LTS: Đăng bài này, chúng tôi lại nhớ tới bài của giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa. Khổ cho các ông Nguyễn Trọng Nghĩa và Hồ Minh Điệp, người ta viết bài không cần trình hết lý lịch, còn mấy ông phải khai báo cả thẻ căn cước cho mọi người chỉ bởi vì "dám thưa chuyện" với Giáo Hội La Mã! Dù vậy, ông Phê-rô Hồ Minh Điệp cũng phải chuẩn bị gánh chịu một cuộc điều tra và một bản án về bệnh "tâm thần" từ JB Nguyễn Hữu Vinh hoặc một "tôi tớ hèn mọn" nào khác của GHVN.
Trong một bài viết để sách nhiễu giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa, con chiên Gioan Bao Nguyễn Hữu Vinh mô tả rất chính xác tình trạng Cừu (nghĩa là không có chủ kiến gì cả) của giáo dân như sau:
"...Họ cũng thừa biết xưa nay, giáo dân Công giáo luôn đồng lòng, nhất trí với Hội đồng Giám mục một cách hầu như là tuyệt đối trong những vấn đề cơ bản đối với vận mệnh giáo hội và đất nước, vì con người. Do vậy, tiếng nói của Hội đồng luôn được sự ủng hộ to lớn."
Ông Gioan Bao Nguyễn Hữu Vinh cũng thật thà xác nhận thêm tình trạng những cái đầu đã bị "bê tông hóa " những con người đã thành Robots, thì chuyện hiệp thông hay đục tường chỉ cần các Cha bấm nút là chạy mà thôi:
"... Chính vì thế, đánh vào khối này còn khó hơn 'đục khối bê-tông', càng đánh trực diện vào nó, càng khơi động tinh thần đoàn kết, hiệp thông".
Gioan Bao tự bạch như thế, vậy thì các ông nào tổ chức bầu cử nhớ nhé, con số 7% dân số mà ông Gioan Bao đem ra khoe khoang, không thể đếm thành đầu người, vì đó là những con robots, mà chỉ có thể kể được mấy bàn tay của các Cha mà thôi.
Chúng tôi lập lại những lời này để ông Gioan Bao khỏi nhọc công viết thêm một bài khác tương tợ như "Sự Cùng quẫn của Tờ Báo Đảng". Xét ra, sự cùng quẫn này là sự cùng quẫn của các con chiên. Khi họ muốn viết bài chỉ trích các mục tử, lại chẳng dám gửi cho ai đăng, nên gửi cho chúng tôi với hy vọng là chúng tôi được may mắn ở ngoài nanh vuốt của các Cha.
Chúng tôi tạo điều kiện cho quyền được lên tiếng, những ý kiến nghiêm túc của tác giả đối với cái thế lực mà không ai nghĩ rằng nó độc hại vì nó luôn được che kín bằng những chiếc áo lộng lẫy đắt tiền. Tuy nhiên chúng tôi không có ý kiến về các đề tài trong nội dung mặc dù chúng tôi luôn nghĩ rằng: Giáo hội chỉ nên làm việc đạo giáo và nên từ bỏ việc gươm giáo nếu không phải là việc hợp tác chống ngoại xâm. Khổ nỗi, lịch sử cho thấy, việc chống ngoại xâm xưa nay Giáo Hội không quen. (SH)
Trong một bài viết để sách nhiễu giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa, con chiên Gioan Bao Nguyễn Hữu Vinh mô tả rất chính xác tình trạng Cừu (nghĩa là không có chủ kiến gì cả) của giáo dân như sau:
"...Họ cũng thừa biết xưa nay, giáo dân Công giáo luôn đồng lòng, nhất trí với Hội đồng Giám mục một cách hầu như là tuyệt đối trong những vấn đề cơ bản đối với vận mệnh giáo hội và đất nước, vì con người. Do vậy, tiếng nói của Hội đồng luôn được sự ủng hộ to lớn."
Ông Gioan Bao Nguyễn Hữu Vinh cũng thật thà xác nhận thêm tình trạng những cái đầu đã bị "bê tông hóa " những con người đã thành Robots, thì chuyện hiệp thông hay đục tường chỉ cần các Cha bấm nút là chạy mà thôi:
"... Chính vì thế, đánh vào khối này còn khó hơn 'đục khối bê-tông', càng đánh trực diện vào nó, càng khơi động tinh thần đoàn kết, hiệp thông".
Gioan Bao tự bạch như thế, vậy thì các ông nào tổ chức bầu cử nhớ nhé, con số 7% dân số mà ông Gioan Bao đem ra khoe khoang, không thể đếm thành đầu người, vì đó là những con robots, mà chỉ có thể kể được mấy bàn tay của các Cha mà thôi.
Chúng tôi lập lại những lời này để ông Gioan Bao khỏi nhọc công viết thêm một bài khác tương tợ như "Sự Cùng quẫn của Tờ Báo Đảng". Xét ra, sự cùng quẫn này là sự cùng quẫn của các con chiên. Khi họ muốn viết bài chỉ trích các mục tử, lại chẳng dám gửi cho ai đăng, nên gửi cho chúng tôi với hy vọng là chúng tôi được may mắn ở ngoài nanh vuốt của các Cha.
Chúng tôi tạo điều kiện cho quyền được lên tiếng, những ý kiến nghiêm túc của tác giả đối với cái thế lực mà không ai nghĩ rằng nó độc hại vì nó luôn được che kín bằng những chiếc áo lộng lẫy đắt tiền. Tuy nhiên chúng tôi không có ý kiến về các đề tài trong nội dung mặc dù chúng tôi luôn nghĩ rằng: Giáo hội chỉ nên làm việc đạo giáo và nên từ bỏ việc gươm giáo nếu không phải là việc hợp tác chống ngoại xâm. Khổ nỗi, lịch sử cho thấy, việc chống ngoại xâm xưa nay Giáo Hội không quen. (SH)
Tp Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2013
Đức Thánh Cha Phanxicô Tòa Thánh Vatican
Kính tâu Đức Thánh Cha,
"
Gồm các mục:
- I. Đức Giáo Hoàng Quan Tâm Đến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam- II. Tình Trạng Trộn Lẫn Đức Tin Và Chính Trị Của Giáo Hội Việt Nam
- III. Thư Góp Ý Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Không Nghiêm Túc
- IV. Thư Góp Ý Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Gây Ra Những Vấn Đề Nghiêm Trọng
- V. Thư Của Hội Đồng Giám Mục Trái Với Đường Lối Mục Vụ Của Hội Thánh Công Giáo (1)
- VI. Thư Góp Ý Của Hội Đồng Giám Mục Tiếp Nối Các Thư Mục Vụ Chống Cộng Lỗi Thời (2)
- VII. Những Băn Khoăn Về Thư Góp Ý Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
- VIII. Một Triều Đại Giáo Hoàng Của “Giáo Hội Nghèo Và Cho Người Nghèo”
- IX. Mùa Xuân Nào Cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ?
Trước hết chúng con chức mừng Đức Thánh Cha đã được “các anh em Hồng Y của Đức Thánh Cha đi đến hầu như tận cùng trái đất để tìm kiếm được vị Tân Giám Mục Rôma”, và chúng con xin được cầu nguyện cho Đức Thánh Cha chu toàn sứ vụ nặng nề phục vụ một Hội Thánh Chúa vì người nghèo mà Chúa đã trao phó cho Đức Thánh Cha.
Và sau đây, con xin tâu lên Đức Thánh Cha những vấn đề liên quan đến sứ vụ của Giáo Hội Công Giáo (GHCG) toàn cầu và cách riêng của GHCG tại Việt Nam. Thực vậy, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 cho đến nay, con rất vinh hạnh được tâu lên Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI những suy tư thao thức của nhiều anh em Công Giáo Việt Nam (CGVN) chúng con, về vấn đề đường lối mục vụ của GHCGVN nhập thể gắn bó máu thịt trong lòng dân tộc Việt Nam, là “Do thái với Do thái, Hy Lạp với Hy Lạp”, nhằm góp phần vào công cuộc hòa giải của dân tộc Việt Nam sau chiến tranh, dưới ánh sáng của Cộng đồng chung Vatican II, được Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Việt Nam cụ thể hóa vào đường lối, mục vụ cho GHCG tại VN qua Thư chung nổi tiếng năm 1980, được hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm ban phép lành đồng thuận và bày tỏ rằng “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi”.
Đồng thời, hai vị Giáo Hoàng đáng kính này đã luôn quan tâm chăm sóc đường lối mục vụ trên qua những cuộc viếng tăm ad limina của các Giám Mục VN, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã huấn dụ các GMVN cần phải tôn trọng đối thoại và hợp tác lành mạnh với chính quyền VN, và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vừa nhắc lại Thư chung năm 1980 của HĐGMVN, vừa nhấn mạnh với các GMVN phải đối thoại, hợp tác chân thành trong đức ái với toàn thể cộng đồng dân tộc VN, và cho rằng người CG tốt phải là người công dân tốt. Đó là những đường lối mục vụ loan báo Tin Mừng rất đúng đắn của GHCG đối với dân tộc VN, khiến cho Nhà nước VN tỏ ra trân trọng, chấp nhận việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Đại diện không thường trú tương đương chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại VN, và khi các nhân vật lãnh đạo cao nhất của Nhà nước VN đến viếng thăm Tòa Thánh, đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tiếp kiến các vị ấy theo nghi thức trang trọng nhất của quốc gia Vatican!
Vì thế, chúng con xin được trình lên những vấn đề Đức Thánh Cha đang quan tâm và có thể là nhạy cảm nữa, nhất là đối với các GHCG tại Trung Quốc và Việt Nam, mà Đức Thánh Cha đã bày tỏ rằng “ Giáo Hội Trung Hoa luôn hiện diện trong trái tim tôi”.
Kính tâu Đức Thánh Cha,
Chúng con được biết, Đức Thánh Cha quan tâm đến GHCGVN cách riêng, chẳng hạn Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại VN, đã phát biểu tại hội nghị các GMVN (03.4.2013)
Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
“Đôi lời chia sẻ về Đức Tân Giáo Hoàng và những điểm nhấn trong đường hướng của mục tử chung của toàn thể Hội thánh Công giáo. Con đường đối thoại chân thành và ôn hòa với thế giới trong đó Hội thánh Chúa Kitô hiện diện và sống vẫn luôn là con đường cơ bản để loan báo Tin mừng cứu độ. Cũng như Đức Giêsu Kitô đến để làm chứng cho Sự thật, đã chấp nhận chịu nạn, chết và rồi phục sinh, hai ngàn năm qua Hội thánh cũng được Chúa Thánh Thần dẫn đưa vào Sự thật qua đối thoại với thế giới, dẫu có bị chống báng hay bắt bớ. Vị Đại diện Đức Thánh Cha điểm lại tình hình mới của Giáo hội trong thế giới cũng như sự tiến triển của cuộc đối thoại thời gian qua giữa Tòa thánh với chính phủ Việt Nam…”
Trong khi đó, “Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn tường trình về chuyến đi tham dự Mật Nghị bầu Giáo Hoàng mới và theo lời Đức Hồng Y, xem ra Đức tân Giáo hoàng Phanxicô quan tâm cách riêng đến Giáo hội Việt Nam”.
Chính vì mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với Giáo Hội VN, chúng con mạo muội tâu lên Đức Thánh Cha tình trạng tôn giáo hóa chính trị, cũng đồng thời là chính trị hóa tôn giáo của GHVN hiện nay, bên cạnh đó là những tha hóa về mặt đạo đức luân lý, và không nhất quán về mục vụ trong nhận thức gắn bó của GHCG với cộng đồng dân tộc VN, dường như GHVN đang có dấu hiệu xa rời đại khối đồng bào VN, và ngược lại có dấu hiệu gắn bó với các thế lực bên ngoài nhiều hơn, đặc biệt là đang có xu hướng thụt lùi và muốn xóa bỏ đường lối mục vụ nêu trên mà thế hệ các GMVN đàn anh đã dày công xây đắp, cũng như các Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm luôn quan tâm chăm sóc với tất cả tấm lòng hiền phụ, và hằng mong được sinh nhiều hoa trái của Chúa Thánh Thần tại VN như lòng Chúa mong ước!
Trong thực tế, nhiều anh chị em giáo dân tại VN chúng con biết rõ thực trạng trên của GHVN, và HĐGMVN cũng đã biết rõ, nhưng lại bưng bít vì sợ làm mất uy tín của các GMVN và “sợ bọn Cộng sản VN lợi dụng phá đạo”.
Trước đây, chúng con đã tâu trình hai Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm rõ “tình trạng lẫn lộn giữa đức tin và chính trị, cũng như những dấu hiệu xuống cấp của GHVN”. Tuy nhiên, lòng tôn kính đặc biệt đối với Đức Giáo Hoàng và các Đấng, các bậc trong Hội Thánh Chúa VN, cũng như lòng nhiệt thành hy sinh xây dựng GHVN của nhiều giáo dân VN không vì thế mà sút giảm. Đây là một truyền thống rất quý báu của GHVN.
Chúng con cũng buộc phải thừa nhận rằng chưa bao giờ GHVN xuống cấp một cách thê thảm như hiện nay, một điều chưa từng có là một số ít GMVN đã thoái hóa biến chất, lạm dụng tình dục, Tòa Thánh phải can thiệp buộc nghỉ hưu non. Trong khi đó, tình trạng thoái hóa biến chất và lạm dụng tình dục, kể cả với nữ tu của giáo sĩ ngày càng phát triển trầm trọng, thậm chí xảy ra nạn đồng tính luyến ái ở một vài tu viện. Nhưng đây chỉ là những tội lỗi muôn thuở của con người còn có thể giải quyết đẩy lùi được, nếu GHVN thực sự quyết tâm xóa bỏ tình trạng nể nang bao che, không sợ “vạch áo cho người xem lưng” và có những biện pháp thích đáng dưới ánh sáng của Tin Mừng.
Trong lá thư này, chúng con muốn nhấn mạnh tình trạng tôn giáo hóa chính trị, cũng đồng thời là chính trị hóa tôn giáo của GHVN, và hy vọng rằng trong thời gian tới, chúng con sẽ tâu lên Đức Thánh Cha một cách cụ thể khách quan, thực trạng xuống cấp của GHVN với những thách thức nghiêm trọng GH này cần phải đối mặt. Thực vậy, theo nhận định của nhiều Giám Mục (GM), Linh Mục (LM), tu sĩ và giáo dân VN thì tình trạng tôn giáo hoá chính trị cũng đồng thời là chính trị hóa tôn giáo là mối nguy hiểm về lâu dài cho GHVN, đó chính là hoạt động chính trị “chống Cộng” theo kiểu đảng phái của GHVN nhân danh đức tin Công giáo, lãnh đạo các cấp của GH chạy theo danh vọng, quyền lực và tiền bạc, đánh mất niềm tin của cộng đồng dân tộc VN, mà nhiều thế hệ người CGVN đã nỗ lực vun đắp, thậm chí phải hy sinh cả danh dự lẫn mạng sống của mình, nhằm xóa tan cách biệt hận thù giữa những người anh em lương và giáo, hữu thần và vô thần, công giáo và cộng sản, do các thế lực ngoại bang gây ra tại VN từ hàng trăm năm qua, và có thể bùng lên bất cứ lúc nào khi có cơ hội, nhất là khi được các nhà hoạt động chính trị trong tôn giáo lợi dụng thời cơ kích động!
Bây giờ có những GMVN buồn phiền lo lắng về “tình trạng lạm phát đức tin” trong GHVN. Bất cứ hành động nào nhiều GM, LM cũng đều công khai tuyên xưng “đức tin”. GM Paul Nguyễn Thái Hợp viết “Nhân Năm Đức Tin” trong các văn bản tố cáo lên án chế độ CSVN, ví dụ
“Tháng 5 năm 2012, Ủy Ban Công lý và Hòa bình thuộc HĐGM đưa ra một bản “Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay”, trong đó đề cập đến một số vấn đề nhức nhối, hệ trọng liên quan đến nền kinh tế Việt Nam, luật đất đai, môi trường xã hội, chủ quyền quốc gia, pháp luật, sinh thái, vai trò của trí thức, giáo dục y tế và tự do tôn giáo. Sáu tháng sau đó, Ủy ban này đã có “Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay”, trong đó nêu rõ những tệ nạn đang xảy ra tại Việt Nam.
Nội dung những tố cáo này không phải vì công lý mà cũng chẳng có hòa bình gì như tiêu đề mà nó mang tên. Đây chẳng qua chỉ là những bản cáo trạng bôi đen, bi thảm hóa tình trạng xã hội Việt Nam, nhằm gây bất ổn chính trị tại VN, phục vụ cho ý đồ đen tối của thế lực nào đó đối với VN mà thôi!
Đặc biệt các hoạt động mục vụ đấu tranh của Dòng Chúa Cứu Thế VN, cũng đều nhân danh đức tin và năm đức tin này, từ việc quyên góp tiền có tính cách bắt buộc, cho đến việc đấu tranh đòi đất, đòi tài sản, hay là “hiệp thông” tràn lan với các thành phần xã hội đấu tranh chống lại Nhà nước VN, kể cả với những thành phần đòi lật đổ chính quyền VN, hoặc các văn thư, các tuyên ngôn lên án chính quyền, đòi hủy bỏ hiến pháp của VN…
Chắc chắn rằng Đức Thánh Cha biết rõ hơn chúng con, nếu như ở Pháp, theo luật tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước, một linh mục lên tòa giảng hoặc dán bích chương trong nhà thờ đả kích dù chỉ một viên chức Nhà nước đương thi hành công vụ, sẽ bị ra tòa xử phạt vì tội vi phạm tự do tôn giáo. Trong khi đó thì ở giáo phận Vinh, tỉnh Nghệ An, khi một nhóm hơn mười thanh niên Công giáo sinh hoạt tông đồ giáo dân đi rải truyền đơn chống chính quyền bị đưa ra tòa lại được Giáo Hội loan báo và các phương tiện thông tin đại chúng loan tin đây là các thanh niên đi hoạt động công giáo! Tất cả đều tuyên xưng rằng “đó là lập trường đức tin của GHCG duy nhất, thánh thiện và tông truyền”!
Vì thế, có những GM, LM, giáo dân đau buồn và lấy làm hổ thẹn cho GHVN, vì chưa bao giờ Hội Thánh Chúa tại VN lại trở thành một tổ chức đối đầu với bất cứ chế độ Nhà nước đương quyền nào tại VN, kể cả trong các thời kỳ đạo Chúa bị bách hại, các Thánh Tử Đạo VN bị truy sát. Nay nhân việc chính quyền Cộng sản VN (CSVN) tham khảo ý kiến nhân dân để tu chỉnh Hiến pháp, một việc bình thường trong sinh hoạt dân chủ, thì HĐGM lại hành động y hệt như tổ chức chính trị “hữu danh vô thực” trong nước lẫn hải ngoại.
Giáo hội lấy 7 triệu người CGVN ra làm con ngáo ộp hù dọa Nhà nước VN, mà theo nhận định của một trí thức CGVN hải ngoại (Đỗ Mạnh Tri), bây giờ HĐGMVN đã công khai phủ định chế độ CSVN và không đối thoại với Chính quyền VN nữa. Ông viết: (http://www.nuvuongcongly.net/cong-giao/moila_hoithanh/)
“Lá thư ngày 01/3/2013, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý. Đọc kỹ góp ý của Giám mục Việt Nam, điều hiển nhiên là cái Hiến pháp 1992 này không thể sửa. Về lý luận, nó mâu thuẫn. Trên thực tế, nó tồi tệ ….”. Điều thực sự mới và mang tính đột phá trong bản lên tiếng của HĐGMVN lần này là các ngài bình thản và công khai cắt đứt dây thòng lọng. Tức phải phủ định chính người cầm dây thòng lọng . Nói khác đi: không có đối thoại với người cầm dây thòng lọng, vì đối thoại trong trường hợp này là công nhận dây thòng lọng.”
Và theo các nhà bình luận chính trị thì không tìm thấy trong đó ý kiến nào đóng góp cho ích quốc, lợi dân. Nội dung từ đầu đến cuối giống như một bản cáo trạng với luận điệu của các chính khách hoạt động chính trị, lên án toàn bộ hệ thống chính trị hiện tại của VN, rằng HDGM đã “điểm đúng tử huyệt của chế độ CSVN”. Nội dung lá thư này của HĐGMVN thực chất là yêu cầu xóa bỏ hiến pháp hiện hành của VN và cách làm là áp đặt một thể chế chính trị mới cho chế độ VN hiện nay, chứ không có sửa đổi gì hết!
Đúng như một Giám Mục VN hải ngoại nhận định rằng “Thư nhận định và góp ý của HĐGMVN và Tâm thư Kêu gọi ủng hộ Bản góp ý sửa đổi Hiến pháp của HĐGMVN của các Giám mục VN hải ngoại đang tạo nên một luồng gió mới nhằm quét sạch chế độ CSVN ! ”.
Tại đây, chúng con không dám mạo phạm phê phán thiện chí của HĐGMVN, nhưng cùng với một số GM, LM và giáo dân VN chúng con nhận thấy rằng việc góp ý hiến pháp chỉ là một sự kiện, mà HĐGM “muốn góp phần xây dựng hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân”, và “ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý”.
Nhưng quan sát thực tế một cách khách quan, người ta nhận thấy rằng lá thư này vừa hàm hồ về danh nghĩa, vừa khuất tất trong biên soạn lại vừa có tính cách vận động chính trị đảng phái trong việc phổ biến, còn nội dung chỉ là sự tiếp nối Thư Chung 1951 và Thư Mùa Chay 1960, nên từ hình thức đến nội dung thư này không phải là thư góp ý bình thường với ý thức góp phần xây dựng nữa.
Thực vậy, có những ý kiến cho rằng Văn bản Thư góp ý ngày 01.3.2013 này có vẻ lúng túng, tiền hậu bất nhất “danh không chính, ngôn không thuận”, giống như “nửa dơi nửa chuột”: “Về danh nghĩa là thư của Thường vụ HĐGM, vậy Thường vụ có họp bàn thảo luật nghiêm túc hay không, hay là chỉ hội ý, trao đổi qua loa giữa một vài vị GM đầu nậu ? và tựa đề chỉ đề “Các Giám mục nhận định và góp ý”. Các Giám mục gồm những ai, bao nhiêu người, có họp bàn thống nhất ý kiến không? Nhưng đầu thư lại viết là “nhân danh Hội đồng Giám Mục Việt Nam. Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa dổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý ”.
Đồng thời, thư gửi đến “chính phủ và nhân dân cả nước” là một thông điệp, là việc làm rất quan trọng, không phải là tờ truyền đơn lá cải, không phải là thư rơi, thư rác trên internet. Vậy Quy chế HĐGM có cho phép các GMVN nhân danh như thế này không ? Nhất là trong một việc nghiêm túc có tính hệ trọng Quốc gia, liên quan đến quyền lợi của toàn thể giáo dân, đến danh dự của cả giáo hội địa phương và GHCG toàn cầu ? Và quy chế có cho phép đặt HĐGM ngồi ngang hàng với các tổ chức tự xưng là giáo hội (không còn tồn tại) của ông Thích Quảng Độ, ông Lê Quang Liêm…? Chúng con không biết các vị Giám Mục nghĩ sao khi đứng chung với các ông này, và các GM có còn mặt mũi nào để gặp các Hòa Thượng, Thượng tọa, các vị chức sắc trong các giáo hội (Phật giáo, PG Hòa Hảo) đương chính thức hoạt động, là các giáo hội nghiêm trang đạo pháp, được đông đảo tín đồ và xã hội thừa nhận.
Ngoài ra, thư góp ý đã mạo xưng khi nhân danh HĐGM và khuất tất trong biên soạn: Do vậy chúng con được biết khi được hỏi về Thư góp ý nói trên, có vị GM đã nói rằng “Thư này không phải của HĐGM mà chỉ là của ba GM”. Có dư luận trong CG rằng GM Paul Nguyễn Thái Hợp thuộc nhóm Kiến nghị 72 đã xúi bẩy GM Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM áp lực Tổng GM Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký trước vào Thư góp ý này và GM Tổng thư ký Cosma Hoàng Văn Đạt ký tên hiệp thông sau. Dư luận rất mong GM Nguyễn Thái Hợp là người hắng hái đấu tranh cho “sự thật,công lý và hòa bình”, “chỗ nào cũng ký tên, nơi nào cũng hiệp thông” thành thật khai báo sự thật này cho 7 triệu người CGVN được suy tôn công đức của Ngài, đã vận động thành công cho “HĐGM chơi một cú ngoạn mục, một đòn quyết định của HĐGM hợp ý nguyện nhân dân, một vố đau bất ngờ chưa từng có cho CSVN vô thần”!
Thực sự, việc phổ biến thư góp ý của HĐGM có tính cách vận động chính trị đảng phái lộ rõ như sau:
Thư góp ý đề gửi Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và nhân dân cả nước. Như thế là đánh lộn sòng giữa việc góp ý chân thành với việc ra một bản Tuyên cáo chính trị. Bởi lẽ thư góp ý về sửa đổi thì cứ gửi thẳng cho Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, việc gì cần gửi cho nhân dân cả nước ?
Và tuy rằng Linh mục thư ký Văn phòng HĐGM có mang thư đến trao cho Văn phòng Ban soạn dự thảo ngày 1/3/2013. Nhưng trước đó, khi Giám mục Chủ tịch và Giám mục Tổng Thư ký còn chưa đặt bút ký tên, bản văn này đã được chuyển ra nước ngoài, phổ biến trên các mạng Internet ở nước ngoài.
Trong khi đó, dường như có sự phối hợp nhịp nhàng giữa GHCG trong nước và hải ngoại tạo nên một phong trào rùm beng áp đặt giáo dân và vận động chữ ký để gây sức ép với chính quyền VN, giống như một trận “nội công ngoại kích” khá ngoạn mục: bên trong thì đưa xuống từng hộ giáo dân để áp đặt, bên ngoài thì cầu viện ngoại binh; đồng loạt phổ biến trên các mạng xã hội, thông báo, dán trong nhà thờ tại một số địa phương. Ở Đồng Nai, Văn phòng Tòa Giám mục Xuân Lộc chuyển đến các Hội đồng giáo xứ, yêu cầu đưa đến từng hộ gia đình giáo dân và dặn dò họ phát biểu với chính quyền theo nội dung thư góp ý của HĐGM, và còn nhiều hành động cụ thể tuyên truyền thách thức khác ở một số giáo xứ, giáo phận. Thậm chí tại một vài giáo phận tích cực phổ biến “Lập trường chính trị mới” này của HĐGM ngay trong thánh lễ tại các nhà thờ, gửi thư ngõ đến từng gia đình CG vận động chữ ký ủng hộ HĐGM. Và chỉ hai ngày sau khi thư góp ý được công bố, các GMVN hải ngoại ở Mỹ và Úc đã gửi tâm thư liên kết, vận động ký tên ủng hộ trên toàn thế giới.
Giám mục VN hải ngoại Vincent Nguyễn Văn Long tại Úc Đại Lợi đã rao giảng rằng:
Giám Mục Vincent
Nguyễn Văn Long ở Úc
Và vào ngày 24.4.2013, cũng chính vị GM hải ngoại này đã tập hợp một cuộc biểu tình trước tòa Nhà quốc hội Úc, Ông đã đọc một bài diễn văn rất hiếu chiến mạt sát chế độ CSVN, kêu gọi đồng bào VN trong và ngoài nước hãy đứng dậy chống Trung Quốc và liên kết lật đổ bạo quyền CS tại VN trong tinh thần Tử vì đạo của “Kinh Thánh Kitô Giáo”, theo kiến nghị của HĐGMVN.
Ông phát biểu:
“Kính thưa toàn thể quý vị cùng đồng bào thân yêu trong và ngoài nước,
Hôm nay, chúng tôi những người quan tâm đến vận mệnh quê hương và tiền đồ dân tộc, đến trước tòa nhà Quốc hội Úc Đại Lợi, biểu tượng của tự do và dân chủ, để bày tỏ sự liên đới với đồng bào quốc nội trong tiến trình dân chủ hóa đất nước… Sau bao thập niên sống trong một ý thức hệ ngoại lai, vong bản và hoàn toàn băng hoại, người dân Việt Nam đang đứng lên truất phế cộng nô và phục hồi quyền làm chủ vận mệnh đất nước,…
Quý vị và đồng bào thân mến,
Trong kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các ngài đã mạnh dạn tuyên bố là phải phục hồi “quyền làm chủ của người dân”. Trong Kinh Thánh Kitô Giáo có câu “Người gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười” …Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản”.
Thực là nực cười ! Về mặt công dân, chắc chắn Ông Nguyễn Văn Long có quốc tịch Úc và là một công dân Úc. Về mặt pháp lý tôn giáo và tổ chức giáo hội, Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long là giáo sĩ thuộc Giáo hội Úc và Hội đồng GM Úc, không thuộc Giáo hội Việt Nam. Tại sao Ông Long không đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ mà lại đến trước trụ sở cơ quan Nhà nước của một nước ngoài để gọi là đốt nến cầu nguyện, tập hợp, biểu tình Hiệp thông, Liên kết với Giáo hội trong nước ? GHCGVN đã từng nhiều lần bị mang tiếng là “cõng rắn cắn gà nhà”. Vậy chúng con chưa được biết là HĐGMVN có ý kiến gì với HĐGM Úc hay không, hay vẫn cứ im lặng “hiệp thông trong đức tin” ?
Những hành động cầu viện ngoại binh và trong ngoài phối hợp tuyên truyền, phổ biến thư góp ý như trên là một hành động chính trị, đảng phái chính trị rõ rệt cụ thể, không còn đơn thuần chỉ là việc góp ý kiến và trình bày quan điểm đơn thuần trong nội bộ nhân dân khi được Ủy Ban Dự thảo kêu gọi góp ý ! Người ta cho rằng đây là một việc làm không nghiêm túc đối với một tổ chức đạo mạo đáng kính như HĐGM. Đây là hành động “phá đạo, phá đời”, chứ không phải là “tốt đạo, đẹp đời” nữa! Đúng là HĐGMVN trong đó có những công dân Giám Mục nhạy bén về chính trị đã biết chớp thời cơ không thua kém gì các chính khách lão luyện chuyên nghiệp chính trị !
Thư góp ý của HĐGMVN về hình thức không nghiêm túc, còn về nội dung thực chất chỉ là sự tiếp nối Thư Chung 1951 và Thư Mùa Chay 1960, khiến người ta nhận thấy đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Nó vừa xa lạ với bản chất việc loan báo Tin Mừng, vừa có tính chất lật lại lịch sử Việt Nam, vừa có thể kích động những mối hiềm khích trong các mối bang giao quốc tế và trong quan hệ với các tôn giáo khác. Chúng con xin tóm lược từ các nguồn dư luận trong ngoài nước và trên thế giới trình lên Đức Thánh Cha như sau:
1. Thư góp ý có nội dung trái với đường lối mục vụ của Giáo hội Công giáo hoàn vũ và tại VN.
2. Thư góp ý là sự kế thừa lỗi thời – giống như thứ cặn bã còn sót lại của Thư Chung 1951 và Thư Mùa Chay 1960. Trước đây khi CS chưa nắm chính quyền thì hàng giáo phẩm hô hào chống Cộng, ngăn cấm và ra vạ tuyệt thông những LM, giáo dân chống ngoại xâm ủng hộ CS lên nắm chính quyền. Ngày nay CS đang nắm chính quyền, các GMVN nhân cơ hội chờ thời cơ để “tuyên xưng đức tim”. Mượn cớ tu chính hiến pháp và cải cách chính trị, GMVN đã khơi lại chiến tranh ý thức hệ hữu thần, vô thần, lật lại lịch sử dân tộc VN và kêu gọi xóa bỏ Đảng CS, xóa bỏ ý thức hệ CS, xóa bỏ Chính quyền CSVN, trong khi việc tu chính hiến pháp và cải cách hệ thống chính trị là việc làm bình thường ở một quốc gia dân chủ. Hiến pháp của Mỹ đã có 27 tu chính án có hiệu lực và Quốc hội Mỹ vẫn còn nghiên cứu các đề nghị tu chính khác cho hiến pháp của Hoa Kỳ.
3. Thư góp ý vi phạm quyền tư do của người công dân công giáo và xúc phạm đến đồng bào VN, vì HĐGM không có tư cách gì để gửi thư góp ý đến “nhân dân cả nước”. Trên “cả nước” có mấy chục triệu người góp ý sửa đổi hiến pháp họ gửi thẳng cho Ban soạn thảo, có ai gửi cho HĐGM đâu ? Ở trong một nước mà Công giáo chỉ là thiểu số không đến 10% dân số, không có nhiều tại địa phương, đây là một việc hợm hĩnh đến lố bịch, chỉ là một hình thức quảng cáo, đánh bóng tư tưởng chính trị lỗi thời của mình áp đặt cho “nhân dân cả nước”. Người ta không hiểu nổi HĐGM kêu đòi tự do và nhân quyền cho ai trong khi chính mình vi phạm tự do và nhân quyền của người khác ?
4. Thư góp ý ngăn cản việc lập quan hệ bình thường giữa Nhà nước VN và Tòa Thánh Vatican. Đòi hỏi tuyên bố xóa bỏ Thư Chung 1951 và Thư Mùa Chay 1960 và phải xin lỗi dân tộc VN, nhất là với những ai là nạn nhân của hai thư này, là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN đòi Tòa Thánh phải thực hiện. Nay các GMVN lôi đống cặn bã này ra tuyên chiến với chế độ CSVN, nhằm mục đích gì, hay là khuyến cáo Tòa Thánh đừng thiết lập quan hệ ngoại giao với chế độ CSVN sắp sụp đổ ?
5. Thư góp ý kích động Công giáo Trung Hoa chống lại nỗ lực của Tòa Thánh nhằm giải quyết vấn đề giáo hội Công giáo tại Trung Quốc và lập lại quan hệ bình thường Vatican-Trung quốc. Liệu các GM Việt Nam có dám công khai hiệp thông cố vũ các Giám Mục Công Giáo Trung Quốc gửi thư cho Nhà nước Trung Hoa, đòi xóa bỏ Đảng Cộng Sản Trung Quốc hay không ? Và khi tiên thiên bài xích chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào cộng sản, HĐGM vi phạm quyền tự do tư tưởng của những người CS và những người nghiên cứu chủ nghĩa này trên toàn thế giới. HĐGM đòi tự do tư tưởng cho ai, sao lại đành tâm chà đạp tư tưởng của người khác, hay Cộng Sản là ma quỉ nên HĐGM có quyền ra lệnh tiêu diệt nó dưới bất cứ hình thức nào, như giáo lý của hai Thư chung chống Cộng nổi tiếng nêu trên đã truyền dạy ?
6. Thư góp ý đi ngược lại Tông thư Thiên niên kỷ thứ 3 và Sứ điệp Thượng Hội đồng Giám Mục Á Châu về việc truyền giảng Tin Mừng tại những nước có hệ tư tưởng khác Kitô giáo, các nước có các tôn giáo có truyền thống lâu đời như Phật giáo, Hồi giáo, khổng giáo,v.v…, kể cả các hệ tư tưởng xã hội Chủ Nghĩa.
Chắc chắn Đức Thánh Cha còn nhớ rằng Đức Thánh Cha Benêđictô XVI đã phải xin lỗi Hồi giáo, vì lỡ lời phát biểu thuần túy về học thuật đụng chạm kinh coran, bị xem là báng bổ Hồi giáo, tại một Đại học CG Đức, và đã bị thế giới Hồi giáo chỉ trích thậm tệ ra sao, nhưng không một người CG nào dám hiệp thông với Ngài, và không có một HĐGM nào dám gửi thư góp ý với Hồi giáo đòi xóa bỏ kinh coran ủng hộ Ngài ! Tương tự là phát biểu của Đức Gioan Phaolô II về “vô thần” của đạo Phật trong tác phẩm “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” đã bị Phật giáo VN và thế giới phê phán là có tính hạ thấp Phật giáo.
Trong thư này, chúng con xin được đặc biệt phúc trình vài vấn đề nghiêm trọng nêu trên (số 1 và 2) tiếp theo sau đây:
Các GM có thể góp ý cho Nhà nước là điều cần thiết và thường được làm trong giáo hội, nhưng cần giữ “bản chất của Giáo hội không phải là chính trị” như Đức Thánh Cha đã vạch rõ và phải tuân theo nguyên tắc “tách biệt giữa Nhà nước và Giáo hội”, chỉ nêu những nguyên tắc theo tín lý và giáo lý Công giáo mà không đi vào những lựa chọn chính trị cụ thể như Đảng này hay Đảng nọ, chế độ chính trị này hay chế độ chính trị khác. Việc đó thuộc quyền tự do của giáo dân lựa chọn theo lương tâm.
Thí dụ Giáo hội Công giáo nước Anh đóng góp ý kiến xây dựng nước Anh mà không đòi hỏi nước này bỏ chế độ Nhà nước Quân chủ lập hiến và truất phế Nữ Hoàng. Hội đồng Giám Mục Malaysia, Indonesia, Pakistan, Sri Lanla, Thái Lan,v.v… không phê phán bài xích hệ tư tưởng Hồi giáo, Phật giáo mặc dù các quốc gia này lấy Hồi giáo, Phật giáo là quốc đạo và chọn tư tưởng Hồi giáo, Phật giáo là hệ tư tưởng chính thống của Nhà nước.
Một Đảng hay nhiều Đảng là sự lựa chọn của người dân mỗi nước tùy theo hoàn cảnh cụ thể, phải tuân theo quy luật khách quan, không thể do ý chí chủ quan áp đặt của một người, một Đảng hay nhiều Đảng là sự lựa chọn của người dân mỗi nước tùy theo hoàn cảnh cụ thể, phải tuân theo quy luật khách quan, không thể do ý chí chủ quan áp đặt của một người, một Đảng hay của một nhóm người một tổ chức dù nhiều hay ít.
Ở Mỹ các Giám Mục không thể vì muốn chọn Đảng Cộng Hòa mà đòi xóa bỏ Đảng Dân Chủ, cũng không thể khuyến khích lập thêm một Đảng Dân chủ Xã hội Thiên Chúa giáo như ở một số nước Châu Âu. Ngay Châu Âu cũng đã loại bỏ “căn tính kitô giáo” ra khỏi Hiến pháp của mình từ lâu, dù Tòa Thánh và các GHCG tại đây liên tục đòi hỏi chưa thành công việc Hiến pháp này phải mang “căn tính kitô”, nhưng chưa bao giờ bài xích áp lực xóa bỏ hiến pháp đó. Ở Sigaphore dù Giáo hội hay ai đó muốn có hai ba Đảng luân phiên cai trị, nhưng thực tế vẫn chỉ có một Đảng của Ông Lý Quang Diệu cầm quyền. Mỗi giáo sĩ dù là Linh mục hay Giám mục với tư cách công dân đều có quyền có một lập trường chính trị nhất định, và không được áp đặt lập trường của mình cho người khác.
Tuy nhiên, một tổ chức giáo hội với tư cách nhiệm thể của Chúa Ki tô không thể như vậy. Đi vào những lựa chọn chính trị cụ thể như trong Thư góp ý của HĐGM là một sai lầm trái với Giáo huấn của Cộng đồng Vatican II về Thái độ của Giáo hội đối với các Cộng đồng chính trị (Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes và các Văn kiện tiếp theo), trái với giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng với Giáo hội Công Giáo Việt Nam !, nhất là như chính Đức Thánh Cha vừa nhắc lại mới đây, và vi phạm nguyên tắc tách biệt giữa Nhà nước và Giáo hội từ hai thế kỷ nay.
Nhiều người CGVN và nhiều người VN lấy làm đáng tiếc là thư góp ý này thực chất lại là sự tiếp nối lỗi thời Thư chung của các Giám Mục Đông Dương năm 1951 và Thư chung Mùa Chay năm 1060 của các Giám Mục miền Nam VN, như một thứ đức tin chống Cộng, căm thù CS ăn sâu vào tiềm thức của một số người trong hàng giáo phẩm CGVN, nay có thời cơ ngốc đầu trỗi dậy ! Thực vậy, sai lầm này là hệ lụy đau xót của mối quan hệ không ngừng nhức nhối giữa hàng giáo phẩm Công giáo với các chế độ chính trị ở Việt Nam kể từ khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, với “Thập giá và Lưỡi gươm”, nhân danh “đi mở mang Nước Chúa”.
Từ đó đến nay người dân Việt Nam (VN) đã trải qua nhiều chế độ chính trị với các pháp lý khác nhau;
- Từ giữa thế kỷ XIX là chế độ thuộc địa do người Pháp cai trị dựa theo hàng ước của Triều đình nhà Nguyễn ký với Nhà nước Đại Pháp.
- Năm 1945 những người Cộng sản vận động toàn dân VN đứng lên làm cách mạng giành độc lập thành công, họ đã thiết lập chế độ Cộng sản do Ông Hồ Chí Minh làm lãnh tụ và là Chủ tịch Nước. Họ ban hành bản Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập năm 1946.
- Tuy nhiên nước Pháp được sự hỗ trợ của Mỹ và các nước đồng minh đã lập tức quay trở lại Việt Nam giày xéo đất nước trong chiến tranh tàn khốc kéo dài 30 năm chia làm 2 thời kỳ: 1946-1954 do Pháp chủ xướng, được Mỹ chi viện và 1954 – 1975 do Mỹ cầm đầu. Tại hai cuộc chiến tranh này những người cầm đầu chiến tranh xâm lược đã tổ chức “thánh chiến”, gọi đó là một cuộc “chiến tranh ý thức hệ” giữa Tôn giáo và Cộng sản, nêu lý do “bảo vệ nền văn minh Ki tô giáo” hình thành khối “quốc gia chống Cộng” đi theo “lính viễn chinh của Chúa Ki Tô” để “bảo vệ thế giới tự do” nhất là tự do Tín ngưỡng Tôn giáo chống lại “bọn quỷ đỏ Cộng sản độc tài vô thần”
Các vị Giám mục dưới sự chủ trì của các vị Khâm Sứ Tòa Thánh đã mau mắn ban hành hai Thư mục vụ nổi tiếng: “Thư chung của các Giám Mục Đông Dương năm 1051” kết án chủ nghĩa Cộng Sản tự bản chất là xấu xa, Công Giáo và Cộng Sản không thể đội trời chung, và ra vạ tuyệt thông “bất cứ ai giúp đỡ Cộng sản giành chính quyền” – và chín năm sau là – “THƠ CHUNG về vấn - đề Cộng Sản vô -thần của các Đức Giám – Mục miền Nam- MÙA CHAY 1960” (nguyên văn tiêu đề của Thư chung này) dạy phải “học hỏi Thông điệp DIVINI REDEPTORIS của Đức Giáo Hoàng Piô XI lên án Cộng Sản vô thần xung khắc tuyệt đối với học thuyết Công giáo chối bỏ hết mọi quyền tự do của con người… Vậy muốn cho đạo Thánh được nguyên vẹn người CG phải phủ nhận lý thuyết CS và những áp dụng của nó đến tận cùng, phải thấu rõ mối hiểm họa CS, nguy hại và nham hiểm đến chừng nào trong việc tiêu diệt đức tin CG của chúng ta”. Hai thư này đi vào lịch sử như một món nợ của Công giáo đối với dân tộc Việt Nam, và thành điều kiện tiên quyết của Nhà nước Việt Nam buộc Tòa Thánh phải công khai rút bỏ và xin lỗi dân tộc Việt Nam.
Năm 1955 tại Sài Gòn được Mỹ hậu thuẫn, Thủ tướng Gioan Baotixta (G.B) Ngô Đình Diệm truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại, hủy bỏ việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất hai miên Nam Bắc năm 1956 theo Hiệp định đình chiến Genève, lập ra Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, trở thành Tổng Thống. Hiến pháp của nền Đệ nhất Cộng Hòa Tuyên xưng niềm tin và “Đấng tối cao ”, chọn thuyết Nhân vị Thiên chúa giáo của Edmond Mounler là nền tảng tư tưởng của xã hội. Đáp lại, năm 1957 thực hiện ở miền Bắc. Đáng chú ý các giám mục ở miền Nam lúc đó được Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, Anh ruột của Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm cầm đầu đã tích cực ủng hộ việc thiết lập một Nhà nước Thiên Chúa giáo để chống lại Cộng sản vô thần. Do bị chính quyền Công giáo đàn áp, Phật giáo ở miền Nam đã nổi dậy dấu tranh, dẫn đến sự sụp đổ của ông G.B Ngô Đình Diệm năm 1963.
Các tướng lĩnh lên nắm quyền, sau ba năm tranh giành địa vị, năm 1967 Trung Tướng tân tòng Ma- ti-nô Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống, tuyên bố nền đệ nhị Cộng Hòa. Nhà nước ở miền Nam thời đệ nhị Cộng Hòa tuy không lấy Công giáo làm Quốc giáo, nhưng CG đã dùng thế quyền để đưa “Đấng thiêng liêng” thần quyền vào Hiến pháp, và vẫn giành nhiều ưu đãi cho Công giáo. Tổng thống và nhiều viên chức cao cấp là người Công giáo. Đa số nghị sĩ dân biểu, 60% sĩ quan cấp tá, 40% binh sĩ, những người muốn thăng quan tiến chức, các gia đình có con em theo kháng chiến, những ai không muốn bị nghi là Cộng sản đều phải cải đạo, theo Công giáo. Những người Cộng sản ở miền Nam bị truy sát, năm 1960 đã thành công trong việc vận động nhân dân miền Nam đồng khởi, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, được sự hỗ trợ to lớn của chính quyền và nhân dân miền Bắc. Cuộc kháng chiến này đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán hòa bình và rút quân khỏi Việt Nam.
Năm 1975, chính quyền Sài gòn sụp đổ. Cộng sản Việt Nam một lần nữa lại giành chiến thắng, thống nhất hai miền Nam Bắc, lập nên Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, ban hành hiến pháp 1980. Sau 10 năm sao chép mô hình xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội trong nước trầm trọng, cùng với khủng hoảng toàn diện của mô hình chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Năm 1986 Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới, được người dân hưởng ứng, giúp Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong thoái trào của Chủ nghĩa Cộng sản thế giới thoát khỏi sụp đổ, vẫn tồn tại và phát triển. Họ sửa đổi Hiến pháp 1980, ban hành Hiến pháp 1992. Sau hơn 20 năm đổi mới có kết quả, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thấy cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới hơn nữa. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 họ sửa đổi và bổ sung Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991, và để thể chế hóa Cương lĩnh sửa đổi và bổ sung này, họ đề nghị Quốc hội sửa đổi và bổ sung Hiến pháp năm 1992.
Trong 70 năm Việt Nam đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước với bao lần thay đổi chế độ chính trị, bao lần thay đổi Văn bản Hiến pháp có liên quan, các Giám mục Việt Nam thường ít tham gia. Chúng con không hiểu tại sao trong cuộc sửa đổi Hiến Pháp của Nhà nước Việt Nam lần này, một vài Giám mục lại hăng hái đến thế, lấy cả danh nghĩa của HĐGM, của Giáo hội Công giáo Việt Nam để lên tiếng “một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Điểm lại mối quan hệ của Giáo hội CG với các chế độ chính trị trong quá trình trên, cho thấy Giáo hội vẫn chưa thoát khỏi “Hội chứng chiến tranh Việt Nam”, và các bức thư góp ý nhân danh HĐGM chỉ là tiếp nối lỗi thời lạc hậu sau hơn 50 năm của (bai)? Bức thư mục vị chống Cộng nổi tiếng trong thời chiến tranh lạnh, là tàn dư và cặn bã còn sót lại trong một vài Giám mục, có người nuôi những hận thù cá nhân. Như có vị khi khi còn nhỏ đã được gia đình tổ chức bơi qua sông phân cách hai miền Bắc Nam để trốn thoát chế độ Công sản! Nhiều người trong GHVN biết rõ Vị này, ngay sau khi về nước đã nuôi “tham vọng làm Giám mục”, Ông đi từ Nam ra Bắc vận động các Giám mục đồng thuận tiến cử mình rằng “Con có xứng làm Giám mục giáo phận X không?” Đồng thời ông lấy lòng chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, kể cả hối lộ để được chính quyền ủng hộ chấp thuận cho Tòa Thánh bổ nhiệm Ông. Giám mục này ngay sau thánh lễ hoành tráng “vinh quy bái tổ” chức Giám mục của mình, đã tổ chức trọng thể thánh lễ đại trào cải táng cho thân phụ chết vì bị quy kết là địa chủ, tố cáo tội ác cải cách ruộng đất của CS đã xảy ra 56 năm rồi!
Trong khi toàn thể dân tộc VN, kể cả trong nước và ngoài nước đang hướng về việc hòa hợp hòa giải dân tộc, hàn gắn những vết thương chiến tranh, ra sức xây dựng đại cuộc đại đoàn kết dân tộc thì thư góp ý của HĐGM lần nữa đã làm sống lại hai bức thư chống Cộng nổi tiếng trong quá khứ, với những luận điệu sặc mùi chiến tranh tâm lý thời xa xưa “chống Công sản độc tài vô thần”, khi đại ngôn “vơ đũa cả nắm” cho rằng Đảng CSVN không được nhân dân chấp nhận, chủ nghĩa Mác Lê nin là khuôn phép bóp chết tự do. Và thư góp ý đã bộc lộ nguyên hình của vài GMVN thâm thù CSVN một cách “…dai dẳng không điểm dừng” (Ga13,31).
Đồng thời, có GM, LM và giáo dân quả quyết rằng người khởi xướng, chấp bút, lôi kéo HĐGM công bố thư góp ý này của HĐGMVN không ai khác chính là GM Paul Nguyễn Thái Hợp. Chúng con rất ước mong được HĐGM chính thức minh xác vấn đề này, kẻo gây cho nhiều người CGVN nhiệt thành hoang mang mất đức tin, vì lâu nay vốn hết lòng tin tưởng ở các Đấng các bậc trong Hội Thánh Chúa, không có những thủ đoạn gian xảo, âm mưu lắt léo, lưu manh trong chính trị như những người thế gian! Nhiều người CGVN đang yêu cầu đưng bao giờ có Giám mục VN nào manh tâm bán đứng Giáo hội Việt Nam, tiếp tục đầu cơ vào GHVN những “canh bạc bịp chính trị” nữa !
Về phần chúng con, cùng với nhiều GM, LM và giáo dân, chúng con băn khoăn không biết HĐGM căn cứ theo đường lối mục vụ nào để làm thư kiến nghị nêu trên cho Nhà nước Việt Nam, trong khi các tôn giáo khác như Phật giáo, Tin Lành…có nhân danh tổ chức giáo hội của họ để làm như HĐGM hay không? Chúng con cũng chưa được biết HĐGM nghĩ sao về việc này và có tường trình với Tòa Thánh về vụ việc này hay không, vì hành động nêu trên của HĐGM ảnh hưởng đển đời sống của GHCG tại VN, mà còn hệ lụy tới đường lối ngoại giao của Tòa Thánh đối với VN và nhiều nước trên thế giới? Nói tóm lại, chúng con tin rằng Đức Thánh Cah hiểu rõ hơn chúng con hành động này không thể không tác động lâu dài trong quan hện giữa Nhà nước VN và GHCGVN, cũng như trong quan hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Nhà nước VN, bởi lẽ GHCGVN đã hành động trộn lẫn chính trị và đức tin đối đầu đối với một nhà nước có chủ quyền, nhân danh tổ chức GHCGVN trong hệ thống tổ chức của GHCG toàn cầu!
Và nhiều GM, LM và giáo dân chúng con cũng cả dám tin rằng thật là một sai lầm tai hại, khi nhân danh HĐGMVN để lôi kéo GHCGVN áp đặt cho NNVN một lập trường chính trị cụ thể như trong Thư đề ngày 1.3.2013 của HĐGMVN, đồng thời hàm ý rằng đó là ý nguyện của toàn dân VN, để gọi là “đồng hành với dân tộc VN, là người CG tốt, là người công dân tốt”.
Chúng con chưa được biết trong tư cách là một công dân yêu nước Argentina của mình, Đức Thánh Cha sẽ phản ứng ra saonếu như HĐGM ở đây lôi kéo GHCG áp lực đòi Chính quyền độc tại quân phiệt Argentina xóa bỏ Hiến pháp nước này, thay vì đấu tranh góp phần hoàn thiện nó? Và chúng con được biết Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban đặc nhiệm cải tổ Giáo Hội Công giáo, có nhiệm vụ nghiên cứu để viết lại Hiến pháp mới của Vatican, căn cứ Hiến pháp có tên là Pastor Bonus (mục tử tốt lành) do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành năm 1988. Chúng con chưa được biết Đức Thánh Cha sẽ có thái độ nào, nếu có một HĐGM nào đó nhân danh hang triệu người CG yêu càu xóa bỏ Hiến pháp này của Tòa Thánh ?
Do đó, các GM, LM cho rằng như thế HĐGM đã đầu cơ chính trị lên tiếng đòi xóa sổ chế độ Nhà nước hiện này, nhằm đầu tư vai trò chính trị của GHCG cho một chế độ Nhà nước VN tương lai theo định hướng của các GMVN, như thế là thiếu đạo lý đối với đồng bào Việt Nam và coi nhẹ đại nghĩa của dân tộc VN. HĐGM hành động như vậy, phải chăng vì tin rằng toàn thể các GM, LMVN cùng 7 triệu giáo dân VN là “nhân dân cả nước” đứng sau lưng mình?
Tuy nhiên, cho đến nay, như dòng Chúa cứu thế VN đang rao giảng đó là “ý nguyện của nhân dân: Đòn quyết định của Hội đồng Giám mục Việt Nam”, mà kết quả dường như cũng như cũng chỉ thu được chưa tới 15.000 chữ ký ủng hộ của người VN bất phân lương giáo trong nước lẫn hải ngoại, nghĩa là thua xa ông Nhạc sỹ Trúc Hồ ở hải ngoại ít người biết đến, đã vận động được 150.000 chữ ký trong một thời gian rất ngắn cho Thỉnh nguyện thư gửi Tổng Thống Barack Obama đòi nhân quyền cho VN.
Vì thế, có giáo dân ở giáo phận Mỹ Tho đã gửi Thư ngỏ cho HĐGM đặt vấn đề rằng “Các ngài Giám mục không thể đại diện toàn thể dân chúa Việt Nam để góp ý hiến pháp! Nhưng các Ngài đã làm như rằng cả giáo hội gần 7 triệu giáo dân cũng đồng quan điểm với các Ngài. Đây là quyền chính trị của mỗi cá nhân, cớ sao các Ngài lại lợi dụng chúng con để gây sức ép? Điều này con rất mong các Ngài trả lời cho chúng con rõ ??? Con cho rằng mỗi vị Giám mục cũng là một công dân thì cũng sẽ là một bản góp ý theo ý kiến cá nhân chứ không thể là HĐGM hay là các giám mục Công giáo Việt Nam, con cho đây là mạo danh của các Giám mục khác!”. Như thế là HĐGM đã mạo danh toàn thể các GMVN và 7 triệu người CGVN áp đặt một lập trường chính trị cụ thể có tính cách đối kháng với Nhà nước VN ? Trong tình hình VN hiện nay, có nhiều nhóm chính trị cơ hội đan xen, dựa dẫm, lợi dụng lẫn nhau, tranh giành thời cơ, tung hỏa mù nhân danh nguyện vọng của nhân dân VN, gây cho quần chúng mất niềm tin, để đục nước béo cò. Có LM Bề Trên công khai cho rằng “Thư góp ý này không phải là sáng kiến của HĐGM, mà là “té nước theo mưa”, “theo đóm ăn tàn”, 90% nương theo và dựa vào bản kiến nghị sửa Hiến pháp của Nhóm 72 trí thức, nhưng với những mục đích khác”!
Đây là một tuyên ngôn chính trị đảng phái, chứ không phải là hành động loan báo Tin Mừng, và không phải là “một lập trường đức tin trong xã hội; tiếng nói thay cho hàng triệu con tim tín đồ Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước”, và rằng “đây là một biến cố mà Hội Đồng Giám mục Việt Nam chứng tỏ sự trưởng thành của mình trong năm Đức tin này”. LM Bề Trên Giám Tỉnh DCCT công khai tán tụng trên đài RFA, hàm ý rằng bây giờ HĐGMVN mới thực sự trưởng thành vì đã hành động trên “lập trường đức tin chính trị”, nhân danh năm đức tin, bất chấp huấn lệnh của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI rằng “không được chính trị hóa tôn giáo”. Và trong cuộc tiếp kiến ngoại giáo Đoàn bên cạnh Tòa Thánh khi mới đăng quang, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng “bản chất của Giáo hội không phải là chính trị”.
Dĩ nhiên, đối với những người công dân VN việc phản biện, phê phán chính quyền một cách khách quan và có trách nhiệm về những sai trái trong mọi lĩnh vực để chính quyền cải thiện phục vụ nhân dân tốt hơn, là quyền lợi và bổn phận của mỗi công dân yêu nước, thậm chí có thể hành động đòi lật đổ chính quyền CSVN là quyền tự do của mỗi công dân VN, dù đó là công dân GM hay LM, như có GM, LM VN đã tỏ ra vui mừng khi nghe tin trung Quốc (TQ) sắp đánh VN, trong lòng hí hửng “mong cho chúng nó chết”, nhưng ngoài mặt lại lên tiếng chê bai “chính quyền VN hèn với giặc ác với dân”, kích động VN mau đánh trả bọn bành trướng TQ để….CSVN mau chóng sụp đổ như lòng Chúa mong ước!”…
HĐGM chỉ có quyền đại diện cho dân Chúa, chứ không có quyền đại diện cho công dân Việt Nam, để nhân danh toàn thể công dân VN trong GHVN áp đặt một giải pháp chính trị nhất thời mà mình cho là duy nhất đúng lên toàn thể dân tộc vạn đại, gồm toàn thể 90 triệu con người VN, trong đó có những người CSVN, một dân tộc đã phải đổ biết bao tài sản và xương máu để có được một nước Việt Nam ngày nay, dù chưa được hoàn thiện về mọi mặt, còn những bất bình đẳng, tham nhũng, bất công áp bức đầy oan trái, kể cả đối với một số công thần của chế độ cũ đã phải gánh chịu, bên cạnh những lấn át trắng trợn của quốc gia láng giềng phương bắc, chưa thể một sớm một chiều giải quyết được.
Tuy nhiên, trong khi GHCG trong nước thì ra thư góp ý bài xích chế độ CSVN vô thần đúng nội dung Thư chung năm 1951 và Thư Mùa chay 1960 của các GM miền Nam VN, thì CGVN hải ngoại khơi lại hận thù, ngày quốc hận v.v.. nhằm chống lại nguyện vọng của nhiều người VN hải ngoại khác muốn “khép lại quá khứ, nhìn về tương lai” cho dân tộc VN, là vận động Hoa Kỳ ra Nghị quyết công nhận ngày 30/4 là “ngày Việt Nam”, để có thể xóa bỏ lằn ranh Quốc – Cộng nhằm hòa giải hòa hợp dân tộc VN. Chúng con không biết trong thâm tâm HĐGMVN sẽ hiệp thông với ngày nào trong hai ngày này, nhưng rõ ràng là với Thư góp ý sửa đổi hiến pháp HĐGMVN đã ban phép lành cho “ngày Quốc hận!”
Nhưng VN ngày nay với chủ trương là bạn với tất cả các nước đã được thế giới nể trọng, kể cả các kẻ thù sừng sỏ nhất cũng phải ca ngợi tinh thần hòa giải của dân tộc VN, và được Tòa Thánh tôn trọng. Các quan chức đại diện của hai chính phủ Hoa Kỳ, Việt Nam và đại diện một số tổ chức kiều bào VN tại Mỹ, không phải là người CG đã đến thắp hương tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa cũ, như một biểu tượng hòa giải tận cùng, cho dù một số người CGVN hải ngoại lên án là “nước mắt cá sấu”. Trong khi đó, trong GHCGVN vẫn còn nuôi dưỡng lòng thù hận lâu dài đối với những người cộng sản, như Lời Chúa rằng “sao hận thù dai dẳng không điểm dừng” (Ga 13.31), bởi vì đức tin chống Cộng của các chức sắc trong hàng giáo phẩm và giáo sĩ CGVN dưới những mỹ từ “Sự thật, công lý, hòa bình và dân chủ”, công khai mạt sát anh em đồng đạo là Giám mục quốc doanh, LM quốc doanh và giáo dân là giáo dân gian.
Có GM, LMVN cho rằng hành động nêu trên của HĐGMVN “quả là dại dột”, đi ngược đường lối của Tòa Thánh trong thời gian trống tòa tại Vatican, gây mất niềm tin cho nhiều đồng bào VN lâu nay vốn đánh giá cao và tin vào thiện chí chí GHCG, gây hậu quả lâu dài cho người CGVN luôn yêu mến GH phải gánh chịu, còn các GM, LM dù ở dưới chế độ chính trị nào đi nữa tại VN “vẫn làm cha thiên hạ”, nếu không muốn sống lưu vong tại nước ngoài hay tại Tòa Thánh.
Là những con dân của VN đang còn đại đa số người ngheo khổ, chúng con rất vui mừng khi Đức Thánh Cha đã mở đầu triều đại giáo hoàng của mình bằng thông điệp rõ ràng cho toàn thế giới rằng “Giáo Hội phải phục vụ người nghèo”
Và như Đức Thánh Cha đã biết rõ, nhiều người CG trên thế giới chưa hết bất ngờ về việc Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từ nhiệm, thì chính Đức Thánh Cha đã mang lại một bất ngờ mới cho thế giới khi xuất hiện như một siêu sao của Giáo Hội phục vụ người ngèo, mở đầu cho một triều đại Giáo hoàng phục vụ người nghèo với quan điểm của Đức Thánh Cha rằng “nghèo đói là một sự vi phạm nhân quyền”. Và trong cuộc gặp gỡ với giới truyền thông ngày 16.3.2013, Đức Thánh Cha đã bày tỏ: “tôi mong muốn lắm thay một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo”. Về phần tổng thống Barack Obama đã thay mặt nhân dân Mỹ gửi những lời chúc mừng nồng nhiệt đến Đức Thánh Cha và nói rằng: “Như một nhà bênh vực tầng lớp dân nghèo khổ và bị ruồng rẫy, vị tân Giáo hoàng đã mang đến thông điệp của tình yêu và lòng từ bi, nguồn cảm hứng cho thế giới hơn 2.000 năm nay, khiến chúng ta nhìn thấy gương mặt của Chúa trong nhau”.
“Và Tổng Giám mục Justin Weibly, người đứng đầu Giáo hội Anh giáo, đã nói rằng Đức Giáo hoàng Francis là một mục tử nhân hậu và nổi tiếng và một người luôn dấn thân phục vụ, đấu tranh cho người nghèo ở Nam Mỹ. Với việc Ngài luôn đứng về phía người nghéo, dám lên tiếng bênh vực họ cũng như chỉ trích chính quyền độc đoán, những bất công trong xã hội, chắc chắn dưới triều đại Ngài, Giáo hội sẽ lên tiếng và dấn thân nhiều trong việc xây dựng một xã hội, thế giới bình đẳng, bác ái và huynh đệ hơn”.
Và chính Đức Thánh Cha đã liên tục đưa ra những thông điệp rõ ràng cho GHCG toàn cầu cần phải ưu tiên dấn thân phục vụ người nghèo, từ bỏ lối sống xa hoa, ham mê quyền lực, dục vọng đang làm ô nhiểm GHCG khắp nơi. Đúng như nhiều GM Á Châu đã nhận định rằng quyền lực và tiền bạc mới chính là mối nguy hiểm cho các GHCG tại Á Châu ngày nay.
Vì thế, thông điệp của Đức Thánh Cha chắc chắn sẽ khơi nguồn hy vọng mới cho 2/3 nhân loại nghèo khổ hôm nay, làm cho chúng con liên tưởng đến “Nghị quyết của Liên Hội Đồng GM Á Châu năm 1970 tại Manila, Phillipines, đã long trọng tuyên ngôn rằng GHCG cương quyết đứng về phía người nghèo, trở thành GH của người nghèo để phục vụ người nghèo và không thể nào chấp nhận GHCG như một ốc đảo giàu sang nổi lên giữa đại dương nghèo đói là lục địa Á Châu này”! Nhưng từ đó đến nay đã hơn 40 năm dường như nhiều GHCG tại Á Châu có chủ trương ngược lại là“GHCG cương quyết đứng về phía người quyền thế, và “Kinh doanh Thiên Chúa trên các tầng trời, và giàu sang dưới thế cho Giáo Hội chúng ta” để “làm phúc bố thí cho người nghèo hèn chúng nó”, như một Giám Mục đã nhận xét về tình trạng Giáo Hội VN hiện nay.
Nhìn lại GHCGVN chúng con, sau biến cố lịch sử lớn lao của VN vào năm 1975, nhiều GM, LM, tu sĩ nam nữ tại VN thời bấy giờ kỳ vọng rằng đây là một kinh nghiệm quý báu để thanh luyện GH, giúp GH sống tinh thần khó nghèo, dấn thân phục vụ người nghèo. Nhưng tiếc thay, từ khi VN thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986 đến nay, GHVN đã trở lại ốc đảo giàu sang hoành tráng hơn trước nhiều lần dưới con mắt những người nghèo khổ VN bất phân lương giáo. Đời sống của nhiều GM, LM ngày càng tiện nghi cao cấp hiện đại hơn, trong khi đại đa số giáo dân vẫn còn nghèo khổ, hay dưới mức nghèo khổ, mà các GM, LM cứ vô tư quyên góp bắt buộc để xây dựng các cơ sở của GH. Có GM xây dựng biệt thự gia trang, dinh thự sang trọng tại những khu đất đắt giá chuẩn bị để hưởng thụ khi Tòa Thánh cho nghỉ hưu. Nhiều GM, LM lây nhiễm bệnh thi đua xây cất nhà thờ, Tòa GM, nhà xứ, chủng viện nguy nga đồ sộ không chịu thua kém ai, mặc dù có những cơ sở cũ còn tốt, bất chấp đó là những nhà thờ cổ, hay các cơ sở mang dấu ấn truyền thống lịch sử truyền giáo của GHCGVN, đến nỗi có GM tiền nhiệm của giáo phận nọ đã gửi thư ngỏ, thống thiết van nài sẵn sàng quỳ lạy GM kế nhiệm đừng phá bỏ Tòa GM cũ xây dựng chưa bao lâu, để xây dựng Tòa Giám Mục mới!
Và trong thực tế, các chức vụ trong GHVN đã trở thành những quan chức quyền cao chức trọng với nhiều bổng lộc béo bở và vinh quang thế tục. Tại các lễ phong chức LM, bản thánh ca “Chúa đưa con lên hàng khanh tướng” đã được vang lên liên tục suốt buổi lễ. Nếu LM là những khanh tướng, tất nhiên GM phải là Vua nắm quyền sinh sát trong tay một giáo phận. Và nữ tu trong lễ khấn dòng cũng được vinh thăng suy tôn lên hàng “người yêu muôn thuở của Chúa Giêsu”, khiến cho có người ngoài CG hiểu lầm rằng Chúa Giêsu “nhiều vợ”, mà người CG chỉ được một vợ một chồng? Trong khi đó, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, khi chủ tế lễ phong chức linh mục ngày 22.4.2013, Đức Thánh Cha đã huấn dụ rằng: “Các con là mục tử, chứ không phải công chức”!
Kính tâu Đức Thánh Cha,
Có GM, LM xác tín rằng Thư góp ý của HĐGMVN đã mở ra một “Mùa xuân cho GHVN thực sự đồng hành với dân tộc VN”? Nhưng mùa xuân nào với một thực tế là Giáo hội trong nước thì giương cao ngọn cờ “chống CSVN vô thần độc tài toàn trị”, kêu gọi “thắp nến cầu nguyện, đòi xóa bỏ Hiến páhp VN, để “nhân dân cả nước” thành lập một chế độ VN mới dưới cây gậy chỉ huy của HGGGM”, còn CGVN hải ngoại thì giương cao ngọn cờ Quốc hận hô hào “dâng thánh lễ hiệp thông, liên kết thánh chiến khiêu khích Trung Quốc, lật đổ chế độ quỉ đỏ CSVN vô thần”.
Người ta cho rằng đây không phải là mùa xuân mà là mùa đông thảm họa cho GHCG tại VN, quả thật là uổng phí dòng máu các Thánh Tử Đạo VN đã đổ ra tưởng rằng sinh sôi được những người có đạo đức tốt lành, trái lại đã sản sinh những người mang danh Công giáo, nhưng hành động ngược với bản chất của đức tin CG, làm ô danh đạo Chúa trong lòng dân tộc VN cho đến muôn đời sau.
Tuy nhiên, tình trạng nêu trên của GHCGVN phần nào đang đi vào vết xe đổ, mà Đức Hồng Y giáo chủ Carlo Maria Martini thuộc dòng Tên trước khi qua đời đã trối lại rằng: “Nền văn hóa Giáo hội của chúng ta đã trở nên già cỗi. Các nhà thờ của chúng ta thì trở nên trống vắng và tệ quan liêu trong hàng giáo sỹ ngày càng gia tăng. Các nghi lễ của chúng ta và sắc phục chúng ta mặc thì phô trương”. “Giáo hội phải nhận những lỗi lầm của mình và bắt đầu tiến hành những thay đổi căn bản… Những vụ xì-căng-đan ấu dâm bắt chúng ta phải lên đường chuyển hóa”. “Giáo hội đã lỗi thời 200 năm. Tại sao chúng ta không tự thức tỉnh? Chúng ta sợ chăng?”
Đối với GHVN, nhiều GM, LM tu sĩ nam nữ cũng như giáo dân tin rằng trong tình trạng quan liêu đồng hóa đức tin với chính trị, GHVN đã lỗi thời ít nhất là đến những năm 1951, 1960 của thế kỷ 20 trước đây, GHVN bị mất niềm tin, và trở nên ô nhiễm “phô trương thói đời đối kháng”, sa đọa, xa rời đức tin trong sáng, làm cho GHVN mất khả năng phục vụ người nghèo một cách đích thực!
Vì thế, những lời tâu trình mộc mạc thẳng thắn nêu trên của anh em chúng con, được xuất phát từ đáy lòng thiết tha yêu mến Hội Thánh Chúa của những người con VN nhỏ bé của Đức Thánh Cha, và nếu có điều gì mạo phạm, chúng con xin được Đức Thánh Cha ban ơn đại xá cho chúng con. Chúng con kính xin hết lòng tri ân Đức Thánh Cha.
Vì trong tâm tình những người con hiếu thảo của Đúc Thánh Cha, người Cha chung của mọi người và của “Giáo Hội vì người nghèo, phục vụ người nghèo”, chúng con khẩn cầu Đức Thánh Cha đoái thương giúp đỡ GHVN thoát khỏi tình trạng lẫn lộn giữa đức tin và chính trị, cũng như tình trạng sa đọa trong đời sống như nên trên, để GHVN chúng con có thể trình bày và làm chứng cho khuôn mặt đích thực của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc VN, ngõ hầu cho GHVN thoát khỏi “vòng luẩn quẫn đứng trên, đứng ngoài, đứng bên lề, đứng bên dòng lịch sử dân tộc VN bởi tội tổ tông vọng ngoại và đức tin căm thù cộng sản”, cho đất nước VN đang còn nghèo được phát triển giàu mạnh sánh vai cùng các nước trên thế giới, và dân tộc này được sống và sống dồi dào như lòng Chúa mong ước.
Một lần nữa, chúng con xin được chúc tụng và ngợi khen Đức Thánh Cha rằng “Đẹp thay bước chân Người đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó!”. Và chúng con xin hết lòng cám ơn Đức Thánh Cha trước về sự quan tâm của Đức Thánh Cha đến bức thư khiêm hạ này của chúng con, cùng kinh xin Đức Thánh Cha cầu nguyện và ban phép lành Tòa Thánh cho anh em chúng con.
Rất trân trọng kính tâu,
PHÊRÔ HỒ MINH ĐIỆP
91/8B Hòa Hưng, P12 Q10 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84) 0903600964
Email: hopetẻ21@yahoo.com