Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc |
Chẳng là, ngày 27/5 vừa qua, sau 2 ngày họp thượng đỉnh
tại Ise-Shima (Nhật Bản), lãnh đạo 7 nước có nền công nghiệp phát triển hàng
đầu thế giới - G7 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh sự lo ngại về các diễn biến
trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tuyên bố chung của
G7 nhấn mạnh: “Chúng tôi quan ngại về tình hình biển
Đông và biển Hoa Đông. Chúng tôi nhấn mạnh đến tầm quan trọng cơ bản của việc
quản lý và xử lý các bất đồng một cách hòa bình”.
Các nhà lãnh đạo G7 cũng khẳng định, tất cả các nước cần tôn trọng tự
do hàng hải và hàng không, khẳng định mọi tuyên bố chủ quyền phải phù hợp với
luật pháp quốc tế, đồng thời yêu cầu các nước không được có "những hành
động đơn phương có thể khiến căng thẳng gia tăng", không sử dụng "vũ
lực hoặc cưỡng ép" nhằm thúc đẩy, củng cố các tuyên bố chủ quyền.
Ngay sau khi “Tuyên bố chung” của G7 được nêu ra, như thường lệ Bộ Ngoại
giao Trung Quốc lại “có tật giật mình”, họ vô cớ “nổi khùng”, “bực tức”, “hằn
học” với nội dung tuyên bố của G7.
Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng: "Chúng tôi hối thúc các thành
viên G7 hoàn toàn tôn trọng nỗ lực của các nước trong khu vực, ngừng những phát
biểu vô trách nhiệm và tất cả hành động vô trách nhiệm và thực sự đóng vai trò
mang tính xây dựng với hòa bình và ổn định khu vực".
Vị phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao
Trung Quốc cũng tỏ ra hằn học và đưa ra yêu cầu khối các nước công nghiệp phát
triển (G7) cần tập trung vào quản trị và hợp tác kinh tế toàn cầu thay vì
"thổi phồng tranh chấp".
Trong
khi đó, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tỏ ra
tức tối: "Hội nghị thượng đỉnh G7 do Nhật
Bản tổ chức lần này đã làm rùm beng vấn đề Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển
Đông), thổi phồng tình hình căng thẳng. Đây là điều không có lợi đối với sự ổn
định ở Biển Đông, cũng như không đi đúng với lập trường của G7 là nền tảng để
thảo luận về tình hình kinh tế của những nước phát triển".
Cũng như Lục Khảng,
bà Hoa Xuân Oánh lên giọng yêu cầu G7 “ngừng phát ngôn không
có tinh thần trách nhiệm, làm nhiều việc để có lợi cho hòa bình và
ổn định của khu vực”.
Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng lên
tiếng "dằn mặt" các nước thành viên G7 tập trung vào các vấn đề kinh
tế toàn cầu và cảnh báo họ không làm gia tăng căng thẳng khu vực.
Các nhà lãnh đạo G7 tại Nhật Bản |
Như vậy, có thể
nói, một lần nữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại to mồm la làng trước một tuyên bố
chung về Biển Đông và biển Hoa Đông. Mặc dù, tuyên bố của G7 không hề ám chỉ
đến họ hay bất cứ quốc gia nào nhưng họ lại lớn tiếng la làng như thể bị chạm
vào “gai độc”. Tại sao vậy?
Câu trả lời có lẽ
ai cũng nhận ra đó là, Trung Quốc chính là kẻ duy nhất đang làm gia tăng các
căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp có những đòi hỏi chủ quyền quá đáng,
gần như hầu hết diện tích vùng Biển Đông (yêu sách đường lưỡi bò), cũng như cho
xây dựng bồi đắp cải tạo các bãi đá, xây dựng đường băng bất chấp các phản đối
của các quốc gia trong khu vực. Không những vậy, Trung Quốc còn có tranh chấp
lãnh hải gay gắt với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển
Hoa Đông.
Tuy
miệng vẫn luôn nói là “trỗi dậy hòa bình”, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn
trọng tự do hàng hải, không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp… nhưng
Trung Quốc lại liên tiếp có những hành động đi ngược lại với những tuyên bố của
mình. Họ vẫn liên tiếp có các hành động gây hấn trên Biển Đông, đơn phương ban
hành lệnh cấm đánh bắt cá, xây dựng, cơi nới đảo, bãi đá trái phép, xây dựng
đường băng, đe dọa sử dụng vũ lực với các quốc gia láng giềng, nhất là những
quốc gia đang có tranh chấp lãnh hải với họ.
Họ còn
âm mưu lập khu vực “nhận dạng phòng không” trên Biển Đông và biển Hoa Đông, từng
bước “quân sự hóa” Biển Đông, biến Biển Đông thành vùng biển riêng của mình. Những
hành động của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến tình hình an ninh trong khu
vực, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Việc
Hội nghị G7 ra tuyên bố chung về Biển Đông và biển Hoa Đông không gì khác là để
duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này, ngăn chặn các quốc gia có hoạt động
làm gia tăng căng thẳng trên biển.
Tuy
nhiên, một lần nữa, Trung Quốc “nổi khùng”, “tức tối” một cách vô cớ. Việc họ “nổi
khùng” và “tức tối” như vậy chẳng khác nào là một sự thừa nhận là họ có liên
quan đến căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Qua
tuyên bố của G7 cũng như phản ứng của dư luận thế giới và khu vực có thể thấy
một điều rằng, thế giới đã nhận thấy rõ bản chất của Trung Quốc và Trung Quốc
đang ngày càng bị cô lập với thế giới.
Việt Nguyễn
No comments:
Post a Comment