2021/04/29

ĐIỂM HUYỆT BBC!


Xóm tôi có một thằng khờ, người ta hay gọi nó là cu Bông, ngày ngày Bông cứ đi từ đầu xóm đến cuối xóm, ai cho gì nó lấy nấy, tha đầy một giỏ…

Thằng khờ có một cái tật là hễ ai thấy nó, giơ hai ngón tay ra rồi bảo: Điểm huyệt cu Bông! Ngay lập tức nó đứng yên tại chỗ, kiểu như bị điểm huyệt thật, cho đến khi người đó lại giơ hai ngón tay ra và bảo: Giải huyệt cho cu Bông! Thế là nó lại đi tiếp. Nhiều bận có người ác ý hoặc quên, giữa trưa hè nắng chang chang điểm huyệt nó xong rồi quên giải huyệt, làm cu cậu cứ đứng như trời trồng, mồ hôi nhẽ nhại…!

Nghĩ mà tội cho cu Bông!

...

Mới đây BBC vừa có bài viết đề cập đến vấn đề dư luận viên ở Việt Nam. Theo tờ báo này thì dư luận viên giờ đã trang bị tới cấp huyện. Về vấn đề này tôi xin nói lại để BBC nắm cho rõ, tránh trường hợp có những phát biểu bậy bạ để cho người dân chúng tôi nắm được đúng cái huyệt!

Thứ nhất: BBC nói dư luận viên đã được trang bị đến cấp huyện là hoàn toàn sai. Chúng tôi đã trang bị đến tận cấp thôn xóm hay tổ dân phố. Ở Việt Nam chúng tôi người dân nào cũng có thể làm dư luận viên, sẵn sàng vả cho vêu mồm đứa nào dám xúc phạm Bác Hồ hay các anh hùng liệt sĩ!


Thứ hai: Không chỉ dư luận viên, chúng tôi còn có một con số khổng lồ Camera chạy bằng cơm. Luôn sẵn sàng săm soi những biểu hiện của đám phản động và rận chủ. Ngoài ra đội ngũ ve chai đồng nát và thành phần hóng hớt luôn túc trực mỗi khi nghe nói có bom đạn hay bắn nhau. Nên nếu ở nước các vị, các vị phải bảo vệ bom khỏi dân, còn ở nước chúng tôi thì cơ quan chức năng lại luôn phải bảo vệ dân khỏi bom. Khổ! Cứ nghe tin có bom là dân kéo đến xem nườm nượp!


Thứ ba: Ở Việt Nam tôi, nếu có chiến tranh, thì việc cầm súng không chỉ có quân đội, mà là chiến tranh nhân dân, toàn dân toàn diện, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Các vị thua cho sấp mặt biết bao nhiêu lần còn không chịu hiểu ra điều đó hay sao mà giờ này còn phát biểu non nớt đến vầy...

- Ôi huyệt của BBC là cái bồn cầu ấy mà! Anh em chỉ cần ấn đúng huyệt là bọn BBC nó trôi đi ngay!

Ơ! Ai vừa lên tiếng thế nhỉ?!

Long Chính Uỷ (ký tên cái cộp)

2021/04/27

PHẢN ĐỐI QUAN ĐIỂM XÉT LẠI LỊCH SỬ DÙ VỚI BẤT KỲ LÝ DO NÀO

Mấy năm nay, khi nổi lên tranh chấp gay gắt trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, một số người cố ý và cả vô tình đã xét lại lịch sử theo hướng tuyên truyền cho chế độ tay sai - bù nhìn - đánh thuê VNCH với lý do: lấy lại Hoàng Sa. Nhìn về lý do này có thể thấy nó vô cùng hợp lòng dân - dân tuý nên được lan truyền sâu rộng trong quần chúng và cả cán bộ, Đảng viên từ Trung ương đến địa phương.

Về quan điểm này, xét trên phương diện “văn hoá - tư tưởng” và luật pháp, tôi nhận thấy có dấu hiệu “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Cụ thể:

1- Như luận giải của những người có quan điểm này thì họ đã xét lại lịch sử và xuyên tạc lịch sử khi cố tình “hợp thức hoá tính chính danh của VNCH” trong khi về thực chất đây là chế độ phi dân chủ được Mỹ dựng lên để cai trị thuộc địa trên cơ sở “xé Hiệp định Giơ-ne-vơ”.

Tôi cho rằng: Nếu hợp thức hoá tính chính danh của VNCH tại Miền Nam Việt Nam thì đồng thời thừa nhận suốt từ 1956 - 1975 Mỹ không xâm lược Việt Nam và cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” hay “miền Bắc xâm lược miền Nam”. Đây có hai viễn cảnh: 

a) Mỹ “trắng án” xâm lược Việt Nam mà chỉ ở Việt Nam để bảo vệ đồng minh; 

b) VNDCCH - Miền Bắc trở thành mị dân khi suốt mấy mươi năm tuyên truyền “Mỹ xâm lược” để tạo cớ “xâm lược miền Nam”.

Nói như vậy chính là chính quyền hiện tại là chính quyền bất hợp pháp, là do xâm lược mà có. Điều này cũng tương tự như ta tố Trung Quốc xâm lược, chiếm đoạt Hoàng Sa trái phép và không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa vậy.

Do đó, tôi cho rằng: quan điểm thừa nhận tính chính danh của VNCH chính là biểu hiện, dấu hiệu “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. 

2- Vai trò của Pháp ở Việt Nam là THỰC DÂN chứ không phải ÂN NHÂN giữ Hoàng Sa. Vì không có sự xâm lược của bọn thực dân Pháp thì Hoàng Sa vẫn là của Việt Nam. 

Tôi cho rằng: Pháp và Mỹ là quân xâm lược, với chúng ta thì chúng và Trung Quốc đều như nhau, đều đến Việt Nam với thân phận xâm lăng. Mỹ hay Pháp nếu có thực hiện chiến đấu với Trung Quốc thì chỉ là chúng bảo vệ vùng lãnh thổ chúng đã cưỡng chiếm của Việt Nam, chứ chúng hoàn toàn không phải thay Việt Nam thực hiện việc “kiểm soát” Hoàng Sa “liên tục” như cách những người có quan điểm này lý giải. 

Mặt khác, trên thực tế: Dân tộc Việt Nam trải qua chiến tranh liên tục vẫn liên tục chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải chưa ngơi nghỉ một ngày. Chiến tranh với Pháp và Mỹ là để giành lại chủ quyền của Việt Nam, vậy nên, không có chuyện thừa nhận chủ quyền của Pháp và Mỹ tại Việt Nam.

Tôi cho rằng: chúng ta đấu tranh với Trung Quốc để đòi lại chủ quyền biển đảo nhưng nhất định không phải vì vậy mà sửa lại lịch sử. Trên thực tế thì việc sửa lại lịch sử - như thừa nhận tính chính danh của VNCH (cũng như thừa nhận chủ quyền của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam - ảnh chụp status) là chỉ phục vụ cho mục đích ích kỷ của một số người muốn vực dậy thây ma này (và một số người vô tri khác) chứ mớ lý luận này chẳng có giá trị pháp lý gì để lấy đó làm cơ sở đòi lại biển đảo. 

3- 74 lính Mỹ - người Việt đánh thuê cho quân xâm lược Mỹ là có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

Tôi cho rằng: Thời gian Mỹ xâm lược nước ta ở miền Nam thì miền Nam nước ta không có chính quyền nhân dân. “Chính quyền” ở miền Nam vào thời gian này là loại “chính quyền tay sai” phục vụ cho quá trình quản lý thuộc địa của Mỹ. 

Cái gọi là “Tổng thống VNCH” Ngô Đình Diệm (và Mỹ) từng tuyên bố “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài từ Alaska đến vĩ tuyến 17”. 

hay 

“Tổng thống VNCH” Nguyễn Văn Thiệu từng tuyên bố rằng “chúng ta là lính đánh thuê” và “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!”

Lẽ đó, lính VNCH suy cho cùng là một sắc lính trong hàng ngũ lính đánh thuê có nhiều sắc tộc của Mỹ tại Việt Nam chứ bản thân họ không làm “lính” vì “trách nhiệm với đất nước”. Việc họ ở Hoàng Sa - 1974 là thực hiện “trách nhiệm lính đánh thuê” giữ tiền đồn của Mỹ trên biển chứ không phải là vì “trách nhiệm bảo vệ tổ quốc” như một số người nói. Là lính đánh thuê thì cái hướng tới của họ là TIỀN chứ không có giá trị gì khác, vì vậy nên họ sẵn sàng cởi bỏ quân phục mà không có chút tự hào nào, danh dự và trách nhiệm nào ràng buộc vào ngày 30/4/1975.

Vì vậy, ai nói 74 lính VNCH ở Hoàng Sa 1974 có tinh thần yêu nước là nói sai, nói bậy nói bạ và có ý đồ vực dậy thây ma VNCH chứ chẳng phải là có lòng dạ yêu nước hay mục đích đòi lại biển đảo như họ nói.

Bình luận của Bác Thai Trinh Minh: Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cướp lãnh thổ Việt Nam, sử dụng ngụy quân ngụy quyền kiểm soát lãnh thổ Việt Nam là sự thật hiển nhiên. Việc Trung Quốc cướp đảo của Việt Nam là cướp từ tay bọn ăn cướp, có nghĩa Trung Quốc là tên ăn cướp thứ 2, tên xâm lược thứ hai. Theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc phải trả lại lãnh thổ Việt Nam.

Theo cách lý luận trên đây có nghĩa là Pháp chả xâm lược, chả nô dịch, chả thực dân, Mỹ cũng vậy chả xâm lược gì? ngụy quyền là chính danh, Miền Bắc là "tiến chiếm", vậy thì chả có gì để đòi từ quốc tế cả. TQ nó cũng có thể bảo, nó lấy từ tay ngụy (chính danh mà) chứ có lấy từ tay Hà Nội đâu?

Đây là lý luận của một kẻ bán nước công khai. Không thể nói là thiếu hiểu biết hoặc hồ đồ được. Đây là phát biểu của một kẻ phản quốc, muốn chính danh cho chính tàu khựa. Có thể ông ta có được khoản lợi ích nào từ Bắc Kinh để phát biểu những câu ngu xuẩn này?

Hay thật, nhân dân Việt Nam lại rộng rãi tới mức trả lương, cung cấp bổng lộc cho kẻ phản quốc công khai! Đây là gì? hơn cả nuôi ong tay áo, đây là nuôi cả cá sấu trên gường.


Còn nữa...

MẠNG XÃ HỘI - INTERNET LÀ KÊNH DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN

Kể từ khi mạng xã hội - Internet phát triển, nhất là nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter... google đạt con số trên 65 triệu tài khoan đã đặt ra vấn đề: một xã hội mới đang hình thành - xã hội ảo trong thế giới thật. Sự tích cực của Internet và mạng xã hội đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, mang lại nhiều thu nhập cho doanh nghiệp, cá nhân người sử dụng nó; đây còn là môi trường liên kết xã hội, liên kết con người... tạo sự phát triển cho xã hội trong nhiều lĩnh vực về văn hoá - xã hội - chính trị - nhân đạo; đây cũng là môi trường chưa nhiều kiến thức của nhân loại trên toàn thế giới, tạo điều kiện học tập, giao lưu văn hoá, tri thức cho nhân loại. Sự tích cực ấy là rõ ràng và không thể phủ nhận, nhưng, đây là môi trường “mở” là nơi “giao lưu” của các “dòng chảy” về tri thức và văn hoá, và cả những thứ phi văn hoá, phản tri thức, cực đoan tư tưởng, tuyền bá bạo lực và còn là nơi tội phạm hoạt động.


Chính vì vậy, việc quản lý và xem mạng xã hội - Internet là việc làm cần thiết và cấp bách đối với Đảng và Nhà nước. Vì nhân dân đang sử dụng nó, Đảng viên cũng đang dùng nền tảng này giao lưu, học tập, trao đổi quan điểm trong nhiều lĩnh vực - trong đó có lĩnh vực chính trị, quản lý xã hội... nên hơn hết, sự quản lý mạng xã hội - Internet mà theo đó là xem đây là một kênh dư luận xã hội để Đảng và Nhà nước nắm bắt dư luận xã hội mà hoạch định chính sách trong quản lý xã hội, đề ra chủ trương để thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cụ thể trên cơ sở nắm bắt dư luận xã hội từ mạng xã hội - Internet.

Chính vì lẽ đó, việc nhiều luồng ý kiến trong cùng một vấn đề nảy sinh trên không gian mạng là cơ sở, quan điểm, ý kiến... của lòng dân. Nắm bắt được dư luận xã hội chính là điều kiện phản bác các quan điểm sai trái từ trong nhân dân, giải độc thông tin từ các thông tin từ các thông tin xấu độc trên không gian mạng cho nhân dân. 

Ví như luồng ý kiến thừa nhận tính chính danh của ngụy VNCH là chính quyền, thừa nhận đội quân tay sai - đánh thuê là quân đội, lính ngụy VNCH có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm... và kèm theo đó là các hoạt động vinh danh những “trường sinh linh giá” này của một bộ của Chính phủ, của Báo Nhân Dân, của một bộ phận Đảng viên (cả quân nhân và tướng lĩnh quân đội và Công an), của Ban Tuyên giáo TW... chưa kể hình ảnh lính ngụy VNCH được bọn phản động “bình thường hoá” trong xã hội qua cái gọi là “yêu đồ lính”, trên các kênh YouTube được tiếp cận trực tiếp qua các điện thoại - television (TiVi) thông minh... Nếu những luồng ý kiến và quan điểm và hành vi sai trái này không bị phản đối thì há chẳng phải trên không gian mạng - trong xã hội chỉ tồn tại một luồng dư luận xã hội ủng hộ chế độ đánh thuê - bù nhìn VNCH với sự trở lại của nó cách nhẹ nhàng từ “lòng dân”???

ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ: Nếu không có sự phản bác các luồng quan điểm sai trái (nêu trên) của những con người có “thân phận” trong xã hội và chính quyền, của những tổ chức của Đảng và Chính quyền thì đương nhiên là những quan điểm sai trái đó sẽ trở thành NHẬN THỨC của họ. Bằng lương tâm, chắc chắn một “chính quyền VNCH” bị xâm lược với sự “hy sinh của những người lính VNCH có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm” sẽ được họ ca ngợi... và lúc ấy, mọi giá trị của cách mạng Việt Nam sẽ biến mất, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trở thành lừa bịp khi Mỹ ở Việt Nam chỉ là để giúp đồng minh là “chính quyền VNCH”... chế độ XHCN trở thành chế độ do “miền Bắc xâm lược miền Nam” mà có.

Vì lẽ đó, chẳng có tên Phản động nào có quyền “báo cáo BCA” bắt hay xử lý bất kỳ ai tham gia mạng xã hội, vì đó là quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, và cũng chẳng có tên phản động nào có quyền cấm quần chúng nhân dân tham gia chống diễn biến hoà bình theo chủ trương của Đảng để bảo vệ chế độ cả.

Trên mạng xã hội đang có tư tưởng “làm cha thiên hạ” là “một mình một chợ” được vinh danh, tôn vinh lính ngụy VNCH (lính đánh thuê cho Mỹ) có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, bọn nó không cho ai có quyền phản bác chúng.

2021/04/26

CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP VÀ CHIÊU BÀI THÀNH LẬP CÁC TỔ CHỨC KHOÁC ÁO “ĐỘC LẬP” ĐỂ CHỐNG ĐỐI


Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định mậu dịch tự do, trong đó có Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 1.1.2021. trong đó có một quy định cho phép người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn (Điều 170, Bộ luật Lao động).

CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP VÀ CHIÊU BÀI THÀNH LẬP CÁC TỔ CHỨC KHOÁC ÁO “ĐỘC LẬP” ĐỂ CHỐNG ĐỐI

Lợi dụng quy định này một số đối tượng tổ chức khởi xướng và tự xưng “Công đoàn độc lập Việt Nam” lại không đăng ký, không tiến hành các thủ tục xin phép thành lập và cũng không có kế hoạch, xu hướng xin phép thành lập, điều đó thể hiện sự coi thường pháp luật, hoạt động trái với quy định pháp luật.

Mục đích những người khởi xướng cho hội nhóm này được tuyên bố trên các diễn đàn, mạng xã hội, cho thấy động cơ, ý đồ tiêu cực. Chắc hẳn do nhận biết được việc nếu xin thành lập một cách chính danh với mục đích đã nêu thì chắc hẳn những tổ chức, hội nhóm như vậy sẽ bị chính người lao động lên án nên không dám công khai, minh bạch, không tuân thủ các quy định luật pháp mà chọn theo hình thức âm thầm, tự phát.

Mặt khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, lâu nay đã được hệ thống Công đoàn các cấp, mà cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện có hiệu quả, bảo đảm việc các quyền và lợi ích của người lao động được tôn trọng thực hiện

Với việc thành lập không chính danh, kêu gọi thành lập một cách lén lút, không tuân thủ các quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.

Với “Công đoàn độc lập”, mặc dù đang trong quá trình vận động thành lập một cách bất hợp pháp nhưng tổ chức này cũng giống các tổ chức mang các mác “độc lập” khác (Hội nhà báo độc lập, Văn đoàn độc lập…) đều được thành lập với mục đích là sử dụng như công cụ để xuyên tạc, chống phá chế độ, tiến hành các hoạt động đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị. Do đó, người lao động cần nhận thức chính xác về tính hợp pháp cũng như ý đồ, mục đích của tổ chức này để không bị các đối tượng xấu lôi kéo tham gia./.

NGẠO

2021/04/23

VỚI NHỮNG KẺ DÁM XÚC PHẠM BÁC HỒ KÍNH YÊU, MỨC ÁN NÀY VẪN QUÁ NHẸ NHÀNG!

Ngày 23/4, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai đối với Trần Thị Tuyết Diệu (sinh năm 1988, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trần Thị Tuyết Diệu 8 năm tù giam. Thời hạn phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên nêu rõ, từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020, tại địa chỉ số 685/7 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, quận Bình Thạnh (Thành phố Hồ Chí Minh) và thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên), Trần Thị Tuyết Diệu có hành vi sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị quay phim để làm, tàng trữ 25 bài viết và 9 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó, Trần Thị Tuyết Diệu đăng tải, phát tán, tuyên truyền trên tài khoản mạng xã hội facebook "Tuyết Babel" và kênh Youtube "Tuyết Diệu Trần" do mình tạo lập, quản lý, sử dụng. Trần Thị Tuyết Diệu còn tàng trữ 7 bài viết khác có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong máy tính xách tay.

Trước đó, từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2017, Trần Thị Tuyết Diệu đã nhiều lần đăng tải bài viết có nội dung xuyên tạc hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật; ủng hộ đối tượng "Dũng Phi Hổ" (Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986, đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 6 năm tù về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam")./.


Theo VNEWS

#TTTPHCMYN

PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG TỪ CÁC NHÀ ‘CHỐNG CỘNG’ THÔNG MINH KIỆT XUẤT 😲

Đời tư của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn được đám chống cộng ở hải ngoại, bè lũ dân chủ trong nước hết lòng săm soi, bôi nhọ, xuyên tạc, thậm chí là bịa đặt.

Vừa qua, đám chuyên nằm gầm giường lãnh đạo này tung một tin tức hết sức sốt dẻo, rằng Ca sĩ Hương Tràm chính là ‘tục tưng’ của đồng chí Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 

Tuy nhiên, cộng đồng mạng nhanh chóng xác định danh tính người đàn ông đứng cùng ca sĩ Hương Tràm trong ảnh, tuy giống đồng chí Vương Đình Huệ chỉ khác mỗi khuôn mặt lại chính là...cha ruột của cô, NSND Tiến Dũng.

Hình như trong tâm tưởng của đám chống phá, cộng đồng mạng dễ dắt mũi đi lắm ấy nên chúng mới có một pha bịa đặt đầy ngô nghê, đi vào lòng đất như thế này 🤦🏻‍♂️


‘Thông minh’ thế này thì mơ gì phục quốc nữa 😆


#TTTPHCMYN

MỌI CÔNG DÂN KHÔNG ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ



Có thể khẳng định rằng đây là quan điểm, mục tiêu chính trị hướng đến của tất cả Đảng, phái chính trị của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (trừ các quốc gia quân chủ và quốc giáo - Vatican). Đó cũng là mong ước của mọi công dân của mọi quốc gia trên thế giới này. 

Ngay trong mục tiêu hướng đến của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng lấy “tự do” làm mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là lý do mà Đảng Cộng sản Việt Nam cũng lấy “dân chủ” - “tập trung dân chủ” là tiêu chí, nguyên tắc hoạt động của mình.

Vì lẽ đó, mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt quan điểm chính trị của mình mà không ai có quyền ngăn trở, bởi quyền ấy đã được Hiến Pháp quy định. Tuy nhiên, lợi dụng các quyền ấy nhằm chống Nhà nước, nhằm làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khác hay tổ chức khác là VI PHẠM PHÁP LUẬT.

Mỗi người đều có quyền biểu đạt quan điểm của mình nhưng nếu quan điểm ấy được chứng minh là sẽ gây hoặc gây tổn hại đến xã hội thì quan điểm ấy là quan điểm sai trái. Pháp luật Việt Nam quy định các hành vi nào là sai trái sẽ bị xử lý theo các Bộ luật Dân sự, Hình sự... và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có Bộ quy tắc đối với Đảng viên là “những điều Đảng viên không được làm”, gần đây nhất là 27 biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, tự diễn biến và tự chuyển hoá trong cán bộ - Đảng viên.

Như vậy, việc đấu tranh với một quan điểm được những người tham gia đấu tranh - trong quá trình đấu tranh và tranh luận đã chứng minh quan điểm “vinh danh lính ngụy VNCH có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm - HS 1974” là quan điểm sai trái vi phạm pháp luật Việt Nam vì tuyên truyền tư tưởng dẫn dắt đến chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quan điểm sai trái đó còn vi phạm vào các quy định của 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến và tự chuyển hoá mà Nghị quyết TW4 khoá 12 đã chỉ ra.

Vì lẽ đó, việc đấu tranh với các quan điểm sai trái vi phạm pháp luật và vi phạm các quy định của Đảng là nhằm bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ Đảng và bảo vệ vệ thành quả cách mạng Việt Nam. Vậy: biểu hiện của những người tham gia đấu tranh với các quan điểm sai trái như thế há chẳng phải là biểu hiện của “tinh thần yêu nước” hay sao???

Riêng về các cơ quan chức năng thực thi pháp luật thì chắc chắn họ sẽ xử lý bất kỳ ai có biểu hiện vi phạm pháp luật. Vấn đề này tôi xin ủng hộ vị “Đại tá Công an về hưu” dưới đây, cần thiết phải đưa nhóm người đang đấu tranh với quan điểm sai trái “vinh danh lính ngụy VNCH có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm” để xem trước pháp luật, trước Đảng quan điểm đó được phán xét thế nào và kẻ phát ngôn ra nó, hành xử theo đó trong các cơ quan chính quyền thời gian qua sẽ được nhìn nhận thế nào!

Vụ án liên quan Trương Châu Hữu Danh đang được mở rộng điều tra

Dự kiến sẽ kết thúc điều tra vụ án, chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố các bị can vào tháng 7/2021.

Chiều 22/4, tại cuộc họp báo quý I/2021 của UBND thành phố Cần Thơ với các cơ quan báo, đài trên địa bàn. Đại tá Hồ Trung Lập, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ đã thông tin về vụ án Trương Châu Hữu Danh (38 tuổi, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, TP. Tân An, tỉnh Long An).

Đại tá Hồ Trung Lập, Phó Giám đốc Công an TP. Cần Thơ thông tin

Đại tá Hồ Trung Lập, Phó Giám đốc Công an TP. Cần Thơ cho biết, ngày 17/12/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Cần Thơ đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trương Châu Hữu Danh để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, được quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015.

Đại tá Hồ Trung Lập, Phó Giám đốc Công an TP. Cần Thơ thông tin, quá trình mở rộng, điều tra vụ án, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Cần Thơ đã khởi tố, bắt giam 3 đồng phạm của Trương Châu Hữu Danh gồm: Nguyễn Thanh Nhã (sinh năm 1980, ngụ thành phố Hồ Chí Minh), Đoàn Kiên Giang (sinh năm 1985, ngụ thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Phước Trung Bảo (sinh năm 1982, ngụ thành phố Đà Nẵng). Trương Châu Hữu Danh và các đồng phạm bị khởi tố, bắt giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Phó Giám đốc Công an TP. Cần Thơ cũng thông tin: Vụ án vẫn đang được mở rộng điều tra. Dự kiến sẽ kết thúc điều tra vụ án, chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố các bị can vào tháng 7/2021./.

PV/VOV-ĐBSCL

Lạm bàn về vụ Ân xá quốc tế đòi Việt Nam điều tra nhóm Ocean Lotus (1): Có bằng chứng Ocean Lotus liên quan đến Việt Nam?

Loa Phường 

Cuối tháng 02/2021, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) liên tiếp tung ra một loạt bài viết cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam có liên quan đến Ocean Lotus - một nhóm hacker thường xuyên dùng phần mềm gián điệp để đột nhập vào hòm thư của các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Theo loạt bài này, thì từ năm 2018 đến 2020, Ocean Lotus đã tấn công ít nhất 2 mục tiêu, là blogger Bùi Thanh Hiếu (hiện đang tị nạn ở Đức) và tổ chức VOICE (đặt trụ sở tại Philippines). Loạt bài này không phải là một động thái riêng lẻ của Ân xá Quốc tế; thay vào đó, nó được phát triển từ các dữ liệu và kiến nghị mà tổ chức này đã đưa ra trong báo cáo “Để chúng tôi thở” - một báo cáo xoay quanh tình hình tự do trên Internet tại Việt Nam, xuất bản vào năm 2020.



Đáng chú ý, trong cả báo cáo “Để chúng tôi thở” lẫn loạt bài vừa nêu, tổ chức Ân xá Quốc tế đều khuyến nghị Việt Nam “tiến hành một cuộc điều tra độc lập, khách quan và minh bạch” về các vụ tấn công vừa nêu, để xem nhóm hacker Ocean Lotus có hay không có liên hệ với “các cơ quan chính phủ cụ thể”.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu về vụ việc này mới thấy hết được sự lố bịch của Ân xá quốc tế khi nỗ lực gán ghép và gây áp lực đòi Chính phủ Việt nam phải chịu trách nhiệm và phải tiến hành điều tra về nhóm Ocean Lotus này. Loa Phường xin dành loạt bài làm sáng tỏ vụ việc này:

1. Có bằng chứng Ocean Lotus liên quan đến Việt Nam?

Trước hết bàn về cáo buộc của Ân xá quốc tế, thể hiện qua 2 bài viết liên tục “Vietnamese activists targeted by notorious hacking group và “Vietnamese activists targeted by notorious hacking group” đều đăng trong ngày 24/2/2021, trong đó cáo buộc rằng Ocean Lotus sử dụng email gián điệp có chưa file tiêu đề về VOICE và Trịnh Hội để lừa Bùi Thanh Hiếu, thành viên VOICE đăng nhập vào liên bị Ocean Lotus chiếm đoạt máy tính. Ân xá quốc tế thừa nhận các cuộc điều tra của Volexity, Ân xá quốc tế, Chính phủ Mỹ đều cho rằng, Ocean Lotus tấn công hàng trăm mục tiêu trên thế giới, tập trung các đầu mối ở các nước Châu á, có thể liên quan đến Việt Nam vì phù hợp lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Ân xá quốc tế thứa nhận, chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng minh sự liên quan giữa nhà nước Việt Nam và với nhóm Ocean Lotus ngoài mấy phán đoán giả định và đòi hỏi Việt Nam phải mở cuộc điều tra độc lập làm rõ tổ chức này và chứng minh “sự trong sạch” của mình!?!

Tìm hiểu về cuộc điều tra về tổ chức Ocean Lotus, thông tin chủ yếu là từ các cuộc điều tra của tổ chức Volexity và từ ba nhà nghiên cứu của DigitalGuardian

Từ năm 2017, trang báo DigitalGuardian đưa ra kết quả điều tra của 3 nhà nghiên cứu phương Tây thông tin về một chiến dịch do APT32, còn được gọi là Ocean Lotus, phát động vào tháng 5/2017, đã tấn công hơn 100 trang web thuộc các tổ chức chính phủ, quân đội và nhân quyền ở Việt Nam, Trung Quốc và Châu Á.  Nhóm này thừa nhận đẳng cấp của “OceanLotus có thể chỉ đứng sau Turla, một APT nói tiếng Nga đã tồn tại hơn 10 năm”.

Bảng thống kê các mục tiêu tấn công của Ocean Lotus cho thấy nó rất "đa dạng"

Bài viết khác thời điểm này từ tổ chức Volexity, sau khi chứng minh cơ chế thả phần mềm gián  điệp bằng Email đều không chứng minh được mối liên hệ giữa nhóm Ocean Lotus và Nhà nước Việt Nam, ngoài một số thông tin nghi ngờ người Việt Nam tham gia nhóm Ocean Lotus, khả năng đóng trụ sở ở Việt Nam, nhiều mục tiêu liên quan đến VN bị tấn công, các mục tiêu bị tấn công nằm ở Trung Quốc, Cam, Lào và nhiều nước khác đều; công ty từng hợp tác với nhóm Ocean Lotus đóng tại Việt nam… Kết luận bản báo cáo dày mấy chục trang của Volexity cho rằng, OceanLotus có khả năng hoạt động ở ngoài Việt Nam, các mục tiêu tấn công phù hợp với mục đích của chính quyền VN.

Xem link https://www.volexity.com/blog/2017/11/06/oceanlotus-blossoms-mass-digital-surveillance-and-exploitation-of-asean-nations-the-media-human-rights-and-civil-society/

Như vậy, từ cáo buộc dựa trên sự phán đoán từ các nhà nghiên cứu, kỹ thuật, Ân xá quốc tế đã “nỗ lực” gán ghép Việt Nam đứng sau nhóm Ocean Lotus, đòi Việt Nam phải mở cuộc điều tra độc lập về nhóm này, rồi lên án Nhà nước Việt Nam chuyên đàn án các cá nhân, tổ chức “bất đồng chính kiến”, đàn áp tự do ngôn luận trên không gian mạng…

(Còn nữa)

2021/04/22

“Tù nhân lương tâm” là một giá trị ảo?

Loa Phường


Năm 1961, luật sư người Anh Peter Benenson đã thành lập tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International – AI), với mục đích ban đầu là đòi thả 2 tù nhân chính trị người Bồ Đào Nha. Trong bài báo đánh dấu sự thành lập của tổ chức, mang tên “Những người tù bị bỏ quên”, Benenson đã đặt ra khái niệm “tù nhân lương tâm” để thay thế cho khái niệm “tù nhân chính trị”. 


Về nguyên nhân của thuật ngữ này, Nguyễn Trường Sơn (nhân viên phụ trách chiến dịch của Ân xá Quốc tế tại Việt Nam và Campuchia) giải thích:

“Trước khi thuật ngữ tù nhân lương tâm được sử dụng thì trước đây người ta thường sử dụng thuật ngữ tù nhân chính trị. Tuy nhiên AI nhận thấy có rất nhiều người, người ta không hề hoạt động chính trị, mà chỉ đơn thuần thực hiện các quyền con người cơ bản của mình, hoặc các quyền công dân của mình, vì thế mà họ phải chịu cảnh tù đày, bắt bớ, đàn áp. Những người như vậy nếu xét theo tiêu chuẩn của một tù nhân chính trị thì không phải, cho nên AI đã nghĩ ra một khái niệm mới, đó là tù nhân lương tâm”. 

Từ đó đến nay, Ân xá Quốc tế đã thường xuyên trao danh hiệu “tù nhân lương tâm” cho nhiều cá nhân bị xử tù vì lý do chính trị, trong đó có nhiều người hoạt động để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Nhìn lại quá trình hoạt động của Ân xá Quốc tế, có thể thấy khái niệm “tù nhân lương tâm” mà họ tùy tiện đặt ra vốn tiềm ẩn ít nhất 3 điểm bất hợp lý:

Thứ nhất, Ân xá Quốc tế không hề xem xét xem các nhân vật được trao danh hiệu “tù nhân lương tâm” có đang đe dọa an ninh quốc gia và sự yên bình của xã hội hay không. Họ đã trao danh hiệu này cho những người biểu tình bị bắt trong chuỗi biến cố “Mùa xuân Arab” ở Bắc Phi và Trung Đông, bất chấp thực tế rằng chuỗi biến cố này đã khiến hầu hết các nước liên quan rơi vào cảnh nghèo đói, nội chiến, ngoại thuộc, và tụt điểm nhân quyền trên các bảng xếp hạng quốc tế. Vì vậy, có thể nói danh hiệu “tù nhân lương tâm” chỉ phản ánh một mảnh rất nhỏ của thực tế chính trị; và để phán xét sự đúng sai của cá nhân hay được mất của xã hội, người ta cần dựa vào nhiều yếu tố khác ngoài nó.

Thứ hai, rất khó để kiểm chứng xem liệu một nhân vật có hay không hội đủ những điều kiện để trở thành “tù nhân lương tâm”. Trong khi định nghĩa về “tù nhân lương tâm” có đoạn: “Chúng tôi cũng loại trừ những người đã âm mưu với một chính phủ nước ngoài để lật đổ chính phủ của chính họ”; thực ra không ít “tù nhân lương tâm” sống bằng tiền tài trợ từ các chính phủ phương Tây, thông qua trung gian là ngân quỹ của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Trong khi “tù nhân lương tâm” chỉ bao gồm những người biểu đạt quan điểm của mình một cách trung thực, và không bao gồm những người ủng hộ bạo hành, dường như nhiều gương mặt đang giữ danh hiệu “tù nhân lương tâm” đã vi phạm những tiêu chuẩn đó. Một ví dụ tiêu biểu là “tù nhân lương tâm” Trần Khải Thanh Thủy. Trước khi bị bắt vào năm 2007, Thủy từng bị đồng đội tố là tham nhũng, đấu tranh chỉ để ăn tiền, do Thủy nhận của nước ngoài 30 triệu VNĐ mỗi tháng để thu hút “dân oan”, mà chỉ chi 100.000 VNĐ mỗi ngày cho việc đó. Bà Thích Đàm Thoa, một trong những người tố cáo Thủy, bị Thủy đe dọa hành hung và dọa giết nhiều lần. Sau khi ra tù, Thủy cũng thường xuyên lặng mạ, dọa đánh, dọa giết những người cạnh tranh với mình trong giới chống Cộng ở hải ngoại. Và Thủy không hề bị Ân xá Quốc tế tước danh hiệu “tù nhân lương tâm” sau những hành động đó. 

Tóm lại, “tù nhân lương tâm” chưa chắc đã có lương tâm, và chưa chắc đã góp phần nâng cao nhân quyền trong dài hạn. Nó là một danh hiệu do tổ chức Ân xá Quốc tế tự đề ra, rồi tự tiện phân phát và thu hồi, mà không bị ai giám sát. Những xưởng sản xuất giá trị ảo như Ân xá Quốc tế không hề hiếm gặp trong giới “hoạt động nhân quyền”, và là một trong những nguyên nhân khiến giới này ngày càng mất uy tín vì các vụ bê bối.

VẪN LÀ CÁI NHÌN CHỦ QUAN, THIẾU THIỆN CHÍ CỦA RSF VỀ TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

Đắc Chí

Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) vừa công bố báo cáo “chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2020”, trong đó tiếp tục có những luận điệu sai trái về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Thêm một lần nữa, tổ chức này lại tiếp tục có các hành vi vu cáo và xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam.

So với các năm trước, tình hình về tự do báo chí của Việt Nam được phản ánh trong thông cáo được công bố ngày 20/4 của RSF không có nhiều sự khác biệt về thứ bậc xếp hạng. Với việc bị xếp thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia tên toàn thế giới về tự do báo chí. Theo RSF, “Chính phủ Việt Nam củng cố kiểm soát nội dung mạng xã hội trong khi tiến hành một làn sóng bắt bớ những nhà báo độc lập hàng đầu trước khi tiến tới Đại hội Đảng vào tháng giêng năm 2021. Trong số này có cô Phạm Đoan Trang, người được RSF trao giải Tác Động hồi năm 2019”. Điều đáng nói, mặc dù tự cho mình cái quyền xếp hạng chỉ số “tự do báo chí” của tất cả các nước trên thế giới song RSF lại chỉ dựa trên những suy đoán, phỏng đoán và cách tiếp cận sai lệch.

Bài viết trên VOA (Ảnh chụp màn hình)

Trong khi đó, diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam đang phản ánh những bước tiến đáng ghi nhận. Đó không chỉ là việc Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan mà trên nền tảng đó, Việt Nam đã chủ động, sáng tạo và đầy trách nhiệm trong việc cụ thể hoá quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng bằng văn bản pháp lý. Tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Tại Luật Báo chí hiện hành, chúng ta cũng đã có hẳn một chương với 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13, Chương II) quy định về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Về mặt thực tiễn, đời sống hoạt động báo chí đang phát triển một cách hết sức sôi nổi với sự đa dạng về loại hình báo chí, tư báo in, báo nói, báo truyền hình, báo điện tử; nhà nước quan tâm và đảm bảo bằng cơ chế pháp luật để mọi công dân đều có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách thuận lợi nhất. Cùng với các hãng thông tấn, báo chí trong nước, các hãng truyền thông, báo chí nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực tại Việt Nam và được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của Internet, các tiện ích trên mạng xã hội, các hoạt động báo chí ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và phổ biến tới người dân. Thông tin báo chí trở nên phổ thông, minh bạch, công khai…

Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội. Những trường hợp mà RSF gọi là “nhà báo độc lập” như Phạm Đoan Trang thực chất là những kẻ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Lợi dụng đặc tính lan truyền nhanh, rộng và khó kiểm soát của thông tin trên mạng, những đối tượng đó đã xem internet là một trong những công cụ để tuyên truyền xuyên tạc các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời, truyền bá những luận điệu sai trái gây hoang mang trong xã hội... nhằm chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam. Các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý họ là vì họ vi phạm pháp luật.

Như vậy, cái gọi là bố báo cáo “chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2020” mà RSF đưa ra không có nội dung gì mới mẻ ngoài cách làm chủ quan, áp đặt, thiếu thiện chí với Việt Nam. Rõ ràng, đây là một sự xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, vu cáo, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam./.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa


Kết hợp sức mạnh dân tộc (SMDT) với sức mạnh thời đại (SMTĐ) là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). 

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn sự kết hợp này trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trở thành bài học kinh nghiệm quý báu đối với Đảng và nhân dân ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc bài học kinh nghiệm về sự kết hợp này qua 35 năm đổi mới, nắm bắt những thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định, phát triển những quan điểm về kết hợp SMDT với SMTĐ trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.  

TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và nhân dân ta chưa khi nào xem nhẹ, tách rời hai nhiệm vụ này, nhất là thời kỳ đổi mới. Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX và Nghị quyết 28-NQ/TW khóa XI, Đảng ta đã chỉ ra mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong đó, xây dựng phát triển mọi mặt để bảo vệ vững chắc Tổ quốc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình là điều kiện tiên quyết để xây dựng, phát triển đất nước. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm này. 

Trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta nêu quan điểm: “Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(1).

Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta xác định tư tưởng về kết hợp SMDT với SMTĐ ngay trong chủ đề Đại hội: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa(2).Điều này cho thấy, việc kết hợp SMDT với SMTD là một trong những vấn đề hệ trọng được quan tâm nhất trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng và bảo vệ là quy luật của mọi quốc gia dân tộc, là đường hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Xét ở phương diện bảo vệ Tổ quốc, thì xây dựng, phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh là cơ sở, tiền đề, là phương thức để bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Đến lượt nó, bảo vệ vững chắc Tổ quốc là điều kiện rất quan trọng để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Mặt khác, trong xây dựng cũng hàm chứa nội dung bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng XHCN”(­3).

PHÁT HUY CAO NHẤT SỨC MẠNH TỔNG HỢP

Đây là mục tiêu của kết hợp SMDT với SMTĐ trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đã được Đảng ta đề cập trong một số văn kiện, nghị quyết chuyên đề về bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX, Đảng ta xác định: “ra sức phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài”; đồng thời nhấn mạnh ở quan điểm thứ ba: “Sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định”(4). Ở đây, dường như “nội lực” - yếu tố bên trong của đất nước được xem là “sức mạnh dân tộc”; và “thuận lợi ở bên ngoài”, hay yếu tố bên ngoài - ngoại lực,  được xem là “sức mạnh thời đại”. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, chưa toàn diện. 



Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết TW8, khóa IX, Nghị quyết 28-NQ/TW khóa XI yêu cầu phải nắm vững một trong các quan điểm chỉ đạo là: Phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định; đồng thời tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài. Với nhận thức biện chứng, sâu sắc hơn nội hàm “sức mạnh của dân tộc” và “sức mạnh của thời đại”, Nghị quyết không chỉ đặt vấn đề “phát huy nội lực” và “kết hợp phát huy nội lực với tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài”, mà còn bổ sung thêm mệnh đề “Phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại”. Rõ ràng, sức mạnh của dân tộc không chỉ là sức mạnh nội lực và không chỉ bó hẹp ở sức mạnh bên trong, bởi nó còn bao gồm cả một phần ngoại lực cần được huy động cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là nguồn lực to lớn về vật chất và tinh thần, cùng nguồn lực tài chính và tấm lòng hướng về cội nguồn của hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài, vốn đã được coi “là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”(5). 

Đến Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta chỉ rõ: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”(6). Đó là sự nhất quán và phát triển tư duy nhận thức của Đảng trước những biến đổi của tình hình thực tiễn tác động, ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 

Mệnh đề “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại” cho thấy, Đảng ta nhấn mạnh đến yếu tố “sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc” chứ không chỉ “sức mạnh dân tộc”. Đó là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố nội lực - trong nước cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và nguồn lực vật chất, tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, không phải là sự cộng lại cơ học  của các yếu tố cấu thành “sức mạnh dân tộc”. Hơn nữa, Văn kiện lần này bổ sung mệnh đề “của cả hệ thống chính trị” trong mục tiêu “phát huy cao nhất…” là bổ sung, nhấn mạnh đến sức mạnh của hệ thống chính trị, từ tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và cơ chế vận hành để bảo đảm vai trò quan trọng của các thành tố ấy trong xây dựng, phát huy các yếu tố “sức mạnh dân tộc” kết hợp với sức mạnh thời đại để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Điều này, thể hiện sự lô gic nhận thức với chủ đề Đại hội.

PHÁT HUY CAO ĐỘ NỘI LỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Kế thừa truyền thống “tự lực tự c­ường, đem sức ta giải phóng cho ta”, ngày nay, đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn, Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội ta càng khẳng định sâu sắc không gì có thể thay thế đ­ược sức mạnh nội lực của đất nước, dựa trên sức mạnh bên trong để tận dụng thời cơ vư­ợt qua thách thức, tạo thế ổn định, phát triển. Trong đó, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là căn cốt của sức mạnh dân tộc. Đảng ta khẳng định: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội”(7). Những nỗ lực vư­ợt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, quốc phòng - an ninh… đã tạo cho đất n­ước khả năng tận dụng tối ưu những yếu tố có lợi, loại trừ những yếu tố bất lợi, vô hiệu hóa những mư­u đồ thâm độc của các thế lực thù địch, tranh thủ ngoại lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bảo đảm cho đất nước luôn ổn định và phát triển.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sức mạnh quốc tế để bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”(8). Trong đó, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề trung tâm, chi phối đến hội nhập các lĩnh vực khác. Theo đó, cần chủ động nắm vững qui luật, tính tất yếu của các xu thế thời đại, của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, hình thức, qui mô bước đi thích hợp. Mặt khác, chủ động trong đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, hợp tác quốc tế; sáng tạo, phân tích, lựa chọn phương thức hành động, dự báo được những tình huống trong hội nhập để tránh được bất ngờ. 

Bên cạnh đó, “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và tăng độ tin cậy”(9). Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước trong khu vực (ASEAN), các nước châu Á Thái Bình Dương, các Tổ chức thương mại quốc tế để khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, phải có bước đi thận trọng và vững chắc, tránh mơ hồ mất cảnh giác, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ mà tổn hại đến lợi ích lâu dài, lợi ích quốc gia dân tộc.

KẾT HỢP CHẶT CHẼ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI QUỐC PHÒNG – AN NINH, ĐỐI NGOẠI

Đảng ta chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược bảo vệ Tổ quốc; trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong các vùng, miền, địa bàn chiến lược và trong từng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể”(10).Theo đó, trong quy hoạch tổng thể trên bình diện chiến lư­ợc quốc gia cũng nh­ư trong qui hoạch, kế hoạch của mỗi lĩnh vực, mỗi ngành và địa phương phải hướng vào thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến l­ược. Phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ đáp ứng nhu cầu xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu xây dựng nền quốc phòng - an ninh vững mạnh để răn đe kẻ thù và đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các thế lực hiếu chiến muốn xâm chiếm nước ta. Xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ mới phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực. Trong đó, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, hai nguồn lực đó gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để tăng cường quốc phòng - an ninh.

Bên cạnh đó, phải “Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc”(11); đồng thời, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quân sự nhằm tuyên truyền và xây dựng quan hệ hữu nghị với nhân dân và quân đội các n­ước, làm cho đối tác hiểu đầy đủ hơn về Việt Nam, từ đó, phát huy những yếu tố nội lực - trong nước và tranh thủ, tận dụng các nguồn lực quốc tế, bên ngoài về quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.    

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Môi trường hòa bình, chính trị - xã hội ổn định sẽ cho phép chúng ta tập trung được mọi nguồn lực, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, phát huy được sức người sức của, tài trí của từng con người Việt Nam và toàn dân tộc; đồng thời, thu hút, tận dụng được nhiều nguồn lực từ các yếu tố bên ngoài, quốc tế, thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ có môi trường hoà bình, ổn định mà Việt Nam trở thành điểm đến và là nơi thu hút đầu tư, làm ăn an toàn nhất trên thế giới. Hòa bình còn là một nhân tố quan trọng cấu thành sức mạnh của thời đại, bảo đảm cho các nhân tố khác được khai thác và phát huy có hiệu quả. Thực tế đã cho chúng ta hiểu rằng, ở đâu hoà bình được duy trì, giữ vững, tình hình chính trị - xã hội ổn định thì ở đó mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước được phát huy tích cực, nhân dân có được cuộc sống ấm no, giàu mạnh. Trái lại, nơi nào thường xuyên bất ổn, chính trị - xã hội rối ren, xung đột, chiến tranh cục bộ xảy ra… thì nơi đó sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách trong phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của nhân dân sẽ nghèo đói và chậm phát triển, sức mạnh của dân tộc bị suy yếu, thậm chí làm triệt tiêu các nhân tố sức mạnh của thời đại. Đó là những yếu tố cản trở đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, cần phải kiên quyết giữ vững hòa bình, bảo đảm sự ổn định về mọi mặt của đất nước, nhất là ổn định về mặt chính trị, tăng cường mở rộng quan hệ song phương và đa phương tạo môi trường quốc tế thuận lợi để ổn định và phát triển đất nước, thực hiện dân, giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh sẽ là nhân tố quan trọng để khai thác và phát huy ngày càng có hiệu quả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Tuy nhiên, cần phải luôn luôn đề cao cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chưa bao giờ chúng từ bỏ ý định chống phá nước ta. 

Để kết hợp SMDT với SMTĐ trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, vấn đề có tính nguyên tắc là phải phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và toàn quân ta. Trong đó, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với hoạt động này, trên cơ sở xây dựng và phát huy cao nhất các yếu tố của SMDT và SMTĐ vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đòi hỏi, “Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thời vối mọi tình huống, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được, đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững”(12).

Tóm lại, những nội dung quan điểm Đại hội XIII của Đảng về kết hợp SMDT với SMTĐ trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN phản ánh sự nhất quán lập trường tư tưởng chính trị và sự phát triển nhận thức phù hợp với tình hình thực tiễn, xu thế của thời đại. Nắm vững quan điểm Đại hội XIII, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức nỗ lực phấn đấu, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới./.


• Đại tá. PGS.TS Lê Xuân Thủy, Học viện Chính trị 


-----------------

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2016, tr. 70.

(2) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.1, tr. 14; 156; 118; 164; 163; 162; 163; 182


(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, t.I, tr. 107.


(4) Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2003, tr. 47.


(5) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 245.

2021/04/21

Thủ đoạn “bẻ lái” một số vụ án hình sự trước thềm bầu cử



Trong thời gian qua, các đối tượng thù địch, chống đối, cơ hội chính trị đã luôn tìm cách “bẻ lái”, chính trị hóa một số vụ án hình sự nhằm tạo cớ, tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài vào Việt Nam, phục vụ hoạt động chống phá Nhà nước.

Các đối tượng suy diễn, cắt ghép thông tin nhằm làm sai lệch bản chất vụ án, vu khống các cơ quan chức năng, quy kết để gây ra sự nghi ngờ, hoang mang trong dư luận quần chúng, nhất là thời điểm chuẩn bị diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.

Điển hình, vào ngày 9/3, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Bình ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Khánh, quê quán tại Lưu Phương, Kim Sơn, Ninh Bình; ngày 29/3, Công an TP Hà Nội thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Lê Trọng Hùng, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cả 2 đối tượng đều bị bắt theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Ngay sau khi các đối tượng bị bắt, khởi tố, lập tức trên các trang truyền thông như “Việt Tân”, “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”, RFA, VOA… cùng facebook, blog của một số phần tử chống đối, cơ hội chính trị đã xuyên tạc, vu khống cơ quan chức năng trong hoạt động khởi tố hình sự đối với các vụ án nói trên. Các đối tượng cho rằng, việc cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam các bị can trên là “chỉ dấu cho thấy đang có đợt trấn áp trước bầu cử” nhằm bóp nghẹt, bịt miệng các “tiếng nói trái chiều”… Từ đó, họ cổ suý, kêu gọi những người “hoạt động vì dân chủ” lên tiếng đả kích, chống phá trên mạng internet.

Các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị muốn nhân cơ hội này để “tung diều trước gió”, vu cáo các cơ quan chức năng bắt Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng là vì lý do các đối tượng này tự ứng cử.

Với các thông tin sai lệch được đưa lên blog, trang mạng xã hội, các đối tượng xuyên tạc vụ án theo chiều hướng tiêu cực, hướng lái dư luận với mục đích, ý đồ xấu. Trên thực tế, việc điều tra vụ án đối với các bị can trên được tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp lý. Việc khởi tố, bắt tạm giam bị can là khi cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ xác định hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự, cần khởi tố để điều tra, làm rõ, xét xử theo quy định.

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên cơ sở luật pháp không phụ thuộc vào thời điểm trước, trong hay sau bầu cử. Do đó, không thể vu cáo cho rằng vì chuẩn bị bước vào thềm bầu cử nên chính quyền Việt Nam mới tiến hành bắt bớ để ngăn chặn số người tự ứng cử. Hoàn toàn không có việc do các đối tượng này tự ứng cử nên mới bị bắt, đó là lập luận sai trái với động cơ xấu.

Ngay sau khi các đối tượng này bị bắt, tổ chức khủng bố Việt Tân đăng thông tin trên website, fanpage với chủ đề: “Tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị bắt giam”. Trong bài viết, tổ chức này đưa ra các luận điệu rằng “chỉ vì phổ biến Hiến pháp và tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà ông Lê Trọng Hùng (facebooker Hùng Gàn Lê), SN 1979, đã bị nhà nước Việt cộng bắt giam với cáo buộc “Tàng trữ, phát tán tài liệu chống nhà nước”.

Thông tin này được tổ chức khủng bố Việt Tân tung ra nhằm “đánh lận con đen”, lừa bịp, dẫn dắt dư luận theo hướng Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh bị bắt chỉ vì ứng cử đại biểu Quốc hội chứ không phải vì hành vi phạm pháp, chống phá Nhà nước. Tuy nhiên, khi đăng tải thông tin lại bỏ đi bản chất vụ án là các đối tượng đã có quá trình dài vi phạm pháp luật hình sự, bất chấp các hoạt động giáo dục, ngăn ngừa của cơ quan chức năng.

Trong bài viết “Bắt những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội: sự vi phạm Hiến pháp” vào ngày 29/3, trang RFA đăng tải thông tin vu cáo rằng “trước lúc bị bắt, vào ngày 18/3, trên Facebook cá nhân của mình, ông Lê Trọng Hùng đã đăng tải các hình ảnh và tài liệu cho thấy ông đã nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội”.

Dẫn lời của một đối tượng chống đối chính trị trong nước, RFA quy kết: “Việc bắt ông Lê Trọng Hùng với một vị bác sĩ đang ứng cử đại biểu Quốc hội, thì tôi thấy họ chà đạp lên chính luật pháp mà họ đặt ra. Bắt vào thời điểm khác còn có thể bào chữa cho việc bắt bớ, đàn áp tự do ngôn luận. Bắt ngay lúc người dân được tự do ra ứng cử thì rõ ràng họ muốn nói việc ứng cử không phải việc của dân”.

Thực tế, việc bắt và khởi tố các đối tượng theo quy định của pháp luật được các cơ quan tố tụng làm rất chặt chẽ, thận trọng, đảm bảo đúng người, đúng tội, song các phần tử chống đối, cơ hội chính trị lại cố tình định hướng, xuyên tạc để làm sai lệch bản chất của vụ án nhằm hướng dư luận theo hướng tiêu cực. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hành vi là khách quan, bất kỳ ai, vị trí nào, nếu sai phạm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, theo các điều khoản tương ứng.

Do đó, không có cớ gì khi các đối tượng này vi phạm pháp luật hình sự, hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm lại không bị khởi tố. Thời điểm diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là lúc mà các đối tượng chống đối ra sức tuyên truyền chống phá, bản thân các đối tượng cũng nhân cơ hội này để tăng cường “múa bút”, tuyên truyền xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước, nhân dân nên việc bị cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định pháp luật là lẽ hiển nhiên. Khởi tố vụ án hình sự đối với các bị can có hành vi vi phạm pháp luật hình sự là việc làm cần thiết để đảm bảo giá trị pháp lý căn bản, đồng thời bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại.


• Nguyễn Huân/Báo Công an nhân dân