2016/05/25

Việt Nam Kiện Trung Quốc Ra Tòa án The Hague?

Hoàng Hữu Phước, MIB

“Toàn thắng” là một mệnh lệnh mang tính kết quả dứt khoát, tuyệt đối, cuối cùng, nghĩa là sau khi đã có đầy đủ cả 11 thứ “lực”.
Việc kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan phải là một “toàn thắng” kiểu Võ Nguyên Giáp (HHP)
Trước sự hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông, Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.
Trước sự hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều người dân, nhiều bài báo, thậm chí kể cả vị luật sư là nghị sĩ Quốc Hội, chưa nắm rõ quy trình cẩn trọng tối đa tại Tòa án The Hague, đều cùng lên tiếng đề nghị Chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.
Trước sự hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều người gốc Việt ở nhiều nước trên thế giới như Úc, Thụy Điển, v.v., kể cả ở Đài Loan, đã cùng bạn bè nước sở tại đã xuống đường giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mong muốn Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.
Trước sự hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều người Mỹ gốc Việt “chống Cộng” mừng rở hung hăng lấn chiếm các trang mạng “chùa” và các đài phát thanh “có tài trợ” để lập tức ra rả bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam “bán nước”, “làm tay sai Trung Cộng”, v.v. và v.v., mà cụ thể là một bức ảnh trên internet hình đám đông giương cờ vàng ba sọc đỏ (mà những người cộng sản trên đài phát thanh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam luôn gọi mỉa là cờ “ba que”) với tấm bảng ghi dòng chữ ngô nghê ngu xuẩn điên dại “Muốn Chống Tầu Cộng Xâm Lược Phải Diệt Việt Cộng Bán Nước” (nghĩa là muốn chống Trung Quốc “xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa” thì trước hết phải giết sạch sành sanh nhiều chục triệu người ở Việt Nam bao gồm cả quân đội Việt Nam cùng các tướng lĩnh, tất cả các đảng viên cùng gia đình của họ, tất cả đoàn viên thanh niên, và sau khi giết sạch, xác chất thành núi, máu chảy thành sông thì mấy anh “cờ ba que” sẽ về dùng núi xác và sông máu đó làm chướng ngại vật chặn đường xe tăng Trung Quốc rồi lên làm tổng thống đuổi đi vùng “tân kinh tế” những ai còn sống để lấy lại nhà cửa mà cha ông đã bỏ lại khi bại trận phải chạy ra nước ngoài), đồng thời gởi các chiếc mặt nạ có in dòng chữ “yêu nước, chống Trung Quốc” về Việt Nam cho một số người có cái để đeo lên mặt mỗi khi tụ tập đông người hoặc gây ách tắc giao thông hoặc manh động đốt phá, đòi phải kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.
Tất nhiên, đối với mấy cái trò la hét vớ vẩn của cái cộng đồng hạng bét chống Cộng ở hải ngoại thì Đảng Cộng Sản và Chính Phủ Việt Nam chẳng xem ra thể thống gì để mà quan tâm, để ý.
Tuy nhiên, đối với người dân yêu nước cùng những kiều dân vốn là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, thì trước quan tâm chính đáng đầy lòng ái quốc của họ, những bài viết và các phát biểu từ những người có trách nhiệm của quốc gia, từ những người có hiểu biết thực tế và sâu rộng về thực thi thực hành bài bản công pháp quốc tế, từ những người có tâm huyết luôn đặt an nguy quốc gia là trên hết, và từ những người có tầm nhìn chiến lược vốn luôn là thứ gien sinh học đặc thù sẵn có nơi tất cả các vị minh quân thực sự và tướng tài thực sự của Việt Nam suốt chiều dài gần 5000 năm lịch sử thực sự của Việt nam cũng như các hậu duệ thực sự chưa thoái hóa của Việt Nam thực sự, luôn là hình thức giải bày cụ thể, khoa học, chính đáng, và thích hợp hầu chứng tỏ lòng tôn trọng của họ đối với người dân yêu nước thực sự và các Việt kiều thực sự yêu nước.
Một trong những bài viết ấy nêu những chi tiết công pháp quốc tế mà thậm chí đa số các nghị sĩ xuất thân ngành luật cũng chưa hề biết đến, là bài của Tiến sĩ Bành Quốc Tuấn thuộc trường Đại Học Kinh Tế-Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Luật Pháp số thứ 9 năm 2016 mang tựa đề “Phán Quyết Điển Hình Của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye Về Giải Quyết Tranh Chấp Biển Đảo Và Bài Học Kinh Nghiệm” mà những chi tiết tổng kết cho thấy các điểm chính cực kỳ quan trọng từ một án lệ của The Hague có giá trị tham khảo như sau:

Screen Shot 05-21-16 at 01.07 PM
Screen Shot 05-21-16 at 01.09 PM


Từ các chi tiết trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng:
1) Chính phủ Việt Nam đã đúng khi đầu tư thời gian tập trung nghiên cứu, thu thập tài liệu, nghiên cứu các tiền lệ, không chủ quan cho rằng những tài liệu đang có là đã đầy đủ thich hợp, đã có giá trị pháp lý đúng tuyệt đối, và đã có đội ngũ nhân sự chuyên gia chuyên viên cao cấp về công pháp quốc tế có khả năng trực tiếp làm việc với các luật sư và thẩm phán của The Hague bằng ngoại ngữ. Không bao giờ vội vàng đưa vụ kiện Trung Quốc ra The Hague.
2) Phán quyết của The Hague là cuối cùng, song lại không ràng buộc và tùy thuộc vào ý thức của các quốc gia thành viên trong tuân thủ phán quyết của The Hague, chứ The Hague không có cơ chế chế tài bất kỳ nếu có sự bất tuân phán quyết. Trong vụ kiện Palmas nói trên, Hoa Kỳ và Hà Lan thậm chí ký thỏa thuận đồng ý đưa vụ việc cho The Hague xử lý và cam kết tuân thủ phán quyết của The Hague. Đối với vụ kiện của Philippines tại The Hague, ngay từ đầu Trung Quốc dù là quốc gia thành viên của The Hague đã ngạo mạn tuyên bố sẽ không dự các phiên xử nếu bị triệu tập (tức được “mời”) và sẽ phủ nhận giá trị phán quyết của The Hague nếu gây bất lợi cho Trung Quốc.
3) Mỗi vụ kiện kéo dài trong vài năm, nghĩa là Việt Nam phải chuẩn bị chấp nhận tình thế rằng trong thời gian dài The Hague đang thụ lý hồ sơ, nếu có sự manh động của Trung Quốc trong cải tạo, khai thác, chiếm đóng thêm các đảo khác tại Trường Sa, thì Việt Nam phải (a) vừa đương đầu ngoại giao với các manh động ấy, (b) vừa bị trói buộc bởi tư thế thành viên nghiêm túc của The Hague tức là phải chờ đợi sự phán quyết của The Hague, (c) vừa chuẩn bị nhiều hồ sơ khởi kiện mới đối với một hay những hòn đảo mới bị Trung Quốc lấn chiếm thêm, và (d) thậm chí vừa thực hiện lệnh tổng động viên toàn quốc và áp dụng thiết quân luật để chuẩn bị chiến tranh.
4) Mỗi vụ kiện kéo dài trong vài năm, và khi có phán quyết của The Hague nhưng Trung Quốc không tuân thủ thì Việt Nam phải làm gì hay làm những gì, phải chăng sẽ bắt đầu sử dụng lực lượng đã tổng động viên vào cuộc chiến tranh cục bộ đánh chiếm lại các đảo hay tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện tổng lực chống Trung Quốc với nguy cơ những con ngựa thành Troy đánh tập kích cùng lúc từ phía Tây để hỗ trợ Trung Quốc, và sẽ đánh trả ra sao nếu Trung Quốc sử dụng vũ khí nguyên tử tiêu diệt ngay Hà Nội, Đà Nẵng, và Thành phố Hồ Chí Minh?
5) Mỗi vụ kiện kéo dài trong vài năm, và khi có phán quyết của The Hague nhưng lại công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên toàn Biển Đông, Việt Nam với tư cách vừa là thành viên nghiêm túc của The Hague vừa là nguyên đơn khởi kiện tại The Hague tức mặc nhiên phải 100% tuân thủ phán quyết của The Hague, phải chăng sẽ chấp nhận mất biển, mất toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa, vì tòa án The Hague không phải là tòa án xã phường quận thành phố tỉnh quốc gia để có thể chống án xin phúc thẩm tái thẩm giám đốc thẩm.
6) Do khả năng có xác suất của mục số 5 nêu trên, liệu Việt Nam có sẽ tiến hành trưng cầu dân ý để dân quyết định việc kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan, để nếu phán quyết theo hướng của mục số 5 thì xem như toàn dân Việt Nam đã chấp nhận cùng chịu trách nhiệm dâng đảo dâng biển cho Trung Quốc và công nhận chủ quyền của Trung Quốc, chấm dứt việc chống Trung Quốc “xâm lược”?.
7) Vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc là một cơ hội bằng vàng do Việt Nam (a) yên tâm không đơn độc khi phải đương đầu với Trung Quốc về mặt công pháp quốc tế; (b) có thời gian chuẩn bị cho chính mình từ những tài liệu thu thập được từ khắp nơi trên thế giới; (c) kết luận phán quyết của The Hague trong vụ Philippines sẽ giúp Việt Nam có kinh nghiệm phải xử lý ra sao đối với những nội dung trùng lặp đã có kết quả như ý ,cũng như đối với các nội dung trùng lặp có kết quả không như ý, đồng thời dự liệu tốt hơn đối với những nội dung không trùng lặp với vụ kiện của Philippines; và (d) kết luận phán quyết của The Hague nếu tuyệt đối đáp ứng đúng các nội dung Philippines kiện Trung Quốc, dẫn đến các phản đối, bất tuân phán quyết của The Hague, hoặc manh động của Trung Quốc tại Biển Đông làm cộng đồng quốc tế có những phản ứng mạnh mẽ, hiệu quả, có thể sẽ làm Trung Quốc hoặc bị cô lập hoặc do Trung Quốc là một trong số 117 quốc gia thành viên của The Hague sẽ phải buộc lòng tuân thủ để từ đó trở nên “biết điều” hơn trong đàm phán đàng hoàng với Việt Nam trong giải quyết cụ thể từng trường hợp của từng hòn đảo một ở Biển Đông mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền khiến sự việc của “tiền lệ” Palmas của thế kỷ XX và “tiền lệ” Biển Đông của thế kỷ XXI mang cơ chế quyết định cho các tranh chấp lãnh thổ trên toàn thế giới, nhờ đó Việt Nam vừa bảo vệ được chủ quyền biển đảo quốc gia, tránh được những xung đột chiến tranh, vừa thực hiện đúng vai trò một thủ lính của khu vực đã biết khôn khéo đặt sự an nguy toàn cục song hành với ổn định phát triển kinh tế, vì an ninh khu vực và thế giới.
Tóm lại, 7 điểm nêu trên chứng minh Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính Phủ Việt Nam hoàn toàn đúng khi đã không vội vàng nhanh nhảu kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.
Sự cân nhắc, đắn đo, khôn ngoan, của “Việt Cộng” luôn nhằm vào chiến thắng triệt để, cuối cùng.
Võ Nguyên Giáp đã cho đẩy đại bác lên các đỉnh đồi Điện Biên Phủ, rồi lại lịnh cho tất cả các khẩu đại bác phải được đem trở xuống, trước khi ra lịnh đẩy chúng lên trở lại và từ đó cấp tập bắn chụm xuống khống chế, tiêu diệt đại quân Pháp, chiến thắng nước Đại Pháp, tiêu diệt chủ nghĩa thực dân Pháp trên toàn thế giới.
kéo pháo
Chính vì vậy mà “Việt Cộng” chỉ bằng một trận Điện Biên Phủ “đưa pháo vào, lại rút pháo ra, rồi đưa pháo vào, bắn” đã tiêu diệt ngay lập tức sự tồn tại hàng trăm năm của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Việt Nam.
Chính vì vậy mà “Việt Cộng” một khi đã dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho Chiến Dịch Hồ Chí Minh – vào năm 1975 chứ không phải trước đó – là đại thắng ngay sau một tuần, vĩnh viễn xóa tên Việt Nam Cộng Hòa trên bản đồ thế giới.
Đối đầu với một siêu cường nguyên tử mọi rợ điên dại lưu manh như Trung Quốc cùng đám lâu la của nó dù về quân sự hay tại chốn pháp đình trên bình diện quốc gia nào phải là việc hát karaoke chỉ cần cầm micro đơn giản nhấn nút kê mồm vào micro tại nghị trường hay trên vĩa hè hùng dũng kêu gào đòi đánh kẻ này kiện kẻ nọ là đã có thể giải quyết được, mà phải dùng trí lực, chí lực, tâm lực, thể lực, thế lực, tài lực, nhân lực, nội lực, ngoại lực, thời lực, và vũ lực, mà cả mười một thứ lực này đều phải là ở mức cao nhất – theo phong cách của cộng sản Việt Nam – vậy.
Võ Nguyên Giáp đã dùng “quyết chiến và toàn thắng” trong mệnh lệnh ban ra cho Chiến Dịch Hồ Chí Minh: “Thần Tốc, Thần Tốc Hơn Nữa, Táo Bạo, Táo Bạo Hơn Nữa, Tranh Thủ Từng Phút, Từng Giờ, Xốc Tới Mặt Trận, Giải Phóng Miền Nam, Quyết Chiến Và Toàn Thắng.” Võ Nguyên Giáp không dùng cụm từ cực kỳ quen thuộc của tất cả các lãnh đạo: “quyết chiến và quyết thắng” vì “quyết chiến và quyết thắng” là một khẩu hiệu mang tính động viên, kêu gọi, được dùng trong nhiều chục năm chỉ nói lên 2 thứ “lực” là chí lực và tâm lực. “Toàn thắng” là một mệnh lệnh mang tính kết quả dứt khoát, tuyệt đối, cuối cùng, nghĩa là sau khi đã có đầy đủ cả 11 thứ “lực”.
Việc kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan phải là một “toàn thắng” kiểu Võ Nguyên Giáp.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Tham khảo:
Đả Đảo Tập Cận Bình! (bài blog đăng ngày 01-12-2015 của Nghị sĩ Hoàng Hữu Phước)
Đả Đảo Bọn Giặc Trung Quốc! (bài blog đăng ngày 30-12-2015 của Nhà viết blog Hoàng Hữu Phước)
Chủ Nhiệm Trần Văn Hằng
In "Chính trị"
Phát biểu của Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước tại Quốc Hội ngày 07-11-2013 trong buổi thảo luận ở hội trường về “Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án…
In "Chính trị"
Biển Đông – Vì Sao Việt Nam Không Khởi Kiện
In "Chính trị"
Hoàng Hữu Phước, MIB
22-5-2016

No comments: