Việt Nam
Câu chuyện giới báo chí viết bài lố lăng, bất chấp sự thật để viết bài câu view câu like không phải là chuyện bây giờ mới diễn ra mà hiện tượng này đã diễn ra từ lâu nhưng dư luận vẫn bị dắt mũi mà không hề hay biết.
Ngày 18 tháng 11 vừa rồi trên mạng xuất hiện 1 clip với tựa đề: tàu Kiểm ngư Việt Nam đâm chìm tàu của ngư dân. Ngay sau khi clip xuất hiện đã làm dư luận mất phương hướng và chưa hiểu đúng sự thật, hơn thế nữa một số đối tượng đã bịa đặt chuyện ngư dân đến tận Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa để biểu tình phản đối.
Theo một số nguồn tin thì clip gán chiếc tàu đó cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam là do Nguyễn Ngọc Ngạn, một tên trùm chống cộng hiện đang sống ở hải ngoại đăng tải lên youtube. Được đà đó, facebook Chu Văn Thi đã lên giọng miệt thị và cho rằng đó là tàu kiểm ngư để vu oan giáng họa cho chính quyền.
Nguyên văn dòng trạng thái có giọng điệu miệt thị và cho rằng đó là tàu kiểm ngư Việt Nam |
Đáng buồn thay có một số người nhẹ dạ đã vội tin vào những lời xuyên tạc từ lũ "trĩ mồm", rồi nhắm mắt nhắm mũi share bài, chửi bới lực lượng kiểm ngư mà không thèm tìm hiểu sự tình ra sao mà chỉ vội vã kết luận, thể hiện sự am hiểu về chính trị một cách ngu ngơ.
Nhưng đen đủi thay cho chúng là chúng chỉ lừa bịp được những kẻ nhẹ dạ cả tin hoặc người nông nổi thiếu kiến thức, còn nếu là công dân nắm rõ các quy định của Nhà nước và pháp luật thì nhìn vào tàu là người ta có thể biết được của nước nào. Và đương nhiên Thông tư số 12/2014/TT-BNNPTNT đã quy định rõ về Biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, trang phục, mẫu thẻ kiểm ngư và sơn tàu, xuồng kiểm ngư như một cái tát thẳng vào mặt những kẻ xuyên tạc nhằm hạ bệ chính quyền bằng cái clip đó.
Sau đây tôi xin trích điều 14 của Thông tư số 12/2014/TT-BNNPTNT:
Điều 14. Tàu Kiểm ngư.
1. Màu sơn.
a) Mạn tàu từ đường mớn nước thiết kế trở lên và phần thượng tầng từ mặt boong trở lên: Sơn màu trắng;
b) Mặt boong, mặt nóc ca bin: Sơn màu xanh lá cây.
2. Tàu Kiểm ngư có dòng chữ in hoa “KIỂM NGƯ VIỆT NAM” sơn màu xanh đen ở phần mạn khô dọc thân tàu có chiều dài tối đa bằng 1/3 (một phần ba) chiều dài toàn bộ của tàu; chiều cao phù hợp với kích thước của tàu; dòng chữ in hoa tiếng Anh “VIETNAM FISHERIES RESOURCES SURVEILLANCE” sơn màu xanh đen, có chiều cao bằng 2/3 (hai phần ba) dòng chữ tiếng Việt và đặt cân đối chính giữa, phía dưới dòng chữ tiếng Việt.
3. Kiểm ngư hiệu: Được đặt ở mặt trước và phía trên hai bên thân ca bin tàu ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của Kiểm ngư hiệu được thiết kế phù hợp với kích thước của cabin.
4. Ký hiệu: Tàu Kiểm ngư có 02 (hai) vạch nhận biết màu vàng và đỏ liền nhau có độ rộng bằng nhau, kích thước phù hợp với kích thước tàu (vàng trước, đỏ sau tính từ mũi tàu), được sơn từ mép trên boong xuống đến đường nước thiết kế ở thân tại vị trí mũi tàu và song song với sống mũi tàu; khoảng cách từ sống mũi tàu đến vạch nhận biết bằng 1/6 (một phần sáu) độ dài thân tàu. Vạch vàng, đỏ, chữ số hai mạn đối xứng qua tâm tàu (chữ và số mạn trái theo chiều thuận).
5. Số hiệu:
a) Được sơn màu xanh đen ở các vị trí: Hai mạn (tại vị trí mũi), sau lái (tại vị trí chính giữa) và phía trên be mạn, có chiều cao phù hợp với kích thước tàu;
b) Số hiệu gồm 02 (hai) bộ phận: KN-số hiệu (số hiệu gồm ba chữ số).
6. Cờ hiệu: Cờ hiệu Kiểm ngư được treo ở phía mũi tàu.
7. Màu sơn, dấu hiệu nhận biết tàu Kiểm ngư theo quy định tại Mục 1, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Tuy đã có quy định về việc ký hiệu tàu Kiểm Ngư nhưng dưới bàn tay nhào nặn của truyền thông và những tên lều báo vô đạo đức nghề nghiệp nhà báo thì người dân mặc nhiên là Kiểm Ngư đâm vào tàu của người dân. Những người dân trên cả nước mù mờ về những sự thật ở miền trung đầy khó khăn thì sẽ không bao giờ hiểu được sự tranh chấp và đấu đá tranh giành đánh bắt cá ở đây. Một người bạn của tôi từng chia sẻ rằng độ liều lĩnh của ngư dân dọc từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh không cần phải bàn nhiều, việc tranh chấp vùng đánh bắt hải sản là việc như cơm bữa, thậm chí còn dùng mìn để xử đẹp nhau là chuyện không phải lạ. Đó cũng là đặc tính của người dân Việt, bảo sao hàng năm ngư dân chúng ta vẫn thường hay bị các nước bạn bắt vì đánh bắt tại vùng biển của họ, nhưng rồi báo chí vẫn viết rằng họ “dạt vào do bão”. Và lần này cũng chẳng phải ngoại lệ, truyền thông lại hùa vào và tiếp tục một lần nữa lên án các kiểu nhưng ít ai tìm hiểu đúng bản chất vấn đề khiến sự việc đi xa theo chiều hướng khác. Thực chất đây là “vùng cấm” đánh bắt khi bị kiểm tra những ngư dân này chống đối mới xảy ra va chạm. Sự việc sẽ không đi quá xa, và nó sẽ đơn giản như vụ va chạm giao thông ngoài đường thôi nếu không có sự góp gió của báo chí và đám mồm loe trên mạng.
Lại một lần nữa dư luận lại loạn lạc bởi những thông tin bịa đặt và sặc mùi chống phá, lại một lần nữa người dân lại lao đao trong vòng thông tin bòng bong. Sẽ không biết đến bao giờ đám lều báo mới có đạo đức nghề nghiệp và người dân mới thoát khỏi cái cảnh rối loạn thông tin như hiện nay?
No comments:
Post a Comment