2018/10/31

Tận dụng EVFTA để thành lập các tổ chức chống đối đội lốt "nghiệp đoàn độc lập"?

Loa Phường
Trong bài phỏng vấn về "Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Châu Âu và Vai trò của nghiệp đoàn độc lập" trên RFA tiếng Việt ngày 25/10/2018 phỏng vấn 3 đại diện đang ấp ủ “Nghiệp đoàn độc lập” là Nguyễn Quang A, Ca Dao và Trần Ngọc Thành sau cơn sốc của giới zân chủ Việt về việc EU đã vội vàng kết thúc quá trình đàm phán để thúc đẩy ký kết EVFTA trong bối cảnh các điều kiện tự do lập hội,công đoàn độc lập đều nằm trong lộ trình tương lai.
Kết quả hình ảnh cho Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Châu Âu
Trong cuộc phỏng vấn, ông Nguyễn Quang A cho rằng: "...vui mừng khi Châu Âu có sự đồng thuận về quan điểm (...) là Việt Nam phải tôn trọng tất cả các quyền của người lao động, thông qua 3 nguyên tắc cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cũng như Việt Nam nếu vi phạm nhân quyền trầm trọng thì EU có thể việc dẫn các thỏa ước đối tác và hợp tác để có những biện pháp chế tài, kể cả ngưng một phần hoặc ngưng toàn bộ Hiệp định EVFTA. (...) nói cách khác là EVFTA tạo ra khuôn khổ pháp lý để cho các tổ chức công đoàn ở Việt Nam hoạt động tích cực hơn...".
Trần Ngọc Thành, đại diện Phong trào Lao động Việt cho rằng: "...Tiến trình thúc đẩy thông qua Hiệp định EVFTA của EU đối với Việt Nam xảy ra trong giai đoạn có thể nói Đảng Cộng sản Việt Nam đàn áp giới đấu tranh trong nước rất khốc liệt, kể cả các nhà hoạt động trong nghiệp đoàn độc lập bằng những bản án tù tàn bạo. Do đó, có thể sau khi Hiệp định EVFTA được thông qua rồi, Đảng Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách lươn lẹo để thực hiện hiệp định này...".
Ca Dao, đại diện Lao động Việt cho rằng "... các nghiệp đoàn độc lập cần có sự chuẩn bị để một khi Hiệp định EVFTA được thông qua thì có thể chủ động phát triển và hoạt động tại Việt Nam".
RFA kết luận rằng: "...Đại diện của hai nghiệp đoàn độc lập Phong trào Lao động Việt và Lao động Việt cùng Tiến sĩ Nguyễn Quang A có cùng quan điểm là các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam cần có sự hỗ trợ và hợp tác chung đối với quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam...".
Có thể nói bài phỏng vấn của RFA thể hiện rõ thái độ “bỏ qua” trào lưu thất vọng và phản đối EU đã “bỏ rơi phong trào zân chủ” mà nhắm vào đại diện đang ấp ủ dự định thành lập “nghiệp đoàn độc lập” sẵn sàng chờ đợi TPP cho đến nay là EVFTA có hiệu lực thì cơ hội công khai lực lượng trong nước đang đội lốt “nghiệp đoàn” trở thành lực lượng chính trị gây dựng trong nước theo mô hình “công đoàn đoàn kết Ba Lan” để dần dần trở thành lực lượng chính trị đối trọng với Đảng CSVN và tranh giành quyền lực khi VN chấp nhận đa nguyên đa đảng. Không phải tự nhiên mà Nguyễn Quang A thành lập “Diễn đàn XHDS” với tham vọng biến tổ chức mình thành nơi quy tụ các “nghiệp đoàn” như “Văn đoàn độc lập”, “Hội báo chí độc lập”, … Còn Lao động Việt của Trần Ngọc Thành hay Ca Dao vốn là một nhưng do mâu thuẫn trong nội bộ dẫn đến xẻ đôi thành 2 đều đã tích cực gây dựng các “nghiệp đoàn” ngầm trong nước, chờ ngày “khai hoa nở nhụy” cả
Rõ ràng RFA đã động viên, an ủi đám zân chủ trong nước hay đi theo “lộ trình” mà EU đã phác họa trong EVFTA học theo mấy đại diện trên đang đi thay vì ủ rũ, thất vọng, bất lực, hậm hực với EU khi nhớ đến những lời an ủi, cam kết bảo trợ zân chủ của mấy ông bà Tây lông trong các cuộc “vấn an” đều đặn mỗi năm mấy kỳ kia.
Vụ việc ký kết EVFTA cho thấy, chính phủ VN đã nắm rõ thóp của EU và đám zân chủ cuội và trận địa mà họ đang giăng ra. Việc VN chấp nhận “lộ trình” thông qua các hiệp ước ILO kia thực chất là chờ VN đủ thực lực để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lợi dụng thành lập các “nghiệp đoàn” để mưu cầu bạo loạn,bạo động, biểu tình cách mạng đường phố cũng như qua đó lực lượng công an đã tìm đủ chứng cứ buộc tội tên cầm đầu và đám a dua, tay chân trong nước của mấy tổ chức Lao động Việt nhằm chờ thời cơ chín muồi thì úp sọt, cho đi chăn “nghiệp đoàn kiến” trong tù.

1 comment:

Amply hội thảo said...

hãy cảnh giác trước các tổ chức phản động