Khi Internet và điện thoại có chức năng kết nối 3G trở thành vật bất ly thân của mỗi người, những kẻ chống phá đất nước triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, không thành có, từ đó lôi kéo, hướng lái dư luận ngả theo quan điểm sai trái, lâu dần hình thành tư tưởng định kiến, chống phá đất nước, nhân dân.
Tục ngữ Việt Nam có câu “lộng giả thành chân” có nghĩa là bỡn quá hóa thật. Trong cuộc sống, nếu sự giả dối lặp lại thường ngày, không được cải chính sẽ khiến người ta tin là thật, gây nguy hại khôn lường.
Khi Internet và điện thoại có chức năng kết nối 3G trở thành vật bất ly thân của mỗi người, những kẻ chống phá đất nước triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, không thành có, từ đó lôi kéo, hướng lái dư luận ngả theo quan điểm sai trái, lâu dần hình thành tư tưởng định kiến, chống phá đất nước, nhân dân.
I - Động cơ của những bản phúc trình Chiêu trò của Freedom House
Giữa tháng 11-2016, Freedom House, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ công bố bản báo cáo thường niên (hay bản phúc trình) về tự do Internet (Freedom of the net) trên thế giới. Bản báo cáo này dài cả ngàn trang, nhận định tình hình tự do Internet năm 2016 là “khá bi quan”.
Freedom House liệt kê 5 quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó cho rằng Thái Lan và Việt Nam “không có tự do” về Internet, xếp Việt Nam hạng 76 trên tổng số 88 nước được thống kê.
Freedom House cho rằng, Việt Nam không có tự do Internet do quốc gia chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được cho là không chấp nhận sự chỉ trích hoặc chế giễu.
Một phiên họp của Freedom House - tổ chức thường niên có các phúc trình,
báo cáo sai lệch về tự do Internet, tự do ngôn luận ở Việt Nam
Báo cáo nói trong năm qua, có 15 blogger đang chịu án tù và có thêm 3 người khác bị kết án, 40 blogger và “nhà hoạt động nhân quyền” bị sử dụng vũ lực.
Freedom House quy chụp rằng: “Duy trì chính sách kiểm soát Internet, theo dõi, đánh sập các trang mạng xã hội, hạn chế thông tin và tiếp tục vi phạm quyền của người sử dụng mạng, bất chấp luật lệ, đàn áp bloggers bằng chiêu bài bảo vệ an ninh quốc gia... là tình trạng đã và đang xảy ra tại Việt Nam mà không có sự cải thiện đáng kể nào từ năm ngoái đến năm nay”.
Sau khi Freedom House đưa ra bản báo cáo, một số báo chí nước ngoài đã viện dẫn, lấy cớ phỏng vấn những “nhà dân chủ” đánh giá về bản báo cáo trên.
Người mà họ chọn để phỏng vấn, lấy ý kiến đều là những đối tượng vi phạm pháp luật, có những bài viết sai trái, chống phá trên mạng hoặc những cá nhân có thái độ, chính kiến trái với quan điểm, đường lối của Nhà nước ta.
Với nhóm đối tượng như vậy, dễ hiểu khi đăng cả chùm ý kiến của 3-5 người thì đều lên mặt tỏ ý tán đồng đánh giá của Freedom House, nói rằng nhận định của Freedom House là “khách quan, trung thực”, đồng thời ra sức lên án, chỉ trích Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Freedom House (tức “nhà tự do”) là tổ chức phi chính phủ, thành lập tháng 10-1941, trụ sở đặt ở Hoa Kỳ. Tổ chức này tự gán cho mình sứ mệnh “theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, khảo sát và nghiên cứu tình hình thực thi các quyền tự do chính trị và dân sự tại các quốc gia trên thế giới”.
Freedom House còn tự nhận là “một tiếng nói minh bạch cho dân chủ và tự do trên thế giới”! Ðể thể hiện sứ mệnh, hằng năm Freedom House đều công bố các văn bản gọi là phúc trình về tự do trên thế giới, báo cáo thường niên về tự do báo chí, tự do Internet.
Đáng nói, trong số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, Freedom House tự chọn bản danh sách theo ý mình để khảo sát. Rất nhiều lần, trong phúc trình về “tự do thế giới”, “tự do báo chí”, “tự do Internet”, Freedom House tiếp tục coi Việt Nam là quốc gia “không tự do” trong thực thi quyền tự do chính trị và dân sự.
Từ khi mới ra đời, Freedom House đã là cỗ máy tuyên truyền do cố Tổng thống Roosevelt lập ra để chuẩn bị tâm lý cho công chúng Mỹ đối với việc nước Mỹ tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Freedom House không bị giải thể mà tiếp tục được sử dụng để tiến hành các chiến dịch tuyên truyền, vận động cho Kế hoạch Marshall và tổ chức NATO, đồng thời tuyên truyền chống Chủ nghĩa cộng sản.
Có một sự thật là cho đến nay, hầu hết kinh phí hoạt động của Freedom House do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ nên nó trở thành một công cụ của những người đã chi tiền để hoạt động dưới vỏ bọc nghiên cứu, theo dõi, cổ súy cho tự do, dân chủ, nhân quyền... Bởi vậy, thông tin mà Freedom House đưa ra về tự do Internet bị áp đặt bới tư tưởng, ý đồ xấu.
Và những “người anh em” HRW, RSF...
Cái cách mà Freedom House làm cũng tương tự như Human Rights Watch (tổ chức theo dõi nhân quyền - HRW), đó là biến có thành không, không thành có, sử dụng chiêu trò giả dối để vu cáo. Giống như Freedom House, năm nào HRW cũng lặp lại luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp quyền tự do ngôn luận, lập hội, tự do báo chí, Internet.
Những nhân vật mà HRW đưa ra để viện dẫn cho cái gọi là “đàn áp nhân quyền” cũng lặp lại ở danh sách mà Freedom House sử dụng nếu như số “nhà dân chủ, nhân quyền” đó hoạt động chống phá bằng kênh truyền bá trên Internet. Cổ suý, đồng hành cùng Freedom House, HRW, có không ít trang mạng, tờ báo, tạp chí, đài phát thanh và những tổ chức báo chí như Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapa), Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières-RSF)...
Trong phúc trình, báo cáo thường niên, các tổ chức này đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do báo chí, Internet, trấn áp báo chí, trấn áp các blogger rồi cố tình xếp Việt Nam nằm trong danh sách nhóm nước có thứ hạng cực thấp về tự do báo chí, ngôn luận, Internet... HRW, Freedom House trích dẫn những trường hợp bị phạt tù, xử lý hình sự khi lợi dụng mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội.
Bản phúc trình “Chỉ số tự do báo chí” các năm 2013, 2014, 2015 của Tổ chức phóng viên không biên giới đều cho rằng, tự do báo chí, Internet ở Việt Nam “chưa có dấu hiệu được cải thiện”, người dân “không được tự do tiếp cận thông tin” và Việt Nam đã trở thành “nước cầm tù blogger và cư dân mạng lớn thứ hai thế giới”.
Tương tự chiêu bài như Freedom House, cùng với việc công bố phúc trình, RSF lợi dụng một số cơ quan truyền thông vốn thiếu thiện cảm với Việt Nam, thù địch với Việt Nam để có các cuộc trả lời phỏng vấn “làm sâu sắc hơn” phúc trình này.
Điển hình là Benjamin Ismail - Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RSF, trả lời phỏng vấn trên VOA tiếng Việt nói rằng, tình hình tự do báo chí tại Việt Nam “đang xuống dốc tệ hại” và dẫn chứng về 12 trường hợp blogger, 14 “nhà hoạt động Công giáo và Tin lành” bị xét xử (năm 2012) để vu cáo Nhà nước Việt Nam “gia tăng đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận”.
Benjamin Ismail còn ngang nhiên vu cáo “Ở Việt Nam không có chỗ cho bất kỳ sự chỉ trích nào đối với nhà cầm quyền, các chính sách của Nhà nước, hệ thống chính trị hay các quan chức nhà nước”.
Ra đời năm 1985 tại Pháp, ngay từ đầu, RSF tự cho mình quyền cổ xúy tự do báo chí, tự do ngôn luận kiểu phương Tây. RSF là cái tên nhẵn mặt hay lên tiếng bóp méo, xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Cách làm của họ cũng không giống ai, đó là dựa vào tố cáo hay bài viết của các đối tượng vi phạm luật pháp rồi xâu chuỗi, đưa vào danh sách lên án vi phạm tự do báo chí, Internet, ngôn luận.
Thực chất, RSF hoạt động không phải vì quyền lợi của các nhà báo, từng bị tố cáo ở nhiều nước. Tổ chức này còn bị cáo buộc đã nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỷ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarnosc hàng triệu USD, từ Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy) - tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Mỹ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ”.
Cũng chính bởi sự lệ thuộc tài chính như thế, RSF, Freedom House, HRW... đều có chung động cơ, mục đích hành động. Vì thế, đến hẹn lại lên, những bản báo cáo, phúc trình của họ đưa ra liệt kê hàng chục, hàng trăm quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để đánh giá “theo cách riêng”, từ đó phê phán, chỉ trích đến chính phủ các nước.
Với Việt Nam, chân tướng của những của RSF, Freedom House, HRW đã lộ dạng từ lâu, cũng chiêu bài, thủ đoạn đánh lận, gian dối và vu cáo như cũ dù xu thế ngày nay đã thay đổi nhiều. Ngay cả việc họ tự cho mình quyền tập hợp, tổng kết, điều tra rồi đưa ra bản báo cáo, phúc trình cũng cho thấy sự tuỳ tiện bởi không có cơ sở pháp lý nào và cũng không có cơ quan chức trách nào giao cho họ làm việc đó.
No comments:
Post a Comment