Viễn
Bộ Công an đã hoàn tất việc xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Theo quy trình xây dưng Luật, dự thảo được Bộ Công an gửi xin ý kiến một số cơ quan và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một ai đó đã scan bản dự thảo này tán phát lên mạng, khởi đầu cho một “phong trào phản đối” các nhà “dân chủ” và truyền thông lề trái giống như câu chuyện đã từng diễn ra trước khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng
Nổi bật trong đó là chuỗi hoạt động phản đối của Luật khoa Tạp chí và Hate Change, bắt đầu từ 19h ngày 10/10, và một số bài viết phản đối của cha con luật sư Trần Vũ Hải – Trần Đức Hoàng, bắt đầu được đăng từ ngày 11/10/2018. Sau đó các hãng truyền thông lề trái như BBC, RFA, các trang mạng của Việt tân nhảy vào viết bài phê phán, chỉ trích dự thảo Nghị định.
Điểm qua các bài viết của họ thấy tập trung nhất là họ vẫn chủ yếu xoáy sâu vào điểm các công ty cung cấp dịch vụ phải “lưu dữ liệu” và “cung cấp dữ liệu người dùng” cho các cơ quan chức năng Việt Nam trong một số trường hợp quy định.
Luận điệu của họ so với lần trước cũng chẳng có gì mới, chủ yếu đi vào mấy khía cạnh như với quy định như vậy thì Luật An ninh mạng và dự thảo Nghị định đã xam phạm quyền tự do riêng tư cá nhân, Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền; biến Bộ Công an thành Bộ siêu quyền lực có khả năng theo dõi, giám sát tất cả cuộc sống riêng tư của cá nhân, các giao dịch kinh tế tài chính của tổ chức, doanh nghiệp…
Tôi gọi những luận điệu trên là luận điệu của những con bò bởi nó không có gì mới mà chỉ là nhai lại mấy luận điệu trước đây.
Về vấn đề quy định yêu cầu các công tư cung cấp dịch vụ phải lưu dữ liệu và cung cấp dữ liệu Luật đã quy định rất rõ Bộ Công an chỉ có quyền đề nghị nhà mạng cung cấp những dữ liệu cá nhân liên quan đến phục vụ điều tra hình sự, xử lý vi phạm pháp luật. Trong các trường hợp khác, mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối và Bộ Công an không thể can thiệp. Nguyên tắc này khiến Bộ Công an không thể trở thành một “siêu quyền lực” có thể giám sát và tận dụng mọi thông tin, luận điệu xuyên tạc mà họ nêu ra cũng như không có chuyện vi phạm tự do riêng tư cá nhân ở đây.
Có thể họ biết rõ điều này, bởi điều này đã được quy định trong Luật và Nghị định, nhưng họ vẫn to tiếng phản đối bởi thực ra đây là điều mà các nhà “dân chủ”, truyền thông kề trái lo sợ khi chính họ là những người đang hàng giờ, hàng ngày lợi dụng Internet để tung lên mạng nhiều thông tin xấu, độc vi phạm pháp luật Việt Nam.
Họ biết nếu quy định này thành hiện thực thì chính họ là những người sẽ chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật.
Thế nên họ ngoác mồm lên nhai đi nhai lại như một con bò để phản đối. Còn với nhiều người dân Việt Nam khác, họ không phản đối bởi họ biết việc ban hành Luật và Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng là cần thiết nhằm đảm bảo cho một môi trường mạng trong sạch, thực sự hữu ích cho cộng đồng và đất nước.
No comments:
Post a Comment