Ví dụ như like fanpage Facebook, ẩn link.

VNCERT ghi nhận 1.451.997 lượt địa chỉ IP cả nước bị nhiễm mã độc và nằm trong các mạng Botnet (tăng 1,6 lần so với năm ngoái) trong đó gửi cảnh báo cho 3779 lượt địa chỉ IP của các cơ quan nhà nước; điều phối, yêu cầu ngăn chặn 7.540 địa chỉ máy chủ C&C server điều khiển mạng Botnet và bóc gỡ mã độc tại 1.200.000 địa chỉ IP tại các máy bị nhiễm thuộc quản lý của các doanh nghiệp ISP.

VNCERT cũng phối hợp với Cert quốc tế xử lý và ngăn chặn 200 website giả mạo (giả mạo giấy phép do Bộ TT&TT cấp, giả mạo webmail của VNN, VDC, giả mạo website Ngân hàng Nhà nước…).

ĐẠI TƯỚNG TRẦN ĐẠI QUANG ĐƯỢC GIỚI THIỆU ĐỂ QUỐC HỘI BẦU CHỦ TỊCH NƯỚC


Đại tướng Trần Đại Quang được giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chính thức giới thiệu Đại tướng - Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang để Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới. Dự kiến ngày 2/4 tới, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.

Đại tướng - Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang là người duy nhất được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Tờ trình số 1085 về nhân sự trình Quốc hội bầu Chủ tịch nước nêu rõ căn cứ trên các quy định của Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết số 01 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, UB Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét bầu ông Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Tờ trình giới thiệu nhân sự của UB Thường vụ Quốc hội cũng sơ lược tiểu sử của ông Trần Đại Quang. Ông Quang sinh ngày 12/10/1956, quê Ninh Bình, là GS. TS luật học.

Ông đã có 40 năm công tác trong ngành công an. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng từ khoá X đến khoá XII. Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI và XII.

Năm 2011 ông được Quốc hội khoá XIII phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Công an.

Ngày 29/12/2012, ông Trần Đại Quang được Chủ tịch nước trao quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng.

Cùng với 18 vị Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII, ông Quang cũng được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV.

Sau khi nghe giới thiệu nhân sự, các đại biểu Quốc hội trở về làm việc tại các Đoàn để thảo luận về vấn đề này. Sáng ngày thứ Bảy, 2/4, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín quyết định việc chọn tân Chủ tịch nước thay cho ông Trương Tấn Sang.

Theo P. Thảo /Dân trí

BÀ KIM NGÂN LÀ PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN LÀM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Khoai@


Lần đầu tiên ở Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là một phụ nữ.

Cũng lần đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ trước Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013

Cũng là lần đầu tiên trong "tứ trụ", tức bốn vị trí cao cấp nhất trong bộ máy quyền lực, có phụ nữ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được đa số đại biểu Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam trong phiên họp sáng thứ Năm 31/3/16. Trước đó, hôm 30/3 Quốc hội chính thức miễn nhiệm Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.

484 đại biểu có mặt tại Quốc hội đã tham gia bỏ phiếu, trong đó 472 phiếu (92,5%) đồng ý, 9 phiếu (1,82%) không đồng ý, bầu bà Ngân làm Chủ tịch Quốc hội.

Trong lễ tuyên thệ ngay sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói: "Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam", và "Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó."

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, 62 tuổi, làm Phó chủ tịch Quốc hội từ năm 2011. Bà từng kinh qua các vị trí giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, Thứ trưởng Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại và Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội.