Hoa đất
Phan Văn Lợi |
Ngày 18/11, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua với số phiếu tán thành khá cao (84%). Đây chính là tiếng nói mạnh mẽ nhất đập tan các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo của các thế lực thù địch thời gian qua. Nhiều cái tên vốn là những phần tử đội lốt tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước có vẻ “không hài lòng” khi luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành. Phan Văn Lợi là ví dụ điển hình cho nhận định trên.
Trước hết, cần phải nhắc lại tiểu sử của vị Linh mục này để mọi người thấy được bộ mặt đội lốt tôn giáo của Phan Văn Lợi. Y từng vào tù ra tội, kích động giáo dân, nhận tiền ngoại bang hỗ trợ dân oan gây rối an ninh, trật tự. Ngoài ra, Phan Văn Lợi còn móc nối với các đối tượng phản động khác hình thành Hội đồng liên tôn Việt Nam – một tổ chức phản động chuyên xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Cũng chính y là người làm trái với lời răn của Thiên chúa khi trực tiếp kêu gọi mọi người tẩy chay bầu cử.
Quay trở lại với các lập luận ấu trĩ của Phan Văn Lợi được đăng tải trên RFA, chúng ta có thể nhận thấy sự ngờ nghệch đến mức khó tin của hắn. Lý do y đưa ra để phản bác Luật tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là “ở các nước văn minh người ta không bao giờ ra luật tôn giáo cả”.
Một thực tế không thể phủ nhận rằng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền cá nhân không bao giờ và không thể tồn tại tách rời với cộng đồng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, mỗi cá nhân có các quyền tự do, nhưng nhất thiết không phải là những quyền tự do tuyệt đối. Nếu quyền tự do tôn giáo tuyệt đối, cộng đồng sẽ không tồn tại. Điều này giải thích vì sao Nhà nước phải quản lý tôn giáo. Điều này nhằm mục đích bảo đảm những lợi ích chung của tất cả các cá nhân thành viên. Chỉ đơn cử, sau khi ghi nhận các quyền cá nhân, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền tại Điều 29 đồng thời quy định rằng, các quyền cá nhân sẽ bị hạn chế nếu điều đó là cần thiết để đảm bảo lợi ích chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung xã hội. Như vậy có nghĩa là quyền của cộng đồng phải được đặt cao hơn các quyền tự do tôn giáo.
Cũng phải nhìn sang các quốc gia khác, ở Mỹ, Nga hay Trung Quốc đều có luật tôn giáo hoặc hình thành hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm quản lý hoạt động tôn giáo. Ở Mỹ có hệ thống luật Dân sự và hành chính quy định mối quan hệ phát sinh trong hoạt động tôn giáo trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhà nước là chủ thể quản lý chính. Như vậy, những lời mà Phan Văn Lợi đăng đàn trên RFA chỉ là sự ngây ngô của những tư tưởng cực đoan, chống phá mà thôi.
Lý do thứ hai mà Phan Văn Lợi đưa ra để phản đối luật Tín ngưỡng, tôn giáo khi hắn cho rằng “các luật lệ trong chế độ cộng sản này không để phục vụ nhân quyền mà chỉ để phục vụ cho sự cai trị của Đảng cộng sản”. Một điều dễ hiểu rằng, suy cho cùng quản lý xã hội cũng chỉ nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà thôi. Như vậy, ở Việt Nam luật pháp không nhất thiết chỉ bảo vệ lợi ích của những kẻ đội lốt thầy tu như Phan Văn Lợi, mà bản thân nó tự điều chỉnh các quan hệ xã hội và phục vụ cho chế độ XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Sự mu muội về kiến thức của Phan Văn Lợi không xứng đáng với cái mác linh mục mà y đang mang theo.
Suy cho cùng, để đánh giá về một vấn đề không thể dựa trên ý kiến chủ quan của một vài cá nhân, đặc biệt là những kẻ đội lốt tôn giáo khoác áo thầy tu như Phan Văn Lợi.
No comments:
Post a Comment