2016/05/30

Ngô Bảo Châu và sự mơ hồ về chính trị?

GS Ngô Bảo Châu

Nếu xét về kiến thức và trình độ trong lĩnh vực toán học, có lẽ ở Việt Nam khó ai có thể so sánh bằng Ngô Bảo Châu, một người đã từng đạt giải toán học Fields (tương đương với giải Nobel - Toán học không có giải Nobel), nhưng nếu xét về sự hiểu biết chính trị, nhận thức chính trị thì có lẽ không ít người đã và đang đặt ra những câu hỏi, sự ngờ vực thực sự về vị Giáo sư này?
Với một người như Ngô Bảo Châu, đáng lẽ ông ta phải biết được rằng, mình giờ đây không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc, chẳng thế mà mỗi lần ông về nước luôn nhận được sự quan tâm, tiếp đón trọng thị của người dân, kể cả lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ông phải biết được rằng, mỗi lời nói của ông không chỉ là những lời nói thông thường mà nó có sức lan tỏa và ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Thế nhưng, dường như Ngô Bảo Châu đã quên mất điều đó.
Liên quan đến việc tỉnh Sơn La vừa thông qua kế hoạch xây dựng “Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” cùng những hạng mục xung quanh tượng đài với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng, câu chuyện đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong những ngày qua. Dường như biết mình là một công dân, Ngô Bảo Châu cũng đã lên tiếng, tuy nhiên cái cách lên tiếng của Ngô Bảo Châu khiến người ta phải giật mình, bởi vì nó không tương xứng với cái học hàm Giáo sư mà ông đang mang trên mình, cũng như không xứng đáng với sự tôn kính, tự hào mà người dân Việt Nam vẫn giành cho ông.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, nhà toán học Ngô Bảo Châu đã chia sẻ công khai ý kiến của ông về vụ dựng tượng đài: “Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Với cách dùng từ ngữ, so sánh trẻ con ở Sơn La sinh hoạt như lũ thú hoang, rồi là sự quy chụp vội vã như “khốn nạn”, “thần kinh” khiến người ta thực sự thấy phải giật mình. Và câu hỏi, liệu có sự mô hồ về nhận thức chính trị của Ngô Bảo Châu hay là Ngô Bảo Châu đã áp dụng nguyên si tư duy toán học vào giải quyết những vấn đề xã hội?
Trước đây, tôi còn nhớ sau khi kết thúc phiên tòa xét xử Cù Huy Hà Vũ về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Ai cũng biết Cù Huy Hà Vũ là người thế nào, một người thần kinh hoang tưởng, đạo đức thì bằng con số 0, kiện cả cha đẻ mình (nhà thơ Cù Huy Cận), mẹ kế của mình chỉ vì muốn chiếm căn nhà mà Nhà nước đã cấp cho nhà thơ Huy Cận và nhà thơ Xuân Diệu. Thế nhưng tâm sự trên blog “Thích học toán” của mình, Ngô Bảo Châu đã ca ngợi Cù Huy Hà Vũ như một người anh hùng, sánh ngang với các anh hùng trong huyền thoại thế giới.
Ngô Bảo Châu viết: “…với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này…
Nhân loại đã biết, Hector là hoàng tử thành Troy trong sử thoại Hy Lạp, là chiến sĩ  vĩ đại nhất trong cuộc chiến bảo vệ thành Troy, và được nhà thơ Homer ca ngợi là anh hùng tôn quý nhất trong tất cả các anh hùng trong  tập sử thi  Iliad: vừa quý trọng hòa bình, vừa can đảm. Bị quân đội Achaeans bao vây thành Troy suốt 10 năm, Hector chỉ huy dân tộc Trojan giữ thành này. Khi dân Trojan tranh cãi về điềm trời nào cần được thuận theo, Hector nói, “Chỉ có một điềm trời tốt nhất: bảo vệ tổ quốc.”

Nhân vật Turnus mà Ngô Bảo Châu so sánh với Cù Huy Hà Vũ là Vua của  Rutuli, và là nhân vật anh hùng chính diện trong tập sử thi Aeneid của thi hào Virgil. Còn Kinh Kha, là người nước Vệ, người đã ám sát bất thành Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng trong lịch sử Trung Quốc.
Trong khi đó, Cù Huy Hà Vũ là một người chống phá Nhà nước điên cuồng. Thế mà Ngô Bảo Châu lại so sánh ông ta như những người anh hùng huyện thoại của thế giới. Thật không thể hiểu?
Rồi là khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố ông Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập báo Người Cao tuổi về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự thì Ngô Bảo Châu lại nói rằng nếu khởi tố ông Kim Quốc Hoa sẽ làm xấu hình ảnh của Việt Nam với thế giới. Khi Cơ quan điều tra bắt ông Nguyễn Quang Lập để điều tra về hành vi vi phạm pháp luật thì GS Ngô Bảo Châu (Chau Ngo - Đại học Chicago, Mỹ) cùng với GS Đàm Thanh Sơn (Dam Thanh Son - Đại học Chicago, Mỹ) và GS Vũ Hà Văn (Van Vu - Đại học Yale, Mỹ) đã gửi thư tới Bộ Cộng an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đòi “thả ngay lập tức” Nguyễn Quang Lập, trong khi chưa biết rõ thực hư ông Nguyễn Quang Lập đã vi phạm pháp luật những gì.
Kết nối những câu chuyện đó, người ta đã và đang đặt ra câu hỏi về một sự mô hồ và ngộ nhận chính trị của GS Ngô Bảo Châu?

                                                                                                Việt Nguyễn

No comments: