2016/11/24

Mặt trái của TPP

Lê Văn Lực


Nếu như WTO là tham vọng toàn cầu hóa của chủ nghĩa tư bản đã sớm bộc lộ nhiều nhược điểm bởi sự ngạo mạn của Mỹ khi cho rằng mình đủ tư cách xác lập quy tắc cuộc chơi trên quy mô nhân loại thì TPP là bước sửa chữa, bổ sung khiếm khuyết cho WTO với tham vọng "Dùng chính sách thương mại để điều chỉnh luật pháp & vô hiệu hóa vai trò chế độ chính trị" trong các nước thành viên. Vì thế, 10 năm phôi thai, nó luôn ẩn sau nhiều lớp che chắn hết sức bí mật. Thậm chí, sự bí mật đó còn được giữ kín cho mãi sau này. Chỉ 1 số ít, rất ít người được phép tiếp cận. Tại sao vậy, nếu nó thực sự tốt đẹp?

Nó không tốt vì các điểm sau đây:

1/ Rêu rao về việc xóa bỏ hàng rào thuế quan (VN được lợi) nhưng dựng lên hàng rào về SỞ HỮU NHÃN HIỆU HÀNG HÓA (thương quyền). Ví dụ: Thuốc Paracetamol có từ 25 - 40 thành phần dược chất, tùy hãng bào chế. Giá bán phụ thuộc vào việc nó có trả phí bản quyền (thương quyền) hay không. Ấn Độ là nước cung cấp 40% các loại thuốc cảm sốt thông thường, giá bán rẻ nhất - dù chất lượng chả hề thua thuốc Pháp, Thụy Sỹ, Thái Lan & Mỹ, vì nó chả trả 1 xu bản quyền cho ai. Tai sao không trả? Vì Ấn Độ cho rằng, nếu phải trả - thì chỉ trả bản quyền phát minh sáng chế chứ không trả cho kẻ đem thành quả lao động trí óc của người khác đi đăng ký bảo hộ thương quyền. Giá bán 1 viên Paracetamol Ấn Độ hiện nay là 2.000 đồng, nhưng khi vào TPP, con bệnh VN phải trả 75.000đ. Mỹ chỉ chiếm ~ 20% phát minh sáng chế (Sở hữu trí tuệ) nhưng chiếm đến 95% bản quyền thương mại. Thậm chí, khẩu AK cũng được Mỹ nhanh nhẩu đăng ký thương quyền ngay khi nó mới vừa xong khâu thử nghiệm năm 1943. Và hẳn nhiên, bất cứ nước nào trên thế gian này cũng mặc nhiên bị xem là sử dụng AK lậu nếu chưa trả phí thương quyền cho Mỹ. Thậm chí, nước mắm Phú Quốc cũng đã có bản quyền thương mại tại Mỹ. Về mấy vụ này thì giữ bí mật là phải rồi.

2/ Dịch vụ tài chính: Bất cứ định chế tài chính thành viên nào cũng được quyền tham gia thị trường tài chính trên lãnh thổ các thành viên khác mà không cần mở văn phòng giao dịch. Có nghĩa, nó không bị ràng buộc bởi quy định luật pháp ở những quốc gia mà nó làm ăn. Tức: Được TỰ DO LŨNG ĐOẠN TÀI CHÍNH.

3/ Xuất xứ hàng hóa: Sẽ được hưởng thuế suất 0% nếu chứng minh sản phẩm đó có xuất xứ từ 1 trong 12 thành viên TPP. Người ta ca ngợi về sự cất cánh của dệt may VN. Vâng. Tuyệt vời! Nếu như vải sợi kim chỉ.. đều có xuất xứ VN. Nhưng thực chất, hiện nay 95% mấy món đó đều có xuất xứ TQ. Nếu VN được hưởng thuế suất = 0% may ra chỉ có... bán dâm.

Người ta lại bảo: Thì ta phải tăng cường đầu tư, sản xuất. Ừ, phải rồi. Nhưng năng suất lao động quyết định thành tựu cạnh tranh. VN thua trắng về sức cạnh tranh năng suất lao động (hiện nay chỉ bằng 17% so với Malaysia). Sẽ ra sao khi hàng loạt doanh nghiệp TQ, Ấn Độ.. nhảy vào đầu tư để hưởng xuất xứ VN? Ta chả thu được gì sất, ngoài việc kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp nhưng hãy nhớ: Phải miễn tiền thuê đất 5 - 10 năm đầu, giảm theo lộ trình các năm tiếp theo, rồi ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.. còn VAT thì DN lại được hoàn thuế. Thực ra, VN chả được lợi lộc gì, chưa kể hàng loạt DN VN phá sản.

4/ Thủ tiêu vai trò nhà nước đối với doanh nghiệp: Các tranh chấp thương mại nội khối chỉ chịu sự phán xét, phân xử của tòa án TPP. Tòa án có quyền khởi kiện chính phủ các nước thành viên ra tòa. Vụ này siêu bí mật vì nó rất HAY. Đó là cơ chế bổ nhiệm thẩm phán tòa án TPP. Căn cứ vào kim ngạch thương mại mà các thành viên TPP có quyền bình đẳng trong việc bổ nhiệm thẩm phán. Ví dụ: Giả sử cứ mỗi 100 tỉ usd = 1 thẩm phán thì Mỹ sẽ có 8, Nhật có 2 còn các thành viên khác có từ 0,01 đến 0, 05 thẩm phán. VN sẽ được bình đẳng, các bạn ạ. Con tôm sú, cá basa, tôn lợp & đinh kẽm VN đã thấm thía về sự bình đẳng này rồi. Nay nó được nâng lên 1 tầm cao mới: Phạt vạ chính phủ vi phạm, tức: Phong tỏa tài sản quả quốc gia bị kiện để bảo đảm thi hành án. Thú vị hơn, tòa án TPP còn có quyền bắt các chính phủ phải đền bù cho những thiệt hại về tương lai của các doanh nghiệp.

5/ Công đoàn độc lập: Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP VÀO CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP. Nó có quyền song song tồn tại bên cạnh công đoàn do nhà nước VN thành lập, tự do cạnh tranh quyền tập họp công nhân bằng các chính sách bảo đảm quyền lợi cho họ. Có nghĩa, Đảng cộng sản VN chính thức mất vai trò với giai cấp công nhân nếu "cạnh tranh kém". Trong khi "cạnh tranh giỏi" có thể bị lôi đầu ra tòa án TPP. Vậy, cơ chế của "Công đoàn độc lập" sao? Bí mật. Tuyệt đối bí mật. Theo những gì lượm lặt từ các nguồn rò rỉ thì: Các công ty thành viên TPP có quyền đầu tư cho Công đoàn độc lập. Ví dụ: Cty X bỏ tiền ra nuôi công đoàn của Cty Z, công đoàn Z sẽ lãnh đạo công nhân để khiến ông chủ của Z phải phá sản nếu không tăng lương, giảm giờ làm. Sau đó, X mua lại Z theo giá ve chai.

Tóm lại: 

TPP là 1 sàn đấu mà trên đó, 12 võ sĩ - bất kể hạng lông, ruồi, siêu nhẹ, siêu ghẻ, nhẹ, nặng, siêu nặng.. đề được quyền đấu với nhau 1 cách bình đẳng. Thằng nào to béo nhất có quyền làm trọng tài. Võ sĩ có quyền tự ý rời sàn đấu bất cứ lúc nào sau khi được tòa án TPP cho phép (điều khoản này lại là bí mật). Chúng ta sẽ có xe Camry 2.0 với giá 400 triệu nếu năng suất lao động ngang người Nhật, Singgapore. Hàng triệu công nhân VN sẽ thoải mái biểu tình mà vẫn được hưởng lương kèm trợ cấp đặc biệt. Tòa án TPP có quyền bắt thủy điện Hố Hô đền bù 1 tỉ usd cho dân Hà Tĩnh, nếu cãi - chính phủ VN sẽ bị phong tỏa toàn bộ tài sản. Vui lắm.

No comments: