2015/11/04

P1. CCB LÊ VĂN LỰC BỊA ĐẶT XUYÊN TẠC VỀ TRẬN ĐÁNH TẠI ĐỒN BIÊN PHÒNG HOA LƯ TRÊN BIÊN GIỚI VIỆT NAM- CAMPUCHIA NHƯ THẾ NÀO?

http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/11/p1-ccb-le-van-luc-bia-at-xuyen-tac-ve.html#more

Mấy hôm nay, nhiều anh chị em chuyền tay nhau, chia sẻ 1 stt từ trang của Đơn vị tác chiến điện tử ( Comrade Commissar )
Ngay ở Gr DÒNG MÁU VIỆT, bạn Trần Văn Hoàng Phúc cũng đã chia sẻ về đây ở stt "BIÊN GIỚI TÂY NAM..."
https://www.facebook.com/groups/dongmauviet/permalink/519038308272391/

Stt này thực ra chỉ là một đoạn trích từ entry Giấc mơ cao cả của CCB Lê Văn Lực (Lê Vũ Bình Địa Mộc).
Tiếc rằng ông Lê Văn Lực là 1 người lính bất mãn với chế độ nên toàn entry của ông ấy chẳng khác gì của lũ rận chấy. Vì từng cùng đơn vị nên có lẽ bác Vanthanh Nguyen biết vì sao ông Lê Văn Lực bất mãn?

Là thế hệ hậu sinh, tôi không chứng kiến trận đánh nên ban đầu, tôi không biết thực hư ra sao.
Nhưng không phải vì hậu sinh nên chúng tôi không có quyền tìm hiểu sự thật, vạch ra cái sự xuyên tạc bịa đặt của ông Lê Văn Lực khi viết về trận đánh tại Đồn Biên phòng Hoa Lư (đồn 717) nằm trên QL 13 giáp ranh Bình Phước – Krochie.
Không phải khi là Cựu Chiến binh thì thích viết gì, xuyên tạc bịa đặt gì cũng được. Không phải lớp trẻ chúng tôi không chứng kiến trận đánh thì không được quyền nhận xét.
Chúng tôi sẽ có bài viết chứng minh ông Lê Văn Lực xuyên tạc, bịa đặt những gì ở trận đánh này.
Còn bây giờ, mời các bạn đọc toàn văn entry của ông Lê Văn Lực

 **********************************



Giấc Mơ Cao Cả
Từ ngàn xưa, những bậc hiền nhân đã mơ về 1 tương lai thế giới đại đồng. Thế kỷ 17 – 18, trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng sôi sục cả châu Âu, giới trí thức trẻ tuổi ngất ngây với giấc mơ kỳ vĩ & đầy lãng mạn này. Công xã Pari là phép thử cay đắng mà những người vô sản chia nhau uống cạn. Thế kỷ 19 sự ngột ngạt dâng lên cực điểm, các trường đại học không khí như thùng thuốc súng. Cuộc cách mạng chỉ chờ 1 mồi lửa là bùng lên cháy cả châu Âu, rung chuyển địa cầu.. Nhưng thay vì nổ ra ở Anh hoặc Đức, những nơi mà điều kiện chín muồi & lý tưởng nhất thì nó lại xảy ra ở Nga, nước bại trận trong thế chiến thứ nhất, trình độ công nghiệp thấp kém, giai cấp công nhân chỉ chiếm 15% dân số. Vậy mà những người vô sản đã làm nên điều kỳ diệu: – Điện khí hóa toàn quốc sau 12 năm cầm quyền.
Thiên hạ bảo, chủ nghĩa cộng sản là 1 hệ tư tưởng, 1 học thuyết, 1 nền tảng lý luận, 1 mô hình xã hội.. Riêng với tôi, nó là 1 giấc mơ cao cả & linh thiêng. Nó là giấc mơ của những tâm hồn trong sáng, thánh thiện & lãng mạn. Chỉ có những người như thế mới mơ được những giấc mơ về lẽ công bằng, bất vụ lợi & đầy nhân ái. Từ tấm bé, tôi đã say sưa cùng bước hành quân của những binh đoàn đỏ tả tơi rách rưới, đói khát & trang bị nghèo nàn băng qua sa mạc, thảo nguyên, đầm lầy để tìm đánh những quân đoàn bạch vệ béo tốt, no đủ & trang bị tận răng bởi vũ khí mới nhất của Anh, Mỹ.. Chất thép lung linh rạng ngời trong những đôi mắt quầng thâm & trũng sâu ấy đã truyền cho tôi ngọn lửa thần kỳ. Tôi tìm đọc tất cả những gì có liên quan đến 2 từ cộng sản, kể cả những điều nói xấu về nó. Ban đầu tôi hoài nghi, ngờ vực nhưng rồi sau những tìm hiểu – đối chứng các nguồn tư liệu khác nhau, tôi buồn bã thừa nhận hầu hết những phê phán ấy là đúng. Thế là tôi dốc sức tìm hiểu nguyên nhân vì sao những người cộng sản lại có cách xử sự lạ lùng như vậy. Những câu hỏi của tôi ko bao giờ nhận được câu trả lời của những người am hiểu chính trị tường tận nhất. Họ né tránh hoặc mắng át đi. Làm sao có thể hiểu nổi động cơ nào khiến Stalin ra quyết định đày nguyên soái Giucob đi Siberi (mãi sau này tôi mới biết, Stalin chỉ tin dùng những ai là người Gruzia, cùng quê của ông ta) lớn lên chút nữa, tôi mới hiểu thêm rằng: – Dù cùng chung 1 giấc mơ cao cả là lý tưởng cộng sản nhưng khi nắm trong tay sứ mệnh thực thi nó thì người ta luôn bị chi phối bởi những tục lụy rất đời thường mà mỗi con người đều ít nhiều phải có. Sẽ là thế nào với 1 xã hội Nga với 80% mugic (nông dân – tiểu nông) mà làm CM XHCN nhỉ? Từ năm 25t tôi đã mơ hồ nhận thấy sự sụp đổ tất yếu của lâu đài cộng sản ở nước Nga vĩ đại bởi nó xây trên những nền móng non yếu, nóng vội & duy ý chí. Tôi tìm mọi cách để kết thân với những thủ thư lạnh lùng khó tính nhất để được đọc những quyển sách CẤM. Đó là cuốn “Nhật ký Diên An” mà mỗi trang viết khiến tôi nổi da gà, sửng sốt & kinh ngạc. Kính trọng những người lính hồng quân Trung Quốc qua cuộc vạn lý trường chinh bao nhiêu tôi càng ghê tởm Mao Trạch Đông, Khang Sinh.. bấy nhiêu. À thì ra những người Trung Quốc cũng mơ về giấc mơ cộng sản bằng cái đầu của những AQ, tính cách AQ, tâm hồn AQ.. Còn lâu lắm, ít ra là vài trăm năm nữa họ mới có được cái tâm & cái tầm mạch lạc để mơ về cái thiên đàng cho cả nhân loại này.

Năm 1978, bầu trời sáng lóa, chớp giật bởi hàng loạt tiếng nổ rền vang, mặt đất rung chuyển dữ dội bởi hàng vạn quả cối 82, 60 & pháo 105, 130ml cùng hàng ngàn khẩu AK, B40, B41, M79, thủ pháo, lựu đạn.. Đồn biên phòng Hoa Lư (đồn 717) nằm trên QL 13 giáp ranh Bình Phước – Krochie bị tấn công. Gần 2.000 tên lính Polpot thiện chiến dồn dập đột kích vào đồn biên phòng bé nhỏ heo hút chỉ có 90 tay súng trấn giữ. Trận đánh dai dẳng từ 4 giờ sáng đến tối mịt, cách chục cây số mà vẫn nghe văng vẳng tiếng hô xung phong của bọn Polpot, tiếng súng chống cự yếu ớt dần, thưa dần cho tới khuya hôm sau. Trên đoạn biên giới Lộc Ninh khi đó có các trung đoàn 88, 205, 174, Q16.. cùng 3 đơn vị pháo binh & 1 lữ đoàn tăng thiết giáp. Hơn 20.000 người lính ko ăn ko ngủ suốt 2 ngày đó. Tất cả nai nịt gọn gàng, súng ống lăm lăm trong tay, mắt quắc lên rực lửa. Tất cả các nòng pháo của pháo binh, xe tăng đều lấy sẵn tọa độ bắn, các pháo thủ ôm đạn đứng chờ mệnh lệnh. Tất cả chỉ chờ đợi mệnh lệnh xuất kích, các máy bộ đàm đều mở kênh liên lạc với đồn 717, từ trong đó vang lên tiếng gọi thống thiết của vị đồn trưởng: “Các đồng chí hãy tập trung hỏa lực pháo bắn vào mục tiêu là chỉ huy sở của đồn. Chúng tôi sắp hết đạn, địch đang tràn vào sân đồn, anh em đang đánh giáp lá cà, tình thế nguy ngập rồi, làm ơn bắn đi!…” 10′ sau, cũng tiếng nói ấy: “Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng, chúng tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng. Hãy trả thù cho chúng tôi. Vĩnh biệt các đồng chí!” Tất cả chúng tôi mắt nhòe lệ, những người lính già nghiến răng trèo trẹo, quai hàm bạnh ra, mắt trừng trừng như muốn nổ con ngươi. Nhưng là người lính, chúng tôi phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Nguyên nhân vì sao mà tư lệnh quân khu ko cho động binh có lẽ chỉ có những người có hiểu biết & có trách nhiệm trước Tổ Quốc cao hơn chúng tôi mới hiểu & tin rằng họ cũng đau lòng như chúng tôi. Từ hôm đó những người lính trẻ ko còn bông đùa nghịch ngợm nữa, tất cả như già đi dăm tuổi. Chúng tôi ngồi lặng lẽ lau súng, chuốt lại lưỡi lê, thủ thỉ trò chuyện với những viên đạn. Ko ai bảo ai, trên vành mũ cối xuất hiện những khẩu hiệu:
“Ôi Tổ Quốc mà ta yêu quý nhất
Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi, Việt Nam ơi!”
Hoặc: “Hãy yên nghỉ, hỡi những người anh hùng. Chúng tôi sẽ trả thù!”..
Ngày tấn công được mòn mỏi trông chờ rồi cũng tới. Chúng tôi ào ạt xông lên tấn công vỗ mặt tiền duyên, thọc sâu – dùi xuyên hông, xẻ sườn phòng tuyến địch, vu hồi chặn đường chi viện/tháo chạy của chúng. Thê đội 1 tổn thất nặng thì thê đội 2 tràn lên như thác lũ, chúng tôi như dòng thép nung chảy tưới vào kẻ thù. Tiếng chính trị viên sang sảng: “Đánh cho chúng biết thế nào là khí phách Việt Nam!” Chưa đầy 3 giờ, 2.000 tên đồ tể khát máu Polpot bị đẩy xuống địa ngục. Trận đánh đó ko hề có tù binh! Giá như Nông Đức Mạnh được nghe những gì mà chúng tôi đã nghe trong cái đêm đen tối đó? Giá như trung ương đảng hiện nay chứng kiến cảnh gần 1/3 trung đoàn tôi hy sinh trong trận đánh mở màn, có nghĩa >800 chàng trai ưu tú của nước Việt nằm xuống ở tuổi đôi mươi. Có ai biết họ mơ gì khi còn sống ko nhỉ? Cũng như tôi, tất cả chúng tôi cùng mơ về lý tưởng cộng sản.

 
Đầu năm 1979, đại đội tôi trấn giữ cầu Salong, cây cầu chiến lược trên QL 13. Khi đó đại quân ta tiến quá nhanh nên nguồn hậu cần ko theo kịp, thương binh tử sỹ để sắp lớp ven đường, thuốc men cạn kiệt, đạn dược sắp hết, lương thực cạn khô đã hơn tuần.. Lòng sông Salong sâu thăm thẳm, đá lởm chởm.. Nếu địch phá hỏng cầu thì cả chục sư đoàn phía trước ko biết sẽ ra sao. Đại đội tôi lúc ấy còn 25 tay súng, chia làm 3 cụm chốt giữ cầu. Khi hầm hố chưa xong thì địch tập kích. Bọn chúng khoảng 400 tên như mọc ra từ lòng đất. Lính Polpot trung thành với học thuyết “Vũ khí chiến – vũ khí luận” của chủ nghĩa Mao, ai chưa có kinh nghiệm chạm trán với chúng sẽ bị choáng ngay từ phút đầu. Sau màn hỏa lực cấp tập sẽ là những mũi xung phong sắc lẹm. Với ưu thế áp đảo, chỉ vài phút bọn chúng tràn ngập trận địa từ mọi hướng. Trong giây phút ngỡ như tuyệt vọng ấy thì tiếng anh Lê Đình Cầu, chính trị viên đại đội vang lên: “Hãy chiến đấu & hy sinh như những người cộng sản!” Tôi nhìn qua, cánh tay phải của anh gãy lìa, xương trắng hếu chìa ra lủng lẳng đung đưa, máu phun xối xả. Tay trái anh Cầu ghì chặt khẩu trung liên RPD đĩnh đạc nhả đạn vào đám lính Polpot nhung nhúc xung quanh. Ko ai có thể ngờ, ko 1 ai có thể hình dung nổi.. trong tình thế ấy mà chúng tôi phản kích. 17 con người thương tật đầy mình xung phong như mãnh hổ, hất bọn địch văng xuống sông, dạt vào rừng. 120 xác lính Polpot được đếm xung quanh trận địa. Đại đội tôi còn sống sót 6 người. Khi đó tôi vẫn chưa là 1 đảng viên. Tuổi 20 của tôi đau đáu 1 câu hỏi: “Động lực nào để khiến những con người bình thường trở nên phi thường?”
Năm 1980, quân y viện 175, khoa B9 – chuyên khoa Mắt. Đó là 1 khoa kỳ lạ nhất. Ngày đó tôi bị mấy mảnh đạn trên đầu làm kéo lệch con mắt phải đến nỗi ko còn tròng đen trắng gì nữa. Khoa B9 ít thương bệnh binh hơn những khoa khác nhưng luôn nhận được sự nể trọng của toàn bệnh viện. Có lẽ ai cũng hiểu, thà mất chân mất tay cũng còn may mắn hơn mù mắt. Trong khoa chỉ có mình tôi là còn đủ thị lực để đọc sách, hàng ngày tôi đọc cho anh em nghe những cuốn sách mà bạn bè mang đến. Tôi vẫn nhớ anh Phúc, quê ở Long An. Anh lớn tuổi nhất (25t), chơi đàn rất hay. Có lần anh hát bài “Hành khúc người thanh niên cộng sản”, trong đó có đoạn “..Còn chân còn nhịp bước còn tiến lên, còn đôi mắt sáng ta đâu chịu hèn..” Tôi hỏi 1 câu ngớ ngẩn: “Nhưng nếu cụt chân – mù mắt thì sao hả anh?” Quay 2 hốc mắt đen sì qua tôi, anh từ tốn: “Chủ nghĩa cộng sản được nhìn bằng con tim & đi tới bằng ý chí, em à!” Các y tá, bác sỹ & tất cả chúng tôi cùng rơi nước mắt.
Năm 1985, tôi là bí thư chi bộ ‘máu lửa’ nhất trung đoàn. Trước mỗi trận đánh lớn, tôi ko nói nhiều về mục đích, ý nghĩa của mục tiêu phải đạt được. Tôi đọc thơ của Nguyễn Khoa Điềm, Văn Lê, Thanh Thảo, Nguyễn Duy.. cho anh em nghe.
“Đêm nay ai dắt tay nhau vào tiệc cưới
Ai thức trắng lội sình
Ai trầm ngâm viết những câu thơ thông minh
Ai trả nghĩa đời mình bằng máu..
Hạnh phúc nào cho anh?
Hạnh phúc nào cho em?
Hạnh phúc nào cho đất nước?..”
Hạnh phúc nào cho đất nước? Tôi nhắc lại 1 lần nữa. Cả đơn vị gầm lên như sấm dậy: “Độc lập – Tự do!” Cứ như thế, với niềm tin son sắt ấy, chúng tôi đi dấn thân vào mọi hiểm nguy, chúng tôi băng qua bao mùa chiến dịch, chúng tôi vuốt mắt cho nhau & thì thầm “Ngủ yên nhé, đồng chí của tôi!” Chúng tôi luôn khắc khoải 1 giấc mơ: “CỘNG SẢN”.

Sách sử ngày nay chỉ viết về những chiến công vang dội, hiển hách. Ko 1 dòng nào viết về những trang bi tráng ở đồn 717, ở cầu Salong, ở Sambo, Sandal..
Tôi & đồng đội cũ của mình vẫn hàng tháng lọ mọ lên ủy ban xã viết vào ‘Đơn xin lãnh trợ cấp..’ Trời ơi! Đơn xin! Cay đắng làm sao – cách cư xử của những người mang danh cộng sản! Tôi ko thể hiểu nổi vì sao chốn quan trường có sức cám dỗ & làm hư hỏng con người ghê gớm vậy. Gần 20 năm trời thơ của Nguyễn Khoa Điềm bị cấm, sau thời mở cửa ông ta lên làm bộ trưởng Văn hóa thông tin. Chả lâu sau đó thiên hạ nghe ông nói nhăng nói cuội, cạnh khóe Bảo Ninh & Nguyễn Huy Thiệp. Lê Hoàng Quân (hiện nay là chủ tịch UBND thph HCM) có 1 thời trai trẻ rất đỗi hào hùng, nhưng khi có chút tanh tanh của mùi chức vụ thì gần như thành 1 con người khác hẳn. Năm 1992, khi đó tỉnh Đồng Nai vẫn còn bao gồm cả Bà Rịa, trong lần đón tiếp đoàn “Việt kiều yêu nước” về thăm, chả biết bọn kia bố thí cho mấy đồng mà khi đi ngang qua tượng đài chị Võ Thị Sáu, 1 thằng nhâng nháo trỏ tay vào chị Sáu: – “Con nhỏ này hồi xưa chọi lựu đạn vào ông nội tui. May nhờ phước đức lớn nên ổng thoát chết!” Lê Hoàng Quân đi cách đó dăm bước chân nhưng vẫn cúi gằm mặt như thể ko hề nghe thấy gì! Romanh Roland, nhà văn tôi yêu quý bởi những tác phẩm cực kỳ lãng mạn & bay bổng, cũng là người cộng sản. Ông ta là ủy viên ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Pháp. Có lẽ tôi sẽ sớm quên ông nếu ko nhờ 1 câu nói làm lay động lòng người: “Nếu có người suốt cả cuộc đời chỉ làm duy nhất có 1 việc: – Đó là lấy thân mình ngăn đỡ viên đạn của kẻ thù bắn về phía Tổ Quốc mình, thì người đó hoàn toàn xứng danh khi được sinh ra làm người trên cõi đời này!” Chính nhờ lời hiệu triệu đó mà lớp lớp người trẻ tuổi đã gia nhập các đơn vị du kích để kháng chiến chống quân Đức trong 4 năm trời. Ngày nay người ta ngài ngại khi nhắc đến 2 từ cộng sản, lớp quan chức đua nhau sắm laptop, tậu xe hơi, kiếm bồ nhí sau khi làm đơn xin vào Đảng, bọn họ coi thẻ đảng như tấm hộ chiếu tiến thân, như giấy thông hành đặc biệt để sục sạo kiếm ăn. Bọn họ múa mép leo lẻo mà thực ra chả hiểu gì về 2 từ cộng sản. Mỗi khi thấy cái mặt đuồn đuỗn đầy vẻ phồn thực của Nông Đức Mạnh lú ra thì ngay lập tức tôi & bạn bè tôi chuyển kênh hoặc tắt tivi vì ko thể nào chịu đựng nổi những lời xoen xoét của hắn. Cộng sản gì cái ngữ ấy? Bọn họ giống như những gã thầy tu, đầu cạo nhẵn thín, mắt lim dim gõ mõ tụng kinh thành kính trước Phật nhưng đêm về thì sùm sụp mũ len, thay áo cà sa bằng bộ đồ thường rồi lủi theo cổng sau tìm đến quán cầy tơ làm vài dĩa. Cũng như vị linh mục thông thái & đức hạnh lừng danh nọ bỗng 1 hôm mắc bệnh giang mai.. Giả dối & thực dụng! Họ có quyền tự làm hư hỏng bản thân nhưng ko được phép làm ô danh những điều cao cả, nếu cảm thấy ko đủ nghị lực để cưỡng chống lại những cám dỗ của đời thường thì hãy cởi bỏ áo quan, áo cà sa, áo chùng đen để hoàn tục làm 1 con người bình thường. Sao họ nỡ..
Ngày ngày dạo qua các diễn đàn trên mạng, lướt qua các blog, đọc các tờ báo chỉ thấy nhan nhản những từ: Sành điệu, hot, đỉnh.. hoặc những lời than vãn: Ôi, chán quá! Bùn wá!! Lớp trai Việt ngày nay điệu đàng, ẻo lả như đàn bà còn con gái thì ngỗ ngược lấc cấc như mấy tay bảo kê động chứa. Hầu hết họ chỉ chăm lo tới kỹ thuật trị mụn, làm đầu – nhuộm tóc sao cho giống Hàn, ăn bận sao cho ‘khác người Việt’ nhất. Họ nói tiếng Anh líu lo như két mà ít khi viết cho đúng chính tả 1 câu Việt ngữ. Họ am tường về các mã chứng khoán mà ko thể nhớ nổi tên ông Nội của mình. Bản sắc Việt chìm mờ đi qua từng ngày một, lòng kiêu hãnh được làm người Giao chỉ hầu như biến mất. Họ trở nên lai căng mất gốc dù đang sống ngay trên xứ sở này. Cũng còn may, số đó tuy đông nhưng tôi tin ko phải là đa số. Mà lạ lùng thay, chính cái đám này lại là những kẻ to mồm nhất chửi bới cộng sản. Họ ong ỏng gào thét đòi các quyền dân sinh dân chủ, đòi lẽ công bằng cho họ (!) Họ la hét như heo bị chọc tiết là những người cộng sản đang phản bội dân tộc, bán rẻ đất nước.. Họ nào biết, sức mạnh của cộng sản ko nằm trong tay 1 nhóm quyền lực cụ thể nào mà nó nằm ở hàng chục triệu con người như tôi & bạn.
Giấc mơ ngày nay có thể ko da diết nồng nàn như thời trước nhưng tôi tin & tôi cầu mong, nó vẫn về với những tâm hồn thanh sạch & lương thiện. Mà những người tốt thì bao giờ cũng vậy, họ luôn khuất lấp đâu đó giữa đời thường, họ lặng lẽ thực hiện bổn phận làm người của mình 1 cách cần mẫn & chu toàn. Đất nước Việt nhiều lắm những con người như vậy. Thế giới này nhiều lắm những người say sưa đọc sách của Romanh Roland, Hemingwue, Jack London, Solokhop, Tonstoi.. Khi mà những bất công bạo ngược còn đầy rẫy trên thế gian thì những giấc mơ cộng sản vẫn còn nung nấu trong tim trong óc của hàng tỉ con người. Mỗi người mơ 1 cách khác nhau & mai kia, khi thời cơ đến, họ lại mò mẫm thử nghiệm nó với nhiều mô thức – hình mẫu khác nhau & khả năng sai lầm là rất lớn bởi giấc mơ thần tiên được thực hiện bởi người phàm. Nhưng đâu bởi vì thế mà nhân loại ko dám mơ & thực hiện khát vọng cao cả ấy của mình? Cuộc sống sẽ khiến con người hoàn thiện hơn, tốt dần lên..
Có thể là 500 năm nữa. Nhưng cũng có thể gần hơn rất nhiều. Tôi mong mỏi mọi người, đừng vì 1 vài hình ảnh cụ thể cá biệt nào đó mà đánh đồng lũ quan chức thối nát kia với những người cộng sản, dù bọn chúng luôn có thẻ đảng trong túi, bên cạnh xấp đôla. Xin đừng quên những lời nói của vị đồn trưởng đồn biên phòng Hoa Lư ngày trước, lời anh Cầu trước lúc hy sinh. Là người Việt Nam, xin hãy yêu & quý đất nước này như chính cuộc đời mình. Đừng nông nổi cả tin những lời bịa đặt – vu khống, xuyên tạc sự thật nhằm phá hoại sự thanh bình quý giá mà chúng ta đang có. Những kẻ dấu mặt sau những blog “Tự do ngôn luận” & “Dân tộc dân chủ” kia đang tìm mọi cách lợi dụng sự nhiệt thành & bồng bột của các bạn trẻ để thực hiện mưu đồ xấu xa bỉ ổi mà cha ông họ đã từng thất bại nhục nhã trong quá khứ chưa xa. Tôi rất đau lòng khi chứng kiến 1 số bạn tự nhận là sinh viên trí thức mà a dua theo bọn họ để lăng mạ Bác Hồ, chửi bới những người cộng sản, mạt sát những người đã hy sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp thiêng liêng cao cả. Từ nước Mỹ, họ đang dạy cho dân Việt mình cách ‘yêu nước’, cách sống cho phải đạo ‘làm người văn minh’ theo quan niệm của họ.
Chúc các bạn hãy sống thật vui tươi & hữu ích, hãy mơ những giấc mơ cao cả & tin vào điều mà chính ta khao khát ước ao. Cảm ơn các bạn đã đồng cảm cùng tôi qua bài viết này.
10/05/2013 Lê Vũ - Bình Địa Mộc
https://levubinhdiamoc.wordpress.com/tag/giac-mo-cao-ca/

Tài liệu: LIÊN XÔ NĂM 1979 ĐÃ CHẶN BÀN TAY TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/11/tai-lieu-lien-xo-nam-1979-chan-ban-tay.html#more

LIÊN XÔ 1979: CHẶN BÀN TAY XÂM LƯỢC VIỆT NAM
LÊ ĐỖ HUY (LƯỢC THUẬT)

Hơn 30 năm trước, Liên Xô đã biết cách tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng để “khôi phục hòa bình và công lý”, báo ‘Phòng thủ đường không và vũ trụ’ của Nga viết. 
********************

Đầu 1979, tại biên giới Trung quốc - Việt Nam hình thành mặt trận gồm 15 sư đoàn thê đội 1, 6 sư đoàn dã chiến quân thê đội 2, và 3 sư đoàn dự bị. Tổng quân số cụm quân được động viên để tham chiến chống Việt Nam lên tới 29 sư đoàn…
3h 30 ngày 17/2/1979 trên một số hướng, sau 30 -35 phút pháo hỏa chuẩn bị, quân Trung quốc đã đột nhập qua 20 đoạn biên giới Trung - Việt vào lãnh thổ Việt Nam.
… Kế hoạch (dùng xung đột quân sự) của ban lãnh đạo Bắc Kinh nhanh chóng đập tan sự kháng cự của quân đội Việt Nam và buộc Việt Nam phải từ bỏ đường lối đối ngoại không lệ thuộc vào Trung quốc, trước khi Liên Xô kịp can thiệp, đã bất thành. Ý đồ của Bắc Kinh đảo ngược tình hình ở Campuchia cũng không đạt được.
Diễn tập biểu dương lực lượng
Trong thời gian từ 12 đến 26/3/1979 kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung quốc (nước đang tiến hành cuộc xâm lược chống Việt Nam), theo chỉ thị của BCH TƯ Liên Xô, các Quân khu biên giới phía Đông (các vùng đất tiếp giáp với Trung quốc của Liên Bang xô viết), tại lãnh thổ Mông Cổ, và Hạm đội Thái Bình Dương, đã tiến hành các cuộc tập trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô.

Năm 1979, các trung đoàn tiêm kích từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia được điều động sang các sân bay Mông Cổ.
Trong các cuộc diễn tập, tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200 ngàn sĩ quan và chiến sĩ, hơn 2 ngàn 600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại.
Diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên, và chuyển các đơn vị quân đội và hải quân vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đã động viên 52 ngàn quân nhân dự bị, huy động hơn 5 ngàn xe máy của nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
Các cuộc diễn tập quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ Sibir và Zabaikal. Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn góp mặt gần ba sư đoàn không quân, hai lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường. 
Cùng kỳ, tại các cuộc diễn tập ở Viễn Đông và Đông Kazakhstan (có đường biên giới với Trung quốc), ngoài các đơn vị cấp sư đoàn trở lên bộ đội hiệp đồng binh chủng, còn có các đơn vị bộ đội biên phòng Liên Xô tham gia.
Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.
Trong tiến trình các cuộc diễn tập đã thực hiện các hoạt động phối hợp hỏa lực của các binh quân chủng. Cuộc hành binh từ Sibir sang Mông Cổ được thực hiện với các quy mô đội hình khác nhau, đội hình đơn vị từ cấp sư đoàn trở lên, và từ cấp trung đoàn trở xuống cấp phân đội. Đã thực hành tập kết đội hình đến cả bằng đường sắt, cả bằng đổ bộ đường không.

Từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia, các trung đoàn không quân chiến đấu đã sang triển khai lực lượng tại các sân bay của Mông Cổ.
Đồng thời với các cuộc diễn tập, đã điều động các trung đoàn không quân ra phía đông (phía khu vực tiếp giáp hai lục địa Á – Âu) không chỉ từ các quân khu lân cận, mà cả từ vùng Prikarpatia, nằm cách xa các quân khu của Liên Xô có biên giới với Trung quốc tới 7000 km, chỉ nội trong hai đêm.
Đơn cử, chỉ trong hai đêm đã di chuyển từ Tula toàn sư đoàn không vận từ Tula đến tập kết tại Chita (Chỉ huy sở Quân khu Sibir) qua khoảng cách tới 5,5 ngàn km, chỉ bằng một chuyến bay.
Các cuộc chuyển quân trên của không quân xô viết không chỉ liên quan đến đội hình chiến đấu cấp trung đoàn, với các phi công được huấn luyện tốt nhất, mà là cuộc di chuyển của toàn trung đoàn, kể cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ thuật trên không và mặt đất. 5 quân khu đã tham gia tiếp dầu cho cuộc diễn tập này.
 Huấn luyện tiếp dầu trên không cho máy bay đường dài
Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới mười trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5000 giờ, đã sử dụng tới 1000 trái bom và tên lửa (trong diễn tập bắn đạn thật).
Tại biển Đông, và biển Hoa Đông gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình dương, trong số đó có 6 tàu ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu, và tiến hành tập trận đánh tiêu diệt hải quân đối phương.


Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã thực hiện các cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Liên xô.
Trợ chiến
Không quân xô viết còn cử các đơn vị của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn để trinh sát đường không chống quân xâm lược trên lãnh thổ Việt Nam. Các đơn vị thuộc không quân vận tải Liên Xô (các phi đội AN – 12, AN – 26, MI – 8…) làm nhiệm vụ vận chuyển đường không trong lãnh thổ Việt Nam.
 Bộ đội Việt Nam ở Campuchia chờ lên máy bay về nước chi viện cho biên giới phía Bắc
Rất có kết quả, và có thể nói là khó hình dung nổi với thực lực trang bị lúc đó của Không quân chiến thuật Liên Xô (ý nói còn hạn chế), đã vận hành Cầu hàng không giữa Liên Xô và Việt Nam. Trong khuôn khổ diễn tập tại Liên Xô và chuyên chở vũ khí, trang thiết bị cho Việt Nam, đã vận chuyển tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1000 đơn vị trang bị xe máy, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược.
Viện trợ
Riêng về mặt quân sự, viện trợ cho Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhằm mục tiêu gia tốc gấp tiềm lực quân sự cho Việt Nam, nhờ các cuộc chuyển giao khẩn trương thiết bị và vũ khí. Chỉ trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng ba, bằng đường thủy đã đưa sang Việt Nam được hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân; 400 cỗ pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 400 đồng bộ cao xạ di động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích. 

 Dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”
Dù việc chuyển giao là gấp rút, các vũ khí và trang bị này đã qua thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một ủy ban gồm các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các trang bị này của quân đội xô viết.
Đòn cân não
Thái độ kiên quyết ủng hộ Việt Nam của Liên Xô; phản ứng của công luận thế giới; kháng cự kiên cường của quân đội Việt Nam buộc địch phải chịu tổn thất to lớn; tổ hợp hành động quân sự - chính trị của Liên Xô được thực hiện dưới dạng bước chuẩn bị cho hành động tiến quân vào lãnh thổ Trung quốc; mâu thuẫn trong giới cẩm quyền Trung quốc, các khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo và trong tác chiến của quân Trung quốc… đã đem lại kết quả mong đợi, bài báo kết luận. 5/3/1979 Bắc Kinh đã phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhưng quân Trung quốc vẫn ngoan cố đóng tại một số phần đất (sâu 1km vào lãnh thổ và rộng 2 km), mà trước đó Trung quốc gán ghép là “đất tranh chấp”, ở vùng biên giới hai nước, bài báo nhấn mạnh.
Bài báo cũng chỉ ra Liên Xô đã chơi rắn đến cùng như vậy, vì Trung quốc xâm lược vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam khơi dậy nguy cơ chiến tranh lớn trên “hai mặt trận” (tức là gây chiến với Nga), do vừa ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện Việt – Xô.
Phương châm trong chiến tranh “Phòng ngự tốt nhất là tiến công”, cũng được áp dụng trong còn điều kiện Liên Xô còn hòa bình, nhưng thế lực bành trướng, bá quyền trong khu vực đang tìm cách khơi lò lửa chiến tranh.
Nhìn lại, tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên thủ trưởng kỳ cựu của ngành đối ngoại quân sự vào năm 2009 chia sẻ, ông vẫn vô cùng ấn tượng về cách Liên Xô đã chọn đầu 1979, bằng ý chí và hành động, cảnh báo “không được đụng đến Việt Nam”.
Năm 1979, Liên Xô đã tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng, kiên quyết khôi phục hòa bình và công lý, không để địch thủ mơ tưởng “được đằng chân lân đằng đầu”. 

Bài gốc tiếng Nga

Наглядная демонстрация военной мощи

В 1979 г. Советский Союз сумел убедительно показать, что не остановится перед применением крайних мер

BẮC TRIỀU TIÊN ĐƯA VÀO SỬ DỤNG HỆ THỐNG XE BUÝT NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/11/bac-trieu-tien-ua-vao-su-dung-he-thong.html#more

Hôm qua, 2/11/2015, tại Bắc Triều Tiên đã chính thức đưa vào sử dụng hệ thống xe buýt năng lượng mặt trời. Điều đặc biệt khiến dư luận thế giới khâm phục là dù bị bao vây, cấm vận ngặt nghèo nhưng các nhà khoa học Triều Tiên đã chế tạo thành công các xe buýt năng lượng mặt trời với 100% linh kiện tự sản xuất trong nước. 
Theo thiết kế, toàn bộ bề mặt nóc xe được lắp đặt 32 tấm pin mặt trời với cường độ dòng điện 100 watt, từ các tấm pin mặt trời này dòng điện được kết nối với 50 tụ điện và dẫn đến hệ thống ăc quy lưu trữ điện. Những chiếc ô tô buýt năng lượng mặt trời này có thể chạy với vận tốc 40 km/giờ và chở được từ 70 đến 140 người.
Tuyến xe buýt năng lượng mặt trời đầu tiên ở Triều Tiên đưa vào sử dụng  phục vụ hành khách tại thành phố cảng Nampo trên bờ biển Hoàng Hải.
Tại Bắc Triều Tiên, người dân chủ yếu đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng như tầu điện ngầm, ô tô điện, ô tô buýt thông thường. Nay, hệ thống ô tô sử dụng năng lượng mặt trời đưa vào vận hành vừa làm cho hệ thống giao thông công cộng thêm đa dạng, tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Các ô tô năng lượng mặt trời sản xuất trong nước nên giá thành không cao.

Nguyễn Lệ Phương
Theo
 RIA Novosti

MAI TÚ ÂN "PHONG THÁNH" CHO NGÔ ĐÌNH DIỆM!?

http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/11/mai-tu-phong-thanh-cho-ngo-inh-diem.html#more

MAI TÚ ÂN: CÁI CHẾT CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ "THÁNH THẦN"!? 
Lữ Khách
Hôm nay, tròn 52 năm ngày mất của Ngô Đình Diệm - cũng là kết cục thảm hại của thứ gọi là nền Cộng hòa thứ nhất. Dáng hình mập tròn, lùn, sắc mặt luôn trắng bệt của Ngô Đình Diệm không biết vì tính cách lạnh lùng hay là để che giấu ẩn đằng sau đó là những mưu mô, kế hoạch. Người ta thường ví Ngô Đình Diệm là "tam phản". Tại vì sao? Tại vì có minh chứng cụ thể để nói như vậy về Ngô Đình Diệm, cụ thể: Lần phản phúc thứ nhất và thứ hai Diệm dành cho triều đình và Pháp lúc tranh chấp quyền lực với Phạm Quỳnh rồi bị cách chức. Lần thứ ba Diệm phản Bảo Đại. Lần thứ tư, Diệm phản bội các thế lực ủng hộ mình. Diệm không phản Mỹ mà chỉ không vâng lời. Như vậy, Diệm hội đủ bản chất với "tam phản": Phản chúa, phản thầy, phản bạn. 
 
Chân dung Ngô Đình Nhu (trái) và Ngô Đình Diện (phải) (Nguồn: Internet)
Anh em họ Ngô làm tay sai trung thành của Mỹ, đưa bàn cờ Việt Nam chia tách thành 02 miền Nam - Bắc, tiếp tay cho ngoại xêm gây nên cảnh nước mất nhà tan, tên rơi đạn lạc. Nhục nhã thay khi nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh em Diệm - Nhu lại do chính cấp dưới của mình với sự giật dây của Đế Quốc Mỹ. Bởi lẽ, nhận thấy thời cuộc cần đổi thay kẻ tay sai trung thành khác ở miền Nam Việt Nam, Mỹ nghĩ ngay đến việc đổi người và âm thầm giật dây ngay các thuộc cấp của anh em họ Ngô và gây ra cuộc đảo chính năm 1963.
Thảm hại hơn, anh em Diệm - Nhu một thời từng hét ra lửa, đi đâu cũng được cung phụng, chào đón, một "lạy Cụ", hai "lạy Cụ"...thế mà trong giờ phút ngày 1/11/1963 năm ấy, anh em họ Ngô lại nhận một cái chết trong đau đớn, tủi nhục khi bị cấp dưới của mình rút súng bắn vào đầu mà không kịp kêu lên tiếng nào vào phút cuối cùng của cuộc đời. Theo thông tin thì lý do Ngô Đình Diệm khi lên chức và đương chức đều bố trí, đặt người thân vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong thể chế quyền lực của mình. Nắm quyền lực nhưng độc tài và gia đình trị không chỉ làm mất lòng thuộc cấp mà còn làm lung lay và thay đổi quyết định của người Mỹ đang yểm trợ miền Nam Việt Nam.
Ấy vậy, kẻ từng vỗ ngực mình tự xưng là "nhà văn" mà lại đi ca ngợi cái chết của Ngô Đình Diệm là cái chết vào "hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh nhân..."!? Y viết như sau:
Ngày 1/11/1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm, người thiết kế nên nền Cộng Hòa của Đệ Nhất VNCH đã bị lật đổ và bị giết chết một cách bi thảm trong những ngày này. Nhưng cái chết cũng đã đưa ông vào hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh Nhân trong lòng người dân Việt Nam...Ông không phải là một lãnh tụ thành công, khi nghiệp lớn chưa thành, ước mơ còn dở dang. Ông cũng là lãnh tụ lớn duy nhất không phải chết già, chết trên giường ấm nệm êm để cho muôn dân than khóc, mà chết ở chiến trường nơi "da ngựa bọc thây" hay :"áo bào thay chiếu, anh về đất". Mặc dù không còn trẻ thì ông và người em can trường của ông là Ngô Đình Như cũng đã ngã xuống trong trận đánh cuối cùng của cuộc đời. Ông ngã xuống khi những viên đạn thù làm tắc nghẹn tiếng thét xung trận cuối cùng".
Trước đây, tôi đã từng ngờ ngợ về "tài năng" của lão "nhà văn" Mai Tú Ân qua nhiều sự việc, đặc biệt là qua vụ y bênh vực vụ "đạo" thơ của nhà thơ Phan Huyền Thư. Và bây giờ qua việc y nói về cái chết của Ngô Đình Diệm là "hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh Nhân" thì tôi đã không còn nghi ngờ gì về độ lẩn thẩn, ngô nghê của "tài năng" của lão "nhà văn dỏm" mang tên Mai Tú Ân! Nực cười hơn khi Mai Tú Ân so sánh với giọng điệu "Ông cũng là lãnh tụ lớn duy nhất không phải chết già, chết trên giường ấm nệm êm để cho muôn dân than khóc, mà chết ở chiến trường nơi "da ngựa bọc thây" hay :"áo bào thay chiếu, anh về đất". 
Đọc đến đây, tôi phải khẳng định (chứ không còn nghi vấn nữa)  luôn rằng, Mai Tú Ân có vấn đề về thần kinh. Trong tờ khai của Thiếu tá Nhung- người đã ám sát anh em họ Ngô có đoạn: "Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực (...) Trong lúc xe chạy thì thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý giá".
Có nguồn thông tin thì cho rằng, Nguyễn Văn Nhung đang bao che cho tội lỗi của Mai Hữu Xuân mà Nhung khai là Thiếu tướng Thu (trong quân đội thời ấy không có tên Thu làm Thiếu tướng như lời khai của Nhung). Nguồn này còn cho biết thêm, sau đó xác anh em họ Ngô được đưa vào bệnh xá để khám nghiệm. Kết quả cho thấy, cả Ngô Đình Diệm lẫn Ngô Đình Nhu đã bị "bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu". Thế nhưng, đến giờ phút này tên "nhà văn dởm" Mai Tú Ân vẫn còn đang ngất ngây với các ngôn từ bóng bẩy, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chết ở"chiến trường nơi "da ngựa bọc thây" hay "áo bào thay chiếu, anh về đất"!? Sự thần thánh hóa khiến y mù quáng với những lời lẽ quá xa rời sự thật. Mai Tú Ân trắng trợn khi thần thánh hóa nhân vật Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, đặc biệt là cái chết đầy nhục nhã của anh em họ Ngô này.
Bị chính cấp dưới của mình có những lời lẽ thô tục, hành động vô lễ, xúc phạm và rồi bị bỏ mạng vì chính những viên đạn của những kẻ trước đó cứ "bẩm cụ" và "lạy cụ". Cái chết anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu là cái chết của kẻ tự xưng là bề trên, là "tổng thống" nhưng lại bị cấp dưới xử lý một cách đớn hèn như vậy. Và anh em họ Ngô chết ở trong xe M113 thiết giáp chứ không phải ở "nơi chiến trường "da ngựa bọc thây" hay "áo bào thay chiếu, anh về đất" như kẻ "nhà văn dỏm" ngô nghê, điên khùng như Mai Tú Ân bình loạn. 
Nguồn: 

Dân làm báo khởi xướng biểu tình phản đối ông Tập không được NO-U ủng hộ

http://lehienduc02.blogspot.com/2015/11/dan-lam-bao-khoi-xuong-bieu-tinh-phan.html#more

Loa Phường


Lời kêu gọi biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam ngày 6-7/11/2015 được phát ra và khởi xướng từ trang Dân làm báo của Vũ Đông Hà, người từng thuộc Ban tuyên vận của Việt tân tách ra làm tổ chức ngoại vi “Dân làm báo”. Điều lạ rằng kêu gọi biểu tình nhưng không có No-U Hà Nội và Nhật ký bán nước ủng hộ, chia sẻ

Dễ thấy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đệ tử ruột, cây viết chính trong nước hiện nay cho Dân Làm báo tích cực loan tải lời kêu gọi này. Quỳnh cũng chịu khó lê la khắp các trang tin lề trái để vận động họ truyền tải lời kêu gọi trên mạng xã hội, nhưng hầu như những trang liên quan mật thiết với nhóm ngoài bắc đều không loan tải, tiêu biểu như các trang, nhóm của No-U Hà Nội, Nhật ký yêu nước của cô Đoan Trang, Hội Anh em dân chủ…Sự bất hợp tác của nhóm chuyên biểu tình ngoài Bắc trong việc lan truyền cũng như tham gia ký tên vào Lời kêu gọi trên cho thấy, vai trò của Dân Làm Báo, phe cánh Vũ Đông Hà và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị các phe nhóm ngoài Bắc cô lập. 

Ngày 3/11/2015, bất ngờ ở Hà Nội nhóm No-U Hà Nội tổ chức biểu tình không thông báo trước, tuy nhiên cuộc biểu tình loe ngoe vài mống gồm vài No-U và đại gia đình “dân oan” Maria Thúy Nguyễn ở Hải Dương. Khả năng, nhóm No-U Hà Nội và các phe nhóm Hà Nội biết được kế hoạch hô hào của Vũ Đông Hà và Quỳnh nên đã chơi trò này, nhằm không thèm có mặt “thêm điểm” cho Dân Làm Báo

Vậy nên, dự đoán cuộc biểu tình ngày mai, may ra một vài anh chị ngoài Bắc ăn lương, lộc của Dân Làm báo mới chịu áp lực ra diễn trước ĐSQ Trung Quốc. Hoặc Vũ Đông Hà lại phải dở trò “thuê” dàn “dân oan” biểu tình chuyên nghiệp ra cho đỡ trống trải mà thôi.
Nguyên nhân cho việc No-U Hà Nội, Hội Anh em dân chủ (cũng thuộc Việt Tân) và Nhật Ký yêu nước của Đoan Trang không thèm tham gia Lời kêu gọi biểu tình này với Dân làm báo xuất phát từ sự ăn chia không đều trong Chiến dịch Nhân quyền 2015 do Quỳnh (đại diện MLBVN) phát động đã tham lam thâu tóm hết tài chính cấp cho dự án (chính nhiều rận chủ đã cố ý bắn tin này cho phía “DLV” (?)
Chúng ta cùng “hóng” xem các chi nhánh của Việt tân “cũ”, “mới” đấu đá nhau kiểu như nào. Nguyên nhân tất cả đều vì tiền mà thôi

TIẾP TỤC VỤ ĂN CHẶN 800 TRIỆU CỦA NGƯỜI TÂM THẦN

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/11/tiep-tuc-vu-chan-800-trieu-cua-nguoi.html

Tiếp tục vụ ăn chặn 800 triệu của người tâm thần.

Các cô đã từng làm trong doanh nghiệp nhà nước đều có thể confirm giùm tôi về những nguyên tắc cực kỳ bất hợp lý trong chi tiêu công quỹ thế nào. Tôi gửi kèm theo đây chia sẻ của 1 chị từng làm giám đốc 1 trung tâm như vậy để các cô dễ hình dung.

Hồi tôi còn làm trưởng phòng sản xuất truyền hình cho 1 công ty truyền thông, còn nhớ cứ mỗi cuối năm là phòng nhân sự lại thúc tất cả các bộ phận phải lo quắn đít các hóa đơn đỏ nhằm hợp thức hóa các khoản chi phí không tên, nếu không ngay cả 1 bó hoa mua cắm trong ngày liên hoan cuối năm không có hóa đơn đỏ cũng được quy là thất thoát hay chi tiêu không đúng nguyên tắc.

Nói vậy để các cô não bò đang bật auto chửi anh giám đốc trung tâm khốn khổ kia tội ăn cắp hiểu rằng, với quy định não bò của xứ sở các cô, thì bất cứ 1 công dân lương thiện nào cũng biến thành tội phạm trong 2 nốt nhạc, quan trọng là người thúc đít vụ thanh kiểm tra đó muốn hay không mà thôi.Tôi khẳng định nếu sở gáy theo nguyên tắc tài chính của xứ sở các cô, 100% đều có sai phạm.

Và nếu đây là âm mưu của 1 vụ hạ bệ, các cô có muốn mình vô tình trở thành công cụ cho người khác giật dây hay không????

Về phương diện cá nhân, tôi cho rằng khoản thất thoát 160 triệu cho 1 trung tâm bảo trợ với gần 30 nhân viên và hàng trăm bệnh nhân, với ti tỉ các khoản chi phí không tên tuổi... mỗi năm là con số quá nhỏ.

Tôi càng tin hơn những con người khi đã quyết định gắn bó cuộc đời với những người điên, đối tượng bị cả gia đình lẫn xã hội hoặc là lãng quên hoặc là kinh sợ, chỉ cần nghĩ họ cắn cắp tư túi vài đồng xu lẻ thôi đã là 1 sự xúc phạm quá lớn đối với cái gọi là lòng tốt rồi.

Người giám đốc trung tâm này, kẻ đang giơ đầu chịu báng bởi những nhà từ thiện đạo đức giả các cô, có thể lắm, sẽ nhận lấy kết cục ngồi tù sau hàng chục năm gắn bó với công việc mà 99% các cô đều không muốn làm, bởi những sai phạm mà ai cũng có.

Các cô có cảm thấy mình quá ác khi đẩy người tốt vào chỗ chết bằng thứ lòng nhân giả tạo của các cô không?

Cho nên tôi cầu xin các nhà báo, xin vui lòng bỏ qua vài đồng nhuận bẩn, và viết bằng cái tâm cũng như sự thận trọng có thể nhất trong trường hợp này.

Kính phím.

Nguồn: Hãm Nồn

VỀ VIỆC TIẾP TẬP CẬN BÌNH

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/11/ve-viec-tiep-tap-can-binh.html
Khoai@

Tin Tập Cận Bình sang Việt Nam làm dư luận chú ý. 


Quan hệ Việt-Trung rất đặc biệt, là láng giềng gần gũi, tương đồng về chính trị, song lại luôn tồn tại xung đột bởi dã tâm bành trướng của phía Trung Quốc. Vậy nên, sẽ không lạ khi trong dư luận có những ý kiến trái chiều về chuyến thăm của Tập Cận Bình, và đặc biệt là ông này có kế hoạch phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

Với đa số thì đón tiếp ông Tập là chuyện bình thường trong thời đại toàn cầu hóa. Một quốc gia đón tiếp một nguyên thủ quốc gia khác là chuyện rất đỗi bình thường, và ở đây, ngoại giao cũng là một trận đánh. 

Với những người có tư tưởng cực đoan thì lại khác, họ coi việc chúng ta chuẩn bị đón tiếp Tập Cận Bình và cho ông này cơ hội phát biểu trước Quốc hội là một sự yếm thế của Việt Nam. Đã có những vị trí thức coi chuyện ông Tập phát biểu trong Quốc hội là thể hiện tâm lý nhược tiểu, và hỏi rằng, sao Trung Quốc luôn xâm lược, cướp biển của Việt Nam, cướp bóc đánh đập ngư dân vậy sao ta lại phải tiếp họ? Ý kiến khác lại lên tiếng đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải tỏ thái độ đối đầu, chơi tay đôi ngay tại nghị trường với Tập Cận Bình về vấn đề biên giới lãnh thổ, đặc biệt là Biển Đông.

Tất nhiên, những người phản đối ầm ầm cũng có cái lý của họ, trước hết vì ông Tập đại diện cho Trung Quốc mà đối với người Việt, Trung Quốc luôn là mối đe dọa hiện hữu. Tiếp theo, phản đối cũng là một cách thể hiện quan điểm, là cách tạo áp lực đối với Trung Quốc. Như vậy, vấn đề ở đây là cách phản đối và đối tượng phản đối. Người dân có lý do lo ngại, vì thường những người nói là phản đối Trung Quốc nhưng thực tế họ lại giương băng rôn, biểu ngữ phản đối và chửi chính quyền.

Về điều này, nhà báo Đức Hiển cho rằng, cảm xúc chủ quyền là điều rất quý, nhưng có những điều khác cũng cần phải nghĩ. 

Việc một nguyên thủ của quốc gia lớn và đông dân nhất thế giới đến thăm một quốc gia, chứng kiến việc ký kết các văn kiện hợp tác là tăng hay giảm uy thế Việt Nam?

Từ nông dân đến doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển bán hàng tại một thị trường lớn nhất thế giới, ngay sát hàng rào nhà ta nhưng lại tẩy chay nguyên thủ quốc gia của họ liệu có phải việc nên làm? 

Việc Mỹ đón tiếp Tập Cận Bình trọng thị và Anh bắn đại bác đón Tập Cận Bình thì họ có nhược tiểu không?

Việc Trung Quốc coi trọng cao độ chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, đón tiếp trọng thị với những nghi thức lễ tân đặc biệt. Ở đây, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao đã nồng nhiệt chào đón TBT Nguyễn Phú Trọng và Đoàn. Lễ đón diễn ra trang trọng với 21 phát đại bác chào mừng". Như vậy có phải Trung Quốc thể hiện tâm thế nhược tiểu không?

Thực ra, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan ở đâu cũng có. Sức ép bài Việt bên Trung Quốc có lẽ cũng không kém gì bộ phận cực đoan bên ta, vì thế việc ông Tập sang thăm Việt Nam lần này là thể hiện thái độ dũng cảm và coi trọng quan hệ với Việt Nam. Vì thế, việc tẩy chay ông Tập bằng những ngôn từ bẩn thỉu hay hành động vô liêm sỉ chỉ là biểu hiện của tâm lý nhược tiểu và chắc chắn ảnh hưởng lớn đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam. 

Riêng chuyện cho ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội thì trước đó đã có tiền lệ. Đó là trường hợp của ông Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon trong chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước và tại Việt Nam, ông đã có phát biểu trước Quốc hội.

Nếu như ông Tập Cận Bình có phát biểu trước Quốc hội ta, thì chắc chắn phía Trung Quốc sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng vì phát biểu ấy không chỉ trong hội đàm, trao đổi riêng giữa lãnh đạo hai nước mà là trước Quốc hội, tức là trước nhân dân Việt Nam. Tôi tin rằng, ông Tập đủ khôn để biết mình đang nói chuyện với đại diện 90 triệu dân để cân nhắc những nội dung có thể gây phản đối.

Tập Cận Bình sẽ nói gì và ta đối đáp ra sao, sẽ cần chờ đợi. Trên mặt trận ngoại giao thì sự manh động dựa trên cảm xúc nhất thời sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Thái độ hung hăng, hằn học và phủ nhận sạch trơn chưa bao giờ là con đường dẫn đến thành công. Yêu nước phải bằng trí tuệ và con tim chứ không phải gõ phím hay gào thét, ký cọt ầm ầm.

ĐỒ NHÀ KHÓ VỪA NHỌ VỪA THÂM

Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm

Tôi là người ít chữ, hơn mười lăm năm cầm bút lông vẫn chưa thông nước cản, mấy năm qua bỏ thời gian và bút mực lâm mô bi thiếp của cổ nhân, bái khắp chư nhân, từ người đức cao vọng trọng đến bạn hữu, thậm chí cả những người em kém tuổi mình đến nửa giáp, nhưng học hành nghiêm cẩn… làm thầy! Chẳng mong học hành được ve vẩy quạt tàu, mà cốt để thỏa cái chí cầu học của mình, cho khuất lấp những chỗ ngu muội trống tuếch trong đầu.

Đã nhiều năm qua, mỗi khi tết đến xuân về ra vỉa hè Văn Miếu ngồi viết chữ, trong lòng năm nào cũng nhiều nỗi buồn hơn niềm vui. Thân áo vải chẳng biết làm gì, ăn cướp chẳng đủ tài, ăn mày không ai tin, đành gượng cầm bút làm nghề viết chữ, nói như người anh đồng hương là, lấy chữ nghĩa làm con đường tiến thân lương thiện trong thời buổi bấn loạn này, song, có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Chả tốt đẹp gì khi đem cái xấu của người khác ra bàn, nhưng không nói ra thì cũng là việc tự xỉ nhục mình. Thôi thì biết là tạo nghiệt, vẫn phải có mấy lời.

Từ SAI LẦM của người xin chữ…

1. Dân ta, kể từ khi bớt lo chuyện ăn no mặc ấm, đã nghĩ đến việc ăn ngon mặc đẹp, thì cũng sính ba chuyện lễ nghĩa cho diêm dúa cửa nhà, mới sinh ra cái thú xin chữ đầu năm ồ ạt và hỗn loạn như bây giờ. 

Chứ tục xin chữ và cho chữ ngày xưa không dễ dàng và rẻ bọt như giờ. Đó cũng là điều đáng quý. Nhưng cái đáng nói và đáng buồn lại nằm ở chỗ, dân mình hễ thấy đầu râu tóc bạc là nghĩ rằng, ấy là những vị học vấn có thâm niên, là bậc túc nho khả kính, là nhân sĩ đương thời, là học sĩ sót lại của một thời quá vãng v.v… Xin thưa, chỉ không đến 1% số ấy là như thế, còn lại ư… hãy đến các lớp dạy chữ Hán, dạy viết thư pháp, để hiểu hơn về các cụ, chứ nói ra chỉ tạo thêm ngôn nghiệp, lại mắc thêm tội bất kính với người già. 

Lý do ư? Kể từ năm 1919, khi nền khoa bảng của nước Nam đã hủy diệt, dành sân cho chữ quốc ngữ [latin] với nền tân học âu hóa, kể như số người theo học chữ Hán đã rơi vãi đi không biết bao mà kể. Kẻ có thực học khi ấy, hoặc vì quan điểm chính trị bị thủ tiêu, hoặc chuyển dần sang chữ tây để thức thời mà tồn tại, lại thêm một lần vơi vãi đi ít nữa. Hai cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc, cũng thiêu rụi đi những vết tích vàng son của nền cổ học. Tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng các nước thuộc Đông Âu cũ cấp tốc được nhồi nhét, để kịp thời bổ túc cho các trí thức du học, chủ yếu là các ngành về khoa học kỹ thuật, còn mấy ai học chữ Hán. Hòa bình lập lại, Hán Nôm Viện và một vài chuyên khoa về khoa học xã hội le lói cho dạy chữ Hán Nôm, kể ra có cũng hơn không, nhưng số phận của con chữ Thánh Hiền xem như đã rơi vào người trẻ thế hệ 7x, 8x… 

Những học giả lớn tuổi am tường cổ học thực sự còn sót lại đến bây giờ, điểm trên đầu ngón tay. Giới tu hành như các tăng ni, cha cố v.v… ở trong môi trường đặc biệt còn có may mắn tiếp xúc với chữ nghĩa Hán Nôm nhiều, nên họ nhiều ít còn là một đại diện ít bị đứt quãng về học thuật phân môn này. Điểm qua loa vài ý nhỏ đó thôi, để chúng ta nhận diện rõ những vị đầu râu tóc bạc, họ là ai?! Hầu hết họ là những người mãi khi có tuổi mới đi học, hoặc tự học, và hiện thời cũng chỉ là học trò của những người trẻ đang dạy ở những nơi như Đền Đồng Cổ, Chùa Tảo Sách, Chùa Nhân Mỹ…

2. Nhầm lẫn giữ Thư Pháp với Thư Linh, Thư Phù là một điều chẳng những mù quáng mà còn dại dột. 

Thư pháp là một đỉnh cao của nghệ thuật viết chữ, có lịch sử trên dưới 5000 năm của người Hán, nó là một thứ nghệ thuật vừa có tính kế thừa và tiếp biến về văn hóa, vừa có giá trị để tu thân cho người học tập nó. Những kiệt tác còn lại đến ngày nay qua thác bản bi ký là những đỉnh cao về nghệ thuật chữ viết, đạt đến tầm ổn định về thư thể, giàu có về tính thẩm mỹ, chứa đựng muôn hình vạn trạng những chắt lọc tinh túy từ các thể chữ có trước, cũng như những bút pháp của nhiều danh gia, nhiều đời… mới có được. Người đời này học thư pháp phải dùng những trước tác ấy để lâm tập theo, quá trình lâm tập ấy khi đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định, mới có thể “xuất thiếp” [lối chữ của riêng mình] mà “Cho Chữ” người đời được. 

Còn Thư Linh, Thư Phù là những loại chữ mang tính chất mê tín, như bùa chú, dấu triện của vua chúa [các loại bùa ngải, ấn đền Trần là 1 ví dụ]. Thứ đáng lên án là loại chữ “Thần thánh” giả mạo, xuất phát từ lòng tham, trí muội của người xin và sự vô liêm sỉ của người cho. Nó đẻ ra những trò như vô phúc thì xin phúc, nghèo hèn thì xin lộc, bất nhẫn thì xin nhẫn, học dốt thì xin đỗ đạt, đăng khoa v.v…Trò bịp bợm của nhiều cụ ra vỉa hè viết chữ, rằng chữ nó linh thiêng thế nọ thế kia, rồi bói toán dị đoan cũng nhét vào chữ nghĩa, đã lừa đảo không biết bao nhiêu người dân lành và các học sinh, sinh viên mỗi độ tết đến xuân về. Thực sự mong rằng, các cụ hãy cẩn trọng giữ mình. Không phải ai cũng đủ duyên mà học thứ chữ vuông này, lại không phải ai cũng có được cái phúc đức mà có được một tử vi nghệ thuật. Văn hóa xin chữ, cho chữ là một nét văn hóa mới bùng lên nhưng khá đẹp, song xét về hành vi và tâm thức xã hội thì, nó lại đang là một tệ nạn. Nhân đây, cũng thực sự mong người xin chữ cần thiết sự tỉnh táo khi xin chữ cho mình! [Minh chứng rõ ràng nhất và đáng buồn nhất hãy đọc báo để xem kết quả sát hạch các cụ đồ]. 

Đến MÊ LẦM của người cho chữ…

Người đọc sách thánh hiền mà quên đi câu “khôn văn khấn dại văn bia” hay “mua danh ba vạn bán danh ba đồng” thì uổng phí cho một đời đọc sách. Ấy là nói về những người đọc sách thánh hiền, có chữ để cho. Còn có biết bao nhiêu ông đồ ngoài kia chưa từng cầm cuốn sách nào gọi là “sách thánh hiền” cũng đang lều chõng tùng teng nơi vỉa chợ. Chữ cha ông để lại cốt để dạy người, giúp người dọn lòng, sửa tính, rèn chí, luyện tâm. Đó tuyệt đối không phải thứ để đùa, dẫu có thể để chơi!

Mỗi khi cho ai chữ gì, chí ít cũng nên kiểm điểm lại mình xem đã có chữ ấy hay chưa. Sự mê lầm về tiếng tăm, về những đồng bạc lẻ, về sự a dua a tòng mũ áo mang tính thời vụ, đã và đang tạo nghiệt một cách ngụp lặn trong mê lầm. Ta có thiếu gì cách để điền viên, để vui thú tao nhã, dẫu vẫn bằng chữ nghĩa. Ta có thiếu gì cách để mưu sinh, dẫu vẫn bằng con chữ. Nhưng nếu như đi lừa đảo người ta bằng thứ chữ nghĩa sai quấy, nguệch ngoạc, rồi phả vào đó sự mê tín dị đoan, thì chẳng khác chi điều nhà phật vẫn dạy là, nghiệp chồng lên nghiệp. Kẻ biết sai mà vẫn làm là kẻ tự dẫn mình vào địa ngục. 

Và việc nên hay không nên sát hạch các ông đồ…

Nên. Rất nên. Chỉ có sát hạch mới giúp người dân không bị rước rác về nhà. Phải sát hạch mới tạo ra động lực học tập cho người chưa đủ trình độ cho chữ người khác. Phải sát hạch mới tạo ra sự lựa chọn cho nhân quần và góc nhìn cho dư luận. Song, việc sát hạch nếu làm không tốt, không kín kẽ, thì cũng là việc tạo nghiệt. Người học Nho mà không học được phép ứng xử với người khác thì cũng là thiếu sót lớn. Làm sao cho người đậu không huênh hoang tự đắc, kẻ rớt không chán nản tự ti, ấy mới là cái khó của kẻ làm giám khảo có tâm. Cách mạng trong việc đẩy lùi tệ nạn ấu lão tân cá mè một lứa, vàng thau lẫn lộn là một việc đáng làm. Nhưng nếu như vì việc đáng làm ấy mà lại tạo ra cái “phần thưởng” cho kẻ cơ hội nào đó đứng sau, thì cái đáng không còn là cái đáng nữa, mà vô tình dễ rơi vào cái bị phỉ báng. Tuy nhiên, nhìn vào thành phần ban giám khảo cuộc sát hạch về chữ Hán và thư pháp chữ Hán vừa rồi, chúng ta có thể tin tưởng và tin cậy ở kết quả. Nhiều người trong ban ấy là tiến sĩ ở viện nghiên cứu, là họa sĩ với vốn cổ học tinh thâm, là người học hành tân văn lẫn cổ văn lâu năm trong và ngoài nước… Cá nhân tôi tin tưởng họ, họ là những bậc thầy của tôi, mặc dù họ là người trẻ, có người còn rất trẻ!

Ngoài lề: Có người hỏi tôi rằng, tôi có đi thi sát hạch không? Tôi trả lời luôn: Không. Có vài lí do tôi không tham gia, mặc dù trước đó khi chưa có thông tin về sát hạch, tôi có gửi tên đăng ký tham dự viết chữ ở Hồ Văn, nhưng khi biết có sát hạch, tôi đã gọi điện xin rút. Những lí do đó là: 1. Tôi tự thấy mình không có nhiều chữ để đi thi. 2. Tôi không thích thi thố chỉ để có một chỗ để ngồi viết chữ. 3. Tôi quá bận về những việc khác đang làm.

Trong ba lí do ấy, lí do quan trọng nhất là lí do thứ nhất. Tự thấy mình ít chữ, bút pháp còn non nớt, dẫu mang tiếng cầm bút lâu năm. Tôi không lấy làm xấu hổ về điều đó, mà ngược lại, tôi thành tâm mong các cụ cũng hãy dũng cảm mà rút nếu thấy mình không đủ khả năng. Đừng vì điều gì đó rất nhỏ về cả danh lẫn lợi để không chiến thắng nổi chính bản thân mình. Cá nhân tôi có vài chữ mọn, dùng lâu ngày quen tay, nên cũng chưa quên, biết phận nên tự dọn chiếu qua Trung tâm Triển Lãm Giảng Võ ngồi đưa đẩy với mai đào. Bạn hữu ai rảnh du xuân, xin ghé uống trà, tán gẫu, và còn vài ý chưa nói hết ở bài này, có thời gian sẽ thưa thêm…@bài biên của bút lông đại học sĩ Trịnh Tuấn:)

TIN HÓT: LS TRẦN THU NAM BỊ HÀNH HUNG KHI ĐẾN NHÀ ĐỖ ĐĂNG DƯ

http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/11/tin-hot-ls-tran-thu-nam-bi-hanh-hung.html


Thông tin từ FB cá nhân của Luật sư Trần Thu Nam (Tran Thu Nam): "Tôi bị côn đồ hành hung khi đến nhà đỗ đăng dư". Vị luật sư "Nhân quyền" này cũng không quên thêm vào đó hai bức ảnh để chứng thực điều mình nói. 

Nhìn vết thương trên mặt vị luật sư bảnh bao này đủ hểu kẻ côn đồ nào đó hình như đã hơi mạnh tay bởi nếu một người thực sự nếu gặp LS Nam lần đầu chắc chắn sẽ khó lòng nhận ra bộ dạng ông Nam ở thời điểm hiện tại. 

Là một LS theo sát vụ án cái chết của em Đỗ Đăng Dư và như LS Nam trần tình thì chính ông đã được mẹ em Dư - bà Nguyễn Thị Mai có giấy mời trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, theo một diễn biến mới đây nhất thì LS Nam đã bị cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội từ chối cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với lí do "mẹ của Đỗ Đăng Dư không đến làm việc nên không xác định giấy mời luật sư có phải của bà Mai hay không". Sự bất đắc chí là điều mà vị luật sư này mang về sau khi bị từ chối việc cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với một lí do được cho là rất đỗi phổ biến ở Việt Nam hiện tại.

Theo dõi diễn biến liên quan LS Trần Thu Nam, người viết đã cố gắng tìm ra cho kỳ được một lí do khiến LS Nam bị hành hung và cũng là để hiểu xem việc đám côn đồ hành hung LS Nam là một việc làm tự thân, mang tính cá nhân hay có người đứng đằng sau nhưng cuối cùng vẫn tâm đắc hơn cả ý kiến của của Phí Hữu Hoàng: "Bọn bồi bút nói rằng "Rất có thể đã có một trận ẩu đả thực sự xảy ra giống như người dân vẫn thường chứng kiến, kiểu như người dân đánh kẻ trộm chó; đánh kẻ ăn cắp; đánh kẻ ngoại tình với vợ người khác; hoặc đánh do mất dạy trong cách hành xử với cộng đồng...Nhưng cũng rất có thể đó là sản phẩm đã được kịch bản hóa để vu cáo chính quyền, theo đó, người ta có thấy lấy máu.... gì đó đổ lên mặt và chụp ảnh tự phê. He he. ""https://www.facebook.com/VietNamThoiBao/posts/619874291486149

Tái bút: Và cũng rất hoan nghênh LS Trần Thu Nam bởi dù sự đau đơn về thể xác hiện rõ trên bức ảnh nhưng sự hiểu biết của một người làm luật chỉ cho ông biết rằng: Khi mà chưa hiểu rõ đám người tấn công mình là ai thì nên xếp họ vào đám côn đồ. Và chỉ khẳng định, chỉ đích danh khi mọi sự đã sáng rõ. Riêng điểm này thì Nguyễn Lân Thắng nên học Trần Thu Nam khi đối diện với những trạng huống liên quan cá nhân! Thiết nghĩ đó cũng là bài học cho những ai lâm vào hoàn cảnh tương tự nếu không muốn gánh thêm tội vu khống. 


An Chiến