2018/10/04

SỰ THẬT ĐẰNG SAU VỤ KHIẾU KIỆN TẠI DỰ ÁN TÂY NAM KIM GIANG

Loa Phường




Một số màn diễn ăn vạ với mục đích gây rối tại trụ sở cơ quan nhà nước


Những ngày qua, trên trang Facebook như “Gái Tân Triều” và kênh Youtube “Duong Pham” đã chia sẻ, đăng tải một số hình ảnh, clip được cho là của một số hộ dân thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, Hà Nội phản đối việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng (GPMB) xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I. Qua theo dõi các clip đăng trên hai trang trên có thể thấy một số hộ gia đình có diện tích bị thu hồi trong buổi cưỡng chế ngày 11/9/2018, đã ngăn cản, xúc phạm những cán bộ thực hiện cưỡng chế. Đáng chú ý, ngày 15/9/2018, các cá nhân trên đã kéo lên trụ sở UBND xã Tân Triều gây rối, với những lời nói không mấy “tốt đẹp” dành cho chính quyền các cấp và các cán bộ đang làm việc ở đây, họ cho rằng việc chính quyền làm là lợi ích nhóm, tham nhũng, "cướp đất", không tổ chức họp dân trước khi thực hiện cưỡng chế, và không dám đối chất với người dân… 
Qua tìm hiểu Loa Phường được biết từ những năm 2007 và 2012, chính quyền thành phố Hà Nội đã có chủ trương thu hồi 357.910 m2 đất thuộc địa bàn huyện Thanh Trì để phục vụ xây dựng quy hoạch khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I, và xây dựng quỹ nhà tái định cư, trong đó thành phố đã giao cho huyện Thanh Trì thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ người dân trong khu vực dự án thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư, ổn định cuộc sống. Ngay sau khi nhận chỉ đạo, các ban ngành của huyện Thanh Trì đều đã vào cuộc và thực hiện đầy đủ các thủ tục thống kê, thông báo, lên phương án để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Tháng 11/2013, UBND huyện Thanh Trì đã phê duyệt phương án bồi thường cho 309 hộ dân trong diện bị thu hồi đất. Trong đó để đảm bảo quyền lợi của số hộ dân trên chính quyền huyện Thanh Trì đã có văn bản số 52/TB-HĐBTHT&TĐC thông báo “Các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% tổng diện tích đất nông nghiệp được giao nhưng chưa được nhận hỗ trợ chuyển nghề nghiệp và tạo việc làm bằng đất ở dự án khác nếu có nguyện vọng được nhận hỗ trợ chuyển nghề nghiệp và tạo việc làm bằng đất ở đề nghị gửi bản Kê khai và cam kết theo mẫu (Tổ công tác đã gửi cho các hộ, trường hợp nào các hộ đã nhận kê khai thì liên hệ với Tổ công tác để được cung cấp” về UBND xã Tân Triều. Thời gian các hộ nộp bản kê khai và cam kết trước ngày 10/9/2013”. Trong số 309 hộ thuộc diện đền bù, đã có 73 hộ đã có đơn đề nghị được hỗ trợ và đào tạo nghề nghiệp bằng giao đất ở và đã được giao đất với diện tích 60m2 (đến nay chính quyền chưa bố trí giao đất được), còn có 82 hộ không phối hợp kê khai, không có đơn nên huyện Thanh Trì đã đền bù gấp 05 lần giá trị đất nông nghiệp theo đúng Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND TP Hà Nội, tuy nhiên số này không chấp nhận phương án đó cho đến nay, và họ đòi hỏi chính quyền phải “đền bù lại bằng chính sách hỗ trợ bằng đất ở”. Sau khi lắng nghe ý kiến của người dân, UBND huyện Thanh Trì cũng đã có công văn xin ý kiến UBND TPHà Nội về việc này và đã được trả lời điều này là trái với những quy định của Luật đất đai năm 2013, vì Luật quy định: “chỉ hỗ trợ chuyển đổi nghề và việc làm bằng tiền, không hỗ trợ chuyển đổi nghề và việc làm bằng đất ở”, vậy là các hộ này chỉ được nhận tiền đền bù theo đúng năm 2013 vì trong thời gian trước họ không phối hợp kê khai, làm đơn đề nghị chính quyền hỗ trợ vì lý do nào đó.
Hiện nay, khi dự án đô thị Tây Nam Kim Giang I đã được chính quyền phê duyệt, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng một số hạng mục thi công, trong đó có quần thể dự án dân cư đô thị cao cấp “The Manor Centrer Park” đang được triển khai thì từ một khu đất nông nghiệp chẳng mấy ai để ý đến thì nay nó đã trở thành “khu trung tâm, đất vàng” được săn đón, giá đất ở ven khu đã lên chênh cả tỷ đồng… Trước những thay đổi của giá trị đất, lòng tham của một số người dân trước đây không phối hợp với chính quyền thống kê, di dời, chưa nhận đền bù,… lại nổi lên, với họ, tiền đã chiến thắng và khiến họ bất chấp bị làng xóm phê bình vì họ vì lợi ích cá nhân mà làm cho làng xóm mất đi tình đoàn kết và sự yên bình vốn có. Nhiều người đặt câu hỏi: không biết họ có nghĩ được rằng cả một cộng đồng sẽ được hưởng lợi nhiều thế nào khi dự án hoàn thànhkhông mà họ lại chây ì ra như vậy?
Nguyên nhân để xảy ra tình trạng khiếu kiện như này xuất phát từ hai phía, về chính quyền do chưa thực hiện các biện pháp rào chắn chống lấn chiếm; do không quản lý việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, đất thu hồi;…những việc như này cần sự kiểm điểm nghiêm túc. Về phía người dân thì cần phải xác định rõ ràng rằng, chính quyền đã có chủ trương từ năm 2007, trải qua nhiều lần họp bàn thống nhất phương án đền bù, nhiều lần thống kê tài sản cho người dân, đó chính là đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân, trong thời gian các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ thì một số hộ đã không chấp hành, tỏ thái độ thì cần xem xét lại trách nhiệm của cá nhân, gia đình mình. Dự án xây dựng là phục vụ dân sinh nên sẽ đem lại quyền lợi cho tất cả mọi người… Những hành động trên mặc dù chỉ là thể hiện sự bức xúc của một vài hộ gia đình vì chưa đồng thuận với chủ trương của chính quyền, không đồng ý với phương án đền bù nhưng nếu không được giải quyết rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự tại địa bàn, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của pháp luật, cũng như ảnh hưởng trực tiếp sức mạnh của chính quyền cơ sở, nguy hiểm hơn nó sẽ thành cái cớ để bọn phản động xuyên tạc, vu cáo chính quyền, làm giảm niềm tin của nhân dân vào chủ trương chính sách pháp luật đền bù đất đất đai phát triển kinh tế của nhà nước ta.
Việc chính quyền thành phố Hà Nội và chính quyền địa phương tiến hành cưỡng chế là đúng pháp luật đồng thời ngăn chặn được các hành vi tái lấn chiếm, mua bán quyền sử dụng đất (dù đây là đất nhảy dù) của các hộ trên.

No comments: