Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản (Nguồn: BBC Việt ngữ).
Vụ cá chết chậm được công bố nguyên nhân, đồng ý rằng đây là nguyên nhân chính khiến dư luận tức giận nhưng có lẽ điều đáng buồn nhất là việc dư luận chưa bao giờ thử tìm hiểu xem ngoài những nguyên nhân đã được họ quy kết thì có nguyên nhân nào khác không? Liệu có phải Chính phủ và các cơ quan hữu quan muốn bưng bít thông tin và bao che cho hành vi tội ác cho Formosa không hay việc giải mã nguyên nhân đang có những khó khăn nhất định?
Bản thân người viết đã hết sức vui mừng sau khi được biết thông tin Bộ
Tài nguyên & môi trường sẽ mời chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài
cùng vào cuộc giải mã nguyên nhân cá chết, đồng thời cùng lúc tiến hành
một cuộc điều tra độc lập bởi như thế sẽ không những đẩy nhanh tiến độ
mà kết quả đem lại sẽ trở nên khách quan, sát thực hơn. Và càng mừng hơn
khi trả lời BBC Vietnamese ngày
07/5/2016, Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản (một
trong các chuyên gia được Bộ Tài nguyên & Môi trường mời cùng tham
gia) đã cho hay: "Đó là trách nhiệm đầu tiên, đối sách cấp bách mà
chúng tôi cần tìm ra nguyên nhân đó và vấn đề thứ hai như các bạn (Việt
Nam) đã biết, đây là một trong những ô nhiễm môi trường mà để tìm kiếm
ra nguyên nhân, bây giờ Viện Hàn lâm Khoa học, Công nghệ Việt Nam cũng
đã đi theo hai hướng.
"Một là khả năng có thể nguyên nhân là do thủy triều đỏ, hai nữa
là cũng có khả năng đó là nguyên nhân do những độc tố hóa học gây ô
nhiễm biển.
"Thì để tìm ra đúng nguyên nhân nào và đúng tất cả các nguyên
nhân, thì chúng ta cần phải kết hợp rất nhiều các yếu tố, những phân
tích v.v... và với kinh nghiệm của chúng tôi, nó sẽ phân tích có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân đó."
Trên thực tế, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới từng hứng chịu
những thảm hoạ với quy mô tương tự thì sự đồng thuận của người dân là
một trong các yếu tố quan trọng góp phần sớm tìm ra nguyên nhân và có
biện pháp khắc phục.
Đối với Việt Nam (qua thảm hoạ cá chết) thì đó là điều chưa được đảm bảo
khi xuất hiện không ít đồn đoán về tính trách nhiệm, khách quan, vì lợi
ích dân tộc của các nhà chức trách và trong đó việc chậm lí giải nguyên
nhân cá chết là một trong những cái cớ để một bộ phận dư luận đeo bám
và quy kết. Cho nên, sẽ không có gì là trái khoáy hoặc không hợp quy
luật khi vấn đề mà Việt Nam phải thực hiện trong giải quyết thảm hoạ cá
chết vừa qua chính là việc ổn định tư tưởng cho người dân.
Tuy nhiên, thử hỏi rằng các nhà khoa học, nhà chức trách trong nước đã
từng nói ra điều ông GS đến từ Nhật Bản đã nói ra ở trên chưa thì xin
thưa họ đã nói và nói không dưới 1 lần. Song, với một cái não trạng có
phần thiên kiến và quy kết, thay vì tin, chấp nhận những gì được nói ra
thì họ lại xét đoán tính khách quan và động cơ khiến các nhà khoa học
cũng như đại diện nhà chức trách nói ra? Họ cũng vẽ ra hàng trăm lí do
khiến các nhà chức trách không khách quan, cố tình bao che các "thủ
phạm" gây nên vụ cá chết hàng loạt.
Và thay vì tiếp tục thuyết phục, làm thay đổi suy nghĩ của những cái đầu
vốn đã có vấn đề thì giải pháp tối ưu nhất là thiết lập vai trò của
người trung gian, "trọng tài". Hoạt động của các chuyên gia, nhà khoa
học nước ngoài sẽ tái lập lại lòng tin của người dân vào nhà chức trách
và tin chắc rằng khi nghe những lời từ ông GS đến từ Nhật Bản đã không
ít người đã nhận ra sai lầm của chính mình! Họ giật mình vì đã bỏ ngoài
tai những phát biểu của đội ngũ nhà khoa học, nhà chức trách trong nước.
Nhưng xem chừng, đó là một bài học chưa quá cũ với những ai yêu nước
chân chính và thực tâm lên tiếng vì sự bền vững của môi trường sống,
trong đó có môi trường biển!
An Chiến
No comments:
Post a Comment