2016/05/02

CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở BIỂN MIỀN TRUNG, KHÔNG DỄ CÓ LỜI GIẢI


CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở BIỂN MIỀN TRUNG, KHÔNG DỄ CÓ LỜI GIẢI
Hiện tượng cá chết hàng loạt ở các bờ biển miền Trung vừa qua, rải rác suốt tháng 4, ước tính thiệt hại lên thiệt hại lên đến hàng chục tấn cá. Dư luận đều đổ dồn vào nghi can số 1 là  FORMUSA Hà Tĩnh và lên án chính quyền chậm chễ kết luận tội phạm cũng như ứng cứu ngư dân. Cuộc biểu tình nổ ra ngày 1/5 ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dù được cảnh báo là thế lực phản động đứng sau, nhưng rõ ràng rằng, một bộ phận không nhỏ người dân bức xúc với chính quyền khi chưa tìm ra được thủ phạm và xử lý đích đáng. Tuy nhiên, giải quyết việc này không chỉ có chính phủ Việt Nam bối rối và gặp khó khăn. Sự nóng vội và bức xúc của người dân với chính quyền có vẻ như nguyên nhân đến từ truyền thông yếu kém, gây kích động mạng xã hội dẫn đến các thế lực phản động đục nước béo cò.
HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT HÀNG LOẠT, KHÔNG CHỈ CÓ VIỆT NAM
Rất nhiều bài báo đang mô tả, hiện tượng cá chết hàng loạt diễn ra khắp thế giới riêng trong tháng 4 vừa qua đã đặt ra câu hỏi về hiện tượng này có phải do Elnino hay không. Bài báo”Hiện tượng cá chết hàng loạt năm 2016 sự trùng lặp ở nhiều nước cũng vào tháng 4” của báo Gia Đình mô tả khắp nơi như Trung Quốc, Chile, Colombia, Canada, Bolivia, Thái Lan mà nguyên nhân hiện tượng đều mới chỉ là lập luận mang tính ban đầu.
Bài báo tương tự khác còn cung cấp thêm, cũng trong tháng 4 này, người ta cũng tìm thấy xác của hàng ngàn con cá mũi kiếm chết dạt vào bờ biển Lopes Mendes của Brazil. Nhà chức trách địa phương nhận định, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một tội ác đối với môi trường: việc đánh bắt cạn cá của những kẻ hám lợi. Các nhà chức trách Indonesia cũng đang phải vật lộn đối phó với tình trạng hàng triệu con cá chết một cách bí ẩn trên sông Amaima thuộc vùng Mimika, Papua. Xem bàihttp://khoahoc.tv/cac-hien-tuong-ca-chet-hang-loat-khap-the-gioi-72283
Cũng trong bài báo trên, trước tháng 4 năm nay, hiện tượng cá chết hàng loạt cũng xảy ra khắp thế giới, trong đó có Taiping, Malaysia cũng tổn thất lớn do cá chết hàng loạt vào tháng 3 và được lý giải là do thời tiết quá nóng. Hồi tháng 2, các ngư dân ở Hong Kong, Trung Quốc đã phải hứng chịu "thảm họa chưa từng có", thiệt hại tới 100 triệu đô la Hong Kong trong một tháng, sau khi gần 36 tấn cá nuôi bị chết đồng loạt được giới chức địa phương xác định do sự bùng nổ của các loại tảo độc hại. Tương tự, cá chết hàng loạt tại một bến cảng gần bãi biển Redondo, bang California đang được chính quyền địa phương này lý giải là do thiếu ôxy vì khu vực này đang bị tảo xâm lấn.
Khác với các nước trên, hiện tượng cá chết ở Việt Nam lại xảy ra rải rác, bắt đầu từ 8/4 cho đến cuối tháng 4. Khi các chuyên gia Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, “Không có tác nhân do dịch bệnh, loại trừ do môi trường bởi những chỉ tiêu môi trường thông thường vẫn đảm bảo, không vượt ngưỡng...chỉ còn nguyên nhân là nhóm độc tố: Sinh học (Tảo độc) hay hóa học, các độc tố khác như kim loại nặng”. Có vẻ như lời giải đáp chưa thỏa mãn kết hợp với dư luận bị chính truyền thông Nhà nước “đầu độc” bằng cả loạt thông tin “khủng bố”, bịa đặt kiểu như cá chết 2 phút trong nước biển Vũng Áng, gia đình ăn cá nục bị ngộ độc, thợ lặn Vũng Áng mất tích... đẩy ngư dân đến chỗ “mất nghiệp”, người dân tẩy chay với sản phẩm thủy hải sản, đe dọa khủng hoảng toàn diện.
Nếu khách quan nhận xét, bỏ qua “ác cảm” định hình của dư luận với FORMUSA, thì theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng thủy văn hồi đầu năm nay, cường độ của đợt El Nino xảy ra ở Việt Nam sẽ đạt ngưỡng cao nhất vào tháng 3 và còn kéo dài đến giữa năm 2016. Biến đổi khí hậu sẽ khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có El Nino diễn biến ngày càng phức tạp và cũng có thể là một nguyên nhân gây cá chết.

Lý giải về nguồn nước bị nhiễm độc cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra với cá sông hồ, nơi có lượng nước thấp và độ ô nhiễm cao, ít khi gặp ở biển. Một giả thuyết khác cũng thường được nhắc đến là có thể có địa chấn, đứt gãy bề mặt đáy biển dẫn tới thay đổi nhiệt độ, xuất hiện khí độc hại khiến cá chết.
KẾT LUẬN NGUYÊN NHÂN HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT KHÔNG DỄ
Một bài báo phỏng vấn một chuyên gia (PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN, đã nghỉ hưu từ năm 2012) phán rằng, ông ta có thể chỉ mất 1 ngày để xác định nguyên nhân cá chếthttp://alobacsi.com/thoi-su/chi-can-1-ngay-la-tim-ra-nguyen-nhan-ca-chet-a20160427054744897c160.htm lập tức khiến giới báo chí và khoa học phản ứng. Nhà báo Lợi Mai Phan cho rằng, “Bác Tiến sĩ này xạo quá, 1 ngày với mẫu lấy trong mang cá chết và trong đường ống FMS thì làm sao kết luận được?! Phải gửi mẫu sang Nhật cho các chuyên gia hàng đầu phân tích với thời gian ít nhất.. 10 ngày may ra mới "hé lộ" chút gì..”. Đồng tình với nhà báo trên, fb Nguyễn Huy Cường cho rằng, bất cứ ai từng trải qua việc xét nghiệm bệnh phẩm, đều phải tiêu tốn thời gian nhất định, thất vọng về ông Tiến sỹ chém gió và nếu với tình trạng “tri thức” của nhà báo và nhà khoa học trên, dư luận không lĩnh đòn với họ mới là lạ.
                                                       
Một chuyên gia về môi trường từng tu nghiệp ở Viện Công nghệ Châu Á, cho rằng, phủ nhận khả năng gây hiện tượng cá chết do Formusa và ưu tiên các nguyên nhân theo thứ tự: 1. Khả năng tai biến địa chất ngầm dưới biển, 2. Tàu chở hóa chất bị tai nạn, tàu rất to, 3. Loài tảo hay sinh vật nào đó có khả năng sinh trưởng bùng nổ trong một chu kỳ ngắn, 4. Xả thải chất độc trên bờ. Trường hợp nguyên nhân do Formusa được ông này cho có thể chỉ là “cộng hưởng” với các nguyên nhân khác, không “đủ” khả năng gây ra hiện tượng cá chết trên diện rộng như vậy
Theo dõi các trao đổi về nguyên nhân cá chết từ các chuyên gia môi trườnghttps://www.facebook.com/nhat.dinh.98/posts/10205051153993419
Như vậy, không dễ sẽ có lời giải sớm, đúng như lãnh đạo Bộ Tài nguyên môi trường mới “tạm” khoanh vùng nguyên nhân như trên về mặt khoa học, không có dấu hiệu gì bao che hết. Việc công an Hà Tĩnh đã túm cổ được hai “chuyên gia phản động” Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn, nhận “lương” từ các tổ chức phản động vào kích động dân chúng biểu tình trái phép, làm truyền thông cho các tổ chức trên với mục đích chống chính quyền, cho thấy rõ, phản động đã và đang bị moi ra. Trách nhiệm còn lại là xử lý những “kền kền” báo chí và người biểu tình phải chăng đã thiếu kiếm chế, tỉnh táo, góp phần gây rối loạn xã hội!?

No comments: