2019/03/31

Nhà zân chủ Ngô Xuân Phúc kêu cứu từ nhà tù Thái Lan, sao giới zân chủ làm ngơ?

Loa Phường

Mới đây, thông qua quan hệ không quen biết, nhà zân chủ Ngô Xuân Phúc nhắn gửi gia đình sang Thái cứu ông ta đang bị giam giữ vô thời hạn hơn 1,5 năm trong nhà tù Thái Lan!


Ngô Xuân Phúc sinh năm 1981, quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, vốn là lính phục viên, làm nghề thầy giáo và từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 10/2015, Ngô Xuân Phúc dựng chuyện ông ta chính là tác giả của bài thơ “Tổ quốc gọi tên”, tranh chấp bản quyền bài thơ với tác giả Nguyễn Phan Quế Mai bị thất bại, lại bị đám zân chủ và truyền thông kền kền phương Tây “bảo vệ” khiến Phúc ngày càng trượt dài. “Trót đâm lao phải theo lao”, Phúc tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, trưng trổ trên facebook những ảo tưởng cá nhân về “thiên đường dân chủ kiểu phương Tây”, phỉ báng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi hết lời chế độ Ngô Đình Diệm… Có thể nói, thời điểm này truyền thông zâm chủ ca tụng ông ta như một “anh hùng” đã dũng cảm rời bỏ hàng ngũ đảng viên để “trở về với nhân dân”.


Ngô Xuân Phúc tuyên bố ra khỏi Đảng lập tức được các trang tin zâm chủ cổ vũ

Đỉnh điểm độ hoang tưởng, ngày 10/3/2016, Ngô Xuân Phúc nộp hồ sơ tham gia tự ứng cử vào Quốc hội khóa XIV, song nhận được chưa đầy 1% phiếu bầu, và bị loại ngay vòng gửi xe bởi chính bà con hang xóm của Y. Thất bại cay cú, hắn tiếp tục viết đơn tố cáo, kêu gọi tẩy chay bầu cử và tuyên bố giật gân “Quốc hội khóa này không phải là đại diện của tôi”.


Những tưởng y tích lũy “đủ điểm tỵ nạn chính trị”, Ngô Xuân Phúc đào tẩu sang Thái Lan với hy vọng UNHCR (Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn) tiếp xúc để hoàn tất thủ tục sang Mỹ định cư theo diện tị nạn chính trị. Đến Thái Lan, Phúc hoàn toàn thất vọng. Tại đây, ngoài việc RFA đã tiếp xúc với một cuộc phỏng vấn, còn UNHCR thì không một lần tiếp xúc, phỏng vấn để bàn về chuyện xin sang Mỹ. Vỡ mộng, y quay sang nói xấu cả UNHCR và cả văn phòng BPSOS (Ủy ban Cứu người vượt biển hay Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân, tổ chức phi chính phủ do những người Mỹ gốc Việt sáng lập) tại Thái Lan. Chưa kịp công kích xã hội Thái Lan, người ta đã thấy Phúc lên facebook kêu cứu, đại loại: “Đang ở đồn công an này, mong mọi người quan tâm giúp”, hay “Quá thời hạn giữ 03 ngày rồi mà vẫn chưa được thả, thật là thất vọng, thailand quá là tồi tệ! Sos”…Nguyên nhân bị bắt được Ngô Xuân Phúc cho biết “Lướt web chui, passport quá ngày gia hạn, police nó ko nghe, ra tòa bị xử giam mấy ngày, hết hạn rồi cũng chưa thả. Rất vô lý, ko luật lệ gì cả. Trong này ngày được ăn có hai bữa, đói, bẩn, thêm một lần chịu nạn vì thái lan. Dù thực tế tôi có cmnd thái, nhưng police làm ngơ ko chịu kiểm tra, lạ thật. Dẫu sao cũng là vua thái chính thức. Muốn có thỏa thuận mà ko có ai giúp. Cuộc chơi quyền lực rất đáng sợ. Trò chơi vương quyền phiên bản Việt – Thái”.

Tuy nhiên bước chân sang Thái, Phúc hết giá trị “ca tụng” và nhanh chóng bị lãng quên ngay cả khi phát tín hiệu SOS. Bẵng đi gần 2 năm thì nay, lại xuất hiện lời khẩn cầu người thân sang cứu ông ta khỏi nhà tù Thái Lan. 
Dân mạng lại được phen “chia buồn” với cảnh ngộ của Ngô Xuân Phúc. Ông ta không phải là kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Nhôm hay Trương Duy Nhất để được giới zân chủ để mắt đến, nếu không muốn nói là bị lãng quên/bỏ rơi đầy phũ phàng. Có thể do chứng kiến cảnh ngộ này mà một số zân chủ như Trần Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Đình Hà, …đều đã trốn sang Thái Lan lại tìm đường mò về VN làm “nhà đấu tranh dân chủ” theo cách mà chúng đã tẩu thoát.
Trước hàng loạt tin đen tối với làng zân chủ: nào là Tạ Phong Tần đại chiến với đồng bọn được xuất khẩu như mình đến Mỹ, Hải Điếu Cày chỉ vì lỗi “từ chối cầm cờ vành” mà đang trên lưng voi xuống làm kẻ tôi đòi cho Việt tân, Lê Văn Sơn “khoe” cảnh làm bạn hàng ngày với núi bát đĩa, xong chảo, Mẹ Nấm gấu bị ba que sỉ vả, chụp mũ, Bạch Hồng Quyền bị cảnh sát Thái truy đuổi phát tín hiệu kêu cứu… nay lại đến Nguyễn Quang Hồng Nhân cảnh sát Đức bị trục xuất về Việt Nam! Tình trạng này xem như con đường đến với xứ thiên đường của giới zân chủ chẳng khác nào địa ngục. Thôi thì cứ như Đoan Trang, tuyên bố không bao giờ rời khỏi Việt Nam …kể cả chờ đợi ngày đi tù mới là nhanh nhạy, khôn lanh !!!

THỰC HƯ CHUYỆN HÀ NỘI LÁT TOÀN BỘ VỈA HÈ BẰNG ĐÁ TỰ NHIÊN

Viễn

Mấy ngày gần đây, một số tài khoản fabook có tung tin rằng thủ đô Hà Nội chơi hoang khi chuẩn bị lật vỉa hè của 7 quận nội thành lên để lát lại bằng đá tự nhiên gây tốn kém, lãng phí không cần thiết.

Điển hình như tài khoản facebook của nhà báo Phạm Gia Hiền có bài viết: Buổi trưa không ngủ-san bằng Hà Nội đề cập:

“Chung Chủ tịch của Hà Nội, tiếp tục thể hiện sự dứt khoát của ông trong việc thay đổi bộ mặt Thủ Đô. Hôm nay chúng ta không nói về cấm xe máy tuyến huyết mạch Thanh Xuân – Nam Từ Liêm, mà là một câu chuyện tốn tiền hơn rất nhiều: Lát lại vỉa hè 100 tuyến phố bằng đá tự nhiên.

Hà Nội vừa ban hành quyết định về “thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố”. Theo đó, 5 quận nội thành là Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, cùng các quận vành đai là Hoàng Mai, Hà Đông, sẽ được lát lại hè phố bằng đá tự nhiên. Đây là loại đá xẻ, rất dày, có giá thị trường khoảng 1 triệu – 1,3 triệu/ m2 (chưa tính phí làm cốt nền và nhân công).

Đây không phải lần đầu Hà Nội thay vỉa hè. Món đấy như váng mỡ trong nồi nước phở, lãnh đạo đời nào cũng phải húp từ một đến vài phát. Hồi 2010, nhân kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long, ối dồi cả Thủ Đô nháo nhào như sắp… dời đô lần nữa. Vỉa hè cứ gọi là lật tung lật tóe, thay vội thay vàng, chi lấy được. Bây giờ chỗ vỉa hè đã thay hồi ấy cũng được thay lại từ lâu rồi.

Lật lại lịch sử, thì chính Chung Chủ tịch, hồi năm 2017 đã từng phải lên tiếng với báo chí, thừa nhận việc lát đá vỉa hè “trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2016” (ông lên tiếp quản cương vị Chủ tịch TP.Hà Nội tháng 12/2015) là “bừa bãi, để lại dư luận xấu”.

Cho nên, lần này khi quyết định lại lật vỉa hè lên cho đúng với phong tục lãnh đạo Hà Nội, Chung Chủ tịch có vẻ chuẩn bị dư luận kỹ hơn. “

Nếu theo cách đưa tin của anh Phạm Gia Hiền thì đương nhiên mọi người sẽ hiểu là chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có chỉ thị thay mới toàn bộ vỉa hè của 7 quận bằng đá từ nhiện. Và logic tất yếu như anh Hiền nói đó là quá tốn kém lãng phí và đăng sau đó là câu chuyện “húp vãng mỡ nước phở” của chủ tịch thành phố.

Tuy nhiên khi đi tìm hiểu kĩ thông tin, nhất là đọc Quyết đinh 1303 ngày 21/3/2019 của Hà Nộ mới thấy rằng câu chuyện hoàn toàn không phải như vậy.

Tại điều 2 Quyết định 1303 nêu rõ rằng:

- Chỉ triển khai làm mới vỉa hè các tuyến phố đã xuống cấp, chất lượng không đảm bảo và đã đầu tư đồng bộ, ổn định hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, hạ ngầm đường điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng...). Tức, nếu chưa hoàn thiện, chưa ổn định thì chưa làm nên không có chuyện lật toàn bộ vỉaè lên để lát lại đá tự nhiên. Hà Nội cũng chỉ đạo rõ giao UBND các quận, huyện, thị xã nghiên cứu, lựa chọn các tuyến phố, vỉa hè để thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện và thực trạng phát triển kinh tế xã hội phù hợp với cảnh quan, quy hoạch chung, không thực hiện ồ ạt.

- Ngoài những vỉa hè, tuyến phố thuộc diện được làm mới thì những vỉa hè, tuyến phố còn lại chỉ tiến hành chỉnh trang ở những vị trí bị hỏng, xuống cấp, (tức đã lát trước đó rồi thì không làm mới) để tránh lãng phí.

Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất. Câu chốt của văn bản vẫn là làm cẩn trọng, tránh lãng phí. Thế sao mà một số người lại cho rằng Hả Nội chơi hoang nhỉ.

Thế nên bài học ở đây là, trước một thông tin gì hãy tìm hiểu thật kĩ, hạy đọc kĩ văn bản trước khi phát ngôn nếu không sẽ tự biến mình thành người tay nhanh hơn não.

Nào có chuyện Chung chủ tịch dám chơi hoang như thế.

VÌ SAO KHÔNG CẦN THÔNG BÁO THÔNG TIN VỀ TRƯƠNG DUY NHẤT?

Mấy ngày nay, trên các diễn đàn dân chủ đang rộn ràng chủ đề về Trương Duy Nhất, một kẻ có tư tưởng chính trị lệch lạc mà đồng bọn đang tuyên truyền bị mất tích hoặc bị bắt cóc và đổ vấy cho lực lượng Công an đã bắt giữ, tạm giam mà không có bất kỳ thông báo nào. 

Tạm gác lại việc Trương Duy Nhất đang ở đâu, đang ở trong trại tạm giam hay chui rúc trong xó xỉnh nào của một nước tư bản, cũng thôi bàn luận về việc đối tượng này đã bị bứt giữ hay chưa mà chúng ta hãy xem xét nếu Nhất bị bắt thì Công an có cần thông báo ngay việc bắt giữ này cho gia đình của Nhất cũng như đồng bọn của hắn hay không. Dưới góc độ trung lập, không đứng về hía chính quyền cũng chẳng theo phe mấy anh dân chủ, tôi chỉ bàn luận vấn đề này dưới góc độ pháp luật, tức là quy tắc chung mà bất kỳ chủ thể nào trong cái xã hội Việt Nam này đều phải tuân thủ theo.
Theo thông tin chủ yếu từ gia đình của Trương Duy Nhất thì đối tượng này đã bị Cơ quan điều tra bắt giữ. Như đã được biết, Nhất là đối tượng từng có tiền án, tiền sự về tội Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân vào năm 2015. Sau khi ra tù, Nhất thường xuyên tham gia vào các hoạt động chống phá của các hội nhóm dân chủ, viết và đăng tải nhiều thông tin chống Nhà nước lên các trang mạng xã hội, có dấu hiệu của tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Nếu quả thực Trương Duy Nhất mà bị bắt thì Cơ quan điều tra chưa phải thông báo ngay về việc bắt giữ này. Nếu như đối với trường hợp bình thường thì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.
Tuy nhiên, nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
Như vậy, việc Trương Duy Nhất mà bị bắt là có thật thì Cơ quan điều tra vẫn chưa phải thông báo ngay bởi nếu thông báo trong thời điểm này thì sẽ gây cản trở đến hoạt động điều tra, các đối tượng và tổ chức thù địch sẽ can thiệp “bẩn” vào hoạt động của Cơ quan điều tra. Tất nhiên, nếu Trương Duy Nhất bị tam giam thì cơ quan chức năng sẽ thông báo đến gia đình của Nhất và cấp cho họ một sổ thăm gặp người bị tạm giam.
Nếu thực sự Trương Duy Nhất bị bắt, tạm giam thì trong một ngày không xa, chính quyền sẽ thông báo việc này cho thân nhân của Nhất. Việc chưa thông báo trong thời điểm này cũng không trái các quy định của pháp luật, cơ quan chức năng được quyền như vậy. Vì vậy, gia đình của Nhất cứ bình tĩnh mà chờ tin tức, nóng vội rồi kêu gọi các tổ chức thù địch với Việt Nam can thiệp chỉ làm cho tình hình xấu đi. Ý nghĩ can thiệp vào quá trình giải quyết vụ án là điều không tưởng trên mảnh đất Việt Nam này và với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Công Lý

NỰC CƯỜI THÀNH PHỐ WESTMINSTER CHẤP THUẬN DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM TỬ SĨ HOÀNG SA

Một câu chuyện nực cười vừa xảy ra tại thành phố Westminster, California thông qua việc xây dựng tượng đài tưởng niệm cho đám âm binh Việt Nam Cộng hòa hèn nhác đánh mất quần đảo Hoàng Sa vào tay giặc. Một thành phố, một đất nước tưởng chứng như không liên quan gì đến chế độ Ngụy này lại cho xây dựng tượng đài tưởng niệm.
Hành động này xuất phát từ số tàn binh cũ chạy loạn sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa bị nhân dân ta đánh đuổi. Đó là Thị Trưởng Trí Tạ và Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ khi kêu gọi xây dựng đài tưởng niệm này: “Chúng tôi đề nghị lập đài tưởng niệm để ghi nhớ tinh thần bất khuất của 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, và để thế hệ sau học hỏi và ghi ơn những chiến sĩ oai hùng này. Tôi đưa đề nghị này trước quý vị”.
NỰC CƯỜI THÀNH PHỐ WESTMINSTER CHẤP THUẬN CHẤP THUẬN DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM TỬ SĨ HOÀNG SA
Tất nhiên là việc xây dựng sẽ do đám tàn binh có tư tưởng chống phá đất nước Việt Nam cung cấp kinh phí và tự thực hiện, việc này được thư ký thành phố Westminster tuyên bố: “Kết quả bỏ phiếu 5-0. Dự án xây dựng đài tưởng niệm được chấp thuận dựng trong công viên Sid Goldstein Freedom Park, do Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long bảo trợ và cung cấp ngân khoản”.
Thật nực cười khi những kẻ hèn nhác với trang bị vũ khí hơn hẳn kẻ địch lại thất bại thảm hại thì được tôn vinh như những người hùng. Ở Việt Nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa là một đội quân ô hợp, hèn nhác nhất trong lịch sử, họ hy sinh không phải vì đấu tranh hết mình vì lãnh thổ Tổ quốc mà sự thất bại đó là do tinh thần nhu nhược, bán nước cầu vinh, là đội quân tay sai cho các nước tư bản xâm chiếm Việt Nam.
Việc một thành phố của Mỹ đồng ý cho xây dựng tượng đài tôn vinh liệt sỹ của chế độ Việt Nam Cộng hòa càng cho thấy rõ nét hơn về mối quan hệ giữa chế độ Ngụy quyền và đế quốc Mỹ. Lịch sử Việt Nam vẫn luôn khẳng định chế độ Việt Nam Cộng hòa là chế độ tay sai của Mỹ, được sự tài trợ của Mỹ và nghe theo mọi sự chỉ đạo từ phía Mỹ. Ngay cả khi chế độ Ngụy này bị sụp đổ thì chính nước Mỹ là nơi trú ngụ của đám tàn binh Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày hôm nay.
Tượng đài tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa được xây dựng sẽ là một vết nhơ trong lịch sử nhân loại, một đám tàn binh hèn nhác với giặc được tôn vinh. Một chế độ Ngụy quyền đã bị đánh đuổi khỏi Việt Nam vẫn đang thoi bóp bên nước Mỹ cố xây dựng tượng đài làm biểu tượng tinh thần và chỉ có Mỹ mới đông fys điều này. Nếu ở Việt Nam thì người ta đúc tượng con vật biết giữ nhà còn có ý nghĩa hơn là xây dựng tượng đài cho những kẻ bán nước.
Công Lý

Gương mặt trẻ tiêu biểu: Phi công thủy phi cơ đầu tiên của Việt Nam

Đến nay, Thượng úy Nguyễn Văn Thuận đã có sáu năm gắn bó trên bầu trời, mặt biển với thủy phi cơ DHC-6, thực hiện hơn 1.450 giờ bay huấn luyện và nhiệm vụ tích lũy, đạt danh hiệu phi công quân sự cấp 1 - mục tiêu nghề nghiệp đối với bất cứ một phi công quân sự nào.


Những năm qua, anh cùng phi đội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khai thác, sử dụng huấn luyện bay, đảm bảo an toàn bay trên thủy phi cơ DHC-6.
Tối qua (19/3), T.Ư Đoàn đã vinh danh 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2018 và 10 gương mặt trẻ triển vọng tại Hà Nội. Thượng úy Nguyễn Văn Thuận (SN 1991, Phó phi đội trưởng Phi đội 2, Lữ đoàn 954, Quân chủng Hải quân, một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2018) là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu được vinh danh lần này. Với hơn 1.450 giờ bay  tích lũy, Thượng úy Thuận trở thành phi công cấp 1 - cấp cao nhất của phi công quân sự Việt Nam ở độ tuổi chưa đến 30.

Phi công Nguyễn Văn Thuận

Thi đậu Học viện Hải quân, Nguyễn Văn Thuận trúng tuyển vào khóa học tàu ngầm, sau đó tiếp tục trúng tuyển phi công, trở thành phi công hải quân. Anh là một trong tám học viên đầu tiên được tuyển chọn sang Canada và được đào tạo nhận bằng phi công quốc tế cá nhân và bằng phi công thương mại chở khách.
Chuyến bay tháng 3/2011 là chuyến bay đầu tiên trong đời của chàng phi công trẻ. Nhưng khó nhất vẫn là lái thủy phi cơ DHC-6. Phi công Thuận cùng các anh em được cử đi học Canada là những phi công đầu tiên của Việt Nam khai thác loại máy bay này.
Tích cực học tập, rèn luyện, Thuận đã hoàn thành bay trước tiến độ tất cả các khoa mục bay trên máy bay cấu hình bánh lốp và được phê chuẩn phi công lái chính tất cả khoa mục giản đơn cũng như phức tạp. Anh được cấp trên phê chuẩn là giáo viên ở các nội dung: Khí tượng giản đơn và khí tượng phức tạp.
Năm 2013, Thuận tốt nghiệp và nhận bằng phi công thương mại ở Canada, chuẩn bị về nước thì được giao nhiệm vụ mới: Ở lại làm trợ giảng, phiên dịch các lớp kỹ thuật máy bay. Bên cạnh đó chuẩn bị thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt khác: Đưa máy bay DHC-6 đầu tiên từ Canada về Việt Nam.
Phi công Nguyễn Văn Thuận là phi công đầu tiên và duy nhất của Hải quân Việt Nam được thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Chuyến bay kéo dài 50 giờ bay trên không, đi qua 7 sân bay, 5 quốc gia và kéo dài liên tục trong 10 ngày. Ngày 29/10/2013, thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên đã hạ cánh tại sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa).
Mỗi năm, Thuận thực hiện gần 1.000 chuyến bay với hơn 250 giờ bay huấn luyện và nhiệm vụ. Trong đó có nhiều nhiệm vụ quan trọng và đột xuất: Bay chở các đoàn công tác, bay trinh sát, tuần tiễu các mục tiêu trên biển, bay cấp cứu bệnh nhân là ngư dân bị suy tim từ đảo Trường Sa về Cam Ranh…
Sáu năm với nhiều chuyến bay ra Trường Sa, Thượng úy Thuận thừa nhận đây là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó vì khoảng cách từ Trường Sa đến đất liền rất xa với hơn 250 hải lý, bay hoàn toàn trên biển, khí tượng trên biển thay đổi bất ngờ đòi hỏi phi công lái DHC-6 phải có sự tỉnh táo.
Anh cho biết: “Sân bay Trường Sa là một trong những đường băng hẹp nhất tôi từng bay. Để đạt được trình độ phê chuẩn cất - hạ cánh ở sân bay Trường Sa đòi hỏi phi công phải có kỹ năng, tính kỷ luật trong bay, không được sai sót dù là 1cm”.
Tính đến tháng 12/2018, tổng giờ bay huấn luyện và nhiệm vụ tích lũy của Thượng úy Thuận là 1.450 giờ, trong đó có 8 chuyến bay chở các đoàn công tác, cấp cứu đi Trường Sa; bay trinh sát, tuần tiễu mục tiêu trên biển...
Nhiều năm liên tục, Phi đội 2 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người cũng như trang bị kỹ thuật. Thuận chia sẻ, anh luôn cố gắng rèn luyện bản thân từ những điều nhỏ nhất và nỗ lực xử lý công việc khoa học, hiệu quả, vì lợi ích của tập thể...
Thượng uý Nguyễn Văn Thuận vinh dự được trao tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở các năm 2016, 2017, 2018 và nhiều Bằng khen, Giấy khen các cấp. Năm 2017, anh được cấp trên thăng quân hàm trước niên hạn từ Trung uý lên Thượng uý. Những ngày này, niềm vui của chàng Thượng úy trẻ được nhân đôi vì ngoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam, vợ chồng anh còn chuẩn bị đón cặp song sinh sắp chào đời.
Thủy phi cơ DHC-6 là loại máy bay 19 chỗ ngồi (do Canada sản xuất), có tốc độ đồng hồ lớn nhất ở độ cao từ 0 đến 2.000m đạt 307 km/g; thời gian bay tối đa ở độ cao 3.000m là 6 giờ 51 phút. Thủy phi cơ có thể cất, hạ cánh ở đường băng đất, cát, cỏ, băng tuyết và cả trên mặt nước, sình lầy... và nhiều tính năng ưu việt khác. Vì vậy, DHC-6 là máy bay có thể hạ - cất cánh tại sân bay Trường Sa. 
Lữ đoàn 954 là đơn vị làm nhiệm vụ thường xuyên thực hiện chở, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu, chở lãnh đạo các cấp đi công tác tại Trường Sa và có một nhiệm vụ đặc biệt khác là trinh sát. Tháng 6/2014, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức ra mắt Phi đội không quân hải quân DHC-6.
Lam Hạnh (Pháp luật Việt Nam)

Đôi lời nhắn tới kẻ xảo trá Hứa Phi

Là người hiểu rõ về anh, tôi không dám nói là rõ nhất, nhưng có thể là rất rõ. Hôm nay, thấy mọi người bàn luận, nói về những việc làm của anh và dựa vào những gì tôi biết về anh lâu nay đem ra đối chiếu lại tôi thấy ông cha ta nói cấm có sai, anh đã và đang bị quả báo, đã đến lúc anh phải trả giá cho những gì mà anh gây ra rồi anh Phi ạ. Nói như vậy với anh chắc là anh đã hiểu, với mọi người thì đang muốn biết tại sao tôi lại nói vậy. Xin nêu ra một số vấn đề sau để mọi người cùng suy xét:

Thứ nhất là, anh đã và đang xúc phạm Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc – người sáng lập ra đạo Cao Đài, người mà anh luôn mồm nói là anh làm theo lời dạy. Anh có biết, trước hiện tình đất nước bị chia cắt hai miền Nam Bắc sau Hiệp định Giơneve, thì ngày 26/4/1956, Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đã có thư gửi Bác Hồ mong muốn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc, tiếp bước cha ông đứng lên đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Ngày 21/6/1956, Bác Hồ đã có thư trả lời Đức Hộ pháp với nội dung rất hoan nghênh ý kiến này và khẳng định nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang kiên quyết và bền bỉ đấu tranh để thực hiện nguyện vọng tha thiết của cả dân tộc Việt Nam là đem lại hòa bình, độc lâp cho dân tộc, đất nước được thống nhất. Vậy mà ngày hôm nay anh lại nghe theo lời của bọn ngoại bang xuyên tạc lịch sử dân tộc, cho rằng “dân tộc Việt Nam vì nghe theo lời của ông Hồ Chí Minh tham gia vào cuộc đấu tranh làm chết hàng triệu người”, anh hùa theo lũ ngoại bang nói dân tộc Việt Nam “hiếu chiến”, “anh em nồi da xáo thịt”… Nhân dân Việt Nam xuống đường tranh đấu đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc, đất nước được thống nhất là làm theo lời kêu gọi của Bác Hồ và cũng là ý chí nguyện vọng của Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đó anh Phi ạ, anh nói vậy là anh đã xúc phạm đến Đức Hộ pháp đó.
Giấy mời của Công an huyện Đức Trọng đối với Hứa Phi

Thứ hai là, đối với việc anh nói anh đấu tranh cho “tự do, dân chủ, nhân quyền và tự do tông giáo”. Mới nghe qua mọi người ai cũng nghĩ anh có mục đích cao đẹp quá, vĩ đại quá, có người nói sao mà anh giống các bậc vĩ nhân, thậm chí có người còn so sánh anh với Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc nữa mới ghê chứ và bọn ngoại bang cũng tung hô anh lên như vậy, làm anh bị mờ mắt trước những hảo danh đó. Với tôi thì không nhé anh Phi! Vì sao hả? Vì đã là vĩ nhân thì ngay cả trong những việc làm đời thường nhất cũng phải thể hiện cái vĩ nhân trong đó, vì mục đích vĩ đại thì phương pháp, cách thức tiến hành để đạt được mục đích đó phải bắt đầu từ chánh pháp, cái nhân văn, tôn trọng sự thật, tôn trọng mọi người. Đối với anh tôi thấy không có những cái này, đối với gia đình anh đã làm tròn bổn phận người chồng, người cha đâu mà đòi ra làm những việc lớn lao khác cho xã hội, cho nhân loại. Đối với vợ con thì anh tính toán, anh gia trưởng, anh làm cho anh em trong nhà (bên vợ) bất hòa, li tán không nhìn mặt nhau; anh mua xe tải cho con trai trưởng của anh chạy kiếm cái sinh nhai nuôi cháu đích tôn của anh, nhưng anh lại sợ nó nghe lời bên nhà vợ chiếm xe của anh, anh nghi nó chia tiền lợi tức cho anh không đều anh đem bán mất xe lấy tiền về cất tủ cho chắc, để con anh chật vật tìm cách khác kiếm sống. Như vậy thì làm sao mà làm được những việc lớn như đấu tranh cho “tự do dân chủ,nhân quyền, tự do tôn giáo được”, anh không đủ tư cách đâu.
Còn về mặt đạo anh lại càng không đủ tư cách, như trên tôi đã nói anh đã xúc phạm Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc và còn nhiều việc khác nữa tôi không thể liệt kê ra hết được, chỉ nêu ra một việc này thôi để mọi người cùng suy ngẫm. Những người sống ở khu vực Trại Mát trước đây và nhân dân thôn Bồng Lai biết Hứa Phi thì không ít người giật mình, tại sao lại có tiền nhiều để sắm xe tải, xe con nhanh như vậy. Người thì cho rằng anh có nguồn tiền từ nước ngoài gửi về, có người cho rằng anh tham gia nhiều tổ chức chống phá nhà nước như vậy nên có nhiều tiền…Nhưng một số bô lão trong làng Bồng Lai và khu vực Trại Mát trước đây thì lại khác, họ nói là hồi ở thánh thất Đa Phước – Đà Lạt với vai trò giúp lễ, anh đã lấy cắp một bức tượng Phật bằng đồng đen rất quý đem bán nên mới có tiền nhiều như vậy. Tượng trong chùa còn lấy đi bán thì vĩ nhân cái gì! Buôn thần bán thánh như thế thì có đáng bị quả báo không hả mọi người? 
Đối với ai tôi không biết, còn trong con mắt tôi, anh không hề có phần người!


Nguồn: Tôi yêu Cao Đài.

Hà Văn Nam gây rối tại trạm thu phí BOT có thực sự vô tội!

Tindautruongdanchu - Kể từ khi Hà Văn Nam bị khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội danh 'gây rối trật tự công cộng' đã có nhiều đối tượng đưa ra lời kêu gọi để hòng giúp Hà Văn Nam 'vô can' trong vụ gây rối do chính Hà Văn Nam gây ra. Để rộng đường dư luận, Đấu trường dân chủ có những bình luận dưới góc độ pháp lý về vụ việc này.


Bị can Hà Văn Nam (sinh năm 1981, trú tại Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị bị Công an huyện Quế Võ, Bắc Ninh đọc lệnh bắt giữ bị can theo quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Hà Văn Nam vào sáng ngày 05/3/2019 về hành vi 'Gây rối trật tự công cộng' theo khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trước đó, vào tháng 1/2019, Công an huyện Quế Võ đã ra quyết định khởi tố vụ án,khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng gồm Nguyễn Quỳnh Phong (SN 1986), Nguyễn Quang Hùng (SN 1993), Nguyễn Tuấn Quân (SN 1984), Lê Văn Khiển (SN 1990), Vũ Văn Hà (SN 1990), cùng trú tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và Trần Quang Hải (SN 1991, trú tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) về hành vi gây rối trật tự công cộng tại trạm thu phí BOT Phả Lại.


Chau Doan liên tục tổ chức các buổi 'hội thảo bình dân' trên mạng xã hội hòng tạo dựng đám đông cổ vũ cho hành vi của Hà Văn Nam và đằng sau đó là đổ lỗi cho chính quyền, cơ quan chấp pháp và pháp luật



Theo cơ quan công an, 10h ngày 27/12, có khoảng 50 công dân chủ yếu là người dân bên khu vực phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương tập trung tại khu vực Trạm thu phí BOT Phả Lại có biểu hiện gây rối trật tự công cộng. Trước tình hình đó, Giám Đốc Công an tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Công an huyện Quế Võ phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Ban quản lý Trạm thu phí phân tích, giải thích cho người dân hiểu. Sau đó, người dân đã ra về.



Đến ngày 31/12, hơn 100 đối tượng cùng nhiều phương tiện xe ô tô các loại tập trung dừng đỗ trong Trạm thu phí Phả Lại, không chịu mua vé, kích động gây rối, cản trở các phương tiện tham gia giao thông khi đi qua trạm. Trước tình hình phức tạp, Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Công an huyện Quế Võ phối hợp với các phòng nghiệp vụ, chính quyền, ban ngành đoàn thể địa phương đảm bảo an ninh trật tự, tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu và thực hiện theo qui định của pháp luật.


Tuy nhiên, các đối tượng cầm đầu quá khích đã kích động gây rối trật tự công cộng dẫn tới việc ùn tắc giao thông hai đầu trạm thu phí. Đến chiều ngày 31/12, đơn vị khai thác buộc phải xả trạm để tránh ùn tắc giao thông kéo dài, nhưng các đối tượng vẫn không đưa xe qua trạm. Đến chiều tối cùng ngày, khi xe cứu hộ của Cảnh sát giao thông đến thì các đối tượng mới đánh xe đi.

Qua công tác điều tra, Công an huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh xác định được các đối tượng cầm đầu quá khích và các phương tiện sử dụng vào việc gây rối trật tự công cộng tại Trạm BOT Phả Lại. Căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh, ngày 4/1/2019, Công an huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 6 đối tượng nêu trên, thu giữ 3 ô tô là phương tiện các đối tượng sử dụng dừng đỗ tại các làn thu phí gây cản trở ùn tắc giao thông.
Hà Văn Nam có thực sự vô can
Hiện tại, theo thông tin từ 5 luật sư được thực hiện quyền bảo vệ cho bị can Hà Văn Nam và đã tham gia vào buổi hỏi cung chiều ngày 18/3/2019. Mặc dù, đang trong giai đoạn điều tra luật sư tham gia hỏi cung không được phép 'tiết lộ thông tin' nhưng luật sư Ngô Ngọc Trai (1 trong 5 luật sư tham gia bào chữa cho Hà Văn Nam) đã đăng tải lên trang facebook cá nhân của mình về buổi hỏi cung này (ảnh dưới). Luật sư Ngô Ngọc Trai viết: ' Chúng tôi có 05 (năm) Luật sư tham gia buổi hỏi cung gồm: LS Hà Huy Sơn, Trần Thu Nam, Ngô Ngọc Trai, Nguyễn Thiện Hiệp, Đặng thị Ngọc Hà. Nội dung buổi hỏi cung chúng tôi ko đc phép công khai vì đây đang là giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, Hà Văn Nam luôn khẳng định ngày 31/12/2018 đến BOT Phả lại với mục đích để đối thoại với lãnh đạo trạm BOT “tại sao không miễn phí cho người dân vùng lân cận như các BOT khác”. Cậu ấy không nhận đã gây rối, ko cản trở giao thông'.

Luật sư Ngô Ngọc Trai thông tin về 'buổi tham gia hỏi cung' Hà Văn Nam

Theo chúng tôi, bị can Hà Huy Nam về nguyên tắc luôn 'phản biện' và khẳng định 'mình vô tội' đó là chuyện bình thưởng bởi 'có ai muốn nhận tội-nhận án'. Mặt khác, về phía luật sư bào chữa 'luôn muốn điều có lợi nhất' cho thân chủ của mình ngoại trừ một số luật sư hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích -tức là thay vì đó là bảo vệ sự khách quan của vụ án, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa thì lại cố tình 'bao che', thậm chí 'đi đêm ngã giá' với thân chủ của mình.
Từ những thông tin khách quan mà cơ quan điều tra huyện Quế Võ, Bắc Ninh cung cấp cho báo chí khi bắt tạm giam bị can Hà Văn Nam thì chúng ta thấy rất rõ về tính chất pháp lý:
Thứ nhất, nếu không có hành vi gây rối trật tự cộng cộng xảy ra thì trước đó đã không khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 6 bị can, bị can Hà Văn Nam bị khởi tố và bắt tạm giam sau 6 đối tượng kể trên. Như vậy, việc phân loại các đối tượng tham gia gây rối vào ngày 27/12/2018 và ngày 31/12/2018 của cơ quan điều tra huyện Quế Võ để tiến hành khởi tố bị can phải rất cẩn trọng, đánh giá kỹ từng đối tượng và không có chuyện 'nhầm lẫn' về khởi tố bị can. Điều 2, khoản 1 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định 'Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự'.
Thứ hai, việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can phải dựa trên những chứng cứ 'có dấu hiệu tội phạm'. Nếu không có chứng cứ khẳng định 'dấu hiệu tội phạm' thì cơ quan ra quyết định (cơ quan điều tra) nếu có 'cố tình' thì cơ quan phê chuẩn quyết định (viện kiểm sát cùng cấp) sẽ không thể 'nhầm lẫn' mà phê chuẩn. Điều này được khẳng định ngay tại khoản 2, điều 20 Hiến pháp năm 2013 'Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định' và được cụ thể hóa trong các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Thứ ba, không thể khẳng định Hà Văn Nam là tội phạm hay không phải là tội phạm. Hiện tại, cơ quan điều tra vẫn đang trong giai đoạn điều tra 7 bị can trong đó có Hà Văn Nam và chưa có kết luận của cơ quan điều tra nên việc khẳng định có tội hay không có tội đều 'trái luật'. Khoản 1, 2 điều 31 Hiến pháp 2013 quy định '(1).Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. (2). Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
Theo luật sư của chúng tôi, với những mô tả khách quan mà cơ quan điều tra huyện Quế Võ đưa ra nếu đúng như vậy thì Hà Văn Nam đã có đủ dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng và việc khởi tố bị can vụ án gây rối trật tự công cộng là đúng với quy định hiện hành của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, trừ khi có tình tiết khác nảy sinh.
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Vậy, chưa một ai có quyền quyết định rằng Hà Văn Nam là có tội hay không có tội khi vụ việc còn đang trong giai đoạn điều tra của cơ quan điều tra. Bất kỳ ai đưa ra khẳng định vào thời điểm này khi chưa có quyết định hoặc bản án của Tòa án thì đều là cảm tính, cảm nhận và có thể suy diễn vô lối.
Đến những lời kêu gọi kích động đủ kiểu
Kể từ ngày Hà Văn Nam có quyết định tạm giam để điều tra (ngày 5/3/2019) đến nay, trên mạng xã hội xuất hiện những nhóm người vốn vẫn khoác áo đấu tranh dân chủ thường xuyên hô hào bằng mọi hình thức để 'kêu cứu' và 'ủng hộ tài trợ' cho Hà Văn Nam.
Một số đối tượng cùng hội, cùng thuyền với Hà Văn Nam đã phát động cuộc 'vận động' hòng kêu gọi ủng hộ 'Hà Văn Nam vô tội' và vô lối quy chụp cơ quan điều tra huyện Quế Võ 'vô cớ bắt người'. 
Cùng với những khẩu hiệu, những bài viết được một số truyền thông thiếu thiện chí hà hơi, tiếp sức đối tượng Chau Doan (một tài khoản trên mạng xã hội facebook) thường xuyên tổ chức các buổi livestream kết nối với các đối tượng trên mạng xã hội như Dũng Vova, Phuong Ngo, Trương Châu Hữu Danh,... hòng tạo dư luận thông qua việc bình luận có tính chất 'bình dân' về việc cơ quan điều tra Quế Võ bắt giữ Hà Văn Nam. Chúng tôi khẳng định lại một lẫn nữa, việc tổ chức livestream đối thoại trên mạng xã hội chỉ mang tính chất 'bình dân' không phải phân tích có tính chất pháp lý với sự tham gia của các luật sư.
Bên cạnh đó, việc kêu gọi ủng hộ tiền cho Hà Văn Nam tính đến ngày 19/3/2019 theo thống kê của Phuong Ngo thì vợ của Hà Văn Nam đã nhận được hơn 200 triệu đồng chưa kể những kẻ 'tự nhận' là người 'đỡ đầu', 'giúp đỡ' đứng ra nhận 'riêng' không biết cho mình hay cho Hà Văn Nam.
Phuong Ngo tổng kết số tiền 'gửi cho vợ của Hà Văn Nam'

Do đó, việc kêu gọi kích động trên mạng xã hội có tính chất tạo dựng dư luận với cớ 'chỉ vì chống BOT bẩn mà vướng vào lao lý' là trò ngụy biện của những kẻ chống phá. Bởi đằng sau âm mưu này, chính là sự tạo dựng đám đông, tạo dựng cộng đồng hòng đối đầu với chính quyền, với cơ quan chấp pháp và với pháp luật hiện hành. Đây là một trong những thủ đoạn mà chúng ta không thể xem nhẹ và cần đề cao tính cảnh giác, ngăn chặn kịp thời.
Chúng ta nên hiểu rằng mọi hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi của Hà Văn Nam đều được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự không thể làm oan người vô tội. Theo đó, kết luận cuối cùng sẽ thuộc về cơ quan Tòa án và quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án sẽ là 'phán quyết' khẳng định Hà Văn Nam có tội hay không có tội và trong lúc này bất kỳ ai suy diễn vô căn cứ chúng ta đều phải thực sự cảnh giác, nhất là các 'trò diễn' của những kẻ khoác áo đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội.
Thành Nam

ĐỪNG SỢ HAY ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG


Viễn

Trang mạng của đài RFA vừa có bài viết tựa đề “Đừng sợ-Thông điệp gửi đến xã hội dân sự Việt Nam”. Trong bài viết này, nhà đài RFA tiến hành đưa tin và phỏng vấn với một nhóm được cho là nhóm làm bộ phim “Đừng sợ” mô tả về những cuộc xuống đường biểu tình của “phong trào xã hội dân sự Việt Nam”, nhất là trong thời điểm diễn ra sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung. 

Trong bộ phim này, nhóm làm phim còn lấy điểm nhấn là các “nhân vật đấu tranh” như Hoàng Bình, Bạch Hồng Quyền, và xem bộ phim như một lời tri ân.
Đại diện cho nhóm làm phim trả lời phỏng vấn đài RFA như sau:

“Bộ phim này khái quát phong trào xã hội dân sự từ năm 2006 đến nay, với nhiều người đấu tranh cho chủ quyền biển đảo, cho dân chủ, bị nhà cầm quyền câu lưu bỏ tù, nhưng họ không chùn bước.

Trong bối cảnh đó thì thảm họa Formosa là cú hích lớn cho xã hội dân sự Việt Nam, lần đầu tiên một phong trào có sự chuẩn bị kỹ càng. Nhân sự kiện Formosa, những người hoạt động dân chủ đứng lên thực hiện cái quyền của họ.

Vụ Formosa là một cái lõi để bộ phim đó mô tả xã hội dân sự từ 2008 đến nay.

Thông điệp bộ phim đưa ra là công chúng đã sẳn sàng cho một xã hội dân sự lành mạnh phát triển. Còn chính quyền thì họ đang chờ đợi một điều gì?

Trong bộ phim này anh Hoàng Bình là một điểm nhấn của bộ phim. Điều đặc biệt là chính anh Hoàng Bình là người cùng tham gia với nhóm làm phim, cùng bị chính quyền truy đuổi một cách gắt gao.

Hơn nữa bộ phim cũng là sự tri ân tới ah Hoàng Bình nói riêng, và những tù nhân lương tâm khác, kể cả những người như Nguyễn Văn Hóa, Bạch Hồng Quyền, … những người đã đồng hành cùng nhóm làm phim. Bộ phim là sự tri ân đối với họ.”

Có thể khẳng định ngay việc thực hiện bộ phim này là một trò chống phá mới của các nhà “dân chủ’ Việt. Thông qua việc xây dựng bộ phim, họ muốn kích động người dân tiếp tục xuống đường, tiến hành các hoạt động gây rối an ninh, trật tự, phục vụ cho ý đồ của họ.

Bộ phim ca tụng, vinh danh những người như Hoàng Bình, Bạch Hồng Quyền, đủ biết tính chất bộ phim như thế nào. Nên nhớ rằng đây là những đối tượng vi phạm pháp luật, đang bị pháp luật xử lý như Hoàng Bình đã bị xét xử về tội Tuyên truyền chống Nhà nước; Bạch Hồng Quyền thì đang bị truy nã và trốn chui lủi trên đất Thái.

Thế nên, bộ phim mang tên đừng sợ, có thể hiểu như một thông điệp gửi tới các nhà “dân chủ” khác rằng đừng sợ pháp luật, nhưng qua những câu chuyện của Hoàng Bình, Bạch Hồng Quyền mới thấy chả biết là họ “đừng sợ” hay điếc không sợ súng.

Đến khi đối mặt với pháp luật lại run như cầy sấy, cứ phải thấy quan tài mới đổ lệ.

2019/03/30

Thái Văn Đường –Kẻ vô liêm sỉ trong xảo ngôn về ‘tiêu cực’ của Việt Nam

Tindautruongdanchu - Thời gian gần đây những đối tựơng xấu lợi dụng mạng xã hội để đưa tin sai sự thật về cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta.


Ngày 22 tháng 3 năm 2019 Thái Văn Đường đăng trên trang Facebook cá nhân mới của mình bài " Thực hư chuyện Lò và Củi" nhằm tuyên truyền sai sự thật về cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, gây chia rẽ nội bộ, đi ngược với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Anh ta đưa ra luận điệu hết sức phản động "Đốt lò là màn kịch vụng về với đa số những nhân vật, dàn diễn viên đã hết thời và đang độ tuổi xế chiều, đơn bóng" và "cuộc chiến chống tham nhũng chỉ là cái cớ để thanh trừng phe nhóm".

Trang facebook cá nhân mới của Thái Văn Đường (Ảnh chụp màn hình-Hải Anh)



Công tác phòng chống tham nhũng đang trở thành xu thế, phong trào. Tham nhũng từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi, củng cố niềm tin của nhân dân, đang tạo hiệu ứng tích cực từ dư luận trong nước cũng như nước ngoài. Vậy mà anh đi ngược với xu thế tích cực đó để đưa ra luân điệu "Đốt lò là màn kịch vụng về với đa số những nhân vật, dàn diễn viên đã hết thời và đang độ tuổi xế chiều, đơn bóng" nhưng anh không biết rằng Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn nhận thức tác hại nghiêm trọng của tham nhũng vì vậy mà cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, đương chức hay nghỉ hưu, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, không cầu toàn, không chờ đợi. Nhưng năm qua nhiều vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng được đưa ra xử lý, xét xử nghiêm minh. Chỉ tính riêng năm 2018 các vụ án tham nhũng đã được cơ quan điều tra của lực lượng công an nhân dân thụ lý điều tra 427 vụ án, 889 bị can, đề nghị truy tố 212 vụ, 488 bị can, thu hồi 2,267 tỷ đồng và nhiều tài sản.

Đánh giá cuộc chiên chống tham nhũng phát biểu trước Tổng bí thư, cử chi Trần Viết Hoàn: " Tổng bí thư cùng với Đảng chỉ cho dân những ông quan to, quan nhỏ đã bị lộ, những nhóm lợi ích, nhóm vơ vét đục khoét ngân sách làm giàu bất chính, trong đó có cả quan cỡ bự đã phải ra vành móng ngựa” và "Nhân dân nức lòng khi nghe Tổng bí thư nói ai nhụt chí thì đứng sang một bên để cho người khác làm". Công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta được quốc tế đánh giá cao. Theo giáo sư Dennes Mcrnac ( Đại học Loyola Maryland, Mỹ) "trong giai đoạn hiện nay, giới đầu tư nước ngoài có thể tin tưởng rằng Việt Nam đang đẩy mạnh chống tham nhũng". Ông Giles T.coope đồng chủ tịch  nhóm công tác quản trị và liêm chính, diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho rằng " trong thời gian gần đây, chúng tôi đã chứng kiến một nỗ lực chống và xử lý tham nhũng tích cực rất đáng được hoan nghênh từ các lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam". Và theo tiến sĩ Edmand Malesky trưởng nhóm điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tại Việt Nam "cho thấy cảm nhận về tham nhũng của người dân và doanh nghiệp đã có chuyển biến thay đổi tích cực về thủ tục hành chính, luật lệ và tiếp nhận thông tin. Tất cả đều nhằm giải quyết những hệ quả tiêu cực của tham nhũng đối với cảm nhận người dân".

Bài viết xuyên tạc của Thái Văn Đường (Ảnh chụp màn hình-Hải Anh)


Từ quan điểm của Đảng ta, kết quả chống tham nhũng với tinh thần " lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy" được nhân dân trong nước và quốc tế đánh giá tích cực đó là sự thật, những số liệu biết nói. Vì vậy, tôi xin hỏi anh Thái Văn Đường luận điệu "Đốt lò là màn kịch vụng về với đa số những nhân vật, dàn diễn viên đã hết thời và đang độ tuổi xế chiều, đơn bóng" mà anh đưa ra có lố bịch, lộ rõ bộ mặt kẻ bán nước cầu vinh đổi lại những đồng đô la bẩn thỉu mà các tổ chức phản động bố thí cho anh không? 

Cuộc chiến chống tham nhũng do Đảng ta lãnh đạo là không có vùng cấm, việc xử lý sai phạm trong tất cả các bộ ngành kể cả công an, quân đội, các đồng chí ủy viên trung ương Đảng đương chức hoặc đã về hưu, những ai vi phạm pháp luật đều phải chịu những hình phạt tương ứng với lỗi phạm của mình, điều đó đã chứng tỏ không có vùng cấm trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Vậy mà "cuộc chiến chống tham nhũng chỉ là cái cớ để thanh trừng phe nhóm" có phải là luận điệu xuyên tạc để nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm đạt được mục đích xấu xa của mình hay không?. Những luận điệu của anh chỉ lừa được những người nhẹ dạ, cả tin. Còn những người con đất Việt thà "làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vua đất Bắc" thì anh không lừa rối được đâu. Tôi khuyên anh quay đầu là bờ, đừng bán rẻ lương tâm, danh dự của mình để rồi để lại tai tiếng muôn đời sau: “Thái Văn Đường kẻ vô liêm sỉ, bán nước cầu vinh”.

Đức Hiếu