2016/11/24

NHỮNG ĐIỀU BÍ MẬT HÉ LỘ TỪ CHIA RẼ SAU HẬU BẦU CỬ MỸ?

Anh hùng xa lộ


Sau những chiến dịch vận động tranh cử trên toàn quốc, vị trí lãnh đạo tối cao Nhà Trắng đã được xướng tên Donald Trump, ứng viên của đảng Cộng Hòa. Với 288 phiếu đại cử tri, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Đây sẽ là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của nước Mỹ. Bởi lẽ, sau khi trở thành Tổng thống, Donald Trump sẽ bắt đầu tiến hành hoàn thiện chương trình nghị sự, nghe các báo cáo chính sách và lựa chọn các thành viên chủ chốt của chính quyền sắp tới. Tuy nhiên, có thể nói đây là một trong các cuộc bầu cử tổng thống gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ và gây chia rẽ sâu sắc trong chính nội bộ quốc gia này.

Ngay sau khi Donal Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở thủ đô Washington và các thành phố lớn như: Los Angeles, Portland, New York. Thậm chí, người dân bang California, Texas đã tham gia chiến dịch “Calexit”, đòi tách các bang này ra khỏi Mỹ và trở thành quốc gia độc lập. Bởi lẽ, California cũng là bang ủng hộ đảng Dân chủ và ứng cử viên Hillary Clinton đã chiến thắng ở bang này. Tuy nhiên, việc tỷ phú Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã khiến nhiều người dân nơi đây bất mãn. Mặt khác, theo Hiến pháp liên bang Mỹ, các quốc gia không thể rời khỏi liên bang một cách đơn phương. Hiến pháp Mỹ chỉ có quy định cho phép sáp nhập thêm bang mới vào nước Mỹ chứ không có một điều luật nào cho phép một tiểu bang ly khai, độc lập. Vì vậy, khi mà đa số người dân bang California, Texas chọn việc tách khỏi Mỹ thì các tiểu bang này cũng sẽ không thể độc lập vì điều này trái với Hiến pháp. Điều đó đã chứng tỏ rằng công dân Mỹ không có tự do, dân chủ như những gì mà lãnh đạo nước này đã tuyên bố.
 
Người biểu tình tại bang Illinois,Chicago để phản đối tổng thống Donald Trump 
Cuộc bầu cử tổng thống vừa qua đã tạo ra những mâu thuẫn không chỉ ở trong lòng mỗi người dân nước Mỹ mà nó còn cho thấy các nhà lãnh đạo Mỹ luôn sẵn sàng trở mặt, làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích, phục vụ cho lợi ích của tầng lớp tư bản. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được rằng trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ tại Philadelphia, Tổng thống Obama đã kêu gọi cử tri Mỹ ủng hộ bà Hillary Clinton. Trong đó, Tổng thống Obama đã tuyên bố: “Năm nay trong cuộc bầu cử này, tôi xin quý vị hãy cùng tôi bác bỏ sự hoài nghi và sợ hãi và hãy vận dụng những gì tốt đẹp nhất trong chúng ta, hãy bầu cho Hillary Clinton làm tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ, và chứng minh cho thế giới rằng chúng ta vẫn tin vào những hứa hẹn của đất nước vĩ đại này. Và từ trước tới nay, không có một người nào, dù nam hay nữ, hội đủ các điều kiện để làm tổng thống hơn là bà Clinton, người từng phục vụ trong cương vị bộ trưởng ngoại giao”. Đồng thời, ông Obama cũng công khai chỉ trích ứng cử viên Donal Trump là một người hay có những những phát ngôn thô lỗ đối với phụ nữ; là người biết tạo ra nỗi sợ hãi để đảm bảo có được phiếu bầu và cho rằng ứng viên đảng Cộng hòa chính là “mối đe dọa cho giấc mơ Mỹ”. 
 
Ông Obama vận động tranh cử cho bà Hillary Clinton ở North Carolina
Tuy nhiên, ngay sau khi Donal Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ thì mọi chuyện lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Tổng thống Obama đã có nhiều hành động “đỡ đòn”, kêu gọi ngừng biểu tình, trợ giúp cho Donal Trump trong quá trình chuyển giao quyền lực tại Nhà trắng. Trong đó, ngày 20/11/2016, tại Hội nghị APEC diễn ra ở Peru, Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi thế giới không nên lo sợ những lời tuyên bố gây sốc của Donald Trump lúc tranh cử mà hãy để cho Donald Trump "một cơ hội". 

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù kết quả bầu cử tổng thống đã quá rõ ràng với chiến thắng thuộc về Trump. Tuy nhiên, hậu quả mà cuộc bầu cử này để lại là sự chia rẽ, mâu thuẫn trong chính người dân Mỹ. Có lẽ, thuật ngữ “dân chủ” mà các nhà lãnh đạo Mỹ hay tuyên bố với thế giới dường như không tồn tại ở chính quốc gia này.

No comments: