1.
Năm 1979, Lê Bá Khánh Trình làm rạng danh Việt Nam khi giành điểm tuyệt đối 40/40 tại Olympic toán học quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO). Cùng với huy chương vàng, Khánh Trình nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất. 41 mùa IMO trôi qua, Lê Bá Khánh Trình vẫn là thí sinh Việt Nam duy nhất có được thành tích này.
Khánh Trình sau đó được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov. Anh làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Khánh Trình quyết định trở về Việt Nam, cống hiến cho đất nước.
Biết Khánh Trình về nước, Viện Toán học Việt Nam mời anh về công tác nhưng anh từ chối vì điều kiện làm việc, đi lại xa xôi. Anh chọn làm giảng viên khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Mấy chục năm qua, Lê Bá Khánh Trình vẫn say mê với công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức toán cho các thế hệ học trò.
Không chỉ sinh viên trường Tự nhiên, anh còn dạy học sinh Phổ thông năng khiếu. Nhiều năm gần đây, anh tham gia tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển Việt Nam thi toán quốc tế. Từ năm 2012 đến nay anh là trưởng, hoặc phó đoàn Việt Nam dự IMO. Anh cũng tham gia huấn luyện cho đội tuyển IMO của Saudi Arabia từ năm 2015, giúp đoàn bạn đạt thành tích tốt trong các kỳ thi quốc tế.
Ở công việc, cương vị nào anh cũng làm với tinh thần trách nhiệm cao, thầm lặng cống hiến nhiệt huyết và cảm hứng vì dân tộc.
2.
Với kết quả tổng sắp 155 điểm, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế năm 2017 đứng thứ 3 trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, sau Hàn Quốc (170 điểm) và Trung Quốc (159 điểm). Các vị trí thứ 4 và thứ 5 kế tiếp là Hoa Kỳ và Iran.
Cùng đứng thứ 3 như năm 1999 và 2007 nhưng năm 2017, đoàn Việt Nam có số HCV nhiều hơn.
Đây là kế quả cao nhất trong lịch sử 43 năm Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế.
Tại IMO 58, Hoàng Hữu Quốc Huy (Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đạt điểm cao nhất (35 điểm) trong hơn 600 thí sinh dự thi Olympic Toán học quốc tế năm 2017, cùng 2 thí sinh của Nhật Bản và Iran.
Trong 41 năm với 246 lượt học sinh tham dự IMO, đoàn Việt Nam giành 231 huy chương (93,9%), trong đó có 59 huy chương vàng, 102 bạc, 70 đồng, một giải thưởng đặc biệt (của Lê Bá Khánh Trình) và 3 bằng danh dự.
Hết thế hệ này đến thế hệ khác người Việt đã và đang làm cho thế giới khâm phục về trí thông minh và tài năng toán học của mình.
Những tài năng toán học ấy, chưa một ai cạn lòng yêu nước.
3.
Ngô Bảo Châu (1972) cũng từng đoạt huy chương vàng IOM vào các năm 1988, 1989. Ngô Bảo Châu được biết đến tài năng của một nhà toán học. Nhìn vào bảng vàng về thành tích học tập và các công trình nghiên cứu “đồ sộ” được thế giới công nhận trong những năm qua, rõ ràng Ngô Bảo Châu là nhà khoa học lớn.
Là sinh viên Trường Đại học Paris XI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris; rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Mới đây, một vinh dự nữa lại đến với Ngô Bảo Châu khi ngày 20/6/2017 vừa qua được công nhận là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010, Ngô Bảo Châu đã được tặng thưởng Huy chương Fields. Có một chi tiết thú vị, trước đó, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp. Ngô Bảo Châu đã phát biểu khi nhận giải rằng "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa" hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng.
Một tháng sau, 1 tháng 9 năm 2010, Ngô Bảo Châu nhận lời làm giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại học Chicago, Mỹ. Một năm sau, Ngô Bảo Châu được Viện Đại học Chicago (Mỹ) trao tặng danh hiệu giáo sư. Năm 2012 là hội viên danh dự (fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ.
Khi 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư. Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ở tòa nhà Vincom, Hà Nội. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận căn hộ nhưng Ngô Bảo Châu khẳng định giải thưởng này là xứng đáng, và đã nhận căn nhà 160 m² này đầu tháng 11 năm 2010.
Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Trong lúc ở VN đã có Viện Toán với lịch sử 50 năm) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.
Tháng 10 năm 2013, Ngô Bảo Châu là Chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội theo lời mời của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (nay là Bộ trưởng Giáo dục) - GS.TS. Phùng Xuân Nhạ .
Ấy vậy nhưng, khác với những gì mà Ngô Bảo Châu đã tuyên bố: "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa" hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng, từ ngày nhận những tình cảm và ưu ái của Việt Nam Ngô Bảo Châu chưa có một đóng góp gì nhưng lại rất "nổi tiếng" vì chống lại đất nước mình.
Khi những người phản đối dư án Bauxite Tây Nguyên, Ngô Bảo Châu đã gửi một bức thư kiến nghị về dự án Bauxit ở Tây Nguyên vào ngày 29 tháng 5 năm 2009. Nội dung của lá thư đề cập đến chính sách thực dân mới của chính quyền Trung Quốc về khai thác khoáng sản trên toàn cầu và đặc biệt là tại Tây Nguyên.
Khi Viện nghiên cứu Phát triển (IDS), một Viện nghiên cứu và phản biện chiến lược tư nhân do Giáo sư Hoàng Tụy và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đứng đầu đã tự giải thể sau khi Viện này cho rằng một quyết định quản lý khoa học của Chính phủ ban hành năm 2009 là bất hợp lý. Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn BBC rằng: "Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở". Những cái gọi là "phản biện" của Nguyễn Quang A là gì thì ai cũng biết.
Trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu cho rằng ông Vũ là "một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình" đồng thời cũng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã "cố tình làm mất thể diện quốc gia" khi "bắt ông (Vũ) bằng hai bao cao su đã qua sử dụng", xử "nửa công khai, nửa bí mật", và "từ chối thực hiện thủ tục tố tụng". Châu cho là: "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ." Sau vụ bình luận gây nhiều tranh cãi này, vào ngày 11 tháng 4 năm 2011, blog cá nhân của GS. Ngô Bảo Châu có tên "Thích học toán" đã phải đóng cửa vì bị nhiều người Việt phản đối.
Không dừng lại, năm 2015 Ngô Bảo Châu lại ngang nhiên thách thức dư luận khi bênh vực Nguyễn Thị Phương Uyên kẻ rải truyền đơn chống chính quyền, treo cờ ba que nơi công cộng và đang có âm mưu nổ bom phá hủy tượng đài Bác Hồ ở Cần thơ ví von Uyên như bà Trưng, bà Triệu.
Khi những giáo dân Công giáo biểu tình, bao vây Formosa hồi tháng 10 năm 2016, Ngô Bảo Châu đã đăng trên FB của mình hình ảnh biểu tình với câu: “Tôi bầu cho bức ảnh này làm "Bức ảnh của năm 2016". Bạn nào đồng ý thì xin mời like để chúng ta cùng đếm trước khi chuông đồng hồ điểm thời khắc đầu tiên của năm 2017 (tính theo múi giờ Việt Nam).”
Ngày 1/7/2017 trên Facebook cá nhân của NBC đăng tải Stt bênh vực Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kẻ đội lốt dân chủ chống phá chính quyền, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù. Không những thế, Ngô Bảo Châu còn láo xược trích đoạn thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nhà cầm quyền CS Việt Nam thả blogger "Mẹ Nấm" tức Nguyễn Ngọc như Quỳnh.
Giọt nước đã tràn lý khi ngày 19 tháng 5 năm 2016, nhân ngày sinh nhật lần thứ 126 của Hồ Chí Minh, Ngô Bảo Châu viết trên Facebook cá nhân của mình: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Dẫu có vài bài viết trên mạng thanh minh, giải thích cho Ngô Bảo Châu rằng anh ta "nói thế nhưng không phải là thế" song cũng không hạ nhiệt được sự phẫn nộ của cư dân mạng.
Xâu chuỗi những gì đáp lại của Ngô Bảo Châu với đất mẹ VN ai cũng thấy một Ngô Bảo Châu hèn hạ về nhân cách. Câu nói "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa" đã bị bóc mẽ. Danh vọng và tiền tài của ngoại quốc đã khiến nhân cách Ngô Bảo Châu biến dạng, méo mó.
Trả ơn Pháp Ngô Bảo Châu vội vã nhập quốc tịch Pháp trước giờ vinh danh giải Fields. Trả ơn cho Hoa Kỳ Ngô Bảo Châu ca ngợi, tung hô những kẻ âm mưu lật đổ nhà nước VN, công kích chính sách của đảng và nhà nước VN. Còn trả ơn cho đất mẹ Ngô Bảo Châu không ngần ngại táng tận lương tâm, bôi nhọ, xúc phạm cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người được dân Việt tôn vinh, biết ơn.
Có lẽ, Ngô Bảo Châu đã tìm cho riêng mình một con đường khác, đi ngược lại con đường mà Đảng, Bác Hồ cùng nhân dân đã chọn hơn 70 năm qua. Ngô Bảo Châu không còn đồng hành cùng dân tộc và nhân dân, hay nói một cách khác Ngô Bảo Châu đã và đang là kẻ phản bội Tổ quốc.
Nhìn ngắm những tượng đài toán học Lê Bá Khánh Trình và hàng trăm tài năng toán học VN qua bao thế hệ mới thấy một Ngo Bảo Châu bé nhỏ đang cố bơi ngược dòng dân tộc vì danh vọng ích kỷ và đồng tiền.